Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

câu hỏi và bài tập chương 7 kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.77 KB, 9 trang )

Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập

Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp
7.1. Lạm phát
CÂU HỎI
1. Lạm phát là gì? Hãy cho biết cách tính tỷ lệ lạm phát?
2. Hãy phân biệt các loại lạm phát.
3. Hãy giải thích các nguyên nhân gây ra lạm phát và minh họa bằng đồ thị.
4. Theo thuyết số lượng tiền, gia tăng lượng tiền có tác động gì?
5. Giải thích cách thức gia tăng mức giá ảnh hưởng đến giá trị thực của tiền như thế
nào?
6. Ở khía cạnh nào thì lạm phát giống như một khoản thuế? Suy nghĩ về lạm phát như
một khoản thuế giúp giải thích siêu lạm phát như thế nào?
7. Theo hiệu ứng Fisher, gia tăng tỷ lệ lạm phát ảnh hưởng đến lãi suất thực và lãi suất
danh nghĩa như thế nào?
8. Giải thích sự khác nhau giữa các biến số danh nghĩa và biến số thực và đưa hai ví dụ
cho mỗi loại. Theo nguyên lý tính trung lập của tiền, các biến số nào bị tác động bởi
thay đổi của lượng tiền?
9. Nếu lạm phát thấp hơn kỳ vọng, ai hưởng lợi – chủ nợ hay người đi vay? Giải thích.
10. Chi phí của lạm phát là gì? Chi phí nào trong những chi phí này bạn cho là quan trọng
đối với nền kinh tế Việt Nam?
BÀI TẬP
1.

Giả sử những thay đổi của các quy định ngân hàng giúp mở rộng khả năng sẵn
có của thẻ tín dụng để mọi người không cần nắm giữ nhiều tiền mặt.
a. Sự kiện này ảnh hưởng đến cầu tiền như thế nào?
b. Nếu Fed không phản ứng với sự kiện này thì mức giá sẽ như thế nào?
c. Nếu muốn giữ mức giá ổn định, Fed nên làm gì?

2.



Giả sử cung tiền năm nay là 500 tỷ USD, GDP danh nghĩa là 10 ngàn tỷ USD,
và GDP thực là 5 ngàn tỷ USD.
a. Mức giá là bao nhiêu? Vòng quay tiền là bao nhiêu?
b. Giả sử rằng vòng quay của tiền không đổi và sản lượng hàng hóa và dịch
vụ của nền kinh tế tăng 5% một năm. Chuyện gì sẽ xảy ra cho GDP danh

1


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập
nghĩa và mức giá năm tới nếu Ngân hàng trung ương giữ cung tiền không
đổi?
c. Ngân hàng trung ương nên xác định cung tiền cho năm tới là bao nhiêu nếu
muốn giữ mức giá ổn định?
d. Ngân hàng trung ương nên xác định cung tiền cho năm tới là bao nhiêu nếu
muốn mức lạm phát là 10%?
3.

Giả sử nếu tỷ lệ lạm phát của một quốc gia tăng mạnh. Chuyện gì xảy ra đối
với thuế lạm phát đánh vào người nắm giữ tiền? Tại sao của cải nắm giữ trong
các tài khoản tiết kiệm không phụ thuộc vào thay đổi của thuế lạm phát? Bạn
có thể nghĩ ra một cách nào đó mà người nắm giữ các tài khoản tiết kiệm bị
tổn thương do tỷ lệ lạm phát tăng không?

4.

Đôi khi người ta cho rằng Ngân hàng trung ương nên cố gắng đạt được tỷ lệ
lạm phát bằng 0. Nếu chúng ta giả định rằng vòng quay tiền là không đổi, mục
tiêu lạm phát bằng 0 này có yêu cầu tỷ lệ tăng trưởng tiền bằng 0 không? Nếu

có, giải thích tại sao. Nếu không, giải thích tỷ lệ tăng trưởng tiền nên là bao
nhiêu.

5.

Siêu lạm phát là cực kỳ hiếm ở những nước mà ngân hàng trung ương độc lập
với phần còn lại của chính phủ. Tại sao lại như thế?

6.

Nếu thuế suất là 40%, hãy tính lãi suất thực trước thuế và lãi suất thực sau thuế
cho từng trường hợp trong những trường hợp sau:
a. Lãi suất danh nghĩa là 10% và tỷ lệ lạm phát là 5%.
b. Lãi suất danh nghĩa là 6% và tỷ lệ lạm phát là 2%.
c. Lãi suất danh nghĩa là 4% và tỷ lệ lạm phát là 1%.

7.

Giả sử mọi người kỳ vọng lạm phát bằng 3%, nhưng thực tế mức giá tăng 5%.
Hãy mô tả tỷ lệ lạm phát cao ngoài dự kiến này sẽ giúp ích hay gây tổn thương
như thế nào đối với các đối tượng sau:
a. Chính phủ
b. Chủ nhà có khoản vay thế chấp với lãi suất cố định
c. Công nhân trong năm thứ hai của hợp đồng lao động
d. Trường đại học mà đã đầu tư một phần nguồn lực của mình vào trái phiếu
chính phủ

8.

Hãy nhớ lại rằng tiền có ba chức năng trong nền kinh tế. Các chức năng đó là

gì? Lạm phát ảnh hưởng đến khả năng tiền thực hiện từng chức năng này như
thế nào?
2


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập
9.

Hãy giải thích liệu những phát biểu dưới đây đúng, sai hay không chắc chắn.
a. “Lạm phát làm tổn thương người đi vay và giúp người cho vay vì người đi
vay phải trả lãi suất cao hơn”.
b. “Nếu giá cả thay đổi theo cách mà duy trì mức giá chung không đổi, thì
không ai giàu hơn hoặc nghèo đi”.
c. “Lạm phát không làm giảm sức mua của hầu hết công nhân”.
d. Hiện tượng giảm phát xảy ra khi tỷ lệ lạm phát năm nay nhỏ hơn tỷ lệ lạm
phát năm trước.

10.

Giả sử rằng một người đi vay và một người cho vay nhất trí với nhau về mức
lãi suất danh nghĩa phải trả đối với khoản tiền vay. Sau đó lạm phát bất ngờ
tăng lên cao hơn mức mà cả hai người ban đầu dự kiến.
a. Mức lãi suất thực tế của khoản tiền vay này là cao hơn hay thấp hơn so với
dự kiến?
b. Người cho vay được lợi hay bị thiệt do mức lạm phát cao không được dự
kiến trước này? Người đi vay được lợi hay bị thiệt?
TRẮC NGHIỆM
-

Câu 1-câu 36 (tr. 120 – tr. 128), Trần Mạnh Kiên (chủ biên) (2015), Tóm

tắt lý thuyết và bài tập Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM,
chương 7, tr. 111-134 (sách mới, tái bản lần thứ nhất).

7.2. Thất nghiệp
CÂU HỎI
1. Các nhà thống kê lao động chia dân số trưởng thành thành ba nhóm nào? Họ tính
lực lượng lao động, tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động như thế
nào?
2. Vì sao thất nghiệp tạm thời là không thể tránh khỏi? Chính phủ có thể làm gì để cắt
giảm thất nghiệp tạm thời?
3. Thất nghiệp cơ cấu là gì? Biện pháp nào mà Chính phủ có thể sử dụng để cắt giảm
thất nghiệp cơ cấu?
4. Có phải luật tiền lương tối thiểu là cách lý giải tốt hơn về thất nghiệp theo lý thuyết
Cổ điển trong giới thanh niên hoặc sinh viên mới tốt nghiệp không? Tại sao?
5. Công đoàn tác động như thế nào đến tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên?

3


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập
6. Dựa trên những luận cứ gì mà những người bênh vực công đoàn cho rằng công
đoàn có lợi cho nền kinh tế?
7. Hãy giải thích bốn cách mà doanh nghiệp có thể tăng lợi nhuận bằng cách trả lương
cho công nhân cao hơn mức cân bằng thị trường.
8. Hãy giải thích những chi phí và lợi ích của thất nghiệp đối với các cá nhân và xã
hội.
BÀI TẬP VẬN DỤNG
1. Hãy xem xét một nền kinh tế với hai thị trường lao động 1 và 2. Cả hai đều chưa
có tổ chức công đoàn. Bây giờ, giả sử công đoàn được thành lập trong thị
trường lao động 1.

a. Hãy chỉ ra ảnh hưởng của công đoàn trong thị trường có công đoàn. Hiểu
theo nghĩa nào thì lượng lao động có việc làm trong thị trường này không
phải ở mức hiệu quả?
b. Hãy chỉ ra ảnh hưởng của công đoàn trong thị trường không có công đoàn.
Điều gì sẽ xảy ra với mức lương cân bằng trong thị trường không có công
đoàn?
2. Bài tập 2, tr. 154, sách Vũ Kim Dũng & Nguyễn Văn Công (chủ biên) (2014),
Kinh tế học, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân (tái bản lần thứ 2, tập II),
Hà Nội, chương 17.
3. Cục Thống kê Lao động công bố vào tháng tư năm 2010, trong tất cả người
trưởng thành ở Hoa Kỳ, có 139.455.000 người có việc làm, 15.260.000 người
thất nghiệp và 82.614.000 người không trong lực lượng lao động. Sử dụng các
thông tin này để tính:
a. Số người trưởng thành
b. Lực lượng lao động
c. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
d. Tỷ lệ thất nghiệp
4. Các nhà kinh tế sử dụng dữ liệu thị trường lao động để đánh giá cách thức nền
kinh tế sử dụng nguồn lực quý giá nhất của nó – con người – như thế nào. Hai
chỉ số thống kê được quan sát cẩn thận đó là tỷ lệ thất nghiệp và tỷ số việc làm –
dân số. Giải thích điều gì sẽ xảy ra với từng chỉ số trong những kịch bản sau.
Theo bạn chỉ số thống kê nào có ý nghĩa hơn trong việc đo lường sức khỏe của
nền kinh tế?

4


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập
a. Một công ty sản xuất ô tô phá sản và sa thải công nhân, những người này lập
tức bắt đầu tìm việc mới.

b. Sau khi tìm việc không thành công, một số công nhân đã từ bỏ không tìm
việc nữa.
c. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học nhưng không thể tìm được việc.
d. Nhiều sinh viên tốt nghiệp đại học và ngay lập tức bắt đầu công việc mới.
e. Thị trường chứng khoán bùng nổ làm cho những người giàu mới quyết định
nghỉ hưu sớm ở tuổi 60.
f. Tiến bộ trong chăm sóc sức khỏe kéo dài tuổi thọ của nhiều người nghỉ hưu.
5. Sử dụng đồ thị của thị trường lao động, chỉ ra tác động của việc tăng lương tối
thiểu lên tiền lương trả cho người lao động, lên số cung lao động, lên số cầu lao
động và lên số lượng thất nghiệp.
6. Thất nghiệp cơ cấu đôi khi được cho là kết quả từ sự không ăn khớp giữa kỹ
năng công việc mà người sử dụng lao động cần và kỹ năng công việc mà người
lao động có. Để khảo sát ý tưởng này, chúng ta xem xét một nền kinh tế có 2
ngành công nghiệp: sản xuất ô tô và sản xuất máy bay.
a. Nếu công nhân trong 2 ngành công nghiệp này cần khối lượng huấn luyện
như nhau, và nếu công nhân khi mới bắt đầu đi làm có thể chọn ngành công
nghiệp để được huấn luyện, bạn dự kiến chuyện gì sẽ xảy ra với mức lương
trong 2 ngành công nghiệp này? Quá trình này kéo dài bao lâu? Hãy giải
thích.
b. Giả sử một ngày nền kinh tế mở cửa với thương mại quốc tế và kết quả là sẽ
bắt đầu nhập khẩu ô tô và xuất khẩu máy bay. Điều gì sẽ xảy ra với cầu lao
động trong hai ngành công nghiệp này?
c. Giả sử công nhân trong một ngành công nghiệp không thể huấn luyện lại
một cách nhanh chóng để làm việc trong ngành công nghiệp kia. Sự dịch
chuyển cầu này tác động đến mức lương cân bằng trong cả ngắn hạn và dài
hạn như thế nào?
d. Nếu vì lý do nào đó lương không thể điều chỉnh về mức cân bằng mới, điều
gì sẽ xảy ra?
7. Các nhà kinh tế (a) theo trường phái Keynes, (b) theo trường phái cổ điển giải
thích tình trạng thất nghiệp cao như thế nào?

8. Những sai lầm thường gặp: Tại sao những phát biểu sau lại sai? (a) Thất nghiệp
luôn luôn là một điều xấu. (b) Nếu như có thất nghiệp thì sẽ có áp lực làm giảm
5


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập
lương. (c) Thất nghiệp xuất hiện chỉ vì những người lao động tham lam đang
định giá họ quá cao so với mức lương công việc.
TRẮC NGHIỆM
-

Câu 37-câu 56 (tr. 128 – tr. 133), Trần Mạnh Kiên (chủ biên) (2015), Tóm tắt lý
thuyết và bài tập Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM, chương 7,
tr. 111-134 (sách mới, tái bản lần thứ nhất).

-

Câu 22, câu 24 (tr. 272, 273), Nguyễn Như Ý và cộng sự (2014), Tóm tắt – bài
tập – trắc nghiệm Kinh tế vĩ mô, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM, chương 8, tr.
266 – tr. 273.
Câu 22: Thất nghiệp tự nhiên của nền kinh tế là:
a. Tỷ lệ thất nghiệp ứng với thị trường lao động cân bằng
b. Thất nghiệp tạm thời (cọ xát) cộng thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp thực tế trừ thất nghiệp chu kỳ
d. Các câu trên đều đúng
Câu 24: Theo các nhà kinh tế học trường phái Keynes, loại thất nghiệp nào sau
đây có thể được giải quyết hữu hiệu nhờ chính sách kích cầu:
a. Thất nghiệp chu kỳ
b. Thất nghiệp cơ cấu
c. Thất nghiệp tạm thời (cọ xát)

d. Thất nghiệp theo mùa

7.3. Mối quan hệ giữa lạm phát và thất nghiệp
CÂU HỎI
1. Vẽ trên đồ thị sự đánh đổi dài hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. Giải thích những
đánh đổi ngắn hạn và dài hạn liên quan với nhau như thế nào.
2. Vẽ trên đồ thị sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp. NHTW có thể di
chuyển nền kinh tế từ một điểm sang điểm khác trên đường này như thế nào?
3. Giả sử hạn hán phá hoại mùa màng đẩy giá thực phẩm tăng lên. Biến cố này có tác
động gì lên sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp?
4. NHTW quyết định giảm lạm phát. Sử dụng đường Phillips minh họa tác động ngắn
hạn và dài hạn của chính sách này. Có thể cắt giảm chi phí ngắn hạn như thế nào?
BÀI TẬP
6


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập
Các bạn lưu ý cố gắng vẽ hình minh họa khi trả lời câu hỏi tự luận
1. Minh họa tác động của những diễn biến sau đây lên đường Phillips ngắn hạn và dài
hạn. Nêu rõ cơ sở kinh tế của câu trả lời của bạn:
a. Tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên tăng
b. Giá dầu nhập khẩu giảm
c. Chi tiêu của chính phủ tăng
d. Lạm phát kỳ vọng giảm
2. Giả sử tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên là 6%. Trên một đồ thị vẽ hai đường Phillips mô tả
bốn tình huống liệt kê ở đây. Ghi rõ điểm thể hiện vị trí của nền kinh tế trong mỗi
trường hợp.
a. Lạm phát thực tế là 5%, và lạm phát kỳ vọng là 3%.
b. Lạm phát thực tế là 3%, và lạm phát kỳ vọng là 5%.
c. Lạm phát thực tế là 5%, và lạm phát kỳ vọng là 5%.

d. Lạm phát thực tế là 3%, và lạm phát kỳ vọng là 3%.
3. Giả sử nền kinh tế đang ở trạng thái cân bằng dài hạn.
a. Vẽ đường Phillips ngắn hạn và dài hạn của nền kinh tế.
b. Giả sử một làn sóng kinh doanh bi quan xuất hiện làm giảm tổng cầu. Thể hiện
tác động của cú sốc này lên đồ thị trong phần (a). Nếu NHTW thực hiện chính
sách tiền tệ mở rộng, họ có thể đưa nền kinh tế trở về tỷ lệ lạm phát ban đầu và
tỷ lệ thất nghiệp ban đầu hay không?
c. Giả sử nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng dài hạn trở lại, lúc này giá dầu nhập
khẩu tăng lên. Thể hiện tác động của cú sốc này lên đồ thị mới giống như đồ thị
trong phần (a). Nếu NHTW thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, liệu họ có thể
đưa nền kinh tế trở về tỷ lệ lạm phát ban đầu và tỷ lệ thất nghiệp ban đầu hay
không? Nếu NHTW thực hiện chính sách tiền tệ thu hẹp, họ có thể đưa nền kinh
tế trở về tỷ lệ lạm phát ban đầu và tỷ lệ thất nghiệp ban đầu hay không? Giải
thích tại sao tình huống này khác với phần (b).
4. Giả sử xuất hiện đợt giảm chi tiêu tiêu dùng gây ra suy thoái.
a. Minh họa sự thay đổi tức thời này đối với nền kinh tế sử dụng sơ đồ tổng
cầu/tổng cung và sơ đồ đường Phillips. Trên cả hai đồ thị, gọi điểm cân bằng
dài hạn ban đầu là A và điểm cân bằng ngắn hạn theo sau là B. Điều gì xảy ra
với lạm phát và thất nghiệp trong ngắn hạn?

7


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập
b. Bây giờ hãy giả sử rằng thời gian trôi qua, lạm phát kỳ vọng thay đổi theo cùng
hướng với thay đổi của lạm phát thực tế. Điều gì xảy ra với vị trí của đường
Phillips ngắn hạn? Sau khi kết thúc suy thoái, nền kinh tế đứng trước kết hợp
lạm phát – thất nghiệp tốt hơn hay xấu hơn?
5. Tỷ lệ lạm phát là 10%, và ngân hàng trung ương đang xem xét làm chậm tốc độ
tăng trưởng tiền để giảm lạm phát xuống mức 5%. Nhà kinh tế Milton tin rằng kỳ

vọng lạm phát sẽ thay đổi nhanh chóng trước chính sách mới này, trong khi nhà
kinh tế James lại cho rằng kỳ vọng có sức ỳ rất lớn. Nhà kinh tế nào sẽ ủng hộ cho
đề xuất thay đổi chính sách tiền tệ trên? Tại sao?
6. Trước thực tế lạm phát không được ưa chuộng, tại sao các lãnh đạo dân cử không
luôn ủng hộ những nỗ lực cắt giảm lạm phát?
7. Giả sử NHTW tuyên bố sẽ theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm tỷ lệ lạm
phát. Những điều kiện nào sau đây sẽ làm cho suy thoái theo sau trở nên nghiêm
trọng hơn hay bớt nghiêm trọng hơn? Giải thích.
a. Hợp đồng tiền lương có thời hạn ngắn.
b. Người dân ít tin tưởng vào nỗ lực giảm lạm phát của NHTW.
c. Kỳ vọng lạm phát điều chỉnh nhanh chóng theo lạm phát thực tế.
8. Năm 2008 NHTW Mỹ đối mặt với tình hình tổng cầu giảm sút do khủng hoảng tài
chính và nhà ở gây ra, và tổng cung ngắn hạn cũng giảm do giá nguyên liệu tăng
cao.
a. Bắt đầu từ cân bằng dài hạn, minh họa tác động của hai thay đổi này sử dụng sơ đồ
tổng cầu/tổng cung và sơ đồ đường Phillips. Trên cả hai đồ thị, gọi điểm cân bằng dài
hạn ban đầu là A và điểm cân bằng ngắn hạn theo sau là B. Cho biết sản lượng, thất
nghiệp, mức giá và tỷ lệ lạm phát tăng hay giảm hay không rõ tác động của những
thay đổi trên lên các biến số này.
b. Giả sử NHTW phản ứng nhanh trước các cú sốc này và điều chỉnh chính sách tiền tệ
để giữ cho thất nghiệp và sản lượng luôn ở mức tự nhiên. Họ sẽ thực hiện hành động
gì? Nêu kết quả trên cùng đồ thị trong câu (a). Gọi điểm cân bằng mới là C.
c. Tại sao NHTW có thể chọn không theo đuổi hướng hành động như mô tả trong câu
(b).
TRẮC NGHIỆM

8


Chương 7: Lạm phát và thất nghiệp – Câu hỏi & bài tập

Câu 57-câu 60 (tr. 133 – tr. 134), Trần Mạnh Kiên (chủ biên) (2015), Tóm tắt lý thuyết
và bài tập Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Kinh tế TP.HCM, chương 7, tr. 111-134 (sách
mới, tái bản lần thứ nhất).

9



×