Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

Nghiên cứu điều kiện nuôi trồng và đánh giá hoạt tính sinh học của nấm cordyceps cicadae phân lập tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.48 MB, 79 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Dƣơng Nghĩa Bình

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH
GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM
Cordyceps cicadaePHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

Hà Nội - 2017

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Dƣơng Nghĩa Bình

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN NUÔI TRỒNG VÀ ĐÁNH
GIÁ HOẠT TÍNH SINH HỌC CỦA NẤM
Cordyceps cicadaePHÂN LẬP TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Sinh học thực nghiệm
Mã số: 60420114

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Lê Hồng Điệp


Hà Nội, 2017

2


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn thạc sĩ của mình, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
và sâu sắc nhất tới TS. Lê Hồng Điệp, Trƣởng bộ môn Sinh lý thực vật và Hoá sinh,
Khoa Sinh học, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên - ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn,
chỉ dạy cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo bộ môn Sinh lý thực vật
và Hoá sinh, Khoa Sinh học - Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên đã nhiệt tình chỉ
bảo, truyền đạt kiến thức, giúp đỡ cũng nhƣ tạo mọi điền kiện thuận lợi cho em
trong suốt quá trình học tập. Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Thầy thuốc nhân dân
TS.BS Nguyễn Đình Dũng - Giám đốc Bệnh viện Dệt May, tập thể cán bộ Khoa
Sinh hóa Bệnh viện Dệt May, NCS. Vũ Xuân Tạo - Trung tâm Nghiên cứu và
Chuyển giao Công nghệ Sinh học (CBRTT) và Phòng Genomic, Phòng thí nghiệm
Trọng điểm Công nghệ Enzym và Protein đã hỗ trợ em trong quá trình thực hiện
nghiên cứu.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè đã động viên,
khuyến khích em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 10 tháng 10 năm 2017

Dƣơng Nghĩa Bình

3


MỤC LỤC


MỞ ĐẦU .....................................................................................................................2
Chƣơng 1. TỔNG QUAN .........................................................................................13
1.1. Tổng quan về chi nấm ký sinh côn trùng Cordyceps .........................................13
1.1.1. Lịch sử phát hiện nấm Cordyceps ...............................................................13
1.1.2. Phân bố của nấm Cordyceps .......................................................................14
1.1.3. Đặc điểm sự xâm nhiễm của nấm ký sinh côn trùng ..................................14
1.1.4. Hoạt tính sinh học của nấm Cordyceps .......................................................16
1.2. Giới thiệu chung về nấm C. cicadae ..................................................................18
1.2.1. Đặc điểm sinh học và phân bố của nấm C. cicadae ....................................18
1.2.2. Thành phần hoạt chất chính trong nấm C. cicadae .....................................20
1.2.3. Hoạt tính sinh học của nấm C. cicadae .......................................................23
1.3. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấm Cordyceps .................................25
1.3.1. Tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấm Cordyceps trên thế giới ..................25
1.3.2. Tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấm Cordyceps tại Việt Nam .................27
Chƣơng 2. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ..........................................................31
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................................31
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu..................................................................................31
2.1.2. Hóa chất và thiết bị .....................................................................................31
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................34
2.2.1. Phân lập nấm C.cicadae ..............................................................................34
2.2.2. Phƣơng pháp định danh nấm .......................................................................34

4


2.2.2.1. Chuẩn bị dịch bào tử nấm ....................................................................34
2.2.2.2. Xác định hình thái nấm dƣới kính hiển vi............................................34
2.2.2.3. Định danh nấm bằng giải trình tự vùng ITS ........................................35
2.2.3. Xác định ảnh hƣởng của một số yếu tố trong quá trình nuôi trồng quả thể
nấm C.cicadae .......................................................................................................37

2.2.3.1. Ảnh hƣởng của một số yếu tố trong giai đoạn nhân giống ..................37
2.2.3.2. Ảnh hƣởng của một số yếu tố trong giai đoạn ƣơm sợi .......................38
2.2.3.3. Ảnh hƣởng của một số yếu tố tới sự hình thành và sinh trƣởng của quả
thể nấm C.cicadae .............................................................................................39
2.2.4. Xác định một số hoạt chất quan trọng trong quả thể nấm C.cicadae .........40
2.2.5. Nghiên cứu tác động của dịch chiết quả thể nấm lên chuột thí nghiệm .....40
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................42
3.1. Phân lập và định danh nấm C.cicadae ...............................................................42
3.1.1. Phân lập chủng nấm C.cicadae ...................................................................42
3.1.2. Định danh chủng Cordycepssp.bằng giải trình tự vùng ITS .......................43
3.2. Ảnh hƣởng của một số yếu tố trong nuôi trồng quả thể nấm C.cicadae BG01 .45
3.2.1. Ảnh hƣởng của một số yếu tố trong giai đoạn nhân giống .........................45
3.2.1.1. Ảnh hƣởng của nhiệt độ lên sự sinh trƣởng của hệ sợi nấm ................45
3.2.1.2. Ảnh hƣởng của chế độ lắc trong tạo giống dịch thể ............................46
3.2.2. Ảnh hƣởng của một số yếu tố trong giai đoạn ƣơm sợi ..............................47
3.2.2.1. Ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng lên sự sinh trƣởng hệ sợi nấm
...........................................................................................................................47
3.2.2.2. Ảnh hƣởng của nồng độ bào tử dịch giống lên sự sinh trƣởng hệ sợi
nấm ....................................................................................................................48

5


3.2.2.3. Ảnh hƣởng của lƣợng giống cấy lên sự sinh trƣởng hệ sợi nấm .........49
3.2.3. Ảnh hƣởng của một số yếu tố tới sự hình thành và sinh trƣởng của quả thể
nấm ........................................................................................................................51
3.2.3.1. Ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng môi trƣờng tới sự hình thành
và sinh trƣởng của quả thể nấm ........................................................................51
3.2.3.2. Ảnh hƣởng của nhiệt độ tới sự hình thành và sinh trƣởng của quả thể
nấm ....................................................................................................................52

3.2.3.3. Ảnh hƣởng của độ ẩm tới sự hình thành và sinh trƣởng của quả thể
nấm ....................................................................................................................54
3.2.3.4. Ảnh hƣởng của cƣờng độ chiếu sáng tới sự hình thành và sinh trƣởng
của quả thể nấm .................................................................................................55
3.3. Hàm lƣợng một số hoạt chất quan trọng trong quả thể nấm ..............................57
3.4. Ảnh hƣởng của dịch chiết quả thể nấm lên chuột nhắt trắng Swiss ..................59
3.4.1. Ảnh hƣởng của dịch chiết quả thể nấm lên sức sống và sự tăng trọng của
chuột ......................................................................................................................59
3.4.2. Ảnh hƣởng của dịch chiết quả thể nấm lên thể lực của chuột ....................61
3.4.4. Kết quả giải phẫu chuột nhắt trắng Swiss sau 4 tuần thí nghiệm ...............62
3.4.5. Ảnh hƣởng của dịch chiết quả thể nấm lên các chỉ số sinh hóa máu chuột 63
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................66
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................67
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .69

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
C. cicadae

: Cordyceps cicadae

C. jiangxiensis

: Cordyceps jiangxiensis

C. militaris

: Cordyceps militaris


C. nutans

: Cordycepsnutans

C. sinensis

: Cordyceps sinensis

C. oxycephala

: Cordyceps oxycephala

C. takaomontana

: Cordyceps takaomontana

GOT

: Enzyme glutamic oxaloacetic transaminase

GPT

: Enzyme glutamate-pyruvate transaminase

ITS

: Internal transcribed spacer

ISP-1


: Myriocin

HEA

: N6- (2-hydroxyethyl) adenosine

HCT

: Hematocrit

HGB

: Hemoglobin

HPLC

: High performance liquid chromatography
(sắc ký lỏng hiệu năng cao)

PDA

: Potato dextrose agar

PDB

: Potato dextrose broth

PLT


: Tiểu cầu

RBC

: Hồng cầu

WBC

: Bạch cầu

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.Các hóa chất chính dùng cho nghiên cứu

21

Bảng 2.2. Các thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

23

Bảng 3.1. Một số chỉ số sinh hóa máu của chuột thí nghiệm

54

Bảng 3.2. Một số chỉ số sinh hóa gan và thận của chuột thí nghiệm

54


8


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Nấm C. sinensis tự nhiên tại Tây Tạng - Trung Quốc

3

Hình 1.2. Nấm C. cicadae

9

Hình 1.3. Nấm C. militaris nuôi trồng nhân tạo tại Trung Quốc

17

Hình 1.4. Nấm C. militaris hình thành và phát triển quả thể trong nuôi trồng

18

nhân tạo tại Việt Nam
Hình 1.5. Nấm C. nutans và Isaria tenuipes nuôi cấy tại Viện Khoa học Lâm

20

nghiệp Việt Nam
Hình 3.1. Hình thái của chủng nấm nghiên cứu

32


Hình 3.2. Phân loại chủng nấm C.cicadae BG01

34

Hình 3.3. Sinh trƣởng của hệ sợi nấm C. cicadaeBG01 ở các điều kiện nhiệt

36

độ
Hình 3.4. Nồng độ bào tử nấm C. cicadaeBG01 ở ở các chế độ lắc

37

Hình 3.5. Thời gian hệ sợi nấm C. cicadaeBG01 lan kín trên các môi trƣờng

38

Hình 3.6. Thời gian hệ sợi nấm C. cicadaeBG01 lan kín môi trƣờng với các

39

lƣợng giống cấy khác nhau
Hình 3.7. Thời gian hệ sợi nấm C. cicadaeBG01 lan kín môi trƣờng với các

40

nồng độ bào tử dịch giống cấy khác nhau
Hình 3.8. Sự ảnh hƣởng của thành phần dinh dƣỡng môi trƣờng lên sự hình

42


thành và phát triển quả thể nấm C. cicadae BG01
Hình 3.9. Sự ảnh hƣởng nhiệt độ lên sự hình thành và phát triển quả thể nấm 43
C. cicadaeBG01
Hình 3.10. Sự ảnh hƣởng độ ẩm lên sự hình thành và phát triển quả thể nấm 45
C. cicadaeBG01
Hình 3.11. Sự ảnh hƣởng cƣờng độ chiếu sáng lên sự hình thành và phát triển 46

9


quả thể nấm C. cicadaeBG01
Hình 3.12. Quả thể nấm C. cicadaeBG01 hình thành và phát triển ở điều kiện 47
thích hợp
Hình 3.13. Hàm lƣợng adenosine và cordycepin trong quả thể nấm C. cicadae 48
BG01và cơ chất sau 50 ngày nuôi trồng
Hình 3.14. Ảnh hƣởng của thời gian thu hoạch tới hàm lƣợng adenosine và 48
cordycepin trong quả thể nấm C. cicadaeBG01
Hình 3.15. Sức sống của chuột sau 4 tuần thí nghiệm

50

Hình 3.16. Chuột ở các lô thí nghiệm

50

Hình 3.17. Sự tăng trọng của chuột sau 4 tuần thí nghiệm

51


Hình 3.18. Thời gian bơi của chuột sau 4 tuần thínghiệm

52

Hình 3.19. Hình ảnh giải phẫu chuột ở các nhóm thí nghiệm

53

10


MỞ ĐẦU
Nấm ký sinh côn trùng - Entomology pathogenic fungi (EPF) không chỉ là
một nhóm nấm có tính đa dạng sinh học cao, nguồn lợi tài nguyên quý giá mà còn
có vai trò rất quan trọng trong phòng trừ sinh học sâu hại cây trồng và đƣợc quan
tâm đến nhƣ một loại thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe con ngƣời. Nấm ký
sinh côn trùng có đặc tính sinh học lý thú, trong tự nhiên vào mùa đông loài nấm
này bắt đầu ký sinh vào vật chủ, hệ sợi của chúng phát triển mạnh, xâm nhiễm vào
các mô của vật chủ, sử dụng hết các chất dinh dƣỡng và làm chết vật chủ. Đến giai
đoạn nhất định, thƣờng là vào mùa hè, quả thể mọc ra khỏi vật chủ, tiêu biểu là chi
nấm Cordyceps. Chi nàycó hơn 450 loài khác nhau, phân bố trên toàn thế giới, đặc
biệt ở những vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới nhƣ Đông Nam Á và Đông Á. Nhiều
loài trong chi nấm Cordyceps bao gồm Cordyceps sinensis, Cordyceps militaris,
Cordyceps cicadae…có các hợp chất có hoạt tính sinh học quý.
Nấm C. cicadae đã đƣợc sử dụng trong y học Trung Quốc hơn 1500 năm
qua, lâu hơn so với C. sinensis. Nấm C. cicadae đƣợc coi nhƣ một nguồn dƣợc liệu
thay thế cho nấm C. sinensis. Nấm C. cicadae có rất nhiều tác dụng đã đƣợc chứng
minh nhƣ: điều trị co giật ở trẻ em, kháng khối u, giảm đau và an thần, cải thiện
chức năng thận, chống mệt mỏi, điều hòa miễn dịch, …. Loài nấm nàyphân bố ở
nhiều khu vực trên thế giới vì điều kiện sống của nó đƣợc xem nhƣ ít nghiêm ngặt

hơn so vớiC. sinensis. Nấm C. cicadae đã đƣợc ghi nhận phân bố nhiều tại Trung
Quốc, ngoài ra còn ở Nam Á, Châu Âu, Bắc Mỹ và đảoJeju ở Hàn Quốc.
Tại Việt Nam, 5 năm trở lại đây việc nghiên cứu và nuôi trồng nấm
Cordyceps phát triển rất mạnh. Tuy nhiên loài nấm đƣợc nuôi trồng là loài C.
militaris và chủ yếu các chủng đang đƣợc sản xuất đều đƣợc nhập từ nƣớc ngoài.
Chƣa ghi nhận nghiên cứu chính thức nào về nghiên cứu điều kiện nuôi trồng và
đánh giá tiềm năng ứng dụng trong y dƣợc của loài C. cicadae đƣợc phân lập từ tự
nhiên Việt Nam. Gần đây, nhóm nghiên cứu đã tìm đƣợc một chủng nấm ký sinh ở
vùng rừng núi huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang. Phân tích hình thái sơ bộ cho thấy

11


đây có thể là chủng nấm thuộc loài C. cicadae. Việc định danh chính xác mẫu vật
này, khảo nghiệm khả năng nuôi trồng nhân tạo, đánh giá hàm lƣợng dƣợc chất và
hoạt tính sinh học của mẫu nấm là việc làm cần thiết để đánh giá, khai thác nguồn
gen quý của nƣớc ta. Từ những cơ sở lý luận về khoa học và thực tiễn nói trên,
chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu điều kiện nuôi trồng và đánh giá hoạt
tính sinh học của nấm Cordyceps cicadae phân lập tại Việt Nam” với những nội
dung chính nhƣ sau:
- Phân lập định danh nấm C.cicadae dùng cho nghiên cứu từ mẫu nấm thu thập từ
tự nhiên dựa trên đặc điểm hình thái và trình tự vùng ITS của rDNA
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của một số yếu tố trong quá trình nuôi trồng quả thể nấm
C.cicadae trên môi trƣờng nhân tạo
- Phân tích một số thành phần hóa học quan trọng trong quả thể nấm C.cicadae
- Đánh giá ảnh hƣởng của dịch chiết quả thể nấm lên chuột nhắt trắng Swiss thông
qua các chỉ tiêu sức sống, tăng trọng, thể lực và sinh hóa máu.

12



Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về chi nấm ký sinh côn trùng Cordyceps
1.1.1. Lịch sử phát hiện nấm Cordyceps
Tên Cordyceps đƣợc lấy từ tên Latin, những hiểu biết đầu tiên và phổ biến
hiện nay về Cordyceps là về C. sinensis, hay còn đƣợc gọi là Đông trùng hạ thảo
[84].

Hình 1.1. Nấm C. sinensis tự nhiên tại Tây Tạng - Trung Quốc [31]
Những câu truyện mang tính thần thoại và truyền thuyết liên quan đến loài
nấm này đƣợc lƣu truyền trong nhiều thiên niên kỷ. Hiện nay, các ghi nhận về thời
gian phát hiện đầu tiên loài nấm này chƣa đƣợc thống nhất. Theo Das (2009) thì
nấm Cordyceps đƣợc biết đến từ những năm 2000 trƣớc công nguyên [62]. Nhƣng
theo Holliday và cộng sự (2004) tổng hợp từ nhiều nguồn tài liệu ghi nhận đầu tiên
về nấm Cordyceps đƣợc thực hiện tại Trung Quốc vào năm 620 sau công nguyên.
Tiếp sau đó có nhiều công trình đƣợc xuất bản với nội dung về loài nấm Cordyceps
của các học giả xứ Tây Tạng từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, trong đó có công trình đầu
tiên đƣợc cho là có cơ sở khoa học tin cậy nhất mô tả về nấm Cordyceps của WuYiluo năm 1757, trong cuốn sách Dƣợc điển, dƣới triều Đại Thanh. Theo sau các
học giả xứ Tây Tạng, việc phát hiện ra giá trị của nấm Cordyceps thuộc về những

13


ngƣời chăn bò trên núi Hymalaya ở Tây Tạng cũ và Nepal, họ thấy rằng những chú
bò gặm cỏ ăn phải cây nấm này vào mùa xuân đã trở nên cuồng nhiệt, bò đực luôn
tìm và theo sát bò cái.Loài nấm C. sinensis đƣợc ghi nhận lần đầu tiên trong văn
hóa y học cổ truyền của Trung Quốc là trong bản “Trích yếu về y dƣợc” của Wang
Ang vào năm 1694. Năm 1757, C. sinensis có tên “Bei Cao Cong Xin” đƣợc đặt bởi
Yiluo Wu. Năm 1765, Xueming Zhao gọi là “Ben Cao Gang Mu Shi Yi” [90]. Hiện
nay, rất nhiều loài Cordyceps mới đã đƣợc phát hiện và nghiên cứu, kết quả nghiên

cứu cho thấy các loài này sở hữu các hoạt tính dƣợc học không thua kém gì so với
C. sinensis.
1.1.2. Phân bố của nấm Cordyceps
Nấm Cordyceps thƣờngđƣợcphát hiện vào mùa hè ở một số cao nguyên có độ
cao từ 3500 m đến 5000 m so với mặt biển, đó là các vùng Tây Tạng, Tứ Xuyên,
Cam Túc, Vân Nam... Đây chính là nguồn nấm Cordyceps tự nhiên. Ngoài ra còn
phát hiện tại các vùng núi cao thuộc Ấn Độ, Nepal, Bhutan. Hiện nay, khoảng hơn
400 loài đã đƣợc tìm thấy, trong đó có khoảng 90 loài đƣợc phát hiện ở Trung Quốc
[89].
Tại Việt Nam, nấm Cordyceps cũng đã đƣợc phát hiện tại nhiều địa điểm khác
nhau. Năm 2009, Phạm Quang Thu và cộng sự đã phát hiện 3 chủng là C. nutans
Pat, tại khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử - Sơn Động - Bắc Giang [11], C. gunni
Berk, tại vƣờn Quốc gia Tam Đảo tỉnh Vĩnh Phúc [9], C. militaris Link, tại vƣờn
Quốcgia Hoàng Liên tỉnh Lào Cai [8]. Năm 2010, Phạm Thị Thùy phát hiện đƣợc 2
loài là C. nutans ở Vƣờn quốc gia Cúc Phƣơng (Ninh Bình) và C. militaris ở Vũ
Quang (Hà Tĩnh) [13].
1.1.3. Đặc điểm sự xâm nhiễm của nấm ký sinh côn trùng
Nấm ký sinh côn trùng có thể xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng qua con
đƣờng hô hấp, tiêu hóa hoặc qua cơ quan sinh dục, nhƣng phần lớn là qua lớp vỏ
cuticun của chúng. Bản chất là hiện tƣợng bào tử nấm ký sinh vào ấu trùng hoặc
nhộng của bọ cánh phấn, côn trùng. Tức là phải có sự tiếp xúc của bào tử nấm và

14


bề mặt cơ thể vật chủ. Bào tử nấm bám vào bề mặt cơ thể vật chủ, khi đủ điều
kiện ẩm độ bào tử mọc mầm và xâm nhiễm vào bên trong cơ thể côn trùng qua
lớp cuticun.Quá trình xâm nhiễm vào cơ thể côn trùng bao gồm 3 giai đoạn chính:
 Giai đoạn 1: Giai đoạn xâm nhập
Tính từ khi bào tử nấm mọc mầm đến lúc hoàn thành việc xâm nhập vào trong

xoang cơ thể côn trùng. Bào tử nấm sau khi mọc mầm phát sinh mầm bệnh, nó giải
phóng các enzym ngoại bào tƣơng ứng với các thành phần chính của lớp vỏ cuticun
của côn trùng để phân hủy lớp vỏ này nhƣ protease, chitinase, lipase,
aminopeptidase,

carboxypeptidase

A,

esterase,

N-axetylglucosaminidase,

cenlulase… Các enzyme này đƣợc tạo ra một cách nhanh chóng, liên tục và với
mức độ khác nhau giữa các loài và thậm chí ngay trong một loài.Enzym protease và
chitinase hình thành trên cơ thể côn trùng, tham gia phân hủy lớp da côn trùng
(cuticun) và lớp biểu bì (thành phần chính là protein). Lipase, cenlulase và các
enzyme khác cũng là những enzym có vai trò quan trọng, nhƣng quan trọng hơn
nhất là enzym phân hủy protein (protease) và enzym phân huỷ kitin (chitinase) của
côn trùng. Hai enzym này có liên quan trực tiếp đến hiệu lực diệt côn trùng của nấm
ký sinh côn trùng [21].
 Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển của nấm trong cơ thể côn trùng cho đến khi
côn trùng chết
Đây là giai đoạn sống ký sinh của nấm. Trong xoang cơ thể côn trùng nấm tiếp
tục phát triển, hình thành rất nhiều sợi nấm ngắn. Khi hệ sợi nấm đƣợc hình thành
trong cơ thể, nó phân tán khắp cơ thể theo dịch máu, phá hủy các tế bào máu và làm
giảm tốc độ lƣu thông máu. Toàn bộ các bộ phận nội quan bị xâm nhập. Nấm
thƣờng xâm nhập vào khí quản làm suy yếu hô hấp. Hoạt động của côn trùng trở
nên chậm chạp và phản ứng kém với các tác nhân kích thích bên ngoài. Kết quả là
vật chủ mất khả năng kiểm soát hoạt động sống và dẫn đến chết [25].


15


 Giai đoạn 3: Giai đoạn sinh trƣởng của nấm sau khi vật chủ chết
Xác côn trùng chết là nguồn dinh dƣỡng có giá trị cho các vi sinh vật. Sau khi
nấm ký sinh côn trùng đã sử dụng cạn kiệt nguồn dinh dƣỡng bên trong cơ thể côn
trùng, nó chuyển sang giai đoạn hình thành bào tử.Ở giai đoạn xâm nhiễm vào bên
trong cơ thể côn trùng, nấm sử dụng các enzyme ngoại bào để phân hủy lớp vỏ
cuticun. Khác với giai đoạn này, ở giai đoạn nấm đâm xuyên, mọc thành sợi ra bên
ngoài nó sử dụng toàn bộ tác động cơ học. Sau đó các bào tử đƣợc hình thành trên
bề mặt cơ thể vật chủ [36].Cơ thể côn trùng bị chết do nấm ký sinh không bị tan nát,
mà thƣờng vẫn giữ nguyên hình dạng nhƣ khi còn sống. Toàn bộ bên trong cơ thể
sâu chết chứa đầy sợi nấm. Sau đó, các sợi nấm này mọc ra ngoài qua vỏ cơ thể và
bao phủ toàn bộ bề mặt ngoài của cơ thể sâu chết. Đây là đặc điểm rất đặc trƣng để
phân biệt sâu chết bệnh do nấm côn trùng với các bệnh khác.
1.1.4. Hoạt tính sinh học của nấm Cordyceps
Trên thế giới, các nghiên cứu về tác dụng của Cordyceps rất đƣợc các nhà
khoa học quan tâm. Rất nhiều nghiên cứu đã đƣợc công bố chứng minh Cordyceps
có hoạt tính kháng oxy rất cao, kháng ung thƣ, kháng một số virus, vi khuẩn và
nấm.
Hoạt tính kháng oxy hóa của nấm Cordyceps là một trong những vấn đề
đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Yu và cộng sự (2006) đã so sánh về hiệu quả
bảo vệ giữa C. militaris nuôi cấy và C. sinensis tự nhiên chống lại quá trình oxy
hóa. Kết quả nghiên cứucho thấy ở C. militaris, khả năng ức chế sự oxy hóa ở
liposom thì cao hơn nhƣng ởprotein thì thấp hơn C. sinensis, hàm lƣợng polyphenol
và các hoạt chất sinh học nhƣ cordycepin và adenosin thì cao hơn C. sinensis. Tiếp
tục nghiên cứu trên polysaccharid và polyphenol, kết quả chothấy mặc dù
polyphenol có hoạt tính kháng oxy hóa nhƣng hiệu quả bảo vệ thìkhông thể chỉ
đƣợc tạo ra bởi chúng vì hàm lƣợng quá thấp. Hơn nữa, hàm lƣợngpolyphenol ở C.

militaris cao hơn C. sinenis nhƣng hiệu quả bảo vệ tránh khỏi sựoxy hóa protein và
LDL ở C. militaris lại thấp hơn, chứng tỏ các hợp chấtpolyphenol không phải là hợp

16


chất duy nhất tạo ra khả năng kháng oxy hóa ở Cordyceps. Khảo sát hoạt tính kháng
oxy hóa của polysaccharid lấy từ 2 chủng trênbằng phƣơng pháp TEAC, kết quả
cho thấy các polysaccharid này có hoạt tính, nêncó thể kết luận hoạt tính kháng oxy
hóa ở 2 chủng trên một phần có từpolysaccharid [84]. Xiao và cộng sự (2011) đã
nghiên cứu tiềm năng kháng oxy hóa trên các phân đoạn polysaccharid từ C.
jiangxiensis, còn đƣợc gọi là “Cao Mu Wang”. Kết quả cho thấy C. jiangxiensis
biểu hiện hoạt tính bắt các gốc tự do DPPH, hydroxyl, superoxid, năng lực khử và
tạo phức với các ion Fe2+. Tác giả khẳng định rằng các phân đoạn polysaccharid của
C. jiangxiensis đều có hoạt tính kháng oxy hóa cao, trong đó, các phân đoạn có
trọng lƣợng phân tử khác nhau biểu hiện hoạt tính kháng oxy hóa khác nhau, chứng
tỏ trọng lƣợng phân tử có ảnh hƣởng rõ rệt đến hoạt tính sinh học của polysaccharid
[80]. Cũng nghiên cứu về hoạt tính kháng oxy hóa trên các phân đoạn
polysaccharid, Wu và cộng sự (2011) đã chỉ ra phân đoạn polysaccharid tinh sạch từ
C. militaris cho hoạt tính kháng oxy hóa cao, điều này có thể liên quan đến khả
năng chuyển electron hoặc nhƣờng hydrogen [78]. Zhang và cộng sự (2010) cho
rằng các chất khử có trong Cordyceps biểu hiện hoạt tính kháng oxy hóa bằng cách
bẻ gãy phản ứng chuỗi điện tử tự do bằng cách nhƣờng hydrogen [88]. Khả năng
kháng oxy hóa cao là tiềm năng ứng dụng trong y dƣợc của nấmCordyceps. Dịch
chiết từ nấm C. sinensis có khả năng làm giảm hiện tƣợng thiếu máu não cục bộ
thông qua hoạt tính kháng oxy hóa [52].
Tác dụng kháng ung thƣ, chống rối loạn, kháng virus, vi khuẩn và nấm của
Cordyceps cũng đƣợc đề cập tới rất nhiều trong các công bố của các nhà khoa học
trên thế giới. Adenosin và 6,7,2',4',5'- pentamethoxyflavon ly trích từ C. militaris có
khả năng ức chế HIV-1 protease [37]. Nấm C. militaris đƣợc chứng minh có tác

dụng chữa trị bệnh rối loạn chức năng gan hiệu quả [57]. Tác dụng chống ung thƣ
đƣợc đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả ở nhiều quốc gia
trên thế giới. Dịch chiết từ thể quả nấm C. militariscó tác dụng chống ung thƣ, hiệu
quả đối với hai loại tế bào màng trong tĩnh mạch rốn là HT1080 và B16-F10 do có
khả năng chống lại sự tạo thành các mạch máu mới bằng cách giảm sự biểu hiện của

17


bFGF, một trong những nhân tố kích thích quá trình này. Do có vai trò kìm hãm quá
trình tạo thành các mạch máu mà có thể ngăn chặn đƣợc quá trình di căn và sự phát
triển của tế bào ung thƣ [83]. C. militariscó tác dụng kìm hãm sự phát triển của
dòng tế bào ung thƣ máu ở ngƣời bằng cách gây ra hiện tƣợng tự chết của các tế bào
thông qua sự hoạt hóa enzym caspase-3 [47].
So với thế giới, các nghiên cứu về tác dụng của của nấm Cordyceps ở Việt
Nam chƣa đƣợc công bố nhiều. Phần lớn những gì mà các nhà nghiên cứu Việt
Nam có đƣợc về nguồn dƣợc liệu quý hiếm này đều chỉ dừng lại ở việc phát hiện
các chủng sẵn có trong tự nhiên. Một trong số ít các nghiên cứu về tác dụng của
nấm Cordyceps ở Việt Nam là nghiên cứu của Đái Duy Ban và cộng sự (2009).
Theo nghiên cứu của tác giả thì nấm Cordyceps là một loại dƣợc liệu quý hiếm, có
tác dụng hỗ trợ điều trị các bệnh virus, ung thƣ, HIV/AIDS, đái tháo đƣờng và suy
giảm tình dục [1].
1.2. Giới thiệu chung về nấm C. cicadae
1.2.1. Đặc điểm sinh học và phân bố của nấm C. cicadae
Nấm C. cicadae ngoài tự nhiên có quả thể với hình dạng nhƣ bông hoa, chúng
thuộc họ Clavicipitaceae, chi Cordyceps. Loài nấm này thƣờng ký sinh trên xác
hoặc ấu trùng của loài Cicada flammate, Platypleura kaempferi, Cryptotympana
pustulata và Patylomia pieli. Xác hoặc ấu trùng của các loài côn trùng đƣợc nấm C.
cicadae sử dụng nhƣ một nguồn cung cấp dinh dƣỡng, khi gặp điều kiện thuận lợi
chúng sẽ hình thành thể quả ở phần đầu hoặc phần cuối của ấu trùng. Dạng vô tính

của nấm C. cicadae còn đƣợc gọi là Isaria cidadae. Sau này nấm C. cicadae đƣợc
gọi với nhiều tên khoa học khác nhƣ Isaria basili, Sphaeria sinclairi và
Paecilomyces cicadae[67]. Năm 2017 hệ gen nấm C. cicadae đã đƣợc giải trình tự
toàn bộ, đây là một yếu tố thuận lợi cho việc nghiên cứu loài nấm này. Nấm C.
cicadae hình thành quả thể dạng vô tính. Hệ gen của nấm chỉ có cấu trúc gen MAT
1-2-1 và có 1 cấu trúc đƣợc nhận dạng là khá giống gen MAT 1-1-1 ở các loài nhƣ
C. militaris, tuy nhiên cấu trúc này đã bị mất đi một phần [54].

18


Hình 1.2. Nấm C. cicadae[86]
Phân loại nấm C. cicadae:
Giới

: Fungi

Ngành

: Ascomycota

Phân ngành

: Ascomycotina

Lớp

: Sordariomycetes

Bộ


: Hypocreales

Họ

: Clavicipataceae

Chi

: Cordyceps

Loài

: Cordyceps ciacdae

Nấm C. cicadae thƣờng phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, với nhiệt
độ 18 oC - 24˚C và có độ ẩm tƣơng đối lớn hơn 80%. C. cicadae thƣờng phát triển
theo chiều dọc, tại các sƣờn núi đón nắng ở độ cao 700 - 900 m. Ở Trung Quốc,
chúng thƣờng tìm thấy tại các tỉnh Phúc Kiến, Chiết Giang, Vân Nam, Tứ Xuyên,
Giang Tô và thung lũng của Cao nguyên Vân Nam-Tây Tạng [20]. Ở Nhật Bản,
nấm C. cicadae chủ yếuphân bố ở vùng rừng núi ở độ cao thấp, phía
namFukushima. Ở Hàn Quốc, C. cicadae đƣợc tìm thấy trên đảo Jeju. Tại Đài Loan,

19


C. cicadaephát hiện trong rừng phía Bắc Đài Loan. Hơn nữa,chúng cũng đƣợc thấy
tại Thái Lan, Đông Nam Á, Bắc Mỹ và Châu Âu [59].
1.2.2. Thành phần hoạt chất chính trong nấm C. cicadae
Theo Y học cổ truyền Trung Quốc, C. cicadae đã đƣợc coi nhƣ một vị thuốc

quý hiếm có giá trị tƣơng tự nhƣ C. sinensis với các thành phần chính nhƣ: các axit
amin, polysaccharide, nucleoside, polysaccharide, ergosterol và mannitol... Hàm
lƣợng của các thành phần này đƣợc sử dụng làm chỉ số quan trọng để đánh giá chất
lƣợng của nguồn nấm Cordyceps. Các thành phần hoạt chất chính đã đƣợc xác định
trong nấmC. cicadae nhƣ: ISP-1 (myriocin), adenosine, cordycepin,N6- (2hydroxyethyl)

adenosine

(HEA),

ergosterol,

peroxit,

cyclic

heptapeptide

,polysaccharides... [33].
* ISP-1
Myriocin đƣợc phát hiện trong dịch lên men nấm C. cicadae[27]. Đây là một
trong những chất ức chế miễn dịch mạnh đƣợc sử dụng trong việc cấy ghép các cơ
quan, điều trị các bệnh tự miễn do có ít tác dụng phụ lên thận. FTY720 là một dƣợc
phẩm có nguồn gốc từ myriocin đƣợc phát triển ở Nhật Bản và chuyển giao cho
Novartis (Basel, Thụy Sĩ). FTY720 có tác dụng trong điều hòa miễn dịch [56], giảm
xơ vữa động mạch [30].
* Adenosine
Adenosine là một chất chuyển hóa của các nucleotide adenine và là một thành
phần có mặt trong thuốc đã đƣợc tổ chức FDA của Mỹ (Food and Drug
Administration) chấp thuận và đƣợc sử dụng rộng rãi trong kiểm soát rối loạn nhịp

tim. Adenosine đƣợc coi nhƣ một chất chỉ thị để đánh giá chất lƣợng nấm
Cordyceps. Hàm lƣợng adenosine có trong hệ sợi và quả thể nấm C. cicadae là
1,90mg/g và 3,437 mg/g, cao hơn so với trong nấm C. sinensis(0,48mg/g)[53, 73].
Các nghiên cứu dƣợc lý cho thấy, adenosine tác dụng có lợi cho hệ thống thần kinh
trung ƣơng, chống rối loạn tim mạch[51], chống ngƣng kết tiểu cầu, kháng bức xạ
và tác dụng chống khối u [85].

20


* Cordycepin
Cordycepin có cấu trúc 3’-deoxyadenosin là một purin alkaloid có dạng của
nucleosid adenosin bị mất một oxy ở vị trí 3’ phần đƣờng ribose. Cordycepin đƣợc
tách chiết lần đầu vào năm 1950 từ nấm Cordyceps. Cordycepin có công thức
C10H13N5O3 và có phân tử lƣợng 251, điểm nóng chảy tại 230-231˚C, độ hấp thu
cực đại tại 259 nm. Có thể hoà tan trong dung dịch đệm muối, methanol hay
ethanol, nhƣng không hoà tan trong benzen, ether hay chloroform, do vậy nhiều
nghiên cứu tách chiết cordycepin đã sử dụng dung dịch muối khử trùng và đệm
phosphat làm dung môi[90].Theo Li và cộng sự (2007) đã cho thấy hàm lƣợng
cordycepin trong sợi nấm của C. cicadae là 2,77mg/g, cao hơn so với trong sợi nấm
C.sinensis và tƣơng đƣơng với sợi nấm C. militaris[48].
* N6- (2-hydroxyethyl) adenosine (HEA)
Các nucleoside và các chất tƣơng tự chúng có thể tham gia vào việc điều trị
giảm đau [61]. Hàm lƣợng HEA trong quả thể nấm C. cicadae là 7,025mg/g [53].
HEA đƣợc coi là chỉ số quan trọng để đánh giá chất lƣợng của loài nấm C. cicadae.
HEA có thể liên kết với thụ thểɑdo đó có tác dụng giảm đau bằng cách kiềm chế sự
giải phóng các chất dẫn truyền xung thần kinh. Cơ chế điều tiết giảm đau của HEA
khác với các thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid, vì vậy không có sự phụ thuộc
thuốc sau khi điều trị bằng HEA và an toàn hơn khi sử dụng cho các ứng dụng lâm
sàng. Các nghiên cứu khác cho thấy HEA có liên quan tới các ion canxi và sự co cơ

tim, điều này có tiềm năng trong điều trị các bệnh rối loạn tim mạch [28]. Ngoài ra,
HEA còn có tác dụng đối với các chứng bệnh nhồi máu cơ tim[58].
* Ergosterol và peroxit
Ergosterol và peroxit đƣợc tách chiết từ hệ sợi nấm C. cicadae. Ergosterol có
khả năng chống oxy hóa và là một tiền chất của vitamin D2 [45].Chúng có nhiều
hoạt tính sinh học nhƣ chống khối u, chống viêm, chống virus và chống xơ vữa
động mạch. Chúng cũng ức chế sự hoạt hóa và tăng sinh tế bào T và hoạt động nhƣ
một chất ức chế miễn dịch [46].

21


* Cyclic heptapeptide
Duarte và cộng sự (2007) thu đƣợc 5 hoạt chất thuộc nhóm cyclic
heptapeptide từ nấm C. cicadae, bao gồm bassintin,bassintin A, beauvericin,
beauvericin A và beauvericin B[26]. Bassintin và bassintin A có tác dụng ức chế
đáng kể sự kết tập tiểu cầu [41]. Beauvericins có thể chống lại sự co giật, khối u và
ảnh hƣởng đến nhịp tim và an thần [49].
* Polysaccharide
Cordyceps chứa một lƣợng lớn polysaccharide, khoảng 3-8% khối lƣợng, đây
là một trong những hợp chất sinh học chính. Các hợp chất polysaccharide ở
Cordyceps là một galactomannan nhiều nhánh. Các hợp chất này bao gồm Dmannose và D-galactose với tỷ lệ 3:5, thƣờng chứa một tỷ lệ nhỏ protein. Nó là một
cấu trúc phân nhánh gồm các liên kết (1-6) và (1-2) liên kết các gốc α-Dmannopyranosyl ở mạch chính, có các liên kết đa dạng giữa các monosaccharid kế
cận tạo thành các cấu trúc xoắn và vòng nhỏ. Tuy nhiên, một mannoglucan với
trọng lƣợng phân tử xấp xỉ 7700 g/mol đƣợc phân tách gần đây chỉ chứa các đơn vị
mannose và glactose với tỷ lệ 1:9. Các phân tích cho thấy nó có một khung sƣờn αD-glucan với các liên kết (1-4) và (1-3); và các mạch nhánh của α-D-(1-6)mannopyranose (Manp) đƣợc gắn vào khung sƣờn qua vị trí O-6 của gốc α-(1-3)glucopyranosyl (Glcp). Dƣợc tính của polysaccharid là từ các đặc tính của nó nhƣ
trọng lƣợng phân tử, ví dụ nhƣ các polyglucan có trọng lƣợng phân tử lớn hơn (101000 kDa) có xu hƣớng tan trong nƣớc tốt hơn và vì thế có hoạt tính kháng khối u
hiệu quả hơn. Tuy nhiên, hoạt tính kháng ung thƣ là do sự tăng cƣờng miễn dịch
cho cơ thể hơn là hiệu ứng gây chết tế bào trực tiếp.Polysaccharide có trong loài
nấm C. cicadae có khả năng tăng cƣờng miễn dịch đáng kể bằng sự tăng cƣờng hoạt

động thực bào của các tế bào nội mô[22]. Polysaccharide đƣợc tìm thấy trong C.
cicadaeđƣợc chứng minh không gây độc. Kim và cộng sự (2011) đã chứng minh
rằng polysaccharides có nguồn gốc từ sợi nấm C. cicadae thúc đẩy sự trƣởng thành

22


của các tế bào đuôi gai, do đó C. cicadae có thể cảm ứng chống khối u và đáp ứng
miễn dịch[43].
1.2.3. Hoạt tính sinh học của nấm C. cicadae
Nấm C. cicadae được quan tâm bởi chúng có nhiều hoạt tính sinh học tiềm
năng, đồng thời chúng không gây độc với ngƣỡng rộng [31]. Trong thử nghiệm độc
tính cấp tính trên chuột thí nghiệm, chiết xuất của nấm C. cicadae (60g/kg) không
gây ảnh hƣởng tới tỷ lệ tử vong trong 72 giờ sau khi tác động[19]. Theo Song và
cộng sự (2004) đã chứng minh rằng liều dung nạp tối đa đối vớiC. cicadae là
80g/kg trong thử nghiệm độc tính cấp, cao hơn so với liều khuyến cáo lâm sàng 444
lần [50].
Nấm C. cicadae có rất nhiều tác dụng đã đƣợc chứng minh nhƣ: kháng khối u
[68], cải thiện chức năng thận [91], chống mệt mỏi [71], điều hòa miễn dịch [74]…
Một trong những hoạt tính đƣợc quan tâm nhiều nhất của nấm C. cicadae đó
là tác dụng trong việc cải thiện chức năng của thận. NấmC. cicadaeđã đƣợc thử
nghiệm lâm sàng cho thấy tác dụng mạnh trong việc cải thiện chức năng của thận ở
các bệnh nhân suy thận mạn tính. NấmC. cicadaecó hiệu quả trong việc làm giảm
hàm lƣợng protein trong nƣớc tiểu, dẫn tới làm giảm các tổn thƣơng ống niệu quản
thận và bảo vệ chức năng ống thận [39]. Năm 2011, lần đầu tiên nấm C. cicadae
đƣợc chứng minh vai trò ức chế sự xơ hóa nang thận. Nhƣ vậy việc sử dụng nấm C.
cicadae đƣợc coi là biện pháp hiệu quả để chống xơ hóa thận[91]. Các nghiên cứu
khác cũng đã phát hiện ra các hoạt chất từ loài nấm C.cicadae trong việc bảo vệ
thận. Zhu và cộng sự (2014) đã báo cáo rằng 12,5mg/ml peroxit ergosterol từ C.
cicadae có thể cải thiện TGF-β1 gây ra sự tăng sinh nguyên bào sợi ở thận và biểu

hiện fibrtonectin, do đó chống sự tiến triển của xơ thận[92]. Polysaccharide chiết từ
nấm C.cicadae đƣợc chứng minh có vai trò tăng cƣờng chức năng miễn dịch của
thận. C. cicadaegiúp cải thiện tình trạng thiếu máu thận tốt hơn so với C. sinensis.
C. cicadaelàm tăng đáng kể hàm lƣợng hemoglobin, số hồng cầu và dung tích hồng
cầu [65].

23


Hoạt tính kháng ung thƣ của nấm C. cicadae cũng đƣợc nhiều nhà khoa học
nghiên cứu. Galactomannan (CI-P và CI-A) tách chiết từ nấm C. cicadae thể hiện
hoạt tính ức chế dòng tế bào khối u sarcoma 180 [42]. Dịch chiết từ nấm C. cicadae
kết hợp với adriamycin có tác dụng ức chế và giảm hình thành khối u tuyến phổi
trong điều kiện in vitro[16]. Một nghiên cứu khác về dịch chiết của nấm C. cicadae
cho thấy dịch chiết của nấm này trong nƣớc có khả năng ức chế sự phát triển của
các tế bào ung thƣ gan MHCC97H bằng việc làm dừng chu kỳ tế bào ở giai đoạn
G2/M, tuy nhiên chƣa thấy bằng chứng về quá trình chết theo chu trình (apoptosis)
[69]. Nghiên cứu thử nghiệm trên dòng tế bào ung thƣ của động vật cho thấy nấm
C. cicadae có khả năng ức chế khối u đối với dòng tế bào trứng chuột CHO. Hai
thành phần hoạt chất có khả năng chống khối u đƣợc tách chiết và tinh sạch, trong
đó có một thành phần đã biết là cordycepin. Thành phần thứ hai có thể ức chế rõ
ràng sự phát triển của tế bào CHO, và ở nồng độ 50μg/ml, tỷ lệ ức chế tăng trƣởng
tế bào lên đến 94,55 ± 2,33%[17].
Nấm C. cicadae đƣợc coi nhƣ một nguồn dƣợc liệu cung cấp các hoạt chất có
hoạt tính điều hòa miễn dịch. Nấm C. cicadae có khả năng kích hoạt các đại thực
bào phế nang, tăng cƣờng miễn dịch, cải thiện sự trao đổi chất và bảo vệ các cơ
quan nội tạng [38]. Hoạt tính thúc đẩy sự tăng sinh tế bào đơn nhân và các phản ứng
miễn dịch của cơ thể đã đƣợc chứng minh do có sự tác động của nấm

C.


cicadaeđến việc điều chỉnh interleukin-2 (IL-2) và sản xuất interferon-gamma (IFNgamma) trong tế bào đơn nhân [74]. Các polysaccharide từ nấm C. cicadae giúp
tăng cƣờng chức năng thực bào và chức năng miễn dịch, từ đó chức năng miễn dịch
của cơ thể đƣợc cải thiện dần [82]. Các polysaccharide từ nấm C. cicadae còn có
vai trò nhƣ tác nhân chống lão hóa, đây là một hoạt tính sinh học quý của loài nấm
này có tiềm năng ứng dụng phục vụ nâng cao sức khỏe con ngƣời [82].
Ngoài các hoạt tính sinh học trên, nấm C. cicadae còn có tác dụng tăng cƣờng
thể lực chống mệt mỏi. Kết quả thử nghiệm trên chuột cho thấy nấm C. cicadae
giúp tăng cƣờng thể lực cho chuột thông qua việc giúp kéo dài thời gian bơi, kéo dài
thời gian tồn tại ở điều kiện áp suất và nhiệt độ cao [71]. Nấm giúp cơ thể chống lại

24


bức xạ tia cực tím (UV) [18], giúp tăng sinh tế bào tạo xƣơng ứng dụng trong việc
điều trị các bệnh loãng xƣơng [72].
1.3. Sơ lƣợc tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấm Cordyceps
1.3.1. Tình hình nghiên cứu nuôi trồng nấm Cordyceps trên thế giới
Các nghiên cứu trên thế giới đã hoàn toàn chứng minh đƣợc công dụng vƣợt
trội của nấm Cordyceps là một nguồn dƣợc liệu quý. Vì vậy, việc nuôi trồng các
loài nấm quý hiếm này đã đƣợc các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu từ quy
mô phòng thí nghiệm thu sinh khối sợi nấm, tới quy mô lớn hơn thu quả thể nấm.
Hầu hết cá c loài Cordyceps ký sinh trên ấu trùng côn trù ng hoặc các loài chân
đốt. Loài nấ m Cordyceps có giá tri ̣ kinh tế cao nh ất là C. sinensis(Berk.), là loài ký
sinh trên sâu bƣớm, phân bố ở cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc và đồng cỏ
trên cao của Nepal, Bhutan và Ấn Độ[64]. C. sinensis là một loại nấm dƣợc liệu có
giátrị cao, đƣơc ̣ thu hái và giao dịch tƣ̀ lâu đờ i. Do bị khai thác triệt để, số lƣợng
của C. sinensis trong tự nhiên giảm mạnh. Hiện nay loài này chƣa đƣợc nuôi trồng
nhân tạo thành công, mà loài nấm này chỉ đƣợc khai thác ngoài tự nhiên.
Xiaolan (2000) đã mô tả đặc điểm hình thái, công dụng và ảnh minh họa cho

13 loài nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Trung Quốc [79]. Sung (2000) đã mô tả
đặc điểm hình thái và hình ảnh của 25 loài nấm thuộc chi Cordyceps phân bố ở Hàn
Quốc [66].
Không phân bố ở các điề u kiên ̣đia ̣ lý nghiêm ngăt nhƣ
C. sinensis, loài nấm
̣
C.militaris có phân bố rộng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, mật độ trong tự nhiên của
nấ m lại không đáng kể, và sản lƣợng quả thể nấm này trong tự nhiên rấ t thấ p , do đó
trong nhƣ̃ng năm gầ n đây đac̃ ó nhi ều nghiên cứu trên việc nuôi cấ y quy mô lớnqu ả
thể và tơ nấm này cho ƣ́ng dụng trong dƣơcliêu
̣ ̣[29].
Nuôi trồng quả thể nấm C. militaris đƣợc tiến hành ở nhiều nƣớc trên thế
giới: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ... Tại Trung Quốc có các trang trại
lớn chuyên nuôi trồng loài nấm này ở các tỉnh: Thƣợng Hải, Quảng Châu, Chiết
Giang, An Huy, Giang Tô... Chỉ tính một trang trại nuôi trồng loài nấm này tại

25


×