Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Nghiên cứu mối quan hệ giữa đặc điểm trầm tích holocen với khả năng lún các công trình xây dựng khu vực bán đảo đình vũ hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.8 MB, 98 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA
CÔNG
NGHỆ VIỆT NAM
ĐẠI
HỌC HỌC
QUỐCVÀ
GIA
HÀ NỘI
HỌC VIỆN
KHOA

CÔNG
TRƢỜNG
ĐẠI
HỌC HỌC
KHOA
HỌC
TỰ NGHỆ
NHIÊN
-------------------

VŨTHANH
VĂN LỢI
VŨ THỊ
THỦY

ĐẶC
ĐIỂM VÀ
QUY
LUẬT


PHÂN
NGHIÊN
CỨU
MỐI
QUAN
HỆ BỐ
CÁCĐẶC
THÀNH
TẠO
TRẦM
TÍCH
HOLOCEN
GIỮA
ĐIỂM
TRẦM
TÍCH
HOLOCEN
VỚI
KHUNĂNG
VỰC VEN
PHỐ HẢI
PHÒNG
KHẢ
LÚNBIỂN
CÁC THÀNH
CÔNG TRÌNH
XÂY
DỰNG
PHỤC
VỤBÁN

PHÁT
TRIỂN

SỞHẢI
HẠPHÒNG
TẦNG
KHU
VỰC
ĐẢO
ĐÌNH
VŨ,

LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA CHẤT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2017
HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------------------

VŨ THỊ THANH THỦY

NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ
GIỮA ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN VỚI
KHẢ NĂNG LÚN CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
KHU VỰC BÁN ĐẢO ĐÌNH VŨ, HẢI PHÒNG


Chuyên ngành: Địa chất học
Mã số:

60 44 02 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Đình Nguyên
2. TS. Nguyễn Ngọc Trực

HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Luận văn đƣợc thực hiện tại Khoa Địa chất Trƣờng Đại học Khoa học Tự
nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể Ban lãnh đạo Khoa Địa chất, Bộ môn Địa
chất dầu khí, Trầm tích đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và
làm luận văn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Đình Nguyên, TS.
Nguyễn Ngọc Trực, những thầy giáo trực tiếp hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ vô cùng quý báu các nhà khoa học:
GS.TS. Trần Nghi, PGS.TS. Nguyễn Huy Phƣơng, TS. Đinh Xuân Thành, TS. Phạm
Nguyễn Hà Vũ.
Tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp của tôi đang công tác tại
Công ty Cổ phần Tƣ vấn Thiết kế Công trình Xây dựng Hải Phòng và gia đình đã
động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và
hoàn thành luận văn này.



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI ....................................................................................1
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI................................................................................................1
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ........................................................2
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................................2
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN .............................................................2
Chƣơng 1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ....................................3
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ .................................................................................................3
1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO .................................................................4
1.2.1 Đặc điểm địa hình ..........................................................................................4
1.2.2 Đặc điểm địa mạo ..........................................................................................4
1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU – KHÍ TƢỢNG ............................................................4
1.3.1. Khí hậu ..........................................................................................................4
1.3.2. Nhiệt độ không khí .......................................................................................5
1.3.3. Chế độ gió .....................................................................................................5
1.3.4. Chế độ mƣa bão ............................................................................................5
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ....................................................................................5
1.5. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN ................................................................................10
1.6. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO ..................................................................................11
Chƣơng 2. LỊCH SỬ, CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..12
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU ................................................................................12
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc ...............................................................12
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ...............................................................12
2.2. CƠ SỞ TÀI LIỆU ............................................................................................17
2.2.1. Tài liệu lỗ khoan và đo địa vật lí ................................................................17
2.2.2. Số lƣợng mẫu thí nghiệm ............................................................................17
2.3. PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................18
2.3.1. Một số khái niệm ........................................................................................18


i


2.3.2. Phƣơng pháp luận .......................................................................................19
2.3.3. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................20
2.3.4. Phƣơng pháp địa tin học .............................................................................26
2.3.5. Phƣơng pháp tính lún nền đất .....................................................................26
Chƣơng 3. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC BÁN ĐẢO
ĐÌNH VŨ, HẢI PHÒNG ........................................................................................28
3.1. ĐỊA TẦNG HOLOCEN ..................................................................................28
3.2. ĐỘ SÂU VÀ BỀ DÀY TRẦM TÍCH HOLOCEN BÁN ĐẢO ĐÌNH VŨ ....28
3.3. ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN KHU VỰC BẢN ĐẢO ĐÌNH VŨ,
HẢI PHÒNG ...........................................................................................................30
3.3.1. Các tƣớng trầm tích Holocen sớm – giữa (Q21-2).......................................31
3.3.2. Các tƣớng trầm tích Holocen giữa – muộn (Q22-3) .....................................35
3.4. NHẬN XÉT MỐI QUAN HỆ GIỮA LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN TRẦM TÍCH
VỚI SỰ THAY ĐỔI MỰC NƢỚC BIỂN TRONG HOLOCEN ...........................43
3.5. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA TƢỚNG TRẦM TÍCH HOLOCEN VỚI CÁC
TÍNH CHẤT CƠ LÝ CỦA ĐẤT............................................................................44
Chƣơng 4. MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN VỚI
SỰ CỐ LÚN NỀN BÃI CONTAINER ..................................................................46
4.1. ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM NỀN ĐẤT YẾU KHU VỰC NGHIÊN CỨU ........46
4.1.1. Phân loại cấp độ đất yếu trầm tích Holocen ...............................................46
4.1.2. Đặc điểm các chỉ tiêu cơ lý trầm tích Holocen khu vực bản đảo Đình Vũ 46
4.2. THỰC TRẠNG SỰ CỐ LÚN NỀN BÃI CONTAINER ................................49
4.2.1. Nguyên nhân sự cố lún nền bãi container ...................................................53
4.3. MỐI QUAN HỆ GIỮA LÚN VỚI ĐẶC ĐIỂM TRẦM TÍCH HOLOCEN ..54
4.3.1. Tính toán lún cho các thành tạo trầm tích Holocen ....................................54
4.3.2. Nguyên nhân gây ra sự cố lún nền bãi container ........................................57

4.3.3. Mối quan hệ giữa lún với các thành tạo trầm tích Holocen ........................58
4.4. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP XỬ LÝ NỀN ĐẤT YẾU PHỤC VỤ PHÁT
TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU VỰC ..................................................................59
4.4.1. Một số giải pháp chung xử lý nền đất yếu phổ biến hiện nay ....................59

ii


4.4.2. Một số giải pháp công trình cụ thể áp dụng cho bãi container ...................60
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................64
KẾT LUẬN ...............................................................................................................64
KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................65
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN VĂN ..............................................................................................................66
TÀI LIỆU KHAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC .................................................................................................................71
KẾT QUẢ TÍNH TOÁN LÚN TẠI MỘT SỐ MẶT CẮT ĐIỂN HÌNH............71

iii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CPXD

:

Cổ phần xây dựng

KNH


:

Không nở hông

nnk

:

Nhiều ngƣời khác

SPT

:

Thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn

TB

:

Trung bình

TCN

:

Tiêu chuẩn ngành

TCVN


:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH

:

Trách nhiệm hữu hạn

iv


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu .............10
Bảng 2.1. Thang phân loại cấp hạt của Krumbein và Folk .......................................21
Bảng 2.2. Các chỉ tiêu địa hóa đặc trƣng cho các môi trƣờng trầm tích khác nhau .23
Bảng 2.3. Các chỉ tiêu vật lý, cơ học và chỉ tiêu tính toán của trầm tích Holocen ...25
Bảng 3.1. Thống kê các thông số tƣớng trầm tích Holocen khu vực nghiên cứu .....29
Bảng 3.2. Các chỉ tiêu cơ lý trầm tích tƣớng bùn đầm lầy ven biển .........................32
Bảng 3.3. Các chỉ tiêu cơ lý trầm tích tƣớng bùn estuary – vũng vịnh .....................34
Bảng 3.4. Các chỉ tiêu cơ lý trầm tích tƣớng bùn chân châu thổ ..............................36
Bảng 3.5. Các chỉ tiêu cơ lý trầm tích tƣớng Bùn cát tiền châu thổ .........................38
Bảng 3.6. Các chỉ tiêu cơ lý trầm tích tƣớng bùn cửa sông estuary .........................40
Bảng 3.7. Các chỉ tiêu cơ lý trầm tích tƣớng bùn cát đồng bằng châu thổ ...............42
Bảng 3.8. Tƣơng quan tƣớng trầm tích Holocen với phân loại đất trong địa chất
công trình...................................................................................................................44
Bảng 4.1. Phân loại đất yếu trầm tích Holocen .........................................................46
Bảng 4.2. Kích thƣớc và tải trọng container .............................................................55
Bảng 4.3. Tải trọng và các thông số tính toán lún ....................................................56

Bảng 4.4. Kết quả tính toán lún nền đất đƣợc thành tạo trầm tích Holocen .............57

v


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ
Bản đồ địa chất Tờ Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [6,15] .................................................6
Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [6, 15] ...........7
Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [6, 15] ...........................8
Hình 2.1. Sơ đồ các điểm khảo sát và tuyến đo địa vật lý ........................................18
Hình 2.2. Biểu đồ phân loại trầm tích của Folk.R, 1954 ..........................................22
Hình 2.3. Biểu đồ phân loại thạch học bở rời (theo Logvinenco, 1974) ..................22
Hình 3.1. Sơ đồ liên kết tƣớng trầm tích trụ lỗ khoan theo tuyến 1 - 1 ....................30
Hình 3.2. Sơ đồ liên kết tƣớng trầm tích trụ lỗ khoan theo tuyến 2 – 2 ...................30
Hình 3.3. Mặt cắt tƣớng trầm tích minh giải từ băng địa chấn nông phân giải cao
tuyến T2 [15] .............................................................................................................31
Hình 3.4. Trầm tích bùn đầm lầy ven biển tuổi Holocen sớm – giữa. ......................31
Lỗ khoan TK-TN6, độ sâu 20,0 ÷ 20,6 m .................................................................31
Hình 3.5. Trầm tích bùn estuary – vũng vịnh tuổi Holocen sớm – giữa...................33
Lỗ khoan LK-D13, độ sâu 11,5 ÷ 13,0 m .................................................................33
Hình 3.6. Trầm tích bùn chân châu thổ tuổi Holocen giữa - muộn. .........................35
Lỗ khoan LK-TN12, độ sâu 8,0 ÷ 8,5 m ...................................................................35
Hình 3.7. Trầm tích bùn cát tiền châu thổ tuổi Holocen giữa - muộn. .....................37
Lỗ khoan LK-C3, độ sâu 4,0 – 4,5 m ........................................................................37
Hình 3.8. Trầm tích bùn cửa sông estuary ................................................................39
Lỗ khoan LK-TN12, độ sâu 1,5 ÷ 1,8 m ...................................................................39
Hình 3.9. Trầm tích bùn cát đồng bằng châu thổ ......................................................41
Lỗ khoan LK-TN6, độ sâu 0,5÷ 0,8 m ......................................................................41
Hình 4.1. Một số hình ảnh bãi container bán đảo Đình Vũ, Hải Phòng ...................50

Hình 4.2. Hình ảnh sự cố lún nền bãi container Vinaliness Đình Vũ .......................51
Hình 4.3. Hình ảnh sự cố lún nền bãi container Liên Việt Đình Vũ ........................52
Hình 4.4. Hình ảnh sự cố lún nền bãi container Depot Đình Vũ ..............................53
Hình 4.5. Mặt cắt trụ lỗ khoan tính toán lún .............................................................56

vi


MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT ĐỀ TÀI
Bán đảo Đình Vũ thuộc quận Hải An thành phố Hải Phòng, với ƣu thế có
nguồn quỹ đất dồi dào, nằm sát bời biển, tiếp giáp với cửa sông Bạch Đằng là cửa
ngõ của thành phố về về giao thông đƣờng thủy, đƣờng không và đƣờng bộ. Hiện
nay, bán đảo Đình Vũ đã và đang thu hút nhiều các dự án lớn có ý nghĩa chiến lƣợc
và trọng điểm của thành phố Hải Phòng nói riêng và cả miền duyên hải Bắc bộ nói
chung. Bên cạnh những thuận lợi trên, bán đảo Đình Vũ chịu tác động mạnh từ các
hoạt động phát triển kinh tế xã hội nhƣ xây dựng các bãi container, giao thông, các
cụm công nghiệp gây biến dạng nền đất yếu đặc biệt là sự cố lún các bãi container,
gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến cơ sở hạ tầng và thiệt hại lớn về kinh tế. Việc xác
định các nguyên nhân gây ra các sự cố lún công trình có ý nghĩa quan trọng góp
phần đề xuất các giải pháp giảm thiểu biến dạng nền đất yếu và mang tính cấp thiết.
Muốn vậy cần phải làm rõ bản chất nền đất yếu của trầm tích Holocen liên quan đến
các sự cố lún công trình.
Hiện nay, đã có nhiều các nghiên cứu về trầm tích Holocen cả trên đất liền
ven biển và biển ven bờ khu vực Hải Phòng, kết quả đã phản ánh đƣợc những nét cơ
bản về đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển trầm tích Holocen khu vực Hải
phòng. Tuy nhiên, các nghiên cứu đó còn mang tính chất khái quát cao, chƣa chi tiết
cho từng khu vực cụ thể. Do đó, những kết quả nghiên cứu này chƣa áp dụng đƣợc
trong việc đánh giá điều kiện địa chất công trình phục vụ xây dựng và phát triển cơ
sở hạ tầng cho các công trình cụ thể trên phạm vi hẹp.

Từ thực tế trên, đề tài luận văn thạc sĩ “Nguyên cứu mối quan hệ giữa đặc
điểm trầm tích Holocen với khả năng lún các công trình xây dựng khu vực bán
đảo Đình Vũ, Hải Phòng” đƣợc lựa chọn nhằm góp phần giải quyết những vấn đề
nêu trên.
2. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
- Làm sáng tỏ đặc điểm trầm tích Holocen khu vực bán đảo Đình Vũ, thành

1


phố Hải Phòng.
- Xác định nguyên nhân lún bãi container và mối quan hệ với các thành tạo trầm
tích Holocen, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp phát triển cơ sở hạ tầng.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Các thành tạo trầm tích Holocen khu vực bán đảo Đình
Vũ, thành phố Hải Phòng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn đƣợc tập trung nghiên cứu ở khu vực bán đảo
Đình Vũ nằm ở phía đông bắc thành phố Hải Phòng, bao gồm toàn bộ phần đất liền
ven biển và phần biển ven bờ đến độ sâu nghiên cứu 10,0 m nƣớc.
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu đặc điểm các thành tạo trầm tích Holocen khu vực bán đảo
Đình Vũ, thành phố Hải Phòng.
- Nghiên cứu hiện trạng lún nền bãi container khu vực bán đảo Đình Vũ
trong mối liên quan với các thành tạo đất yếu trầm tích Holocen.
- Đề xuất các giải pháp phòng chống lún nền bãi container phục vụ phát triển
cơ sở hạ tầng.
5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
- Ý nghĩa khoa học: Làm sáng tỏ đặc điểm trầm tích Holocen khu vực bán
đảo Đình Vũ, thành phố Hải Phòng, xác định nguyên nhân gây ra các tai biến lún
gây mất ổn định nền đất trong xây dựng công trình.

- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu góp phần trực tiếp vào việc xây
dựng và dựng phát triển các bãi container khu vực bán đảo Đình Vũ, thành phố Hải
Phòng nhằm phát triển bền vững cơ sở hạ tầng.

2


Chƣơng 1
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ
Khu vực nghiên cứu bao gồm phần đất liền và biển ven bờ bán đảo Đình Vũ,
đƣợc giới hạn bởi các điểm A, B, C, D (Hình 1.1) cụ thể:
- Trên đất liền: Bao gồm toàn bộ bán đảo Đình Vũ
- Biển ven bờ: Bao gồm phần biển tiếp giáp với bản đảo Đình Vũ và đƣợc
nghiên cứu đến độ sâu 10,0 m nƣớc.

Hình 1.1: Sơ đồ khu vực nghiên cứu
- Tọa độ các điểm:
Điểm A: Từ 106o45’7.55’’ đến 20o51’49.17’’
Điểm B: Từ 106o43’45.77’’ đến 20o49’35.9’’
Điểm C: Từ 106o47’45.98’’ đến 20o46’57.59’’
Điểm D: Từ 106o50’13.19’’ đến 20o48’32.08’’
3


1.2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH, ĐỊA MẠO
1.2.1 Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Hải Phòng có tính phân bậc rất rõ nét và có xu hƣớng
thấp dần về phía nam, gồm kiểu địa hình karst, địa hình đồi núi thấp, địa hình đồi
núi sót, địa hình đồng bằng. Trong khu vực nghiên cứu [6, 29], gồm 01 kiểu địa

hình đồng bằng: Trong khu vực nghiên cứu chiếm 10,0 ÷ 15,0 km 2. Địa hình khá
bằng phẳng có độ cao nhỏ 2,0 ÷ 3,0 m, thấp dần về phía nam và đƣợc bao quanh bởi
hệ thống sông Cấm và sông Thái Bình. Cấu tạo nên các đồng bằng là các phù sa của
hệ thống các sông Thái Bình và một phần thuộc hệ thống sông Hồng bao gồm chủ
yếu là các đất đá hạt mịn sét, sét bột, sét cát.
1.2.2 Đặc điểm địa mạo
Đặc điểm địa mạo khu vực Hải Phòng tƣơng đối phức tạp, phát triển ở rìa
nam của phức nếp lồi Quảng Ninh và phía đông của miền võng Hà Nội, trong khu
vực nghiên cứu có thể phân ra thành 2 đơn vị [6, 29] nhƣ sau:
a. Kiến trúc hình thái âm trùng với đới sụt hạ trong kiến tạo hiện đại: Đới
này đƣợc phân định khá rõ ở vùng cửa sông Bạch Đằng, phía đông bắc bán đảo Đồ
Sơn. Bề dày trầm tích Đệ Tứ đạt từ 60,0 ÷ 70,0 m đến 100,0 m. Bề mặt địa hình cao
phổ biến 0,5 ÷ 1,0 m, hệ lạch triều phát triển dày đặc. Ở trung tâm vùng cửa sông
Bạch Đằng, biên độ võng tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại đạt trên dƣới 100,0 m. Bề
dày trầm tích Holocen 11,0 ÷ 13,5 m, cực đại 17,0 m. Bề mặt địa hình cao phổ biến
0,3 ÷ 0,5 m, bãi triều thấp mở rộng và hệ lạch triều phát triển dày đặc.
b. Các kiến trúc hình thái lục địa ven bờ: Hầu hết đƣợc hình thành hoặc đƣợc
tái tạo bởi các chuyển động tân kiến tạo và kiến tạo hiện đại. Trên bản đồ địa mạo tân kiến tạo 1/50.000 khu vực Hải Phòng, các yếu tố kiến trúc hình thái đƣợc coi là
những địa hình do các chuyển động kiến tạo tạo nên trong mối tác động tƣơng hỗ
của chúng với các yếu tố bóc mòn, xâm thực và tích tụ.
1.3. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU – KHÍ TƢỢNG
1.3.1. Khí hậu
Khu vực Hải Phòng nói chung nằm trong vùng có mùa đông lạnh trên nền
chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm: Gió mùa Đông Bắc hoạt động từ tháng 10
– 11 đến tháng 3 – 4 năm sau, gió mùa Tây Nam hoạt động từ tháng 4 – 5 đến
4


tháng 9 – 10. Vào mùa hè, nằm trong vùng hoạt động của dải hột tụ nhiệt đới, áp
thấp nhiệt đới và bão. Nếu so với toàn vùng biển Đông thì mùa đông lạnh và những

vĩ độ nhiệt đới chính là tính đặc sắc của khu vực nghiên cứu.
1.3.2. Nhiệt độ không khí
Không tính đến những năm thời tiết bất thƣờng thì tháng 1 – 2 là các tháng
lạnh nhất, thời kỳ chuyển tiếp là từ tháng 3 đến tháng 6 và tháng 7 – 8 là các tháng
nóng nhất trong năm. Vì vậy, ở khu vực Hải Phòng thể hiện hai mùa rất rõ rệt là
mùa hè và mùa đông, trong đó nhiệt độ không khí trung bình thấp nhất vào khoảng
150C (tháng 2), trung bình cao nhất vào khoảng 300C (tháng 7).
1.3.3. Chế độ gió
Hƣớng gió thịnh hành biến đổi theo mùa, thể hiện qua hoa gió tháng 1 và
tháng 7, đặc trƣng cho hai mùa tƣơng ứng là mùa đông và mùa hè. Vào tháng 1,
gió đông bắc chiếm ƣu thế với tần suất gần 70%. Vào tháng 7, gió nam chiếm ƣu
thế với tần suất vào khoảng 60%.
1.3.4. Chế độ mƣa bão
Mƣa ở khu vực Hải Phòng có quan hệ mật thiết với khối không khí lạnh, bão
và gió mùa. Trong ba yếu tố trên thì không khí lạnh gây ra mƣa nhiều, bão gây ra
mƣa to về mùa hè và gió mùa gây mƣa dầm dai dẳng. Lƣợng mƣa trung bình năm
là 1077 mm, trong đó lƣợng mƣa trung bình năm của vùng ven bờ lớn hơn vùng
ngoài khơi. Mƣa lớn vào tháng 8 (trung bình 281 mm ở vùng ngoài khơi và 352
mm ở vùng ven bờ) và ít mƣa vào tháng 1 (trung bình không quá 20 mm). Tổng
lƣợng bốc hơi cân bằng 50 – 70% lƣợng mƣa.
Vào mùa hè thƣờng xuất hiện bão và áp thấp nhiệt đới (tháng 7, 8, 9). Trung
bình có khoảng 4 – 5 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trong năm trên khu vực Hải
Phòng. Tốc độ gió bão trung bình khoảng 25 đến 30 m/s, có khi đạt tới 50 m/s.
Mƣa trong thời gian bão có thể đạt tới 443 mm/ngày.
1.4. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
Đặc điểm địa tầng khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trên cơ sở kết quả
nghiên cứu của tác giả Ngô Quang Toàn (1993) [29] và Nguyễn Đức Đại (1996)
[6], các phân vị địa tầng từ dƣới lên trên nhƣ sau (Hình 1.2, 1.3, 1.4):

5



Hình 1.2. Bản đồ địa chất khu vực ven biển thành phố Hải Phòng (Trích lƣợc từ
Bản đồ địa chất Tờ Hải Phòng tỷ lệ 1:50.000) [6,15]

6


Hình 1.3. Mặt cắt tuyến IV, trích tờ bản đồ Hải Phòng tỷ lệ 1/50.000 [6, 15]
Giới Kainozoi - Hệ Đệ tứ
Theo Nguyễn Đức Đại (1996) 6, hệ Đệ tứ trong khu vực nghiên cứu bao
gồm 5 phân vị địa tầng: Hệ tầng Hà Nội (Q12-3 hn), hệ tầng Vĩnh Phúc (Q13 vp), hệ
tầng Hải Hƣng (Q21-2 hh), hệ tầng Thái Bình (Q23 tb).
- Phụ thống Pleistocen giữa – trên – Hệ tầng Hà Nội
Trầm tích hệ tầng Hà Nội (a, am Q12-3 hn) gặp hầu hết trong khu vực nghiên
cứu và không lộ trên mặt, ở những lỗ khoan sâu và đƣợc phân ra nhƣ sau:
+ Tập dưới, nguồn gốc sông (aQ12-3 hn1): Bao gồm cuội sỏi, cát hạt thô,
tƣớng lòng sông độ chọn lọc kém, các trầm tích đƣợc tích tụ trong môi trƣờng axit
yếu - trung tính (pH = 5,54), hệ số cation trao đổi thấp Kt= 0,06.
+ Tập trên, nguồn gốc sông - biển (amQ12-3 hn2): Trầm tích của phân hệ tầng
này có bề dày nhỏ không quá 10,0 m, bao gồm bột sét lẫn cát hạt mịn, mùn thực vật
thuộc tƣớng đồng bằng châu thổ.
Cơ sở xác định tuổi của hệ tầng Hà Nội là ngoài các quan hệ trên dƣới của hệ
tầng còn dựa vào các phức hệ bào tử phấn hoa tuổi Pleistocen giữa - muộn. Lớp

7


trầm tích vụn thô của hệ tầng Hà Nội là tầng chứa nƣớc ngầm dày 5,0 ÷ 10,0 m,
nƣớc có chất lƣợng tốt, nhƣng ở quận, huyện Hải An, An Lão, Kiến Thụy phía trên

không có tầng cách nƣớc nên khi khai thác nƣớc dễ bị nhiễm mặn.

Hình 1.4. Cột địa tầng trầm tích Đệ tứ khu vực nghiên cứu [6, 15]

8


- Phụ thống Pleistocen trên – Hệ tầng Vĩnh Phúc
Trầm tích hệ tầng Vĩnh Phúc tuổi Pleistocen muộn (Q13 vp) do Hoàng Ngọc
Kỷ và nnk xác lập năm 1973. Trong khu vực nghiên cứu, hệ tầng này chỉ gặp trong
các lỗ khoan sâu và đƣợc chia thành hai phụ hệ tầng:
+ Tập dưới, nguồn gốc sông, biển (amQ13 vp1): Phụ hệ tầng dƣới bao gồm
các tập cát hạt trung đến thô lẫn ít sạn sỏi nhỏ, bột sét lẫn cát, ít tàn tích thực vật
thuộc tƣớng lòng sông hạ lƣu, lạch triều, đồng bằng châu thổ. Ở khu vực quận Hải
An bề dày trầm tích này rất mỏng 4,0 ÷ 6,5 m. Phụ hệ tầng này nằm phủ trực tiếp
trên trầm tích của hệ tầng Hà Nội, phụ hệ tầng trên (amQ12-3 hn2).
+ Tập trên, nguồn gốc biển, sông (amQ13 vp2): Có mặt trong hầu hết các lỗ
khoan trong khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu là cát hạt mịn, bột kết có màu
loang lổ, tập hạt mịn trên cùng bị laterit hóa. Chiều dày 3,0 ÷ 5,0 m. Bề mặt bị
phong hóa này chính là ranh giới giữa trầm tích Pleistocen và Holocen.
- Phụ thống Holocen giữa – dưới – Hệ tầng Hải Hưng
Trầm tích hệ tầng Hải Hƣng tuổi Holocen sớm giữa (Q21-2 hh) đƣợc hình
thành vào thời kỳ biển tiến cực đại (Flandrian), phân ra làm hai phần:
+ Tập dưới, nguồn gốc biển, đầm lầy (mbQ21-2 hh1): Trầm tích này không lộ
trên mặt, gặp trong các lỗ khoan hầu hết khu vực nghiên cứu. Thành phần chủ yếu
gồm bột cát mịn, bột sét, sét bột màu xám sậm, xám đen chứa than bùn, chiều dày
3,5 ÷ 23,0 m. Trong cát chứa nhuyễn thể, trong sét có Foraminifera, tảo nƣớc ngọt,
nƣớc lợ tuổi Holocen sớm - giữa. Trong đất có chỉ số Eh = 180 ÷ 210 mV; kt = 1,0,
chứng tỏ trầm tích đƣợc thành tạo trong trƣờng đầm lầy hóa.
+ Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ21-2 hh1): Trầm tích biển này gặp trong các

lỗ khoan ở vùng Hải An, Kiến Thụy. Thành phần trầm tích gồm cát hạt mịn có ít tàn
tích thực vật màu xám sẫm có chứa Foraminifera và bào tử phấn. Độ pH = 7,0 ÷
7,7; cation trao đổi kt = 1,0 thể hiện nguồn gốc vũng vịnh ven bờ. Trầm tích này
nằm phủ lên sét loang lổ của hệ tầng Vĩnh Phúc.
+ Tập trên, nguồn gốc biển (mQ21-2 hh2): Trầm tích này lộ ra trên diện rộng ở
vùng An Hải, rìa dãy núi Phù Liễn ... Thành phần trầm tích chủ yếu là sét bột, bột
sét màu xám, có lẫn ít tàn tích thực vật. Trong sét bột chứa nhiều di tích
9


Foraminifera: Elphidium sp., Ammonica sp., Cibicides sp., Bolivina sp., Lagena sp.,
... sống trong môi trƣờng biển ven bờ.
- Phụ thống Holocen trên – Hệ tầng Thái Bình
Trầm tích hệ tầng Thái Bình tuổi Holocen muộn (Q23 tb) là các thành tạo trẻ
nhất, điển hình cho phức hệ trầm tích delta, phân bố trên diện rộng ven biển, ven
cửa sông Hải Phòng và đƣợc phân thành:
+ Tập dưới, nguồn gốc biển (mQ23 tb1): Trầm tích này phân bố thành dải hẹp
song song với bờ biển hiện đại khu vực nghiên cứu nhƣ ở Vĩnh Tiến, Tân Trào, Đại
Hợp (Kiến Thụy), Hùng Thắng, Tiên Thắng, Chấn Hƣng (Tiên Lãng). Thành phần
chủ yếu là cát bột màu vàng, vàng nâu hạt nhỏ đến vừa, độ chọn lọc khá tốt và lẫn
sò ốc biển. Chiều dày 2,6 m. Trầm tích này nằm phủ lên trên hệ tầng Hải Hƣng.
+ Tập trên, nguồn gốc sông biển (amQ23 tb2): Trầm tích này phát triển rộng
khắp trên khu vực nghiên cứu, nhƣ: An Hải, Dƣơng Kinh, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, nội
thành thành phố Hải Phòng và nằm ở độ cao 0,5 ÷ 1,0 m. Thành phần trầm tích gồm
sét lẫn ít cát hạt mịn có ít thực vật. Chiều dày lớn nhất 17,0 m.
1.5. ĐẶC ĐIỂM THỦY VĂN
Hải Phòng có mạng lƣới sông ngòi dày đặc, các sông lớn đều bắt nguồn từ
phía tây - tây bắc, chảy theo hƣớng nam - đông nam đổ ra biển. Do gần biển nên các
sông chảy qua Hải Phòng có độ dốc nhỏ, dòng chảy quanh co, uốn khúc, mực nƣớc
sông chịu ảnh hƣởng của thủy triều. Mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 10, mùa cạn từ

tháng 11 đến tháng 5 năm sau. Trong khu vực nghiên cứu có các hệ thống sông
chính nhƣ: Sông Cấm, sông Lạch Tray, sông Đa Độ, sông Văn Úc, sông Thái Bình
(Bảng 1.1). Độ mặn và xâm nhập mặn vào hệ thống sông biến đổi theo thời gian,
không gian và thƣờng khá cao vào các mùa cạn (tháng 3).
Bảng 1.1. Đặc trƣng hình thái của một số sông chính khu vực nghiên cứu [15]
STT

Tên sông

Chiều dài sông

Lƣu lƣợng

Lƣu lƣợng phù sa

(km)

(m3/năm)

(tấn/năm)
4x106

1

Cấm

37

10 ÷ 11x109


2

Bạch Đằng

42

176,601x109

10


1.6. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO
Theo A.E.Dovjicov, 1965, Nguyễn Đức Đại [6] và Ngô Quang Toàn [29] thì
kiến tạo thành phố Hải Phòng là nơi chuyển tiếp giữa đới Duyên Hải và đới võng
Kainozoi và đã trải qua nhiều pha kiến tạo kế tiếp nhau, nhất là pha tân kiến tạo liên
quan đến chuyển động trƣợt bằng quy mô lớn của hệ thống đứt gãy Sông Hồng.
Trong đó tầng kiến trúc Kainozoi chiếm 2/3 diện tích vùng nghiên cứu với các
thành tạo lục nguyên Neogen nằm sâu 100,0 m so với bề mặt đồng bằng, tồn tại
trong các địa hào và cùng với các trầm tích Đệ tứ nằm phủ lên các tầng kiến trúc cổ
hơn nhƣ Paleozoi giữa (S2 - D3), Paleozoi trên (C1 - P), Mesozoi (J1-2). Các hệ thống
đứt gãy theo các phƣơng tây bắc - đông nam, đông bắc - tây nam, á vĩ tuyến, á kinh
tuyến. Với các hệ thống đứt gãy trên thì hệ thống tây bắc - đông nam (theo sông
Thái Bình, sông Văn Úc ...) có trƣớc và đóng vai trò chủ đạo để hình thành nên bình
đồ cấu trúc của vùng. Hệ thống đông bắc - tây nam có sau và làm dịch chuyển hệ
đứt gãy Tây Bắc - Đông Nam. Các hệ thống đứt gãy á vĩ tuyến hoặc á kinh tuyến
chủ yếu có tính chất cắt xén và làm phức tạp hóa bình đồ cấu trúc của vùng.

11



Chƣơng 2
LỊCH SỬ, CƠ SỞ TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
2.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
Trầm tích Holocen và biến động vùng ven biển, đặc biệt là các vùng đồng
bằng châu thổ đã đƣợc nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến trong các công
trình nghiên cứu khác nhau từ những năm đầu thế kỷ 20.
Các công trình tiêu biểu nhƣ công trình nghiên cứu kinh điển có thể kể đến là
Trowbridge (1930) [41], Coleman & Gagliano (1964) [38], Coleman & Smith
(1964) [37], Reading H.G (1986) [40] ...
Cấu trúc châu thổ, đặc điểm tƣớng trầm tích và tiến hóa các thành tạo
Holocen các đồng bằng châu thổ lớn trên thế giới, theo tác giả Doãn Đình Lâm [12]
có các châu thổ nhƣ: Châu thổ sông Rhon, Niger, Mahakam, Hoàng Hà... đã đƣợc
đề cập đến trong công trình của Fisk & Mc Farlan et al., (1954), Fisk (1955, 1961) ..
Đây là những công trình mang tính kinh điển về quá trình tiến hóa các vùng
ven biển trong Holocen.
Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu trầm tích Holocen
khu vực biển ven bờ bằng khảo sát địa chấn nông phân giải cao, khoan và lấy mẫu
bằng ống phóng trọng lực nhằm xác định cấu trúc đới ven biển, tiêu biểu là các
công trình sau:
- Châu thổ ngầm Gargano Holocen muộn, thềm lục địa Adriatic của Antonio
Cattaneo và nnk.
- Châu thổ ngầm sông Hoàng Hà trong Holocen của Lui J. P và nnk (2004),
- Công trình của Ciara F. Neill và Mead A. Allison, 2004-2005 (Mỹ) về "Quá
trình hình thành châu thổ ngầm trên thềm lục địa Atchafalaya, Louisiana“…
2.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
2.1.2.1. Giai đoạn trước năm 1975
Trong giai đoạn này, các công trình nghiên cứu về địa chất đƣợc đẩy mạnh,
tiêu biểu phải kể đến công trình “Đo vẽ và thành lập bản đồ địa chất tỉ lệ
12



1/500.000” do Dovjikov A.E làm chủ biên (1965). Trong công trình này địa tầng đá
cổ trƣớc Đệ tứ và những cấu trúc địa chất lớn đƣợc làm rõ. Các tƣ liệu đó đã đƣợc
bổ sung và nâng cao bởi các kết quả đo vẽ tỉ lệ 1/200.000 do các nhà địa chất Việt
Nam tiến hành trong những năm từ 1963 đến 1975. Một số tác giả trong giai đoạn
này nhƣ: V.K. Golovenok và Lê Văn Chân (1965-1970), Nguyễn Đức Tâm (1968,
1976, 1979), Phan Huy Quýnh (1971-1976), Lê Huy Hoàng (1971-1972), Nguyễn
Đức Tùng (1973), Hoàng Ngọc Kỷ (1973), Phạm Văn Quang (1969), Phan Cự Tiến
(1969-1970), Nguyễn Văn Liêm (1970), Lê Hùng (1967-1975) … Tiêu biểu là các
tờ bản đồ trọng lực từ hàng không tỉ lệ 1:500.000 và 1:200.000 lần lƣợt đƣợc thành
lập, là cơ sở đầu tiên để nghiên cứu cấu trúc sâu ở khu vực Hải Phòng. B.K
Golovenoc và Lê Văn Chân (1965) đã phân chia các trầm tích Neogen ở vùng Hải
Phòng – Hải Dƣơng thành 2 tầng. Cơ sở phân chia này chủ yếu dựa vào tài liệu
thạch học, hầu nhƣ thiếu tài liệu cổ sinh nên chƣa có tính thuyết phục cao. Chƣơng
trình điều tra cơ bản tổng hợp vịnh Bắc Bộ (1959- 1965) do Ủy Ban Khoa Học Nhà
Nƣớc chủ trì thực hiện phối hợp với lực lƣợng nghiên cứu của Viện Nghiên cứu
Biển và Viện Khoa học Trung Quốc đã lập sơ đồ và báo cáo kết quả khảo sát vịnh
Bắc Bộ [7]. Trong đó đã nêu khái quát sự phân bố các trƣờng trầm tích sạn, cát và
bùn sét ở đáy Vịnh Bắc Bộ. Đặc biệt đã nêu vị trí các nơi gặp sét loang lổ trong ống
phóng trọng lực. Từ đó đã chỉ ra đƣợc các kiểu trầm tích đáy phân bố ở vịnh Bắc Bộ
và các đặc điểm cơ bản về hàm lƣợng khoáng vật nặng phân bố ở vịnh Bắc Bộ.
Những kết quả nghiên cứu trƣớc năm 1975, chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu
vùng biển vịnh Bắc Bộ, chƣa đi sâu nghiên cứu đối với vùng ven biển Hải Phòng.
Kết quả nghiên cứu còn rời rạc, nặng về mô tả hiện tƣợng, chƣa mang tính khái
quát, chƣa thực sự giải quyết đƣợc các vấn đề cơ bản liên quan tới đặc điểm cũng
nhƣ quy luật địa chất biển khu vực nghiên cứu.
2.1.2.2. Giai đoạn sau năm 1975
Các nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ trong giai đoạn này phát triển rất mạnh
khu vực Bắc Bộ, tiêu biểu là các tác giả, nhƣ Hoàng Ngọc Kỷ (1973 – 1978) đã

thiết lập 5 phân vị địa tầng thông qua kết quả đo vẽ địa chất tờ Hà Nội, Hải Phòng –
Nam Định [9] tỉ lệ 1/200.000, trong đó: Hệ tầng Thái Thụy có tuổi Pleistocen sớm
13


(Q11), hệ tầng Hà Nội có tuổi Pleistocen giữa – muộn (Q12 - Q13a), hệ tầng Vĩnh
Phúc có tuổi Pleistocen muộn (Q13b), hệ tầng Hải Hƣng có tuổi Holocen sớm – giữa
(Q21-2), hệ tầng Thái Bình có tuổi Holocen muộn (Q23). Các trầm tích Holocen lần
đầu tiên đƣợc phân chia thành 2 phân vị địa tầng riêng biệt, trong đó hệ tầng Hải
Hƣng đƣợc phân làm 2 phụ hệ tầng: Phụ hệ tầng dƣới gồm các trầm tích sông biển
và đầm lầy ven biển (am, bm) (Q21-2hh1) và phụ hệ tầng trên gồm các trầm tích hồ đầm lầy và biển nông (bmQ21-2hh2). Các thành tạo thuộc hệ tầng Thái Bình cũng
đƣợc tác giả phân chia theo các kiểu nguồn gốc khác nhau. Đây là lần đầu tiên, trầm
tích Holocen đƣợc phân chia rõ ràng.
Nguyễn Địch Dỹ, Đào Thị Miên, Đỗ Văn Tự, Nguyễn Ngọc, Đinh Văn
Thuận (1975 – 1980) [4], lần đầu tiên đã đƣa ra các phân vị địa tầng Đệ tứ trên cơ
sở cổ sinh kết hợp với những đặc điểm thành phần vật chất. Kết quả nghiên cứu có
nhiều đóng góp mới về mặt khoa học đặc biệt về mặt cổ sinh địa tầng và là định
hƣớng cho các công trình nghiên cứu tiếp theo. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu
chƣa có đóng góp mới về các phân vị địa tầng và nguồn gốc các thành tạo Holocen.
Trần Nghi, Ngô Quang Toàn, Vũ Nhật Thắng (1993 - 1995) [19, 20, 21]
trong các công trình đo vẽ bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 các nhóm tờ Hà Nội, Hải
Phòng và Thái Bình-Nam Định đã xác định đƣợc ranh giới giữa trầm tích Neogen
(Hệ tầng Vĩnh Bảo – N2vb) và trầm tích Đệ tứ (Hệ tầng Lệ Chi – Q1lc) trên cơ sở so
sánh sự khác biệt về thành phần vật chất, hóa lý môi trƣờng, cổ sinh, phong hóa, địa
vật lý lỗ khoan… Nghiên cứu về lịch sử tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông
Hồng, Doãn Đình Lâm (2001, 2002, 2003) [10, 11, 12, 13] đã thiết lập 3 giai đoạn
tiến hóa trầm tích Holocen châu thổ Sông Hồng gồm: Giai đoạn estuary – vũng vịnh
ứng với thời kỳ biển tiến Flandrian trong Holocen sớm; giai đoạn châu thổ bắt đầu
từ cuối Holocen sớm – đầu Holocen giữa đƣợc hình thành và tiến ra biển, phủ lên
các thành tạo estuary-vũng vịnh đƣợc hình thành trƣớc đó; giai đoạn aluvi đƣợc

hình thành sau cùng phủ lên trên các thành tạo châu thổ. Cũng theo tác giả, đồng
bằng châu thổ sông Hồng phân dị thành 4 kiểu đồng bằng: Đồng bằng aluvi, đồng
bằng châu thổ do sông thống trị, đồng bằng châu thổ do sóng thống trị, đồng bằng
châu thổ do triều thống trị.
14


Kết quả các công trình nghiên cứu của các tác giả tiêu biểu trên có giá trị lớn
về khoa học và thực tiễn. Trong đó, đã mô tả chi tiết các phân vị địa tầng theo tuổi,
nguồn gốc thành tạo, thành phần vật chất, cổ sinh, đã luận giải về điều kiện thành
tạo và lịch sử tiến hoá trầm tích Đệ tứ.
Sau năm 1975 đến nay, có rất nhiều các chƣơng trình nghiên cứu biển cấp Nhà
Nƣớc đã và đang đƣợc thực hiện trong toán quốc, tiêu biểu là các đề án tác giả Nguyễn
Biểu (1991) [3] với đề tài "Điều tra địa chất, tìm kiếm khoáng sản rắn biển ven bờ
Việt Nam (0 - 30 m nƣớc) tỉ lệ 1/500.000", Trần Đức Thạnh (1993) với đề tài “Tiến
hóa địa chất vùng cửa sông Bạch Đằng trong Holocen” [24], song song với các
công trình nghiên cứu đó còn có các chƣơng trình nghiên cứu biển KC.09 (2001 –
2005) tập trung điều tra cơ bản và nghiên cứu ứng dụng công nghệ biển. Đặc biệt là
trong giai đoạn 2006 – 2010, phải kể đến đề tài KC.09 -13/06 - 10 của tác giả Trần
Đức Thạnh [25, 26, 27] đã thu thập rất nhiều mẫu trầm tích đáy ở khu vực ven bờ
tây vịnh Bắc Bộ, đã tiến hành điều tra và đánh giá khái quát đƣợc các đặc điểm địa
chất, địa mạo và tài nguyên vị thế của vùng biển và các đảo ven bờ Việt Nam trong
đó có khu vực biển nông ven bờ Hải Phòng – Quảng Ninh.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu về trầm tích Đệ tứ trong giai đoạn này
còn có các công trình nghiên cứu địa chất công trình, tiêu biểu là tác giả Nguyễn
Đức Đại (1996) [6] với công trình nghiên cứu “Điều tra địa chất đô thị thành phố
Hải Phòng”. Kết quả nghiên cứu đã làm sáng tỏ đặc điểm cấu trúc nền đất của thành
phố Hải Phòng, trong đó có các lớp đất đƣợc thành tạo trầm tích Holocen và đƣa ra
những vấn đề Địa kỹ thuật liên quan, nhƣ các tính chất cơ lý, sức chịu tải của
chúng. Qua đó, đã thành lập bản đồ địa chất công trình tỷ lệ 1: 50.000 của thành phố

Hải Phòng, tuy nhiên, các yếu tố địa chất công trình đƣợc mô tả còn rời rạc, chƣa
chi tiết, cụ thể do đó chƣa làm rõ đƣợc đặc tính biến đổi tính chất cơ lý của chúng.
Trần Đình Kiên (2015) [8] chủ biên trong công trình “Nghiên cứu đánh giá
tổng hợp điều kiện địa chất công trình vùng ven biển Bắc Bộ phục vụ quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phòng, ứng phó với biến đổi khí hậu và
nƣớc biển dâng”, đã chia vùng ven biển Bắc Bộ thành 2 vùng với các điều kiện tự
nhiên, địa hình, địa chất, địa chất thủy văn, địa chất công trình khác nhau. Vùng 1
15


từ Móng Cái đến giáp ranh Hải Phòng với đặc trƣng địa hình đồi núi ven biển; vùng
2 từ Hải Phòng đến Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình với đặc trƣng đồng bằng
ven biển. Tuy nhiên, đề tài chƣa đi sâu nghiên cứu chi tiết điều kiện địa chất công
trình khu vực ven biển thành phố Hải Phòng; các giải pháp đƣợc đƣa ra còn chung
chung, chƣa cụ thể, tính ứng dụng chƣa cao.
Vũ Văn Lợi (2017) [15] với đề tài “Đặc điểm và quy luật phân bố các thành
tạo trầm tích Holocen khu vực ven biển thành phố Hải Phòng phục vụ phát triển cơ
sở hạ tầng – Luận án tiến sỹ địa chất”, đã nghiên cứu tích hợp giữa trầm tích và địa
chất công trình đã làm sáng tỏ đặc điểm trầm tích Holocen khu vực ven biển thành
phố Hải Phòng, đặc biệt là xác định đƣợc tƣớng bùn cửa sông estuary ở cửa sông
Bạch Đằng và đã đƣa ra dự báo lún khi xây dựng công trình. Tuy nhiên, kết quả tính
toán lún chƣa xét đến tải trọng của các container chồng xếp lên nhau tác động lên
nền đất, do đó, rất khó để áp dụng phục vụ xây dựng cho các công trình bãi
container cụ thể.
Theo định hƣớng quy hoạch của thành phố Hải Phòng đến năm 2025 tầm
nhìn đến 2050, nhất là sau năm 2000 trở lại đây thành phố Hải Phòng có sự đầu tƣ
và phát triển rất mạnh xây cơ sở hạ tầng khu vực bán đảo Đình Vũ nhằm phát triển
công trình cảng theo hƣớng hƣớng ra biển tại các khu vực bãi bồi ven sông, vùng
nƣớc sâu đến 20,0 m. Các dự án đầu tƣ xây dựng công trình tiêu biểu, nhƣ: Dự án
đầu tƣ cụm công nghiệp Nam Đình Vũ (giai đoạn 1: năm 2000 – 2004, giai đoạn 2:

2009 - 2012), Dự án xây dựng tuyến đƣờng liên phƣờng Tràng Cát – Đình Vũ
(20011 - 2012), Dự án đầu tƣ xây dựng tuyến đƣờng tây nam Đình Vũ (2013 2014), Cảng Lạch Huyện (năm 2000 - 2015), Dự án xây dựng bãi container Liên
Việt Logistics (2015) và nhiều dự án khác thuộc bán đảo Đình Vũ, Hải Phòng. Kết
quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ đặc điểm địa chất công trình khu vực bán
đảo Đình Vũ nói riêng và khu vực ven biển Hải Phòng nói chung; đó là, đã xác định
đƣợc các yếu tố chi phối địa chất công trình là các lớp đất yếu, bề dày lớn và có sự
biến đổi rất phức tạp. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng, làm căn cứ để lập quy hoạch
xây dựng cơ sở hạ tầng và thực hiện các giai đoạn tiếp theo của dự án.
Các công trình nghiên cứu vấn đề địa chất, địa chất công trình của Hải Phòng
16


×