Tải bản đầy đủ (.doc) (165 trang)

GIAO AN DIA 7 CHUAN (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 165 trang )

TUẦN 1
Ngày soạn: 20 / 8 /2018
Ngày giảng: 7A: / 8/ 2018
7B: / 8 / 2018
Phần I.

THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG
Tiết 1. Bài 1:

DÂN SỐ

A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
I. Kiến thức
Trình bày được quá trình phát triển và tình hình gia tăng dân số thế giới,
nguyên nhân và hậu quả của nó đối với sự phát triển KT – XH và môi trường.
II. Kỹ năng
- Đọc và hiểu cách xây dựng tháp dân số.
- Đọc biểu đồ gia tăng dân số thế giới để thấy được tình hình gia tăng dân
số tên thế giới.
Tích hợp GDBVMT:
Phân tích mối quan hệ giữa sự gia tăng dân số nhanh với MT.
Tích hợp KNS:
- Tìm kiếm và sử lí thông tin.
- Trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác khi làm việc nhóm.
III. Thái độ
- Có thái độ ủng hộ các chính sách và các hoạt động nhằm đạt tỷ lệ gia
tăng dân số hợp lí. Tuyên truyền cho mọi người xung quanh.
- Yêu thích môn học.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Biểu đồ gia tăng dân số thế giới: H1.2, H1.3, H1.4 Sgk.


- Hình vẽ các dạng tháp tuổi cơ bản.
- Sgk, giáo án.
HS: Sgk, vở ghi….
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức
- Lớp 7A:
Tổng số:
- Lớp 7B:
Tổng số:

Vắng:
Vắng:

II. Kiểm tra
Không kiểm tra, GV giới thiệu qua chương trình địa lí 7 cho HS rõ.
1


III. Bài mới
1. Khám phá
? Các em biết gì về dân số thế giới, Việt Nam?
GV: Nêu vai trò quan trọng của DS, đó là nguồn lực làm ra của cải, tạo nên sự
phát triển KT – XH của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, DS thế giới không ngừng tăng
lên đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Đây là một vấn đề toàn cầu đòi hỏi
chung tay giải quyết. Vậy DS thế giới có những đặc điểm gì? Đó là nội dung bài
hôm nay.
2. Kết nối
Hoạt động của GV – HS

Nội dung

1. Dân số, nguồn lao động

Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số,
nguồn lao động
* HS làm việc cá nhân/ nhóm.
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: y/c Hs đọc thuật ngữ “ dân số”
T/186 Sgk.
GV: Giới thiệu một vài số liệu về DS
qua các năm.
? Muốn biết DS của một địa phương
hay một nước cần phải tiến hành công
việc gì?
? Công tác điều tra DS cho chúng ta
biết được những điều gì về dân số?

- DS là tổng số dân sinh sống trên một
lãnh thổ ở một thời điểm nào đó.

- Các cuộc điều tra DS cho biết tình
hình dân số, nguyồn lao động của một
địa phương, một quốc gia.

GV: Giới thiệu sơ lược H1.1: cấu tạo,
màu sắc biểu thị trên tháp tuổi ( 3
tháp).
GV: Chia nhóm, qs H1.1, cho biết:
? Trong tổng số trẻ em từ khi mới sinh
ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp, ước tính
có bao nhiêu bé trai, bé gái?

? Hình dạng của hai tháp tuổi khác
nhau như thế nào? Tháp tuổi có hình
dạng ntn thì độ tuổi lao động cao?
- Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể
? Vậy căn cứ vào tháp tuổi cho ta biết
của dân số qua giới tính, độ tuổi,
đặc điểm gì của DS?
nguồn lao động hiện tại và tương lai
của một địa phương.
Thực hiện nhiệm vụ:
2


HS: Dựa vào TT Sgk, các nhóm trao
đổi, thảo luận.
GV: Hướng dẫn.
Báo cáo kết quả:
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm
khác NX bổ sung.
Đánh giá kết quả:
GV: NX, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự gia tăng 2. Dân số thế giới tăng nhanh trong
thế kỷ XIX và XX
dân số thế giới trong thế kỷ XIX và
XX
* HS làm việc cá nhân.
* Phương pháp đàm thoại gợi mở.
GV: Y/c HS qs H1.2 và nhận xét tình

- DS thế giới tăng nhanh nhờ tiến bộ

hình gia tăng dân số thế giới từ đầu thế trong các lĩnh vực KT – XH và Y tế.
kỷ XIX đến cuối thế kỷ XX.
? Qsát H1.2, H1.3, đọc chú dẫn, cho
biết tỷ lệ gia tăng DS là khoảng cách
giữa các yếu tố nào?
GTTN (%) = Tỉ lệ sinh – Tỉ lệ tử
10
GV : Y/c HS đọc thuật ngữ “ Tỉ lệ
sinh”, “Tỉ lệ tử” (Sgk/ 187).
? Ở một địa phương GTDS được tính
theo cách nào?
GTTN + GTCG

- Gia tăng DS do gia tăng tự nhiên và
gia tăng cơ giới (trừ trên phạm vi toàn
cầu).
GTTN (%) = Tỉ lệ sinh – Tỉ lệ tử
10
- Gia tăng cơ giới: Xuất cư – Nhập cư.

? Tại sao trên thế giới tỷ lệ gia tăng DS
chỉ phụ thuộc vào GTTN?
HS: Trả lời.
3


GV : NX, chuẩn kiến thức.
Hoạt động 3: Tìm hiểu sự bùng nổ 3. Sự bùng nổ dân số
dân số
* HS làm việc cá nhân, nhóm.

* Phương pháp làm việc theo nhóm
nhỏ.
GV: Y/c HS dựa vào công thức tính tỉ

- Bùng nổ DS xảy ra khi DS tăng
lệ GTTN, cho biết, GTTN tăng cao đến nhanh, đột ngột ( GTTN >2.1%).
mức nào thì bùng nổ DS xảy ra?
(GTTN >2.1% khi mà tỉ lệ sinh cao, tỉ
lệ tử giảm mạnh).
GV: Giới thiệu H1.3, H1.4 Sgk/Tr. 5.
DS ở các nước phát triển đang giảm.
Bùng nổ DS diến ra ở các nước đang
phát triển.
GV: Chia nhóm trả lời câu hỏi:
? Dựa vào nội dung trong Sgk các - Nguyên nhân: Do tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ
tử giảm nhanh ( thường xảy ra ở các
nhóm hãy trình bày những vẫn đề của
nước đang phát triển).
bùng nổ DS: định nghĩa, nguyên nhân,
- Hậu quả: Sức ép DS lên:
hậu quả, biện pháp.
+ Chất lượng cuộc sống.
+ Tài nguyên thiên nhiên.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế.

HS: Đại diện các nhóm trình bày kết
quả làm việc. Nhóm khác bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức.
? Nước ta thuộc nhóm nước có nền
kinh tế nào? Có trong tình trạng bùng

4

- Biện pháp:
+ Giảm tỉ lệ sinh (kiểm soát sinh
đẻ, phát triển giáo dục).
+ Đẩy mạnh tiến trình phát triển
kinh tế - xã hội.


nổ DS không? Nước ta đã có chính
sách gì để hạ tỷ lệ sinh?
HS: Liên hệ trả lời.

IV. Thực hành/ Luyện tập
- Trình bày 1 phút:
? Tháp tuổi cho biết những đặc điểm gì của dân số?
? Bùng nổ DS diễn ra ở nhóm nước nào?
? Nguyên nhân và hậu quả của bùng nổ DS?
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng. Y/c 1 HS đọc phần ghi nhớ cuối
bài.
V. Vận dụng
- Sưu tầm các hình ảnh tiêu cực do bùng nổ DS đến môi trường ( phá
rừng, ô nhiễm, lũ lụt...)
- GV y/c HS học bài, trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc trước nội dung bài sau: “ Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế
giới”.
- Chuẩn bị: Tìm hiểu sự phân bố dân cư nước ta? Nơi nào đông, nơi nào
thưa? Tại sao?

5



Ngày soạn: 20/ 8/2018
Ngày giảng: 7A: / 8/ 2018
7B: / 8/ 2018
Tiết 2. Bài 2:

SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ. CÁC CHỦNG TỘC
TRÊN THẾ GỚI

A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần :
I. Kiến thức
- Trình bày ở mức độ đơn giản sự phân bố dân cư không đều trên thế giới.
- Nhận biết được sự khác nhau giữa các chủng tộc Môn – gô – lô – it, Nê
– grô – it, Ơ – rô – pê – ô – it về hình thái bên ngoài của cơ thể (màu da, tóc,
mắt, mũi) và nơi sinh sống chủ yếu của mỗi chủng tộc.
II. Kĩ năng
Đọc các bản đồ, lược đồ: Phân bố dân cư thế giới.
III. Thái độ
Có thái độ tích cực về vấn đề DS KHHGĐ biết tuyên truyền vận động về
vấn đề DS.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ dân số thế giới
- Bản đồ tự nhiên thế giới
- Tranh ảnh 3 chủng tộc chính
- Sgk, giáo án, bút chỉ...
HS: Sgk, vở ghi, bút...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức

- Lớp 7A:
Tổng số:
- Lớp 7B:
Tổng số:

Vắng:
Vắng:

II. Kiểm tra
HS1 ? Tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số?
HS2 ? Bùng nổ dân số xảy ra khi nào? Nguyên nhân? Hậu quả? Biện pháp
khắc phục?
III. Bài mới
1. Khám phá
? Theo em dân cư trên TĐ ở nơi nào cũng giống nhau không?
6


HS: Trả lời.
GV: NX, tóm tắt -> bài mới. Con người sống ở khắp mọi nơi trên TĐ, tuy nhiên
có nơi dân cư tập trung rất đông, nơi lại thưa thớt. Đó là do điều kiện sống và
khả năng cải tạo, chinh phục tự nhiên của con người. Vậy dân cư trên thế giới có
đặc điểm gì? sẽ là nội dung bài ngày hôm nay.
2. Kết nối
Hoạt động của GV – HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố dân 1. Sự phân bố dân cư


* HS làm việc cá nhân, nhóm.
Chuyển giao nhiệm vụ:
GV: Gthiệu và phân biệt cho HS rõ 2
thuật ngữ “ dân số” và “dân cư”.
GV: - Y/c HS đọc thuật ngữ “ Mật độ dân
số” (Sgk/187)
- Y/c HS tính mật độ dân số ở bài tập
2 Sgk/9.
GV: Dùng bảng phụ đã ghi bài tập gọi HS
lên bảng điền kết quả.
? Công thức tính mật độ dân số ?
MĐDS = Dân số / Diện tích.
? Tính mật độ dân số thế giới năm 2002
biết DT các châu 149 triệu km2, DS các
châu 6294 triệu người.
GV: Y/c HS qs lược đồ H2.1 sgk cho
biết:
? Một chấm đỏ bao nhiêu người?
? Các khu vực chấm đỏ dày, khu vực
chấm đỏ thưa, nơi không có chấm đỏ nói
lên điều gì?
? Có nhận xét gì về mật độ phân bố dân - Dân cư phân bố không đều trên
cư trên thế giới?
thế giới.
- Số liệu mật độ dân số cho biết
tình hình phân bố dân cư của một
địa phương.
GV: Y/c HS đọc trên lược đồ H2.1 Sgk kể
tên khu vực đông dân đối chiếu với bản
đồ tự nhiên thế giới cho biết:

? Những khu vực tập trung đông dân.
7


? Hai khu vực có mật độ dân số cao nhất.
? Khu vực thưa dân nằm ở vị trí nào?
? Nguyên nhân của sự phân bố dân cư - Dân cư tập trung sinh sống ở
không đều?
những đồng bằng châu thổ, ven
biển, đô thị, là nơi có khí hậu tốt,
điều kiện sinh sống, giao thông
thuận lợi.
Thực hiện nhiệm vụ:
HS: Xác định trên bản đồ khu vực đông
dân, ít dân và giải thích nguyên nhân của
sự phân bố dân cư không đều.
GV: Hướng dẫn.
Báo cáo kết quả:
HS: Trả lời các câu hỏi, lớp nhận xét bổ
sung.
Đánh giá kết quả:
GV: Nhận xét. Chuẩn kiến thức.
GV: Dùng câu hỏi phát triển thêm cho
HS.
? Tại sao có thể nói: “ Ngày nay con
người có thể sống ở mọi nơi trên Trái
Đất”?
HS: Vận dụng hiểu biết trả lời.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các chủng tộc
2. Các chủng tộc

* HS làm việc nhóm.
GV: Cho HS đọc thuật ngữ : “chủng tộc”
(Sgk/186).
? Căn cứ vào đâu người ta chia dân cư thế Căn cứ vào hình thái bên ngoài của
giới ra thành các chủng tộc?
cơ thể (màu da, tóc, mắt...) chia
dân cư thế giới thành 3 chủng tộc:
Môn – gô – lô –it, Nê – grô – it, Ơ
- rô – pê – ô – it.
GV: Cho HS hoạt động nhóm chia lớp
thành 3 nhóm lớn, mỗi nhóm thảo luận 1
chủng tộc về các vấn đề sau:
? Đặc điểm hình thái bên ngoài của chủng
tộc được giao thảo luận .
? Địa bàn sống chủ yếu của chủng tộc đó.
- Các nhóm thảo luận một chủng tộc với
các nội dung trên. Dựa vào tranh trên
8


bảng và Sgk.
+ Nhóm 1+ 2: Môn-gô-lô-ít
+ Nhóm 3+ 4: Nê-grô-ít
+ Nhóm 5+ 6: Ơ-rô-pê-ô-ít
HS : Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
GV: NX, chuẩn kiến thức.
Kết qủa thảo luận:
Tên chủng tộc
Môn-gô-lô-it

(Da vàng)

Nê-grô-it
(Da đen)
Ơ-rô-pê-it
(Da trắng)

Đặc điểm hình thái bên ngoài cơ
thể
- Da màu vàng.
+ Vàng nhạt: Mông Cổ, Mãn Châu
+ Vàng thẫm: Hoa, Việt, Lào
+ Vàng nâu: Cămpuchia, Ấn Độ
- Tóc đen, mượt, mũi tẹt
- Da nâu, đậm đen, tóc đen, ngắn
xoăn, mắt đen to.
- Mũi thấp, môi dày.
- Da trắng hồng, tóc nâu hoặc
vàng, mắt xanh hoặc nâu.
- Mũi dài, nhọn, môi mỏng.

Địa bàn sinh sống chủ
yếu
Chủ yếu ở châu Á (trừ
Trung Đông).

Chủ yếu sống ở châu Phi,
Nam Ấn Độ.
Chủ yếu sống ở châu Âu,
Trung và Nam Á, Trung

Đông.

IV. Thực hành/ Luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
? HS lên bảng xác định trên bản đồ những khu vực dân cư thế giới sống
chủ yếu.
? Hãy nối các cột ở A và B sao cho phù hợp.
Cột A
- Môngôlôit
- Nêgrôit
- Ơrôpôit

Cột B
- Châu Âu
- Châu Á
- Châu Phi

V. Vận dụng
- Sưu tầm tranh ảnh người da đen, da trắng, da vàng.
- Học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập Sgk.
- Đọc trước nội dung bài sau: “ Quần cư. Đô thị hoá”.

9


TUẦN 2
Ngày soạn: 27 / 8 /2018
Ngày giảng: 7A: / 9/ 2018
7B: / 9/ 2018
Tiết 3. Bài 3:


QUẦN CƯ. ĐÔ THỊ HÓA

A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm được:
I. Kiến thức
- So sánh được sự khác nhau giữa quần cư nông thôn và thành thị về hoạt
động kinh tế, mật độ dân số, lối sống.
- Biết sơ lược quá trình ĐTH và sự hình thành các siêu đô thị trên thế giới.
TH GDMT:
Biết quá trình phát triển tự phát của các siêu đô thị và đô thị mới ( đặc biệt
ở các nước đang phát triển) đã gây nên những hậu quả xấu cho MT.
II. Kĩ năng
- Đọc tên các bản đồ, lược đồ.
- Xác định trên bản đồ, lược đồ các “ Siêu đô thị trên thế giới”, vị trí của
một số siêu đô thị.
TH GDMT:
Phân tích mối quan hệ giữa quá trình đô thị hóa và môi trường.
III. Thái độ
Thấy được những tác động tiêu cực của ĐTH tự phát tới môi trường. Có ý
thức gìn giữ, bảo vệ môi trường, phê phán các hành vi ảnh hưởng xấu đến môi
trường.
B. CHUẨN BỊ
GV :

- Lược đồ dân cư thế giới có các đô thị.
- Ảnh các đô thị ở Việt nam, một số thành phố lớn trên thế

giới.
- Sgk, giáo án, bút chỉ...

HS : Sgk, vở ghi, bút...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức
- Lớp 7A:
Tổng số:
- Lớp 7B:
Tổng số:

Vắng:
Vắng:

II. Kiểm tra
10


HS1 ? Xác định khu vực dân cư thế giới sống tập trung đông trên “ lược
đồ dân cư thế giới”. Giải thích tại sao những khu vực trên dân tập trung sinh
sống?
HS2 ? Căn cứ trên cơ sở nào để chia dân cư thế giới thành các chủng tộc?
Việt Nam thuộc chủng tộc nào? Chủng tộc này sinh sống chủ yếu ở đâu?
III. Bài mới
1. Khám phá
Động não:
? Nơi em ở được gọi là gì? Đặc điểm nơi đó? ( nhà cửa, hoạt động kinh
tế...).
GV: NX nơi đó thuộc kiểu quần cư nào -> giới thiệu vào bài mới. Từ khi xuất
hiện, con người đã biết sống quây quần bên nhau để tạo nên sức mạnh nhằm
khai thác và chế ngự thiên nhiên từ đó mà làng mạc, đô thị dần hình thành.
2. Kết nối
Hoạt động của GV – HS


Nội dung

Hoạt động 1 : Tìm hiểu quần cư nông thôn 1. Quần cư nông thôn và quần
và quần cư đô thị
cư đô thị
* HS làm việc nhóm.
Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Y/c HS đọc thuật ngữ “ quần cư”
(Sgk/187)
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
QS H3.1, H3.2 Sgk và dựa vào hiểu biết cho
biết:
? Sự khác nhau giữa hai kiểu quần cư: đô thị
và nông thôn.
Thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm hoạt động trao đổi thống nhất
tìm sự khác nhau giữa hai kiểu quần cư đô
thị và nông thôn.
Báo cáo kết quả
GV: Treo bảng phụ, gọi đại diện nhóm trình
bày.
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét, bổ sung.
Đánh giá kết quả
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
11

( phụ lục )



? Liên hệ nơi em cùng gia đình đang cư trú
thuộc kiểu quần cư nào?
? Với thực tế địa phương mình em cho biết
kiểu quần cư nào đang thu hút số đông dân
tới sinh sống và làm việc.
HS : Liên hệ trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đô thị hoá, các siêu 2. Đô thị hoá. Các siêu đô thị
đô thị hoá
* HS làm việc cá nhân.
GV: Y/c HS đọc đoạn từ “ Các đô thị xuất
hiện.....trên thế giới” cho biết:
? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào? Ở - Đô thị xuất hiện sớm nhất vào
đâu?
thời cổ đại.
? Đô thị phát triển nhất khi nào?
- Đô thị phát triển mạnh nhất vào
thế kỉ XIX là lúc công nghiệp
phát triển.
GV: Giới thiệu thuật ngữ “ Siêu đô thị ”.
GV: Y/c HS qs H3.3 cho biết:
? Châu lục nào có nhiều siêu đô thị từ 8 triệu
dân trở lên nhất?
?Tên của các siêu đô thị ở châu Á có từ 8
triệu dân trở lên.
? Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm nước - Số siêu đô thị ngày càng tăng ở
nào?
các nước đang phát triển, châu Á
và Nam Mĩ.
HS: Trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.

GV: Chuẩn kiến thức.
? Sự tăng nhanh tự phát số dân trong các đô
thị và siêu đô thị đã gây hậu quả gì cho xã
hội?
HS: Suy nghĩ trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
GV: Phân tích thêm cho học sinh rõ ( nếu
còn thời gian).
Phụ lục:
Các yếu tố
Quần cư nông thôn
Quần cư đô thị
Cách tổ chức sinh sống Nhà cửa xen ruộng đồng, Nhà cửa xây thành phố
tập hợp thành làng xóm.
phường.
12


Mật độ

Dân cư thưa.

Dân tập trung đông.

Lối sống

Dựa vào truyền thống gia
đình, dòng họ, làng xóm.
Có phong tục tập quán lễ
hội cổ truyền.


Cộng đồng có tổ chức,
mọi người tuân thủ theo
pháp luật, qui định và nếp
sống văn minh, trật tự,
bình đẳng.

Hoạt động kinh tế

SX nông – lâm – ngư Công nghiệp, dịch vụ.
nghiệp.

IV. Thực hành/ Luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
- Trình bày 1 phút:
? Đặc điểm khác nhau cơ bản của hai loại quần cư: nông thôn và đô thị?
- Y/c 1 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
V. Vận dụng
- Học bài và làm bài tập Sgk.
- GV hướng dẫn học sinh khai thác bài tập 2 Sgk.
- Chuẩn bị học bài sau: Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận biết phân
tích tháp tuổi.

13


Ngày soạn: 1/ 9 /2018
Ngày giảng: 7A: / 10/ 2018
7B: / 10 / 2018
Tiết 4. Bài 4:
THỰC HÀNH

PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP TUỔI
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm được kiến thức đã học của toàn chương về:
I. Kiến thức
- Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới.
- Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á.
II. Kĩ năng
- Củng cố nâng cao thêm các kĩ năng nhận biết một số cách thể hiện mật
độ dân số, phân bố dân cư, các đô thị trên lược đồ dân số.
- Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số, sự biến đổi kết cấu
dân số theo độ tuổi một địa phương qua tháp tuổi, nhận dạng tháp tuổi.
- Vận dụng để tìm hiểu dân số châu Á, dân số Việt Nam.
TH KNS:
- Tìm kiếm và sử lí thông tin.
- Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ, ý tưởng; hợp tác khi
làm việc nhóm.
III. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Biết ủng hộ các chính sách dân số hợp lí, góp phần đưa đất nước tiến kịp
với thế giới.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ dân cư châu Á
- Bản đồ hành chính Việt Nam
- Tháp tuổi địa phương ( Nếu có )
- Lược đồ dân số của tỉnh ( Nếu có )
- Sgk, giáo án, bút chỉ...
HS: Sgk, vở ghi, bút...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức
- Lớp 7A:

Tổng số:
- Lớp 7B:
Tổng số:

Vắng:
Vắng:

II. Kiểm tra
Kết hợp trong khi thực hành.
14


III. Bài mới
1. Khám phá
GV giới thiệu nội dung bài thực hành.
2. Kết nối
Hoạt động của GV – HS
Hoạt động 2 : Tìm hiểu bài tập 2
* HS làm việc nhóm.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Y/c HS nhắc lại dạng tổng quát phân chia
các tháp tuổi.
GV : Cho HS hoạt động nhóm.
QS tháp tuổi TPHCM năm 1989 và 1999 cho
biết sau 10 năm:
? Hình dạng tháp tuổi có gì thay đổi?
? Nhóm tuổi nào tăng về tỷ lệ? Tăng bao
nhiêu?
? Nhóm tuổi nào giảm về tỷ lệ? Giảm bao
nhiêu?

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm qs tháp tuổi TPHCM năm 1989
và 1999 trao đổi thảo luận thống nhất câu trả
lời.
GV: Hướng dẫn.

Nội dung
1. Bài tập 2

- Tháp tuổi 1989 đáy rộng, thân
tháp thon dần  dân số trẻ.
- Tháp năm 1999 đáy tháp thu
hẹp, thân tháp phình rộng và số
người trong độ tuổi lao động
nhiều  dân số già .

Bước 3: Báo cáo kết quả
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận
xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.
? Sau 10 năm tình hình dân số ở TPHCM có gì - Sau 10 năm ( 1989 – 1999 )
thay đổi?
tình hình dân số ở TPHCM già
đi.
GV : Y/c HS nhắc lại trình tự đọc lược đồ.
1 HS nhắc lại trình tự đọc lược đồ ( Tên, kí
hiệu)
2. Bài tập 3
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài tập 3

* Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ.
15


Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
GV: Y/c HS quan sát trên lược đồ phân bố dân
cư châu Á cho biết:
? Những khu vực tập trung mật độ dân số cao
được phân bố ở đâu?
Khu vực có mật độ dân số cao phân bố ở
Đông Á, Tây Nam Á, Nam Á.

- Dân cư Châu Á phân bố không
đều.
- Tập trung đông ở Đông Á, Tây
Nam Á, Nam Á, ven biển
TBD,AĐD .
- Thưa thớt ở nội địa, vùng núi.

? Các đô thị lớn, vừa ở châu Á thường phân bố
ở đâu?
Các đô thị tập trung ở ven biển hai đại dương
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, trung, hạ
lưu các sông lớn.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
HS: Qs và xác định trên lược đồ.
Bước 3: Báo cáo kết quả
HS: Báo cáo kq thảo luận, HS khác nhận xét
bố sung.
Bước 4: Đánh giá

GV: Chuẩn kiến thức trên bản đồ.
IV. Thực hành- luyện tập
- GV đánh giá kết quả học tập của học sinh : biểu dương những HS tích
cực, có nhiều tiến bộ trong giờ thực hành.
- GV lưu ý HS những kĩ năng trong bài ( đọc, phân tích lược đồ ) còn sử
dụng thường xuyên ở những bài sau.
V. Vận dụng
- Ôn tập các đới khí hậu chính trên Trái Đất ở lớp 6 :
+ Ranh giới, các đới.
+ Đặc điểm khí hậu : nhiệt độ, lượng mưa, gió của các đới.
- Chuẩn bị bài 5: “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm”.

16


TUẦN 3
Ngày soạn: 7 / 9 /2018
Ngày giảng: 7A: / 9/ 2018
7B: / 9/ 2018
Phần II.
Chương I.

CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ

MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ
CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG

Tiết 5. Bài 5:

ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM


A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm được:
I. Kiến thức
- Biết vị trí của đới nóng trên BĐ thế giới.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ
bản của môi trường xích đạo ẩm.
TH SDDS:
HS biết và kể tên 1 số rừng ngập mặn.
II. Kĩ năng
- Đọc được các BĐ: Tự nhiên thế giới, Khí hậu thế giới; lược đồ các kiểu
môi trường ở đới nóng.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan ở đới nóng.
- Đọc biểu đồ nhiệt độ bà lượng mưa của các môi trường ở đới nóng.
- Đọc lát cắt rừng rậm xanh quanh năm.
TH KNS:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Tự tin khi làm việc cá nhân.
- Giao tiếp, hợp tác khi làm việc nhóm.
III. Thái độ
Yêu thích môn học, ham tìm tòi, sáng tạo.
TH SDDS:
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ các môi trường địa lí.
- Tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm , rừng ngập mặn.
- Sgk, giáo án, bút chỉ bản đồ...
HS: Sgk, vở ghi, bút...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức

17


- Lớp 7A:
- Lớp 7B:

Tổng số:
Tổng số:

Vắng:
Vắng:

II. Kiểm tra
Không kiểm tra.
III. Bài mới
1. Khám phá
GV giới thiệu khái quát cho HS về:
+ Các môi trường địa lí trên bản đồ.
+ Các kiểu môi trường trong đới nóng.
Môi trường xích đạo ẩm thuộc đới nóng, khí hậu nóng ẩm quanh năm, sự sống
phát triển phong phú đa dạng. Vậy cụ thể ra sao chúng ta sẽ cùng nghiên cứu nội
dung bài ngày hôm nay.
2. Kết nối
Hoạt động của GV – HS

Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu đới nóng
I. Đới nóng
* HS làm việc cá nhân.

GV: Giới thiệu trên bản đồ khu vực đới
nóng và y/c HS:
? Qs H5.1 Sgk hãy:
- So sánh DT của đới nóng với DT đất nổi - Nằm khoảng giữa hai chí tuyến,
trên Trái Đất?
đới nóng chiếm diện tích đất nổi
khá lớn trên Trái Đất.
- Nêu tên các kiểu môi trường của đới
nóng?
GV: Giải thích tại sao còn gọi môi trường
đới nóng là môi trường nội chí tuyến.
? Đặc điểm môi trường đới nóng có ảnh - Giới thục vật, động vật phong
hưởng như thế nào đến giới thực vật và sự phú. Và là khu vực đông dân của
phân bố dân cư ?
thế giới.
HS: Tìm những TT Sgk để trả lời.
GV: Hướng dẫn.
HS: Cá nhân trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
( GV gợi ý cho HS yếu kém liên hệ với Việt
nam để thấy rõ ảnh hưởng của môi trường
đới nóng đến sự phân bố thực vật, và bố dân
cư)
GV: Kết luận.
18


Hoạt động 2: Tìm hiểu môi trường xích II. Môi trường xích đạo ẩm
đạo ẩm
1. Khí hậu
* HS làm việc cá nhân / nhóm.

Chuyển giao nhiệm vụ
? Xác định vị trí giới hạn của môi trường - Nằm trong khoảng từ 50B – 50N
xích đạo ẩm trên H5.1 Sgk ?
GV: Cho HS hoạt động nhóm:
? Xác định vị trí Xin-ga-po trên bản đồ. (Vĩ
độ 10B).
? QS H5.2 biểu đồ nhiệt độ, lượng mưa của
Xin-ga-po và nhận xét:
Nhóm 1+2 ? Đường biểu diễn nhiệt độ TB
các tháng trong năm cho thấy nhiệt độ Xinga-po có đặc điểm gì? (ít dao động và ở
mức cao > 250C: nóng quanh năm).
Nhóm 3+4 ? Lượng mưa cả năm là bao
nhiêu? Sự phân bố lượng mưa trong năm ra
sao? Chênh lệch lượng mưa tháng cao và
tháng thấp nhất? (tháng nào cũng có mưa,
mưa nhiều, tb từ 1500 - 2500mm)
Thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm trao đổi thống nhất câu trả
lời.
GV: Hướng dẫn.
Báo cáo kết quả
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét bổ sung.
=> NX về đặc điểm chung của khí hậu xích - Có khí hậu nóng ẩm quanh
đạo.
năm:
+ Nhiệt độ:
Đánh giá kết quả
▪ TB năm: 25 – 280C, chênh
GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

lệch giữa tháng cao nhất với
tháng thấp nhất nhỏ (30C).
▪ Chênh lệch ngày đêm lớn
(>100C).
+ Lượng mưa:
▪ Mưa quanh năm, TB từ 1500
– 2500mm.
▪ Càng gần XĐ lượng mưa càng
nhiều.
▪ Độ ẩm cao, TB > 80%.
19


2. Rừng rậm xanh quanh năm
GV: Y/c HS qs H5.3, 5.4, cho biết:
- Rừng rậm rạp có nhiều loại cây
? Rừng có mấy tầng chính? Giới hạn các mọc nhiều tầng, cao từ 40 – 50m.
tầng ?
? Tại sao rừng ở đây có nhiều tầng?
- Động vật rừng vô cùng phong
phú đa dạng, sống trên khắp các
tầng rậm rạp.
? Đặc điểm của thực vật sẽ ảnh hưởng tới
động vật như thế nào?
HS: Qs ảnh và lát cắt trả lời, lớp nhận xét
bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức.

IV. Thực hành/Luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.

- Trình bày 1 phút:
? Xác định trên bản đồ vị trí, đặc điểm môi trường xích đạo ẩm.
? Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
- Y/c 1 HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
V. Vận dụng
- Học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập Sgk ( trừ câu hỏi số 4).
- Chuẩn bị bài sau: N/c trước bài 6 “Môi trường nhiệt đới” nắm được đặc
điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới, sưu tầm tranh ảnh xa van nhiệt đới.

20


Ngày soạn: 7 / 9 /2018
Ngày giảng: 7A: / 9/ 2018
7B: / 9/ 2018
Tiết 6. Bài 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI
A. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần:
I. Kiến thức
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ
bản của môi trường nhiệt đới.
TH GDBVMT: (Mục 2)
- Biết đặc điểm của đất và biện pháp bảo vệ ở MT nhiệt đới.
- Biết hoạt động kinh tế của con người là một trong những nguyên nhân
làm thoái hóa đất, diện tíc xa van và nửa hoang mạc ở đới nóng ngày càng mở
rộng.
II. Kĩ năng
- Đọc được các BĐ: Tự nhiên thế giới, Khí hậu thế giới; lược đồ các kiểu
môi trường nhiệt đới.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới.

- Đọc biểu đồ nhiệt độ bà lượng mưa ở môi trường nhiệt đới.
TH GDBVMT: (Mục 2)
Phân tích mối quan hệ giữa các thành phần tự nhiên ( đất, rừng); giữa các
hoạt động kinh tế của con người và MT ở đới nóng.
III. Thái độ
- Yêu thích môn học.
TH GDBVMT: (Mục 2)
Có ý thức giữ gìn, BVMT tự nhiên; phê phán các h/đ làm ảnh hưởng xấu
đến MT.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ khí hậu thế giới
- Biểu đồ khí hậu nhiệt đới H6.1 H6.2 sgk
- Ảnh xa van đồng cỏ và động vật của xa van.
- Sgk, giáo án, bút chỉ...
HS: sgk, vở ghi, bút...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức
- Lớp 7A:
Tổng số:
- Lớp 7B:
Tổng số:

Vắng:
Vắng:

II. Kiểm tra
21


HS1 ? Xác định giới hạn của đới nóng trên bản đồ khí hậu thế giới ? Nêu tên

các kiểu môi trường của đới nóng.
HS2 ? Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm.
III. Bài mới
1. Khám phá
GV: Bằng phương pháp thuyết trình, giới thiệu: Môi trường nhiệt đới có khí
hậu nóng, lượng mưa càng về gần các chí tuyến càng giảm và cũng là nơi dân cư
tập trung đông. Bài học hnay sẽ cho các em biết về các đặc điểm tự nhiên của
môi trường nhiệt đới.
2. Kết nối
Hoạt động của GV – HS
Nội dung
Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm khí hậu 1. Khí hậu
* HS làm việc nhóm.
Chuyển giao nhiệm vụ
? Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới - Nằm trong khoảng vĩ tuyến 50
trên H5.1.
đến chí tuyến ở cả hai bán cầu.
GV: Giới thiệu vị trí 2 địa điểm Malacan
(90B) và Giamêna (120B) trên H5.1 sgk (hai
địa điểm chênh nhau 3 vĩ độ )
GV: Y/c HS qs H6.1, H6.2 sgk thảo luận
nhóm nội dung sau:
+ Nhóm 1+2 qs phân bố nhiệt độ hai biểu
đồ.
+ Nhóm 3+4 qs phân bố lượng mưa của hai
biểu đồ.
Thực hiện nhiệm vụ
HS: Các nhóm qs H6.1,H6.2 hoạt động
nhóm theo y/c của GV, trao đổi thống nhất
câu trả lời.

GV: Hướng dẫn cách nhận xét nhiệt độ,
lượng mưa.
Báo cáo kết quả
HS: Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác
nhận xét bổ sung.
-> ? Đặc điểm của khí hậu nhiệt đới như thế + Nhiệt độ:
nào?
- Nhiệt độ TB năm hơn 200C.
- Biên độ nhiệt năm càng gần chí
Đánh giá kết quả
tuyến càng cao.
22


GV: Nhận xét, chuẩn kiến thức.

+ Lượng mưa:
- Mưa tập trung vào một mùa.
- Càng gần chí tuyến, lượng mưa
TB năm giảm dần, thời kì khô hạn
kéo dài.

=> Vận dụng:
? Khí hậu nhiệt đới có đặc điểm gì khác khí
hậu xích đạo ẩm.
(GV gợi ý cho HS yếu kém nhớ lại đặc điểm
khí hậu xích đạo ẩm để so sánh)
HS: Trả lời.
GV: Chuẩn kiến thức.
Hoạt động 2 : Tìm hiểu các đặc điểm tự 2. Các đặc điểm khác của môi

nhiên khác của môi trường
trường
* Suy nghĩ – cặp đôi – chia sẻ.
GV: Y/c HS qs H6.3, 6.4 Sgk cho nhận xét
về sự giống nhau và khác nhau của 2 xa
van? Giải thích tại sao có sự khác nhau của
hai xa van đó.
(*GV gợi ý HS yếu, kém: dựa vào đặc điểm
khí hậu để giải thích sự khác nhau giữa hai
xavan vào mùa mưa)
(Xavan Kênia ít cây hơn vì ít mưa và khô
hạn hơn)
HS: Qs hình trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
GV: Giải thích thêm ( nếu cần).
GV: Y/c HS n/c TT mục 2 Sgk cho biết:
? Sự thay đổi lượng mưa của môi trường
nhiệt đới ảnh hưởng tới thiên nhiên ra sao?
(* GV gợi ý thêm cho HS yếu, kém:
+ Thực vật như thế nào?
+ Mực nước sông thay đổi như thế nào?
+ Mưa tập trung một mùa ảnh hưởng tới
đất như thế nào?)
HS: N/c trả lời , lớp nhận xét bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức.
GV: Hỏi thêm HS :
? Tại sao khí hậu nhiệt đới có hai mùa: mưa
và khô hạn rõ lại là nơi khu vực đông dân?
23

- Thực vật thay đổi theo mùa, càng

về gần hai chí tuyến thực vật càng
nghèo nàn, khô cằn hơn. Từ rừng
thưa - đồng cỏ - bán hoang mạc.
- Sông có hai mùa nước: mùa lũ và
mùa cạn.
- Đất Fe-ra-lít dễ bị xói mòn, rửa
trôi.


(Khí hậu thích hợp với nhiều loại cây lương
thực)
? Tại sao diện tích xa van ngày càng mở
rộng? (do lượng mưa ít, đốt rừng làm
nương rẫy, lấy củi...->đất thoái hoá, TV khó
mọc lại).
HS: Bằng hiểu biết, vận dụng kiến thức để
trả lời, lớp nhận xét bổ sung.
GV: Chuẩn kiến thức và tích hợp nội dung
GDMT: Biết được đặc điểm của đất, cách
bảo vệ đất. Thấy được vai trò của con
người. Hình thành ý thức bảo vệ môi
trường, phê phán những hành vi ảnh hưởng
xấu tới MT.
IV. Thực hành/ Luyện tập
Trình bày 1 phút:
? Tại sao đất ở vùng nhiệt đới lại có màu đỏ vàng?
? Ở môi trường nhiệt đới, cây cỏ biến đổi như thế nào trong năm, và từ
Xích đạo về phía hai chí tuyến?
- GV hệ thống lại kiến thức bài giảng.
- Y/c HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.

V. Vận dụng
- Hoàn thành sơ đồ:
Nguyên nhân diện tích xa van và nửa hoang
mạc vùng nhiệt đới ngày càng mở rộng

Lượng mưa
.......................
.......................

Con người
.............................
.............................

Đất
.......................
.......................

- Học bài, trả lời câu hỏi và làm bài tập Sgk.
- GV hướng dẫn làm bài tập 4 Sgk.
- Chuẩn bị bài sau : đọc trước nội dung bài 7 “Môi trường nhiệt đới gió
mùa”,
- Sưu tầm tư liệu: GV y/c HS sưu tầm tranh ảnh về rừng ngập mặn, rừng
tre nứa, rừng thông, cảnh mùa đông ở miền Bắc nước ta.

24


TUẦN 4
Ngày soạn: 10 / 9 /2018
Ngày giảng: 7A:

/ 9/2018
7B: /9 /2018
Tiết 7. Bài 7:

MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA

I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm được:
I. Kiến thức
Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ
bản của môi trường nhiệt đới gió mùa.
TH BĐKH( Mục 1 ):
Giúp HS biết được BĐKH làm tăng tính thất thường của khí hậu ở MT
nhiệt đới gió mùa ( liên hệ với Việt Nam).
THSD DS:
Biết và kể tên một số rừng ngập mặn.
II. Kĩ năng
- Đọc được các BĐ: Tự nhiên thế giới, Khí hậu thế giới; lược đồ các kiểu
môi trường nhiệt đới gió mùa.
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các cảnh quan ở môi trường nhiệt đới
gió mùa.
- Đọc biểu đồ nhiệt độ bà lượng mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa.
III. Thái độ
- Yêu thích môn học.
THSD DS:
Có ý thức giữ gìn và bảo vệ các di sản.
B. CHUẨN BỊ
GV: - Bản đồ khí hậu Việt Nam
- Bản đồ khí hậu châu Á hoặc thế giới
- Tranh ảnh cảnh quan nhiệt đới gió mùa ở nước ta

- Sgk, giáo án.
HS: Sgk, vở ghi, bút...
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
I. Tổ chức
- Lớp 7A:
Tổng số:
- Lớp 7B:
Tổng số:

Vắng:
Vắng:

II. Kiểm tra
25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×