Tải bản đầy đủ (.docx) (98 trang)

21 CÂU HỎI VÀ ĐÁP ÁN CHUYÊN ĐỀ VỀ TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NN TRONG KÌ THI CHUYÊN VIÊN CHÍNH , THANH TRA VIÊN CHÍNH , CHUYÊN VIÊN CAO CẤP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (469.63 KB, 98 trang )

CHUYÊN ĐỀ 3. TỔ CHỨC BỘ MÁY HÀNH CHÍNH NN
Câu 1. Trình bày đặc trưng cơ bản của bộ máy hành chính nhà nước?
* Khái niệm: Bộ máy hành chính NN là hệ thống cơ quan trong bộ máy NN được
thành lập, tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật để thực hiện quyền lực
nhà nước, có chức năng quản lý hành chính NN trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội. Bộ máy HCNN là một bộ phận cấu thành của bộ máy nhà nước. Do vậy, bộ
máy hành chính NN cũng mang đầy đủ các đặc điểm chung của bộ máy nhà nước, đó
là:
* Đặc điểm chung
- Bộ máy HCNN hoạt động mang tính quyền lực NN, được tổ chức và hoạt động trên
nguyên tắc tập trung dân chủ. Tính quyền lực NN thể hiện ở chỗ: bộ máy HCNN là
một bộ phận của bộ máy NN; bộ máy HCNN nhân danh nhà nước khi tham gia vào
các quan hệ pháp luật nhằm thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý.
- Mỗi cơ quan trong bộ máy HCNN đều hoạt động dựa trên những quy định của pháp
luật, có chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nhất định và có những mối quan hệ phối
hợp trong thực thi công việc được giao. Hệ thống cơ quan HCNN có cơ cấu, tổ chức
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định.
Chức năng, nhiệm vụ, thaamt quyền của các cơ quan HCNN do pháp luật quy định.
Đó là tổng thể những quyền và nghĩa vụ cụ thể mang tính quyền lực, được Nhà nước
trao để thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình, cụ thể: các cowquan HCNN được tổ
chức và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật, trong quá trình hoạt
động có quyền ban hành các quyết định hành chính thể hiện dưới hình thức là các văn
bản pháp quy và các văn bản cá biệt; được thành lập theo quy định của Hiến pháp,
luật, pháp lệnh hoặc theo quyết định của cơ quan HCNN cấp trên; được đặt dưới sự
kiểm tra, giám sát của cơ quan quyền lực nhà nước cùng cấp và báo cáo hoạt động
trước cơ quan quyền lực NN cùng cấp; có tính độc lập và sáng tạo trong tác nghiệp
điều hành nhưng theo nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc quyền lực phục tùng.
- Về mặt thẩm quyền thì các cơ quan HCNN được quyền đơn phương ban hành văn
bản quy phạm pháp luật hành chính và văn bản ddoscos hiệu lực bắt buộc đối với các
đối tượng có liên quan; cơ quan HCNN có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế
đốivới các đối tượng chịu sự tác động, quản lý của cơ quan HCNN.


* Đặc điểm riêng
-Bộ máy hành chính NN có chức năng quản lý HCNN, thực hiện hoạt động chấp
hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong khi đó các cơ quan
NN khác chỉ tham gia vào hoạt động quản lý trong phạm vi, lĩnh vực nhất định. Ví
1

1


dụ: Quốc hội có chức năng chủ yếu trong hoạt động lập pháp; Tòa án có chức năng
xét xử; Viện kiểm sát nhân dân có chức năng thực hiện quyền công tố, kiểm sát hoạt
động tư pháp. Chỉ bộ máy hành chính NN mới có quyền thực hiện hoạt động quản lý
NN trên tất cả các lĩnh vực: quản lý nhà nước về kinh tế, quản lý nhà nước về văn
hóa, quản lý NN về trật tự, an toàn, xã hội, quản lý xã hội… Đó là hệ thống các đơn
vị cơ sở như công ty, tổng công ty, nhà máy, xí nghiệp thuộc lĩnh vực kinh tế; trong
lĩnh vực giáo dục có trường học; trong lĩnh vực y tế có bệnh viện…
- Bộ máy HCNN là hệ thống cơ quan chấp hành, điều hành của cơ quan quyền lực
NN. Thẩm quyền của bố máy HCNN chỉ giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp
hành, điều hành. Hoạt động chấp hành – điều hành hay còn gọi là hoạt động quản lý
hành chính NN là phương diện hoạt động chủ yếu của cơ quan HCNN. Điều đó có
nghĩa là cơ quan HCNN chỉ tiến hành các hoạt động để chấp hành Hiến pháp, luật,
pháp lệnh, nghị quyết của cơ quan quyền lực NN trong phạm vi hoạt động chấp hành,
điều hành của NN.
Các cơ quan HCNN đều trực tiếp hoặc gián tiếp phụ thuộc vào cơ quan quyền lực
NN, chịu sự lãnh đạo, giám sát, kiểm tra của các cơ quan quyền lực NN cấp tương
ứng và chịu trách nhiệm báo cáo trước cơ quan đó. Các cơ quan HCNN có quyền
thành lập ra các cơ quan chuyên môn để giúp cho cơ quan HCNN hoàn thành nhiệm
vụ.
- Bộ máy HCNN là hệ thống cơ quan có mối liên hệ chặt chẽ, thống nhất. Bộ máy
HCNN là một hệ thống cơ quan được thành lập từ trung ương đến cơ sở, đứng dầu là

CHính phủ, tạo thành một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức theo hệ thống thứ bậc,
có mối quan hệ mật thiết phụ thuộc nhau về tổ chức và hoạt động nhằm thực thi
quyền quản lý HCNN. Hầu hết các cowquan HCNN đều có hệ thống các đơn vị cở
trực thuộc. Các đơn vị cơ sở của bộ máy HCNN là nơi trực tiếp tạo ra của cải vật chất
và tinh thần cho xã hội.
- Hoạt động của bộ máy HCNN mang tính thường xuyên, liên tục và tương đối ổn
định, là cầu nối đưa đường lối, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Tất cả các cơ
quan HCNN có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đó là mối quan hệ trực thuộc trên dưới, trực thuộc ngang – dọc, quan hệ chéo… tạo thành mộ hệ thống thống nhất mà
trung tâm chỉ đạo là Chính phủ.
- Bộ máy HCNN có chức năng quản lý NN dưới hai hình thức là ban hành các văn
banrquy phạm pháp luật và văn bản cá biệt trên cơ sở Hiến pháp, luật, pháp lệnh và
các văn bản của các cơ quan HCNN cấp trên nhằm chấp hành, thực hiện các văn bản
đó. Mặt khác trực tiếp chỉ đạo, điều hành, kiểm tra… hoạt động của các cơ quan
HCNN dưới quyền và các đơn vị cơ sở trực thuộc của mình.
2

2


Tóm lại, Bộ máy HCNN là bộ phận cấu thành của bộ máy NN, trực thuộc cơ quan
quyền lực NN một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, trong phạm vi thẩm quyền của mình
thực hiện hoạt động chấp hành – điều hành và tham gia chủ yếu vào hoạt động quản
lý nhà nước, có cơ cấu tổ chức và phạm vi theo luật định.
Trong quá trình thực thi quyền lực này, cacscow quan hành chính NN được sử dụng
quyền lập quy và quyền hành chính theo quy định của pháp luật.
Quyền lập quy là quyền ban hành các văn bản pháp quy (còn gọi là văn bản dưới
luật) như ban hành Nghị định của CHính phủ, quyếtđịnh cuartHur tướng CP, thông tư
của Bộ trưởng… để cụ thể hóa luật, thực hiện luật nhằm điều chỉnh những quan hệ
kinh tế - xã hội thuộc phạm vi quyền hành pháp. Dưới góc độ pháp luật, có thể xem
đây là sự ủy quyền của lập pháp cho hành pháp để điềuhành các hoạt động cụ thể của

quyền lực NN.
Quyền hành chính là quyền tổ chức ra bộ máy cai quản, sắp xếp nhân sự, điều hành
công việc quốc gia, sử dụng nguồn tại chính và công sản để thực hiện những chính
sách của NN, Đó là quyền tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế - xã hội, đưa pháp
luật vào đời sống nhằm giữ gìn trật tự an ninh xã hội, phục vụ lợi ích của công dân,
bảo đảm dân sinh và giải quyết các vấn đề xã hội và sử dụng có hiệu quả nguồn tài
chính và công sản để phát triển đất nước một cách có hiệu quả.
Với tư cách là cơ quan HCNN cao nhất, Chính phủ nắm quyền thống nhất quản lý
việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh
và đối ngoại của NN; quản lý hệ thống bộ máy HCNN từ Trung ương đến cơ sở trong
khuôn khổ hệ thống chính trị hiện hành.
Câu 2. Vai trò và tổ chức bộ máy HCNN ở Trung ương của Việt Nam hiện nay?
* Vai trò của HCNN ở Trung ương
HCNN trung ương thực hiện các hoạt động quản lý HCNN mang tính chất chung, vĩ
mô dựa trên những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của quốc gia để thực thi các
hoạt động lập quy mang tính hướng dẫn chung cho cả quốc gia thực hiện chi tiết việc
triển khai tổ chức thực hiện pháp luật. Đồng thời bảo đảm cho cách quản lý HCNN
(triển khai thực hiện pháp luật) thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia.
HCNN trung ương có trách nhiệm hoạch định chính sách chung về đối nội, đối ngoại
quốc gia; đại diện bênh vực quyền lợi quốc gia, không bị ảnh hưởng quyền lợi của
các địa phương; bảo đảm điều phối lợi ích quốc gia, lợi ích chung các địa phương và
kiểm soát mọi quá trình quản lý xã hội.
Trong một chừng mực nào đó, Chính phủ còn thay mặt cho cả quốc gia, đại diện cho
tất cả các thiết chế nhà nước. Đặc biệt trong bối cảnh đất nước có chiến tranh, các cơ
quan NN khác có thể đình trệ, không hoạt động nhưng chính phủ không thể không
3
3


hoạt động. Điều đó cho thấy Chính phủ có vị trí quan trọng như thế nào trong bộ máy

NN.Vai trò của Chính phủ các nước trên thế giới được thể hiện trên các phương diện
sau:
-Trong mối quan hệ của CHính phủ với các đảng phái chính trị.
- Vai trò của CHính phủ thể hiện trong mối quan hệ của CHính phủ với nghị viện.
- Vai trò của CHính phủ trong mối quan hệ với nguyên thủ quốc gia.
Hầu hết Chính phủ của các quốc gia nắm giữ quyền hành pháp một trong những
nhóm quyền lực nhà nước song song với quyền lập pháp, tư pháp là vũ khí cơ bản
thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại của nhà nước. Hoạt động của Chính phủ
gắn liền với hoạt động của đảng cầm quyền, chính phủ trở thành một bộ phận quan
trọng nhất trong bộ máy NN. Hoạt động của chính phủ, đứng về mặt các thiết chế xã
hội, đã cho phép nhà nước của các quốc gia giải quyết được nhiều mâu thuẫn trong xã
hội và tận dụng những thành tựu khoa học, kỹ thuật và công nghệ hiện đại thúc đẩy
sự phát triển.
* Tổ chức bộ máy HCNN trung ương của VN
Tổ chức bộ máy HCNN trung ương ở Việt Nam qua các thời kỳ đều bao gồm hai
nhóm yếu tố:
- CHính phủ;
- Cơ cấu Chính phủ.
Chính phủ được hiểu là tập thể của một số cá nhân bao gồm: người đứng đầu
chính phủ; cấp phó của người đứng đầu và các bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang
bộ hoặc các Ủy ban nhà nước.Tùy theo từng giai đoạn, có thể những người này có tên
gọi khác nhau.
Theo Điều 1 Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 “ Chính phủ là cơ quan hành
chính NN cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền
hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội”. Luật xác định Chính phủ là cơ quan
“ thực hiện quyền hành pháp” để phù hợp với quan điểm và nguyên tắc tổ chức quyền
lực NN, sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền
lập pháp, hành pháp và tư pháp theo như quy định của Hiến pháp năm 2013. Về chức
năng, Chính phủ thực hiện quyền hành pháp, chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo
cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước. Với vị trí

chức năng của mình, CHính phủ là cơ quan HC cao nhất trong cả hệ thống các cơ
quan HCNN, trong đó bao gồm các cơ quan HC hiến định (Chính phủ, Ủy ban nhân
dân) và các cơ quan HC không hiến định (Bộ, cơ quan ngang Bộ, các cơ quan
chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân); đồng thời là cơ quan thống nhất quản lý điều
hành các mặt kinh tế - xã hội của đất nước, quyết định chủ trương, chính sách, thể
4
4


chế quản lý của nhà nước trên phạm vi toàn quốc, từ đối nội đến đối ngoại, giải quyết
các công việc phát sinh trong đời sống XH, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi
ích hợp pháp của công dân…
Về cơ cấu tổ chức và thành viên của Chính phủ: Thủ tướng, các Phó thủ tướng,
các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ. Cơ cấu số lượng thành viên Chính
phủ gồm các Bộ, cơ quan ngang Bộ. Việc thành lập, bãi bỏ Bộ, cơ quan ngang Bộ do
Chính phủ trình Quốc hội Quyết định.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ.
Thứ nhất, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong hoạch định
chính sáh và trình các dự án luật, pháp lệnh bao gồm: Đề xuất, xây dựng chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chính sách và các chương trình, dự án khác trình Quốc hội, Ủy
ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định. Quyết định chiến lược quy hoạch, kế
hoạch, chính sách và các chương trình, dự án klhacs theo thẩm quyền. xây dựng các
dự án Luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết
trình Ủy ban thường vụ Quốc hội. Báo cáo Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội ý
kiến của Chính phủ về các dự án luật, pháp lệnh do các cơ quan, tổ chức, đại biểu
Quốc hội trình.
Thứ hai, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của CHính phủ trong quản lý về cơ
yếu bao gồm: Thống nhất quản lý nhà nước về cơ yếu. Thực hiện chính sách, pháp
luật nhằm xaayduwngj lực lượng cơ yếu chính quy, hiện đại, được tổ chức thống
nhất, chặt chẽ, đáp ứng yêu cầu bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, Xây dựng và phát

triển hệ thống thông tin mật mã quốc gia, hệ thống chứng thực chữ ký số chuyên
dùng, hệ thống giám sát an toàn thông tin trên mạng công nghệ thông tin trọng yếu
của cơ quan đảng, cơ quan nhà nước; quản lý hoạt động nghiên cứu, sản xuất, kinh
doanhvà sử dụng mật mã. Thực hiện chính sách ưu đãi, bảo đảm đời sống vật chất,
tinh thần đối với người làm công tác cơ yếu.
Thứ ba, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong bảo vệ quyền và
lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân bao gồm: xây dựng
và trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước quyết định các biện
pháp bảo vệ quyền và lợi cíh của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công
dân. Quyết định những biện pháp cụ thể để bảo vệ quyền và lợi cíh của Nhà nước và
xã hội, quyền con người, quyền công dân. Tạo điều kiện cho công dân sử dụng quyền
và thực hiện nghĩa vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.
Thứ tư, quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanh
tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng,
quan liêu, lãng phí, bao gồm: Thống nhất quản lysNN về công tác thanh tra, giải
5

5


quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trong bộ máy
nhà nước. Chỉ đạo việc thực hiện công tác phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng
phí trong hoạt động của bộ máy NN và các hoạt động kinh tế - xã hội. Kiểm tra việc
thực hiện công tác phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
Về trách nhiệm của Chính phủ: Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về
việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình; về kết quả, hiệu lực, hiệu quả quản lý,
điều hành của bộ máy HCNN; về các chủ trương chính sách do mình đề xuất với cơ
quan NN có thẩm quyền.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ (Luật tổ chức Chính phủ
năm 2015 quy định):

Thủ tướng Chính phủ “chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ
và hệ thống hành chính NN từ trung ương đến địa phương; về các quyết định và kết
quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được
giao. Thực hiện báo cáo công tác của CHính phủ, Thủ tướng CHính phủ; giải trình,
trả lời chất vấn trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, trường hợp vắng mặt thì
ủy quyền cho Phó thủ tướng Chính phủ thực hiện. Thực hiện chế độ báo cáo trước
Nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng về những vấn đề quan trọng
thuộc thẩm quyền giải quyết của Chính phủ và tHủ tướng Chính phủ “ (Điều 29).
“ Phó Thủ tướng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ làm nhiệm vụ theo sự phân
công của Thủ tướng Chính phủ và chịu trách nhiệm trước TTg CP về nhiệm vụ được
phân công. Khi thủ tướng Chính phủ vắng mặt, một Phó thủ tướng Chính phủ được
Thủ tướng Chính phủ ủy nhiệm thay mặt TTgCP lãnh đạo công tác của Chính phủ “
(Điều 31).
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 đã quy định rõ hơn về thẩm quyền của TTgCP:
Quyết định giao quyền Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ theo đề nghị của Bộ
trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan
ngang bộ (trong thời gian Quốc hội không họp); Quyết định giao quyền Chủ tịch Ủy
ban ND cấp tỉnh theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong trường hợp khuyết Chủ
tịch Ủy ban ND cấp tỉnh (trong thời gian giữa hai kỳ họp Hội đồng nhân dân cấp
tỉnh).
- Bộ, cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ
Luật tổ chức Chính phủ năm 2015 đã xác định rõ vị trí, chức năng của Bộ, cơ quan
ngang Bộ; theo đó, Bộ, cơ quan ngang Bộ là cơ quan của CHính phủ thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về một hoặc một số ngành, lĩnh vực và dịch vụ công thuộc
ngành, lĩnh vực trong phạm vi toàn quốc.
6

6



Về cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ: gồm Vụ, văn phòng, thanh tra, cục,
tổng cục, đơn vị sự nghiệp công lập. Vụ, văn phòng, thanh tra, cục, tổng cục, đơn vị
sự nghiệp công lập có người đứng đầu. Số lượng cấp phó của người đứng đầu Vụ,
Văn phòng, thanh tra, cục, đơn vị sự nghiệp công không quá 03; số lượng cấp phó
của người đứng đầu của tổng cục không quá 04.
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là thành viên Chính phủ (Điều 33), cụ thể:
+ Tham gia giải quyết các công việc chung của tập thể Chính phủ; cùng tập thể Chính
phủ quyết định và liên đới chịu trách nhiệm các vấn đề thuộc thẩm quyền của CHính
phủ.
+ Đề xuất với Chính phủ, Thủ tướng CHính phủ các chủ trương, Chính sách, cơ chế,
văn bản pháp luật vấn thiết thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
chủ động làm việc với TTg, các phó TTg về công việc của CHính phủ và các công
việc khác có liên quan; chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung, tiến độ trình các đề án,
dự án, văn bản pháp luật được giao.
+ Tham dự phiên họp Chính phủ và tham gia biểu quyết tại phiên họp Chính phủ.
+ Thực hiện các công việc cụ thể theo ngành, lĩnh vực được phân công hoặc ủy quyền
của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành
pháp luật, việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình và các quyết
định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về ngành, lĩnh vựcđược phân công.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ ủy quyền.
Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ với tư cách là người đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ
(Điều 34), cụ thể:
+ Lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm cá nhân về mọi mặt công tác của Bộ, cơ
quan ngang Bộ; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức triển khai thực hiện chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án đã được phê duyệt, các nhiệm vụ của Bộ,
cơ quan ngang Bộ được Chính phủ giao.
+ Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các vấn
đề thuộc chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ, cơ quan ngang Bộ mà mình là

người đứng đầu.
+ Đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ
chức Thứ trưởng hoặc Phó thủ trưởng cơ quan ngang Bộ.
+ Ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền để thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý NN đối với ngành, lĩnh vực được phân cong; ban hành hoặc trình
7

7


Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách phát triển ngành, lĩnh vực
được phân công.
+ Thực hiện việc tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, điều động, luân
chuyển, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công
chức, viên chức và thực hiện phân cấp quản lý công chức, viên chức đối với tổ chức,
đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
+ quyết định phân cấp cho chính quyền địa phương thực hiện một số nhiệm vụ liên
quan đến ngành, lĩnh vực được giao quản lý theo phạm vi lãnh thổ; phân cấp, uỷ
quyền cho các tổ chức, đơn vị trực thuộc.
+ Quyết định chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa
học, công nghệ; các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm và các định mức kinh tế- kỹ
thuật của ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền.
+ Quyết định thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành, tổ chức sự nghiệp công lập
theo quy định của pháp luật.
+ Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức, đình chỉ công tác, khen thưởng, kỷ
luật người đưng đầu, cấp phó của người đứng đầu tổ chức, đơn vị trực thuộc.
+ lãnh đạo chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp
luật đốivới ngành, lĩnh vuecj trong phạm vi toàn quốc.
+ Quản lý và tổ chức sử dụng có hiệu quả công sở, tài sản, phương tiện làm việc và
tài chính, ngân sách NN được giao; quyết định biện pháp tổ chức phòng, chống tham

nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa
quyền trong ngành, lĩnh vực được phân công.
+ Lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ,
công chức trong ngành, lĩnh vực thuộc trách nhiệm quản lý NN của Bộ, cơ quan
ngang Bộ.
+ Chủ động phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Đảng, Quốc hội, Tòa án nhân dân
tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN và
cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị xã hội; giải trình về những vấn đề Hội
đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội quan tâm; trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội,
kiến nghị của cử tri, kiến nghị của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính
trị - xã hội về những vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý.
+ Thực hiện những nhiệm vụ khác do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
- Chế độ làm việc của Chính phủ: Chính phủ và thành viên Chính phủ làm việc theo
chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Chế độ làm việc được thực hiện kết hợp giữa
quyền hạn, trách nhiệm cá nhân của TTgCP và các cá nhân thành viên chính phủ.
8

8


Chính phủ họp thường kỳ mỗi tháng 1 phiên hoạc họp bất thường theo quyết định của
TTgCP, theo yêu cầu của Chủ tịch nước hoặc ít nhất một phần ba tổng số thành viên
CP.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Chính phủ 2016-2021
Câu 3. Vai trò và tổ chức bộ máy HCNN ở địa phương của Việt Nam hiện nay?
* Vai trò của HCNN ở địa phương
Hành chính NN ở địa phương là hệ thống các cơ quan triển khai tổ chức thực
hiện pháp luật, đưa pháp luật vào đời sống ở địa phương.
Ý nghĩa quan trọng nhất cần phải có của HCNN ở địa phương:
- Chính phủ/HCNN Trung ương không thể trực tiếp điều hành tất cat các công

việc của nhà nước trên phạm vi toàn lãnh thổ. Vì thế cần có chính quyền trung ương
tại địa phương.
- Mỗi địa phương đều có những đặc điểm riêng về vị trí địa lý, về kinh tế, xã
hội, về truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán… vì thế chính quyền trung ương
khoongtheer nào hiểu và thỏa mãn được đầy đủ các nhu cầu của từng địa phương
được. Để gần dân hơn, tìm hiểu và thỏa mãn tốt nhu cầu của dân cũng như thực hiện
tốt hơn chức năng quản lý NN, cần phải có chính quyền nhà nước ở địa phương.
Việc thành lập các cơ quan NN ở địa phương nhằm những mục đích sau:
- Để triển khai thực hiện các quyết định của các cơ quan NN trung ương;
- Tạo điều kiện để nhân dân địa phương tự quyết định những vấn đề có liên quan
đến đời sống của nhân dân địa phương;
- Giảm bớt gánh nặng của chính quyền trung ương, tạo điều kiện để chính quyền
trung ương tập trung sức lực vào giải quyết những công việc tầm cỡ quốc gia;
- Tôn trọng quyền lợi của địa phương trong các chính sách, quyết định của nhà
nước.
* Tổ chức bộ máy HCNN ở địa phương nước ta hiện nay
Theo khoản 1 Điều 114 Hiến pháp năm 2013, “ Ủy ban ND ở cấp chính quyền
địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu là cơ quan chấp hành của Họi đồng
nhân dân, cơ quan HCNN ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng ND và cơ
quan hành chính NN cấp trên”.
Theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, tất cả các đơn
vị hành chính đều tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân (cấp chính quyền
địa phương). Theo Hiến pháp 2013 phân chia địa giới hành chính ở VN được quy
định thành 3 cấp:
- Nước chia thành tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
9

9



- Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã; thành phố trực thuộc
trung ương chia thành quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc;
- Huyện chia thành xã, thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường
và xã; quận chia thành phường.
Ủy ban nhân dân – cơ quan HCNN ở địa phương có hai tư cách:
Một là, với tính chất là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan
HCNN ở địa phương, Ủy ban nhân dân có nhiệm vụ xây dựng, trình Hội đồng nhân
dân quyết định những nội dung thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân và
tổ chức thực hiện các nghị quyết này sau khi được Hội đồng nhân dân thông qua. Ủy
ban nhân dân còn có nhiệm vụ quản lý nhà nước về các lĩnh vực trên địa bàn trong
phạm vi được phân quyền, phân cấp, ủy quyền.
Hai là, với tính chất là người đứng đầu Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân có nhiệm vụ lãnh đạo và điều hành công việc của Ủy ban nhân dân, lãnh đạo, chỉ
đạo việc thực hiện các nhiệm vụ thi hành Hiến pháp, pháp luật, các văn bản của cơ
quan nhà nước cấp trên, của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, lãnh đạo và
chịu trách nhiệm về hoạt động của hệ thống hành chính nhà nước trên đại bàn, bảo
đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính ở địa phương.
Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân
Luật tổ chức chính quyền địa phương đã được bổ sung những điểm mới nhằm
quy định chi tiết hơn về số lượng, cơ cấu thành viên UBND, nguyên tắc hoạt động
của UBND; phiên học UBND; phạm vi trách nhiệm giải quyết công việc của các
thành viên UBND; mối quan hệ phối hợp công tác của UBND; các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND. Theo đó cơ cấu tổ chức và hoạt động của UBND có những nội
dung mới sau:
- Quy định thành viên UBND cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, các phó chủ
tịch và các ủy viên là người đứng đầu cơ quan chuyên môn thuộc UBND, Ủy viên
phụ trách quân sự, Ủy viên phụ trách công an để bảo đảm nguyên tắc làm việc tập thể
của UBND bao quát đầy đủ các lĩnh vực chuyên môn, tạo điều kiện thực hiện việc
giám sát của UBND và lấy phiếu tín nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan chuyên
môn thuộc UBND và cơ quan quân sự, công an ở địa phương; quy định thành viên

UBND cấp xã gồm Chủ tịch, các phó chủ tịch và ủy viên phụ trách quân sự, công an.
- Quy định số lượng Phó Chủ tịch UBND các cấp theo phân loại đơn vị hành
chính: cấp tỉnh (HN và HCM không quá 05 phó chú tịch; các thành phố trực thuộc
TW và các tỉnh đô thị loại Ikhông quá 04 phó chủ tịch; Tỉnh loại II, III không quá
03); cấp huyện (Loại I không quá 03, loại II và III không quá 02); cấp xã (loại I
không quá 02; loại II và III có 01)
10

10


- Quy định kết quả vầu chủ tịch, Phó chú tịch UBND do người đứng đầu cơ
quan hành chính cấp trên trực tiếp phê chuẩn, trường hợp không phê chuẩn thì trả lời
bằng văn bản, nêu rõ lý do và yêu cầu HĐND tổ chức bầu lại chức danh không được
phê chuẩn. Riêng đối với chức danh ủy viên UBND không thực hiện việc phê chuẩn
kết quả bầu cử như Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003. Chủ tịch,Phó chủ tịch
và Ủy viên UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình nay sau khi được HĐND
bầu.
- Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và Chủ tịch UBND
theo hướng đề cao trách nhiệm của Chủ tịch UBND trong việc thực hiện các nhiệm
vụ, quyền hạn của mình và trong việc điều động, cách chức, đìnhchỉ chức vụ đối với
Chủ tịch UBND cấp dưới trực tiếp trong trường hợp khuyết Chủ tịch UBND giữa hai
kỳ họp Hội đồng nhân dân.
- Quy định UBND cấp xã mỗi năm có trách nhiệm tổ chức ít nhất một lần hội
nghị trao đổi, đối thoại với Nhân dân về tình hình hoạt động của Ủy ban nhân dân và
những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công dân ở địa phương.
Câu 4: Phân tích điểm giống nhau và khác nhau trong hoạt động giữa ủy ban
nhân dân và Chủ tịch ủy ban nhân dân khi thực hiện nguyên tắc tập trung dân
chủ. Chế độ chịu trách nhiệm giữa Ủy ban nhân dân và Chủ tịch UBND là như
thế nào? Hãy phân tích và minh học về chế độ chịu trách nhiệm giữa 2 chủ thể

này.
- Uỷ ban nhân dân do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân,
cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân
dân cùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên.
- Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của
cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo
đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng,
an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
- Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương, góp phần
bảo đảm sự chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nước từ trung
ương tới cơ sở.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân là người lãnh đạo và điều hành công việc của Uỷ ban
nhân dân, chịu trách nhiệm cá nhân về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình,
cùng với tập thể Uỷ ban nhân dân chịu trách nhiệm về hoạt động của Uỷ ban nhân
dân trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước cơ quan nhà nước cấp trên.
11

11


Tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt
động của các cơ quan nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Nguyên tắc này đã được
ghi nhận tại Điều 4 Hiến pháp 1959, Điều 6 Hiến pháp 1980 và Điều 6 Hiến pháp
1992… ‘Quốc hội, Hội đồng nhân dân và các cơ quan khác của Nhà nước đề tổ chức
và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ”. Không những ở nước ta, các nước
XHCN cũng ghi nhận nguyên tắc này trong Hiến pháp và cũng xác định là nguyên
tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của các chủ thể hành chính nhà
nước, trong đó có chủ thể UBND và Chủ tịch UBND. Tuy nhiên, hai thiết chế trên
được pháp luật quy định có địa vị pháp lý không giống nhau, nên có sự giống và khác

nhau trong thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
* Sự giống nhau trong hoạt động trên cơ sở đề cao nguyên tắc dân chủ:
- Theo Luật tổ chức và hoạt động của HĐND và UBND năm 2003, Chủ tục UBND là
đại biểu HĐND do HĐND cùng cấp bầu ra cùng với các thành viên UBND nên phải
chấp hành thiết chế lãnh đạo tập thể trong hoạt động.
- là thành viên của UBND nên khí quyết định những vấn đề quan trọng ở địa phương,
Chủ tịch cùng các thành viên UBND bàn bạc tập thể và biểu quyết theo đa số.
- Chủ tịch cùng các thành viên UBND chịu trách nhiệm tập thể trước HĐND cùng
cấp và cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả hoạt động của UBND;
- Để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, UBND và Chủ tịch UBND được quyền ban
hành quyết định và chỉ thị.
* Sự khác nhau trong hoạt động trên cơ sở đề cao nguyên tắc tập trung
- Chủ tịch UBND là người đứng đầu UBND, lãnh đạo và điều hành toàn thể UBND
nên Chủ tịch có quyền chủ động đề xuất những vấn đề ra quyết định và biện pháp giải
quyết vấn đề để HĐND xem xét ra nghị quyết và tập thể UBND bàn bạc quyết định.
- Chủ tịch UBND phân công nhiệm vụ cho các thành viên của UBND và có quyền
quyết định những nội dung ngoài phạm vi quy định thuộc thẩm quyền bàn và biểu
quyết tập thể của UBND.
* Chế độ chịu trách nhiệm giữa UBND và Chủ tịch UBND
-Thẩm

quyền, trách nhiệm của tập thể uỷ ban nhân dân (UBND) và chủ tịch
UBND là một nội dung cơ bản, quan trọng trong tổ chức và hoạt động của UBND các
cấp được quy định trong Hiến pháp năm 1992 và Luật tổ chức Hội đồng nhân dân
(HĐND) và UBND năm 2003. Theo luật định, UBND do HĐND cùng cấp bầu ra, là
cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương; cơ cấu tổ
chức của UBND gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và các uỷ viên; số lượng phó chủ tịch
12

12



và cơ cấu thành viên UBND các cấp do Chính phủ quy định; UBND làm việc theo
chế độ tập thể, đồng thời phân công cá nhân phụ trách. Ưu điểm của chế định này
trong hoạt động của UBND là phát huy được nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy
được trí tuệ tập thể và tính thống nhất trong lãnh đạo UBND; đồng thời đã phát huy
được phần nào vai trò, trách nhiệm cá nhân của chủ tịch trong quản lý, điều hành các
công việc ở địa phương.
Tuy nhiên, theo quy định của Luật và trong hoạt động thực tiễn của UBND và cá
nhân chủ tịch còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Trong chế độ làm việc tập thể của
UBND cho thấy có một số việc chưa xác định rõ đâu là thẩm quyền, trách nhiệm của
tập thể, đâu là của cá nhân phụ trách, dẫn đến có những vấn đề sai phạm trong quản
lý, điều hành nhưng khó xác định trách nhiệm để xử lý. Chế độ lãnh đạo tập thể đòi
hỏi phải họp nhiều để bàn bạc, thống nhất, có trường hợp gây lãng phí thời gian và
không kịp thời giải quyết một số việc, nhất là những việc có tính cấp bách, cần thiết.
- Trong công tác cán bộ, Luật quy định: chủ tịch UBND có quyền được bổ
nhiệm, miễn nhiệm, điều động, cách chức, khen thưởng, kỷ luật cán bộ, công chức
nhà nước theo sự phân cấp quản lý. Nhưng trên thực tế, công tác cán bộ thực hiện
theo nguyên tắc Đảng thống nhất lãnh đạo và quản lý, đồng thời quy trình về công tác
cán bộ được quy định nhiều khâu, nhiều bước nên việc thực hiện quyền hạn về công
tác cán bộ của chủ tịch UBND còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế và chưa có tính thực
quyền.
Cơ cấu tổ chức của UBND các cấp theo luật định gồm có chủ tịch, các phó chủ tịch
và các uỷ viên. Nhưng trong thực tế, hoạt động chỉ đạo, điều hành mọi công việc
thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của UBND chủ yếu là do chủ tịch và các phó chủ tịch,
còn các uỷ viên chỉ tham gia các phiên họp định kỳ hàng tháng của UBND chứ không
có quyền quyết định, điều hành, chỉ đạo; như vậy vai trò của các uỷ viên trong hoạt
động thực tiễn là rất mờ nhạt và hình thức.
- Nhận thức chưa đầy đủ về nguyên tắc và phong cách làm việc tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách dẫn đến những bất cập, lạm dụng, cực đoan trong vận dụng

nguyên tắc và phong cách làm việc đó. Cho nên vừa có hiện tượng gia trưởng, độc
đoán, coi nhẹ trách nhiệm tập thể cấp ủy, vừa có tình trạng cấp trên không kỷ luật
được cấp dưới, không quản lý được cấp dưới; người lãnh đạo, quản lý thiếu tinh thần
dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 Khóa
XI đã chỉ rõ điều đó và nhấn mạnh ‘ Nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
Nhưng trên thực tế ở nhiều nơi rơi vào hình thức do không xác định rõ cơ chế trách
nhiệm, mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân; khi sai sót, khuyết điểm không ai chịu
trách nhiệm. Do vậy vừa có hiện tượng dựa dẫm vào tập thể, không rõ trách nhiệm cá
nhân, vừa không khuyến khích người đứng đầu có nhiệt tình, tâm huyết dám nghĩ,
13
13


dám làm; tạo kẽ hở cho cách làm việc tắc trách, trì trệ hoặc lạm dụng quyền lực một
cách tinh vi để mưu cầu lợi ích cá nhân. Các nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê
bình và phê bình ở nhiều nơi vừa bị buông lỏng trong thực hiện, vừa chưa được quy
định cụ thể để làm cơ sở cho công tác kiểm tra giám sát.
* Giải pháp
Để khắc phục những hạn chế theo quy định của luật pháp và trong hoạt động
thực tiễn về thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và cá nhân chủ tịch; thực
hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X về việc
phải “Phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể UBND và chủ tịch UBND Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở địa
phương”, xin đề xuất một số giải pháp như sau:
Một là, kiện toàn lại tổ chức UBND theo hướng bỏ chức danh ủy viên, tăng số
lượng phó chủ tịch UBND các cấp nhằm tăng cường năng lực quản lý, điều hành, chỉ
đạo trực tiếp, từng bước thực hiện mô hình ủy ban hành chính (UBHC) ở các cấp
chính quyền địa phương. Tổ chức UBND theo hướng này cũng đồng nghĩa với việc
thay đổi cơ chế hoạt động của UBND từ chế độ làm việc tập thể chuyển sang chế độ
thủ trưởng, thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Mô hình
UBHC ở địa phương trước đây chúng ta đã thực hiện theo Hiến pháp năm 1946 và

Hiến pháp năm 1960 đã mang lại hiệu quả trong hoạt động thực tiễn. Nếu từng bước
kiện toàn để hướng đến việc thành lập UBHC thì về số lượng, cơ cấu của UBHC chỉ
có chủ tịch, các phó chủ tịch và uỷ viên thường trực. Cùng với việc thay đổi mô hình
tổ chức UBND thành UBHC, cần thay đổi tên gọi chức danh của người đứng đầu cơ
quan hành chính địa phương là: tỉnh trưởng, thị trưởng, xã trưởng theo cấp hành
chính.
Trong mô hình UBHC có đề xuất chức danh ủy viên thường trực (hay thư ký hành
chính) vì hiện nay chúng ta đang thực hiện phân cấp quản lý và thực hiện cải cách thủ
tục hành chính; trong đó nhiều công việc liên quan đến thủ tục thuộc nhiệm vụ, quyền
hạn của UBND nhưng bộ máy của UBND không kiểm soát, giải quyết hết các công
việc. Chức danh ủy viên thường trực là để đảm đương công việc này, nhất là ở cơ sở
xã, phường, thị trấn (các công việc sao y, chứng thực văn bản).
Hai là, trên cơ sở quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện thẩm quyền,
trách nhiệm của tập thể UBND và cá nhân chủ tịch, phân định rõ ràng, rành mạch
theo hướng giảm thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể và tăng thêm vai trò, trách
nhiệm cho cá nhân chủ tịch. Cụ thể, có thể phân định theo các nhóm công việc như
sau:

14

14


- Về thẩm quyền của tập thể UBND: việc bàn bạc tập thể chủ yếu là để thống nhất
ban hành các cơ chế, chính sách (quyết định, chỉ thị) nhằm phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương; đồng thời bàn bạc và quyết định theo đa số những nhiệm vụ quan trọng
ở địa phương thuộc nhóm công việc theo quy định của pháp luật phải thông qua
HĐND.
- Về thẩm quyền của chủ tịch UBND: thuộc nhóm các nhiệm vụ cấp bách; chương
trình, kế hoạch, biện pháp triển khai thực hiện nhiệm vụ; các công việc điều hành, chỉ

đạo, kiểm tra cơ quan chuyên môn và cơ quan hành chính cấp dưới; công tác tổ chức,
cán bộ; ban hành các quyết định, chỉ thị (văn bản cá biệt) để thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn của mình.
- Về trách nhiệm của tập thể và các thành viên UBND: thực hiện có hiệu quả các
nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm về những sai
phạm trong các quyết định của tập thể gây ra hậu quả xấu.
- Về trách nhiệm của chủ tịch UBND: thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, quyền hạn
theo quy định; chịu trách nhiệm trực tiếp về các sai phạm trong quản lý, điều hành,
chỉ đạo đối với các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định và trong các quyết định hành
chính của mình; chịu trách nhiệm liên đới khi các phó chủ tịch và các thành viên khác
của UBND có sai phạm trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Ba là, giải quyết tốt mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối
với chính quyền các cấp. Cần xác định rõ lãnh đạo của các cấp ủy đảng là lãnh đạo
bằng chủ trương, định hướng trên tất cả các lĩnh vực ở địa phương, tăng cường công
tác kiểm tra, cấp uỷ không bao biện làm thay công tác của chính quyền. Trong công
tác cán bộ cần xác định rõ thẩm quyền, thực quyền của chủ tịch UBND trong việc đề
bạt, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức đối với cán bộ thuộc quyền và đổi mới quy
trình đề bạt, bổ nhiệm cán bộ. Đổi mới sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công
tác cán bộ theo hướng cấp ủy chỉ thực hiện công tác quy hoạch từng chức danh cán
bộ, công chức theo tiêu chuẩn quy định; còn việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức...
thực hiện theo phân cấp quản lý cho người đứng đầu cơ quan hành chính được quyền
lựa chọn và quyết định khi có nhu cầu.
Bốn là, xây dựng quy chế làm việc của UBND rõ ràng, cụ thể. Đây cũng là một
nội dung quan trọng để làm rõ thêm thẩm quyền, trách nhiệm của tập thể, cá nhân và
lề lối làm việc của UBND các cấp.
Năm là, xây dựng quy chế phối hợp giữa UBND với Mặt trận Tổ quốc và các
đoàn thể trong hệ thống chính trị ở địa phương; đồng thời tăng cường công tác giám
sát kiểm tra của các cơ quan chức năng đối với hoạt động của UBND, của chủ tịch
UBND trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
15


15


Sáu là, sớm tổng kết mô hình không tổ chức HĐND huyện, quận, phường và
mô hình nhất thể hóa bí thư đồng thời là chủ tịch UBND để áp dụng rộng rãi trong
các đơn vị hành chính các cấp trên toàn quốc. Đây là một giải pháp cơ bản để nâng
cao vai trò, trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước ở
địa phương. Việc thực hiện hai mô hình này vừa để thực hiện cải cách hành chính nhà
nước ở địa phương, giảm tổ chức bộ máy; đồng thời để giải quyết tốt mối quan hệ
giữa cấp ủy đảng với chính quyền, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của cấp ủy
đảng và năng lực quản lý, điều hành của chính quyền các cấp hành chính ở địa
phương.
Câu 5. Trình bày sự cần thiết và nội dung của cải cách tổ chức bộ máy hành
chính NN ở nước ta hiện nay.
* Sự cần thiết cải cách tổ chức bộ máy HCNN
Bộ máy HCNN như trên đã nêu bao gồm hệ thống các cơ quan HCNN tạo nên.
Hoạt động của bộ máy này được trực tiếp thông qua từng cơ quan hành chính NN.
Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý NN nói chung và triển khai tổ chức thực
hiện pháp luật đưa pháp luật vào đời sống phụ thuộc rất lớn vào chính năng lực của
các cơ quan HCNN cũng như cả bộ máy HCNN.
Mỗi một tổ chức, và cả bộ máy HCNN đều phải xác định thật rõ ràng cụ thể chức
năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng yếu tố cấu thành nên bộ máy HCNN. Tuy
nhiên hoạt động quản lý HCNN của các cơ quan HCNN vẫn còn nhiều vấn đề thách
thức. Cải cách tổ chức bộ máy HCNN là đòi hỏi tất yếu từ cả những nguyên nhân
mang tính khách quan lẫn chủ quan.
- Về khách quan
+ Cơ cấu tổ chức chưa hợp lý, trong đó chưa xác định đúng và phân biệt rõ sự
lãnh đạo của Đảng và vai trò, chức năng quản lý NN, mối quan hệ phân công, hợp tác
giữa các cơ quan thực hiện chức năng lập pháp, hành pháp, tư pháp còn có chỗ chưa

hợp lý, rành mạch.
+ Quyền lập quy và hoạt động lập quy của hệ thống hành pháp chưa được thực
hiện mạnh mẽ, hệ thống pháp luật vừa thiếu vừa không đồng bộ, không hoàn chỉnh,
vừa có những mặt lạc hậu và không đáp ứng kịp yêu cầu của cơ cấu kinh tế và cơ chế
thị trường, cũng như yêu cầu chính trị, xã hội, văn hóa trong giai đoạn mới, giai đoạn
củng cố và hoàn thiện nền dân chủ XHCN.
+ Thể chế hành chính và bộ máy quản lý NN không phân định rõ và kết hợp biện
chứng giữa quản lý NN và quản lý kinh doanh.
16

16


+ Cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính bộc lộ nhiều nhược điểm, bộ máy tổ chức
cồng kềnh, nhiều tầng nấc trung gian, nhiều đầu mối rườm rà, vừa tập trung quan
liêu, vừa phân tán, không quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ.
+ Đội ngũ công chức Nhà nước vừa quá đông, quá thừa những người yếu kém,
vừa thiếu cán bộ có năng lực cao, có phẩm chất đạo đức, kỷ luật, bệnh quan liêu,
tham nhũng trong một số không ít cán bộ công chức khá trầm trọng.
+ Thể chế của nền hành chính một mặt, không được quy định chính thức, chặt chẽ,
mặt khác lại sa vào một hệ thống thủ tục rườm rà, phức tạp, công việc hành chính còn
mang nặng tính chất bàn giấy, chậm chễ, kém hiệu lực và hiệu quả.
+ Nghiệp vụ và kỹ thuật hành chính còn thủ công, lạc hậu, ít sử dụng kỹ thuật hiện
đại, hệ thống thông tin cũ, chưa bắt kịp sự phát triển của xã hội và đòi hỏi của một
Nhà nước hiện đại.
- Về chủ quan: Việc tồn tại, hạn chế về vai trò, chức năng nhiệm vụ, thẩm
quyền, trách nhiệm của hệ thống hành chính có nguyên nhân cơ bản và trực tiếp là do
chính tổ chức, bộ máy cồng kềnh, nhiều đầu mối đã tạo nên sự xác định và phân công
chức năng, nhiệm vụ cho mỗi ngành, mỗi cấp chồng lấn, trùng chéo nội dung công
việc của nhau, nhất là khi triển khai tổ chức thực hiện nhiệm vụ thực tế. Đã thế lại

thiếu sự quan hệ phố hợp chặt chẽ để tự bàn bạc giải quyết những vấn đề liên quan
giữa cacsBooj, ngành với nhau và chính quyền địa phương;
Gắn liền với nguyên nhân trên là do thiếu cơ sở khoa học, chưa sát tình hình
thực tế trong việc phân giao chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước cho mỗi Bộ,
ngành và chính quyền địa phương. Cách quy định chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm
cho mỗi cơ quan như hiện nay còn nhiều chủ quan, áp đặt vì quy định còn rất chung
chung đã ảnh hưởng nhiều đến hiệu lực và hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ
được giao.
* Nội dung cải cách tổ chức bộ máy HCNN
Các vấn đề chủ yếu tập trung là: cơ cấu tổ chức bộ máy HCNN trung ương, địa
phương, cơ cấu tổ chức từng cơ quan thuộc bộ máy HCNN (Bộ, các cơ quan chuyên
môn thuộc UBND); mối quan hệ giữa các cơ quan HCNN cùng cấp và các cấp (phân
cấp quản lý HCNN và quan hệ).
Nội dung cải cách tổ chức bộ máy hành chính NN trong chương trình tổng thể
cải cách hành chính NN giai đoạn 2011-2020 được xác định những nhiệm vụ sau:
- Tiến hành tổng rà soát về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ
chức và biên chế hiện có của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,
cấp huyện, các cơ quan, tổ chức khác thuộc bộ máy hành chính nhà nước ở trung
17
17


ương và địa phương (bao gồm các đơn vị sự nghiệp của nhà nước); trên cơ sở đó điều
chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan, đơn vị
nhằm khắc phục tình trạng bỏ trống hoặc trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn; chuyển giao mạnh những công việc cơ quan hành chính nhà nước không nên
làm hoặc làm hiệu quả thấp cho xã hội, các tổ chức xã hội, tổ chức phi Chính phủ
đảm nhận;
- Tổng kết, đánh giá mô hình tổ chức và chất lượng hoạt động của chính quyền

địa phương nhằm xác lập mô hình tổ chức phù hợp, bảo đảm phân định đúng chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; xây dựng mô hình chính
quyền đô thị và chính quyền nông thôn phù hợp;
Hoàn thiện cơ chế phân cấp, bảo đảm quản lý thống nhất về tài nguyên, khoáng
sản quốc gia; quy hoạch và những định hướng phát triển, tăng cường giám sát, kiểm
tra, thanh tra; đồng thời đề cao vai trò chủ động, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng
lực của từng cấp, từng ngành;
- Tiếp tục đổi mới phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước; thực
hiện thống nhất và nâng cao chất lượng thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông
tập trung tại bộ phận tiếp nhận, trả kết quả thuộc Văn phòng Hội đồng nhân dân, Ủy
ban nhân dân cấp huyện; sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với sự phục vụ của
quan hành chính đạt mức trên 80% vào năm 2020;
- Cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các
đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; chất lượng dịch vụ công từng bước được nâng cao,
nhất là trên các lĩnh vực giáo dục, y tế; sự hài lòng của cá nhân đối với dịch vụ do
đơn vị sự nghiệp công cung cấp trên các lĩnh vực giáo dục, y tế đạt mức trên 80% vào
năm 2020.
Câu 6. Phân tích khái niệm thủ tục HCNN. Lấy ví dụ minh họa
* Khái niệm
Thủ tục HCNN là chuẩn mực để các cơ quan hành chính NN giải quyết công
việc đối với công dân và tổ chức, đặc biệt là các doanh nghiệp. Thực hiện đúng các
thủ tục hành chính nhà nước chính là góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở
nước ta hiện nay.
Nói đến thủ tục là nói đến quy trình và cách thức giải quyết công việc.
Thực tế, để thực hiện có hiệu quả một công việc nhất định cần tiến hành một
loạt các hoạt động theo thứ tự trước sau và cachst hức thực hiện từng bước theo
những quy định chặt chẽ, thống nhất.

18


18


Theo nghĩa chung nhất, thủ tục là phương thức, cachst hức giải quyết công việc
theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan
chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn.
Hoạt động của các cơ quan nhà nước cần phải tuân theo pháp luật, trong đó có
những quy định về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để giải
quyết công việc theo chức năng nhiệm vụ được giao. Khoa học pháp lý gọi đó là
những quy phạm thủ tục. Quy phạm này quy định về các loại thủ tục trong hoạt động
quản lý nhà nước như: thủ tục lập pháp, thủ tục tố tụng tư pháp, thủ tục hành chính.
Về mặt nguyên tắc, để tiến hành quản lý HCNN có hiệu quả, cơ quan HCNN
phải đảm bảo tuân thủ một cách nghiêm túc những quy tắc, chế độ, phép tắc được
pháp luật quy định. Những nguyên tắc, chế độ, phép tắc đó chính là những quy định
về trình tự, cách thức sử dụng thẩm quyền của cowquan HC khi thực hiện chức năng
quản lý hành chính công. Những quy định trên còn được gọi là thủ tục hành chính.
Vậy thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan
HCNN có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ
quan hành chính NN với tổ chức công dân”.
Thủ tục hành chính được quy định để các cơ quan nhà nước có thể thực hiện các
hoạt động quản lý nhà nước, bao gồm: trình tự thành lập các công sở; trình tự bổ
nhiệm, bái nhiệm, điều động cán bộ, công chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm
pháp luật để đảm bảo các quyền chủ thể, trình tự điều hành, tổ chức các tác nghiệp
hành chính…
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực
tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống nhân dân. Thông
qua thủ tục hành chính, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của
mình đồng thời các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà
nước.
* Ví dụ minh họa: Tên thủ tục: Cấp thẻ Bảo hiểm Y tế người nghèo hàng năm.

- Trình tự thực hiện:
+ các bước thực hiện đối với cá nhân (tổ chức): Chuẩn bị hồ sơ hợp lệ; nộp và nhận
kết quả tại Sở LĐTBXH.
+ Các bước thực hiện đối với cơ quan NN: tiếp nhận hồ sơ, danh sachsm tổng hợp từ
phòng LĐTBXH cấp huyện; Tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt tổng số đối tượng
mua BHYT; Ký hợp đồng, bàn giao danh sách người nghèo đề nghị mua BHYT;
Nhận thẻ đã in, trả thẻ cho phòng LĐTBXH cấp huyện để cấp cho đối tượng.
- Cách thức thực hiện: Tiếp nhận và trả kết quả tại Sở LĐTBXH.
19

19


- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+Thàng phần hồ sơ gồm: Phiếu điều tra, rà soát đối tượng cấp thẻ BHYT người
nghèo hàng năm; Biên bản họp bình xét đối tượng đề nghị mua, cấp thẻ người nghèo
hàng năm của thôn, xóm; Danh sách người nghèo đề nghị cấp thẻ; Tổng số đối tượng
của xã, huyện; Tổng hợp số đối tượng của tỉnh đề nghị mua thẻ BHYT người nghèo.
+ Số lượng hồ sơ: 04 bộ
- Thời hạn giải quyết: 60 ngày (kể từ ngày bắt đầu triển khai).
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: cá nhân
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
+ cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh;
+ Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Sở LĐTBXH
+ Cơ quan phối hợp: BHXH tỉnh
-

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: thẻ BHYT
Không
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: không
Căn cứ pháp lý:

+ NĐ số 63/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành điều lệ BHYT;
+ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
việc khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo.
+ Thông tư liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Liên bộ Y tế
- Bộ tài chính hướng dẫn thực hiện BHYT bắt buộc.
Câu 6. Trình bày đặc điểm của thủ tục hành chính nhà nước? Ý nghĩa của
TTHC trong quản lý nhà nước? tại sao TTHCNN lại đa dạng, phức tạp? lấy ví
dụ minh họa.
* Thủ tục hành chính là “Trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan
HCNN có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ hành chính và mối quan hệ giữa cơ
quan hành chính NN với tổ chức công dân”.
* Đặc điểm của TTHC nhà nước
- Thủ tục HC được điều chỉnh bằng quy phạm thủ tục – là cơ sở pháp lý cho
các cơ quan nhà nước thực hiện chức năng của mình.
Thủ tục hành chính là một bôh phận cấu thành của hệ thống quy phạm thủ tục.
Hệ thống quy phạm thủ tục là toàn bộ các quy tắc pháp lý quy định về trình tự, trật tự
thực hiện thẩm quyền của các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết công việc nhà
20

20


nước và thực hiện nghĩa vụ hành chính đối với các cowquan nhà nước, tổ chức và
công dân. Đó cũng chính là các hệ thống các nguyên tắc quản lý và điều hành bắt
buộc các cơ quan nhà nước cũng như các công chức phải tuân theo trong giải quyết
công việc thuộc thẩm quyền của mình.
Là quy phạm thủ tục, thủ tục hành chính có chức năng làm cho các quy phạm

nội dung của luật pháp được thực hiện thuận lợi. Thiếu thủ tục hành chính việc thực
thi luật pháp sẽ gặp khó khăn, thậm chí không có khả năng đi vào đời sống thực tế. Ví
dụ: Nhà nước muốn thu thuế thì cần có thủ tục để người dân thực hiện việc nộp thuế.
Còn muốn quản lý an toàn giao thông thì cần có thủ tục để hướng dẫn người dân
tham gia giao thông tuân theo…
Hoạt động quản lý chủ yếu là hoạt động áp dụng pháp luật mà ở đó, hành vi áp dụng
pháp luật liên quan chủ yếu đến việc xác định tình trạng thực tế của vụ việc. lựa chọn
quy phạm pháp luật tương ứng và ra quyết định về vụ việc đó. Các hành vi áp dụng
pháp luật này được tiến hành theo những thủ tục hành chính nhất định. Như vậy nếu
thiếu các thủ tục cần thiết thì quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia trong hoạt động
quản lý sẽ không được đảm bảo thực hiện. Thủ tục hành chính là nhân tố bảo đảm
cho sự hoạt động chặt chẽ, thuận lợi và đúng chức năng quản lý của cơ quan nhà
nước, vì nó là chuẩn mực hành vi cho công dân và công chức nhà nước để họ tuân
theo và thực hiện nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Dựa vào các thủ tục hành
chính các công việc hành chính sẽ được xử lý và đạt được những hiệu quả pháp luật
đúng như dự định.
- Thủ tục hành chính là trình tự thực hiện thẩm quyền trong hoạt động quản lý
HCNN.
Xét trong quá trình giải quyết công việc của các cơ quan hành chính NN thì thủ
tục hành chính là cách thức, trình tự mà các cơ quan HCNN áp dụng để giải quyết các
nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Trình tự này có thể từ dưới lên, từ cấp trên
xuống mà cũng có những trình tự thực hiện song hành.
Nói như vậy có nghĩa là thủ tục hành chính được phân biệt với thủ tục lập pháp và
thủ tục tố tụng pháp.
Thủ tục lập pháp là trình tự, cách thức xây dựng Hiến pháp và ban hành luật thuộc
thẩm quyền của cơ quan lập pháp; thủ tục tố tụng tư pháp thuộc thẩm quyền của cơ
quan tư pháp liên quan đến những hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, định tội.
- Thủ tục HC rất đa dạng và phức tạp.
+ Do nhiều cơ quan và công chức nhà nước thực hiện: Ví dụ để giải quyết thủ tục
BHYT cho công dân cần có sự phối hợp của một số cơ quan như BHXH, cơ quan y tế

trực tiếp điều trị…
21

21


+ Quy định quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia mối quan hệ hành chính, trong
đó bao gồm cả công việc của Nhà nước và công dân.
+ Việc quy định thủ tục hành chính phải kết hợp với những khuôn mẫu ổn định tương
đối và chặt chẽ với các biện pháp thích ứng cho từng loại công việc và từng loại đối
tượng.
+ Nền hành chính nhà nước hiện nay đang chuyển từ hành chính cai quản sang hành
chính phục vụ đã tác động mạnh mẽ vào thủ tục hành chính;
+ Thực hiện chủ yếu ở công sở nhà nước, gắn liền với công tác văn thư và tổ chức
ban hành, quản lý văn bản, giấy tờ.
+ Do chủ thể cơ quan hành chính nhà nước xây dựng để giải quyết công việc nên
phục thuộc rất nhiều vào ý chí chủ quan của chủ thể ban hành.
+ Trong bối cảnh của quá trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, các thủ tục
hành chính có yếu tố nước ngoài cần phải phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Thủ tục hành chính có tính năng động hơn so với các quy phạm nội dung của luật
hành chính, đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn để thích ứng và phù hợp với nhu cầu
thực tế của đời sống xã hội. Đây chính là yếu tố cần nhận thức đúng đắn giúp cho các
nhà ban hành các quy định thủ tục hành chính ban hành các quy định phù hợp với
thực tế khách quan và tiến trình phát triển kinh tế xã hội.
* Ý nghĩa
Thủ tục hành chính với tư cách là bộ phận của thể chế hành chính ngày càng có
vai trò quan trọng trong hoạt động quản lý HCNN, Điều này không những có ý nghĩa
vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận
thức đúng đắn trong hoạt động quản lý NN đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền
hành chính.

Thủ tục hành chính được quy định nhằm tạo ra trật tự tỏng hoạt động quản lý
của các cơ quan NN khi tiến hành các hoạt động quản lý của mình. Có thể nói thủ tục
hành chính là các quy phạm thủ tục của luật hành chính quy định cách thức tiến hành
các hoạt động quản lý hành chính nên chúng tạo ra cơ sở và điều kiện cần thiết để các
cơ quan quản lý NN giải quyết các công việc của người dân theo luật định, đảm bảo
quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân.
Thủ tục hành chính có vai trò quan trọng trong quản lý HCNN. Nếu không có
thủ tục hành chính thì mọi chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà nước ban hành sẽ
khó được thực thi. Có thể nói thủ tục hành chính là công cụ và phương tiện để đưa
pháp luật vào đời sống.
Ý nghĩa của thủ tục hành chính được biểu hiện qua những khía cạnh cơ bản:
22

22


- Là những tiêu chuẩn hành vi cho công dân và cán bộ, công chức, viên chức hành
chính thực hiền quyền và nghĩa vụ của mình, bảo đảm sự hoạt động chặt chẽ, thuận
lợi, đúng chức năng của bộ máy hành chính.
- Đảm bảo các quyết định hành chính được đưa vào thực tế của đời sống xã hội;
- Đảm bảo cho các quyết định hành chính được thi hành thống nhất và có thể kiểm tra
được tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính thông qua thủ tục hành
chính.
- Là công cụ điều hành cần thiết của tổ chức hành chính;
- Xây dựng thủ tục hành chính khoa học góp phần vào quý trình xây dựng và triển
khai luật pháp;
- Giúp cho việc thực hiện nguyên tắc dân chủ trong quản lý, thể hiện trách nhiệm của
nhà nước đối với nhân dân;
- là sự biểu hiện trình độ văn hóa, mức độ văn minh của nền hành chính
Nếu thiếu quy phạm thủ tục, các quy phạm vật chất khó được thực hiện.

Ví dụ minh họa:
+ Một văn bản pháp luật sẽ không được thực thi khi không thực hiện thủ tục công bố;
+ Một quyết định sẽ không hợp pháp khi ký không đúng thẩm quyền.
+ Không đủ hồ sơ giấy tờ vẫn giải quyết là vì phạm thủ tục văn thư…
Tóm lại, thủ tục hành chính là chiếc cầu nối quan trọng giữa cơ quan NN với
người dân và các tổ chức, khả năng làm bền chựt các mối quan hệ trong quá trình
quản lý, lamfcho nhà nước ta thực sự là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Chính vì lẽ đó, cải cách thủ tục hành chính không chỉ đơn thuần liên quan đến
pháp luật, pháp chế mà còn là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đất nước
về chính trị, văn hóa, giáo dục và mở rộng giao lưu với các nước trên thế giới, nhất là
trong giai đoạn hiện nay, nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức
WTO, để hội nhập vào nền kinh tế thế giới, việc cải cách hành chính nói chung và cải
cách thủ tục hành chính nói riêng là một đòi hỏi tất yếu để hội nhập quốc tế thành
công và phát triển đất nước.
Câu 7. Phân tích các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính NN.
Liên hệ thực tế để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa xây dựng và thực hiện thủ tục
hành chính NN.
1. Các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục HCNN
* Các nguyên tắc xây dựng thủ tục hành chính nhà nước
Xây dựng thủ tục hành chính là nghiên cứu để đề ra những cách thức giải
23

23


quyết công việc nhằm giải quyết các quy định nội dung của luật pháp và đápứng yêu
cầu đòi hỏi của thực tế. Việc xây dựng các thủ tục hành chính được đặtlên trên những
nguyên tắc cơ bản do Hiến pháp quy định. Những nguyên tắc nàycó thể trực tiếp liên
quan đến việc xây dựng các thủ tục hành chính (ví dụ nhưquy định về các loại văn
bản quy phạm pháp luật và thẩm quyền trình tự banhành chúng), nhưng cũng có thể

chỉ được quy định trên những nguyên tắc chungvà đòi hỏi phải được cụ thể hóa bằng
các văn bản quy phạm pháp luật khác. Sauđây là một số nguyên tắc chủ yếu cần được
áp dụng thống nhất:
- Nguyên tắc tuân thủ pháp luật
Thủ tục hành chính phải được xây dựng phù hợp pháp luật hiện hành củanhà
nước, có tính hệ thống, nhằm tạo được một công cụ quản lý hữu hiệu cho bộmáy nhà
nước.
Theo nguyên tắc này, chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền doluật
định mới được ban hành thủ tục hành chính.“Ngoài luật, pháp lệnh và các văn bản
pháp quy của Chính phủ hoặc Thủtướng chính phủ, chỉ bộ trưởng mới có quyền quy
định các thủ tục hành chínhthuộc phạm vi quản lý của mình và chịu trách nhiệm
trước chính phủ về các quyđịnh đó. Việc quy định mới hoặc bổ sung, sửa đổi bãi bỏ
các quy đình về thủ tụchành chính đã có phải được thể hiện bằng văn bản, đảm bảo
tính đồng bộ,chính xác, không được trái với luật, pháp lệnh và các văn bản pháp quy
củaChính phủ và Thủ tướng chính phủ. Các quy định thủ tục hành chính phải
đơngiản, dễ hiểu, dễ thực hiện và phải được công bố công khai để mọi người, cơquan,
đơn vị và nhân dân biết.
Đối với một số quy định thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của bộ,ngành
trung ương nhưng cần phải có quy định riêng để phù hợp với các đặcđiểm một số địa
phương thì các bộ, ngành trung ương có văn bản ủy quyền choUBND tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương ban hành quyết định. Các quy địnhnày của UBND tỉnh, thành
phố phải có sự thống nhất của bộ, ngành quản lý vềlĩnh vực đó và phải được công bố
công khai như quy định thủ tục hành chínhcủa bộ, ngành”. (Nghị quyết của Chính
phủ số 38-CP ngày 04-05-1994 về cảicách một bước TTHC trong việc giải quyết
công việc của công dân và tổ chức).
Như vậy, việc xây dựng các thủ tục hành chính dù thuộc ngành nào cũngphải
đảm bảo các thủ tục không trái pháp luật, không mâu thuẫn với các văn bảncủa cấp
trên, phải thực hiện đúng trình tự với phương tiện, biện pháp, hình thứcđược pháp
luật cho phép. Việc xây dựng các thủ tục trái với nguyên tắc này sẽdẫn đến việc phá
vỡ tính hệ thống của các thủ tục hành chính, làm rối loạn kỷcương xã hội, tạo điều

kiện cho nạn tham nhũng phát triển và gây ra những hậuquả khôn lường khác. Vì vậy,
24

24


nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan và cá nhân cóthẩm quyền khi ban hành các thủ
tục hành chính phải chịu trách nhiệm trướcpháp luật.
- Nguyên tắc phù hợp với thực tế khách quan
Việc xây dựng thủ tục hành chính phải dựa trên cơ sở nhận thức đầy đủnhững
yêu cầu khách quan của tiến trình phát triển xã hội. Với tinh thần đổi mớitoàn diện
đất nước, trong công cuộc xây dựng một nền kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần vận
động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước, theođịnh hướng xã hội chủ
nghĩa một nên kinh tế mở, đa phương hóa và đa dạng hóaquan hệ đối ngoại, việc xây
dựng hệ thống thủ tục hành chính sao cho tạo điềukiện tốt cho các hoạt động của nền
kinh tế đó phát triển đúng hướng, đồng thờingăn ngừa, hạn chế và khắc phục được
các mặt tiêu cực của nó là một yêu cầubức xúc, một nhiệm vụ quan trọng trong công
cuộc cải cách nền hành chính nhànước.
Như vậy, thủ tục hành chính phải được xây dựng sao cho phù hợp với tìnhhình
thực tế để tạo điều kiện cho các hoạt động quản lý kinh tế, quản lý xã hộiđược thực
thi hữu hiệu. Ví dụ: thủ tục hành chính mới không được trái nguyêntắc đã được
khẳng định trong văn bản của nhà nước “các cơ quan chính quyềnkhông can thiệp
vào những công việc thuộc chức năng quản trị kinh doanh củadoanh nghiệp”. Nếu
thiếu hiểu biết khách quan, tự mình đặt ra thủ tục hànhchính thì chắc chắn quản lý
nhà nước sẽ thất bại. Hoặc thủ tục hành chính phảitạo điều kiện để thu hút các nhà
đầu tư trong cũng như ngoài nước để phát triểnkinh tế một cách mạnh mẽ.
Cùng với việc xây dựng các thủ tục mới, chúng ta cũng cần kịp thời sửađổi, bãi
bỏ những thủ tục xét thấy lỗi thời để tạo điều kiện tốt cho các hoạt độngcủa nền kinh
tế thị trường phát triển đúng hướng.
- Nguyên tắc đơn giản, dễ hiểu, thực hiện thuận lợi

Thủ tục hành chính phải được xây dựng trên cơ sở quan tâm đầy đủ đếnnguyện
vọng và sự thuận tiện cho nhân dân. Cần nhanh chóng loại bỏ những thủtục rườm rà,
phức tạp quá mức cần thiết, bởi lẽ chúng làm cho người thực hiệncũng như người
tham gia khó hiểu, khó thực hiện, khó chấp hành, và cũng chínhnhững loại thủ tục
như thế là mảnh đất màu mỡ cho bệnh quan liêu, cửa quyềnphát triển. Thủ tục đơn
giản sẽ cho phép tiết kiệm sức lực, tiền của của nhân dântrong biệc thực hiện nghĩa
vụ của mình, đồng thời, cũng hạn chế việc lợi dụngchức quyền vi phạm tự do của
công dân.
Theo nguyên tắc này, các thủ tục hành chính khi ban hành cần có sự giảithích
cụ thể, rõ ràng. Phải chỉ rõ không những nội dung của thủ tục mà cả vềphạm vi áp
dụng nó. Cần tránh tình trạng thủ tục hành chính sau khi ban hànhkhông có điều kiện
để thực thi do đối tượng không hiểu được thủ tục một cáchrõ ràng hoặc do các yêu
25

25


×