Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
____________

TRẦN THANH TRÚC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ QUAY LẠI CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC
TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103

TP.HỒ CHÍ MINH - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
____________

TRẦN THANH TRÚC

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ QUAY LẠI CỦA KHÁCH DU LỊCH QUỐC
TẾ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
Mã số ngành: 60340103

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG



TP.HỒ CHÍ MINH - 2017


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
Cán bộ hướng dẫn khoa học : TS. TRƯƠNG QUANG DŨNG

Luận văn Thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Công nghệ TP. HCM
ngày 14 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:
TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

TS. Nguyễn Quyết Thắng

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Văn Hóa

Phản biện 1

3


PGS.TS. Phan Đình Nguyên

Phản biện 2

4

TS. Hồ Ngọc Phương

Ủy viên

5

PGS.TS. Lê Anh Tuấn

Ủy viên, Thư ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận sau khi Luận văn đã được
sửa chữa (nếu có).
Chủ tịch Hội đồng đánh giá luận văn


TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TP. HCM, ngày..… tháng….. năm 20..…


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: TRẦN THANH TRÚC

Giới tính: Nữ

Ngày, tháng, năm sinh: 26/06/1993

Nơi sinh: TP.HCM

Chuyên ngành: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành

MSHV: 1541890044

I- Tên đề tài:
“ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế tại
thành phố Hồ Chí Minh”
II- Nhiệm vụ và nội dung:
 Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về sự trở lại của khách du lịch quốc tế.
 Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế quay lại thành phố
Hồ Chí Minh.
 Xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của
khách quốc tế.
 Đề xuất một số hàm ý chính sách và kiến nghị.
III- Ngày giao nhiệm vụ: 15/02/2017
IV- Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/08/2017
V- Cán bộ hướng dẫn: TS. Trương Quang Dũng
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)


KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)


i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong Luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện Luận văn này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong Luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Học viên thực hiện Luận văn

Trần Thanh Trúc


ii

LỜI CẢM ƠN
Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với đề tài
“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc tế
tại thành phố Hồ Chí Minh” là kết quả của quá trình cố gắng không ngừng của
bản thân và được sự giúp đỡ, động viên khích lệ của các Thầy, bạn bè và người
thân. Qua trang viết này tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập - nghiên cứu vừa qua.
Tôi xin tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với TS. Trương Quang
Dũng đã trực tiếp tận tình hướng dẫn cũng như cung cấp tài liệu thông tin khoa học
cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Công nghệ TP.HCM, khoa

Quản trị du lịch – nhà hàng – khách sạn và Viện đào tạo Sau Đại Học đã tạo điều
kiện cho tôi hoàn thành tốt công việc nghiên cứu khoa học của mình.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy trong quá trình giảng dạy đã cung
cấp cho tôi rất nhiều kiến thức để có thể thực hiện Luận văn một cách hoàn chỉnh.
Học viên thực hiện Luận văn

Trần Thanh Trúc


iii

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định quay trở lại
của du khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thu mẫu thuận tiện
đã được áp dụng tại những địa điểm du lịch thu hút khách quốc tế tại Thành phố Hồ
Chí Minh như: chợ Bến Thành, khu phố Bùi Viện, dinh Độc Lập,… và thu được
446 mẫu du khách quốc tế nói tiếng Anh, đến thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên
và cả khách đã quay trở lại, và mục đích chuyến đi là du lịch.
Mục tiêu của nghiên cứu là hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng du lịch
thành phố Hồ Chí Minh và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại
TPHCM của khách du lịch quốc tế và xác định mức độ tác động của các yếu tố đó
đến sự quay trở lại của du khách.
Bằng cách phỏng vấn du khách ở nhiều địa điểm và thời gian khác nhau,
nhược điểm của phương pháp thu mẫu thuận tiện nhìn chung đã được khắc phục và
mẫu thu được có thể đại diện cho tổng thể du khách quốc tế đến thành phố. Sau khi
sử dụng phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhân tố cấu thành nên hình
ảnh điểm đến Việt Nam và để tìm ra nhân tố có tác động mạnh nhất đến dự định
quay trở lại du lịch của du khách quốc tế.
Kết quả nghiên cứu đã tìm ra 12 yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách
du lịch quốc tế tại TP.HCM: Sự hài lòng của chuyến đi trước, Ẩm thực – vệ sinh

ATTP, Vệ sinh môi trường, Cơ sở lưu trú, Thái độ nhân viên phục vụ, Người
dân địa phương thân thiện, Giao thông, Di tích lịch sử, Địa điểm mua sắm,
Liên kết với các điểm du lịch tỉnh khác, An ninh chính trị, Văn hóa.


iv

ABSTRACT
This study aims to specify the impacts which are effected to re-visit Ho Chi
Minh city of international tourists. Convenient sampling was employed for sample
selection at Ho Chi Minh city, example: Ben Thanh market, Bui Vien Western
Town, Independence palace,…The sample size included 446 respondents who are
international tourists, are able to speak English and visit Ho Chi Minh city for the
first time or more with leisure purpose. The data was collected from questionnaires
devlivered in different locations and at different points of time; therefore, the
weakness of convenient sampling in general had been overcome, and the garthered
samples could generalize for the population of international tourists to Vietnam.
After employing factor analysis method to extract primary factors forming the
destination image of Vietnam, the paper employed binary logistic regression
analysis in order to find out which of factors forming Vietnam destination image are
the most influencial to the intention to re-visit of international tourists.


v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
TÓM TẮT ................................................................................................................ iii
ABSTRACT ............................................................................................................. iv

CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................ ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU ............................................................................x
DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ........................................................................ xi
Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ...............................................1
1.1 Lý do nghiên cứu .................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .............................................................................................2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................3
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................3
1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu .........................................................................................3
1.6 Cấu trúc của luận văn .........................................................................................3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................5
2.1 Khái niệm và phân loại khách du lịch ...............................................................5
2.1.1 Khái niệm về khách du lịch ................................................................................5
2.1.2 Phân loại khách du lịch......................................................................................6
2.1.3 Khái niệm về khách du lịch quốc tế ...................................................................7


vi

2.2 Lý thuyết hành vi dự định ..................................................................................8
2.2.1 Lý thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – viết tắt: TRA) .......9
2.2.2 Lý thuyết Hành vi dự định (Theory of Planned Behaviour – viết tắt: TPB) ....10
2.2.3 Sự hài lòng .......................................................................................................11
2.3 Du lịch lặp lại và ý định quay lại du lịch .........................................................12
2.3.1 Động cơ du lịch ................................................................................................12
2.3.2 Hành vi du lịch .................................................................................................12

2.3.3 Khái niệm về du lịch lặp lại .............................................................................13
2.3.4 Ý định quay lại du lịch .....................................................................................13
2.4 Tổng quan các nghiên cứu trước .....................................................................15
2.4.1 Các công trình nghiên cứu của nước ngoài .....................................................15
2.4.2 Các công trình nghiên cứu trong nước ............................................................16
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất và giả thuyết nghiên cứu..................................22
2.5.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất .............................................................................22
2.5.2 Giả thuyết nghiên cứu ......................................................................................24
2.5.3 Xây dựng thang đo ...........................................................................................28
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................32
3.1 Thiết kế nghiên cứu ...........................................................................................32
3.2 Nghiên cứu sơ bộ định tính ..............................................................................32
3.2.1 Thảo luận tay đôi .............................................................................................32
3.2.2 Kết quả nghiên cứu định tính ...........................................................................32
3.2 Điều chỉnh thang đo ..........................................................................................35
3.3 Nghiên cứu định lượng .....................................................................................35
3.3.1 Mục tiêu ............................................................................................................35


vii

3.3.2 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................35
3.3.3 Phương pháp chọn mẫu ...................................................................................37
3.3.4 Thiết kế bảng câu hỏi .......................................................................................37
3.4 Thực hiện nghiên cứu định lượng....................................................................38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................40
4.1 Thống kê mô tả ..................................................................................................40
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu khảo sát...........................................................................40
4.1.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ................................................................42
4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu........................................................................44

4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Alpha ...........................................................................44
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA ....................................................................46
Hình 4.1 Mô hình chính thức .................................................................................50
4.3. Phân tích hệ số tương quan .............................................................................50
4.4 Phân tích hồi quy bội ........................................................................................53
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..........................................59
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu .............................................................................59
5.2 Một số hàm ý chính sách ..................................................................................61
5.2.1. Làm tăng sự hài lòng của khách du lịch ................................................................... 61
5.2.2. Phát triển ẩm thực – mua sắm tại TP.HCM ............................................................ 62
5.2.3. Cải thiện và nâng cao môi trường cảnh quan TP.HCM....................................... 62
5.2.4. Nâng cao chất lượng và dịch vụ của các cơ sở lưu trú ........................................ 63
5.2.5. Cải thiện thái độ và chất lượng phục vụ tại điểm đến du lịch ............................ 63
5.2.6. Tăng cường an ninh cho khách du lịch khi tham gia du lịch .............................. 63
5.2.7. Cải thiện tình hình giao thông tại TP.HCM ............................................................ 64


viii

5.2.8. Các di tích lịch sử cần được bảo tồn và phát huy giá trị ..................................... 64
5.2.9. Tăng cường liên kết du lịch với các tỉnh khác......................................................... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................67
PHỤ LỤC 1: DANH SÁCH 10 CHUYÊN GIA PHỤC VỤ CHO KHẢO SÁT 72
PHỤ LỤC 2: DÀN BÀI THẢO LUẬN TAY ĐÔI................................................73
PHỤ LỤC 3: TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẢO LUẬN TAY ĐÔI .......................77
PHỤ LỤC 4: ĐIỀU CHỈNH THANG ĐO ............................................................83
PHỤ LỤC 5: BẢNG DỊCH CÂU HỎI KHẢO SÁT ............................................86
PHỤ LỤC 6: BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT .......................................................96



ix

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SPSS (Statistical Package for Social Sciences): Phần mềm xử lý số liệu thống
kê dùng trong các ngành khoa học xã hội.
EFA (Exploration Factor Analysis): phân tích nhân tố khám phá.
CSHT – KT: Cơ sở hạ tầng – kỹ thuật.
CSHT – DL: Cơ sở hạ tầng – du lịch.
Vệ sinh ATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm.
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh


x

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Tổng hợp các nghiên cứu ngoài nước.......................................................... 16
Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trong nước .......................................................... 19
Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại du lịch ............................. 22
Bảng 4.1: Thông tin mẫu khảo sát .............................................................................. 40
Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến nghiên cứu ........................................................... 42
Bảng 4.3 Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha ......................................................... 44
Bảng 4.4: Kế t quả kiể m đinh
̣ KMO và mức ý nghiã .................................................. 47
Bảng 4.5: Kế t quả phân tích nhân tố ........................................................................... 46
Bảng 4.6: Kế t quả kiể m đinh
̣ KMO và mức ý nghiã .................................................. 49
Bảng 4.7: Kế t quả phân tích nhân tố ........................................................................... 49
Bảng 4.8: Ma trận hệ số tương quan . ........................................................................ 51
Bảng 4.9: Các thông số thống kê từng biến độc lập của mô hình ............................... 53
Bảng 4.10: Chỉ tiêu đánh giá sự phù hợp của mô hình ............................................... 54

Bảng 4.11: Kiểm định độ phù hợp của mô hình ......................................................... 55
Bảng 5.1: Mức độ tác động của từng yếu tố đến sự quay lại của khách du lịch quốc
tế tại TP.HCM ............................................................................................................. 59


xi

DANH SÁCH HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Phân loại khách du lịch quốc tế ..................................................................... 8
Hình 2.2: Thuyết hành động hợp lý – TRA ................................................................ 10
Hình 2.3: Mô hình hành vi dự định TPB .................................................................... 11
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất....................................................................... 244
Hình 3.1 Mô hình đề xuất nghiên cứu (sau khi đã thảo luận nhóm) ........................... 34
Hình 3.2 Quy trình nghiên cứu ................................................................................... 36
Hình 4.1 Mô hình chính thức ...................................................................................... 50
Hình 4.2 Biể u đồ phân tán phầ n dư và giá tri ̣dự đoán của mô hình hồ i quy bội ....... 56
Hình 4.3: Biể u đồ tầ n số của phầ n dư chuẩ n hóa ........................................................ 57


xii

NỘI DUNG CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến dự định quay trở lại
của du khách quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp thu mẫu thuận tiện
đã được áp dụng tại những địa điểm du lịch thu hút khách quốc tế tại Thành phố Hồ
Chí Minh như: chợ Bến Thành, khu phố Bùi Viện, dinh Độc Lập,… và thu được
446 mẫu du khách quốc tế nói tiếng Anh, đến thành phố Hồ Chí Minh lần đầu tiên
và cả khách đã quay trở lại, và mục đích chuyến đi là du lịch. Sau khi sử dụng
phương pháp phân tích nhân tố để xác định các nhân tố cấu thành nên hình ảnh
điểm đến Việt Nam và tìm ra 12 yếu tố có tác động mạnh nhất đến dự định quay trở

lại du lịch của du khách quốc tế. Đó chính là: An ninh, Cơ sở lưu trú, Liên kết với
các điểm du lịch tỉnh khác, Sự hài lòng của chuyến đi trước, Văn hóa, Di tích
lịch sử, Thái độ nhân viên phục vụ, Ẩm thực, Người dân địa phương thân thiện,
Địa điểm mua sắm, Giao thông, Vệ sinh môi trường.


1

Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Lý do nghiên cứu
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất Việt Nam. Với lợi thế về kinh
tế - xã hội và điều kiện tự nhiên, trong những năm qua, ngành du lịch của thành phố
đã thu được nhiều thành tựu, đóng vai trò ngày càng quan trọng trong sự phát triển
của thành phố. Theo số liệu thống kê của Bộ văn hóa, thể thao và du lịch - Tổng cục
du lịch Việt Nam (2016) tính chung cả năm 2016 ước đạt khoảng 10 triệu lượt
khách quốc tế, tăng 26,0% so với năm 2015.
Theo số liệu của “Thống kê du lịch Thành phố Hồ Chí Minh năm 2015 và
giai đoạn 2011 – 2015” được thực hiện bởi Sở Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh,
dưới sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh (2015) lượng khách
quốc tế đến thành phố năm 2013 đạt khoảng 4,1 triệu lượt khách (chiếm 54,7% so
với cả nước), vào năm 2014 lượng khách quốc tế đến thành phố đạt khoảng 4,4 triệu
lượt khách (chiếm 56,4% so với cả nước), đến năm 2015 lượng khách quốc tế đến
thành phố đạt khoảng 4,6 triệu lượt khách (chiếm 58,2% so với cả nước).
Tuy vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, du lịch thành phố trong đó có
thu hút khách du lịch quốc tế cũng còn nhiều hạn chế. Những vấn đề hiện đang bị
du khách than phiền nhiều nhất là gian lận khi sử dụng phương tiện giao thông, tính
tiền không đúng khi mua sắm hàng hóa, ăn uống, bị chèo kéo của người bán hàng
rong hay cả những quán ăn, ô nhiễm môi trường…Đây là những vấn đề làm cho
nhiều du khách khó chịu. Thêm vào đó, sản phẩm du lịch của thành phố cũng ít đổi
mới, gắn kết với các tỉnh xung quanh cũng chưa được chặt chẽ. Đó là một số lý do

vì sao tỷ lệ khách quốc tế quay lại Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh
nói riêng rất thấp.
Để du khách đến một lần rồi một đi không trở lại là cách làm thiếu tầm nhìn
chiến lược, thiếu tính bền vững (hay nói cách khác là rất thiếu chuyên nghiệp). Vì
thế, trong thời gian tới, thành phố cần tập trung khắc phục những hạn chế và bổ
sung những giải pháp để làm sao du khách khi đến thành phố là muốn quay trở lại.
Để làm được điều này, trước hết cần trả lời được câu hỏi căn bản nhất: những yếu tố


2

nào ảnh hưởng đến sự quay trở lại của khách du lịch quốc tế. Trong các tài liệu
nghiên cứu trong và ngoài nước trước đây, các tác giả đã tìm ra một số các yếu tố
ảnh hưởng đến ý định quay lại du lịch của khách du lịch quốc tế. Tuy nhiên, tác giả
nhận thấy vẫn còn nhiều yếu tố quan trọng khác ảnh hưởng đến ý định quay lại của
khách du lịch quốc tế mà các tác giả trước đây chưa đề cập đến. Vì vậy tác giả tiến
hành “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay lại của khách du lịch quốc
tế tại thành phố Hồ Chí Minh” để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến việc
quay trở lại du lịch của khách du lịch ở thành phố, từ đó có những đề xuất để góp
phần cải thiện tình hình du lịch tại TPHCM nhằm giúp hình ảnh du lịch của thành
phố được đẹp hơn và thu hút khách du lịch, nhất là những khách đã từng du lịch ở
đây cũng sẽ có mong muốn được quay trở lại thăm thành phố xinh đẹp này.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực trạng du lịch thành phố Hồ Chí Minh và
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại TPHCM của khách du lịch quốc
tế và xác định mức độ tác động của các yếu tố đó đến sự quay trở lại của du khách
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
 Mục tiêu 1: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế quay

lại thành phố Hồ Chí Minh.
 Mục tiêu 2: Xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay
lại của khách quốc tế.
 Mục tiêu 3: Đề xuất một số hàm ý chính sách và kiến nghị.

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến khách du lịch quốc tế quay
lại du lịch thành phố Hồ Chí Minh.
Đối tượng khảo sát: Khách du lịch quốc tế tham quan và lưu trú trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh.


3

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: trên địa bàn TP.HCM.
Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đến năm 2016. Trong đó, khảo sát từ tháng
4/2017 đến tháng 6/2017.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện theo hai giai đoạn chính sau:
Giai đoạn 1: Nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp định tính được tiến hành
thông qua thảo luận nhóm nhằm hiệu chỉnh thang đo và hoàn thiện bảng câu hỏi
phỏng vấn.
Giai đoạn 2: Nghiên cứu chính thức bằng phương pháp định lượngbằng cách
phát bảng phỏng vấn nhằm thu thập dữ liệu khảo sát, phân tích dữ liệu và kiểm định
mô hình nghiên cứu.
Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20. Kiểm định thang đo bằng hệ số
tin cậy Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá (EFA) để xác định lại các

nhóm trong mô hình nghiên cứu, phân tích hồi quy.

1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự quay trở lại du
lịch của khách du lịch quốc tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sẽ giúp cho
các nhà quản lý du lịch và các doanh nghiệp du lịch biết được các yếu tố ảnh hưởng
đến sự quay trở lại của du khách khi đến tham quan du lịch tại TPHCM.
Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm thu hút
khách quay trở lại tham quan thành phố Hồ Chí Minh

1.6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Phần kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Tổng quan đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách


4

Tiểu kết chương 1: Chương 1 đề cập đến các vấn đề nghiên cứu sau: Lý do
chọn đề tài nghiên cứu; Mục tiêu và ý nghĩa nghiên cứu; Đối tượng và phạm vi
nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu; Kết cấu của đề tài. Chương tiếp theo tác giả
trình bày về cơ sở lý luận và mô hình nghiên cứu đề xuất.


5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN

Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ trình bày
các lý thuyết làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu, nêu một số định nghĩa khách
du lịch và một số khái niệm về ý định và sự quay lại du lịch. Dựa trên cơ sở lý
thuyết, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu cho luận văn.

2.1 Khái niệm và phân loại khách du lịch
2.1.1 Khái niệm về khách du lịch
Theo WTO (1968), “khách du lịch là người đi ra khỏi nơi thường trú và ở lại
trên 24 giờ tại nơi đến với mục đích tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, công vụ nhưng
không phải để làm việc kiếm sống hoặc cư trú lâu dài” và phải thỏa mãn ba tiêu chí:
 Tiêu chí đầu tiên là các nhà nghiên cứu coi du khách phải là “người đi khỏi
nơi cư trú thường xuyên của mình”.
 Tiêu chí thứ hai “không phải theo đuổi mục đích kinh tế” tiêu chí này được
nhiều nhà kinh tế du lịch nhấn mạnh.
 Tiêu chí thứ ba là “vấn đề thời gian và khoảng cách từ nơi cư trú đến nơi du
lịch”. Có người cho rằng “phải từ 24h trở lên”, có người bổ sung “không quá một
năm”. Riêng Hoa Kỳ và Australia thì “khoảng cách tối thiểu 50 dặm là quan trọng
hơn cả”.
Tại điều 4 chương I Luật Du lịch (2005) thì: “Khách du lịch là người
đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc, hành nghề để
nhận thu nhập ở nơi đến”.
Theo Phạm Phước Hiền (2012), Khách thăm viếng là một người đi tới một
nơi (khác với nơi họ thường trú) với một lý do nào đó (ngoại trừ lý do đến để hành
nghề và lĩnh lương từ nơi đó.
Định nghĩa này có thể được áp dụng cho du khách Quốc tế (International
Visitor) và du khách trong nước(Domestic Visitor).
Khách thăm viếng được chia thành hai loại:


6


+ Khách du lịch (Tourist) là khách thăm viếng, lưu trú tại một quốc gia hoặc
1 vùng khác với nơi ở thường xuyên trên 24 giờ và nghỉ qua đêm tại đó với các mục
đích như nghỉ dưỡng, tham quan, thăm viếng gia đình…
+ Khách tham quan (Excursionist). Còn gọi là khách thăm viếng lưu lại một
nơi nào đó dưới 24 giờ và không lưu trú qua đêm.
2.1.2 Phân loại khách du lịch
Theo Phạm Phước Hiền (2012), có các phân loại khách du lịch như sau:
+ Phân loại theo phạm vi lãnh thổ
Du khách quốc tế (International Tourist): ở Việt nam theo điều 20 chương
IV pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các
đặc trưng cơ bản sau:
Là người nước ngoài hoặc cư dân Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt
Nam du lịch; là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi ra
nước ngoài du lịch.
Du khách nội địa (Domestic Tourist) là công dân của một nước đi du lịch
(với bất kỳ hình thức nào) trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó.
+ Phân loại theo loại hình du lịch
Du khách du lịch sinh thái - được chia thành 3 loại cụ thể:
Khách du lịch sinh thái cảm giác mạnh: thành phần đa số là thanh niên đi du
lịch cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ, tổ chức độc lập, ăn uống có tính địa phương, cơ
sở lưu trú đơn giản, thích thể thao và du lịch mạo hiểm.
Khách du lịch sinh thái an nhàn: Du khách có lứa tuổi trung niên và cao niên,
đi du lịch theo nhóm, ở khách sạn hạng sang, ăn uống ở nhà hàng sang trọng, ưa
thích du lịch thiên nhiên và săn bắn.
Khách du lịch sinh thái đặc biệt: bao gồm những du khách có lứa tuổi từ trẻ
đến già, đi du lịch cá nhân, đi tour đặc biệt, thích di chuyển (lưu cư), thích tự nấu ăn
và thu hoạch kiến thức khoa học.
Du khách du lịch văn hóa – được phân chia thành hai loại



7

Du khách du lịch văn hóa đại trà, thuộc mọi lứa tuổi, thuộc mọi thành phần
du khách.
Du khách du lịch văn hóa chuyên đề: Bao gồm những du khách có trình độ
hiểu biết về các vấn đề văn hóa, lịch sử, mỹ thuật, nghệ thuật, đi du lịch nghiên cứu
(Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, 2006)
2.1.3 Khái niệm về khách du lịch quốc tế
Theo khái niệm của Liên hiệp các quốc gia (League of Nations): “Khách du
lịch quốc tế là bất cứ ai đến thăm một đất nước khác với nơi cư trú thường xuyên
của mình trong khoảng thời gian ít nhất là 24 giờ”.
Theo khái niệm của Hội nghị quốc tế về du lịch tại Hà Lan năm 1989:
“Khách du lịch quốc tế là những người đi thăm một đất nước khác, với mục đích
tham quan, nghỉ ngơi, giải trí, thăm hỏi trong khoảng thời gian nhỏ hơn 3
tháng, những người khách này không được làm gì để được trả thù lao và sau
thời gian lưu trú ở đó du khách trở về nơi ở thường xuyên của mình”.
Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Khách du lịch quốc tế là người nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch; công dân
Việt nam, người nước ngoài thường trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch”.
Như vậy quốc tịch không phải là vấn đề quan trọng khi xác định một người
khách du lịch có phải là khách du lịch quốc tế hay không, mà ở việc họ có đi du lịch
qua biên giới quốc gia hay không.
Khách du lịch quốc tế bao gồm hai nhóm: khách du lịch quốc tế đến (Inbound
tourist) và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist).


8

Khách du lịch quốc tế


Khách du lịch quốc tế đến: là

Khách du lịch quốc tế ra nước

người định cư ở nước khác vào

ngoài: là người định cư ở nước

nước sở tại du lịch.

sở tại đi ra nước ngoài du lịch.

Hình 2.1 Phân loại khách du lịch quốc tế
(Nguồn: tác giả tự tổng hợp, 2017)
Trong luận văn này, tác giả giới hạn đối tượng nghiên cứu là khách du lịch
nước ngoài đến Việt Nam tham quan, khám phá, giải trí… Khách đến tìm cơ hội
đầu tư, khách Việt kiều về thăm thân nhân không thuộc đối tượng nghiên cứu.

2.2 Lý thuyết hành vi dự định
Dương Quế Nhu và cộng sự (2014) nhận định hành vi du lịch là một loạt
những hoạt động của khách du lịch từ lúc suy nghĩ, tìm hiểu để đưa ra quyết định du
lịch đến lúc thực sự trải nghiệm, đánh giá chuyến đi và cả những dự định sau
chuyến đi đó. Dự định sau chuyến đi bao gồm dự định quay trở lại tham quan hoặc
thái độ sẵn lòng giới thiệu cho người khác. Việc thu hút một khách hàng mới tốn rất
nhiều chi phí thì việc giữ chân khách hàng và tạo ấn tượng tốt đẹp để họ quay trở lại
còn khó hơn. Chính vì thế hành vi du lịch của du khách đã được nhiều nhà nghiên
cứu quan tâm.
Lý thuyết hành vi dự định: là thuyết dự kiến hành vi có chủ định; là sự phát
triển và cải tiến của lý thuyết hành động hợp lý (TRA). Lý thuyết TPB trình bày ba

yếu tố tác động đến ý định hành vi cá nhân là Thái độ cá nhân đối với hành vi,
Chuẩn chủ quan, Cảm nhận kiểm soát hành vi (Nguyễn Bích Ngọc và cộng sự,
2015). Một ý định hành vi có thể được định nghĩa là một ý định lập kế hoạch để
thực hiện một hành vi nhất định (Oliver, 1997).


9

2.2.1 Lý thuyết Hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action – viết tắt: TRA)
Thuyết hành động hợp lý (Theory of Reason Action) được xây dựng bởi
Ajzen và Fishbein từ cuối thập niên 60 của thế kỷ 20 và được hiệu chỉnh mở rộng
trong thập niên 70.
Theo lý thuyết TRA, ý định hành vi (Behavior Intention) của một người bị
ảnh hưởng bởi hai yếu tố đó là thái độ (Attitude) và chuẩn chủ quan (Subjective
Norm). Hai nhân tố này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ý định hành vi và sau đó sẽ ảnh
hưởng đến hành vi của một cá nhân (Sudin, Geoffrey và Hanudin, 2009).
Theo TRA, thái độ là biểu hiện yếu tố cá nhân thể hiện niềm tin tích cực hay
tiêu cực của người tiêu dùng đối với sản phẩm. Còn chuẩn chủ quan là “nhận thức
áp lực xã hội để thực hiện hay không thực hiện hành vi”.
Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định hành vi trong mô hình TRA:
a. Thái độ
Thái độ được đo lường bằng nhận thức về các thuộc tính của sản phẩm.
Người tiêu dùng sẽ chú ý đến những thuộc tính nào của sản phẩm mang lại các lợi
ích cần thiết và có mức quan trọng khác nhau. Nếu biết trọng số của các thuộc tính
đó thì có thể dự đoán gần kết quả lựa chọn của người tiêu dùng.
b. Chuẩn chủ quan
Yếu tố chuẩn chủ quan có thể được đo lường thông qua những người có liên
quan đến người tiêu dùng (như gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,..) Những người này
thích hay không thích họ mua. Mức độ tác động của yếu tố chuẩn chủ quan đến xu
hướng mua của người tiêu dùng phụ thuộc:

- Mức độ ủng hộ hoặc phản đối với việc mua của người tiêu dùng.
- Động cơ của người tiêu dùng làm theo mong muốn của những người ảnh
hưởng.
Trong đó, thái độ của một cá nhân được đo lường bằng niềm tin và sự đánh
giá đối với kết quả của hành vi đó. Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn chủ quan
(Subjective Norms) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân
đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi.


×