Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động (ATLĐ) và đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong công trình xây dựng trên địa bàn tp HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.36 MB, 176 trang )

CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM

Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS LƢƠNG ĐỨC LONG

Luận văn Thạc sĩ đƣợc bảo vệ tại Trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM,
ngày 04 tháng 10 năm 2017
Thành phần Hội đồng đánh giá Luận văn Thạc sĩ gồm:

TT

Họ và tên

Chức danh Hội đồng

1

PGS.TS Ngô Quang Tƣờng

Chủ tịch

2

TS. Nguyễn Việt Tuấn

Phản biện 1

3

TS. Nguyễn Thanh Việt



Phản biện 2

4

TS. Nguyễn Quốc Định

Ủy viên

5

TS. Trần Quang Phú

Ủy viên, Thƣ ký

Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá Luận văn sau khi Luận văn
đã đƣợc sửa chữa .

Chủ tịch Hội đồng


TRƢỜNG ĐH CÔNG NGHỆ TP. HCM
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

----------------

---------------TP. HCM, ngày … tháng… năm 2017


NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:
Ngày, tháng, năm sinh:

ĐỖ TRUNG ĐỨC
19/02/1969

Chuyên ngành: Kỹ thuật XDCT Dân Dụng & Công Nghiệp
I.

Giới tính: Nam
Nơi sinh: TPHCM
MSHV: 1541870034

Tên đề tài:
“ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí an tòan lao động (ATLĐ)
và đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong công trình xây
dựng trên địa bàn Tp.HCM.”

II. Nhiệm vụ và nội dung:
1/ Tìm hiểu tổng quan và xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến chi phí an toàn
lao động, vệ sinh lao động
2/ Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hƣởng đến an toàn lao động để đánh
giá mức độ quan trọng của các nhân tố
3/ Đề xuất mô hình dự báo định lƣợng về chi phí ATLĐ trong công trình xây
dựng trên địa bàn Tp.HCM
4/ Kết luận và kiến nghị.
III. Ngày giao nhiệm vụ: 15/2/2017
IV. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 31/8/2017

V. Cán bộ hƣớng dẫn: PGS. TS LƢƠNG ĐỨC LONG
KHOA QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH


LỜI CÁM ƠN
Trƣớc tiên, xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến PGS TS. Lƣơng Đức Long đã
hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này, đề tài mà tôi mong muốn
tìm hiểu trong thực tiễn quá trình làm việc của mình.
Xin chân thành cảm ơn các Thầy Cô thuộc Viện đào tạo Sau đại học, Khoa Xây
dựng trƣờng Đại Học Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. Tất cả những kiến thức,
kinh nghiệm mà các thầy cô đã truyền đạt lại cho tôi trong suốt quá trình học sẽ mãi là
hành trang quý giá cho tôi trong suốt thời gian tới.
Cảm ơn các anh chị em cán bộ quản lý, tƣ vấn, giám sát tại công trƣờng của
các công ty Novaland, Hòa Bình, ECI Sài gòn, Võ Đình, City Land, An Phong,
SCQC, Nagecco,…đã giúp tôi hoàn thành công tác thu thập dữ liệu cho Luận Văn.
Tôi cũng xin cám ơn Gia đình tôi, những ngƣời bạn thân của tôi đã luôn bên
cạnh tôi, quan tâm, động viên tôi để hoàn thành Luận Văn này.
Luận văn thạc sĩ đã hoàn thành trong thời gian quy định với sự nỗ lực tối đa của
bản thân, tuy nhiên không thể không có những thiếu sót. Kính mong Quý Thầy Cô chỉ
dẫn thêm để tôi bổ sung những kiến thức và hoàn thiện bản thân mình hơn.
Trân trọng cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh, ngày ….tháng…. năm 2017

ĐỖ TRUNG ĐỨC

2


MỤC LỤC

Nội dung
Trang
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................. 4
1.1. Giới thiệu chung .............................................................................................. 4
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu ...................................................................... .....8
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu ................................................................................ 10
1.4. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 10
1.5. Đóng góp kỳ vọng của nghiên cứu................................................................. 11
1.5.1. Về mặt học thuật, hàn lâm ............................................................................. 11
1.5.2. Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 12
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN .................................................................................13
2.1. Giới thiệu chương ...........................................................................................13
2.2. Các khái niệm được dùng trong Luận Văn ..................................................13
2.2.1. Khái niệm về an toàn lao động .......................................................................13
2.2.2. Khái niệm về chi phí an toàn lao động ............................................................13
2.2.3. Khái niệm về dự án ........................................................................................15
2.2.4. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng .............................................................16
2.2.5. Chất lượng công tác an toàn công trình xây dựng ...........................................18
2.2.6. Quản lý ATLĐ công trình xây dựng ............................................................. 19
2.3. Tổng quan về nghiên cứu ............................................................................... 19
2.3.1. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng .................................................................. 19
2.3.2. Phân tích nhân tố bằng Ma trận khả năng /Mức độ ....................................... 22
2.3.3. Ma trận biện pháp phản hồi rủi ro ................................................................. 22
2.3.4. Ma trận ảnh hưởng giữa các nhân tố. ............................................................ 23
2.3.5. Quy trình phản hồi rủi ro. .............................................................................. 24
2.4. Sơ lược một vài nghiên cứu trước đây........................................................... 25


2.5. Kết luận chương.. ........................................................................................... 31
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................ 32

3.1. Giới thiệu chương .......................................................................................... 32
3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu .................................................................... 32
3.3. Thu thập dữ liệu giai đoạn 1 .......................................................................... 33
3.4. Tổng hợp các nhân tố tiềm năng từ các nghiên cứu trước. ........................ 34
3.4.1. Nhóm nhân tố liên quan kế hoạch,qui trình, hệ thống quản lý ...................... 35
3.4.2. Nhóm nhân tố liên quan đào tạo, huấn luyện, sức khỏe, môi trường............. 36
3.4.3. Nhóm nhân tố liên quan đến chiều cao, vị trí, đặc điểm công trình .............. 37
3.4.4. Nhóm nhân tố liên quan đến dụng cụ, đồ bảo hộ lao động............................ 38
3.4.5. Nhóm nhân tố liên quan đến biện pháp ATLĐ tại công trình........................ 39
3.4.6. Nhóm nhân tố liên quan công tác an toàn thiết bị thi công tại công trình...... 40
3.5. Thiết kế bảng câu hỏi ..................................................................................... 40
3.5.1. Nhận dạng các nhân tố tiềm năng ...................................................................43
3.5.2. Xác định những nhân tố gây ảnh hưởng đến chi phí ATLĐ ............................43
3.5.3. Xây dựng bảng câu hỏi thử nghiệm ................................................................44
3.5.4. Xây dựng thang đo .........................................................................................44
3.5.5. Thực hiện khảo sát thử nghiệm ......................................................................45
3.5.6. Kiểm định độ tin cậy của thông tin khảo sát ...................................................46
3.6. Thu thập dữ liệu giai đoạn 2 ...........................................................................47
3.6.1. Lựa chọn chuyên gia. .................................................................................... 47
3.6.2. Cách thức thu thập dữ liệu. ............................................................................ 48
3.6.3. Kích thước mẫu và xử lý dữ liệu ....................................................................48
3.7. Phân tích nhân tố chính EFA .........................................................................54
3.7.1. Kiểm định Cronbach’s Anpha các thang đo ...................................................55
3.7.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ................................................................55
Kết luận chương. ................................................................................................... 57


CHƯƠNG 4: THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................... 58
4.1. Giới thiệu chương .......................................................................................... 58
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến an toàn & chi phí ATLĐ ................................ 58

4.3. Khảo sát thử nghiệm ...................................................................................... 61
4.3.1. Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ............................................................... 61
4.3.2. Khả năng xảy ra của các nhân tố ................................................................... 63
4.4. Phân tích số liệu từ cuộc khảo sát chính thức .............................................. 66
4.4.1. Chọn lọc dự liệu. ........................................................................................... 66
4.4.2. Thông tin về người trả lời .............................................................................. 67
4.4.2. 1. Số năm kinh nghiệm .................................................................................. 68
4.4.2.2. Địa vị công tác ........................................................................................... 68
4.4.2.3. Phân loại theo vai trò đơn vị công tác. ....................................................... 69
4.4.2.4. Phân loại theo quy mô dự án ...................................................................... 69
4.4.3. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động .................... 69
4.4.3.1. Kiểm định hệ số Cronbach’s Anpha .......................................................... 69
4.4.3.2. Kiểm định sự thống nhất đánh giá của các nhóm chuyên gia .................... 71
4.4.3.3. Xếp hạng các nhân tố gây ảnh hưởng đến chi phí ATLĐ của dự án ......... 83
4.5. Phân tích nhân tố ............................................................................................86
4.5.1. Qui trình thực hiện phân tích nhân tố chính ....................................................87
4.5.2. Kết quả phân tích nhân tố khi xoay nhân tố ....................................................88
4.5.3. Kết quả đặt tên nhân tố ...................................................................................95
4.6. Các nhận xét về kết quả phân tích nhân tố ....................................................98
4.6.1. Nhóm 1: nhóm nhân tố liên quan đến công tác chống rơi công trình ..............98
4.6.2. Nhóm 2: nhóm nhân tố liên quan đến công tác biện pháp thi công ..............99
4.6.3. Nhóm 3: nhóm nhân tố liên quan đến vận chuyển vật liệu lên cao ..............99
4.6.4. Nhóm 4: nhóm nhân tố liên quan đến cấu trúc công trình ..............................99
4.6.5. Nhóm 5: nhóm nhân tố liên quan đến an toàn khi vật hành thiết bị ..............100


4.6.6. Nhóm 6: nhóm nhân tố liên quan đến dàn lưới bao che xung quanh ............100
4.6.7. Nhóm 7: nhóm nhân tố liên quan đến thiết bị làm móng cọc .......................101
4.6.8. Nhóm 8: nhóm nhân tố liên quan đến sức khỏe người lao động ..................101
4.6.9. Nhóm 9: nhóm nhân tố liên quan đồ BHLĐ cho người vào công trình .........102

4.6.10. Nhóm 10: nhóm nhân tố liên quan đồ BHLĐ cho người làm trên cao.........103
CHƯƠNG 5: ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH ĐỊNH LƯỢNG VỀ CHI PHÍ ATLĐ
TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TẠI TP.HCM .............. 104
5.1. Một số biện pháp quản lý và thực hiện công tác an toàn trên thực tế.......104
5.2. Mô hình định lượng về chi phí an toàn lao động ....................................... 104
5.2.1. Nhóm nhân tố liên quan kế hoạch,qui trình, hệ thống quản lý .................... 104
5.2.2. Nhóm nhân tố liên quan đào tạo, huấn luyện, sức khỏe, môi trường........... 108
5.2.3. Nhóm nhân tố liên quan đến chiều cao, vị trí, đặc điểm công trình ..............113
5.2.4. Nhóm nhân tố liên quan đến dụng cụ, đồ bảo hộ lao động........................... 117
5.2.5. Nhóm nhân tố liên quan đến biện pháp ATLĐ tại công trình........................120
5.2.6. Nhóm nhân tố liên quan công tác an toàn thiết bị thi công tại công trình.... 123
5.3. Áp dụng mô hình đề xuất đưa ra chi phí ATLĐ cho một trường hợp
cụ thể ................................................................................................................... 127
CHƯƠNG 6: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI
PHÍ CÔNG TÁC AN TOÀN& VỆ SINH LAO ĐỘNG............. 148
6.1. Giải pháp 1 ...................................................................................................148
6.2. Giải pháp 2 ...................................................................................................149
6.3. Giải pháp 3 ...................................................................................................152
6.4. Giải pháp 4 ...................................................................................................153


CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .............................................. 153
7.1. Tóm tắt kết quả nghiên cứu .........................................................................154
7.2. Đóng góp của nghiên cứu .............................................................................155
7.3. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................155
7.4. Hướng nghiên cứu tiếp theo ........................................................................ 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................157
PHỤ LỤC .............................................................................................................164



TÓM TẮT
Mục đích của nghiên cứu là tìm và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí
An toàn lao động và đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong
công trình xây dựng trên địa bàn Tp.HCM, từ đó kiểm chứng nghiên cứu trên một
dự án thực tế.
Thông qua việc khảo sát bảng câu hỏi, 24 nhân tố ảnh quan trọng đã được xác
định từ 40 nhân tố tiềm năng ban đầu. Sau đó thông qua các cuộc phỏng vấn với
các chuyên gia nhằm tìm ra các giải pháp tăng hiệu quả quản lý chi phí công tác
an toàn . Kết quả nghiên cứu dự án thực tiễn thu được 21/24 nhân tố quan trọng
xuất hiện trong dự án được nghiên cứu.

ABSTRACT
The aims of this study are to find and analyze the factors affecting the
expense cost of safety works, and proposed a model forecast expense cost of
safety works on construction projects in Ho Chi Minh city . Then tested on a study
actual project.
Questionaire surveys were used to collect data, 24 affecting factors danger were
determined from 40 primary factors. A semi-structured interview is organized
with the participation of experienced experts, to find out management method to
minimize this safety cost. Investigating on project, it was found that there are
many factors occurred, 21/24 factors of research was identified in this project.

3


CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 . Giới thiệu chung:
Việt nam đang bước vào thời kỳ hội nhập sâu rộng với khu vực và quốc tế và
đang trở thành điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính
điều này đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hệ thống

giao thông vận tải, điện tử, viễn thông... Ngày càng nhiều các dự án khu đô thị
mới, khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, nhà ga, các công trình cao ốc văn phòng,
công trình chung cư cao tầng được đầu tư xây dựng với quy mô lớn ở nhiều nơi
trên cả nước trong thời gian qua, đặc biệt là ở các thành phố lớn như TP Hồ Chí
Minh, nơi có nhiều dự án công trình trọng điểm quốc gia mang ý nghĩa to lớn về
mặt kinh tế - chính trị - xã hội.
Tuy nhiên, trong sự phát triển nhanh chóng này, dù rằng đã có rất nhiều dự án
đầu tư xây dựng đã mang lại thành công xét cả khía cạnh hiệu quả kỹ thuật lẫn
kinh tế thì thực tế cũng cho thấy đã và đang tồn tại rất nhiều dự án công trình bao
gồm cả các công trình quan trọng gặp phải những sự cố kỹ thuật như lún, sập sàn
thi công, nứt hầm, trượt lở mái dốc,… để lại những hậu quả rất nghiêm trọng, gây
ảnh hưởng lớn đến lợi ích kinh tế - xã hội và sinh mạng con người
Mọi công trường xây dựng đều phải tuân theo các quy định của Bộ Xây Dựng về
An toàn lao động nhằm giảm thiểu rủi ro và con số các vụ tai nạn lao động trên
công trường xây dựng hiện đang giảm dần. Nhưng thật không may là không phải
lúc nào những quy định này cũng được tuân thủ, hoặc không đủ chặt chẽ và tai
nạn lao động hàng ngày vẫn diễn ra dưới đủ mọi hình thức. Dưới đây là một số
chấn thương nguy hiểm thường gặp ở công trường xây dựng.
1. Tai nạn do ngã
2. Vật rơi
3. Tai nạn do hào, rãnh
4. Giật điện
5. Chấn thương do hóa chất
4


6. Chấn thương do ráng sức
7. Thiết bị nặng
8. Cháy nổ
Ngòai ra: còn có các nguy cơ tai nạn trong công tác phá dỡ công trình; Kết cấu

công trình đổ, đè; Ngã té cao khi thi công phá dỡ. Tai nạn do xe máy thi công.
Nguy cơ tai nạn điện do nguồn điện của chính công trình phá dỡ, nguồn điện của
máy thi công, công trình gần đường dây điện cao thế.
Sau những thăng trầm, đến nay ngành xây dựng đã tạo được thế và lực để bước
vào thời kì thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các tổng công ty, công ty
mạnh đã được thành lập và củng cố, tiếp tục đầu tư các hệ thống quản lý chất
lượng, tăng năng lực sản xuất, khả năng cạnh tranh của các sản phẩm thuộc ngành.
Trong những năm gần đây ngành công nghiệp xây dựng Việt Nam đã dành sự
chú ý nhiều hơn đến vấn đề an toàn lao động. Mặc dù sự nhận thức về vấn đề an
toàn lao động đã được nâng cao một cách đáng kể nhưng số vụ tai nạn lao động
trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng vẫn ở mức rất cao. Căn cứ vào thông báo
về “Tình hình tai nạn lao động năm 2013” (Hình1.1;1.2) của Bộ lao động thương
binh và xã hội Việt Nam, lĩnh vực xây dựng là ngành chiếm tỷ lệ số vụ tai nạn
lao động cao nhất với mức 28.6 %. Cao nhất trong các yếu tố chấn thương của
những vụ tai nạn lao động vẫn là ngã từ trên cao với tỷ lệ 26.9% tổng số vụ (đứng
thứ 2 là điện giật chiếm 21.7% tổng số vụ). Tuy nhiên, những con số trên đây có
thể lớn hơn rất nhiều vì chỉ có 5.3 % số doanh nghiệp là thực hiện đầy đủ việc
báo cáo tai nạn lao động và nghề nghiệp.

5


35
30

28.6

26.5

25

20

15.4

15

14.3

10

6.3

5.8

5.1

4.8

5
0
Xây dựng

Khai khoáng

Sản xuất kinh doanh
điện

Cơ Khí chế tạo

Số người chết (%)


Số vụ tai nạn (%)

Hình1.1.Tình hình ATLĐ năm 2013 tại Việt Nam (Nguồn-Bộ lao động thương binh và xã hội Việt Nam)
30
25

26.9
24.9
21.7

20.1

20
14.6

15

14.3

13.6

13.2
11 10.1

10
4

5


3.7

0
Ngã cao

Điện giật

Máy, thiết bị Vật rơi, đổ
sập
cán, kẹp, cuốn

TNGT

Vật văng bắn

Số người chết (%)

Số vụ tai tai nạn (%)

Hình 1.2. Nguyên nhân dẫn đến tai nạn năm 2013 tại Việt Nam (Nguồn-Bộ lao động thương binh và xã hội Việt
Nam)

Cũng theo số liệu thống kê của Sở lao động – Thương binh và Xã hội
thành phố Hồ Chí Minh thì năm 2016 trên địa bàn thành phố đã xảy ra 94 vụ tai
nạn lao động chết người, trong đó có 68 vụ tai nạn xảy ra tại các công trình xây
dựng (chiếm tỉ lệ 72,34%)
Từ những con số thông kê trên, có thể thấy ngành xây dựng là một trong
các ngành công nghiệp nguy hiểm nhất, có tỷ lệ cao về chấn thương và tử vong
liên quan đến tai nạn lao động. Nhiều báo cáo cho thấy các nước đang phát triển
6



luôn có một tỷ lệ cao về tai nạn lao động liên quan đến xây dựng. Theo (Aksorn
& Hadikusumo, 2008), tại Thái Lan năm 2003, tai nạn do ngành xây dựng chiếm
14% tổng số người chết trong khi làm việc.Tỷ lệ công nhân xây dựng có khả năng
bị khuyết tật vĩnh viễn nhiều hơn năm lần so với những người trong ngành công
nghiệp khác.(D. Fang & Wu, 2013) chung quan điểm với (S Mohamed, 1999)
rằng tai nạn xây dựng gây tổn thất lớn về tài sản, làm gián đoạn hoạt động của
công trường, tiến độ dự án chậm trễ, và ảnh hưởng xấu đến tổng chi phí, năng
suất và uy tín của ngành công nghiệp xây dựng. Theo công bố của Bộ lao động
thương binh và xã hội Việt Nam thì thiệt hại về vật chất do tai nạn lao động xảy
ra năm 2013 (chi phí tiền thuốc, mai táng, tiền bồi thường cho gia đình người chết
và những người bị thương ,...) là 71.85 tỷ đồng, thiệt hại về tài sản là 6.27 tỷ đồng.
Tổng số ngày nghỉ do tai nạn lao động là 153,658 ngày. Tất nhiên đây chưa phải
là con số cuối cùng vì như đã nói ở trênlà chỉ có 5.3% số doanh nghiệp là thực
hiện đầy đủ việc báo cáo an toàn định kỳ.
Theo (S Mohamed, 1999), ngành công nghiệp xây dựng có sự nghèo nàn
trong văn hóa an toàn thì việc cố gắng cải tiến an toàn sẽ không hoàn toàn hiệu
quả cho đến khi văn hóa an toàn xây dựng được cải thiện.Theo(Fung, Tam, Tung,
& Man, 2005), việc thực hiện tốt văn hóa an toàn chắc chắn có thể giúp các tổ
chức để kiểm soát và giảm chi phí xây dựng, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt
động của tổ chức trong thời gian dài. Những chương trình an toàn hiệu quả và
nền văn hóa an toàn tốt có thể được áp dụng cho tổ chức bởi vì nó khuyến khích
sự hợp tác giữa các nhà quản lý và những công nhân (những người có nguy cơ
cao về tai nạn) trong việc quyết định sự an toàn và sức khỏe của họ(Aksorn &
Hadikusumo, 2008).
Cho đến nay việc thực hiện các nghiên cứu về vấn đề an toàn lao động tại
Việt Nam còn khá hạn chế. Các nghiên cứu về an toàn chủ yếu là xác định, sau
đó xếp hạng các yếu tố gây tai nạn lao động hoặc ảnh hưởng đến việc thực hiện
an toàn trên công trường. Do đó việc kiểm tra mối tương quan và sự tương tác

giữa các nhân tố trong an toàn xây dựng là cần thiết, nó giúp các tổ chức xây dựng
7


có thể hiểu rõ hơn mức độ tác động của các nhân tố lên chi phí an toàn, qua đó sẽ
góp phần cải thiện vấn đề an toàn xây dựng nói chung.
Công tác hoạch định và quản lý chất lượng, quản lý an toàn lao động trong thi
công xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, đặc biệt là các công trình
cao tầng còn nhiều vấn đề bất cập làm cho tiến độ công trình không được đảm
bảo và xuất hiện chi phí phát sinh ngoài ý muốn mà chủ đầu tư, nhà tư vấn hay
nhà thầu không thể kiểm soát được.
Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ tiên tiến trong hoạch định, quản lý dự án, giám
sát kiểm soát, đảm bảo tiến độ thi công, an toàn lao động và vệ sinh môi trường
trong thi công công trình, đưa ngành xây dựng Việt Nam phát triển đủ sức cạnh
tranh với ngành xây dựng các nước phát triển.
Để nâng cao hiệu quả quản lý an toàn lao động các công trình xây dựng, cần tăng
cường kiểm soát kiểm tra các quy trình, quy phạm trong thiết kế, biện pháp an
toàn và cung cấp, triển khai đúng ,đủ và kịp thời trong thi công công trình xây
dựng.
Tuy nhiên, làm thế nào để nâng cao hiệu quả quản lý và thực thi tốt công tác an
toàn lao động trong công trình xây dựng đang là câu hỏi mang tính cấp bách, là
yêu cầu hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Vì vậy, nội dung của đề tài nghiên cứu là:“Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng
đến chi phí an tòan lao động (ATLĐ) và đề xuất mô hình dự báo định lượng
về chi phí ATLĐ trong công trình xây dựng trên địa bàn Tp.HCM” nhằm đánh
giá, phân tích các tác động tiêu cực và đưa ra giải pháp phòng ngừa, kiểm soát an
toàn cho các công trình xây dựng tại TPHCM.
1.2. Xác định vấn đề nghiên cứu
Thành phố HCM là trung tâm văn hóa, giáo dục, kinh tế của cả nước. Hiện
nay, Tp Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt của Việt Nam (B. Phan,

2014). Theo đó, TP.HCM có dân số đông nhất nước, đạt 7,955 triệu người. (Cục
8


thống kê TPHCM 2014), Do đó nhu cầu về nhà ở đang trở thành tâm điểm của
người dân thành phố. Với quỹ đất không nhiều, xây dựng các chung cư cao tầng
được xem là xu hướng tất yếu để giải quyết tình trạng “đất chật người đông” như
hiện nay của thành phố. Hàng trăm dự án chung cư cao tầng mọc lên, kèm theo
đó là những nhân tố rủi ro xuất hiện tăng lên theo tính chất và quy mô ngày càng
phức tạp của các dự án. Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, các doanh nghiệp
đã và đang tiến hành đầu tư rất nhiều các dự án khu dân cư, nghỉ dưỡng và các
công trình phúc lợi như trường học, bệnh viện, ...
Trước đây, khi nói đến dự án đầu tư xây dựng, người ta thường quan tâm và đặt
vấn đề quản lý, sử dụng nguồn vốn, chất lượng và tiến độ thi công lên hàng đầu
sau đó mới đến quản lý an toàn lao động thi công công trình (ATLĐ).
Tuy nhiên, khi Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 và Luật An toàn, vệ sinh lao
động số 84/2015/QH13 (có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 7 năm 2016) được
ban hành đã có sự thay đổi lớn, công tác quản lý ATLĐ đã trở thành yếu tố quan
trọng hàng đầu. Đây là sự thay đổi quan trọng về pháp luật, góp phần tạo ra sự
chuyển biến nhận thức cho chính những người làm công tác quản lý trong ngành
Xây dựng. Các chuyên gia về quản lý công trình xây dựng thường ví về công tác
an toàn “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Điều này hoàn toàn đúng với thực tế bởi
nguyên tắc chính của quản lý an toàn trong thi côngcông trình xây dựng là công
tác phòng ngừa.
Quản lý an toàn trong thi công xây dựng công trình bao gồm các hoạt động quản
lý ATLĐ của nhà thầu thi công xây dựng; giám sát an toàn, thi công xây dựng
công trình và kiểm tra nghiệm thu công trình xây dựng của chủ đầu tư; tư vấn
giám sát của nhà thầu thiết kế thẩm tra biện pháp an toàn. Công tác quản lý chất
lượng trang thiết bị trong thi công xây dựng là một trong các công tác chính của
công tác quản lý ATLĐ công trình xây dựng.

Đã có nhiều nghiên cứu liên quan về công tác liên quan an toàn dự án xây dựng
tại Việt Nam trước đây như:
9


- Tác giả Trần Ngọc Hùng (2009). Báo cáo “Sự cố công trình xây dựng :
Nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”, Tổng hội xây dựng Việt Nam để
cải thiện việc quản trị phòng ngừa an toàn trong xây dựng
- PGS.TS. Nguyễn Văn Hiệp (2009). “Sự cố công trình xây dựng – Bất cập
trong quy định hiện hành và kiến nghị khắc phục”, Báo cáo hội thảo khoa
học toàn quốc “Sự cố và phòng ngừa sự cố công trình xây dựng”
- Tác giả Phạm Thi Trang (2010). “Nghiên cứu giải pháp quản trị rủi ro trong
dự án thi công xây dựng”
Chu trình phát triển của một dự án xây dựng gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn chuẩn
bị dự án đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, giai đoạn kết thúc dự án đầu tư.
Thi công xây lắp thuộc giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, đây là giai đoạn sử dụng
nhiều nhất nguồn tài chính, nhân lực và vật lực của dự án. Theo Jon Alvarez,
Frances M, David Pieterse (2007), giai đoạn thi công xây dựng cũng chính là giai
đoạn xảy ra nhiều rủi ro về nhất về chất lượng, tiến độ, chi phí, an toàn của dự án.
Do đó, việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng chi phi an toàn trong giai đoạn thi
công cho các công trình xây dựng sẽ đầy đủ cơ sở nhất.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
1/ Tìm hiểu tổng quan và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao
động, vệ sinh lao động
2/ Phân tích thống kê các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí an toàn lao động để đánh
giá mức độ quan trọng của các nhân tố
3/ Đề xuất mô hình dự báo định lượng về chi phí ATLĐ trong công trình xây
dựng trên địa bàn Tp.HCM.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi Luận văn dừng lại ở những giới hạn sau:

Thời gian thực hiện luận văn: từ ngày 15/02/2017 đến ngày 31/08/2017.

10


Địa điểm: Luận văn tiến hành khảo sát các cá nhân làm việc tại các dự án thuộc
TPHCM.
Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: đơn vị tư vấn Quản lý dự
án/TVGS, nhà thầu thi công của các dự án tại TP. HCM.
Quan điểm phân tích: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí ATLĐ dự
án trên quan điểm của đơn vị tư vấn QLDA/TVGS và nhà thầu thi công.
Đặc điểm dự án: Dự án vốn tư nhân, thực hiện theo kiểu Design- Bid- Buid.
Đối tượng khảo sát:
+ Đơn vị TVGS/Quản Lý Dự Án.
+ Các nhà thầu thi công xây dựng dân dụng và công nghiệp.
1.5. Đóng góp kỳ vọng của nghiên cứu:
1.5.1. Về mặt học thuật, hàn lâm.
Các ngành công nghiệp xây dựng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Sự cần thiết để đạt được tính chuyên nghiệp, tính nhân văn và môi trường cộng
đồng trong dự án xây dựng là rất quan trọng. An toàn và vệ sinh môi trường là
một yếu tố thiết yếu cho sự bền vững và sự hài lòng của khách hang, địa phương
nơi doanh nghiệp đặt trưng đến. Nghiên cứu này nhằm mục đích để cung cấp cho
khách hàng, các nhà quản lý dự án, các nhà thiết kế, nhà thầu và các thông tin cần
thiết cần thiết để tổ chức quản lý tốt hơn chất lượng công tác an toàn của dự án
xây dựng như:
- Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ
sinh lao động
- Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu
nghiêm ngặt về an toàn lao động và vệ sinh lao động
- Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết

bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.
11


- Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động
1.5.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu tìm ra các nhân tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến an toàn lao
động công trình và chi phí cho công tác an toàn trong giai đoạn thi công của dự
án, từ đó có các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát hợp lý có giá trị tham khảo cho
các nhà quản lý dự án trong việc quản lý trong giai đoạn thi công đưa dự án đến
thành công.

12


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1. Giới thiệu chương.
Nội dung của Chương 2 sẽ đi vào hai vấn đề chính đó là làm sáng tỏ các khái
niệm quan trọng được sử dụng trong Luận văn và tổng hợp các nghiên cứu trước
về phương pháp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến ATLĐ và chi phí tiềm năng
được tổng hợp có chọn lọc từ những nghiên cứu trước. Nội dung chương này
cung cấp một cơ sở lý thuyết cho đề tài nghiên cứu.
2.2. Các khái niệm.
2.2.1. Khái niệm về an toàn lao động.
Theo Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015: “An toàn lao động” là giải pháp
phòng, chống tác động của các yếu tố nguy hiểm nhằm bảo đảm không xảy ra
thương tật, tử vong đối với con người trong quá trình lao động.”.
2.2.2. Khái niệm về chi phí ATLĐ.
- Theo Thông tư 04/2017/TT-BXD qui định về Quản lý an toàn lao động trong
thi công xây dựng công trình có qui định “Chi phí thực hiện đảm bảo an toàn lao

động”.
Theo đó, chi phí thực hiện để đảm bảo ATLĐ cho người lao động khi tham gia
thi công xây dựng công trình, gồm: Lập và thực hiện các biện pháp kỹ thuật an
toàn; Huấn luyện và thông tin, tuyên truyền về ATLĐ; Trang cấp dụng cụ, phương
tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động; Công tác phòng, chống cháy, nổ; Phòng,
chống yếu tố nguy hiểm, có hại và cải thiện điều kiện lao động; Ứng phó sự cố
gây mất ATLĐ, xử lý tình trạng khẩn cấp; Kiểm tra công tác ATLĐ của cơ quan
chuyên môn về xây dựng”.
Quản lý an toàn lao động là một phần quan trọng trong Quản lý chất lượng công
trình nên các nguyên tắc quản lý an toàn lao động cũng như sau:
- Nguyên tắc thứ 1 là định hướng bởi khách hàng.
13


- Nguyên tắc thứ 2 là sự lãnh đạo.
- Nguyên tắc thứ 3 là sự tham gia của mọi người.
- Nguyên tắc thứ 4 là quan điểm quá trình.
- Nguyên tắc thứ 5 là tính hệ thống.
- Nguyên tắc thứ 6 là cải tiến liên tục.
- Nguyên tắc thứ 7 là quyết định dựa trên đặc trưng dự án.
- Nguyên tắc thứ 8 là quan hệ hợp tác cùng có lợi với người đầu tư.
Hình 2.1: Mô hình một hệ thống quản lý ISO 9001:2008

Các phương pháp quản lý an toàn và chi phí an toàn
- Kiểm tra hệ thống an toàn.
- Kiểm soát hoạt động an toàn.
- Kiểm soát chất lượng an toàn toàn diện.
14



- Quản lý chất lượng an toàn toàn diện

Hình 2.2: Mô hình một hệ thống quản lý ATLĐ công ty DOOSAN- Hàn quốc

Quản lý chất lượng an toàn toàn diện được định nghĩa là phương pháp quản lý
của một tổ chức, định hướng vào chất lượng công việc, dựa trên sự tham gia của
mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự hiệu quả
công việc và lợi ích của các thành viên trong đơn vị và cả xã hội. Mục tiêu của
quản lý an toàn toàn diện là cải tiến biện pháp thực hiện và thỏa mãn yêu cầu an
toàn ở mức tốt nhất cho phép.
2.2.3. Khái niệm về dự án
Dự án được hiểu là một công việc với các đặc tính như nguồn lực (con người, tài
chính, máy móc), có mục tiêu cụ thể, phải được hoàn thành với thời gian và chất
lượng định trước, có thời điểm khởi đầu và kết thúc rõ ràng, có khối lượng và
15


công việc cụ thể cần thực hiện, có nguồn kinh phí bị hạn chế và là sự kết nối hợp
lý của nhiều phần việc lại với nhau.
Theo Viện Quản lý dự án Quốc tế PMI 2007: Quản Lý dự án là một quá trình
đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có phối hợp và được kiểm soát, có
thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp
với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về thời gian, chi phí và
nguồn lực.
2.2.4. Khái niệm về dự án đầu tư xây dựng:
Theo khoản 2, Điều 3 Luật đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2014
của Quốc hội, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2015, được sửa đổi, bổ sung
đưa ra giải thích về dự án đầu tư như sau: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ
vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa
bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định”

Theo điều 3 – Luật xây dựng định nghĩa dự án đầu tư xây dựng công trình là tập
hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải
tạo những công trình xây dựng nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất
lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời hạn nhất định. Dự án đầu
tư xây dựng công trình bao gồm phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Theo Điều 5 Nghị định 52/1999/NĐ-CP Khái niệm đầu tư xây dựng như sau:
“Dự án xây dựng là tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo
mới, mở rộng hay cải tạo những công trình xây dựng (nhà ở, văn phòng, nhà máy,
sân bay, bến cảng...)
Quy trình thực hiện dự án xây dựng gồm 3 giai đoạn sau:
Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư
Giai đoạn 2: Thực hiện dự án đầu tư
Giai đoạn 3: Kết thúc dự án đầu tư
16


Hình 2.2. Các giai đoạn của dự án đầu tư ( Đặng Bá Luật 2014)

CHUẨN BỊ
DỰ ÁN ĐẦU TƯ

- Nhận ra cơ hội đầu

- Lập báo cáo nghiên
cứu tiền khả thi
- Lập báo cáo nghiên
cứu khả thi

THỰC HIỆN
DỰ ÁN ĐẦU TƯ


- Giai đoạn thiết kế
- Giai đoạn đấu thầu
- Giai đoạn thi công

KẾT THÚC
DỰ ÁN ĐẦU TƯ

-Giai đoạn bàn
giao,
đưa dự án vào
khai
thác sử dụng

Trong phạm vi đề tài, chỉ thực hiện nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chi
phí ATLĐ trong giai đoạn thi công của bước thực hiện dự án đầu tư.
Hình 2.3. Cấu trúc vòng đời dự án, (PMI 2008)

17


Qua đó ta thấy giai đoạn thi công xây dựng là giai đoạn đưa dự án từ ý tưởng
thành hiện thực, đòi hỏi nhiều tài nguyên và thời gian nhất của dự án.
2.2.5. Chất lượng công tác an toàn công trình xây dựng:
Theo David Arditi & H.Murat Gunaydin, Chất lượng có thể được định nghĩa là
đáp ứng các quy phạm pháp luật, thẩm mỹ và yêu cầu chức năng của một dự án.
Theo Teena Joy (2014) , Chất lượng là một yếu tố thiết yếu cho sự bền vững và
sự hài lòng đạt theo mục đích của khách hàng.
Theo quan điểm hiện tại về công trình xây dựng, xét ở góc độ bản thân sản phẩm
xây dựng, chất lượng công tác an toàn tại công trình xây dựng được đánh giá bởi

các đặc tính cơ bản như:
- Công năng tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, độ bền vững, tính thẩm mỹ, an
toàn trong khai thác sử dụng, tính kinh tế và đảm bảo về thời gian phục vụ
của công trình.
- Công tác An toàn công trình xây dựng cần được quan tâm từ khi hình thành
ý tưởng về xây dựng công trình, từ khâu quy hoạch, lập dự án, đến khảo
sát thiết kế, thi công … cho đến giai đoạn khai thác, sử dụng và dỡ bỏ công
trình sau khi hết hạn phục vụ.
- Quản lý an toàn tổng thể phải được hình thành từ chất lượng của nguyên
vật liệu, cấu kiện, chất lượng của công việc xây dựng riêng lẻ, của các bộ
phận, hạng mục công trình.
- Các tiêu chuẩn kỹ thuật không chỉ thể hiện ở các kết quả thí nghiệm, kiểm
định nguyên vật liệu, cấu kiện, máy móc thiết bị đưa vào công trình mà còn
quá trình hình thành và thực hiện các bước công nghệ thi công, chất lượng
của đội ngũ công nhân, kỹ sư an toàn lao động.
- An toàn không chỉ là trong khâu khai thác sử dụng mà phải đảm bảo an
toàn trong giai đoạn thi công xây dựng đối với bản thân công trình, với đội
ngũ công nhân kỹ sư cùng các thiết bị xây dựng và khu vực công trình.

18


Ngoài ra, an toàn công trình xây dựng cần chú ý đến môi trường không chỉ từ góc
độ tác động của dự án tới các yếu tố môi trường mà tác động theo chiều ngược
lại của các yếu tố môi trường tới quá trình hình thành dự án.
2.2.6. Quản lý an toàn lao động công trình xây dựng:
Quản lý ATLĐ công trình xây dựng là tập hợp các hoạt động từ đó đề ra các yêu
cầu, quy định thực hiện các yêu cầu, quy định bằng các biện pháp kiểm soát chất
lượng. Hoạt động quản lý an toàn phải đảm bảo chất lượng và luôn cải tiến biện
pháp.

Hoạt động quản lý an toàn công trình xây dựng chủ yếu là công tác thực hiện của
nhà thầu, giám sát của tư vấn và tự giám sát của chủ đầu tư.
2.3. Tổng quan nghiên cứu:
2.3.1. Xếp hạng các nhân tố ảnh hưởng:
Ma trận khả năng/ tác động thường được dùng trong quá trình tổng hợp và đánh
giá rủi ro để xác định cấp độ nguy hiểm của rủi ro. Tuy thuộc vào mục đích sử
dụng mà ma trận khả năng/tác động có thể biến đổi cho phù hợp (Martin Schieg,
2006). Ma trận khả năng tác động có dạng cơ bản như sau:
Hình 2.4. Ma trận khả năng - tác động. ( Đặng Bá Luật, 2014)

19


×