Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí thực hiện các dự án khu dân cư vượt lũ trong giai đoạn lập dự án tại tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (684.8 KB, 60 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

LÝ THIÊN DUY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ TRONG GIAI ĐOẠN
LẬP DỰ ÁN TẠI TỈNH AN GIANG

LUẬN VĂN THẠC SỸ
XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
----------------------------------------

LÝ THIÊN DUY

NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN CHI PHÍ THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN
KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ TRONG GIAI ĐOẠN
LẬP DỰ ÁN TẠI TỈNH AN GIANG

Chuyên ngành:
Mã số chuyên ngành:


Xây dựng Công trình dân dụng và Công nghiệp
60 58 02 08

LUẬN VĂN THẠC SỸ XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ HOÀI LONG

TP. Hồ Chí Minh, Năm 2015


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng luận văn này: “ Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chi
phí thực hiện các dự án khu dân cư vượt lũ trong giai đoạn lập dự án tại tỉnh An
Giang “.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này, tôi
cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ trong luận văn này chưa từng được
công bố hay được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong luận
văn này mà không được trích dẫn theo quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TPHCM , 2015

LÝ THIÊN DUY


HV: Lý Thiên Duy

1


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

TÓM TẮT
Nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho dân cư Đồng bằng Sông Cửu Long
trong mùa lũ về Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ
đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục đích đảm bảo cho các hộ dân
trong Vùng có điều kiện sinh sống an toàn và ổn định.
Nhằm xác định các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí xây dựng khu dân cư
vượt lũ, tác giả đã gởi 128 bảng câu hỏi đến các chuyên gia tư vấn, quản lý dự án
trên địa bàn tỉnh An Giang, thu hồi được 49 phản hồi hợp lệ.
Nghiên cứu đã xác định được 14 yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng khu
dân cư vượ t lũ trong giai đoạn lập dự án, trong đó có 3 yếu tố tác động từ lớn đến
rất lớn, 3 yếu tố tác động từ trung bình đến lớn, 8 yếu tố tác động từ thấp đến trung
bình.
Để ước lượng chi phí xây dựng khu dân cư vượt lũ, nghiên cứu đã đề xuất
hai mô hình hồi quy tuyến tính và mạng neuron nhân tạo dựa trên các yếu tố đã
khảo sát. Kết quả hai mô hình đều cho sai số phần trăm tuyệt đối trung bình MAPE
thấp hơn 5%, trong đó mô hình hồi quy tuyến tính cho kết quả tốt hơn mô hình
mạng neuron nhân tạo. Kết quả này có thể giúp cho các nhà đầu tư và quản lý dự án
có thêm được công cụ để ước lượng chi phí thực hiện dự án.

HV: Lý Thiên Duy


3


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 1
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... 2
TÓM TẮT

............................................................................................................ 3

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ ............................................................................ 6
DANH MỤC BẢNG BIỂU ...................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 8
1.1

Giới thiệu chung ............................................................................................ 8

1.2

Xác định vấn đề nghiên cứu ........................................................................ 11

1.3

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 11


1.4

Quy mô nghiên cứu ..................................................................................... 11

1.5

Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................ 12

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN................................................................................... 13
2.1

Các khái niệm, lý thuyết, kiến thức và mô hình sử dụng ............................ 13

2.2

Các nghiên cứu tương tự đã công bố ........................................................... 16

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 23
3.1

Qui trình nghiên cứu .................................................................................... 23

3.2

Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 24

3.3

Các công cụ nghiên cứu............................................................................... 24


3.4

Phân tích dữ liệu .......................................................................................... 24

CHƯƠNG 4: XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ XÂY
DỰNG KHU DÂN CƯ VƯỢT LŨ ............................................... 31
4.1

Lập bảng câu hỏi và thu thập dữ liệu........................................................... 31

4.2

Phân tích dữ liệu .......................................................................................... 35

4.3

Thu thập dữ liệu ........................................................................................... 36

4.4

Xử lý bộ số liệu ........................................................................................... 37

4.5

Đặc điểm bộ dữ liệu ..................................................................................... 39

CHƯƠNG 5: MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ............................................ 41
5.1

Phân tích tương quan ................................................................................... 41


5.2

Phân tích thành tố chính .............................................................................. 41

HV: Lý Thiên Duy

4


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

5.3

Phân tích hồi quy ......................................................................................... 42

5.4

Kết luận........................................................................................................ 49

CHƯƠNG 6: MÔ HÌNH MẠNG NEURON NHÂN TẠO .................................. 50
6.1

Phương pháp huấn luyện mạng ................................................................... 50

6.2

Mô hình 14 biến đầu vào, hàm truyền hyperbolic - identity ....................... 50


6.3

Mô hình 14 biến đầu vào, hàm truyền hyperbolic - hyperbolic .................. 51

6.4

Mô hình 14 biến đầu vào, hàm truyền hyperbolic - sigmoid ...................... 52

6.5

Mô hình 14 biến đầu vào, hàm truyền sigmoid - identity ........................... 52

6.6

Mô hình 14 biến đầu vào, hàm truyền sigmoid - hyperbolic ...................... 53

6.7

Mô hình 14 biến đầu vào, hàm truyền sigmoid - sigmoid ........................... 54

6.8

Kết luận........................................................................................................ 55

CHƯƠNG 7: TỔNG KẾT NGHIÊN CỨU ........................................................... 56
7.1

Tổng kết ....................................................................................................... 56


7.2

Kiến nghị và hướng phát triển đề tài ........................................................... 57

PHỤ LỤC

......................................................................................................... 58

TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 74

HV: Lý Thiên Duy

5


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Nhà sàn trước khi lũ về................................................................... 10
Hình 1.2 Nhà sàn trong mùa lũ ...................................................................... 10
Hình 2.1 Neuron của người ........................................................................... 15
Hình 2.2 Sơ đồ neuron ................................................................................... 15
Hình 2.3 Neuron nhân tạo ............................................................................. 15
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu ...................................................................... 23
Hình 3.2 Sơ đồ huấn luyện mạng neuron ...................................................... 30
Hình 5.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán chuẩn hóa và phần dư chuẩn hóa
....................................................................................................... 45
Hình 5.2 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ........................................... 46

Hình 6.1 Biểu đồ sai số MAPE hàm truyền hyperbolic - identity ................ 51
Hình 6.2 Biểu đồ sai số MAPE hàm truyền hyperbolic - hyperbolic............ 51
Hình 6.3 Biểu đồ sai số MAPE hàm truyền hyperbolic - sigmoid ................ 52
Hình 6.4 Biểu đồ sai số MAPE hàm truyền sigmoid - identity ..................... 53
Hình 6.5 Biểu đồ sai số MAPE hàm truyền sigmoid - hyperbolic ................ 53
Hình 6.6 Biểu đồ sai số MAPE hàm truyền sigmoid - sigmoid .................... 54

HV: Lý Thiên Duy

6


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1 Các yếu tố chính sơ cấp ................................................................. 31
Bảng 4.2 Các yếu tố chuyên gia bổ sung ...................................................... 34
Bảng 4.3 Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng chi phí xây dựng ......................... 34
Bảng 4.4 Các trị thống kê của các yếu tố ...................................................... 35
Bảng 4.5 Xếp hạng các yếu tố ....................................................................... 36
Bảng 4.6 Các biến trong mô hình hồi quy ..................................................... 37
Bảng 4.7 Tổng hợp bộ số liệu........................................................................ 38
Bảng 5.1 Kết quả phân tích tương quan Spearman ....................................... 41
Bảng 5.2 Hệ số KMO và kiểm tra Barlett ..................................................... 42
Bảng 5.3 Các biến sau khi áp dụng phân tích thành tố chính ....................... 42
Bảng 5.4 Bảng phân tích ANOVA thủ thuật Stepwise ................................. 43
Bảng 5.5 Bảng phân tích coefficient thủ thuật Stepwise ............................... 44
Bảng 5.6 Bảng tương quan Spearman thủ thuật Stepwise ............................ 45

Bảng 5.7 Bảng tính Durbin - Watson thủ thuật Stepwise ............................. 47
Bảng 5.8 Thống kê phương trình hồi quy tuyến tính của ba thủ thuật chọn biến
Stepwise, Forward, Backward ....................................................... 48
Bảng 5.9 Thống kê các kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính của ba thủ thuật
chọn biến Stepwise, Forward, Backward ...................................... 49
Bảng 6.1 Thống kê kết quả mô hình ANN .................................................... 54

HV: Lý Thiên Duy

7


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

CHƯƠNG 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.

Giới thiệu chung:

Vùng đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam được hình thành từ những
trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển, qua từng
giai đoạn kéo theo sự hình thành những giồng cát dọc theo bờ biển. Những hoạt
động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc
theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tíc h
đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên - Hà Tiên,
Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau.
Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận của châu thổ sông Mekong có diện
tích 39.734 km². Có ịv trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp

Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
Mekong có nguồn gốc từ chữ "Mè Nảm Khoỏng" (tiếng Lào/Thái), có nghĩa
là "sông Mẹ" (ở Việt nam có từ dân gian tương tự là "sông Cái"). Đây là hệ thống
sông lớn nhất Đông Nam Á và cũng là hệ thống sông phức tạp nhất nước ta .
Mekong đứng hàng thứ 10 trên thế giới về lưu lượng nước, thứ 15 về chiều dài và
thứ 25 về diện tích lưu vực. Hệ thống sông Mekong trải dài qua nhiều quốc gia:
Trung Quốc, Mianmar, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và cuối cùng đổ ra
biển Đông.
Từ Phom Pênh (Campuchia), sông Mekong chia làm 2 nhánh là sông Tiền và
sông Hậu chảy vào nước ta, gọi chung là sông Cửu Long. Sông Tiền và sông Hậu
lại tiếp tục mở rộng dần và thoát ra biển Đông bằng 9 cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, Ba
Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Bát Sắc, Cung Hầu, Định An và Trần Đề.
Cấu tạo địa chất Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tương đối đơn giản,
gồm lớp phù sa cổ có tuổi khoảng 100 ngàn năm, nay nằm dưới lớp phù sa mới bao
gồm các chất trầm tích của sông và biển với bề dày trung bình thay đổi vào trong
khoảng 10 - 20m đến 100m.
Địa hình ĐBSCL thấp và phẳng, ít đồi núi trừ một số ở vùng Thất Sơn (An
Giang), độ dốc bình quân 1 cm/km (1/100.000), có những vùng trũng như vùng

HV: Lý Thiên Duy

8


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Đồng Tháp Mười, vùng từ giác Long Xuyên - Hà Tiên và một số vùng trũng nhỏ ở
U Minh. Đây có thể xem là các hồ chứa thiên nhiên chứa nước lụt trong mùa lũ, góp

phần vào việc điều tiết nước của sông Cửu Long.
Tuỳ theo mức độ bị ngập, (Thái et al., 2014) chia vùng này thành 3 khu vực:
ngập 2 - 3 m, chiếm khoảng 800.000 ha.

+ Vùng ngập sâu:

+ Vùng ngập trung bình: ngập 0,5 - 2 m, chiếm khoảng 500.000 ha.
+ Vùng ngập nông:

ngập 0,1 - 0,5 m, là những vùng trũng còn lại.

Lũ sông Mekong là kết quả tập trung nước của nhiều nguồn:
+ 15% do tuyết tan ở Tây Tạng
+ 15 - 20% do mưa ở Thượng Lào
+ 40 - 45% do mưa ở Hạ Lào
+ 10% do mưa ở Campuchia
+ 10% do mưa ở ĐBSCL
Đặc trưng lũ của ĐBSCL là mực nước lũ tương đối lớn và thời gian lũ kéo
dài. Ta có thể phân biệt các cơn lũ ở ĐBSCL qua mực nước lớn nhất Hmax ở Tân
Châu:
+ Lũ lớn:

Hmax > 4,50 m

+ Lũ trung bình: Hmax = 4,00 - 4,50 m
+ Lũ nhỏ:

Hmax < 4,00 m

ĐBSCL bị ảnh hưởng của lũ lụt hàng năm, về mùa lũ, lưu lượng sông Mê

Kông tăng nhanh, đạt đỉnh vào cuối tháng 9 đến giữa tháng 10 gây ngập lụt trên
phần lớn diện tích châu thổ. Diện tích ngập lụt toàn châu thổ lên đến 3-4 triệu ha, lũ
kéo dài 2-5 tháng với độ sâu ngập từ 0,5m đến hơn 4 m. Liên tục các năm 2000 đến
2002 là những năm lũ lớn gây thiệt hại đáng kể về người và tài sản.
Lực lượng lao động chính của ĐBSCL là sản xuất nông nghiệp, vì thế đa số
người dân sống bám theo đồng ruộng. Với địa hình trũng thấp nên gần như toàn bộ
đồng ruộng trong khu vực, nhất là các tỉnh đầu nguồn An Giang, Đồng Tháp, chìm
sâu trong biển nước vào mùa lũ hàng năm. Đời sống người dân ở các vùng trũng
thấp gặp rất nhiều khó khăn, nhà cửa đa phần là nhà sàn tạm bợ bằng tre lá, sàn nhà

HV: Lý Thiên Duy

9


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

cao hơn mặt đất từ 2 - 3 m nhưng vẫn bị ngập sâu vào những năm lũ lớn, chênh
vênh giữa biển nước rất nguy hiểm đến tính mạng, nhất là trẻ em.

Hình 1.1 Nhà sàn trước khi lũ về

Hình 1.2 Nhà sàn trong mùa lũ

Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL
được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm mục đích đảm bảo cho các hộ dân trong
vùng có điều kiện sinh sống an toàn, ổn định và từng bước tiến tới phá t triển bền
vững "bảo đảm điều kiện để chung sống với lũ". Triển khai thực hiện chương trình

trên, An Giang, tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long và là tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề
nhất vào mùa mưa lũ, đã đầu tư xây dựng nhiều cụm, tuyến dân cư vượt lũ trên địa
bàn.

HV: Lý Thiên Duy

10


Luận Văn Thạc Sĩ

1.2.

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Xác định vấn đề nghiên cứu:
1.2.1. Lý do nghiên cứu:

Các nghiên cứu xác định chi phí các dự án xây dựng đã được tiến hành rất
nhiều trước đây, tuy nhiên đối với dự án có tính đặc trưng riêng như các khu dân cư
vượt lũ tại các tỉnh ĐBSCL hầu như là chưa có. Thực tế hiện nay, các chủ đầu tư,
ban quản lý dự án, các công ty tư vấn đều xác định chi phí xây dựng cho các khu
dân cư vượt lũ thông qua thiết lập dự toán cơ sở, việc này mất nhiều công sức và
thời gian do sự khác nhau về vị trí địa lý, địa chất, khí hậu, hiện trạng kinh tế xã hội,
cơ sỏ hạ tầng, chế độ thủy văn … của từng vùng.
Việc xác định các nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chi phí xây dựng khu
dân cư vượt lũ từ đó xây dựng công thức ước lượng chi phí khi thực hiện dự án là
mục tiêu hướng đến của nghiên cứu này.
1.2.2. Các câu hỏi nghiên cứu:
- Các nguyên nhân nào ảnh hưởng đến chi phí xây dựng các khu dân cư vượt

lũ?
- Dùng công cụ gì để đánh giá mức độ ảnh hưởng các nguyên nhân đó?
1.3.

Mục tiêu nghiên cứu:

- Phân tích, nhận dạng các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng giai đoạn
lập dự án.
- Xếp hạng các yếu tố chính.
- Xây dựng mô hình hồi quy ước lượng chi phí xây dựng.
- Xây dựng mạng neuron nhân tạo ước lượng chi phí xây dựng.
1.4.

Quy mô nghiên cứu:

- Địa điểm: Phạm vi nghiên cứu của đề tài này giới hạn ở các dự án khu dân
cư vượt lũ tại tỉnh An Giang.

HV: Lý Thiên Duy

11


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

- Không gian: thời điểm thu thập số liệu vào tháng 6 đến tháng 7 năm 2013.
- Tính chất, đặc trưng của đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là
các dự án khu dân cư vượt lũ, nghiên cứu thực hiện trong giai đoạn chuẩn bị lập dự

án.
1.5.

Đóng góp của nghiên cứu:

Trên thế giới và Việt Nam có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến
việc ước lượng chi phí cho các loại công trình xây dựng nhưng chưa có nghiên cứu
nào ước lượng chi phí cho công trình đặc trưng là khu dân cư vượt lũ. Thông qua đề
tài này tác giả mong muốn có những đóng góp sau:
- Về ý nghĩa khoa học: đề tài này góp phần tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến
chi phí xây dựng khu dân cư vượt lũ trong giai đoạn hình thành ý tưởng, phát triển
được công cụ để ước lượng chi phí xây dựng.
- Về ý nghĩa thực tiễn: đề tài này sẽ giúp được các chủ đầu tư, các đơn vị tư
vấn quản lý dự án có được con số ước lượng chi phí tương đối chính xác trong giai
đoạn hình thành dự án, từ đó có thể lên kế hoạch phân bổ vốn đầu tư một cách hợp
lý.

HV: Lý Thiên Duy

12


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
2.1.

Các khái niệm, lý thuyết, kiến thức và mô hình sử dụng:


* Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng công trình: “chi phí đầu tư xây dựng
công trình là toàn bộ chi phí cần thiết để xây dựng mới hoặc sữa chữa, cải tạo, mở
rộng công trình xây dựng” [1].
- “Chi phí đầu tư xây dựng công trình được biểu thị thông qua chỉ tiêu tổng
mức đầu tư của dự án ở giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình, dự toán xây
dựng công trình ở giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình, giá trị
thanh toán, quyết toán vốn đầu tư khi kết thúc xây dựng đưa công trình vào khai
thác sử dụng” [1].
- “Chi phí đầu tư xây dựng công trình được lập theo từng công trình cụ thể,
phù hợp với giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế và quy định của
Nhà nước” [1].
* Khái niệm mẫu: Mẫu là một số đơn vị được chọn ra từ tổng thể chung
theo một phương pháp lấy mẫu nào đó. Các đặc trưng mẫu được sử dụng để suy
rộng ra các đặc trưng tổng thể chung [5].
* Các phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
- Thực nghiệm.
- Khảo sát qua điện thoại.
- Phỏng vấn cá nhân.
* Phương pháp ấl y mẫu thuận tiện: Lấy mẫu thuận tiện được sử dụng
trong nghiên cứu khám phá, để có cảm nhận về “điều gì đang diễn ra ở thực tế” và
để kiểm tra trước câu hỏi nhằm đảm bảo là các đặc điểm cần thu thập dữ liệu trong
bảng câu hỏi rõ ràng và không gây lo lắng cho người trả lời. Mẫu thuận tiện còn

HV: Lý Thiên Duy

13


Luận Văn Thạc Sĩ


GVHD: TS. Lê Hoài Long

được dùng khi bạn muốn có một ước lượng sơ bộ về kết quả bạn quan tâm mà
không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
2.1.1 Mô hình hồi quy tuyến tính bội:
- Là mô hình thể hiện mối liên hệ giữa biến phụ thuộc và nhiều biến độc lập
để giải thích cho biến phụ thuộc. Mô hình có dạng như sau:
Y = β 0 + β1 X 1i + β 2 X 2i + ... + β p X pi + ei

Ký hiệu:
Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát thứ i
Các hệ số β k được gọi là hệ số hồi quy riêng phần, thể hiện mức thay đổi của
biến Y khi biến Xi thay đổi.
Thành phần e i là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung
bình là 0 và phương sai không đổi σ 2 .
Mô hình hồi quy tuy ến tính bội giả định rằng biến phụ thuộc có phân phối
chuẩn đối với bất kỳ kết hợp nào của các biến độc lập trong mô hình.
Một giả định quan trọng đối với mô hình hồi quy tuyến tính là không có biến
giải thích nào có thể được biểu thị dưới dạng tổ hợp tuyến tính với những biến giải
thích còn lại. Nếu tồn tại một quan hệ tuyến tính như vậy, khi đó xảy ra hiện tượng
cộng tuyến. [4]
- Khi sử dụng mô hình hồi quy để dự đoán, chỉ nên dự đoán trong phạm vi
những giá trị biến độc lập X (từ giá trị nhỏ nhất đến giá trị lớn nhất) trên dữ liệu
mẫu đã được sử dụng xây dựng đường hồi quy. Không nên ngoại suy Y với những
giá trị X nằm ngoài quá xa khoảng giá trị của X.

HV: Lý Thiên Duy

14



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

2.1.2 Mạng neuron nhân tạo:
Mạng Neuron nhân tạo là mạng được xây dựng dựa trên cách sao chép lại
nguyên lý tổ chức của hệ neuron con người.

Hình 2.1 Neuron của người

Cấu trúc cơ bản của một neuron con người gồm các đầu vào (dendrities),
thân neuron và đầu ra (axon).

Hình 2.2 Sơ đồ neuron

Mc.Culloch và Pitts vào năm 1943 đề ra cấu trúc cơ bả n của một neuron thứ
i trong trong mô hình của mạng neuron nhân tạo.

Hình 2.3 Neuron nhân tạo

HV: Lý Thiên Duy

15


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long


xj là đầu ra của neuron thứ j hoặc đầu vào từ môi trường bên ngoài.
wij là trọng số kết nối giữa neuron thứ i và neuron thứ j.
θi là giá trị ngưỡng của neuron thứ i.
yi là đầu ra của neuron thứ i.
Để mạng neuron xử lý tình huống tốt (ở đây là ước lượng) thì mạng neuron
cần phải trải qua quá trình huấn luyện hay còn gọi là việc học.
2.2.

Các nghiên cứu tương tự đã công bố:

1. Các nhân tố thành công của các dự án xây dựng vốn ngân sách.
Lưu và Nguyễn (2012) đã trình bày, đánh giá các nhân tố thành công của các
dự án vốn ngân sách nhà nước. Tham khảo các nghiên cứu có liên quan đến thành
công của dự án xây dựng, phỏng vấn, gởi bảng câu hỏi đến các chuyên gia, kết quả
đã chỉ ra 10 nhân tố thành công hàng đầu:
- Công tác giải phóng mặt bằng thuận lợi, giao mặt bằng đúng tiến độ.
- Hồ sơ dự án thực hiện đầy đủ, bản vẽ kỹ thuật rõ ràng, không mắc lỗi,
không mâu thuẫn giữa các giai đoạn thiết kế, giữa thiết kế và thi công.
- Năng lực nhân sự, máy móc, thiết bị của Nhà thầu thi công.
- Năng lực, kinh nghiệm của Nhà thầu tư vấn thiết kế.
- Tư vấn quản lý dự án có năng lực, kinh nghiệm.
- Năng lực tài chính của nhà thầu thi công.
- Khả năng đáp ứng tài chính của Chủ đầu tư theo kế hoạch.
- Biến động thị trường, giá cả vật tư xây dựng.
- Năng lực, kinh nghiệm của chỉ huy trưởng công trình.
- Không quan liêu, tham nhũng trong thực hiện dự án (như trong lựa chọn
nhà thầu, thi công, nghiệm thu …).

HV: Lý Thiên Duy


16


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thành quả dự án cô ng trình ngành điện
Việt Nam.
Vũ và Cao (2009) đã xác định mối quan hệ nhân quả giữa các nhân tố tác
động đến dự án và các tiêu chí thành quả của các dự án trong ngành điện. Nghiên
cứu dựa trên 230 dự án điện tại Việt Nam trong vòng 10 năm. Các tiêu chí đo lường
thành quả dự án điện được dựa vào các nghiên cứu trước đây bao gồm chi phí, thời
gian, yêu cầu kỹ thuật và yêu cầu các bên liên quan. Bài báo này đã đưa thêm các
yếu tố vào khảo sát bao gồm yếu tố về Năng lực các bên tham gia dự án và Sự hỗ
trợ ngoài tổ chức. Kết quả mô hình nghiên cứu cho thấy các nhân tố tác động đã giải
thích được 56,1 % sự biến động của biến phụ thuộc Thành quả dự án điện.
Nghiên cứu trong bài báo chỉ dừng lại ở mức độ phân tích hồi qui đa biến,
chưa tiến hành nghiên cứu tác động giữa các nhóm biến độc lập với nhau. Các biến
định tính trong nghiên cứu còn bị hạn chế có lẽ do các đặc trưng của các dự án Điện
tại Việt Nam, trong nghiên cứu chỉ có hai biến định tính được đưa vào nghiên cứu là
Tổng mức đầu tư và Qui mô dự án. Quá trình thu thập mẫu không đều ở các loại dự
án nguồn điện và lưới điện. Phần lớn các dự án khảo sát trong nghiên cứu này thuộc
nhà nước quản lý nên không thể phân tích sự khác nhau giữa các dự án thuộc nhà
nước và ngoài nhà nước, đây là phần hạn chế của nghiên cứu và cũng là hướng dành
cho nghiên cứu trong tương lai. [14]
3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động chi phí của dự án xây dựng.
Mục tiêu nghiên cứu trong bài báo (Nguyễn và Cao, 2009) là xây dựng mô
hình xác định những nguyên nhân gây biến động giữa chi phí kế hoạch và chi phí

thực tế của dự án đồng thời đề xuất một số giải pháp để giải quyết vấn đề nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý chi phí. Kết quả phân tích 216 dự án xây dựng
thực hiện trong khoảng thời gian từ 2002-2007 của các công ty và doanh n ghiệp
hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn TPHCM phản ánh có 6 nhân tố ảnh
hưởng đến biến động chi phí là nhân tố năng lực các bên thực hiện, nhân tố năng

HV: Lý Thiên Duy

17


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

lực bên hoạch định, nhân tố về gian lận và thất thoát, nhân tố kinh tế, nhân tố chính
sách và nhân tố tự nhiên. Kết quả phân tích hồi quy đa biến đã khẳng định mối quan
hệ giữa 6 nhân tố trên với biến động chi phí dự án xây dựng với các giả thuyết được
ủng hộ ở mức ý nghĩa 5%. [10]
Hạn chế thuộc về mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp thuận tiện,
dữ liệu thu thập được có thể bị ảnh hưởng một phần bởi ý kiến chủ quan của người
trả lời nên chưa phản ánh đúng thực trạng của các yếu tố như chính sách, kinh tế …
trong điều kiện thực hiện dự án. [10]
Mô hình chỉ giải thích đượ c vấn đề nghiên cứu ở mức độ 36,40% khi nhân
rộng ra tổng thể. Nguyên nhân có thể do kích thước mẫu còn nhỏ so với quy mô
nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu còn hẹp do chỉ lấy mẫu ở khu vực thành phố Hồ
Chí Minh. Bên cạnh đó nghiên cứu chưa xét đến một số yếu tố khác có ảnh hưởn g
đến biến động chi phí của các dự án xây dựng như vấn đề an toàn lao động, bồi
thường tổn thất thiệt hại trong triển khai thi công, hình thúc hợp đồng, trình độ áp
dụng khoa học công nghệ hay các yếu tố liên quan đến vấn đề xã hội, văn hóa …

[10]
4. Ước lượng chi phí xây dựng chung cư bằng mạng neuron nhân tạo.
Phan và cộng sự ., (2007) sử dụng mô hình mạng neutron nhân tạo và một
chương trình viết bằng ngôn ngữ Visual C ++ để dự đoán chi phí xây dựng cho các
dự án chung cư. Đã có dữ liệu của 14 công trình chu ng cư được tập hợp và xử lý,
các công trình được thực hiện từ năm 2000-2007.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xây dựng công trình chung cư phân thành
hai nhóm chính đó là nhóm các yếu tố thể hiện quy mô công trình và nhóm các yếu
tố vật tư.
Nhóm các yếu tố thể hiện quy mô công trình:

HV: Lý Thiên Duy

18


Luận Văn Thạc Sĩ

-

Cấp công trình

-

Tổng diện tích xây dựng

-

Số tầng cao


GVHD: TS. Lê Hoài Long

Nhóm các yếu tố vật tư:
-

Giá xăng

-

Giá sắt thép

-

Giá xi măng

Kết quả dự đoán chi phí xây dựng bằng chương trình Neural Construction
cho sai số là 5,5% . Đây là khoảng sai số chấp nhận được trong việc ước lượng chi
phí tương đối cần bỏ ra để đầu tư cho công trình.
Bài báo cũng chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, do khó khăn trong việc lấy
mẫu, số công trình được huấn luyện cho ANN còn ít do đó không bao quát được tất
cả các trường hợp dự án xây dựng chung cư đã qua. Các con số dự đoán chi phí xây
dựng ở đây còn mang nặng tính dự toán mà chưa lường được chi phí xây dựng
chung cu thực tế có thể tăng hoặc giảm so với dự toán do các điều kiện thực tế gây
ra. [11]
5. Nghiên cứu ứng dụng mạng neuron nhân tạo hỗ trợ công tác chọn
thầu thi công theo quy trình đấu thầu Việt Nam.
Phạm và Phạm (2006) sử dụng mạng ANN để tạo ra công cụ hỗ trợ công tác
chọn thầu thi công.
Các dữ liệu (số nút nhập) của mạng ANN ban đầu:
-


Nhóm công trình.

-

Loại công trình của nhóm.

-

Phân loại của loại công trình.

-

Giá trị công trình.

HV: Lý Thiên Duy

19


Luận Văn Thạc Sĩ

-

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Thời gian thi công.

Kết quả xuất ra là các tiêu chí, thang điểm đánh giá hồ sơ dự thầu gồm 25
nút xuất với 25 là số tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự thầu.

Tác giả tiến hành đơn giản hóa mô hình ANN ban đầu thành 2 lớp nhập và 1
lớp xuất, ứng dụng mô hình ANN đã đơn giản viết thành một chương trình hỗ trợ
chọn thầu Bidder select.
6. Đánh giá kết quả kinh tế - xã hội các khu dân cư vượt lũ ở tỉnh An
Giang và thành phố Cần Thơ và đề xuất các giải pháp phát triển.
Nghiên cứu tập trung đánh giá kết quả kinh tế - xã hội tại các khu dân cư
vượt lũ tại tỉnh An Giang và thành phố Cần Thơ theo phương pháp so sánh trước –
sau các chỉ tiêu về kinh tế xã hội của hộ dân trước và sau khi đến định cư tại các
khu dân cư vượt lũ.
Tác giả nêu ra những điều kiện cơ bản, cơ sở hạ tầng phải hoàn thiện của khu
dân cư vượt lũ đồng thời đề xuất các mô hình quy hoạch xây dựng khu dân cư vượt
lũ để tạo điều kiện cho người dân sinh sống ổn định:
-

Trồng cây xanh.

-

Tổ chức xử lý rác.

-

Hệ thống cấp thoát nước.

-

Bố trí chợ, bến bãi, trường học, trạm xá, cơ sở văn hóa, bưu cục, công

trình công cộng.
7. So sánh chi phí xây dựng ước tính theo mô hình phân tích hồi quy,

mạng neuron, và dựa trên lý luận.
Kim và cộng sự ., (2004) xây dựng ba m ô hình để ước lượng chi phí xâ y
dựng: mô hình hồi quy tuyến tính, mô hình mạng neuron và case -based reasoning
(CBR) để ước lượng chi phí xây dựng công trình.

HV: Lý Thiên Duy

20


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Mô hình hồi quy: 15 biến đầu vào
Mô hình mạng neuron: 12 biến đầu vào
Kết quả cho thấy mô hình mạng neuron cho kết quả dự báo chính xác hơn
các mô hình còn lại. Mô hình CBR thì tốt hơn cho mặt lập dự toán chi phí xây dựng
và có thể cập nhật.
8. Mô hình dữ liệu và ứng dụng mạng neuron nhân tạo để dự đoán tổng
chi phí xây dựng công trình.
Emsley và cộng sự.,(2002) đã xây dựng mô hình ư ớc lượng tổng chi phí xây
dựng công trình bằng mô hình hồi quy tuyến tính và mô hình mạng neuron
Mô hình ANN: sử dụng 5, 9, 41 biến đầu vào.
Mô hình hồi quy tuyến tính: 8-14 biến đầu vào để đánh giá lại mô hình ANN.
Kết quả: ước lượng chi phí trên m2 theo mô hình ANN với 41 biến đầu vào
cho kết quả tốt hơn mô hình hồi quy tuyến tính. (sai số MAPE là 16.6% so với
20.8%).
9. Ứng dụng mạng neuron nhân tạo ước tính chi phí xây dựng ban đầu
của các hệ kết cấu của các tòa nhà.

Gunaydm và Dogan (2004) sử dụng mô hình ANN để dự đoán chi phí xây
dựng các dự án dân dụng trong giai đoạn thiết kế cơ sở, dữ liệu gồm 30 dự án.
30 dự án chia thành 2 bộ dữ liệu: 24 dự án dùng để huấn luyện mạng ANN,
06 dự án dùng để kiểm tra độ phù hợp của mô hình.
Dữ liệu đầu vào có 8 biến, kết quả xuất ra là chí phí xây dựng theo m2, kiểm
tra với 06 dự án được độ chính xác trung bình là 93%.

HV: Lý Thiên Duy

21


Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

10. Ứng dụng mạng neuron nhân tạo ước tính chi phí xây dựng đường
cao tốc.
Wilmot (2005) sử dụng mô hình mạng ANN để ước lượng chi phí xây dựng
đường cao tốc.
Dữ liệu thu thập được gồm 2827 bộ dữ liệu. Tác giả sử dụng thuật toán lan
truyền ngược để huấn luyện mạng, 85% số lượng bộ dữ liệu được dùng để huấn
luyện mạng, 15% còn lại dùng để kiểm tra.
Dữ liệu đầu vào có 11 biến, kết quả mô hình ANN cho kết quả tốt.

HV: Lý Thiên Duy

22



Luận Văn Thạc Sĩ

GVHD: TS. Lê Hoài Long

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1.

Quy trình nghiên cứu:
Đặt vấn đề

Xác định đề tài nghiên cứu

Tham khảo tạp chí, sách,
các bài báo, các nghiên cứu
tương tự

Tham khảo ý kiến chuyên
gia qua phỏng vấn trực tiếp,
email, bảng câu hỏi
Xác định các yếu tố chính
ảnh hưởng đến chi phí thực
hiện dự án khu dân cư vượt


Thu thập số liệu các biến chính

Đánh giá xếp hạng các yếu tố
chính

Xử lý số liệu – Xây dựng mô

hình hồi quy đa biến

Ước lượng chi phí bằng mô
hình mạng neuron nhân tạo

Kiểm định mô hình

Kết luận, kiến nghị
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

HV: Lý Thiên Duy

23


Luận Văn Thạc Sĩ

3.2.

GVHD: TS. Lê Hoài Long

Thu thập dữ liệu:

-

Tham khảo các bài báo, các nghiên cứu tương tự.

-

Tham khảo ý kiến các chuyên gia qua phỏng vấn trực tiếp, điện thoại.


-

Gởi bảng câu hỏi đến các đơn vị: Chủ đầu tư, Đơn vị quản lý dự án, Đơn

vị tư vấn lập dự án, những người có kinh nghiệm.
-

Kết hợp với dữ liệu từ dự toán chi tiết của từng dự án khu dân cư.

3.3.
-

Các công cụ nghiên cứu:

Từ bảng câu hỏi tìm ra các yếu tố chính ảnh hưởng đến chi phí các dự án

khu dân cư vượt lũ.
-

Phân tích hồi quy đa biến và kiểm định mô hình hồi quy.

-

Dùng ANN để huấn luyện và so sánh với mô hình hồi quy.

-

Các phân tích được thực hiện với sự hỗ trợ của chương trình SPSS.


3.4.

Phân tích dữ liệu:

3.4.1

Các thủ tục chọn biến:

Có nhiều thủ tục tính toán tất cả các phương trình khả năng, nhưng có một
số không được sử dụng thường xuyên. Ba thủ tục chọn biến mà ta sẽ sử dụng là :
Đưa vào dần (forward selection), loại trừ dần (backward e limination), và hồi quy
từng bước (stepwise regression). Ta sử dụng công cụ SPSS để hỗ trợ tính toán.
* Phương pháp đưa vào dần (forward selection):
Trong phương pháp đưa vào ầdn, biến đầu tiê n được xem xét để đưa vào
phương trình là biến có tương quan th uận hay nghịch lớn nhất với biến phụ thuộc.
Sau đó kiểm định F đối với giả thiết hệ số của biến được đưa vào bằng 0 sẽ được
chương trình tính. Để xác định biến này (và mỗi biến tiếp theo) được đưa vào, giá
trị thống kê F sẽ được so sánh với một giá trị chuẩn được thiết lập trước.

HV: Lý Thiên Duy

24


×