Tải bản đầy đủ (.pdf) (203 trang)

Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng- nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.71 MB, 203 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀ NG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRẦN THỊ THANH NGA

TÁC ĐỘNG CỦA RỦI RO THANH KHOẢN ĐẾN HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÂN HÀNG: NGHIÊN CỨU
TRƢỜNG HỢP CÁC QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP. HỒ CHÍ MINH – 09/2018


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 1
1.1. Sƣ ̣ cầ n thiế t nghiên cƣ́u .......................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cƣ́u............................................................................. 4
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................................... 4
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...................................................................................................... 4
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 5
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5
1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 6
1.5. Kết cấu của luận án ..............................................................................................10
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM..........11
2.1. Rủi ro thanh khoản ..............................................................................................12
2.1.1 Các lý thuyết về rủi ro thanh khoản .....................................................................12
2.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản ...............................................................................15
2.1.3 Phương pháp đo lường rủi ro thanh khoản ...........................................................17
2.1.4 Nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ............................20
2.2 Hiệu quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh ngân hàng ........................................................26


2.2.1 Các lý thuyết về hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ................................25
2.2.2 Khái niệm hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại ................................27
2.2.3 Các phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ..............30
2.3 Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân
hàng ...............................................................................................................................32
2.3.1 Lý thuyết về mối liên hệ giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ..........................33
2.3.2 Nghiên cứu thực nghiệm về mối liên hệ giữa RRTK và HQHĐ ngân hàng ........35
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 ..............................................................................................49
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................50
3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................50
3.1.1 Mơ hình hồi quy cổ điển Pooled OLS với dữ liệu bảng .......................................51
3.1.2 Mơ hình tác động cố định (FEM) và mơ hình tác động ngẫu nhiên (REM) ........52
3.1.3 Mơ hình GMM với dữ liệu bảng ..........................................................................53


3.2 Mơ hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến RRTK .....................................56
3.2.1 Mơ hình nghiên cứu..............................................................................................56
3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK .........................57
3.3 Mơ hình nghiên cứu tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng .....................66
3.3.1 Mơ hình nghiên cứu ..............................................................................................66
3.3.2 Đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh bằng phương pháp tỷ số .....................67
3.3.3 Các giả thuyết nghiên cứu về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng....68
3.4 Phƣơng pháp thu thập và xử lý dữ liệu ...............................................................76
3.4.1 Mơ tả quy trình thu thập dữ liệu ...........................................................................76
3.4.2 Xử lý dữ liệu .........................................................................................................77
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ..............................................................................................79
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................80
4.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến RRTK ........................................................................80
4.1.1 Thống kê mơ tả các biến .......................................................................................80
4.1.2 Phân tích hệ số tương quan...................................................................................83

4.1.3 Phân tích và thảo luận kết quả, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đơng Nam Á
.......................................................................................................................................85
4.1.4 Phân tích và thảo luận kết quả, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ......................93
4.2 Tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng ................................................99
4.2.1 Thống kê mơ tả các biến .......................................................................................99
4.2.2 Phân tích hệ số tương quan.................................................................................100
4.2.3 Phân tích và thảo luận kết quả, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á
.....................................................................................................................................103
4.2.4 Phân tích và thảo luận kết quả, nghiên cứu trường hợp Việt Nam ...................111
TÓM TẮT CHƢƠNG 4 ............................................................................................118
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH ..........................................119
5.1 Kết luận ................................................................................................................119
5.2. Gợi ý chính sách..................................................................................................123
5.3. Những đóng góp mới của luận án .....................................................................127
5.3.1. Về mặt lý thuyết ................................................................................................127
5.3.2. Về mặt thực tiễn ................................................................................................128


5.4. Hạn chế của luận án và hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai ...........................130
5.4.1 Hạn chế của luận án .........................................................................................130
5.4.2 Hƣớng nghiên cứu trong tƣơng lai .................................................................132
KẾT LUẬN ................................................................................................................133
DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CƠNG BỐ ....................135
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................137
PHỤ LỤC ...................................................................................................................145


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

Asian Development Bank

Ngân hàng phát triển Châu Á

Basel Committee on Banking

Ủy ban Basel về Giám sát

Supervision

Ngân hàng

BCTC

Financial report

Báo cáo tài chính

4

CDs

Certificates of Deposits

Chứng chỉ tiền gửi


5

FEM

Fixed Effects Model

Mơ hình hiệu ứng cố định

6

FGLS

Feasible Generalized Least

Bình phương tối thiểu tổng

Squares

qt

7

GMM

Generalized Method of

Mơ hình hồi quy moment

Moments


tổng quát

8

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

9

HQHĐKD Business performance

10

INF

Inflation

Lạm phát

11

IMF

International Monetary Fund

Tổ chức Tiền tệ Thế giới


12

NHTM

commercial bank

Ngân hàng thương mại

13

OLS

Ordinary Least Squares

14

REM

Random Effects Model

15

RRTK

Liquidity risk

1

ADB


2

BCBS

3

Hiệu quả hoạt động kinh
doanh

Phương pháp bình phương
nhỏ nhất
Mơ hình hiệu ứng ngẫu
nhiên
Rủi ro thanh khoản


DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH
Bảng 2.1 Các nghiên cứu về mố i quan hê ̣ giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ............. 42
Bảng 3.1 Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu các
yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng ........................................................................... 63
Bảng 3.2 Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập trong mơ hình nghiên cứu tác
động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. ............................................................................ 73
Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam
Á

............................................................................................................................. 80

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam .............. 82
Bảng 4.3 Tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình các yếu tố ảnh hưởng lên
RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á. ........................... 84

Bảng 4.4 Tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình các yếu tố ảnh hưởng đến
RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam .................................................. 84
Bảng 4.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc
gia Đông Nam Á (Phụ lục) ............................................................................................... 86
Bảng 4.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc
gia Đông Nam Á ................................................................................................................ 92
Bảng 4.7 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK ngân hàng, nghiên cứu trường hợp tại Việt
Nam (Phụ lục).................................................................................................................... 93
Bảng 4.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông
Nam Á và Việt Nam. ......................................................................................................... 98
Bảng 4.9 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đơng Nam
Á trong mơ hình tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng ..................................... 99
Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến cơ sở, nghiên cứu trường hợp Việt Nam trong mơ
hình tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng ............................................................. 100
Bảng 4.11 Tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình tác động RRTK đến HQHĐ
ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á ...................................... 102
Bảng 4.12 Tương quan giữa các biến độc lập trong mơ hình tác động RRTK đến HQHĐ
ngân hàng, nghiên cứu trường hợp tại Việt Nam ............................................................ 102


Bảng 4.13 Kết quả tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các
quốc gia Đông Nam Á ..................................................................................................... 104
Bảng 4.14 Tác động đến RRTK đến HQHĐ ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc
gia Đông Nam Á .............................................................................................................. 110
Bảng 4.15 Kết quả tác động RRTK đến HQHĐKD của các ngân hàng, nghiên cứu trường
hợp tại Việt Nam (Phụ lục).......................................................................................... 10913
Bảng 4.16 Kết quả nghiên cứu của mô hình RRTK tác động HQHĐKD ngân hàng,
nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam ................................... 116

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ nghiên cứu chi tiết .................................................................................. 8


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Sƣ̣ cầ n thiế t nghiên cƣ́u

Bố i cảnh lý thuyế t:
Mố i quan hê ̣ giữa RRTK và HQHĐKD đã đươ ̣c biế t đế n từ rấ t lâu thông qua cách
tiế p câ ̣n các giả thuyế t như quyền lực thị trường

(Market Power Hypothesis), giả

thuyế t Cấ u trúc – hiê ̣u quả (Efficient Structure Hypothesis ) đã làm cho mố i quan hê ̣
này càng được quan tâm nhiều hơn . Thanh khoản thể hiện khả năng thực hiện các
nghĩa vụ thanh toán của một ngân hàng. Theo nghĩa này, thanh khoản đại diện cho các
yếu tố định tính về sức mạnh tài chính của một ngân hàng (Duttweiler, 2011). Khả
năng thanh khoản khơng hợp lí là dấu hiệu đầu tiên cho thấy ngân hàng đang trong
tình trạng có vấn đề về tài chính. Rủi ro thanh khoản là rủi ro nguy hiểm nhất trong các
rủi ro của ngân hàng, nó khơng chỉ đe dọa sự an tồn của bản thân từng ngân hàng
thương mại, mà còn liên quan đến sự an toàn của cả hệ thống ngân hàng (Eichberger
và Summer, 2005).
Mô ̣t trong những đă ̣c điể m nổi bật của ngân hàng là đáp ứng nhu cầ u thanh khoản
thông qua huy đô ̣ng và cấ p tiń du ̣ng cho khách hàng (Diamond và Dybvig, 1983). Có 2
loại rủi ro thanh khoản , ngân hàng thường xuyên phải đố i mă ̣t . Thứ nhất, là rủi ro
thanh khoản đặc thù, vào bất kỳ ngày nào khách hàng có thể có nhu cầu thanh tốn
nhiều hay ít. Thứ hai, là rủi ro thanh khoản tổng hợp. Trong một số khoảng thời gian
tổng hợp nhu cầu thanh khoản cao trong khi đó ở những thời điểm khác thì thấp, rủi ro

tổng hợp làm cho tất cả các ngân hàng bị sốc tương tự, bằng cách tăng hoặc giảm nhu
cầu thanh khoản mà tất cả các ngân hàng phải đối mặt cùng một lúc. Sự chuyển đổi
thanh khoản mang lại cơ sở cho sự tồn tại của các ngân hàng và đă ̣c tính đó ta ̣o bản
chấ t dễ tổn thương của ngân hàng đối với hoạt động của nó . (Diamond và Dybvig,
1983) cho rằng ảnh hưởng của RRTK đối với sự hiê ̣u quả hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của
ngân hàng vẫn chưa rõ ràng. Một số nghiên cứu cho thấy mối tương quan dương giữa
RRTK và HQHĐKD ngân hàng ở khu vực Châu Phi (Sayedi, 2014; Aburime, 2009;
Athanasoglou và cô ̣ng sự , 2008; Ajibike và Aremu, 2015; Alshatti, 2015), ở khu vực
Châu Á (Wasiuzzaman và Tarmizi, 2010; Arif và Nauman Anees, 2012; Shen và cộng
1


sự, 2009), ở khu vực Châu Âu (Bourke,1989; Poposka and Trpkoski, 2013; Goddard,
Molyneux và Wilson, 2004; Kosmidou, Tanna và Pasiouras, 2005). Một số nghiên cứu
cho thấy mối tương quan âm giữa RRTK và HQHĐKD ngân hàng ở khu vực Châu Á
(Lee và Kim, 2013); Châu Phi (Bassey & Moses, 2015). Ngồi ra, cịn có một số
nghiên cứu (Sufian và Chong, 2008; Roman và Sargu, 2015; Alper và Anbar, 2011;
Almumani, 2013; Ayaydin và Karakaya, 2014;) chưa tìm thấy mối quan hệ giữa
RRTK và HQHĐKD ngân hàng hoặc mối quan hệ này có ý nghĩa nhưng chiều hướng
tác động phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế và mơ hình sử dụng (Naceur và Kandil, 2009;
Ferrouhi, 2014).
Sau khi lược khảo các nghiên cứu trước, tác giả nhận thấy đa phần các nghiên cứu
tiếp cận chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKDNH (Sufian và Chong, 2008;
Sayedi, 2014; Oluwasegun và Samuel, 2015; Lartey, Antwi, và Boadi, 2013;
Bourke,1989; Tabari, Ahmadi và Emami, 2013; Arif và Nauman Anees, 2012; Bassey
và Moses, 2015; Ferrouhi, 2014; Alshatti, 2015; Aburime,2009; Athanasoglou và cộng
sự,2008; Naceur and Kandil, 2009) một vài nghiên cứu tiếp cận chiều hướng tác động
của HQHĐKDNH đến RRTK ở các quốc gia khác nhau (Vodova, 2011; Abdullah và
Khan, 2012; Roman và Sargu, 2015). Điều này cho thấy xu hướng tác động của RRTK
đến HQHĐKD ngân hàng gần đây được các nhà nghiên cứu khoa học và các nhà quản

lý quan tâm, đặc biệt có sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính đến HQHĐKD ngân
hàng (Lee và Kim, 2013). Tuy nhiên, hiếm có nghiên cứu kết hợp tiếp cận phân tích
các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng
trong phạm vi nhiều quốc gia, ngoại trừ các nghiên cứu ở Châu Âu (Roman và Sargu,
2015), Châu Mỹ (Bordeleau và Graham, 2010), Châu Âu và Châu Mỹ (Shen và cộng
sự, 2009). Xét trong trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, vẫn chưa có nghiên cứu
riêng về phân tích tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng với phạm vi nhiều quốc
gia. Các nghiên cứu ở các không gian nghiên cứu và thời gian nghiên cứu khác nhau sẽ
cho các kế t quả không tương đồ ng về tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng.
Bối cảnh thực tiễn
Hệ thống tài chính phần lớn do các ngân hàng chi phối (Diamond và Dybvig,
1983), ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia trên thế
giới. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu bắt đầu từ cuối năm
2


2007 tại Mỹ đã tác động mạnh đến toàn thế giới, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình
hình kinh doanh của các NHTM. Hệ quả là có rất nhiều ngân hàng phải tuyên bố phá
sản do chạy theo lợi nhuận trước mắt mà khơng đảm bảo an tồn hoạt động của hệ
thống ngân hàng, đã dấy lên hồi chuông báo động cho cơ chế quản lý rủi ro, đặc biệt là
rủi ro thanh khoản cịn bị xem nhẹ (Moore, 2010).
Sau c ̣c khủng hoảng tài chính , Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (BCBS) đưa
ra hiê ̣p ước Basel III nhằ m đẩ y ma ̣nh công tác điề u phố i

, giám sát và quản lý rủi ro

trong liñ h vực ngân hàng. Basel III có nhiề u đề xuấ t mới về vố n, đòn bẩ y và tính thanh
khoản nhằm bổ sung thêm các quy định về giám sát và quản lý rủi ro

. Cuộc khủng


hoảng tài chính 2007-2008, rõ ràng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của rủi ro thanh
khoản và quản trị rủi ro thanh khoản

đối với hoạt động của thị trường tài chính nói

chung và ngành ngân hàng nói riêng (Bank for International Settlements, 2010; Bank
for International Settlements, 2013).
Các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á, mặc dù không chịu ảnh hưởng
quá nặng nề từ cuộc khủng hoảng này, nhưng liệu các ngân hàng an toàn và hiệu quả
hay may mắn nhờ vào mức độ hội nhập chưa sâu vào thị trường tài chính quốc tế. Đối
với Việt Nam, sau khủng hoảng tài chiń h đã có những tác động nhất định , môi trường
và thể chế hoạt động của hệ thống ngân hàng có những chuyển biến đáng ghi nhận về
quản trị nội bộ, bộ máy tổ chức, ứng dụng công nghệ và sự phát triển của các dịch vụ
ngân hàng hiện đại. Tuy nhiên, khơng nằm ngồi quy luật chung, những bất ổn về kinh
tế đã gây ra nhiều tổn thất không nhỏ cho hệ thống ngân hàng trên mọi mặt. Từ đó, đến
lượt các bất ổn của hệ thống ngân hàng lại tác động đến nền kinh tế và gây ra những hệ
lụy đáng kể (Nguyễn Công Tâm và Nguyễn Minh Hà,2012). Trong xu thế hội nhập,
yêu cầu phải quản trị rủi ro thanh khoản và đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh
ngân hàng là cần thiết hơn bao giờ hết.
Bối cảnh thực tiễn trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, cho thấy Việt Nam là
một trong những quốc gia có thu nhập bình qn đầu người thấp trong các quốc gia
nghiên cứu của khu vực Đơng Nam Á, nhưng có q nhiều ngân hàng, nhưng lại thiếu
ngân hàng trụ cột có sức cạnh tranh với các quốc gia trong khu vực ( Nguyễn Công
Tâm và Nguyễn Minh Hà, 2012). Vì thế, việc nghiên cứu tác động của RRTK đến
HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quôc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 3


2016 cũng góp phần kiểm chứng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng tại các
quốc gia Đông Nam Á.

Xuất phát từ bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn, nhằm bổ sung các khoảng
trống nghiên cứu, việc kết hợp tiếp cận nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK
và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia
Đông Nam Á là hết sức quan trọng và có giá trị. Chính vì thế, tác giả đã chọn đề tài
“Tác động của rủi ro thanh khoản đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân
hàng: nghiên cứu trƣờng hợp các quốc gia Đông Nam Á” làm luận án. Ngồi ra,
nghiên cứu có kết hợp so sánh kết quả nghiên cứu trường hợp các quốc gia Đông Nam
Á và Việt Nam nhằm đề xuất các gợi ý chính sách cho Việt Nam. Nghiên cứu này, sẽ
đóng góp thêm về bằng chứng thực nghiệm và cung cấp một số thơng tin hữu ích về
các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, từ
đó đảm bảo tính khoa học cho các gợi ý chính sách.

1.2. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu nghiên cứu chính của luận án là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
rủi ro thanh khoản và phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên
cứu trường hợp các quố c gia Đông Nam Á trong giai đoạn 2004 – 2016.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở đó, mục tiêu cụ thể của đề tài được xác định là:
Thứ nhất: phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến

RRTK ngân hàng , nghiên cứu

trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.
Thứ hai: phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hà ng, nghiên cứu
trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam.
Thứ ba: gợi ý các chính sách quản trị RRTK và HQHĐKD ngân hàng

tại Viê ̣t


Nam.
1.2.3. Câu hỏi nghiên cứu
(1) Yếu tố nào ảnh hưởng đế n RRTK, chiều hướng và mức độ tác động của các yếu tố
đến RRTK ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á như thế nào?
4


(2) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đế n RRTK ngân
hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam hay không?
(3) Chiều hướng tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc
gia Đông Nam Á như thế nào?
(4) Có sự khác biệt trong kết quả nghiên cứu tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân
hàng, trường hợp các quố c gia Đông Nam Á và Việt Nam hay khơng?
(5) Các gợi ý chính sách nào liên quan đến quản trị RRTK và đảm bảo HQHĐKD
ngân hàng tại Viê ̣t Nam.
1.3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là rủi ro thanh khoản và hiệu quả hoạt động
kinh doanh ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quố c gia Đông Nam Á.
Phạm vi nghiên cứu: không chỉ tập trung vào một vài quố c gia riêng lẻ như ở
các nghiên cứu trước đây , phạm vi nghiên cứu của đề tài được mở rộng phân tích cho
11 q́ c gia Đơng Nam Á (Brunie, Cambodia, EasiTimor, Indonesia, Lao, Malaysia,
Myanmar, Philippines, Singapore, Thailand, Vietnam) trong giai đoạn nghiên cứu
2004 – 2016.
Đề tài lựa chọn phạm vi nghiên cứu này vì:
(1) Nguồn số liệu sử dụng trong nghiên cứu từ 2 nguồn: (i) Nguồn dữ liệu các
ngân hàng trên thế giới Bankscope, (ii) Nguồn dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á
(ADB) nên đảm bảo tính đồng bộ và độ tin cậy cao hơn nhằm phản ánh tốt việc đánh
giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng , trường hợp các quốc gia Đông
Nam Á.
(2) Đây là thời kỳ đang đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực

Đơng Nam Á trong đó có Viê ̣t Nam . Do đó, yêu cầu hệ thống ngân hàng nhanh chóng
thực hiện q trình cải cách, để vai trị của ngân hàng thực sự trở thành nhân tố thúc
đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kinh tế và chuẩn bị cho quá trình tự do hố tài chính
nhằm nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương
mại, đờ ng thời cũng cần hồn thiện khung chính sách cho
thời kỳ này.
5

hệ thống ngân hàng trong


1.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu, luận án đã kế thừa mơ hình nghiên cứu
của (Ferrouhi và Lahadiri, 2014; Trenca, Petria và Corovei, 2015) để phân tích tác
động của các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và cách tiếp cận của (Growe và cộng sự,
2014; Ferrouhi, 2014) để phân tích tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng,
trường hợp các quốc gia Đông Nam Á, cụ thể như sau:
Thực hiện mục tiêu thứ nhất: luận án xây dựng mơ hình nghiên cứu dựa trên cơ
sở mơ hình nghiên cứu (Ferrouhi và Lahadiri, 2014), đồng thời để kiểm chứng ảnh
hưởng của độ trễ thanh khoản và rủi ro tín dụng đến RRTK, luận án có kết hợp cách
tiếp cận của (Trenca, Petria và Corovei, 2015) để bổ sung biến vào mơ hình nghiên
cứu. Bên cạnh đó, với kỳ vọng có sự khác biệt tác động của yếu tố khủng hoảng tài
chính đến RRTK giữa trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam, luận án có
kiểm định tác động của yếu tố này. Ngoài ra, nghiên cứu lần lượt sử dụng các phương
pháp ước lượng OLS (Ordinary Least Squares), REM (Random Effects Model), FEM
(Fixed Effects Model), SGMM (System GMM) với biến phụ thuộc là là tỷ lệ dư nợ tín
dụng/Tổng tài sản, dư nợ tín dụng/(Tiền gửi khách hàng +nguồn tài trợ ngắn hạn); khe
hở tài trợ (dư nợ tín dụng - huy động vốn) / tổng tài sản nhằm giải quyết mục tiêu
nghiên cứu.
Thực hiện mục tiêu thứ hai: luận án kế thừa cách tiếp cận của (Growe, G.et al,

2014) để xây dựng mơ hình đánh giá tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng
nhằm giải quyết mục tiêu nghiên cứu. Ngoài ra, nghiên cứu kế thừa mơ hình
(Ferrouhi,2014) để đánh giá tác động khác biệt của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng,
trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam và có bổ sung các biến liên quan
đến RRTK. Phương pháp sử dụng trong mơ hình là phương pháp ước lượng OLS
(Ordinary Least Squares), REM (Random Effects Model), FEM (Fixed Effects
Model), SGMM (System GMM) với biến phụ thuộc là các tỷ số lợi nhuận ROA, ROE,
NIM.
Dữ liệu được tổng hợp gồm các bộ số liệu:
+ Nguồn dữ liệu các ngân hàng trên thế giới Bankscope: Từ dữ liệu ngân hàng ở
11 quốc gia Đông Nam Á, tác giả đã loại bỏ dữ liệu của 2 quốc gia là Singapore vì
6


thiếu dữ liệu báo cáo tài chính và dữ liệu vĩ mơ; Đơngtimo thiếu báo cáo tài chính
ngân hàng, số ngân hàng thương mại có được là 171 ngân hàng từ 9 quốc gia khu vực
Đông Nam Á gồm: Brunei, Cambodia, Indonesia, Lào, Myanma, Malaysia,
Philippines, Thái Lan, Việt Nam trong giai đoạn 2004-2016
+ Nguồn dữ liệu Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB): Nguồn dữ liệu này cung
cấp thông tin về lạm phát và tăng trưởng (GDP), cung tiền (M2) của các quốc gia khu
vực Đông Nam Á.

7


Bƣớc 1:
Nghiên cứu cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước nhằm
xác định khoảng trống nghiên cứu.

Bƣớc 2:

Xây dựng mơ hình và phương pháp nghiên cứu

Đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK trường
hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam

Xây
dựng

thiết
kế
biến

Xử lý
dữ
liệu
định
lượng

Phân
tích
hồi
quy

Phân tích tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng
trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam

OLS

Xây
dựng


thiết
kế
biến

FEM, REM

Xử lý
dữ
liệu
định
lượng

Phân
tích
hồi
quy

OLS
FEM, REM

SGMM

SGMM

F, Hauman test
Bƣớc 3:
Kiểm định mơ hình hồi quy

Bresh Pagan, Sargan test


Bƣớc 4:
Phân tích kết quả hồi quy và thảo luận kết quả nghiên cứu

Bƣớc 5:
Gợi ý chính sách và các hạn chế nghiên cứu của đề tài

Hình 1.1 Sơ đồ nghiên cứu chi tiết

8


1.5. Kết cấu của luận án
Nội dung luận án gồm 5 phần chính, cụ thể như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan nghiên cứu
Chương này trình bày tổ ng quan nghiên cứu bao gồ m sự cầ n thiế t nghiên cứu
(bối cảnh lý thuyết và bối cảnh thực tiễn) nhằm xác định khoảng trống nghiên cứu.
Tiếp đến luận án trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu và phạm vi nghiên
cứu của đề tài. Phần cuối cùng là trình bày khái quát nguồn số liệu , phương pháp
nghiên cứu và kết cấu của luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm
Chương này trình bày ngắn gọn các lý thuyết nền liên quan đến RRTK và hiệu
quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tiếp đến, nghiên cứu lược khảo các nghiên cứu
liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD
ngân hàng để xác định các khoảng trống nghiên cứu. Luận án có trình bày các cách
tiếp cận đo lường hiệu quả hoạt động kinh doanh và phương pháp đo lường RRTK từ
các nghiên cứu trước, làm cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu trong chương 3.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu
Chương này trình bày mơ hình nghiên cứu để lượng hóa các yếu tố ảnh hưởng
đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng. Tiếp cận mơ hình

nghiên cứu của (Growe và cộng sự, 2014; Ferrouhi, 2014) và (Trenca, Petria và
Corovei, 2015; Ferrouhi và Lahadiri, 2014); tác giả có điều chỉnh một số biến cho phù
hợp với mục tiêu nghiên cứu của đề tài. Sau khi phân tích đánh giá ưu nhược điểm của
từng phương pháp đo lường, luận án sẽ lựa chọn các biến phù hợp với mục tiêu, phạm
vi và đối tượng nghiên cứu của luận án. Ngoài ra, phần này cũng trình bày dữ liệu báo
cáo tài chính của các ngân hàng tại các quốc gia Đông Nam Á, và dữ liệu kinh tế vĩ mô
trong giai đoạn 2004-2016.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu
Chương này trình bày kết quả và thảo luận kết quả nghiên cứu các yếu tố ảnh
hưởng đến RRTK và tác đô ̣ng của RRTK đế n

HQHĐKD ngân hàng , nghiên cứu

trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu,
luận án tiến hành so sánh kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố đến RRTK

9


và tác động RRTK đến HQHĐKD ngân hàng, nghiên cứu trường hợp các quốc gia
Đông Nam Á và Việt Nam, từ đó đề xuất các gợi ý chính sách ở chương 5.
Chƣơng 5: Kết luận và gơ ̣i ý chính sách
Từ cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu, chương 5 sẽ trình bày những kết luận
chung và các gợi ý chính sách góp phần kiểm sốt tác động của các yếu tố ảnh hưởng
đến RRTK và tác động của RRTK đến HQHĐKD ngân hàng nhằm đảm bảo
HQHĐKD ngân hàng, trường hợp các quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam . Sau khi đã
hoàn thành nghiên cứu, luận án trình bày những đóng góp mới của luận án về mặt lý
thuyết và thực tiễn, đồng thời, trình bày những hạn chế của luận án và hướng nghiên
cứu trong tương lai.


10


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM
2.1. Rủi ro thanh khoản
2.1.1. Các lý thuyết về rủi ro thanh khoản
2.1.1.1 Lý thuyết cho vay thƣơng mại và thanh khoản (Commercial Loan Theory
and Liquidity)
Smith (1776) cho rằng cho vay thương ma ̣i chủ yếu là ngắn hạn . Với giả định
này, ngân hàng chắc chắn rủi ro cao trong một cuộc khủng hoảng tài chính ngay cả khi
danh mục cho vay của ngân hàng đã phù hợp với các tiêu chuẩn lý thuyết, vì trong hầu
hết là các giao dịch thương mại. Về cơ bản, đây là lý thuyết về quản lý tài sản có nhấn
mạnh tính thanh khoản, các ngân hàng có thể duy trì tính thanh khoản cần thiết để đáp
ứng các yêu cầu rút tiền gửi của khách hàng.
Wilson, Casu, Girardone và Molyneux (2010) cho rằ ng khi thị trườn g tài chính
chưa phát triển cao, cho vay là tài sản lớn nhất của ngân hàng nên muốn duy trì thanh
khoản, ngân hàng cần nắm giữ ngân quỹ và các khoản cho vay thương mại. Trong điều
kiện nguồn của ngân hàng phần lớn là ngắn hạn thì cho vay thương mại tài trợ ngắn
hạn cho tài sản lưu động của doanh nghiệp đảm bảo sự phù hợp về kỳ hạn là phương
pháp tốt nhất đảm bảo thanh khoản.
Lý thuyết cho vay thương mại bên cạnh việc phân tích tính thanh khoản của các
khoản cho vay thương mại đã khơng chú ý tới tính chất thanh khoản nguồn vốn của
các khoản cho vay phi thương mại nên khơng đảm bảo tính thanh khoản cho ngân
hàng. Thực tế, có rất nhiều khoản tiền gửi khơng bị rút ra khi đến hạn mà tiếp tục gia
hạn mới, những nguồn tiền như vậy có thể sử dụng cho vay trung và dài hạn. Do đó, lý
thuyế t hàm ý các ngân hàng luôn trong tình trạng rủi ro cao , đặc biê ̣t là rủi ro thanh
khoản, và các khoản cho vay càng tăng, rủi ro thanh khoản càng tăng.
2.1.1.2 Lý thuyết khả năng thay đổi (The Shiftability Theory)
Moulton (1918) một trong những người khởi đầ u của lý thuyết này, khẳng định

rằng "Thanh khoản là khả năng thay đổi". Lý thuyết cho rằng ngân hàng có thể tự bảo
hiểm RRTK hiệu quả nhất bằng cách duy trì tỷ trọng lớn về tài sản có tính thanh khoản
11


cao. Lý thuyết khả năng thay đổi làm chuyển hướng sự chú ý của các ngân hàng và các
cơ quan chức năng và cho rằng các khoản vay và đầu tư là nguồn gố c của vấ n đề thanh
khoản ngân hàng. Lý thuyết khả năng thay đổi là chỉ đúng trong phạm vi không gian
với một ngân hàng nhưng chưa đúng với phạm vi khơng gian rộng hơn, vì tất cả các
ngân hàng cùng nhau gia tăng dự trữ tiề n bổ sung bằng cách chuyển tài sản của họ. Kế t
quả, từ năm 1929 đến năm 1933, tất cả các ngân hàng muốn bán tài sản và không ai
trong số họ muốn mua. Điề u cần thiết lúc này là cầ n mơ ̣t cơ quan bên ngồi hệ thống
ngân hàng có khả năng bơm thanh khoản vào tất cả các ngân hàng bằng cách mua
những gì các ngân hàng muốn bán. Nhưng hệ thống dự trữ liên bang không thể cung
cấp thanh khoản cần thiết bởi nhiề u lý do và nhiều ngân hàng đã thất bại.
Toby (2006) nghiên cứu về nguồn gốc gây ra rủi ro thanh khoản của các ngân
hàng Mỹ dựa trên lý thuyết khả năng thay đổi "shiftability theory" giải thích rằng tính
thanh khoản của một ngân hàng phụ thuộc vào khả năng chuyển đổ i các tài sản ngắ n
hạn (công cụ ngắn hạn trên thị trường mở) trong một mức giá dự đoán được. Lý thuyết
này cho rằ ng, các tài sản mà ngân hàng nắm giữ có thể chuyển nhượng trên thị trường
mô ̣t cách dễ dàng . NHTM sẽ có thể đáp ứng nhu cầu thanh khoản nếu có tài sản sẳ n
sàng để bán. Trong trường hơ ̣p số lượng lớn người gửi tiền quyết định rút tiền của họ,
tất cả các ngân hàng cần phải bán các khoản đầu tư, và trả cho người gửi tiền.
Nghiên cứu lý thuyế t của (Toby, 2006) cung cấp hai quan điểm đối lập về vốn
ngân hàng và thanh khoản. Quan điể m thứ nhấ t, vốn ngân hàng có xu hướng cản trở sự
sáng tạo thanh khoản thông qua hai tác động riêng biệt: "cấu trúc mong manh tài
chính" và "cấ u trúc lấ n át tiền gửi". Tác động của "Cấu trúc mong manh tài chính"
đươ ̣c đặc trưng bởi vốn thấp hơn, có xu hướng gia tăng thanh khoản (Diamond và
Rajan, 2001) trong khi tác động "cấ u trúc lấ n át tiền gửi” tỷ lệ vốn cao hơn có thể lấ n
át tiền gửi và do đó làm giảm thanh khoản (Gorton và Winton, 2014). Tác động "cấ u

trúc lấn át tiền gửi” với điều kiện vốn cao hơn có xu hướng giảm nhẹ sự đổ vỡ tài
chính do ngân hàng có ưu thế thương lượng, đa dang hóa nguồn đâu tư, tham gia các
hoạt động đầu tư mạo hiểm điề u này cản trở các cam kết của ngân hàng đố i với người
gửi tiền, … Do đó, vốn lớn hơn có xu hướng làm giảm tính thanh khoản.
Theo quan điểm thứ hai, vốn cao hơn gia tăng sáng tạo thanh. Sáng tạo thanh
khoản tức làm gia tăng sự chống đỡ của ng ân hàng đố i với các rủi ro xảy ra bằ ng cách
12


gia tăng dự trữ các tài sản thanh khoản nhằ m thỏa mañ các nhu cầ u thanh khoản của
khách hàng (Allen và Gale, 2004). Vốn ngân hàng càng lớn cho phép các ngân hàng
chịu đựng các rủi ro lớn hơn (Repullo, 2004). Như vậy, theo quan điểm thứ hai, vốn
ngân hàng càng cao, tính thanh khoản càng cao, rủi ro đỗ vỡ tài chính thấp hơn.
Lý thuyết này cho rằng cho vay thương mại cũng không đảm bảo an toàn thanh
khoản cho NHTM khi khủng hoảng xảy ra. Lý thuyết này chứng minh rằng vấn đề
chính để đảm bảo an toàn thanh khoản là khả năng tạo ra thu nhập của ngân hàng (tăng
khả năng tích lũy) và khả năng chuyển đổi của tài sản . Với sự phát triển của thị trường
tài chính, ngân hàng cầ n chủ động dự trữ các tài sản có khả năng chuyển đổi cao đảm
bảo thanh khoản khi phải đáp ứng nh u cầu thanh khoản. Do vậy, các ngân hàng hoàn
toàn có thể thực hiện các khoản cho vay phi thương mại mà vẫn đảm bảo khả năng
thanh khoản của ngân hàng.
2.1.1.3 Lý thuyết về lợi tức dự tính (Anticipated Income Theory)
Học thuyết về thu nhập dự đoán đươ ̣c phát triển bởi (Prochnow, 1949) thể hiện
những ý tưởng về khoản vay ngắn hạn. Lý thuyết này cho rằng các khoản thu nhập từ
tài sản không chỉ xảy ra khi tài sản đến hạn mà cịn có được vào nhiều thời điểm trong
suốt thời hạn của tài sản . Chẳng hạn nếu ngân hàng cho vay trung và dài hạn

, song

thực hiện thu nợ theo nhiều kì hạn nợ thì thu nhâ ̣p dự tính sẽ làm tăng tính thanh khoản

của tài sản. Lý thuyết này đặt nền tảng quan trọng trong việc nghiên cứu kỳ hạn của tài
sản và nguồn vốn, coi đó là nội dung chính để quản lý kỳ hạn của tài sản. Xây dựng kế
hoạch thu nợ, thu lãi..căn cứ vào lợi tức dự tính của tài sản là một biện pháp đảm bảo
tính thanh khoản của tài sản. Tóm lại, các nhà quản lý ngân hàng có thể duy trì danh
mục tài sản nghiêng về tính sinh lời hơn là tính thanh khoản và sử dụng việc huy động
mới như là phương pháp chính để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
2.1.2 Khái niệm rủi ro thanh khoản
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng (2003) cho rằ ng RRTK là rủi ro mà ngân hàng
không có khả năng gia tăng quỹ trong tài sản hoă ̣c nghiã vụ nợ với chi phí thấp nhất.
Duttweiler (2011) cho rằng thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các
nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn. Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên
quan đến các dịng lưu chuyển tiền tệ. Việc khơng thể thực hiện nghĩa vụ thanh tốn sẽ
dẫn đến tình trạng thiếu thanh khoản. Dưới góc độ ngân hàng, thanh khoản là khả năng
13


ngân hàng đáp ứng kịp thời và đầy đủ các nghĩa vụ tài chính phát sinh trong q trình
hoạt động kinh doanh như chi trả tiền gửi, cho vay, thanh tốn và các giao dịch tài
chính khác. Khi tình trạng thiếu thanh khoản kéo dài sẽ dẫn đến RRTK.
Bonfim và Kim (2014) cho rằ ng sự phức tạp của vai trò trung gian tài chiń h của
ngân hàng làm phát sinh RRTK. Các ngân hàng sử dụng các nguồn lực ha ̣n chế trong
việc cấp các khoản vay cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng. Phần lớn các nguồn
lực được sử dụng từ các ngân hàng thường gắn liền với nghĩa vụ nợ phải trả trong các
hình thức nhâ ̣n tiền gửi. Vi mu ̣c tiêu lơ ̣i nhuâ ̣n , các ngân hàng chuy ển đổi các khoản
nơ ̣ (tiề n gửi kỳ ha ̣n ngắ n ) để cho vay trung và dài hạn . Sự không phù hơ ̣p về kỳ ha ̣n
đã dẫn đế n RRTK cho các ngân hàng (Diamond và Dybvig, 1983). Để giảm bớt sự
chênh lệch kỳ hạn giữa tài sản và nợ phải trả nhằ m kiể m soát tra ̣ng thái thanh khoản,
các ngân hàng có thể nắm giữ các tài sản thanh khoản . Tuy nhiên, chi phí cơ hô ̣i của
viê ̣c nắ m giữ tài sản thanh khoản đó là yế u tố lơ ̣i nhuâ ̣n, nế u ngân hàng nắ m giữ tài sản
thanh khoản để đảm khả n ăng thanh khoản càng nhiề u thì lơ ̣i nhuâ ̣n sẽ giảm và ngươ ̣c

lại. Do đó , mă ̣c dù các ngân hàng có các ưu đaĩ trong viê ̣c nắ m giữ bô ̣ đê ̣m thanh
khoản (tiề n mă ̣t, tài sản ngắn hạn và trái phiếu chính phủ ) nhưng khó để đảm bảo an
toàn thanh khoản trong quản lý hoạt động kinh doanh ngân hàng

(Bonfim và Kim,

2014).
Decker (2000) đinh
̣ nghiã về RRTK cho rằ ng thanh khoản có thể được phân loại
thành hai hình thức: rủi ro thanh khoản tài trợ và rủi ro thanh khoản thị trường. Rủi ro
thanh khoản tài trơ ̣ là rủi ro mà ngân hàng khơng

thể đáp ứng nghĩa vụ nợ của mình

khi đế n ha ̣n thanh toán do khơng có khả năng thanh lý tài sản hoặc thiếu nguồn tài trợ.
Rủi ro thanh khoản của thị trường là rủi ro mà ngân hàng có thể khơng dễ dàng bù đắp
rủi ro cụ thể nế u không giảm giá thị trường bởi vì thi ̣trường gián đoạn hoă ̣c thông tin
thị trường không đầy đủ.
Gomes và Khan (2011) nghiên cứu về tăng cường quản lý rủi ro thanh khoản ngân
hàng thông qua các tiêu chuẩn quy đinh
̣ về quản lý rủi ro thanh khoản của Basel III đã
làm rõ hơn nữa về rủi ro thanh khoản tài trơ ̣ và rủi ro thanh khoản thị trường. Họ cho
rằng rủi ro thanh khoản tài trơ ̣ như mô ̣t sự bất lực của một công ty để tạo ra quỹ tài trợ
nhằ m đáp ứng các nghĩa vụ tài chính trong thời gian ngắn. Trạng thái thanh khoản của
một ngân hàng được xác định chủ yếu bởi lượng nắm giữ tiền mặt và các tài sản sẵn có
14


khác, cũng như cấ u trúc nguồ n tài trơ ̣ và số lượng, hình thức nợ tiềm tàng. Họ giải
thích thêm rủi ro thanh khoản của thị trường là khả năng một ngân hàng thực hiện các

giao dịch trong thị trường tài chính mà khơng gây ra một sự chuyể n dich
̣ đáng kể trong
giá. Trên một nghiên cứu khác về rủi ro thanh khoản của thị trường, Gomes và Khan
(2011) một lần nữa đã khẳng định rằng sự tương tác giữa hai loại rủi ro thanh khoản có
thể dẫn đến những hậu quả thanh khoản nghiêm trọng, khi rủi ro thanh khoản tài trơ ̣
gia tăng sẽ làm giảm tính thanh khoản của thị trường và lần lượt làm suy giảm hơn
nữa trong thanh khoản tài trợ.
Phạm Thị Hoàng Anh (2015) cho rằ ng RRTK được chia thành hai loại: Rủi ro
thanh khoản thị trường và rủi ro thanh khoản tài trợ. Rủi ro thanh khoản thị trường
(market liquidity risk) là rủi ro khi một ngân hàng không thể bán được tài sản của họ
trên thị trường với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Trong khi đó, rủi ro thanh
khoản tài trợ (funding liquidity risk) được hiểu là rủi ro khi một ngân hàng không đủ
vốn để đáp ứng các yêu cầu về vốn khả dụng của mình. Hai loại rủi ro thanh khoản
này thường có tác động qua lại với nhau thơng qua các thị trường tài chính, từ đó có
thể gây ảnh hưởng tới rất nhiều các tổ chức tài chính, trong đó có NHTM. Trong giai
đoạn thị trường tài chính có những biến động bất thường, sự tương tác giữa hai loại rủi
ro thanh khoản này sẽ dẫn đến nguy cơ rủi ro thanh khoản trong tồn hệ thống tài
chính nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Khi ngân hàng không đủ nguồn lực
để đáp ứng nhu cầu về vốn khả dụng của mình, họ sẽ phải tìm cách có được vốn bằng
nhiều cách khác nhau: (i) Vay vốn trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng, (ii) bán các
tài sản có trên thị trường tài chính, (iii) thực hiện các giao dịch hoán đổi ngoại hối, (iv)
và cuối cùng có thể sẽ phải sử dụng nghiệp vụ tái chiết khấu hoặc tái cấp vốn từ
NHTW. Nếu các thị trường tài chính vẫn hoạt động bình thường thì sự khó khăn thanh
khoản tạm thời của một NHTM nào đó có thể nhận được sự hỗ trợ từ các NHTM khác
một cách dễ dàng. Tuy nhiên, nếu thị trường tài chính đang trong giai đoạn biến động
mạnh, thì sự thiếu hụt về thanh khoản của một ngân hàng sẽ kéo theo hàng loạt các
ngân hàng khác gặp khó khăn theo do mối liên quan qua lại chặt chẽ của các ngân
hàng trong hệ thống (interconnected). Thực trạng này sẽ dẫn đến một khả năng đó là
hàng loạt các ngân hàng tìm cách bán tài sản trên thị trường tài chính, tạo ra nguy cơ
rủi ro thanh khoản thị trường. Sự bán tháo ồ ạt các tài sản trên thị trường làm tăng lãi

15


suất, giảm giá các tài sản thế chấp. Những chủ thể đang thừa thanh khoản cũng lo ngại
ảnh hưởng lan truyền nên chính bản thân cũng khơng sẵn lịng cung cấp thanh khoản
cho các chủ thể thiếu hụt dù lãi suất cao, và điều này có thể làm đóng băng thị trường
tài sản (Brunnermeier và Pedersen, 2009).
2.1.3 Phƣơng pháp đo lƣờng rủi ro thanh khoản
Để đo lường RRTK, ngân hàng có thể dùng những tiêu chí và phương pháp
khác nhau để lượng hóa rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Trong phạm vi nghiên cứu,
đề tài trình bày một số phương pháp để đo lường RRTK tại các ngân hàng như sau:
2.1.3.1 Phƣơng pháp tiếp cận tỷ lệ đảm bảo theo quy định Basel.
Các nhà nghiên cứu trước đây (Giannotti và cộng sự, 2010; Van den End, 2010;
Angora và Roulet, 2011; Cucinelli, 2013) đề xuất phương pháp tiếp cận tỷ lệ đảm bảo
an toàn theo quy định Basel III (2010) là hai tỷ lệ: Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh
khoản (LCR _the liquidity coverage ratio) và tỷ lệ tài trợ ổn định ròng (NSFR_net
stable funding ratio).
Tỷ lệ khả năng chi trả: Trong quy định Basel III của Basel Committee on
Banking Supervision (2013) có đề cập đến tỷ lệ khả năng chi trả dưới tên gọi tỷ lệ
đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR). LCR gồm 2 thành phần: Tài sản có thanh
khoản cao (Stock of High –Quality Liquidity Assets) và Tài sản nợ đến hạn thanh toán
trong 30 ngày (Net cash outflows over a 30-day time period) và được cụ thể hóa bằng
cơng thức sau:

Tài sản có thanh khoản cao được chia thành 02 mức: mức 1 và mức 2. Trong đó
mức 2 được chia thành 02 mức: mức 2A và 2B. Theo đó, tỷ lệ xác định luồng tiền mức
1 là 100% và thường chiếm tỷ trọng lớn hơn hoặc bằng 60% tổng tài sản có thanh
khoản cao; tỷ lệ xác định luồng tiền mức 2A là 85%, mức 2B là 75% và 50% tùy theo
nhóm tài sản, và tổng giá trị luồng tiền mức 2A và 2B khơng được vượt q 40% tổng
tài sản có thanh khoản cao. Tài sản nợ đến hạn thanh toán trong 30 ngày được xác định

theo nhiều tỷ lệ khác nhau, mức xác định tỷ lệ lần lượt là 0%, - 5%, 10%, 15%, 20%,
25%, 40%, 50% và 100% tùy vào độ rủi ro của tài sản. LCR theo dự kiến sẽ bắt đầu áp

16


dụng từ 01/01/2015 với yêu cầu tối thiểu ban đầu là 60% và phải đạt 100% vào ngày
01/01/2019 (tức sau giai đoạn điều chỉnh).
Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn: Trong
quy định Basel III của Basel Committee on Banking Supervision (2013) có đề cập đến
tỷ lệ Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn đƣợc sử dụng để cho vay trung dài hạn dưới tên
gọi tỷ lệ nguồn vốn ổn định trung dài hạn (NSFR). Tỷ lệ này sẽ được giới thiệu vào
năm 2018 với tỷ lệ dự kiến 100%, tức là nguồn vốn có thời gian đáo hạn từ 1 năm trở
lên (ASF) lớn hơn hoặc bằng 100% tài sản kém thanh khoản (RSF) như các khoản cho
vay trung, dài hạn. NSFR được cụ thể hóa bằng cơng thức sau:

2.1.3.2 Phƣơng pháp tiếp cận các chỉ số thanh khoản
Các nghiên cứu (Bonfim và Kim, 2014; Bunda và Desquilbet, 2008; Delécha và
cộng sự, 2012; Lucchetta, 2007; Vodova, 2011, Ferrouhi, 2014) đều cho rằng ngân
hàng có tỷ lệ Tài sản thanh khoản/ Tổng tài sản càng cao, rủi ro thanh khoản càng
thấp.

Một số nghiên cứu khác tiếp cận sử dụng các tỷ lệ dựa trên các báo cáo tài
chính như tỷ lệ tài sản thanh khoản / Tổ ng dư nơ ̣ tiń du ̣ng (Lucchetta, 2007; Bunda và
Desquilbet, 2008; Vodova, 2011; Delécha và cộng sự, 2012, Ferrouhi, 2014) và tỷ lệ
tài sản thanh khoản/Tổng nguồn vốn huy động ngắn hạn (Bunda và Desquilbet, 2008;
Vodova, 2011; Cucinelli, 2013; Delécha và cộng sự, 2012; Ferrouhi, 2014) để đánh giá
chất lượng dự trữ thanh khoản của ngân hàng. Ngân hàng sở hữu chất lượng tài sản
thanh khoản càng cao, cấu trúc thanh khoản càng cao, rủi ro thanh khoản càng thấp và
ngược lại.


17


Ngoài ra, các nhà nghiên cứu (Bunda và Desquilbet, 2008; Vodova, 2011;
Bonfim và Kim, 2014; Munteanu, 2012; Deléchat và cộng sự, 2012, Ferrouhi, 2014)
đề xuất phương pháp tiếp cận các tỷ số thanh khoản để đánh gia năng lực cho vay của
ngân hàng. Các tỷ số thanh khoản này cũng được đo lường và tính tốn từ các khoản
mục khác nhau của bảng cân đối kế tốn (Cucinelli, 2013), đó là các tỷ số thanh khoản
dựa trên các nghiên cứu trước đây.
Tỷ số do lƣờng năng lực cho vay: tỷ số này càng cao thì thanh khoản của ngân
hàng càng giảm và ngược lại

Tỷ số Dƣ nợ tín dụng/ Tổng nguồn vốn huy động: tỷ số này càng cao thì
thanh khoản của ngân hàng càng giảm và ngược lại.

Rủi ro thanh khoản chịu ảnh hưởng của rất nhiều loại rủi ro khác như rủi ro tín
dụng, rủi ro lãi suất, rủi ro hoạt động … Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, phần
lớn các tài sản sẽ được tài trợ bởi các khoản tiền ký thác mà đa phần là các khoản tiền
gửi vãng lai mà nó có thể bị rút ra khỏi ngân hàng bất kỳ lúc nào, tạo ra khe hở thanh
khoản, từ đó tạo ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng (Arif và Nauman Anees, 2012).
Poorman và Blake (2005) chỉ ra rằng: “Chỉ sử dụng các tỷ số thanh khoản để đo lường
rủi ro thanh khoản là chưa đủ và đó chưa thể là một giải pháp”. Saunders và Cornett
(2006) đã đề xuất sử dụng khái niệm khe hở tài trợ (Financing Gap) để đo lường
RRTK. Trong đề tài này, tác giả kết hợp sử dụng tỷ lệ khe hở tài trợ được các nhà
nghiên cứu trước sử dụng (Lucchetta 2007; Bunda và Desquilbet, 2008; Saunders và
Cornett, 2006; Shen và cộng sự, 2009; Ferrouhi, 2014) và các tỷ số thanh khoản để đo
lường RRTK trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Chỉ số đo lường khe hở tài trợ:

Khe hở tài trợ (FGAP) thể hiện dấu hiệu cảnh báo về rủi ro thanh khoản trong

tương lai của ngân hàng. Khi ngân hàng có tỷ lệ dư nợ tín dụng trên tổng tài sản càng

18


×