Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Quản trị rủi ro trong kinh doanh khách sạn, nghiên cứu trường hợp khách sạn Nikko Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 124 trang )



i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



TRẦN DOANH TUYẾN




QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN,
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI




LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC











HÀ NỘI - 2009



ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***



TRẦN DOANH TUYẾN




QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN,
NGHIÊN CỨU TRƢỜNG HỢP KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI


Chuyên ngành: DU LỊCH
(Chương trình đào tạo thí điểm)


LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN ĐỨC THANH







HÀ NỘI - 2009



iii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Quản trị rủi trong kinh
doanh khách sạn, nghiên cứu trường hợp khách sạn Nikko
Hà Nội” là đề tài nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Đề tài
này chưa từng được công bố ở bất cứ đâu. Những phần tham
khảo từ những kết quả của những công trình nghiên cứu của
người khác được trích dẫn và chú thích một cách rõ ràng.
Tác giả



Trần Doanh Tuyến



ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 3
1.1 KHÁI NIỆM RỦI RO 3
1.2 PHÂN LOẠI RỦI RO 3
1.1.1 THEO TÍNH CHẤT KHÁCH QUAN CỦA RỦI RO 3
1.1.2 THEO HẬU QUẢ ĐỂ LẠI CHO CON NGƢỜI 4
1.1.3 THEO NGUỒN GỐC, RỦI RO ĐƢỢC PHÂN CHIA NHƢ SAU: 5
1.1.4 THEO KHẢ NĂNG KHỐNG CHẾ CỦA CON NGƢỜI 6
1.1.5 THEO PHẠM VI XUẤT HIỆN RỦI RO 6
1.3 CÁC QUAN ĐIỂM VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO 7
1.4 CHI PHÍ RỦI RO 9
1.4.1 CHI PHÍ RỦI RO XÁC ĐỊNH 10
1.4.2 CHI PHÍ RỦI RO KHÔNG XÁC ĐỊNH 10
1.5 NỘI DUNG QUẢN TRỊ RỦI RO 10
1.5.1 NHẬN DẠNG RỦI RO 11
1.5.1.1 LẬP BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU VỀ RỦI RO VÀ
TIẾN HÀNH ĐIỀU TRA 11
1.5.1.2 PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 11
1.5.1.3 PHƢƠNG PHÁP LƢU ĐỒ 12
1.5.1.4 THANH TRA HIỆN TRƢỜNG 12
1.5.2 PHÂN TÍCH RỦI RO 13
1.5.2.1 PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐIỂM HÕA VỐN 13



iii


1.5.2.2 MA TRẬN B.C.G (BOSTON CONSULTING GROUP
MATRIX) 14
1.5.2.3 PHƢƠNG PHÁP ÁP DỤNG LÝ THUYẾT MÔ PHỎNG 17
1.5.3 ĐO LƢỜNG RỦI RO 18
1.5.3.1 PHƢƠNG PHÁP ĐO TƢỜNG TẦN SỐ TỔN THẤT CỦA
RICHART PROUTY 18
1.5.3.2 PHƢƠNG PHÁP ƢỚC LƢỢNG TỒN SỐ TỔN THẤT THEO
SỐ LIỆU THỐNG KÊ VÀ DỰ BÁO 18
1.5.3.3 LƢỢNG HÓA RỦI RO 19
1.5.4 NGHIÊN CỨU MỘT SỐ PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ RỦI RO ĐÃ
ĐƢỢC SỬ DỤNG 19
1.5.5 LẬT NGƢỢC TÌNH THẾ 23
CHƢƠNG 2: CÁC RỦI RO TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 25
2.1 RỦI RO VỀ VẬT CHẤT KỸ THUẬT 25
2.2. NHỮNG RỦI RO TỪ THẢM HỌA CỦA TỰ NHIÊN 26
2.3 NHỮNG RỦI RO VỀ SỨC KHỎE CON NGƢỜI. 27
2.4. NHỮNG RỦI RO DO NHỮNG BẤT ỔN VỀ CHÍNH TRỊ 28
2.5. RỦI RO MẤT NGUỒN DOANH THU 30
2.6 RỦI RO CHÁY NỔ 31
2.7 NHỮNG RỦI RO VỀ CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT VÀ CÁC
THỦ TỤC VỀ HÀNH CHÍNH PHÁP LÝ 33
2.8 RỦI RO TRONG THANH TOÁN 36
2.9 RỦI RO ĐẾN TỪ CÁC NHÀ CUNG CẤP 36
2.10 RỦI RO DO TÍNH MÙA VỤ CỦA DU LỊCH 37
2.11 RỦI RO CHIẾN LƢỢC. 37

2.12 RỦI RO THƢƠNG HIỆU 37
2.13 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 40


iv


CHƢƠNG 3. NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI
KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI 41
3.1 MỘT VÀI NÉT CHUNG VỀ KHÁCH SẠN NIKKO VÀ BAN
QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI 41
3.1.1 MỘT VÀI NÉT CHUNG VỀ KHÁCH SẠN NIKKO 41
3.1.2 BAN QUẢN TRỊ RỦI RO 42
3.2 NỘI DUNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ RỦI RO CHUNG CỦA
KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI 43
3.2.1 CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÁT HIỆN CÁC RỦI RO 43
3.2.2 ĐO LƢỜNG RỦI RO 44
3.3 NỘI DUNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ NHÓM RỦI RO CỦA
KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI 47
3.3.1 NHÓM RỦI RO THUỘC VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG VẬT CHẤT
VÀ AN NING 47
3.3.2 NHÓM RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QỦA HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH 49
3.3.3 NHÓM RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN NGUỒN NHÂN SỰ 52
3.3.4 NHÓM RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN DỊCH BỆNH VÀ AN TOÀN
THỰC PHẨM 54
3.4 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 58
CHƢƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ NHỮNG ĐÓNG GÓP
ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN NIKKO HÀ NỘI 59

4.1 HOÀN THIỆN QUY TRÌNH QTRR CHUNG. 59
4.2 XÂY DỰNG HỆ THỐNG CẢNH BÁO RỦI RO SỚM 60
4.3 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC PHÂN TÍCH PHÁT HIỆN VÀ
NHẬN DẠNG RỦI RO TRONG KINH DOANH KHÁCH SẠN 62


v


4.3.1 CƠ CẤU, TỔ CHỨC PHÁT HIỆN VÀ NHẬN DẠNG RỦI RO . 62
4.3.2 TỔ CHỨC QUÁ TRÌNH PHÂN TÍCH PHÁT HIỆN VÀ NHẬN
DẠNG RỦI RO 63
4.3.3 VẬN DỤNG CÁC PHƢƠNG PHÁP PHÂN TÍCH PHÁT HIỆN VÀ
NHẬN DẠNG RỦI RO 63
4.3.4 NÂNG CAO NĂNG LỰC PHÂN TÍCH RỦI RO 65
4.4 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐO LƢỜNG, ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
TỔN THẤT 65
4.4.1 YÊU CẦU CỦA VIỆC XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ TỔN THẤT DO
RỦI RO GÂY NÊN 66
4.4.2 KIẾN NGHỊ PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ TỔN THẤT CỦA
RỦI RO ĐỐI VỚI KHÁCH SẠN NIKKO 67
4.4.3 LƢỢNG HÓA TỔN THẤT RỦI RO 70
4.5 CÁC BIỆN PHÁP KIẾN NGHỊ XỬ LÝ CÁC RỦI RO 71
4.5.1 CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ RỦI RO 71
4.5.1.1 CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ RỦI RO BẰNG BẢO HIỂM 71
4.5.1.2 CHUYỂN GIAO TÀI TRỢ RỦI RO PHI BẢO HIỂM: 72
4.6 BIẾN RỦI RO THÀNH CƠ HỘI THÀNH CÔNG 73
4.7 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 74
KẾT LUẬN 76
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 77

PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 1: 30 DẤU HIỆU CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG 1
PHỤ LỤC 2: BIẾN RỦI RO THÀNH CƠ HỘI THÀNH CÔNG 2
PHỤ LỤC 3: LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỦ ĐỘNG ĐỐI PHÓ VỚI KHỦNG
HOẢNG 18
PHỤ LỤC 4: KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ DỊCH CÖM ẢNH HƢỞNG


vi


ĐẾN NGÀNH KINH DOANH KHÁCH SẠN 24


vii


BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT


QTRR : Quản trị rủi ro
KDKS : Kinh Doanh khách sạn
KSNKHN : Khách sạn Nikko Hà Nội
CBSRR : Cảnh báo sớm rủi ro


viii


DANH MC BNG BIU


Bảng 2.1. Những quốc gia có số l-ợng thảm họa nhiên nhiều nhất 27
Bảng 2.2 Thống kê số lần tấn công nhằm vào khách du lịch theo các khu
vực 30
Bảng 3.1 Thống kê các rủi ro của khách sạn Nikko Hà Nội từ năm 2006 -
2008 54
Sơ đồ 4.1 Quy trình chuẩn trong công tác quản trị rủi ro. 59
Biểu thức 4.2: Giá trị rủi ro VAR 68


1


PHẦN MỞ ĐẦU

1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Rủi ro luôn luôn có trong mọi hoạt động của con ngƣời, mọi hoạt động
sản xuất kinh doanh đặc biệt là những ngành kinh doanh khách sạn. Chúng ta
không thể loại bỏ hết các rủi ro mà chỉ có thể nhận thức đƣợc rủi ro và dùng
các biện pháp hạn chế những tổn thất do rủi ro gây ra hoặc chấp nhận rủi ro.
Mặt khác trong nền kinh tế thị trƣờng để muốn đạt đƣợc những thành công và
lợi nhuận các nhà quản lý cũng phải biết chấp nhận những rủi ro nhất định. Vì
vậy, việc xác định đƣợc những tổn thất của rủi ro là một điều cần thiết. Ngành
kinh doanh du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng nhạy
cảm với những rủi ro hơn là những ngành khác do tính đặc thù của ngành là
ngành chịu ảnh hƣởng của những ngành khác, những lịch vực khác, những
nguồn khác nhau, bất cứ những cơn “hắt hơi, sổ mũi” của một ngành nghề
lĩnh vực nào cũng có thể gây ra những tổn thất nhất định trong hoạt động kinh
doanh khách sạn trên các phƣơng diện về kinh tế, uy tín, nhân lực, cộng đồng.
Mặt khác, việc xác định các rủi ro trong ngành khách sạn tƣơng đƣơng với

giải một bài toán nhiều hệ, với nhiều những biến số phức tạp, những kết quả
của dự báo rủi ro cho ngành khách sạn còn quá ít đôi khi là không chính xác.
Việc nhận dạng các rủi ro và xác định đƣợc mức tổn thất của chúng để đƣa ra
những phƣơng pháp phòng ngừa và xử lý là rất cần thiết.
Hiện nay có khá nhiều tài liệu trong và ngoài nƣớc đề cập đến rủi ro, tuy
nhiên các tài liệu này chỉ đề cập đến các vấn đề rủi ro nói chung và cho một
số ngành nhƣ ngành tài chính, kinh doanh tiền tệ, kinh doanh kim quý, kinh
doanh bảo hiểm, sản xuất kinh doanh xây dựng. Trong lĩnh vực KDKS cho
tới nay hầu hết chƣa có một nghiên cứu một cách đầy đủ và có tính hệ thống
để đƣa ra những nhận xét đánh giá, đặc biệt là đƣa ra các phƣơng pháp nhằm
xác định, đánh giá những tổn thất của rủi ro.


2


Xuất phát từ yêu cầu lý luận và thực tiễn trong ngành KDKS, ngƣời viết
thấy cần thiết phải nghiên cứu đề tài này để góp phần hoàn thiện thêm về hệ
thống lý luận trong ngành kinh doanh khách sạn và đóng góp những giải pháp
cụ thể tăng cƣờng hiệu quả của công tác QTRR đối với khách sạn Nikko và
hệ thống khách sạn ở Việt Nam nói riêng.
2. MỤC ĐÍCH CỦA NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở một số vấn đề cơ bản về rủi ro trong hoạt động kinh doanh,
đề tài nhằm xác định đƣợc các loại rủi ro và nguyên nhân xảy ra rủi ro trong
KDKS, nghiên cứu mô hình QTRR của khách sạn Nikko nhằm hoàn thiện mô
hình này để từ đó làm cơ sở tham khảo cho các khách sạn khác xây dựng và
hoàn thiện mô hình QTRR của mình.
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong phạm vi của một luận văn, ngƣời viết tập chung vào việc định
dạng các rủi ro thƣờng xảy ra trong hoạt động quản lý và KDKS, nghiên cứu

trƣờng hợp khách sạn Nikko Hà Nội, xây dựng đƣa ra một số phƣơng pháp
đánh giá các tổn thất của rủi ro với một số giải pháp nhằm hạn chế và xử lý
rủi ro.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Sử dụng phƣơng pháp duy vật biện chứng kết hợp với phƣơng pháp
nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích đi từ cơ sở lý thuyết và nghiên cứu
vấn đề xảy ra thực tế để nhằm giải quyết và làm sáng tỏ mục đích nghiên cứu
đƣợc đặt ra trong luận văn.
5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia làm bốn chƣơng:
Chƣơng 1 Cơ sở lý luận chung về QTRR
Chƣơng 2 Các rủi ro trong ngành KDKS
Chƣơng 3 Nghiên cứu công tác QTRR tại khách sạn Nikko Hà Nội


3


Chƣơng 4 Các giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro trong kinh
doanh khách sạn và những đóng góp với khách sạn Nikko Hà Nội
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO

1.1 Khái niệm rủi ro
Trong cuộc sống chúng ta phải đối mặt với rủi ro đó là điều không tránh
khỏi. Có một số khái niệm về rủi ro nhƣ sau:
“Rủi ro là điều không lành, không tốt, bất ngờ xảy đến” [14, 1066]
Theo Giáo sƣ Nguyễn Lân “rủi ro (đồng nghiã với rủi) là sự không may”
[8, 1422]
“Rủi ro là khả năng gặp nguy hiểm hoặc bị đau đớn thiệt hại” [28, 4]
“Rủi ro là những thiệt hại, mất mát, nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan

đến nguy hiểm, khó khăn hoặc điều không chắc chắn có thể xảy ra cho con
ngƣời” [22, 3]
Trong lĩnh vực kinh doanh, rủi ro đƣợc định nghĩa:“là sự tổn thất về tài
sản hay giảm sút lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến” [15, 8]
“Rủi ro là những bất trắc ngoài ý muốn xảy ra trong qúa trình sản xuất,
kinh doanh của doanh nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển doanh
nghiệp” [12, 9]. Xét rủi ro là một yếu tố thƣờng gắn liền với các hoạt động
kinh doanh, ngƣời viết thấy rằng định nghĩa này phù hợp với nội dung quản
trị kinh doanh và phù hợp với phạm vi nghiên cứu của đề tài.
1.2 Phân loại rủi ro
Để có thể nhận biết và quản lý các rủi ro một các có hiệu quả, ngƣời ta
thƣờng phân biệt các rủi ro tùy theo mục đích sử dụng trong phân tích các
hoạt động kinh tế.
1.1.1 Theo tính chất khách quan của rủi ro
Ngƣời ta thƣờng chia ra rủi ro rủi ro thuần túy và rủi ro suy tính (pure
Risk and Speculative Risk):


4


Rủi ro thuần túy là loại rủi ro tồn tại khi có nguy cơ tổn thất nhƣng
không có cơ hội kiếm lời, đó là loại rủi ro liên quan tới tài sản bị phá hủy, khi
có rủi ro thuần túy xảy ra thì hoặc là có mất mát tổn thất nhiều, hoặc là có mất
mát tổn thất ít và khi rủi ro thuần túy không xảy ra thì không có nguy cơ mất
mát. Hầu hết những rủi ro tổn thất chúng ta gặp trong cuộc sống để lại những
thiệt hại tài sản lớn thậm chí là cả tính mạng con ngƣời đều là rủi ro thuần
túy. Thuộc loại rủi ro này ví dụ nhƣ động đất, bão gió, núi lửa, hạn hán.
Rủi ro suy tính là loại rủi ro tồn tại nguy cơ tổn thất song song với cơ hội
kiếm lời. Chẳng hạn việc tung một sản phẩm mới ra thị trƣờng bên cạnh cơ

hội kiếm lời thì cũng có thể là thua lỗ.
Việc phân chía rủi ro thành thuần túy và suy tính có ý nghĩa quan trọng
trong việc lựa chọn kỹ thuật để đối phó, phòng tránh rủi ro. Đối với rủi ro suy
tính, ngƣời ta có thể đối phó bằng kỹ thuật Hedging (rào cản). còn rủi ro
thuần túy đƣợc đối phó bằng cách mua bảo hiểm.
Tuy nhiên hầu hết trong các rủi ro đều chứa cả hai yếu tố: Thuần túy và
suy tính trong nhiều trƣờng hợp ranh giới của hai loại rủi ro này rất mơ hồ.
1.1.2 Theo hậu quả để lại cho con người
Ngƣời ta chia thành rủi ro số đông (rủi ro toàn cục), rủi ro bộ phận (rủi
ro riêng biệt).
Rủi ro số đông là rủi ro là các rủi ro gây ra do các biến cố khách quan từ
một nhóm ngƣời hoặc một nhóm các nguyên nhân và hậu quả của nó ảnh
hƣởng đến số đông nguời trong xã hội. Thuộc loại này bao gồm các rủi ro
chiến tranh, động đất, lũ lụt…
Rủi ro bộ phận là các rủi ro xuất phát từ các biến cố chủ quan của từng
cá nhân xét theo cả về nguyên nhân và hậu quả. Tác động của loại rủi ro này
ảnh hƣởng tới một số ít ngƣời mà không ảnh hƣởng đến xã hội (tai nạn giao
thông, mất trộm, hỏa hoạn…).
Nhận xét: Việc phân chia hai loại rủi ro này có ý ngĩa quan trọng trong
việc tổ chức QTRR. Nếu một rủi ro bộ phận xảy ra, các tổ chức cá nhân có


5


thể giúp đỡ bằng những khoản đóng góp vào các quỹ trợ giúp. Tuy nhiên việc
phân chia theo cách này cũng không rõ ràng lắm vì rủi ro có thể chuyển từ
dạng này sang dạng khác tùy vào sự thay đổi của khoa học ky thuật và khung
cảnh xã hội. Chẳnghạn rủi ro lũ lụt với một quôc gia nào đó là số đông nhƣng
là rủi ro bộ phận với toàn thế giới.

1.1.3 Theo nguồn gốc, rủi ro được phân chia như sau:
Rủi ro trong môi trƣờng vật chất. Các rủi ro xuất phát từ nguồn này
tƣơng đối nhiều chẳng hạn nhƣ hỏa hoạn do bất cẩn, cháy nổ…
Rủi ro do các môi trƣờng phi vật chất: Nguồn rủi ro rất đa dạng. Phần
lớn các rủi ro trong cuộc sống là phát sinh từ môi trƣờng này, nhƣ: môi
trƣờng kinh tế, môi trƣờng chính trị, môi trƣờng xã hội, môi trƣờng luật pháp
hoặc môi trƣờng hoạt động của các tổ chức. Đƣờng lối chính sách của mỗi
ngƣời lãnh đạo quốc gia có thể ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh
doanh của các tổ chức kinh tế, áp dụng quy định về thuế, ban hành các các
chính sách kinh tế, cắt giảm hoặc xóa bỏ các ngành nghề. Quá trình hoạt động
của các tổ chức có thể sẽ làm phát sinh nhiều rủi ro và bất định. Việc thay đổi
tỷ giá hối đoái, tỉ lệ lãi suất, tín dụng, quan hệ cung cầu trên thị trƣờng có thể
đem lại những rủi ro cho các tổ chức kinh doanh. Có rất nhiều rủi ro xuất phát
từ môi trƣờng phi vật chất này các rủi ro cứ nối tiếp xảy ra. Rủi ro này bắt
nguồn từ một rủi ro khác, rủi ro bắt nguồn từ môi trƣờng chính trị dẫn đến các
rủi ro về kinh tế hay xã hội. Chẳng hạn những bất ổn về chính trị dẫn đến rủi
ro về mặt kinh tế (sản xuất bị đình đốn, hàng hóa đắt đỏ và dẫn đến rủi ro về
về mặt xã hội (thất nghiệp). Để nhận biết các rủi ro này cần có sự nghiên cứu
phân tích tỷ mỷ chi tiết và thận trọng . Mặt khác sự đánh giá khả năng và mức
độ xảy ra xuất phát từ nguồn rủi ro phi vật chất cũng hết sức khó khăn với độ
chính xác khác nhau, nó phụ thuộc vào trình độ của ngƣời đánh giá.
Nhận xét: Các tổn thất phát sinh từ các nguồn là rất đa dạng. Một số tổn
thất có thể phát sinh từ cả hai nguồn chẳng hạn rủi ro cháy một ngôi nhà có
thể bất cẩn do đun bếp (môi trƣờng vật chất) nhƣng cũng có thể do bạo động,


6


đập phá (chính trị). Việc phân loại các rủi ro theo nguồn phát sinh giúp cho

các nhà quản lý rủi ro tránh bỏ sót cách thông tin khi phân tích đồng thời giúp
cho các biện pháp phòng chống rủi ro sau này.
1.1.4 Theo khả năng khống chế của con người
Theo cách phân loại này, rủi ro đƣợc chia thành:
Rủi ro không thể khống chế. Đối với một số loại rủi ro khi nó xảy ra con
ngƣời không thể chống đỡ nổi nhƣ thiên tai, địch họa… Đi kèm với nó là
những hậu quả nặng nề.
Rủi ro có thể khống chế. Tuy nhiên đa số các rủi ro con ngƣời có thể
chống đỡ hoặc hạn chế nhằm hạn chế đƣợc thiệt hại nếu có những nghiên
cứu, dự đoán đƣợc mức độ và khả năng xảy ra.
1.1.5 Theo phạm vi xuất hiện rủi ro
Có thể chia rủi ro chung và rủi ro cụ thể:
Rủi ro chung là: Rủi ro gắn chặt với môi trƣờng chính trị kinh tế và pháp luật
Các rủi ro chính trị gồm có rủi ro về hệ thống chính trị, rủi ro chính sách
thuế, rủi ro cấp vĩ mô, rủi ro về chế độ độc quyền, rủi ro chính sách hạn chế
xuất nhập khẩu, rủi ro không đạt đƣợc hoặc không gia hạn đƣợc hợp đồng.
Các rủi ro thƣơng mại quốc gia bao gồm các rủi ro lạm phát, rủi ro tỷ lệ
lãi xuất thay đổi, rủi ro sản phẩm hàng hóa mất giá, rủi ro chính sách ngoại
hối, đặc biệt ở Việt Nam còn có thể có loại rủi ro không chuyển đổi đƣợc
ngoại tệ.
Các rủi ro gắn với môi trƣờng pháp luật quốc gia gồm có các rủi ro
thay đổi chính sách pháp luật và quy định, thi hành pháp luật, rủi ro trì
hoãn trong việc bồi thƣờng.
Rủi ro cụ thể là: rủi ro gắn với các lĩnh vực kinh doanh cụ thể: rủi ro
trong kinh doanh chứng khoán, rủi ro trong kinh doanh bất động sản, rủi ro
kinh doanh vận tải, rủi kinh doanh du lịch…
Việc phân loại rủi ro không thực sự phức tạp nhƣng là một công đoạn
quan trọng trong việc tìm ra bản chất của các loại rủi ro để tìm ra các biện



7


pháp xử lý.
1.3 Các quan điểm về quản trị rủi ro
QTRR đã đƣợc thực hiện một cách không chính thức ngay từ thủa ban
đầu của loài ngƣời nhƣng nó đƣợc phát triển rầm rộ vào thập niên 60 của thế
kỉ 20. Theo giáo sƣ H. wayne Snider thuộc đại học Temple của Hoa Kỳ thì
QTRR bắt đầu đi vào một giai đoạn mang tính quốc tế từ những năm 70, ông
gọi đó là giai đoạn toàn cầu hóa. Trong những năm 90, các hoạt động QTRR
tiếp tục phát triển, hàng loạt các hiệp hội quản trị rủi ro ra đời nhƣ hiệp hội
QTRR công cộng PRIMA, hiệp hội QTRR về chăm sóc sức khỏe Mỹ
ASHRM, hiệp hội QTRR và bảo hiểm trƣờng đại học URMIA… đã làm cho
hoạt động này trở thành một hoạt động không thể thiếu đối với các tổ chức và
doanh nghiệp nhất là những tổ chức có quy mô lớn. Và đến nay, cùng với
quản trị chiến lƣợc, QTRR trở thành một công tác quan trọng trong quản trị
kinh doanh nói chung trong mỗi doanh nghiệp. Trong lịch sử phát triển
QTRR, xuất hiện những quan điểm sau:
Quan điểm truyền thống: Nó là quan điểm của ngƣời tuyệt đối hóa lợi
nhuận và khả năng tiên lƣợng rủi ro. Họ không muốn tăng chi phí bằng việc
mua bảo hiểm. Những ngƣời theo truyền thống lý luận rằng bản thân các
doanh nghiệp có thể khống chế phần lớn các rủi ro bằng các nhận dạng và tiên
lƣợng. Mua bảo hiểm sẽ làm tăng các chi phí, ảnh hƣởng đến lợi nhuận của
công ty, bản thân các hãng bảo hiểm không phải là các tổ chức nhân đạo, sinh
ra để gánh chịu những rủi ro cho các công ty khác. Các hãng bảo hiểm sinh ra
để kiếm lợi nhuận nên bản thân các doanh nghiệp có thể tự kiểm soát rủi ro
nhằm tối thiểu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.
Quan điểm này xuất hiện khi ngành bảo hiểm còn sơ khai, chƣa phát
triển. Những quan điểm này trở nên lỗi thời trong thời đại một doanh nghiệp
phải đối mặt với quá nhiều những rủi ro với những hậu quả nặng nề thậm chí

phá sản và cách ngành kinh doanh (trong đó có ngành kinh doanh bảo hiểm)
đƣợc chuyên nghiệp hóa.
Quan điểm thứ hai: Đƣợc dựa trên quan điểm lý thuyết tài chính hiện


8


đại về chức năng quản trị rủi ro, nghĩa là quản trị rủi ro là những quyết
định tài chính và nên đƣợc đánh giá trong mối tƣơng quan ảnh hƣởng của
chúng đến giá trị công ty.
Quản trị rủi ro là một hình thức quản trị đã xuất hiện chủ yếu trong cộng
đồng ngân hàng giống nhƣ một cách tiếp cận có hệ thống để đối phó với
những rủi ro tài chính cụ thể, chẳng hạn nhƣ rủi ro tín dụng, rủi ro chuyển đổi
ngoại tệ, rủi ro trong giao dịch; cũng nhƣ rủi ro đầu tƣ.
Quản trị rủi ro đƣợc định nghĩa là một sự cố gắng có tổ chức để nhận ra
và lƣợng hóa các khả năng xảy ra đồng thời đề xuất các kế hoạch nhằm loại
trừ hoặc giảm bớt các hậu quả mà rủi ro có thể xảy ra.
Để đề phòng rủi ro biện pháp thông dụng đƣợc các cá nhân và tổ chức
thực hiện là việc mua bảo hiểm nhằm chuyển các rủi ro nếu có sang các hãng
bảo hiểm. Với biện pháp này việc đối phó với các rủi ro mang tính bị động vì
việc bảo hiểm chỉ có hiệu quả khi rủi ro đã xảy ra.
Quan điểm này hoàn toàn trái ngƣợc với quan điểm truyền thống, coi
bảo hiểm là công cụ duy nhất đối phó với bảo hiểm. Trong thực tế có những
loại rủi ro có thể tiên lƣợng, giữ lại và tự giải quyết đƣợc mà không cần đến
việc mua bảo hiểm. Việc “tối thƣợng” hóa khả năng của công cụ bảo hiểm sẽ
làm cho chi phí tăng cao một cách không thực sự cần thiết.
Có một phƣơng pháp tiếp cận rủi ro mang tính tích cực hơn đó là chủ
động dự kiến trƣớc những mất mát trƣớc có thể xảy ra và tìm cách giảm nhẹ
hậu quả của chúng, khi đó bảo hiểm không còn là phƣơng pháp duy nhất nữa

để hạn chế rủi ro mà chỉ là phƣơng pháp quan trọng và có hiệu quả để đền bù
lại phần kinh phí đã bị mất mát trong trƣờng hợp có rủi ro xảy đó là “quản trị
rủi ro toàn diện”.
Quản trị rủi ro toàn diện: “Là một quá trình có hệ thống, dựa trên cơ sở
thống kê và tổng hợp để đánh giá, hạn chế các hậu quả rủi ro” [12, 20].
Trên quan điểm này, COSO - một tổ chức tài trợ doanh nghiệp Nauy
định nghĩa quản lý rủi ro doanh nghiệp: “Là một quy trình đƣợc thiết lập bởi


9


hội đồng quản trị, ban quản lý và các cán bộ có liên quan khác áp dụng trong
quá trình xây dựng chiến lƣợc doanh nghiệp, xác định và hạn chế những hiện
tƣợng có khả năng gây ảnh hƣởng xấu đến doanh nghiệp”. [28, 12]
Cùng với quan điểm này, Nguyễn Liên Hƣơng cho rằng: “Quản trị rủi ro
là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học và có hệ thống nhằm nhận dạng,
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, những ảnh
hƣởng bất lợi của rủi ro”. [7;15]
Trong tác phẩm quản trị rủi ro và khủng hoảng, nhóm tác giả Đoàn Thị
Hồng Vân, Kim Ngọc Đạt, Hà Đức Sơn cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình
tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống, nhằm nhận dạng,
kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tổn thất, mất mát, ảnh hƣởng bất
lợi của rủi ro, đồng thời tìm cách biến rủi ro thành những cơ hội thành công.
[16, 23]
Quan điểm của nhóm tác giả trên đƣợc lƣu ý hơn cả, nó phần nào mang
tính tiến bộ hơn vì nó đề cập tới một khía cạnh mới của quản trị rủi ro. Từ
trƣớc đến nay, khi nói về rủi ro, ngƣời ta chỉ thƣờng nói đến các hậu quả và
các biện pháp hạn chế hạn chế thiệt hại, nhƣng từ những rủi ro ngƣời ta có thể
biến thành các lợi thế. Đây cũng là quan điểm về QTRR đƣợc ngƣời viết sử

dụng trong quá trình thực hiện đề tài của mình.
1.4 Chi Phí rủi ro
Rủi ro ảnh hƣởng rất lớn đến các tổ chức, các doanh nghiệp, các hoạt
động sản xuất kinh doanh ở chỗ nó gây ra những tổn thất đòi hỏi phải tốn kém
những khoản chi phí không nhỏ để khắc phục hậu quả các chi phí này đƣợc
gọi là chi phí rủi ro.
Chi phí rủi ro là khoản tổn thất đối với tổ chức khi có rủi ro. Thông
thƣờng chi phí rủi ro có hai dạng: Chi phí rủi ro có thể xác định và chi phí rủi
ro rất khó xác định.
Ở một góc độ khác chi phí rủi ro là thƣớc đo của hiệu quả của hoạt động
QTRR. Chi phí rủi ro bao gồm:


10


1.4.1 Chi phí rủi ro xác định
Là khoản tiền mà tổ chức hoặc doanh nghiệp bị tổn thất khi rủi ro xảy
ra nhƣ tài sản bị phá hủy, con ngƣời bị tai nạn. Khoản chi phí này có thể
đƣợc xác định thông qua các giá trị tài sản bị tổn thất hoặc số tiền đền bù
thiệt hại cho ngƣời bị tai nạn.
1.4.2 Chi phí rủi ro không xác định
Là khoản chi phi phí do lo sợ rủi ro xảy ra. Đối với một cá nhân chi phí
khó xác định thể hiện bằng sự lo sợ, mệt mỏi, mất ngủ, dẫn đến những hàng
động không sáng suốt gây thiệt hại đến tài sản, tính mạng hoạc khoản chi phí
bảo hiểm đã đóng nhƣng không không có rủi ro xảy ra. Đối với một tổ chức,
chi phí rủi ro khó xác định xuất hiện khi có sự lo sợ rủi ro xảy ra dẫn đến việc
bố trí các tài nguyên bất hợp lý, đƣa ra các quyết định yếu kém về mặt tổ chức
hoặc bỏ qua các cơ hội đầu tƣ vào các dự án có lợi ( thể hiện bằng hành động
dự trữ lớn, mua bảo hiểm cao). Nhìn chung khoản chi phí này rất khó đo

lƣờng một cách chính xác do các tổn thất thƣờng mang tính dây chuyền và
trong nhiều trƣờng hợp yếu tố định tính không thể lƣợng hóa.
Để đối phó với rủi ro nhằm hạn chế tới mức tối đa các các tổn thất này
có thể xảy ra, các tổ chức kinh doanh sản xuất phải thực hiện các biện pháp
QTRR.
Mặc dù có nhiều chức năng quản trị cơ bản giống nhƣ các hình thức
quản trị khác trong các tổ chức hoặc các doanh nghiêp nhƣ quản trị chiến
lƣợc, quản trị hoạt động nhƣng mục đích cuối cùng của các nhà QTRR là giúp
cho các nhà QTRR cắt giảm tối đa các chi phí về rủi ro dƣới mọi hình thức và
làm tăng tối đa những lợi ích của rủi ro nhờ mạo hiểm.
1.5 Nội dung quản trị rủi ro
. Thực chất của công tác quản trị rủi ro đƣợc thể hiện qua quy trình quản
trị rủi ro. Quản trị rủi ro là một quá trình bao gồm những giai đoạn sau:
Nhận dạng rủi ro - Phân tích rủi ro - đo lƣờng rủi ro - xử lý rủi ro - Biến
rủi ro thành cơ hội thành công.


11


1.5.1 Nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định liên tục, có hệ thống các rủi ro của
một doanh nghiệp. Các hoạt động nhận dạng rủi ro nhằm thu thập các thông
tin đầy đủ về nguồn rủi ro, các yếu tố hiểm họa và nguy cơ rủi ro để từ đó đƣa
ra một danh sách các rủi ro mà doanh nghiệp phải chịu. Danh sách đầy đủ và
càng hệ thống bao nhiêu thì càng giúp quá trình QTRR hiệu quả bấy nhiêu.
Thông thƣờng một nhà QTRR thƣờng khó có thể xác định đƣợc hết các
rủi ro của dự án nên không thể có biện pháp quản lý đối với các rủi ro chƣa
đƣợc phát hiện do đó đã vô tình giữ lại các rủi ro này, đó là là điều nên tránh.
Có một số phƣơng pháp nhận dạng rủi ro đƣợc áp dụng có hiệu quả nhƣ

phƣơng pháp liệt kê, phƣơng pháp lƣu đồ, phƣơng pháp thanh tra hiện trƣờng
trong đó phƣơng pháp sử dụng bảng liệt kê tỏ ra đơn giản và đƣợc một số tổ
chức kinh tế lớn trên thế giới áp dụng.
1.5.1.1 Lập bảng câu hỏi nghiên cứu về rủi ro và tiến hành điều tra
Một bảng liệt kê các rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải đƣợc hình thành
từ một bảng câu hỏi đƣợc thiết kế phục vụ cho một mục đích nhất định.
Thông thƣờng, bảng câu hỏi yêu cầu các thông tin có thể nhận dạng và xử lý
các đối tƣợng rủi ro. Các bảng câu hỏi thƣờng đƣợc thiết kế nhằm mục đích
nhắc các nhà QTRR phát hiện ra các tổn thất có thể có, thu thập thông tin
diễn tả hình thức và mức độ rủi ro mà các dự án có thể gặp phải, dự kiến một
chƣơng trình quản trị rủi ro hiệu quả. Đối với các rủi ro về mặt kỹ thuật, chỉ
cần lập bảng liệt kê với các dự kiến về mức độ thiệt hại và tần số tổn thất.
Đối với các rủi ro do các nguyên nhân ngẫu nhiên do tác động từ bên ngoài
và các rủi ro xuất phát từ các thủ tục hành chính pháp lý, vấn đề trở lên phức
tạp hơn và đòi hỏi phải có một nhóm chuyên môn đƣợc đào tạo về QTRR
nghiên cứu đề xuất.
1.5.1.2 Phân tích báo cáo tài chính
Đây là phƣơng pháp thông dụng, mọi tổ chức đều thực hiện nhƣng ở
mức độ và mục đích sử dụng khác nhau. Trong công tác quản trị rủi ro, bằng


12


cách phân tích tổng kết tài sản, các báo cáo hoạt động kinh doanh, các tài
liệu hỗ trợ khác, ngƣời ta có thể xác định đƣợc nguy cơ rủi ro của các tổ
chức về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý. Ngoài ra, bằng cách
kết hợp phân tích các số liệu trong báo cáo có so sánh với các số liệu dự báo
cho kỳ kế hoạch ta có thể phát hiện đƣợc các rủi ro có thể phát sinh trong
tƣơng lai. Phƣơng pháp phân tích các báo cáo tài chính không chỉ giúp thấy

đƣợc các rủi ro thuần túy, mà còn giúp nhận đƣợc những rủi ro suy đoán.
1.5.1.3 Phương pháp lưu đồ
Đây là phƣơng pháp quan trọng để nhận dạng rủi ro. Để thực hiện
phƣơng pháp này trƣớc tiên cần xây dựng lƣu đồ trình bày tất cả các hoạt
động của các tổ chức. Kinh doanh khách sạn là một ngành kinh doanh đa
dạng và phức tạp bao gồm nhiều quy trình, không nhất thiết phải trình bày
toàn bộ hoạt động của khách sạn trong một quy trình, ngƣời ta có thể chia làm
nhiều quy trình nhỏ khác nhau nhƣng nhìn chung quy trình hoạt động của một
khách sạn có thể đƣợc mô hình hóa nhƣ sau:
Nghiên cứu thị trƣờng, lựa chọn khách hàng - Đàm phán, kí kết hợp
đồng (nhận yêu cầu từ khách hàng) - Tổ chức thực hiện hợp đồng.
1.5.1.4 Thanh tra hiện trường
Đối với các nhà quản trị rủi ro, thanh tra hiện trƣờng là công việc phải
làm thƣờng xuyên, nhờ quan sát, theo dõi trực tiếp hoạt động của các bộ phận
trong tổ chức, trên cơ sở đó tiến hành tiến hành phân tích, đánh giá, các nhà
quản trị có khả năng nhận dạng đƣợc những rủi ro mà tổ chức có thể gặp phải.
Sau công đoạn nhận dạng rủi ro, một bảng liệt kê tƣơng đối đầy đủ các
rủi ro có thể xảy ra với doanh nghiệp đã đƣợc hình thành, trên cơ sở đó cần
phân loại các rủi ro theo tiêu chí cụ thể ( hậu quả để lại, nguồn gốc phát sinh,
khả năng quản trị) để có biện pháp đánh giá phù hợp.
Nhận dạng và phân loại rủi ro là bƣớc đầu và có ý nghĩa quan trọng
trong quá trình quản trị rủi ro, nó cho biết một danh sách tƣơng đối đầy đủ các
rủi ro có thể xảy ra đối với một doanh nghiệp nào đó. Tuy nhiên thông tin đó
không chỉ là cái duy nhất mà các nhà QTRR cẩn để đối phó khi rủi ro xảy ra.
Để có thể đề ra các biện pháp xử lý rủi ro có hiệu quả cần có thêm các


13



thông tin để đo lƣờng mức độ của rủi ro đối với tổ chức. Cụ thể là đo lƣờng
tần số tổn thất có thể xảy ra. Để có thể đo lƣờng tần só tổn thất và mức độ
nghiêm trọng của tổn thất, các nhà QTRR thƣờng phải sử dụng các kỹ thuật
xác suất thống kê toán học.
1.5.2 Phân tích rủi ro
Nhận dạng đƣợc rủi ro và lập bảng liệt kê tất cả các rủi ro có thể đến
đƣợc với tổ chức tuy là công việc quan trọng không thể thiếu nhƣng mới
chỉ là bƣớc khởi đầu, bƣớc tiếp theo là tiến hành phân tích các rủi ro, phải
xác định đƣợc nguyên nhân gây ra rủi ro trên cơ sở đó mới có tìm ra những
phƣơng pháp phòng ngừa. Cần lƣu ý rằng đây là quy trình phức tạp bởi vì
không phải mỗi rủi ro là do một nguyên nhân gây ra, trong đó có những
nguyên nhân trực tiếp, nguyên nhân gián tiếp, nguyên nhân gần và nguyên
nhân xa. Để phân tích đƣợc rủi ro ngƣời ta có những phƣơng pháp sau:
1.5.2.1 Phương pháp phân tích điểm hòa vốn [11]
Phân tích điểm hòa vốn là một kỹ thuật phân tích tối thiểu mà mọi nhà
kinh doanh đều phải nắm vững để tránh rủi ro thua lỗ. Mục đích của việc
phân tích này là nhằm tìm ra điểm hòa vốn là điểm mà ở đó doanh thu vừa đủ
để bù đắp tất cả các chi phí khả biến và các chi phí bất biến. Nói cách khác,
đây là kỹ thuật phân tích nhằm tìm ra mối liên hệ tƣơng quan giữa định phí
(Chi phí bất biến), biến phí (chi phí khả biến), lợi nhuận. Để phân tích điểm
hòa vốn cần phân tích hai yếu tố: Sản lƣợng hòa vốn và doanh thu hòa vốn.
Sản lƣợng hòa vốn là số lƣợng sản phẩm (tính theo hiện vật) của dự án
phải sản xuất trong một thời gian (thƣờng là một năm) để doanh thu vừa đủ
trang trải mọi chi phí cho sản xuất và chƣa có lợi nhuận trong ngành kinh
doanh khách sạn sản lƣợng đƣợc hiểu ở đây là số lƣợng buồng phòng và các
dịch vụ bổ xung.
Nếu ký hiệu sản lƣợng hòa vốn là Q
h
, giá bán một đơn vị sản phẩm là
G

d
, chi phí bất biến (chi phí cố định) tính cho một năm là C, chi phí khả biến
(chi phí biến đổi) tính cho một đơn vị sản phẩm là V
d
. Sản lƣợng hòa vốn sẽ


14


đƣợc xác định từ phƣơng trình sau:
Q
h
.G
d
= C + V
d
. Q
h


––>

Nhƣ vậy, xét về mặt sản lƣợng của doanh nghiệp nếu Q<Qh thì sẽ lỗ
vốn (có rủi ro) và ngƣợc lại, nếu Q>Qh thì có lãi (không có rủi ro).
Việc kinh doanh mang lợi nhuận cực đại khi sản lƣợng hàng năm của
doanh nghiệp khách sạn đạt công suất Qmax.
Việc kinh doanh có Qh càng bé và mức chi phí tƣơng ứng với nó càng
thấp thì càng an toàn, xác suất rủi ro càng thấp và ngƣợc lại.
Nhận xét: Đây là phƣơng pháp phânt ích rủi ro đƣợc sử dụng khá

phổ biến trong kinh doanh khách sạn, các nhà quản lý thƣờng sử dụng
phƣơng pháp để xác định ở mức công suất buồng phòng bao nhiêu thì
doanh nghiệp khách sạn hòa vốn và bắt đầu có lãi. Phƣơng pháp có ƣu
điểm rất lớn là kỹ thuật tính toán rất đơn giản nhƣng nhƣợc điểm là là
việc phân tích còn đơn thuần, chƣa tính đến các yếu tố tác động bên
ngoài và các yếu tố bất định khác.
1.5.2.2 Ma trận B.C.G (Boston Consulting Group Matrix) [11]
Phƣơng pháp này do nhóm tƣ vấn Boston của Mỹ pháp minh ra và nó lấy
tên là phƣơng pháp ma trận B.C.G, đây cũng là phƣơng pháp ma trận để phân
tích rủi ro. Ma trận này gồm 4 ô Nó không miêu tả rõ nét các rủi ro mà doanh
nghiệp có thể sẽ gặp phải một cách chi tiết nhƣ ma trận phân tích rủi ro nhựng
nó chỉ ra cho các nhà kinh doanh thấy đƣợc vị trí của doanh nghiệp cũng nhƣ
mức độ pháp triển của thị trƣờng của các loại sản phẩm hàng hóa mà doanh
nghiệp đang kinh doanh. Từ đó các nhà kinh doanh biết rõ sản phẩm hàng hóa
nào của doanh nghiệp sẽ bị rủi ro đe dọa làm mất thị trƣờng, sản phẩm hàng
hóa nào đang đƣợc ƣa chuộng, tiềm năng, loại sản phẩm hàng hóa nào sẽ mang
lại nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian tới,… Trên có sở đó đề ra
Q
h

=
C
(1.1)
G
d
- V
d


15



các chiến lƣợc hoạt động và phát triển của doanh nghiệp tránh đƣợc những rủi
ro hoặc mang lại những hiệu quả kinh tế không đƣợc nhƣ mong muốn.
Để có đƣợc ma trận này doanh nghiệp phải tiến hành tổng kết, phân tích
hoạt đông kinh doanh của từng loại sản phẩm bằng những số liệu cụ thể,
chính xác, phân tích đánh giá đúng tình hình cạnh tranh, phân tích đúng tình
trạng hoạt động kinh doanh của đơn vị mình để từ đó đề ta chiến lƣợc cạnh
tranh trong thời gian tới. Ma trận đƣợc vẽ theo hai trục: Trục tung thể hiện gia
tăng thị trƣờng và trục hoành thể hiện mức chiếm lĩnh thị trƣờng tƣơng đối
của các sản phẩm hàng hóa doanh nghiệp. Với việc chia thành 2 mức độ cao
và thấp trên mỗi trục, sẽ hình thành ở hình 4 ô nhƣ sau:



I Giai đoạn sản phẩm II Giai đoạn sản phẩm đang phát
Mới xuất hiện trên thị trƣờng triển mạnh

IV Giai đoạn suy tàn của III Giai đoạn bão hoà của
Sản phẩm sản phẩm

1.2

Ma trận này không mô tả rõ nét các rủi ro mà doanh nghiệp có thể sẽ gặp
phải một cách chi tiết giống nhƣ ma trận phân tích rủi ro nhƣ trên nhƣng lại
giúp ích nhiều cho việc dự đoán các rủi ro khi lập chiến lƣợc cạnh tranh thị
trƣờng. Ngƣời kinh doanh có thể dựa vào dự báo nhƣ ma trận trên để đánh giá
đúng vị trí của doanh nghiệp trên thị trƣờng và quyết định xem nên chọn loại
sản phẩm nào làm tăng vị thế của doanh nghiệp trên thị trƣờng.
Sơ đồ trên: Trục tung thể hiện tỷ lệ gia tăng thi trƣờng tức là tỷ lệ tăng

hàng năm của thị trƣờng trong đó có sản phẩm bán ra, trục hoành thể hiện
Tỷ lệ
gia tăng
thị trƣờng
Cao
Thấp
Thấp
Cao

Mức chiếm lĩnh
thị trƣờng

×