Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích thế mạnh cạnh tranh của BIDV vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (80.29 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH THẾ MẠNH CẠNH TRANH CỦA BIDV VĨNH
PHÚC
Hiện tại tôi đang làm việc tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam Chi nhánh Vĩnh Phúc (Sau đay gọi là BIDV Vĩnh Phúc). Để lựa chọn ưu tiên
cạnh tranh thích hợp cần phải xác định được điểm mạnh, điểm yếu và thực
trạng của BIDV Vĩnh Phúc và các yếu tố khác.

ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH:
- Nằm tại trung tâm thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc với quy mô 01
hội sở chính, 03 phòng giao dịch (Yên Lạc, Bình Xuyên, Vĩnh Yên), 01 quỹ
tiết kiệm Bảo Sơn. Các địa điểm giao dịch thuận tiện nằm tại trung tâm tỉnh,
khu công nghiệp Bình Xuyên và các làng nghề (Yên Lạc, Thổ Tang).
- Nằm trong vùng kinh tế động lực phía bắc, có mặt bằng kinh tế phát
triển khá, cá biệt có vùng phát triển rất mạnh (Vĩnh Phúc, Hải Dương,…).
Thu nhập dân cư trên địa bàn Vĩnh Phúc và các vùng lân cận (Hà Nội, Phú
Thọ) cao so với cả nước.
- Vĩnh Phúc là một tỉnh còn trẻ, đang trong giai đầu tư xây dựng hoàn
thiện cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp của tỉnh.

BỐI CẢNH THỊ TRƯỜNG:
- Nền kinh tế chung đang trong giai đoạn suy thoái, chưa có dấu hiệu
phục hồi rõ ràng nào.
- Có nhiều Ngân hàng cạnh tranh như: VietcomBank, AgriBank,
VietinBank, HabuBank, Maritime Bank, TeckcomBank, AnBinh Bank,
DongA Bank và chính các ngân hàng cùng cấp khác trong hệ thống BIDV.
- Trong thị trường hẹp tỉnh Vĩnh Phúc bị cạnh tranh gay gắt bởi trên 10
Ngân hàng thương mại cả quốc doanh và cổ phần, đồng thời còn bị cạnh
tranh bới các Ngân hàng ở địa bàn Hà Nội và Phú Thọ, Bắc Ninh. Năm 2008
thị phần BIDV Vĩnh Phúc chiếm 23% tổng thị phần Vĩnh Phúc.
- Công nghệ của các Ngân hàng thương mại gần như tương đồng nhau.
1



- Nhu cầu đầu tư dài hạn nhiều, số vốn lớn, khó trong cân đối nguồn vốn
dài hạn.
- Chi nhánh đã tạo được hình ảnh tốt đối với khách hàng và các cơ quan
chính quyền.
- CBCNV trẻ chiếm trên 80%, năng động, nhiệt tình, có tri thức, tiếp cận
nhanh với các đổi mới và nền kinh tế hiện đại.

ĐỐI THỦ CẠNH TRANH:
2. Đối thủ là ai: BIDV Vĩnh Phúc nhận định đối thủ là các Ngân hàng
thương mại trên địa bàn và các định chế tài chính khác có cung cấp 1 số sản
phẩm tương tự như: Quỹ đầu tư (Prudential, Quỹ bảo lãnh); Các công ty
chứng khoán thu hút vốn đầu tư trên thị trường tài chính; Bưu điện với sản
phẩm chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm bưu điện,…). Từ các loại đối
thủ này phân chia thành 2 nhóm như sau:
1. Đối thủ cạnh tranh cùng địa bàn:
* Các đối thủ có:

- Các sản phẩm có bản tương đồng.
- Mạng lưới rộng hơn (AgriBank, VietinBank).
- Cơ sở vật chất tương đồng.
- Đội ngũ nhân viên đông đảo hơn.

* Các đối thủ không có:- Các gói sản phẩm kết hợp
- Đội ngũ nhân viên trẻ, có năng lực, có tri thức
- Được ủng hộ mạnh mẽ từ chính quyền địa
phương
2. Các đối thủ ngoài địa bàn (đặc biệt là Hà Nội): Trên địa bàn Vĩnh Phúc
chỉ mới có ít các Ngân hàng ngoài địa bàn lấn sân đầu tư tại đây, và họ cũng
chỉ đàu tư đối với một lượng khách hàng rất hạn chế, chủ yếu là đầu tư vào

các Công ty con đóng tại Vĩnh Phúc mà Công ty mẹ đã có quan hệ truyền
thống với họ. Tuy nhiên đây cũng là nguy cơ tiềm ẩn đối với các Ngân hàng
thương mại trên địa bàn Vĩnh Phúc trong đó có BIDV Vĩnh Phúc. Họ chuyên
nghiệp hơn, có kinh nghiệm và tiềm lực lớn hơn,… Về lâu dài nếu thị trường
1


Vĩnh Phúc có cơ hội thuận lợi họ sẽ mở Chi nhánh hoặc Phòng giao dịch tại
Vĩnh Phúc để cạnh tranh mạnh với các Ngân hàng hiện hữu tại thị trường
nay.

CÁC CHIẾN LƯỢC KINH DOANH:
* Tạo sự khác biệt:
- BIDV Vĩnh Phúc cung cấp sản phẩm trọn gói: tiền gửi, tiền vay, cung
cấp ngoại tệ cho các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán đơn
hàng cho khách hàng và cung cấp bảo hiểm hàng hoá, bảo hiểm tài sản do
BIDV đầu tư và các bảo hiểm khác (Công ty bảo hiểm của BIDV) cho khách
hàng với chi phí thấp hơn các hãng bảo hiểm khác cung cấp khi mua sản
phẩm đơn lẻ.
- Xây dựng hình ảnh thân thiện với khách hàng ngày từ các quay giao
dịch với phong thái thân thiện, gần gũi khách hàng. Nâng cao dạo đức nghề
nghiệp, loại trừ hoàn toàn các hành vi tiêu cực, đòi hỏi ngoài các yêu cầu hợp
pháp, xoá bỏ điều mà các khách hàng thương nghĩ đến đầu tiền lâu nay là:
Muốn giao dịch với Ngân hàng phải có lót tay thì mọi việc mới suôn sẻ. Xây
dựng hình ảnh đẹp và thân thiện của BIDV Vĩnh Phúc trong mỗi khách hàng.
* Dựa vào nguồn lực bên trong: Có đội ngũ nhân viên trẻ có năng lực, có
khả năng tiếp cận công nghệ Ngân hàng hiện đại và khả năng phân tích – dự
báo tốt, thích ứng tốt để đưa ra phong cách phục vụ nhanh chóng, chuyên
nghiệp, tư vấn hiệu quả. Từ đó đã tạo sự khác biệt với các Ngân hàng khác
khi mà họ chậm thay đổi, phục vụ chậm, tạo cảm giác bị nhũng nhiễu cho

khách hàng. Đây là một lợi thế để BIDV thực hiện chiến lược của mình.
* Khai thác triệt để các phân đoạn thị trường:
- Thực hiện các chính sách khách hàng linh hoạt đối với từng nhóm khách
hàng tạo sự đồng nhất trong quan hệ ứng xử với khách hàng. Tập trung phát
triển mạnh các khách hàng là doanh nghiệp ngoài quốc doanh (98% khách
hàng hiện hữu tại BIDV Vĩnh Phúc là DN ngoài quốc doanh), khách hàng là

1


DN vừa và nhỏ. Điều này phù hợp với xu thế chung hiện nay của nền kinh tế
và đặc thù của tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đưa ra gói sản phảm tiền gửi lãi suất linh hoạt, tiền gửi bậc thang lãi
suất hấp đẫn đi kèm cung cấp “Bảo hiểm con người kết hợp” của BIDV với
chi phí rẻ để thu hút khách hàng là các hộ gia đình các nhân để tăng huy động
nguồn nhàn rỗi có tính chất ổn định. Đây là sản phẩm mà các đối thủ khác
không có. Thực tế việc này đã làm giúp BIDV chiếm 33% thị phần huy động
vốn dân cư trên địa bàn tỉnh.
* Đi trước đối thủ: Cung cấp các sản phẩm trước khi đối thủ đưa ra được
sản phẩm tương tự. Ví dụ như: BIDV Vĩnh Phúc Nghiên cứu Quyết định
131/QĐ-TTg của Thủ tưởng Chính và thông tư 02/TT-NHNN về cấp bù lãi
suất để mạnh dạn áp dụng trong thực tế ngay khi văn bản có hiệu lực, đi
trước các đối thủ khác khi họ còn đang bỡ ngỡ, chưa dám áp, từ đó tranh thủ
cơ hội đáp ứng sớm – nhanh chóng nhu cầu, mong muốn của khách hàng,
giúp khách hàng sớm tiếp cận được nguồn vốn rẻ. Từ đây cũng duy trì được
mối quan hệ bền vững giữa BIDV Vĩnh Phúc và khách hàng.

LỰA CHỌN ƯU TIÊN CẠNH TRANH:
Đứng trước viêc lựa chọn các mục tiêu cạnh tranh như: Cạnh tranh bằng
chi phí, cạnh tranh bằng chất lượng, cạnh tranh bằng tốc độ cung cấp, cạnh

tranh bằng sự đa dạng thì BIDV Vĩnh Phúc nên thực hiện kết hợp hài hoà các
bước đi để đạt được tất cả các mục tiêu này. Tuy nhiên trong ngắn hạn có
mục tiêu riêng.
Trước mắt trong lúc nền kinh tế đang suy thoái hiện nay, BIDV cần lựa
chọn mục tiêu cạnh tranh bằng chi phí làm trọng tâm kết hợp với sự đa dạng
và chất lượng phục vụ, như thế sẽ hấp dẫn với khách hàng mới và duy trì,
củng cố được mối quan hệ tốt hơn, bền vững hơn với các khách hàng hiện
hữu. Như đã nói ở trên BIDV đưa ra các gói sản phẩm kết hợp với tổng chi
phí nhỏ hơn rất nhiều so với sử dụng sản phẩm riêng lẻ. Ví dụ như khi khách
hàng vay thường xuyên được áp dụng mức phí chuyển tiền thấp, sản phẩm
1


được BIDV đầu tư khi khách hàng mua bảo hiểm sản phẩm này sẽ được
BIDV áp dụng mức phí bảo hiểm giảm 20% trên tổng phí phải trả,… Phần
thắng sẽ thuộc về những doanh nghiệp nào có năng lực quản lý chi phí tốt.
Ngân hàng là đơn vị kinh doanh đặc biệt, cho nên mục tiêu chất lượng
luôn được đặt lên hàng đầu. Hoạt động của các Ngân hàng ảnh hưởng to lớn
đến nền kinh tế quốc gia. Từ giữa năm 2008 đến nay chúng ta đã chứng kiến
những vụ việc kinh hoàng của các định chế tài chính như AIG, M,… gây ảnh
hưởng to lớn đến nền kinh tế không chỉ riêng nước Mỹ mà mức độ ảnh
hưởng còn lớn hơn nhiều.
Về dài hạn mục tiêu của các Ngân hàng nói chung va BIDV Vĩnh Phúc
nói riêng là chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi kèm với giảm chi phí bằng cách
áp dụng hệ thống sản xuất, cung cấp sản phẩm, dịch vụ JIT (Just In Time).
- Loại bỏ các hành động không cần thiết, loại bỏ hàng tồn trong quá trình
vận hành cung cấp sản phẩm dịch vụ, loại bỏ hàng tồn trong khâu vận
chuyển, nâng cao chất lượng và độ tin cậy.
Ví dụ như: BIDV Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch giải ngân – thu tiền hàng
ngày, hàng tuần, tháng đến từng phòng sau đó đưa ra lượng tồn quỹ cuối ngày

phù hợp. Số tiền không có kế hoạch dùng được nộp về Ngân hàng nhà nước
hàng ngày nhằm giảm tồn tiền mặt tại BIDV Vĩnh Phúc đồng thời giảm được
chi phí vay vốn qua đêm, từ đây cũng giảm được chi phí chung của Chi
nhánh rất nhiều.
- JIT cho thấy chỉ sản xuất những gì cần thiết, số lượng cần thiết vào thời
điểm cần thiết rút ngắn được thời gian sản xuất.
- Sử dụng hệ thống này giúp cho Ngân hàng đẩy nhanh được tiến độ cung
cấp sản phẩm, dịch vụ cũng như tiết kiệm chi phí về thời gian, tăng độ luân
chuyển của hàng tồn kho.

BÀI 2: Theo anh/chị trong quá trình triển khai chiến lược cạnh
tranh này tại doanh nghiệp/đơn vị, các rào cản nào có thể gặp phải?
1


BÀI LÀM
Bất kỳ tổ chức/doanh nghiệp nào nào, dù thành công đến đâu cũng luôn
luôn phải có ý thức cảnh giác gỡ bỏ những rào cản có thể xuất hiện ngăn trở
những kế hoạch kinh doanh, quyết định đầu tư của tổ chức/doanh nghiệp.
Nhận diện rào cản: Tất cả các nhà đầu tư có thể viết ra một list các rào
cản mà họ cần phải vượt qua để có thể đi đến thành công. Bước đầu tiên để
gỡ bỏ rào cản chính là việc chúng ta phải nhận diện các rào cản. Rất nhiều
người đã cố gắng để không vướng lại sai lầm như trước đây, thế nhưng trong
thực tế họ dường như lại lặp lại sai lầm y chang như thế. Lý do thường thấy
chính là việc họ đã không xác định rõ điều gì đã ngăn họ đến với thành công
trong đầu tư.
Vậy những rào cản đó là gì? Dưới đây là những rào cản thường thấy nhất
đối với BIDV Vĩnh Phúc trong quá trình triển khai kế hoạch cạnh tranh:
1. Rào cản xuất phát từ nội tổ chức/doanh nghiệp:
Các rào cản này xuất phát từ nguồn lực bên trong của doanh nghiệp, tập

trung chủ yếu ở phần nhân lực. Trong tổ chức, có khá nhiều vấn đề rắc rối
phát sinh từ hoạt động giao tiếp giữa con người với nhau. Thái độ giao tiếp
không đúng đã gây ra phần lớn các rắc rối. Kết quả của nó là sự mập mờ, khó
hiểu và có thể khiến một kế hoạch tốt gặp thất bại. Được chia ra thành các
loại sau:
a. Cảm xúc:
Cảm xúc được xem là một trong những rào cản phổ biến nhất, được xem

là nguyên nhân dễ tìm thấy nhất trong mọi thất bại doanh ngiệp. Lòng tham
và sự sợ hãi xuất hiện trong mỗi con người làm trong doanh nghiệp chính là
những thứ đã ngăn họ đi đến những quyết định đầu tư đúng đắn và sáng suốt.
Và kết quả là, họ thường đưa ra các quyết định sai lầm hoặc bị chi phối bởi
vật chất để đưa ra các quyết định sai lầm dẫn đến thua lỗ và mất tiền và như
thế đã ngăn doanh nghiệp đạt được mục tiêu giảm chi phí do phải trích dự

1


phòng rủi ro để khắc phục hậu qua do đưa ra quyết định đầu tư sai làm mất
vốn.
BIDV Vĩnh Phúc có thế mạnh về nguồn nhân lực trẻ, có tri thức, có khả
năng tiếp cận các ký năng hiện đại nhưng thiếu kinh nghiệm do đó cũng phải
đối mặt với vấn đề này để ngăn ngừa sự xuất hiện của nó trong BIDV Vĩnh
Phúc.
b. Thiếu hiểu biết:
Các cá nhân, thành viên trong doanh nghiệp đôi khi có qúa ít kiến thức đủ
để có thể giúp họ đưa ra một quyết định đầu tư thành công. Như vậy lai dẫn
đến hậu qua như đối với trường hợp bị cảm xúc chi phối.
c. Bỏ qua cái nhìn toàn cảnh:
Các hoạt động đầu tư bị chi phối bởi nhiều yếu tố: Kinh tế vĩ mô, hành

lang pháp lý, quy hoạnh chiến lược kinh tế vùng, khả năng tiêu thị của thị
trường… Có thể trong ngắn hạn các quyết định đầu là tốt nhưng trong dài
hạn lại không tốt do đó không phải là mục tiêu lâu dài mà các địa phương,
một quốc gia đưa ra. Không có cái nhìn toàn cảnh, đầu tư tràn lan theo trào
lưu dẫn đến vượt quá cầu của thị trường, doanh nghiệp gặp khó khăn, Ngân
hàng có khả năng không thu hồi được vốn, chất lượng tín dụng giảm, từ đó
làm tăng chi phí Ngân hàng.
Ví dụ như đầu tư vào ngành gạch Ceramic, kính xây dựng những năm
trước cho đến nay, do nhìn thấy lợi nhuận trước mắt mà không tính đến nhu
cầu của thị trường, đến nay khả năng cung cấp vượt quá tổng nhu cầu của thị
trường trong nước, thị trường nước ngoài giảm do suy thoái, doanh nghiệp
tồn kho nhiều, không bán được hàng, đóng cửa sản xuất, gặp khó khăn về tài
chính, khả năng trả nợ giảm và Ngân hàng lãnh trọn hậu quả bởi không thu
hồi được vốn đầu tư vào DN.
d. Thông tin bị ém nhẹm:
Một số người quan niệm rằng hễ thấy có thông tin hữu ích cho ai đó thì
cần chủ động gửi thông điệp đến họ. Nhưng điều này không phải áp dụng cho
1


tất cả! Nhiều người trong chúng ta thường nghĩ rằng những thông tin này
không chắc đã có giá trị với người khác, hoặc người khác cũng đã nhận thức
được về sự việc giống như ta, và thế là thông điệp không được gửi đi.
2. Các rào cản pháp lý:
Các chính sách pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của doanh
nghiệp.
Như năm 2008 Ngân hàng Nhà nước Việt Nam liên tục tăng lãi suất cơ
bản làm cho các Ngân hàng phải huy động – cho vay với lãi suất cao, đến
năm 2009 lại giảm lãi suất cơ bản trong khi các Ngân hàng chưa kịp điều
chỉnh nguồn vốn dẫn đến nguy cơ thua lỗ, phải tăng chi phí khác để bù lỗ.

Hay đợt phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc (17/3) không tái chiết
khấu của Ngân hàng Nhà nước làm gia tăng chi phí của các Ngân hàng
thương mại do bị đọng vốn.
3. Rào cản gia nhập:
Các rào cản này đến từ các đối thủ cạnh tranh, từ Ngân hàng cấp trên làm
giảm khách hàng đến với BIDV Vĩnh Phúc, khiến BIDV Vĩnh Phúc phải tiếp
cận với những yếu tố đầu vào (huy động vốn, mua ngoại tệ,…) với chi phí
cao hơn làm cho chi phí đầu ra cũng tăng theo. Ảnh hưởng đến mục tiêu của
BIDV Vĩnh Phúc.
Như hiện nay BIDV trung ương chỉ cho phép các Chi nhánh BIDV cho
vay trong địa bàn của mình mà không được cho vay ngoài địa bàn, làm cho
BIDV Vĩnh Phúc phải từ chối nhiều khách hàng rất tốt đến từ Hà Nội, Bắc
Ninh, phải bỏ qua các khoản thu nhập tốt mà đáng re BIDV Vĩnh PHúc có
thể làm được nếu không bị hạn chế bởi quy định của BIDV trung ương.
Gỡ bỏ các rào cản để đi đầu tư thành công là một quá trình lâu dài. Bằng
cách theo sát các kế hoạch đã được hoạch định sẵn, bạn có thể xác định và
lên chương trình để gỡ bỏ các rào cản.
4. Rào cản đến từ khách hàng:

1


Không phải lúc nào, khách hàng nào cũng hợp tác với Ngân hàng, nhiều
khi chính khách hàng gây nhiễu thông tin, gây khó khăn cho Ngân hàng trong
cung cấp sản phẩm dịch vụ, làm gia tăng chi phí của Ngân hàng.

1


BÀI 3: Khi thực hiện các hoạt động tác nghiệp hiện nay tại doanh

nghiệp, theo anh chị, doanh nghiệp hiện có những loại lãng phí nào trong
7 loại lãng phí được liệt kê theo mô hình LEAN? Loại bỏ những loại lãng
phí đó bằng cách nào?
BÀI LÀM
Phương pháp sản xuất Lean (Lean Manufacturing – Lean Production) là
một phương pháp sản xuất được xem là mang lại hiệu quả nhất hiện nay.
Phương thức sản xuất Lean cũng có nhiều tên gọi và cách nhìn nhận khác
nhau, chẳng hạn có thể còn được gọi là phương thức sản xuất Toyota (TPS),
phương thức Just In Time (JIT), phương thức sản xuất không dự trữ (Zero
Inventory). Mục tiêu của phương thức sản xuất Lean là hoàn toàn loại bỏ các
lãng phí xảy ra trong quá trình sản xuất từ đó cho phép cải thiện hệ thống sản
xuất tối ưu, tinh gọn (theo đúng nghĩa của từ Lean). Với phương pháp Lean,
doanh nghiệp sản xuất có thể giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng đầu ra, và
rút ngắn thời gian sản xuất.
Vận hành theo sản xuất Lean cần phải xem xét mục tiêu của Lean, cụ thể
hơn, các mục tiêu của phương pháp sản xuất Lean bao gồm:
1. Phế phẩm và sự lãng phí: Giảm phế phẩm và các lãng phí hữu hình
không cần thiết, bao gồm sử dụng vượt định mức nguyên vật liệu đầu vào,
phế phẩm có thể ngăn ngừa, chi phí liên quan đến tái chế phế phẩm, và các
tính năng trên sản phẩm vốn không được khách hàng yêu cầu;
2. Chu kỳ sản xuất: Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng
cách giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn, cũng như thời gian
chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách sản
phẩm;
3. Mức tồn kho: Giảm thiểu mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản
xuất, nhất là sản phẩm dở dang giữa các công đoạn. Mức tồn kho thấp hơn
đồng nghĩa với yêu cầu vốn lưu động ít hơn;

1



4. Năng suất lao động: Cải thiện năng suất lao động, bằng cách vừa
giảm thời gian nhàn rỗi của công nhân, đồng thời phải đảm bảo công nhân
đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm việc (không thực hiện những công
việc hay thao tác không cần thiết);
5. Tận dụng thiết bị và mặt bằng: Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất
hiệu quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu
suất sản xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng
máy;
6. Tính linh động: Có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau
một cách linh động hơn với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.
7. Sản lượng: Nếu có thể giảm chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động,
giảm thiểu ùn tắc và thời gian dừng máy, công ty có thể gia tăng sản lượng
một cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có.
Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc giảm giá thành sản xuất – ví dụ
như, việc sử dụng thiết bị và mặt bằng hiệu quả hơn dẫn đến chi phí khấu hao
trên đơn vị sản phẩm sẽ thấp hơn, sử dụng lao động hiệu quả hơn sẽ dẫn đến
chi phí nhân công cho mỗi đơn vị sản phẩm thấp hơn và mức phế phẩm thấp
hơn sẽ làm giảm giá vốn hàng bán.
Theo mô hình LEAN, hiện tại ở BIDV Vĩnh Phúc có các lãng Phí sau:
1. Lãng phí: Sử dụng văn phòng phẩm lãng phí, nhiều nhân viên khi
soạn thảo Hợp đồng, văn bản không soát xét kỹ đã in ra phải sửa đi, sửa lại
nhiều lần gây lãng phí văn phòng phẩm, lãng phí thời gian.
Để làm giảm lãng phí ở khâu này, yêu cầu đặt ra là mỗi nhân viên phải tự
là một người kiểm soát, tất cả các hợp đồng đều phải được đọc lãi kỹ càng
trước khi in và trình ký các cấp có thẩm quyền.
2. Mức tồn kho: Quá trình lập, xét duyệt hồ sơ ở từng khâu mất nhiều
thời gian, việc tồn hồ sơ chưa được phê duyệt để cấp tín dụng, bảo lãnh cho
khách hàng đọng nhiều ở khâu xét duyệt của lãnh đạo phòng. Từ đó nhân


1


viên cứ chờ lãnh đạo duyệt khoản cũ mà không giải quyết cho khách hàng
tiếp theo được.
Để giải quyết vấn đề này, Lãnh đạo chi nhánh thực hiện uỷ quyền theo
phân cấp để xử lý công việc nhanh chóng, tránh tình trạng một người quá
nhiều việc gây ùn tắc hồ sơ tại nút cổ chai
Để chấm dứt triệt để việc này, tránh lặp lại các lần sau chi nhánh nên kết
hợp sử dụng mô hình quản lý nội bộ, trình duyệt thông qua mạng LAN, mỗi
nhân viên và từng lãnh đạo các cấp được cấp user/pass word riêng. Nhân viên
khi trình hồ sơ sẽ chọn người lãnh đạo mà mình cần trình ký sau đó đẩy file
kèm theo đến để lãnh đạo duyệt. Khi hồ sơ được chấp nhận duyệt thì có
thông báo lại qua LAN cho nhân viên và như vậy tránh được tồn đọng.
3. Năng suất lao động: Có 1 số nhân viên ở bộ phận tổ chức hành chính
nhàn rỗi đến mức chơi Game trong giờ làm việc. Đây là những lái xe, và bảo
vệ. Hiện tại Ngân hàng đã thuê Công ty bảo vệ chuyên nghiệp nhưng số bảo
vệ cũ lại chưa được Ngân hàng xếp việ hợp lý, hàng ngày chỉ có 1 việc là đi
bảo vệ tiền điều chuyển đầu giờ sáng và cuối giờ chiều, còn lại thì rỗi.
Biện pháp giải quyết đơn giản nhất là chấm dứt hợp đồng với đội ngũ
nhân viên thừa. Tuy nhiên một doanh nghiệp nhà nước sa thải nhân viên là
điều khó khăn. Có thể giải quyết bằng cách khác là kết hợp công việc của bảo
vệ điều chuyển và nhân viên kho quỹ tại hội sở chính. Đầu giờ và cuối giờ
thực hiện điều chuyển, sau đó về hội sở thực hiện công việc của nhân viên
kiểm ngân, đóng bó tiền.

1




×