Tải bản đầy đủ (.pdf) (215 trang)

Luận văn tốt nghiệp : Quản lý quá trình đào tạo đại học vừa làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.48 MB, 215 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
***

VŨ DUY HIỀN

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC THEO
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Hà Nội, 2013


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
***

VŨ DUY HIỀN

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC THEO
TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62 14 05 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Đặng Xuân Hải


2. TS. Lê Viết Khuyến

Hà Nội, 2013
1


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả trong luận án là trung thực, chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận án

Vũ Duy Hiền

i


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu trường ĐH Giáo dục ĐH
Quốc gia Hà Nội, các thầy, cô giáo của nhà trường, GS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc
cùng các nhà khoa học đã giúp đỡ tôi tận tình trong suốt quá trình học tập, gợi ý
những ý tưởng, đóng góp những ý kiến quý báu, những nhận xét mang tính xây
dựng cho luận án ngay từ khi còn ở dạng đề cương.
Tôi cũng đặc biệt cảm ơn PGS.TS Đặng Xuân Hải và TS. Lê Viết Khuyến về
những hướng dẫn và những gợi ý sâu sắc.
Cuối cùng, xin chân thành cám ơn cơ quan, đồng nghiệp đã tạo điều kiện về
thời gian để tôi hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình./.
Tác giả luận án


Vũ Duy Hiền

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan ........................................................................................................

i

Lời cảm ơn ...........................................................................................................

ii

Mục lục ................................................................................................................

iii

Danh mục các ký hiệu viết tắt ..............................................................................

iv

Danh mục các bảng, các biểu đồ ..........................................................................

vii

Danh mục hình, các sơ đồ ....................................................................................

viii


MỞ ĐẦU .............................................................................................................

1

Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌ NH ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT
LƢỢNG ................................................................................................................... 8
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ................................................................................................ 8
1.1.1. Ở ngoài nƣớc............................................................................................................................ 8
1.1.2. Ở trong nƣớc............................................................................................................................ 10
1.2. Một số khái niệm cơ bản ......................................................................................................... 14
1.2.1. Đào tạo....................................................................................................................................... 14
1.2.2. Đào tạo tại chức, đào tạo vừa học vừa làm và đào tạo vừa làm vừa học

15

1.2.3. Quá trình đào tạo ................................................................................................................... 19
1.2.4. Quản lý quá trình đào tạo .................................................................................................... 24
1.3. Đào tạo đại học vừa làm vừa học........................................................................................... 25
1.3.1. Vị trí, vai trò của đào tạo ĐHVLVH trong hệ thống giáo dục quốc dân

25

1.3.2. Vị trí, vai trò của đào tạo ĐHVLVH trong giáo dục đại học ...................................... 32
1.4. Quản lý quá trình đào tạo đại học vừa làm vừa học......................................................... 43
1.4.1. Bản chất của quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH ..................................................... 43
1.4.2. Nội dung của quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH ...................................................... 43
1.5. Chất lƣợng và các tiếp cận quản lý chất lƣợng trong giáo dục đại học ....................... 52
1.5.1. Chất lƣợng trong giáo dục đại học ..................................................................................... 52

1.5.2. Các tiếp cận quản lý chất lƣợng trong giáo dục đại học............................................... 53

iii


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
1.6. Quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng

57

1.6.1. Nội dung quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL ...................... 61
1.6.2. Quy trình quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL ..................... 66
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 67
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC
VỪA LÀM VỪA HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG .......... 69
2.1. Khái quát tình hình phát triển đào tạo ĐHVLVH giai đoạn 2003-2012..................... 69
69
2.1.1. Vài nét về tình hình phát triển đào tạo ĐH tại .....................................................
chức
2.1.2. Tƣ̀ đào tạo ĐH ta ̣i chƣ́c đến đào tạo ĐHVLVH và xu thế phát triển của nó71
2.2. Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH ở một số cơ sở GDĐH

75

2.2.1. Tại trƣờng đại học Kinh tế quốc dân ................................................................................ 75
2.2.2. Tại trƣờng đại học Bách khoa Hà Nội .............................................................................. 76
2.3. Điều tra, khảo sát thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp
cận đảm bảo chất lƣợng .................................................................................................................. 78
2.3.1. Giới thiệu về điều tra, khảo sát thực trạng....................................................................... 78
2.3.2. Kết quả điều tra, khảo sát thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH

theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng ................................................................................................. 80
2.4. Kinh nghiệm quản lý quá trình đào tạo ĐH theo tiếp cận đảm bảo chất lƣợng
của GDĐH thế giới và khu vực .....................................................................................................116
2.4.1. Các chƣơng trình đào tạo ĐH tại trƣờng ........................................................................116
2.4.2. Các chƣơng trình đào tạo ĐH ngoài trƣờng ..................................................................117
2.4.3. Kinh nghiệm quản lý quá trình đào tạo ĐH theo tiếp cận ĐBCL của GDĐH
thế giới và khu vực ...........................................................................................................................119
2.4.4. Kinh nghiệm quản lý quá trình đào tạo theo tiếp cận ĐBCL các chƣơng
120
trình đào tạo ĐH ngoài trƣờng của GDĐH thế giới và khu
..........................................
vực
2.4.5. Kinh nghiệm quản lý quá trình đào tạo ĐH theo tiếp cận ĐBCL của GDĐH
thế giới và khu vực có thể tham khảo để vâ ̣n du ̣ng phù hợp vào quản lý quá trình
đào tạo ĐHVLVH ở Viêṭ Nam
......................................................................................................127
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 130

iv


Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG

132

3.1. Những nguyên tắc lựa chọn giải pháp quản lý...................................................................132
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính lý luận và tính kế thừa ..........................................................132
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ....................................................................................133
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống ....................................................................................134

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính cấp thiết và tính khả thi ........................................................134
3.2. Một số giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận đảm bảo
chất lƣợng............................................................................................................................................135
3.2.1. Giải pháp ĐBCL đầu vào .........................................................................
3.2.2. Giải pháp ĐBCL quá trình dạy - học .........................................................
3.2.3. Giải pháp ĐBCL đầu ra .............................................................................
3.3. Trưng cầu ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp
quản lý đề xuất .....................................................................................................

136
157
166
171

3.3.1. Tổ chức trƣng cầu ý kiến đánh giá ....................................................................................171
3.3.2. Kết quả trƣng cầu ý kiến ......................................................................................................172
3.3.3. Tổng hợp kết quả trƣng cầu ý kiến....................................................................................173
3.4. Thực nghiệm một biện pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp
cận đảm bảo chất lƣợng ..................................................................................................................178
3.4.1. Mục đích thực nghiệm ...............................................................................

178

3.4.2. Biện pháp quản lý được lựa chọn để thực nghiệm .....................................

178

3.4.3. Các lớp ĐHVLVH được lựa chọn cho thực nghiệm..................................

178


3.4.4. Triển khai thực nghiệm ..............................................................................

178

3.4.5. Kết quả thực nghiệm .................................................................................

181

TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ....................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ....................................................................
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .....................................................................................

182
183

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................
PHỤ LỤC ............................................................................................................

190
200

v

189


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CB

Cán bộ



Cao đẳng

CL

Chất lượng

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá-hiện đại hoá

CQ

Chính quy

ĐBCL

Đảm bảo chất lượng

ĐH

Đại học

ĐHCQ


Đại học chính quy

ĐHKCQ

Đại học không chính quy

GD

Giáo dục

GD&ĐT

Giáo dục và đào tạo

GDCQ

Giáo dục chính quy

GDĐH

Giáo dục đại học

GDĐHCQ

Giáo dục đại học chính quy

GDĐHKCQ

Giáo dục đại học không chính quy


GDKCQ

Giáo dục không chính quy

GV

Giáo viên

HV

Học viên

KCQ

Không chính quy

KH&CN

Khoa học và công nghệ

KĐCL, KSCL

Kiểm định chất lượng, kiểm soát chất lượng

KT-XH

Kinh tế-xã hội

SV


Sinh viên

TCCN

Trung cấp chuyên nghiệp

VLVH

Vừa làm vừa học

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Quy mô đào tạo tại chức giai đoạn 1990-1993 ......................................................... 70
Bảng 2.2: Quy mô đào tạo ĐHVLVH của một số cơ sở GDĐH giai đoạn 2003-2007......... 72
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về tuyển sinh đào tạo ĐHVLVH ........................ 84
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát 285 CB, GV về quy mô, đội ngũ CB, GV và cơ sở vật chất
phục vụ đào tạo .............................................................................................................................. 86
Bảng 2.5: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về thực hiện nội dung đào tạo ............................. 89
Bảng 2.6: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về tổ chức học phần, môn học ............................ 90
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát ý kiến 285 CB, GV về thực hiện quá trình đào tạo, thời gian
và kế hoạch đào tạo toàn khoá ..................................................................................................... 91
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát ý kiến 285 CB, GV về thực hiện nội dung, chương trình .......... 92
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về mục đích tham gia học ĐHVLVH ................ 93
Bảng 2.10: Kết quả khảo sát ý kiến 285 CB, GV về thực hiện nhiệm vụ học của HV .......... 95

Bảng 2.11: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về phương pháp và kỹ thuật dạy học của GV . 96
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về đảm bảo giờ dạy và tinh thần, thái độ làm
việc của GV.................................................................................................................................... 98
Bảng 2.13: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về công tác đánh giá kết quả học tập ............ 102
Bảng 2.14: Kết quả kháo sát 285 CB, GV về đánh giá kết quả học tập ............................... 103
Bảng 2.15: Kết quả khảo sát ý kiến 708 HV về đánh giá kết quả đầu ra............................... 105
Bảng 2.16: Kết quả khảo sát ý kiến 285 CB, GV về quản lý CL đào tạo.............................. 107
Bảng 2.17: Kết quả khảo sát ý kiến 285 CB, GV về công tác thanh, kiểm tra quá trình
đào tạo ĐHVLVH ....................................................................................................................... 112
Bảng 3.1: Tổng hợp ý kiến đánh giá về tính cấp thiết và tính khả thi của các giải pháp
ĐBCL: đầu vào, quá trình dạy - học và đầu ra ......................................................................... 173
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu ngành nghề đào tạo ĐHVLVH giai đoạn 2003-2007............................. 74
Biểu đồ 3.1: Tính cấp thiết của nhóm giải pháp ĐBCL đầu vào ........................................... 175
Biểu đồ 3.2: Tính khả khi của nhóm giải pháp ĐBCL đầu vào.............................................. 175
Biểu đồ 3.3: Tính cấp thiết của nhóm giải pháp ĐBCL quá trình dạy - học ......................... 176
Biểu đồ 3.4: Tính khả khi của nhóm giải pháp ĐBCL quá trình dạy - học ........................... 176
Biểu đồ 3.5: Tính cấp thiết của nhóm giải pháp ĐBCL đầu ra............................................... 177
Biểu đồ 3.6: Tính khả khi của nhóm giải pháp ĐBCL đầu ra ................................................ 177
Biểu đồ 3.7: Kết quả học tập bình quân Kỳ 1 (2011-2012) của lớp K5A và K5B ............... 181

vii


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
VLVH là phương thức đào tạo được khích lệ phát triển trong GDĐH nước ta vì
tạo cơ hội học tập cho người học, hướng tới xã hội học tập. Hàng vạn người đang
theo học ĐH theo phương thức này. Nhưng cũng chính phương thức đào tạo này

đang bị phê phán mạnh mẽ vì CL của nó quá thấp, nghĩa là một phương thức đang
gây ra các phản ứng trái chiều trong xã hội. Thực tế cho thấy, trong một thời gian
dài vừa qua, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đặc biệt do chỉ chú
trọng đến phát triển số lượng trong hoàn cảnh các điều kiện ĐBCL không tương
ứng với việc mở rộng quy mô, công tác quản lý quá trình đào tạo không được tiến
hành chặt chẽ, đầu vào thì dễ dãi, tuyển sinh chiếu lệ, nội dung đào tạo bị cắt xén
nhiều, còn đầu ra do cơ sở GDĐH tự quyết, các tiêu cực do yếu tố xã hội gây nên
nẩy sinh trong quá trình đào tạo không được ngăn chặn và xử lý kịp thời ... dẫn đến
CL đào tạo ĐHVLVH rất thấp đã gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Giới tuyển
dụng quay lưng với sản phẩm của hệ đào tạo này. Nếu thẳng thắn nhìn nhận, có thể
khẳng định đào tạo ĐHVLVH chưa đáp ứng yêu cầu của xã hội về nguồn nhân lực
có CL cho phát triển KT-XH đất nước trong giai đoạn CNH-HĐH đất nước.
Đánh giá CL đào tạo ĐH ở nước ta hiện nay, Chính phủ đã nhận định như sau:
"CL đào tạo ĐH có sự phân tầng rõ rệt giữa các hệ CQ và hệ KCQ ... CL đào tạo
SV tại chức, từ xa còn rất thấp, đây là điểm yếu nhất về CL đào tạo hiện nay ...".
Một trong những nguyên nhân khiến cho CL đào tạo ĐHVLVH còn thấp là do
những yếu kém trong quản lý, trong đó có quản lý CL: "Quy mô GDKCQ phát triển
nhanh chóng, nhưng công tác quản lý còn yếu và điều kiện ĐBCL còn rất thấp. Việc
quản lý lỏng lẻo đối với hệ liên kết đào tạo có cấp văn bằng đã dẫn tới tình trạng
"học giả, bằng thật". Đây là một khâu yếu nghiêm trọng của GDKCQ ở nước ta”.
Sẽ là chưa đầy đủ nếu như đào tạo ĐHVLVH chỉ dừng lại ở mức độ đáp ứng nhu
cầu học tập và lấy bằng của người học, chú trọng nhiều đến việc mở rộng quy mô, ít
quan tâm tới công tác quản lý quá trình đào tạo như đang làm hiện nay. Hệ luỵ tất
yếu là hiệu quả đào tạo thấp, người học không phát huy tác dụng sau tốt nghiệp, gây

1


lãng phí công sức, thời gian, tiền bạc của Nhà nước, địa phương và cá nhân người
học. Vì vậy, tìm kiếm giải pháp nâng cao CL trở thành một vấn đề cấp thiết của mỗi

cơ sở GDĐH có đào tạo ĐHVLVH nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Muốn nâng cao CL thực sự của đào tạo ĐHVLVH thì cần lựa chọn được tiếp
cận phù hợp cho quản lý quá trình đào tạo. Đã có nhiều ý kiến bàn về quản lý quá
trình đào tạo ĐHVLVH, theo các tiếp cận quản lý CL khác nhau. Đào tạo
ĐHVLVH hiện nay là sự kế thừa, phát triển của đào tạo ĐH tại chức trước đây. Quá
trình đào tạo ĐHVLVH đa phần được quản lý theo cách truyền thống, dựa trên tiếp
cận KSCL. Chính vì vậy, mà trong nhiều năm qua CL đã không những không tăng
mà còn sụt giảm. Trong xu thế quốc tế hoá và toàn cầu hoá hiện nay, quản lý quá
trình đào tạo ĐH theo tiếp cận ĐBCL là vấn đề đang được quan tâm và thúc đẩy
phát triển. Đó là lý do tác giả lựa chọn vấn đề: "Quản lý quá trình đào tạo đại học
vừa làm vừa học theo tiếp cận đảm bảo chất lượng" làm đề tài nghiên cứu, góp
phần hiện thực hóa chủ trương đổi mới GDĐH, nhất là đối với đào tạo ĐHVLVH.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, đề ra các giải pháp quản lý quá trình
đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL nhằm nâng cao CL và hiệu quả đào tạo
nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH đất nước và địa phương.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Quá trình đào tạo ĐHVLVH.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiế p câ ̣n ĐBCL.
4. Giới hạn nghiên cứu
- Nghiên cứu đào tạo trình độ ĐH theo phương thức VLVH, không nghiên
cứu đào tạo trình độ CĐ và phương thức từ xa.
- Trong cơ chế thị trường và trong bối cảnh cơ sở GDĐH có đào tạo
ĐHVLVH được tăng quyền tự chủ gắn liền với tự chịu trách nhiệm thì việc cơ sở
GDĐH triển khai một quy trình quản lý quá trình đào tạo nghiêm ngặt ở tất cả các

2



Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
khâu là hết sức quan trọng, chính vì vậy chú thể quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH được xác định cụ thể là cơ sở GDĐH có đào tạo ĐHVLVH.
- Tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL.
- Phạm vi khảo sát thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH được tiến
hành tại 4 cơ sở GDĐH đại diện có đào tạo ĐHVLVH ở phía Bắc (trường ĐH
Thương mại, trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội, trường ĐH Kinh tế quốc dân, trường
ĐH Bách khoa Hà Nội) và ở 5 cơ sở liên kết đào tạo đại diện thuộc khu vực đồng
bằng, trung du Bắc Bộ là các Trung tâm GD thường xuyên cấp tỉnh (Hải Dương,
Hải Phòng, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên) từ đầu năm 2009 đến cuối năm 2012.
5. Giả thuyết khoa học
Nếu tiến hành áp dụng đồng bộ và triệt để các giải pháp quản lý quá trình
đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL đã được nêu trong luận án, thực hiện một
quy trình quản lý quá trình đào tạo nghiêm ngặt ở tất cả các khâu thì hy vọng CL
thực sự của đào tạo ĐHVLVH sẽ từng bước được cải thiện và nâng cao.
6. Câu hỏi và nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Đặc trưng và yêu cầu của đào tạo ĐHVLVH ? Những điểm gì cần lưu ý ở
khía cạnh quản lý ?
- Những nội dung quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH là gì ?
- Các tiếp cận quản lý CL ? Vì sao lựa chọn tiếp cận ĐBCL cho quản lý quá
trình đào tạo ĐHVLVH ?
- Quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL là gì ? Những nội
dung và cách thức quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL về mặt
lý luận là gì ?
6.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH nói chung.

- Khái quát một cách hệ thống những vấn đề lý luận cốt lõi về quản lý quá

3


trình đào tạo ĐHVLVH theo tiế p câ ̣n ĐBCL.
- Điều tra, khảo sát thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp
cận ĐBCL của các cơ sở GDĐH nước ta.
- Nghiên cứu kinh nghiệm quản lý quá trình đào tạo theo tiếp cận ĐBCL của
GDĐH thế giới và khu vực.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận
ĐBCL.
7. Những luận điểm cần bảo vệ
- Đổi mới quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH nhằm nâng cao CL và hiệu
quả đào tạo nguồn nhân lực là một đòi hỏi khách quan và cấp thiết hiện nay.
- Lựa chọn tiếp cận ĐBCL cho quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH là phù
hợp với xu thế quản lý CL của GDĐH thế giới và khu vực, giúp khắc phục những
tồn tại và bất cập trong quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo cách truyền thống,
dựa trên tiếp cận KSCL.
- Các giải pháp quản lý quá trình đào tạo theo tiếp cận ĐBCL đề xuất trong
luận án được thiết kế phù hợp với thực tiễn triển khai quá trình đào tạo ĐHVLVH
trong cơ chế thị trường hy vọng sẽ giúp cải thiện và từng bước nâng cao CL.
8. Những đóng góp mới của luận án
Về mặt lý luận: áp dụng tiếp cận ĐBCL để đổi mới quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH nhằm nâng cao CL và hiệu quả đào tạo.
Về mặt thực tiễn: đề xuất được một số giải pháp quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH theo tiếp cận ĐBCL nhằm nâng cao CL. Kết quả nghiên cứu của luận án
cung cấp cho các nhà quản lý của các cơ sở GDĐH và cơ sở liên kết đào tạo tư liệu
tham khảo có giá trị để có thể vận dụng phù hợp cho quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nguồn nhân lực.

9. Phƣơng pháp tiếp cận, phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp tiếp cận
- Theo tiếp cận hệ thống: đào tạo ĐHVLVH từ lâu đã được tổ chức thành hệ
thống từ Trung ương đến địa phương thông qua liên kết đào tạo giữa cơ sở GDĐH

4


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
và cơ sở GD địa phương với nòng cốt là các Trung tâm GD thường xuyên cấp tỉnh.
Đào tạo ĐHVLVH có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có CL, sản phẩm đầu ra của
nó sẽ ra nhập thị trường lao động, cho nên, mục tiêu đào tạo đề ra phải sát với thực
tiễn, gắn với điều kiện, hoàn cảnh, đặc thù cụ thể và yêu cầu phát triển KT-XH đất
nước, địa phương. Ngoài ra, đào tạo ĐHVLVH là một bộ phận của GDĐH, là hệ
đào tạo dẫn đến cấp văn bằng của hệ thống GDĐH nên nó cũng phải tuân thủ đầy
đủ những nguyên tắc, quy định chung đối với GDĐH.
- Theo tiếp cận lịch sử: phân tích quá trình hình thành, phát triển đào tạo
ĐHVLVH qua các giai đoạn lịch sử, tìm ra những đặc thù, quy luật tồn tại, phát triển
của nó để từ đó tìm kiếm tiếp cận hợp lý cho quản lý quá trình đào tạo nhằm nâng cao
CL và hiệu quả đào tạo.
- Theo tiếp cận xã hội học tập và học tập suốt đời: học tập suốt đời và xã hội
học tập là hai đặc trưng mới của nền GD hiện đại trong thế kỷ XXI đang được tiến
hành ở nhiều nước trên thế giới {30}. Xã hội học tập là xã hội mà trong đó tất cả những
nhu cầu học tập của mọi người ở mọi lúc, mọi nơi đều được đáp ứng, dựa trên cơ sở
bốn trụ cột cơ bản của GD mà Jacques Delors, người đứng đầu Uỷ ban quốc tế về GD
thế kỷ XXI trình UNESCO đã đề cập đến trong Báo cáo "Học tập: một kho báu tiềm
ẩn" {36, tr.34}. Xã hội học tập khuyến khích mọi người học thường xuyên, liên tục,
học bất kỳ lúc nào khi thấy có nhu cầu nâng cao kiến thức. Đào tạo ĐHVLVH mở ra
cơ hội học tập cho mọi người dân, thực hiện phương châm học để biết, để làm, để tồn
tại và để cùng chung sống với nhau trong cộng đồng.

- Theo tiếp cận thị trường: muốn hiện thực hoá sự nghiệp CNH-HĐH đất
nước đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực đủ lớn về số lượng, trong đó nhân lực
trình độ ĐH đóng vai trò quan trọng để quản lý, điều hành hiệu quả nền sản xuất lớn
dựa trên nền tảng KH&CN. Trong bối cảnh đó, đòi hỏi đào tạo ĐHVLVH ngoài
việc cung ứng nguồn nhân lực đủ lớn về số lượng ở mọi cơ cấu ngành, nghề cần
thiết theo yêu cầu phát triển KT-XH đất nước, địa phương thì cần quan tâm đặc biệt
tới CL và hiệu quả đào tạo. Nếu sản phẩm đào tạo ra của nó có CL thì sản phẩm đó
sẽ được tiếp nhận, phát huy tác dụng tốt trong thị trường lao động, ngược lại nếu

5


sản phẩm đào tạo kém CL thì chắc chắn sẽ bị đào thải bởi trong thị trường lao động
của nền kinh tế thị trường tính cạnh tranh là rất cao.
- Theo tiếp cận ĐBCL: CL đào tạo là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ cơ
sở GDĐH nào trong cơ chế thị trường và xu thế hội nhập quốc tế. Cơ sở GDĐH nào
cũng muốn CL của mình được xã hội tin tưởng, sản phẩm đào tạo ra được giới
tuyển dụng chấp nhận, người sử dụng lao động tin dùng, tạo nên thương hiệu cho
nhà trường. Đối với đào tạo ĐHVLVH hiện nay, muốn nâng cao CL thì cần thiết
phải đưa tiếp cận ĐBCL áp dụng cho quản lý quá trình đào tạo.
9.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: đọc, phân tích, tổng hợp các tài liệu lý
luận, công trình nghiên cứu liên quan đến quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo
tiếp cận ĐBCL ở trong và ngoài nước nhằm khai thác những lý luận cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn và tổng kết kinh nghiệm: đúc kết kinh
nghiệm thực tiễn quản lý quá trình đào tạo ĐH tại chức của Liên Xô (cũ) và các
nước XHCN Đông Âu trước đây, kinh nghiệm thực tiễn quản lý quá trình đào tạo
ĐH người lớn của Trung Quốc, kinh nghiệm quản lý quá trình đào tạo theo tiếp cận
ĐBCL của GDĐH thế giới và khu vực và thực tiễn quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH của các cơ sở GDĐH nước ta.

- Phương pháp lấy ý kiến các chuyên gia: lựa chọn những chuyên gia có
năng lực, trình độ cao, kinh nghiệm về quản lý CL và quản lý quá trình đào tạo
ĐHVLVH để phỏng vấn trực tiếp nhằm khai thác các ý kiến đánh giá, nhận định
trung thực và những giải pháp tối ưu cho vấn đề này.
- Phương pháp điều tra viết: phỏng vấn gián tiếp CB quản lý, GV, HV thông
qua việc hỏi và trả lời trên giấy, cho phép điều tra, thăm dò ý kiến đồng loạt của
nhiều người thông qua phiếu hỏi, phiếu trưng cầu ý kiến, phiếu điều tra được thiết
kế chuẩn với một hệ thống câu hỏi được in sẵn trên giấy theo những nội dung xác
định. CB quản lý, GV, HV được hỏi sẽ trả lời bằng cách viết trong một thời gian
nhất định, đem lại những thông tin đầy đủ, chính xác về đối tượng nghiên cứu, giúp
cho việc tổng hợp thống kê, xử lý các thông tin thu nhập được dễ dàng, thuận lợi.

6


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
- Phương pháp thống kê toán học: phương pháp trung bình cộng, phương
pháp ước lượng để xử lý các số liệu và dữ liệu thu thập được, từ đó có cơ sở để rút
ra các đánh giá, nhận xét và kết luận.
10. Cấu trúc luận án
Ngoài các phần: mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục các công trình
khoa học của tác giả liên quan đến luận án, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung
của luận án được trình bày trong 03 Chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận
đảm bảo chất lượng.
Chương 2: Thực trạng quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận đảm
bảo chất lượng.
Chương 3: Các giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH theo tiếp cận
đảm bảo chất lượng.


7


CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO ĐẠI
HỌC VỪA LÀM VỪA HỌC THEO TIẾP CẬN ĐẢM BẢO CHẤT LƢỢNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Ở ngoài nước
Đào tạo ĐH cho người lớn đang đi làm, sau đây gọi chung là người lao động,
học tập không thoát ly sản xuất được các nước trên thế giới, trong khu vực tổ chức
đa dạng, mềm dẻo theo nhiều cách khác nhau, phù hợp với phong tục tập quán mỗi
nước, đồng thời quá trình đào tạo cũng được quản lý theo quy trình riêng phù hợp
với đặc thù của nó, cũng như điều kiện và hoàn cảnh cụ thể ở mỗi nước {46}.
1.1.1.1. Ở Liên Xô (cũ) và các nước XHCN Đông Âu trước đây
Đào tạo ĐH tại chức tồn tại, phát triển trong cơ chế quản lý tập trung bao cấp
(mô hình Nhà nước quản lý) theo kế hoạch Nhà nước, được hình thành trước tiên ở
Liên Xô (cũ) sau mở rộng ra ở các nước XHCN Đông Âu trước đây vào đầu những
năm 50, phát triển mạnh mẽ thành hệ thống trong các thập niên 60, 70 và 80 của thế
kỷ XX, nơi mà sự nghiệp công nghiệp hoá được tiến hành thông qua các quy hoạch
và kế hoạch hoá tập trung: "Sau Đại chiến thế giới II, nhằm đáp ứng nhu cầu kiến
thiết hoà bình và xây dựng nền đại sản xuất cơ giới hoá, tự động hoá, giải quyết
nguồn lực kỹ thuật cho công cuộc tập thể hoá, cơ giới hoá nông thôn với sức người
tại chỗ, các trường ĐH dành cho người lao động đã được mở ra như: trường ĐH
hàm thụ, trường ĐH nhân dân, trường ĐH công nhân, trường ĐH nông trường …
nhằm giúp người lao động có điều kiện học vào những ngày, giờ thích hợp, kể cả
công nhân đi làm ca kíp" {70, tr.43-47}. Là một bộ phận quan trọng cấu thành hệ
thống GDĐH, do Nhà nước đảm nhiệm, đào tạo ĐH tại chức cũng không nằm ngoài
mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có CL phục vụ kịp thời nền sản xuất hiện đại,
đồng thời giúp các cơ sở GDĐH truyền thống thời kỳ này khắc phục những hạn chế,
thiếu thốn về hạ tầng cơ sở. Đã có nhiều nghiên cứu về đào tạo ĐH tại chức nói
chung, ở khía cạnh quản lý quá trình đào tạo nói riêng của các tác giả Xô viết được

công bố: Trường ĐH ngày nay và vấn đề học tập liên tục của V.U. Kudơnnhetxôp
{77}; Đào tạo ĐH tại chức ở các nước XHCN Đông Âu của F.Januskêvich và

8


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
J.Timôvxki {27}; Công nghệ dạy học trong hệ thống học tập tại chức của
U.Angiêlôp {75}; Trường ĐH nhân dân ở Liên Xô của V.S.Actobôlepxki {76} ...
1.1.1.2. Ở Trung quốc
Hệ thống GDĐH Trung Quốc gồm GDĐHCQ và GDĐH người lớn với mục
tiêu đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa. GDĐH người lớn được
thành lập để giúp CB công chức, viên chức, công nhân ... có cơ hội tiếp cận GDĐH,
có 1.156 cơ sở GDĐH người lớn với tổng số 2.570.100 HV {23}. HV học ở hệ
thống GDĐH người lớn có thể lựa chọn phương thức học "bán thời gian" hoặc
"toàn thời gian" cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh mỗi người, nhưng sự lựa
chọn chủ yếu vẫn là phương thức "bán thời gian". Quy trình đào tạo rất mềm dẻo,
văn bằng được cấp dựa trên cơ sở hoàn thành đầy đủ các môn học theo quy định và
đạt kết quả mọi môn thi. Với những người tự học các chương trình đào tạo ĐH thì
Nhà nước tổ chức xác nhận, cấp văn bằng dựa vào quy trình đào tạo như trên {22,
tr.40-41}. Trong nghiên cứu "GD người lớn ở Trung Quốc: thực trạng, thành quả và
những thách thức - Adult education in China: present situation, achievement and
challenges" Giáo sư Xie Guodong (2003) - Tổng thư ký Hội GD người lớn Trung
Quốc (CAEA) cho rằng, trong hệ thống GD quốc dân Trung Quốc, GDĐH người
lớn đóng vai trò quan trọng như GD cơ bản, GD kỹ thuật, dạy nghề và GDĐHCQ.
Nghị định về cải cách GDĐH người lớn (01/1993) của Trung Quốc chỉ rõ: ''Mọi lực
lượng xã hội cần được huy động để giúp đỡ, thúc đẩy phát triển GDĐH người lớn ở
các cấp độ khác nhau và trong tương lai cần tăng cường, củng cố, mở rộng các cơ
hội, các kênh cho mọi công dân được hưởng thụ GDĐH" {116}. Quá trình đào tạo
ĐH người lớn được quản lý như quá trình đào tạo ĐHCQ.

Kristy Kelly (2000) trong nghiên cứu: "Hệ thống GDĐH ở Việt Nam - The
higher education system in Vietnam" đánh giá đào tạo ĐH tại chức ở Việt Nam là
mô hình đào tạo nhân lực hay, rất phù hợp với thực tiễn của thời kỳ phát triển nền
kinh tế tập trung bao cấp. HV đa phần là CB công chức đến từ các cơ quan, đơn vị
Nhà nước, được tài trợ kinh phí đào tạo, vừa làm việc, vừa học "bán thời gian" một
khoá học rút gọn. Các khoá học được tổ chức linh hoạt, tập trung vào kinh nghiệm

9


thực tiễn hơn là lý thuyết hàm lâm. HV hoàn thành khoá học được cấp văn bằng
trên văn bằng có ghi phương thức học "tại chức". Quy trình tuyển chọn và cử CB đi
học được thực hiện rất nghiêm túc và chặt chẽ {93}.
Khái quát lại, trong các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về đào tạo ĐH
tại chức ở Liên Xô (cũ) và đào tạo ĐH người lớn ở Trung Quốc trong cơ chế quản
lý tập trung bao cấp nêu trên dễ dàng nhận thấy vấn đề CL và quản lý CL hầu như ít
được đặt ra, bởi nhân vật then chốt của quá trình đào tạo là người học vốn đã được
xem là thuộc hàng ưu tú, được lựa chọn cẩn trọng ngay từ đầu vào với tỷ lệ sàng lọc
khá nghiêm túc. Quan niệm CL đồng nghĩa với việc tuyển chọn khắt khe. Quản lý
CL đồng nghĩa với việc KSCL chặt chẽ thông qua các kỳ thi: tuyển sinh đầu vào, thi
tốt nghiệp. Quá trình đào tạo được quản lý chủ yếu theo tiếp cận KSCL, tiếp cận
ĐBCL hầu như rất it được đề cập đến.
1.1.2. Ở trong nước
Đào tạo ĐH tại chức trước đây và nay được gọi là đào tạo ĐHVLVH hình
thành khá sớm ở nước ta và trải qua một thời gian dài phát triển, được nhiều tác giả
trong nước nghiên cứu đến ở những khía cạnh khác nhau như: vị trí, vai trò, tầm
quan trọng của nó trong hệ thống GDĐH, mối quan hệ của nó với đào tạo ĐHCQ,
các phương thức tổ chức dạy - học, các biện pháp mở rộng quy mô, những đóng
góp tích cực của nó đối với phát triển KT-XH, những hạn chế trong công tác liên
kết đào tạo ... Tuy nhiên, cho đến nay hầu như có rất ít công trình nghiên cứu một

cách hệ thống khía cạnh quản lý quá trình đào tạo của nó. Nhưng nếu coi đào tạo
ĐHVLVH là một bộ phận của đào tạo ĐHKCQ thì cũng có thể tìm thấy khá nhiều
công trình, nghiên cứu liên quan cấp Bộ và cấp Nhà nước ngay từ những năm đầu
thập kỷ 80 thế kỷ XX được đề cập đến dưới đây:
Trong Đề tài (6/1988) "Những kiến nghị về hệ KCQ trong GDĐH" {62, tr.2}
tác giả Phan Hữu Tiết tiếp cận hệ thống GDĐH theo con đường phân tích hệ thống
và tư duy điều khiển học, xem GDĐH là một hệ thống "điều khiển" được. Do vậy,
hệ KCQ trong GDĐH dù có lớn về số lượng, có đầy đủ các yếu tố ĐBCL và có một
vị trí quan trọng như thế nào đi chăng nữa thì nó cũng chỉ đóng vai trò là một bộ

10


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
điều chỉnh của hệ thống GDĐH. Việc điều chỉnh như thế nào phụ thuộc vào tình
hình phát triển KT-XH của từng giai đoạn cụ thể. Đề tài còn phân tích, so sánh sự
khác biệt cơ bản giữa hệ CQ và hệ KCQ, đề cập đến công tác quản lý quá trình đào
tạo hệ KCQ, đưa ra một số kiến nghị giúp các cơ sở GDĐH mở rộng hệ KCQ.
Trong Đề tài 52 VNN 02-05 (12/1998) "Hệ KCQ trong GDĐH, TCCN và
dạy nghề" {63} của các tác giả Phan Hữu Tiết, Phạm Duy Bình, Lê Dũng, Nguyễn
Như Kim, Nguyễn Nhật Quang, Lê Ngọc Toản có ba nghiên cứu đáng quan tâm: (1)
Phan Hữu Tiết trong nghiên cứu "Hệ KCQ trong hệ thống GDĐH, TCCN và dạy
nghề" đề cập đến tình hình phát triển đào tạo ĐHKCQ trên thế giới và ở Việt Nam,
một số kinh nghiệm quản lý đào tạo ĐHKCQ ở các khía cạnh: mục đích, đặc thù
của đối tượng học, quá trình đào tạo, hiệu quả đào tạo, kinh phí đào tạo, các phương
pháp truyền thụ và tính chất tiếp thu kiến thức, mối quan hệ giữa việc "bố trí thời
gian" với việc "tiếp thu kiến thức", đánh giá kết quả học tập của HV, những loại
hình trường, lớp đào tạo ĐHKCQ có khả năng và triển vọng phát triển, những kiến
nghị đối với hệ KCQ về thời gian học, phương thức học, kiểm tra và đánh giá,
nguyên tắc chuyển đổi giữa hệ CQ và hệ KCQ trong GDĐH {63, tr.3}; (2) Phạm

Duy Bình trong nghiên cứu "Lịch sử phát triển đào tạo ĐH tại chức" phân tích tầm
quan trọng của đào tạo ĐH tại chức, tổng quan về sự hình thành, phát triển đào tạo
ĐH tại chức thế giới và ở Việt Nam, những thành tích, hạn chế và tồn tại trong quản
lý quá trình đào tạo ĐH tại chức ngoài trường của một số cơ sở GDĐH nước ta trong
giai đoạn 1959-1988 {63, tr.140}; (3) Nguyễn Nhật Quang trong nghiên cứu "Phát
triển đào tạo ĐH tại chức và xây dựng hệ ĐH mở rộng trong GDĐH" phân tích, so
sánh những đặc trưng cơ bản của đào tạo ĐH tại chức với đào tạo ĐHCQ, những hình
thức biến tướng của đào tạo ĐH tại chức, phương hướng củng cố, phát triển các tổ
chức chuyên trách (Khoa, Ban tại chức ở các cơ sở GDĐH và các Trung tâm tại chức
địa phương), xây dựng quy chế chi tiết hướng dẫn hoạt động, phân cấp quản lý cho các
tổ chức nêu trên nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo {63, tr.182}.
Nhóm tác giả Đặng Bá Lãm, Phan Hữu Tiết, Nguyễn Việt Hùng trong Đề tài
Số 52 VNN-02-02 (6/1990) "Cơ cấu các loại hình GDĐH trong hệ thống GD quốc

11


dân" sử dụng phương pháp tiếp cận hệ thống theo tư duy điều khiển học phân tích
đặc điểm GDĐH nước ta và thế giới, phân chia các loại hình GDĐH dựa trên những
tiền đề của mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH để xây dựng một quan niệm tổng
quát phát triển GDĐH và kiến nghị một cơ cấu các loại hình GDĐH hợp lý vừa phát
triển được ngành khoa học mũi nhọn, đào tạo một lực lượng nhân lực kỹ thuật dồi
dào, vừa nâng cao dân trí. Đào tạo ĐH tại chức được phân chia thành hai loại: (1)
Loại xen kẽ đúng đối tượng, HV được tài trợ kinh phí đào tạo; (2) Loại xen kẽ
không đúng đối tượng, HV đóng góp kinh phí đào tạo và do năng lực đầu vào hạn
chế nên thời gian đào tạo cần kéo dài hơn {39}.
Nếu coi đào tạo ĐHVLVH là phương thức đào tạo dẫn đến cấp văn bằng
trong hệ thống GD thường xuyên, thì cũng có thể tìm thấy những vấn đề liên quan
đến trong các nghiên cứu về GD thường xuyên dưới đây:
Nhóm tác giả Nguyễn Tiến Đạt, Nguyễn Hùng Sinh, Nguyễn Như Kim,

Hoàng Minh Luật, Lê Văn Tiến, Nguyễn Văn Vinh, Trương Đình Sồ, Hoàng Minh
Quang, Nguyễn Hồng Đàm (5/1994) trong Đề án I-93-25 "Xây dựng hệ thống GD
thường xuyên" {83} cho rằng, đào tạo ĐHVLVH là đào tạo không tập trung (phân
loại theo phương thức học), dành cho người lớn đang hoạt động nghề nghiệp (phân
loại theo đối tượng học), thực hiện ở trình độ TCCN, CĐ, ĐH (phân loại theo trình
độ đào tạo) và dẫn tới cấp văn bằng của hệ thống GD quốc dân (phân loại theo văn
bằng). Trong Đề án này có một số nghiên cứu đáng quan tâm sau: (1) Hoàng Minh
Luật trong Báo cáo tổng kết "Đào tạo, bồi dưỡng tại chức" đề cập đến quá trình phát
triển đào tạo ĐH tại chức ở giai đoạn 1960-1993, những mặt tồn tại, yếu kém của
nó; trong nghiên cứu "Góp ý một số ý kiến về vấn đề: học ở hệ thống GD thường
xuyên, khi đạt đầy đủ những yêu cầu về một văn bằng hoặc chứng chỉ của hệ CQ thì
người học được cấp văn bằng, chứng chỉ" nêu ra nhu cầu tất yếu khách quan của
việc phát triển quy mô, nâng cao CL hệ thống GD thường xuyên, đề xuất một số
biện pháp tổ chức hệ thống, phân cấp quản lý, chỉ đạo, tổ chức nhân sự và đào tạo,
học liệu và phương tiện dạy học, đầu tư kinh phí và xây dựng cơ sở hạ tầng ... nhằm
nâng cao CL toàn hệ thống, tiến dần tới mục tiêu đạt chuẩn CL và cấp chung một

12


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
loại văn bằng với hệ CQ; (2) Nguyễn Tiến Đạt trong nghiên cứu "Về đào tạo ĐH
theo phương thức không tập trung" đưa ra cách tổ chức kiểm tra, đánh giá đào tạo
ĐH tại chức đạt CL của đào tạo ĐHCQ, mối quan hệ giữa đào tạo ĐH tại chức với
đào tạo ĐH từ xa; (3) Nguyễn Đình Sồ với nghiên cứu "Thống kê, phân tích, đánh
giá và kiến nghị loại hình đào tạo ĐH tại chức của trường ĐH Kinh tế quốc dân";
Nguyễn Văn Vinh, Lê Văn Tiến với nghiên cứu "Quá trình tiến hành và kết quả đào
tạo ĐH tại chức trong thời gian qua tại trường ĐH Bách khoa Hà Nội". Tác giả
Nguyễn Công Giáp (1996) nhận định: "Đào tạo tại chức ở trình độ ĐH có xu hướng
phát triển về số lượng tại trường cũng như ở địa phương, trong khi đó đào tạo tại

chức ở trình độ TCCN có xu hướng giảm dần về số lượng đồng thời với sự phân
hoá mục tiêu đào tạo TCCN" {28}. Tác giả Lê Vinh Danh (2004) trong nghiên cứu
"Nên xoá lằn danh chính quy - không chính quy" xem xét đào tạo ĐHVLVH dưới
hai quan điểm trái chiều nhau: (1) Được triển khai theo công nghệ hay phương thức
mặt giáp mặt nên mọi thứ (trong đó có quản lý quá trình đào tạo) phải được thực
hiện hoàn toàn giống như đào tạo ĐHCQ; (2) Là một bộ phận của đào tạo ĐHKCQ
nên đào tạo ĐHVLVH phải khác biệt hoàn toàn với đào tạo ĐHCQ, có thể coi đây
là hệ đào tạo ĐH ngoài giờ {21}.
Ngoài những công trình, nghiên cứu, sách, tài liệu về đào tạo ĐHKCQ nói
chung, về đào tạo ĐHVLVH và quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH nói riêng như
đã trình bày ở phần trên, trong những năm gần đây đã có khá nhiều hội nghị, hội
thảo về vấn đề này được tổ chức, trong đó đặc biệt có một số hội thảo được đánh giá
cao về mặt khoa học như: (1) Hội nghị tổng kết công tác đào tạo KCQ giai đoạn
2003-2007 do Bộ GD&ĐT tổ chức tại Hà Nội (2/2008) đã đánh giá một cách toàn
diện công tác đào tạo KCQ, thực trạng liên kết đào tạo, những tồn tại, bất cập, các
giải pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH cần nhanh chóng áp dụng nhằm
không ngừng cải thiện và nâng cao CL {12}; (2) Hội nghị liên kết đào tạo nguồn
nhân lực cho hệ thống GD quốc dân và xã hội của trường ĐH sư phạm Hà Nội
(25/9/2007) khẳng định phát triển đào tạo ĐHVLVH là một trong những mũi nhọn
trong tiến trình phát triển của nhà trường, đồng thời nêu bật những thành tựu trong

13


đào tạo ĐHVLVH của nhà trường ở các khía cạnh: quy mô, địa bàn đào tạo, CL dạy
- học, vai trò, tầm quan trọng của đội ngũ GV, các nhà khoa học, GV có trình độ
cao, giàu kinh nghiệm trong xậy dựng, thiết kế chương trình, biên soạn học liệu
nhằm cung cấp cho HV nguồn tri thức phong phú, cập nhật; (3) Hội thảo "Nói
không với đào tạo không đạt chuẩn CL, không đáp ứng yêu cầu xã hội" do các
Trung tâm GD thường xuyên cấp tỉnh tổ chức tại Cần Thơ (3/2008) và Hội thảo

thường niên về đào tạo ĐHVLVH của trường ĐH Kinh tế quốc dân (từ 2006 đến
2011) với các tham luận đến từ các cơ sở liên kết đào tạo và nhiều báo cáo khoa học
của các CB quản lý trực tiếp (Đặng Thị Loan, Mai Ngọc Cường, Nguyễn Thế Hệ ...)
cũng đã đề ra nhiều biện pháp quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH nhằm đạt được
mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có CL đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH.
Tóm lại, các nghiên cứu của các tác giả trong nước nêu trên đều có chung
quan điểm là quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH mới chỉ dừng lại ở tiếp cận
KSCL, tập trung vào tăng cường thanh, kiểm tra đầu vào. CL đầu ra được kiểm soát
thông qua hoạt động thi cử, công nhận tốt nghiệp và cấp phát văn bằng theo những
quy định, quy chế được áp đặt từ cơ quan quản lý cấp trên. Việc KSCL được thực
hiện thông qua hệ thống thanh, kiểm tra nhằm giám sát những hoạt động cốt lõi.
Tuy nhiên, tác động và hiệu quả của hệ thống thanh, kiểm tra không cao, vì chỉ
quan tâm đến phát hiện và xử phạt những hoạt động cố tình làm sai lệch những quy
định và tiêu chuẩn CL sẵn có, mà không đặt ra mục tiêu tìm hiểu để cải tiến liên tục
và toàn diện CL nhằm đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu thay đổi của cuộc
sống. Các công trình nghiên cứu nêu trên cũng chưa đề cập đến việc áp dụng tiếp
cận ĐBCL cho quản lý quá trình đào tạo ĐHVLVH nhằm nâng cao CL.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Đào tạo
Đào tạo là tiến trình bao gồm những phương pháp được sử dụng tác động lên
quá trình học tập nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng thực hành (Cenzo &
Robbins). Polat cho rằng: đào tạo được hiểu là "hoạt động cùng nhau có hướng đích
của người dạy và người học mà trong đó thực hiện sự phát triển nhân cách, trình độ

14


Ket-noi.com kho tai lieu mien phi
học vấn và mức độ GD của nhân cách" {80, tr.22}. Theo Nguyễn Minh Đường: đào
tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển hệ

thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ ... để hoàn thiện nhân cách cho mọi cá
nhân, tạo tiền đề cho họ có thể vào đời hành nghề một cách có năng suất và hiệu
quả {40}. Theo Đào Quang Ngoạn: đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có
tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và
thái độ, nhân cách ... trong lý thuyết và thực tiễn, tạo ra năng lực cho mỗi cá nhân
để thực hiện thành công một hoạt động chuyên môn nhất định. Quá trình này được
thực hiện chủ yếu trong hệ thống các nhà trường chuyên nghiệp (TCCN, dạy nghề)
và hệ thống các trường ĐH, CĐ với những chương trình, mục tiêu, nội dung,
phương pháp, quy trình đào tạo cụ thể nhằm giúp người học đạt được trình độ đào
tạo nhất định về một lĩnh vực chuyên môn để có thể lập nghiệp. Khi nói đến đào tạo
là nói đến lĩnh vực cung ứng nguồn nhân lực cho các hoạt động KT-XH {46}.
Đào tạo trình độ ĐH: là đào tạo đội ngũ lao động trí thức trình độ cao, là quá
trình tổ chức để cho nhân dân, nhất là thanh niên tiếp cận với nền văn hoá, KH&CN
tiên tiến, hiện đại, đạo đức và văn minh nhất trong đời sống xã hội; là đào tạo ra
những con người có khả năng nhận thức cao, có trình độ KH&CN, nhạy bén với sự
đổi mới, sáng tạo, có đầu óc phê phán và biết tổ chức điều hành công việc. Yêu cầu
cơ bản về năng lực của người tốt nghiệp ĐH: (1) Năng lực nhận thức cao về lý luận
và thực tiễn. Trong nhận thức thực tiễn phải đánh giá được thực tiễn và giải quyết
các vấn đề thực tiễn đề ra thuộc phạm vi công tác; (2) Năng lực hành động phải mau
lẹ, sáng tạo. Biểu hiện: độc lập công tác; thích ứng mau lẹ và kịp thời trước những
biến động phức tạp và nhạy cảm với cái mới; biết phân tích, có đầu óc phê phán và
dự toán; biết tổ chức làm việc tập thể; biết giao tiếp, quản lý và điều hành; biết
thuyết phục người khác; biết tự học vươn lên để phát triển tiềm lực {39, tr.6-20}.
1.2.2. Đào tạo tại chức, đào tạo vừa học vừa làm và đào tạo vừa làm vừa học
1.2.2.1. Đào tạo tại chức
a) Quan niệm của thế giới
Nhiều nước trên thế giới quan niệm đào tạo tại chức là đào tạo dành cho

15



những người đang hoạt động nghề nghiệp giúp nâng cao kỹ năng, trình độ liên quan
đến nghề nghiệp của họ và được triển khai ngoài giờ làm việc {83, tr.19}. Đào tạo
tại chức là dành cho người lao động, giúp họ phát triển các kỹ năng trong một nghề
nghiệp xác định, diễn ra sau khi một cá nhân bắt đầu chịu trách nhiệm về công việc
và được tiến hành vào thời gian nghỉ trong kế hoạch làm việc của mỗi cá nhân.
Thuận lợi: hấp dẫn, lôi cuốn người học nếu học theo đúng ngành nghề đào tạo. Khó
khăn: do người học đã chịu trách nhiệm hoàn toàn về một nhiệm vụ được giao nên
dễ bị phân tán, sao nhãng hoạt động học {90}.
b) Quan niệm của Việt Nam
Tại chức là thuật ngữ chỉ phương thức học phù hợp với đối tượng người lớn
đang đi làm, cụ thể hơn là người lao động, vừa học tập, vừa làm việc, không phải xa
dời nhiệm sở, gia đình trong suốt một quãng thời gian dài. Đây là một phương thức
học hay, cần thiết cho người lao động, bởi lẽ phương thức học tập trung chỉ phù hợp
với thanh niên trong độ tuổi nhà trường. Theo Nguyễn Cảnh Toàn, tại chức là để
chỉ việc học của những người "đương chức". Họ phải vừa làm việc vừa học tập, vì
vậy phương thức học của họ phải là "từ xa" hoặc "tập trung" ngoài giờ (học ban
đêm, học vào một số ngày nhất định trong tuần, trong tháng) {64}.
Đào tạo tại chức là đào tạo dành cho người lao động, vừa làm việc vừa học
tập, không thoát ly sản xuất (Phạm Duy Bình). Theo Nguyễn Nhật Quang, đào tạo
tại chức có hai đặc điểm cơ bản: (1) Người học xuất phát từ một cơ sở sản xuất
hoặc một đơn vị công tác, đã có một vị trí làm việc với một nghề nghiệp xác định
(tương đối), sau khi học xong lại quay trở về cơ sở sản xuất, đơn vị công tác cũ; (2)
Quá trình học tập và quá trình làm việc xen kẽ nhau. Nguyên tắc quan trọng là học
tập và làm việc phải phù hợp với nhau. Đây là một mô hình khép kín, có sự ăn khớp
giữa đào tạo và sử dụng {63}. Đào tạo tại chức là đào tạo dành cho những người
đang hoạt động nghề nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn và nhằm đạt được
một văn bằng, gắn liền với đào tạo nghề nghiệp theo nghĩa rộng, nghĩa là từ dạy
nghề, TCCN đến CĐ và ĐH, trong đó có cả nâng cấp và chuyển ngành nghề mà
không nâng cấp, tuy nhiên chưa được hình thành rõ nét ở trình độ dạy nghề, thực


16


×