Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI ANH TUẤN

GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

HUẾ, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

BÙI ANH TUẤN

GIẢI PHÁP THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
VÀO TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 834 04 10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRẦN VĂN HÒA

HUẾ, 2018




LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực
và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan mọi sự giúp
đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

BÙI ANH TUẤN

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự
giúp đỡ tận tình và quý báu từ thầy hướng dẫn khoa học, cơ quan công tác, sở ban
ngành trong tỉnh Thừa Thiên Huế, doanh nghiệp, đồng nghiệp, bạn bè và người thân.
Nhân đây, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
PGS. TS. Trần Văn Hòa - người hướng dẫn khoa học - đã dành nhiều thời gian
quý báu để chỉ dẫn về đề tài và định hướng phương pháp nghiên cứu trong thời gian
tôi tiến hành thực hiện luận văn.
Các Sở, ban, ngành có liên quan tại tỉnh Thừa Thiên Huế, các đồng nghiệp và các
doanh nghiệp tham gia khảo sát đã tạo điều kiện về thời gian và giúp đỡ tôi trong việc
điều tra phỏng vấn.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, khuyến
khích tinh thần lẫn vật chất cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.
Xin gửi lời chúc sức khỏe và chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn


BÙI ANH TUẤN

ii


TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: Bùi Anh Tuấn.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế; Niên khóa: 2015-2018.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRẦN VĂN HÒA.
Tên đề tài: Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa
Thiên Huế.
1. Tính cấp thiết của đề tài
Doanh nghiệp FDI đóng góp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, tạo công ăn
việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác, tạo ra lan
tỏa về công nghệ… Thừa Thiên Huế là một trong 05 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng
điểm miền Trung, có nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng khả năng huy
động vốn đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế. Giai đoạn 2018 - 2020, tỉnh Thừa
Thiên Huế kế hoạch thu hút bình quân khoảng 500 triệu USD/năm đến 800 triệu
USD/năm nhằm tạo nguồn lực để thúc đẩy kinh tế, xã hội. Đây là một kế hoạch không
dễ dàng đạt được trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và sự cạnh
tranh trong việc thu hút FDI từ các tỉnh thành khác trên cả nước. Đứng trước tình hình
này, Thừa Thiên Huế cần phải đánh giá lại các tiềm năng, hoạt động, chính sách thu
hút FDI của tỉnh nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp.
2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp thu thập số
liệu (thứ cấp và sơ cấp), Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, Phương pháp phân
tích (thống kê mô tả, so sánh, chuỗi thời gian), Phương pháp chuyên gia (nhằm có góc
nhìn tổng quan hơn về vấn đề nghiên cứu và đề xuất giải pháp).
3. Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Thứ nhất, nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực

tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Làm rõ kinh nghiệm về thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài tại một số địa phương trong cả nước và bài học kinh nghiệm đối với
tỉnh Thừa Thiên Huế.
Thứ hai, nghiên cứu đã đánh giá và phân tích thực trạng thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2017. Nghiên cứu cũng đã
làm rõ đánh giá của các nhà đầu tư đối với các nội dung liên quan đến thu hút vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế. Nghiên cứu xác định được 07 nhân tố
tác động đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp tại tỉnh Thừa Thiên Huế, đó là: (1)
Thị trường tiềm năng, (2) Lợi thế chi phí, (3) Nguồn nhân lực, (4) Tài nguyên thiên
nhiên, (5) Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, (6) Cơ sở hạ tầng xã hội, (7) Những ưu đãi và hỗ trợ.
Từ đó rút ra được những thành tựu và hạn chế của công tác này.
Thứ ba, nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế. Cụ thể: (1) Đầu tư, nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực; (2) Phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên; (3) Nâng cao độ hấp dẫn
của thị trường; (4) Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi, tăng cường hỗ trợ doanh
nghiệp; (5) Nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng xã hội; (6) Gia tăng lợi thế về chi phí;
(7) Cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

iii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

ASEAN

: Association of South East Asia Nations
Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á

BOT


: Build - Operate - Transfer
Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao

BT

: Build - Transfer
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao

BTO

: Build - Transfer - Operate
Hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao-Kinh doanh

CSHT

: Cơ sở hạ tầng

ĐTNN

: Đầu tư nước ngoài

FDI

: Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

: Gross Domestic Products
Tổng sản phẩm quốc nội


GNP

: Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia

KCN

: Khu công nghiệp

MNE

: Multinational Enterprise
Công ty đa quốc gia

ODA

: Official Development Assistance
Viện trợ phát triển chính thức

PCI

: Provincial Competitive Index
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

R&D

: Research & Development
Nghiên cứu và Phát triển


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNCTAD

: United Nations Conference on Trade and Development
Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc

WTO

: World Trade Organization
Tổ chức Thương mại thế giới

iv


MỤC LỤC
Lời cam đoan ....................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm lược luận văn thạc sỹ khoa học kinh tế ................................................................. iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu.............................................................................iv
Danh mục các bảng...................................................................................................... viii
Danh mục các sơ đồ........................................................................................................ix
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài...............................................................................................1

2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................4
5. Cấu trúc của luận văn ..................................................................................................9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU............................................10
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI......................................................................................10
1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................10
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài ...............................................10
1.1.2. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài ..........................................................11
1.1.3. Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế .......................................13
1.1.4. Các yếu tố tác động đến việc đầu tư trực tiếp nước ngoài .................................15
1.1.5. Các công trình nghiên cứu có liên quan ..............................................................17
1.1.6. Mô hình nghiên cứu.............................................................................................24
1.2. Cơ sở thực tiễn........................................................................................................26
1.2.1. Kinh nghiệm về thu hút đầu tư nước ngoài tại một số địa phương ....................26
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Thừa Thiên Huế ..................................................29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ...............................................................................33

v


2.1. Thực trạng tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế
.......................................................................................................................................33
2.1.1. Đánh giá các tiềm năng của tỉnh Thừa Thiên Huế ..............................................33
2.1.2. Thực trạng tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa
Thiên Huế trong thời gian qua.......................................................................................52
2.1.3. Kết quả của công tác thu hút đầu tư nước ngoài .................................................55
2.2. Đánh giá các nhân tố tác động đến khả năng thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên

Huế thông qua kết quả khảo sát.....................................................................................60
2.2.1. Đặc điểm mẫu khảo sát........................................................................................60
2.2.2. Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha ..............................................61
2.2.3. Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................................................64
2.2.4. Phân tích tương quan ...........................................................................................67
2.2.5. Phân tích hồi quy tuyến tính bội..........................................................................69
2.2.6. Kết quả kiểm định One Sample T Test đối với các nhân tố ảnh hưởng đến quyết
định đầu tư .....................................................................................................................76
2.2.7. Đánh giá năng lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế
.......................................................................................................................................77
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP
NƯỚC NGOÀI CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ...................................................80
3.1. Mục tiêu và quan điểm về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa
Thiên Huế ......................................................................................................................80
3.1.1. Mục tiêu...............................................................................................................80
3.1.2. Quan điểm............................................................................................................80
3.2. Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh
Thừa Thiên Huế.............................................................................................................80
3.2.1. Đầu tư, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực......................................................80
3.2.2. Phát huy lợi thế tài nguyên thiên nhiên ...............................................................81
3.2.3. Nâng cao độ hấp dẫn của thị trường....................................................................82
3.2.4. Tổ chức triển khai các chính sách ưu đãi, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp .......83
3.2.5. Nâng cao chất lượng Cơ sở hạ tầng xã hội..........................................................84

vi


3.2.6. Gia tăng lợi thế về chi phí ...................................................................................87
3.2.7. Cải thiện và phát triển Cơ sở hạ tầng kỹ thuật ....................................................87
KẾT LUẬN ..................................................................................................................86

1. Kết luận......................................................................................................................89
2. Kiến nghị ...................................................................................................................89
2.1. Đối với Nhà nước, Chính phủ ................................................................................89
2.2. Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế .................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................95
PHỤ LỤC .....................................................................................................................96
QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1
NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2
BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN
XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1:

Các nhân tố trong nghiên cứu của Agnieszka Chidlow, Stephen Young
(2008).......................................................................................................18

Bảng 1.2:

Một số nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến FDI.............................20

Bảng 1.3:

Các nhân tố tác động đến thu hút vốn FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế ....25


Bảng 2.1:

Số dự án và quy mô vốn đăng ký các dự án FDI (2012 - 2017)..............53

Bảng 2.2:

Số dự án và vốn đăng ký FDI vào tỉnh Thừa Thiên Huế theo hình thức
đầu tư giai đoạn 2012 – 2017 ..................................................................54

Bảng 2.3:

Vốn FDI đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế theo đối tác
từ năm 2012 - 2017 ...................................................................................54

Bảng 2.4:

Vốn FDI đầu tư vào tỉnh Thừa Thiên Huế theo ngành nghề...................57

Bảng 2.5:

Đặc điểm mẫu khảo sát............................................................................61

Bảng 2.6:

Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo....................................................62

Bảng 2.7:

Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett's........................................................65


Bảng 2.8:

Kết quả phân tích EFA biến độc lập........................................................66

Bảng 2.9:

Hệ số KMO và Kiểm định Bartlett's đối với nhân tố phụ thuộc .............67

Bảng 2.10:

Ma trận hệ số tương quan ........................................................................68

Bảng 2.11:

Tóm tắt mô hình.......................................................................................69

Bảng 2.12:

Kiểm định về sự phù hợp của mô hình hồi quy.......................................71

Bảng 2.13:

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến .........................................................71

Bảng 2.14:

Kết quả phân tích hồi quy........................................................................74

Bảng 2.15:


Kết quả kiểm định One Sample T Test....................................................76

viii


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1:

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn địa phương để đầu tư của các
doanh nghiệp FDI ..................................................................................24

Sơ đồ 1.2:

Mô hình nghiên cứu..............................................................................26

Sơ đồ 2.1:

PCI năm 2017 giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Bắc Ninh, Quảng
Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Bình Dương và thành phố Đà Nẵng ....33

Sơ đồ 2.2:

So sánh kết quả 10 chỉ số thành phần PCI Thừa Thiên Huế của năm
2017 với 2016 ........................................................................................34

Sơ đồ 2.3:

Đồ thị phân tán phần dư chuẩn hóa .......................................................72


Sơ đồ 2.4:

Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa ..................................................73

ix


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Không thể phủ nhận những vai trò tích cực của khu vực có vốn đầu tư trực
tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment, viết tắt là FDI) đối với nền kinh tế của
các quốc gia. Doanh nghiệp FDI đóng góp một lượng vốn lớn cho nền kinh tế, tạo
công ăn việc làm trực tiếp cho người lao động và hàng triệu việc làm gián tiếp khác,
tạo ra lan tỏa về công nghệ, kỹ năng quản lý, khả năng tiếp cận thị trường, làm
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, góp phần nâng cao khả năng cạnh
tranh quốc gia và hội nhập kinh tế quốc tế.
Tại Việt Nam, khu vực FDI đã trở thành một bộ phận quan trọng và là động
lực thúc đẩy nền kinh tế. Trải qua gần 30 năm, kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài
được ra đời vào tháng 12 năm 1987, cả nước có hơn 26.500 dự án đầu tư còn hiệu
lực, với tổng vốn đăng ký 334 tỷ USD và tổng vốn thực hiện khoảng 185,62 tỷ USD,
chiếm 55,5% tổng vốn đăng ký còn hiệu lực. Các dự án này khi đi vào hoạt động đã
đóng góp lớn cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Có thể thấy rõ ở mấy điểm sau:
Trước hết, ĐTNN là nguồn lực quan trọng đóng góp lớn vào tổng vốn đầu tư
phát triển toàn xã hội và đã trở thành một động lực tăng trưởng quan trọng của nền
kinh tế. Tỷ trọng ĐTNN trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đã tăng dần, từ gần 15%
năm 2005 lên 23,7% năm 2017, riêng năm 2018 tỷ trọng này lên tới 30,8%.
Đóng góp của ĐTNN vào tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng cao, nếu giai
đoạn 1986 - 1996, khu vực ĐTNN chỉ đóng góp 15,04% thì giai đoạn 2010 - 2017 đã
đóng góp đến 27,7%. Khu vực ĐTNN cũng đã đóng góp đáng kể vào nguồn thu ngân
sách, với giá trị nộp ngân sách từ 1,8 tỷ USD (giai đoạn 1994 - 2000) lên 14,2 tỷ

USD (giai đoạn 2001 - 2000). Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách từ khu vực FDI
đạt 23,7 tỷ USD, chiếm 14% tổng thu ngân sách; năm 2017, khu vực FDI đã đóng
góp vào thu ngân sách gần 8 tỷ USD, chiếm 14,46% tổng thu ngân sách Nhà nước.
ĐTNN cũng đã góp phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Hiện nay, 58,2% vốn ĐTNN tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, tạo
ra trên 50% giá trị sản xuất công nghiệp, góp phần hình thành một số ngành công
nghiệp chủ lực của nền kinh tế, như viễn thông, dầu khí, điện tử, công nghệ thông

1


tin…, tạo nền tảng quan trọng cho tăng trưởng dài hạn, cũng như thúc đẩy quá trình
hiện đại hóa – công nghiệp hóa của đất nước.
Bên cạnh đó, ĐTNN đã góp phần phát triển nhiều ngành dịch vụ chất lượng
cao như tài chính – ngân hàng, bảo hiểm, kiểm toán, tư vấn luật, vận tải biển,
logistics, giáo dục – đào tạo, y tế, siêu thị, khách sạn, du lịch…; tạo ra phương thức
mới trong phân phối hàng hóa, tiêu dùng, góp phần kích thích hoạt động thương mại
nội địa; chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị hàng hóa nông sản xuất
khẩu, tạo ra một số phương thức sản xuất mới, góp phần cải thiện tập quán canh tác
và điều kiện hạ tầng yếu kém, lạc hậu ở một số địa phương.
ĐTNN cũng đã tác động đến thay đổi cơ cấu kinh tế và thúc đẩy nhanh quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở một số địa phương; góp phần chuyển đổi
không gian phát triển, hình thành các khu đô thị mới, các khu công nghiệp, khu chế
xuất, khu kinh tế, làm thay đổi bộ mặt đất nước; đóng góp quan trọng cho thúc đẩy
và mở rộng thị trường xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu mặt hàng xuất khẩu và từng
bước đưa Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. Khu vực ĐTNN cũng đã
thực hiện chuyển giao công nghệ ở một số ngành, lĩnh vực và có tác động lan tỏa
công nghệ nhất định tới khu vực doanh nghiệp trong nước; thúc đẩy phát triển công
nghiệp hỗ trợ…
Tuy nhiên, khu vực FDI vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần được lưu tâm. Thứ

nhất, các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào các hoạt động gia công, lắp ráp,
nguyên vật liệu chủ yếu nhập khẩu nên giá trị gia tăng chưa cao, điển hình là các hoạt
động may mặc, da giày, điện - điện tử, xe máy. Thứ hai, kỳ vọng chuyển giao công
nghệ, kỹ năng quản lý cho các doanh nghiệp trong nước từ khu vực FDI khó trở thành
hiện thực, khi các doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào các ngành sử dụng nhiều
lao động phổ thông có chi phí nhân công thấp, sử dụng các dây chuyền công nghệ
trung bình hoặc đã lạc hậu. Thứ ba, không ít các doanh nghiệp không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ các cam kết khi đăng ký kinh doanh về đầu tư trang thiết bị, xử
lý chất thải và bảo vệ môi trường theo pháp luật Việt Nam. Thứ tư, tình trạng doanh
nghiệp FDI báo lỗ, chuyển giá, trốn thuế và gian lận thương mại đang diễn ra ngày
càng phổ biến hơn.

2


Thừa Thiên Huế là một trong 05 tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm miền
Trung, có nhiều lợi thế tiềm năng để phát triển kinh tế, nhưng khả năng huy động vốn
đầu tư từ nội bộ nền kinh tế còn hạn chế. Tỉnh đã thực hiện nhiều hoạt động nhằm
kêu gọi vốn đầu tư trong và ngoài nước và đã đạt được một số kết quả khả quan. Giai
đoạn 2012 – 2017, toàn tỉnh Thừa Thiên Huế thu hút được 169 dự án đầu tư với tổng
vốn đăng ký là 31 ngàn tỷ đồng, trong đó, thu hút FDI được 48 dự án với tổng vốn
đăng ký đạt gần 19,150 ngàn tỷ đồng (tương đương 912,12 triệu USD).
Trong năm 2017, trên địa bàn tỉnh đã cấp mới Quyết định chủ trương đầu tư,
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 07 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng
vốn đầu tư đăng ký là 49,23 triệu USD tương đương 1.033 tỷ đồng. Hiện tại, có 23
quốc gia và vũng lãnh thổ đang có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh, đứng đầu là
Singapore với tổng vốn đầu tư là 875 triệu USD, theo sau là Seychelles với tổng
vốn đầu tư 368 triệu USD.
Giai đoạn 2018 – 2020, tỉnh Thừa Thiên Huế kế hoạch thu hút bình quân
khoảng 500 triệu USD/năm đến 800 triệu USD/năm nhằm tạo nguồn lực để thúc

đẩy kinh tế, xã hội. Đây là một kế hoạch không dễ dàng đạt được trong bối cảnh nền
kinh tế toàn cầu vẫn còn nhiều bất ổn và sự cạnh tranh trong việc thu hút FDI từ các
tỉnh thành khác trên cả nước.
Đứng trước tình hình này, Thừa Thiên Huế cần phải đánh giá lại các tiềm
năng, hoạt động, chính sách thu hút FDI, nhằm đưa ra những giải pháp thích hợp.
Với những lý do trên, tôi chọn đề tài với nội dung: “Giải pháp thu hút đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu luận văn kinh tế
của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa

bàn tỉnh Thừa Thiên Huế trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm
tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế
trong giai đoạn sắp đến.


Mục tiêu cụ thể

3


[1].

Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về đầu tư trực tiếp nước ngoài và thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;

[2].


Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Thừa Thiên Huế
giai đoạn 2012-2017.

[3].

Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu:
Những vấn đề liên quan đến công tác thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh
Thừa Thiên Huế.



Phạm vi nghiên cứu:

-

Phạm vi về không gian: trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

-

Phạm vi về thời gian: Nghiên cứu thực trạng công tác thu hút đầu tư trực tiếp

nước ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2017; nguồn số liệu sơ cấp được
thu thập từ tháng 04 đến tháng 06 năm 2018; đề xuất giải pháp nhằm tăng cường khả

năng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu


Dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan ban ngành ở trung ương và địa

phương, gồm:
-

Tài liệu về đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo tình hình chi

đầu tư phát triển được tổng hợp thông qua tài liệu từ các văn bản, báo cáo của các
cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn.
-

Những tài liệu lý luận chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài, hệ thống quy

định pháp luật về đầu tư trực tiếp nước ngoài của nhà nước hiện hành, những kinh
nghiệm của một số tỉnh khác đạt hiệu quả cao trong đầu tư trực tiếp nước ngoài.
-

Tài liệu đã được công bố như Niên giám thống kê của các cấp; Số liệu tổng

hợp điều tra về đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế.
-

Ngoài ra còn tham khảo các đề tài, các báo cáo khoa học, các tạp chí chuyên


ngành trong và ngoài nước; qua các cổng thông tin điện tử, mạng Internet...

4




Dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được tiến hành thông qua phỏng vấn chuyên gia và khảo sát

các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh.
-

Phỏng vấn chuyên gia
Phỏng vấn chuyên gia được thực hiện thông qua trao đổi với các cán bộ có

kinh nghiệm về lĩnh vực quản lý đầu tư của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Quản lý
khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, Trung tâm Xúc tiến và Hỗ trợ doanh nghiệp tỉnh, đại
diện các doanh nghiệp nước ngoài có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Phương pháp nghiên cứu định tính
-

Khảo sát các doanh nghiệp FDI
Tác giả khảo sát toàn bộ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên địa bàn

tỉnh Thừa Thiên Huế và các doanh nghiệp FDI có ý định đầu tư vào tỉnh Thừa
Thiên Huế (dựa trên dữ liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thừa Thiên Huế cung
cấp) để làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp
này trên địa bàn Thừa Thiên Huế. Theo đó, số lượng bảng hỏi phát ra là 167, thu về
được 159 bảng hỏi đảm bảo chất lượng để tiến hành phân tích.

4.2. Phương pháp tổng hợp và phân tích


Phương pháp thống kê mô tả và phân tổ thống kê
Là phương pháp sử dụng các chỉ tiêu tổng hợp (số tuyệt đối, số tương đối, số

bình quân) để phân thành các tổ, mô tả và phân tích thực trạng thu hút đầu tư nước
ngoài tại tỉnh Thừa Thiên Huế trong 06 năm 2012-2017.


Phương pháp thống kê so sánh
- So sánh định lượng: So sánh dữ liệu các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài

qua các năm. Từ đó thấy được sự khác biệt trước và sau khi thực hiện các giải pháp
quản lý để có những định hướng cho những năm tiếp theo.
- So sánh định tính: Sử dụng những chỉ tiêu về mặt xã hội và môi trường để
đánh giá.
 Xử lý số liệu thông qua phần mềm SPSS 22.0
-

Kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha

5


Việc kiểm định độ tin cậy của các biến phân tích với hệ số Cronbach’s Alpha
dựa trên những thang đo lường được xây dựng công phu theo các hiện tượng kinh
tế, xã hội vốn rất phức tạp nên phải được kiểm định độ tin cậy trước khi vận dụng.
Độ tin cậy của số liệu được hiểu là một mức độ mà nhờ đó sự đo lường của
các biến điều tra là không có sai số, từ đó các kết quả trả lời từ phía người được

điều tra là chính xác và đúng thực tế.
Phiếu điều tra sử dụng thang đo của Rennis Likert (hay được gọi là thang đo
Likert), thang đo Likert với 5 mức độ thể hiện từ thấp đến cao được sắp xếp từ 1-5
như sau: 1. Rất không đồng ý; 2. Không đồng ý; 3. Bình thường; 4. Đồng ý; 5. Rất
đồng ý.
Để đánh giá độ tin cậy của thang đo được xây dựng ta sử dụng hệ số
Cronbach’s Alpha. Hệ số Cronbach’s Alpha là một phép kiểm định thống kê về
mức độ chặt chẽ mà các mục hỏi trong thang đo tương quan với nhau.
Công thức của hệ số Cronbach’s Alpha là α = Nρ/[1 + ρ(N-1)]. Trong đó: ρ
là hệ số tương quan trung bình giữa các mục hỏi. Ký tự Hy Lạp ρ (Pro) tượng trưng
cho tương quan trình giữa tất cả các cặp mục hỏi được kiểm tra. Theo quy ước thì
một tập hợp các mục hỏi dùng để đo lường được đánh giá là tốt phải có hệ số α ≥
0,8. Hệ số α của Cronbach sẽ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không.
(Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất khi Cronbach’s Alpha từ 0,8 trở lên đến
gần 1 thì thang đo lường rất tốt; từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng được. Cũng có nhà nghiên
cứu đề nghị rằng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong
trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới đối với người trả lời trong bối cảnh
nghiên cứu. Trong trường hợp này, khi đánh giá hệ số Cronbach’s Alpha biến nào
có hệ số tương quan biến tổng (Item - Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại và
tiêu chuẩn để lựa chọn thang đo là hệ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0,8.
-

Phân tích nhân tố khám phá EFA
Mục đích của phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor

Analysis) để kiểm tra tính đơn hướng của các thang đo (Hoàng Trọng và Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).

6



Điều kiện của các tham số thống kê khi thực hiện phân tích nhân tố bao gồm
(Anderson & Gerbing, 1988 dẫn theo Trần Thị Kim Loan, 2009):
+ Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin): là một chỉ tiêu dùng để xem xét độ
thích hợp của EFA, 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì phân tích nhân tố là thích hợp. Kiểm định
Bartlett xem xét giả thuyết H0: độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không
trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống kê (Sig. ≤ 0,05) thì các biến
quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn
Mộng Ngọc, 2005).
+ Chỉ số Eigenvalue: đại diện cho lượng biến thiên được giải thích bởi nhân
tố. Do mỗi biến riêng biệt có Eigenvalue là 1 nên chỉ những nhân tố có Eigenvalue
lớn hơn 1 mới được xem là có ý nghĩa và được giữ lại.
+ Chỉ số phần trăm phương sai trích (Percentage of Variance Criterion: đại
diện cho phần trăm lượng biến thiên được giải thích bởi các nhân tố. Tổng phương
sai trích của tất cả các nhân tố phải lớn hơn 50% thì phân tích nhân tố mới đảm bảo
giải thích được hầu hết ý nghĩa của các biến quan sát.
+ Hệ số tải nhân tố (Factor loading): hệ số tương quan giữa mỗi biến quan
sát và nhân tố, trong đó biến có hệ số tải nhân tố cao hơn sẽ mang ý nghĩa đại diện
cao cho nhân tố. Tiêu chuẩn chọn thang đo là các biến quan sát có hệ số tải nhân tố
≥ 0,5, vì vậy các biến có hệ số tải nhân tố < 0,5 sẽ bị loại và mỗi lần chỉ loại một
biến. Biến bị loại theo nguyên tắc dựa trên trọng số nhân tố lớn nhất của từng biến
quan sát không đạt, biến nào có trọng số nhân tố này không đạt nhất sẽ bị loại trước
và sau đó tiến hành chạy phân tích nhân tố với các biến còn lại.
+ Trong nghiên cứu này, phân tích EFA sử dụng phương pháp Principal axis
factoring với phép xoay vuông góc Varimax, các biến sẽ có trọng số nhân tố rất cao
hoặc rất thấp lên một nhân tố nào đó. Do đó, Varimax giúp phân biệt rõ hơn giữa
các nhân tố và tăng cường khả năng giải thích nhân tố.
-


Phân tích tương quan và hồi quy tuyến tính bội
Hệ số tương quan Pearson (Pearson Correlation Coefficient): Hệ số tương

quan Pearson (ký hiệu r) là loại đo lường tương quan được sử dụng nhiều nhất trong
khoa học xã hội khi phân tích mối quan hệ giữa hai biến khoảng cách/tỷ lệ. Hệ số

7


tương quan Pearson sẽ nhận giá trị ừ -1 đến +1, hệ số này lớn hơn 0 cho biết có sự
tương quan dương giữa hai biến và ngược lại là tương quan âm giữa hai biến nếu hệ
số này bé hơn 0. Giá trị tuyệt đối của hệ số này càng cao thì mức độ tương quan của
hai biến càng lớn hoặc dữ liệu càng phù hợp với quan hệ tuyến tính giữa hai biến.
Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để dự đoán cường độ tác động
của các các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp. Mô hình dự
đoán có thể là:
Y=B0 + B1X1i + B2X2i + B3X3i + ..... + BkXki + ei
Y là biến phụ thuộc ; Xki là biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ k tại quan
sát thứ i ; Bk là hệ số hồi quy riêng ; ei là một biến độc lập ngẫu nhiên có phân phối
chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi.
Biến phụ thuộc là nhân tố “Quyết định đầu tư” và biến độc lập là các các yếu
tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư được rút ra từ quá trình phân tích EFA và có ý
nghĩa trong phân tích tương quan Pearson. Hệ số xác định R2 điều chỉnh được dùng
để xác định độ phù hợp của mô hình, kiểm định F dùng để khẳng định khả năng mở
rộng mô hình này áp dụng cho tổng thể cũng như kiểm định t để bác bỏ giả thuyết
các hệ số hồi quy của tổng thể bằng 0.
-

Kiểm định các giả thuyết
Mô hình chưa thể kết luận được là tốt nếu chưa kiểm định việc vi phạm các


giả thuyết để ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu
quả nhất.
+ Hiện tượng đa cộng tuyến: Đa cộng tuyến là một hiện tượng trong đó các
biến độc lập có tương quan chặt chẽ với nhau. Vấn đề của hiện tượng đa cộng tuyến
là chúng cung cấp cho mô h́ình những thông tin giống nhau và rất khó tách ảnh
hưởng của từng biến một. Đối với hiện tượng đa cộng tuyến, độ sai lệch cho phép
(tolerance) hoặc hệ số phóng đại phương sai VIF (variance inflation factor) được sử
dụng. Theo Hoàng Trọng & Mộng Ngọc (2008), khi VIF nhỏ hơn hoặc bằng 10
nghĩa là các biến độc lập không có tương quan tuyến tính với nhau.
+ Phương sai của sai số thay đổi: Phương sai thay đổi là hiện tượng phương
sai của các số hạng này không giống nhau. Khi phương sai của các sai số thay đổi thì

8


các ước lượng của các hệ số hồi quy không hiệu quả, các kiểm định t và F không còn
đáng tin cậy. Nếu độ lớn của phần dư chuẩn hóa tăng hoặc giảm theo giá trị dự đoán
thì có khả năng giả thuyết phương sai không đổi bị vi phạm. Luận văn xem xét đồ thị
phân tán giữa giá trị phần dư đã chuẩn hóa và giá trị dự đoán đã chuẩn hóa để kiểm
tra giả định liên hệ tuyến tính và phương sai không đổi có thỏa mãn hay không.
+ Tương quan chuỗi: Đây là một dạng vi phạm các giả thuyết cơ bản số hạng
nhiễu, hệ quả khi bỏ qua sự tự tương quan là các dự báo và ước lượng vẫn không
thiên lệch và nhất quán nhưng không hiệu quả. Trong trường hợp đó, kiểm định
Durbin- Watson là kiểm định phổ biến nhất cho tương quan chuỗi bậc nhất.
Sau khi kiểm tra kết quả cho thấy các giả thuyết không bị vi phạm thì có thể
kết luận ước lượng các hệ số hồi quy là không thiên lệch, nhất quán và hiệu quả.
Các kết luận rút ra từ phân tích hồi quy là đáng tin cậy.
5. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, kiến nghị. Nội dung chính của Luận

văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Thực trạng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh Thừa Thiên Huế
Chương 3: Giải pháp tăng cường khả năng thu hút đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào tỉnh Thừa Thiên Huế

9


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Hiện nay, có nhiều định nghĩa khác nhau về FDI. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF), FDI được định nghĩa là: “Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo
đó một tổ chức trong một nền kinh thế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài
từ một doanh nghiệp đặt tại một nền kinh tế khác”. Mục đích của nhà đầu tư trực
tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trong việc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế
khác ấy.
Theo Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD),
luồng vốn FDI bao gồm vốn được cung cấp (trực tiếp hoặc thông qua các công ty
liên quan khác) bởi nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài cho các doanh nghiệp FDI
hoặc vốn mà nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nhận được từ doanh nghiệp FDI. FDI
gồm có ba bộ phận: vốn cổ phần, thu nhập tái đầu tư và các khoản vay trong nội
bộ công ty.
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa như sau: “Đầu tư
trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có
được một tài sản ở một nước khác (nước tiếp nhận đầu tư) cùng với quyền quản lý
tài sản đó.”

Phương diện quản lý là yếu tố để phân biệt FDI với các công cụ tài chính
khác. Trong phần lớn các trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý
ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư
thường hay được gọi là “công ty mẹ” và các tài sản được gọi là “công ty con” hay
“chi nhánh công ty”.
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu một cách khái quát về FDI như sau: FDI
tại một quốc gia là việc nhà đầu tư ở một nước khác đưa vốn bằng tiền hoặc bất kỳ
tài sản nào vào quốc gia ấy để có được quyền sở hữu và quản lý hoặc quyền kiểm
soát một thực thể kinh tế tại quốc gia này, với mục tiêu tối đa hoá lợi ích của mình.

10


Tài sản trong khái niệm này, theo thông lệ quốc tế, có thể là tài sản hữu hình
(máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ, bất động sản, các loại hợp đồng và giấy
phép có giá trị...), tài sản vô hình (quyền sở hữu trí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm
quản lý...) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, giấy ghi nợ.). Như
vậy, FDI bao giờ cũng là một dạng quan hệ kinh tế có nhân tố nước ngoài. Hai đặc
điểm cơ bản của FDI là: có sự dịch chuyển tư bản trong phạm vi quốc tế và chủ đầu
tư (pháp nhân, thể nhân) trực tiếp tham gia vào hoạt động sử dụng vốn và quản lý
đối tượng đầu tư.
Ở Việt Nam, khái niệm doanh nghiệp có vốn ĐTNN xuất hiện đầu tiên trong
Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, theo đó doanh nghiệp FDI bao gồm: doanh
nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, trong đó, doanh nghiệp
liên doanh là doanh nghiệp mà phần góp vốn của bên nước ngoài không được thấp
hơn 30% tổng số vốn. Theo Luật Đầu tư 2005, doanh nghiệp có vốn ĐTNN bao
gồm doanh nghiệp do nhà ĐTNN thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt
Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà ĐTNN mua cổ phần, sáp nhập, mua lại, trong
đó, đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư. Hiện nay, theo Luật Đầu tư 2014, doanh nghiệp có vốn

ĐTNN là một trong những loại hình của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
1.1.2. Các loại hình đầu tư trực tiếp nước ngoài
- Theo hình thức thâm nhập, FDI được chia thành 2 loại: đầu tư mới và mua
lại, sáp nhập qua biên giới.
+ Đầu tư mới: là hoạt động đầu tư trực tiếp vào cơ sở sản xuất hoàn toàn mới ở
nước ngoài, hoặc mở rộng cơ sở đã tồn tại. Hình thức này thường tạo ra cơ sở sản xuất
và công ăn việc làm mới ở nước chủ nhà. Đây là hình thức FDI truyền thống, chủ yếu
để nhà đầu tư ở nước phát triển đầu tư vào nước đang phát triển, kém phát triển.
+ Mua lại, sáp nhập qua biên giới: là hình thức liên quan đến việc mua lại,
hợp nhất với một doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động. Hình thức này được
thực hiện rộng rãi ở nước phát triển, nước mới công nghiệp hóa và phát triển mạnh
trong những năm gần đây.
- Theo mức độ tham gia vốn vào dự án đầu tư, có 04 hình thức FDI:

11


+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise): là
doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà ĐTNN, do nhà đầu tư thành lập mới, mua lại, tự
quản lý và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.
+ Liên doanh (Joint Venture Enterprise): là hình thức đầu tư mà một doanh
nghiệp mới được thành lập trên cơ sở góp vốn của hai hay nhiều bên của nước chủ
nhà và nước ngoài.
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Coloration): là hình
thức đầu tư được ký kết giữa hai hoặc nhiều bên để tiến hành đầu tư, kinh doanh,
trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà
không thành lập pháp nhân mới. Hình thức này thường áp dụng trong lĩnh vực tìm
kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và một số tài nguyên khác dưới hình thức hợp
đồng phân chia sản phẩm.
+ Các hình thức khác như: hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao

(BOT), hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng chuyển giao là hình thức mà nhà đầu tư ký kết với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
để thực hiện đầu tư và vận hành dự án hạ tầng trong lĩnh vực giao thông, điện, cấp
thoát nước, xử lý chất thải và các lĩnh vực khác.
- Theo mục đích của nhà đầu tư, FDI bao gồm: đầu tư theo chiều ngang và
theo chiều dọc.
+ Đầu tư theo chiều ngang là loại đầu tư mà công ty sao chép toàn bộ hoạt
động, thiết lập nhà máy ở nước ngoài giống hệt hoạt động của công ty trong nước,
tổ chức kinh doanh nhiều nhóm sản phẩm và hàng hóa ở nhiều nước khác nhau.
Nhà đầu tư mở rộng, thôn tính thị trường nước ngoài cùng một loại sản phẩm có
lợi thế cạnh tranh. Hình thức này thường dẫn đến độc quyền, lợi nhuận không cao
nhưng rủi ro thấp.
+ Đầu tư theo chiều dọc là loại đầu tư mà công ty xác định từng giai đoạn
sản xuất ở các quốc gia khác nhau, chuyên sâu vào một, một vài mặt hàng, mỗi loại
mặt hàng được đầu tư sản xuất từ A đến Z, công ty chia tách hoạt động của mình
theo chức năng và có thể quyết định đặt tất cả sản xuất của mình đối với một chi
tiết, thành phần cụ thể trong một nhà máy ở nước ngoài. Hình thức này được sử

12


dụng khi mục đích của nhà đầu tư là khai thác nguồn nguyên liệu tự nhiên, yếu tố
đầu vào rẻ (lao động, đất đai, tài nguyên). Hình thức này đem lại lợi nhuận cao vì
khai thác được ở tất cả các khâu nhưng rủi ro cao và thị trường không rộng.
- Ngoài ra, theo động cơ của nhà đầu tư, FDI được chia thành: đầu tư tìm
kiếm hiệu quả, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm nguồn tài nguyên, tìm kiếm tài sản
chiến lược.
Tóm lại, mỗi loại hình FDI có đặc thù riêng và yếu tố ảnh hưởng đến thu hút
từng loại FDI tại mỗi địa điểm khác nhau. Tùy vào lợi thế địa điểm đặc thù nước
chủ nhà và động cơ nhà đầu tư mà họ sẽ có quyết định hình thức đầu tư phù hợp.
1.1.3. Tác động đầu tư trực tiếp nước ngoài đến nền kinh tế

1.1.3.1. Những tác động tích cực
Lợi ích của FDI đối với các nước tiếp nhận đầu tư thể hiện ở một số điểm chính:
- Bổ sung cho nguồn vốn trong nước: Trong các lý luận về tăng trưởng kinh
tế, nhân tố vốn luôn được đề cập. Khi một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh hơn
phải có nhiều vốn hơn nữa. Nếu vốn trong nước không đủ, nền kinh tế này sẽ muốn
có cả vốn từ nước ngoài, trong đó có vốn FDI.
- Tiếp thu công nghệ và kỹ năng quản lý: Trong một số trường hợp, vốn cho
tăng trưởng dù thiếu vẫn có thể huy động được phần nào bằng "chính sách thắt lưng
buộc bụng”. Tuy nhiên, công nghệ và bí quyết quản lý thì không thể có được bằng
chính sách đó. Thu hút FDI từ các công ty đa quốc gia giúp một nước có cơ hội tiếp
thu công nghệ và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty này đã tích lũy và
phát triển qua nhiều năm và bằng những khoản chi phí lớn.
- Tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu: Khi thu hút FDI từ các công ty đa
quốc gia, không chỉ doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty đa quốc gia, mà ngay
cả các doanh nghiệp khác trong nước có quan hệ làm ăn với doanh nghiệp đó cũng
tham gia vào quá trình phân công lao động khu vực và toàn cầu. Chính vì vậy, nước
thu hút đầu tư có cơ hội tham gia mạng lưới sản xuất toàn cầu thuận lợi để đẩy
mạnh xuất khẩu.
- Tạo việc làm và đào tạo nhân công: một trong những mục đích của FDI là
khai thác các điều kiện để đạt được chi phí sản xuất thấp, nên doanh nghiệp có vốn

13


đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu nhập của một bộ
phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế
của địa phương. Trong quá trình thuê mướn đó, đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp,
mà trong nhiều trường hợp là mới mẻ và tiến bộ ở các nước tiếp nhận FDI, sẽ được
doanh nghiệp cung cấp. Điều này góp phần tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng
cho nước tiếp nhận FDI.

- Tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước: Đối với nhiều nước đang phát
triển, hoặc đối với nhiều địa phương, thuế do các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài nộp là nguồn thu ngân sách quan trọng.
1.1.3.2. Những tác động tiêu cực
- Vận động hành lang chính trị: Một số Công ty đa quốc gia (MNE) đã vận
động hành lang chính trị để có được các chính sách, luật pháp có lợi cho họ, thậm
chí, một số MNE lớn buộc, đe dọa chính phủ phải thông qua những quy định, chính
sách có lợi cho họ. Các nước lớn có thể làm thay đổi điều kiện thị trường trong
tương lai và việc thu hút FDI sẽ tạo ra chính sách phân biệt đối xử để tối đa hóa lợi
ích của các nước lớn, đồng thời, FDI không chỉ là phương tiện để tìm kiếm lợi
nhuận, mà còn là một cách để đạt được một điều khiển nào đó, cả kinh tế và chính
trị, ở nước sở tại.
- Đe dọa doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong nước: MNE thường có tiềm lực
tài chính mạnh và nắm giữ quyền chi phối giá cả trên thị trường quốc tế do quy mô
lớn nên họ có thể giảm giá, quảng cáo, khuyến mại trong thời gian dài. Ngoài ra,
MNE tham gia thị trường toàn cầu và có chuỗi cung ứng hiệu quả nên có sản phẩm
rẻ hơn và hiện diện ở mọi nơi, được mọi người biết đến. Vì thế, các công ty địa
phương nhỏ, hoạt động ở thị trường nội địa của nước chủ nhà không thể cạnh tranh,
bị loại bỏ trong kinh doanh và nhiều việc làm có thể bị mất thay vì tạo ra.
- Chuyển giao công nghệ lạc hậu: mặc dù MNE nắm giữ công nghệ hiện đại
nhưng họ không chuyển giao công nghệ đó cho nước chủ nhà với lý do sợ đánh mất
lợi thế cạnh trạnh. Công nghệ được chuyển giao thường là công nghệ cũ và nền
kinh tế nước chủ nhà không thể phát triển nhanh. Hơn nữa, thông tin không phải lúc
nào cũng hoàn hảo và chính thông tin không đầy đủ, không chính xác, có thể dẫn

14


×