Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện hóc môn, TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.19 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT BÚN
ĐẾN MÔI TRƯỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI
TRƯỜNG TẠI HUYỆN HÓC MÔN, TP.HỒ CHÍ MINH

Ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Thái Văn Nam
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1411090371

: Nguyễn Thị Thảo Linh
Lớp: 14DMT03

TP. Hồ Chí Minh, 2018


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi:


Viện Khoa Hoc Ứng Dụng HUTECH – Đại Học Công Nghệ

Tp.HCM




Hội đồng chấm đồ án tốt nghiệp

Em tên là Nguyễn Thị Thảo Linh, sinh viên lớp 14DMT03 – Chuyên Ngành
Kỹ Thuật Môi Trường – Đại Học Công Nghệ Tp.HCM.
Em xin cam đoan thực hiện khóa luận dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Thái
Văn Nam một cách khoa học, chính xác và trung thực.
Các kết quả nghiên cứu trong đồ án hoàn toàn có được từ quá trình điều tra,
nghiên cứu chưa từng được công bố trong bắt kì tài liệu khoa học nào.
Em xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đồ án này đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong đồ án đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

TP.HCM, ngày ... tháng ... năm 2018
Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo Linh

i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để đánh giá kết quả học tập và rèn luyện sau 4 năm học tại trường Đại học
Công Nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, với mong muốn áp dụng những kiến thức đã
tích lũy được khi học tập tại trường vào quá trình nghiên cứu thực tiễn. Được sự
nhất trí của trường và Viện Khoa Học Ứng Dụng Hutech chuyên ngành Kỹ thuật
môi trường, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài đồ án tốt nghiệp “Đánh giá ảnh
hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện

môi trường tại huyện Hóc Môn, Tp.Hồ Chí Minh”. Để thực hiện đồ án tốt nghiệp
này, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các cá nhân, đơn vị.
Trước hết, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong Viện Khoa Học Ứng
Dụng Hutech cùng các quý thầy cô trong trường Đại học Công Nghệ Tp.Hồ Chí
Minh, những người đã trang bị cho em rất nhiều kiến thức trong 4 năm học tại
trường.
Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy PGS.TS Thái Văn
Nam, người đã chỉ bảo tận tình, hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đề tài
đồ án này.
Bên cạnh đó, em xin cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Tài Nguyên Môi Trường
huyện Hóc Môn đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi để em thực tập ở đây. Cảm
ơn những người dân địa phương, các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn đã
nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp những thông tin rất giá trị cho em trong quá trình
thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người đã ủng
hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập của mình. Do hạn chế về
thời gian cũng như kinh nghiệm của bản thân nên đồ án không tránh khỏi có những
thiếu sót. Em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô để bài đồ án
tốt nghiệp được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... viii

TÓM TẮT ................................................................................................................ ix
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................2
3. Yêu cầu của đề tài ................................................................................................2
4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................4
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu .................................................................4
1.1.1 Các khái niệm liên quan ..............................................................................4
1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam ...................................7
1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam ...................7
1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề chế biến nông sản
thực phẩm và vấn đề môi trường ..........................................................................9
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất chế biến nông sản thực phẩm đến sức
khỏe của người dân.............................................................................................15
1.3 Một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề môi trường làng nghề ....................17
1.3.1 Giải pháp công nghệ ..................................................................................17
1.3.2 Giải pháp quản lý ......................................................................................18
1.4 Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế _ xã hội huyện Hóc Môn ..............19
1.4.1 Điều kiện tự nhiên .....................................................................................19
1.4.2 Tài nguyên nước ........................................................................................21
1.4.3 Điều kiện kinh tế _ xã hội .........................................................................22
1.4.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng giao thông .........................................24
1.4.5 Vấn đề môi trường trên địa bàn huyện ......................................................25
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................27
2.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................27
iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


2.2 Nội dung nghiên cứu........................................................................................27
2.3 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................28
2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp .......................................................28
2.3.2 Phương pháp phỏng vấn ............................................................................28
2.3.3 Phương pháp khảo sát thực địa .................................................................28
2.3.4 Phương pháp lấy mẫu ................................................................................28
2.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu .....................................................29
2.3.6 Phương pháp phân tích SWOT..................................................................30
2.3.7 Phương pháp tính toán cân bằng vật chất..................................................30
2.3.8 Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp ...............................................31
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .........................................................32
3.1 Hiện trạng sản xuất bún tại huyện hóc môn ....................................................32
3.1.1 Quy mô sản xuất ........................................................................................32
3.1.2 Quy trình sản xuất .....................................................................................34
3.1.3 Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho các cơ sở sản xuất bún ......................37
3.1.4 Thông tin chung về các hộ dân được điều tra ...........................................39
3.2 Đánh giá môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện Hóc Môn ...........41
3.2.1 Hiện trạng môi trường nước ......................................................................41
3.2.2 Hiện trạng môi trường không khí ..............................................................45
3.2.3 Hiện trạng môi trường chất thải rắn ..........................................................48
3.2.4 Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất bún đến sức khỏe của người
dân ......................................................................................................................50
3.2.5 Ý thức bảo vệ môi trường của người dân ..................................................52
3.2.6 Tình hình thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm của chính quyền địa
phương đối với các cơ sở sản xuất bún ..............................................................55
3.3 Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường dựa trên phân tích SWOT ...............55
3.4 Giải pháp về bảo vệ môi trường cho các cơ sở sản xuất bún ..........................57
3.4.1 Biện pháp khắc phục .................................................................................57
3.4.2 Công tác quản lý ........................................................................................58

3.4.3 Giải pháp quy hoạch ..................................................................................58
iv


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

3.4.4 Giáo dục môi trường nâng cao nhận thức cộng đồng ...............................59
3.4.5 Giải pháp về công nghệ .............................................................................59
3.4.6 Các giải pháp kỹ thuật ...............................................................................61
3.4.7 Áp dụng chế tài kinh tế: Người gây ô nhiễm phải trả tiền ........................63
3.5 Đề xuất cụm mô hình làng nghề trong tương lai .............................................63
3.5.1 Các yêu cầu đối với mô hình đề xuất ........................................................63
3.5.2 Phân tích đầu vào đầu ra và quá trình chuyển hóa, quá trình chế biến của
làng nghề ............................................................................................................64
3.5.3 Phân tích đầu vào, đầu ra và quá trính chuyển hóa của mô hình xử lý chất
thải mô hình cụm ................................................................................................64
3.5.4 Biểu đồ hệ thống năng lượng và vật chất của mô hình .............................65
3.5.5 Đề xuất mô hình xử lý chất thải theo cụm ................................................68
3.5.6 Thông số kỹ thuật các thành phần đơn vị trong mô hình ..........................68
3.6 Thảo luận .........................................................................................................92
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................93
1.Kết luận ...............................................................................................................93
2.Kiến nghị.............................................................................................................94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................96
PHỤ LỤC ...................................................................................................................1

v


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Tiếng Anh
BOD

Tiếng Việt
Nhu cầu oxy sinh hóa – thời gian xác

Biological Oxygen Demand

định trong 5 ngày
Bảo vệ môi trường

BVMT
CBNSTP
COD

Chế biến nông sản thực phẩm
Chemical Oxygen Demand

Nhu cầu oxy hóa học

CSSX

Cơ sở sản xuất

CTR

Chất thải rắn


MT

Môi trường

QCCP

Quy chuẩn cho phép

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

SS

Hàm lượng chất rắn lơ lửng

Suspended Solids

Tiết kiệm năng lượng

TKNL

Tài Nguyên và Môi Trường

TN&MT

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Tp.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

vi


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề CBNSTP trên địa bàn tỉnh Quảng
Nam và Bình Thuận ..................................................................................................10
Bảng 1.2: Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành CBNSTP đến
năm 2010, 2015 và 2020 ...........................................................................................11
Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP ...........................................12
Bảng 3.1: Sản lượng bún thành phẩm của các CSSX bún ........................................38
Bảng 3.2: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 ngày của các CSSX bún ...38
Bảng 3.3: Định mức tiêu thụ nguyên nhiên liệu trong 1 năm của các CSSX bún ....39
Bảng 3.4: Thông tin chung về hộ sản xuất bún .........................................................40
Bảng 3.5: Thông tin chung về hộ dân sống xung quanh ...........................................40
Bảng 3.6: Kết quả phân tích chất lượng nước thải của các CSSX bún .....................42
Bảng 3.7: Kết quả phân tích khí thải lò hơi ..............................................................48
Bảng 3.8: Hiện trạng phát sinh chất thải rắn tại các CSSX bún ...............................49
Bảng 3.9: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức về MT và công tác QLMT tại
các CSSX bún huyện Hóc Môn ................................................................................56
Bảng 3.10: Các thông số đầu vào của quá trình chuyển hóa ....................................65

Bảng 3.11 Hệ số phát sinh chất thải ..........................................................................69
Bảng 3.12: Bảng tổng hợp các thông số đầu vào mô hình ........................................69
Bảng 3.13: Bảng tổng hợp các thống số kĩ thuật của hầm ủ .....................................70
Bảng 3.14: Nguyên liệu sử dụng cho quá trình sản xuất phân compost ...................71
Bảng 3.15: Lượng phân bón cho cây trong 1 năm ....................................................72
Bảng 3.16: Hiệu xuất xử lý bể anoxic .......................................................................72
Bảng 3.17: Các thông số thiết kế bể Anoxic .............................................................75
Bảng 3.18: Hiệu xuất xử lý của bể Aerotank và lắng sinh học .................................75
Bảng 3.19: các thông số thiết kế bể Aerotank...........................................................83
Bảng 3.20: Các thông số thiết kế bể lắng sinh học ...................................................87
Bảng 3.21: Tổng hợp chi phí đầu tư và nguồn thu của mô hình trong 1 năm ..........88

vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.2: Vị trí địa lý huyện Hóc Môn .....................................................................20
Hình 2.1: Vị trí 14 cơ sở sản xuất bún ......................................................................27
Hình 3.1: Nước thải từ quá trình sản xuất bún tồn động (Nguồn: Tác giả chụp) .....33
Hình 3.2: Quy trình sản xuất bún ..............................................................................34
Hình 3.3: Quy trình sản xuất bún. (Nguồn: Tác giả chụp)........................................37
Hình 3.4: Ý kiến của các CSSX về chất lượng nước giếng ......................................44
Hình 3.5: Hệ thống xử lý nước thải tại các CSSX bún .............................................44
Hình 3.6: Ý kiến của người dân về việc ngửi thấy mùi khó chịu .............................46
Hình 3.7: Mùi hôi nước thải sản xuất bún.................................................................47
Hình 3.8: Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất đối với sức khỏe người dân ..............51
Hình 3.9: Ý kiến của người dân về vấn đề xả chất thải làm bún ra công cộng ........53
Hình 3.10: Ý kiến của người dân về mâu thuẫn .......................................................54

Hình 3.11: Mô hình xử lý chất thải theo cụm làng nghề sản xuất bún kết hợp với
chăn nuôi heo ............................................................................................................91

viii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

TÓM TẮT
Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có
rất nhiều ngành nghề đang tồn tại và phát triển. Trong đó, có ngành nghề sản xuất
bún đã tồn tại từ rất lâu, có thể coi la một làng nghề nhưng chỉ tồn tại dưới hình
thức cơ sở vừa và nhỏ nằm phân tán trên địa bàn huyện. Hiện nay, có 14 cơ sở tham
gia vào hoạt động sản xuất bún. Sự phát triển của các cơ sở sản xuất bún đã mang
lại thu nhập ổn định cho người dân. Tuy nhiên vấn đề nước thải và chất thải rắn từ
hoạt động sản xuất bún hầu như không được xử lý hoặc xử lý chưa triệt để mà xả
trực tiếp ra ao, hồ, sông gây ô nhiễm môi trường phá hủy cảnh quan khu vực ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng. Bằng các phương pháp điều tra, khảo sát, lấy mẫu
phân tích để nghiên cứu hiện trạng môi trường, nguồn phát sinh chất thải và vấn đề
quản lý môi trường của các cơ sở sản xuất bún tại huyện. Kết quả phân tích mẫu
cho thấy môi trường nước thải tại các cơ sở sản xuất có dấu hiệu bị ô nhiễm nặng
các chất hữu cơ, các chỉ tiêu BOD vượt 8,5-9,5 lần, COD vượt 4,9-6,3 lần so với
quy chuẩn cho phép. Không khí bị ô nhiễm chủ yếu là do mùi hôi của nước thải, rác
thải phân hủy, vấn đề quản lý chất thải rắn tại các cơ sở sản xuất vẫn còn bất cập,
chủ yếu là xỉ than. Từ đó đề tài đã đề xuất ra 7 biện pháp quản lý và xử lý chất thải
nhầm hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường tại các cơ sở sản xuất bún, góp phần
giúp cải thiện các vấn đề về môi trường tại huyện Hóc Môn.

ix



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong suốt tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông
thôn, hướng đến phát triển ngành nghề quy mô nhỏ và vừa với công nghệ thích hợp
cổ truyền với hiện đại là hướng chiến lược phát triển quan trọng. Ngành nghề nông
thôn phát triển sẽ tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa có giá trị, tạo thêm nhiều việc
làm, tăng thu nhập cho người dân giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Mỗi nghề thực sự là một địa chỉ văn hóa, phản ánh nét văn hóa độc đáo của
từng địa phương, từng vùng. Nghề truyền thống từ lâu đã trở thành một bộ phận
hữu cơ không thể thiếu của văn hóa dân gian. Những giá trị văn hóa chứa đựng
trong các nghề truyền thống ở Thành Phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) đã tạo nên
những nét riêng độc đáo đa dạng nhưng cũng mang bản sắc chung của văn hóa dân
tộc Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước trồng và cung cấp lương thực lớn trên
thế giới. Sản lượng lương thực năm 2005 là 40 triệu tấn. Cùng với sự phát triển
chung của nền kinh tế quốc dân, nhiều khu công nghiệp được xây dựng, nhiều vùng
kinh tế mới được hình thành, và tất nhiên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm chế biến của
lương thực cũng tăng lên. Bên cạnh việc xây dựng những nhà máy chế biến lương
thực hiện đại thì tồn tại song song là các sản phẩm được sản xuất theo phương pháp
truyền thống hoặc kết hợp cả hai phương pháp này.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được vẫn tồn tại những bất cập,
đặc biệt là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường (MT), ảnh hưởng đến sức khỏe người
dân từ hoạt động sản xuất của các làng nghề. Mức độ ô nhiễm MT trong các làng
nghề truyền thống và các cơ sở ngành nghề nông thôn ngày nay đang ngày càng gia
tăng. Bởi ý thức bảo vệ môi trường (BVMT) còn thấp của con người trong quá trình
sản xuất, các cơ sở sản xuất (CSSX) xả nước thải chưa qua xử lý trực tiếp ra MT
dẫn đến tình trạng ô nhiễm MT đã và đang xảy ra rất nghiêm trọng ở các ngành

nghề truyền thống ở Việt Nam.
Hóc Môn là một huyện ngoại thành thuộc Tp.HCM. Trên địa bàn huyện có
nhiều ngành nghề nông thôn đang tồn tại và phát triển, trong đó có ngành nghề sản
`

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

xuất bún, bánh phở, hủ tiếu là những ngành nghề đã tồn tại từ rất lâu có thể coi là
làng nghề, tuy nhiên chỉ tồn tại dưới hình thức cơ sở vừa và nhỏ, nằm phân tán trên
địa bàn huyện. Hầu hết các cơ sở chỉ chú trọng vào hoạt động sản xuất mà không
quan tâm hoặc rất ít quan tâm đến việc xử lý chất thải. Hiện tượng xả chất thải trực
tiếp không qua xử lý đã gây ô nhiễm MT nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt,
nước ngầm tại khu vực, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sản xuất
nông nghiệp của huyện này. Do đó, có rất nhiều ý kiến phản ánh của người dân về
việc gây ô nhiễm MT đối với hoạt động sản xuất của các cơ sở này.
Vì vậy, bên cạnh phát triển kinh tế, việc giải quyết các vấn đề MT các
ngành nghề nông thôn là một trong những tiêu chí để xây dựng làng nghề truyền
thống trong tương lai. Vấn đề đặt ra ở đây là cần tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động
sản xuất bún đến MT, sức khỏe của người dân hiện nay thực sự là cần thiết. Xuất
phát từ vấn đề này, đề tài: “Đánh giá ảnh hưởng của các cơ sở sản xuất bún đến
môi trường và đề xuất giải pháp cải thiện môi trường tại huyện Hóc Môn Tp.Hồ
Chí Minh”, được thực hiện nhằm nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp đối với
công tác quản lý môi trường (QLMT) và giảm thiểu ô nhiễm MT của các CSSX bún
tại huyện Hóc Môn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá hiện trạng MT và công tác QLMT của các CSSX bún tại huyện
Hóc Môn, Tp.HCM.

- Đề xuất một số giải pháp đối với công tác QLMT và giảm thiểu ô nhiễm
MT của các CSSX bún tại huyện Hóc Môn.
3. Yêu cầu của đề tài
- Đánh giá hiện trạng MT của các CSSX và xác định các nhân tố ảnh hưởng
tới MT.
- Đánh giá hiện trạng công tác QLMT và đề xuất biện pháp quản lý phù hợp
đối với các CSSX bún tại huyện Hóc Môn.
- Phân tích, đánh giá hiện trạng MT và đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải thiện
MT của các CSSX bún tại huyện.

`

2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
❖ Ý nghĩa khoa học
Đề tài sẽ đánh giá hiện trạng MT sản xuất bún tại huyện Hóc Môn,
Tp.HCM. Đề tài nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, góp phần
năng cao hiểu biết về công tác quản lý và xử lý ô nhiễm MT cho CSSX bún. Đồng
thời kết quả nghiên cứu còn phục vụ cho việc học tập và công tác nghiên cứu sau
này.
❖ Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm MT do hoạt động sản xuất bún gây ra,
và đề xuất những giải pháp để cải thiện MT cho các CSSX bún và năng cao chất
lượng MT sống cho cộng đồng dân cư tại huyện Hóc Môn.
Cung cấp thông tin cần thiết cho người dân về hiện trạng MT hiện nay tại
huyện từ đấy giúp cho người dân nhận biết về vấn đề ô nhiễm MT đang xảy ra để

người dân ý thức được vấn đề BVMT.

`

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Các khái niệm liên quan
1.1.1.1 Khái niệm môi trường
Theo khoản 1, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005 nêu rõ: “MT bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật”.
Thuật ngữ MT có thể được dùng trong nhiều trường hợp khác nhau như MT tự
nhiên, MT kinh tế, MT xã hội…, nhưng trong giới hạn bài khóa luận, đề tài tập
trung vào khái niệm liên quan đến MT tự nhiên. Như vậy, MT là tập hợp các điều
kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc một sự kiện nào đó.
Bất cứ một sự vật, hiện tượng nào cũng tồn tại và diễn biến trong MT của nó. Hay
nói rõ ràng hơn thì MT là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con
người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người
như: không khí, nước, đất, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Trong
nguyên lý sinh thái học ứng dụng, các hiện tượng địa chất như khí quyển, thủy
quyển, thạch quyển tồn tại trước sự sống. Trải qua các giai đoạn tiến hóa, các loại
thực vật, động vật và con người đã xuất hiện. Khi đó có sự tương tác giữa cơ thể
sống với các nhân tố đó thì chúng mới trở thành MT. Có nghĩa là khi có các cơ thể
sống mới có MT.
MT sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa học, sinh học, xã

hội bao quanh con người và có ảnh hưởng đến sự sống, sự phát triển của từng cá
nhân và toàn bộ cộng đồng người. Nó bao gồm MT tự nhiên, MT xã hội và MT
nhân tạo. MT sống của con người được hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp. Theo
nghĩa rộng thì MT bao gồm tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự
sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh
sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội… Theo nghĩa hẹp thì MT sống của con người chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan đến chất lượng
cuộc sống của con người [12].

`

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

1.1.1.2 Khái niệm ô nhiễm môi trường
Theo tổ chức Y tế thế giới: “Ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất
thải hoặc năng lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con
người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT”.
Theo khoản 6, điều 3 Luật BVMT Việt Nam năm 2005: “Ô nhiễm MT là sự
biến đổi của các thành phần MT không phù hợp với tiêu chuẩn MT, gây ảnh hưởng
xấu đến con người và sinh vật.
Trên thế giới, ô nhiễm MT được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng
lượng vào MT đến mức có khả năng gây hại đến sức khỏe con người, đến sự phát
triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng MT. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các
chất thải dạng khí như khí thải, dạng lỏng như nước thải, dạng rắn như chất thải rắn
chứa hóa chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ,
bức xạ.
Nguyên nhân gây ô nhiễm MT có thể là do các hoạt động của quá trình tự

nhiên như thiên tai, bão lũ, núi lửa… Hoặc do hoạt động của con người thực hiện
trong công nghiệp, nông nghiệp, sản xuất làng nghề, giao thông, chiến tranh, trong
sinh hoạt, mức độ gia tăng dân số... Trong khi con người chưa có biện pháp xử lý
hữu hiệu, nồng độ chất thải ngày càng vượt quá mức tự đồng hóa của MT. Ngày
nay, ô nhiễm MT trở thành hiểm họa đối với đời sống của sinh giới và cả con người
ở bất kỳ phạm vi nào, từ quốc gia, khu vực đến toàn cầu. Đây chính là sản phẩm của
quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra trên thế giới. Ô nhiễm hiện nay đã
lan tràn nhiều nơi, từ đất, nước đến khí quyển, từ bề mặt đất đến lòng đất hay đại
dương.
Ô nhiễm MT là các yếu tố có thể định lượng được, thông qua các cách nhận
biết:
-

Bằng trực quan: căn cứ vào màu sắc bất thường của MT nước, bụi..

-

Bằng cảm quan: khó chịu.

-

Bằng các sinh vật chỉ thị: sự biến mất của các loài sinh vật nhạy cảm với
MT, hoặc sự thay đổi bất thường về tập tính của chúng.

`

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


Tuy nhiên, để có cơ sở pháp lý để kết luận MT bị ô nhiễm bởi một yếu tố nào
đó phải dựa vào quy chuẩn môi trường (QCMT) mà Nhà nước ban hành. MT bị ô
nhiễm là sau khi đo đạc, phân tích bằng các phương pháp tiêu chuẩn nằm trong giới
hạn tối đa cho phép của tiêu chuẩn quy định.
Tùy theo phạm vi lãnh thổ mà có ô nhiễm MT toàn cầu, khu vực hay địa
phương mà có tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội – sinh thái của con người. Đây
là vấn nạn toàn cầu không chỉ riêng quốc gia nào mà là của toàn nhân loại. Hiện
nay, chúng ta đang phải nỗ lực không ngừng nghỉ ngăn chặn ô nhiễm MT bằng cách
khắc phục và ngăn chặn hậu quả của nó từ nâng cao ý thức, năng lực quản lý hay áp
dụng công nghệ tiên tiến làm sạch chất thải trong quá trình sản xuất trước khi đưa ra
MT.
1.1.1.3 Các dạng ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm nước: là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước, có hại cho
hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người, bởi sự có mặt của một hay
nhiều chất lạ vượt qua ngưỡng chịu đựng của sinh vật, tác động tiêu cực đến sản
xuất nông nghiệp, công nghiệp, ngư nghiệp và các hoạt động thương mại, nghỉ
ngơi, giải trí…, tùy vào những tiêu chí khác nhau mà ô nhiễm nước được phân loại
khác nhau.
Theo nguồn gốc có ô nhiễm tự nhiên: mưa, bão, gió, lũ lụt…, với tính chất
không xác định nguồn gốc và ô nhiễm nhân tạo, chủ yếu do xả thải từ các vùng dân
cư, khu công nghiệp, hoạt động giao thông vận tải, thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nông
nghiệp.
Theo bản chất tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra: ô nhiễm hữu cơ, vô cơ,
hóa chất, sinh học, ô nhiễm bởi các tác nhân vật lý.
Theo vị trí: Ô nhiễm sông, hồ, biển, mặt nước, nước ngầm.
- Ô nhiễm không khí: là sự có mặt của các chất lạ độc hại trong khí quyển,
làm biến đổi thành phần và chất lượng của không khí theo chiểu hướng xấu đối với
sự sống. Ô nhiễm không khí cũng có 2 nguồn: nguồn gốc tự nhiên (do núi lửa, cháy
rừng, gió bụi, quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong tự nhiên…) và nguồn gốc

nhân tạo do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng của con người gây nên như hoạt
`

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

động công nghiệp tại các nhà mày, làng nghề hay đốt cháy nhiên liệu hóa thạch,
hoạt động giao thông.
- Ô nhiễm đất: là sự biến đổi thành phần chất lượng của lớp đất ngoài cùng
của thạch quyển, dưới tác động tổng hợp nước, không khí đã bị ô nhiễm, rác thải
độc hại…, theo chiều hướng tiêu cực đối với sự sống của sinh vật và con người. Do
các tác nhân sinh học như phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý, ký sinh
trùng…, tác nhân hóa học như chất thải công nghiệp, thuốc bảo vệ thực vật…, tác
nhân vật lý như nhiệt, phóng xạ. Sa mạc hóa là hiện tượng nguy hiểm nhất của suy
thoái và ô nhiễm đất.
1.2 Tổng quan về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam
1.2.1 Giới thiệu chung về làng nghề chế biến nông sản ở Việt Nam
Các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm (CBNSTP) là một trong những
loại hình làng nghề cổ xưa nhất, các làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng như
nấu rượu, làm bánh đa nem, đậu phụ, miến dong, bún, bánh gai…, với nguyên liệu
chính là gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, và thường gắn với hoạt động chăn nuôi ở quy mô
gia đình, phân tán phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của dân cư trong vùng.
Theo thống kê mới nhất, cả nước hiện có 197 làng nghề CBNSTP, chiếm 13,58%
trong tổng số 1450 làng nghề trong cả nước. Các làng nghề này chủ yếu tập trung ở
miền Bắc (134 làng), 42 làng ở miền Trung và miền Nam có 21 làng (Bộ TN&MT,
2011). Trong các làng nghề CBNSTP tuy có thể khác nhau về quy trình sản xuất,
quy trình công nghệ, loại sản phẩm nhưng đều có một số đặc điểm chung sau:
Quy mô sản xuất làng nghề nhỏ (gia đình, thôn, xóm), hình thức sản xuất thủ

công và gần như ít thay đổi về quy trình sản xuất so với thời điểm khi hình thành
làng nghề, thiết bị còn chắp vá và lạc hậu, CSSX xen lẫn trong khu dân cư.
Lực lượng lao động phần nhiều sử dụng lao động lúc nông nhàn, không yêu
cầu trình độ cao, không phân biệt tuổi tác và giới tính, phần lớn có quan hệ họ hàng
dòng họ, họ được đào tạo theo kiểu kinh nghiệm “ cha truyền, con nối”.
Phát triển không theo quy hoạch, không ổn định, có tính thời vụ, thăng trầm
phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, nhu cầu thị trường trong và ngoài nước.

`

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tình hình phát triển của loại hình làng nghề này tại một số tỉnh và thành
phố những năm gần đây như sau:
Ở Bắc Ninh: CBNSTP là loại nghề tiểu thủ công nghiệp phổ biến ở nông
thôn Bắc Ninh và chiếm tỉ trọng cao trong tổng số làng nghề của tỉnh (15 làng,
chiếm 25,4%). Các làng nghề này tập chung chủ yếu ở huyện Yên Phong. Làng
nghề bánh bún thôn Đoài (Tam Giang) và làng rượu Đa Lâm là 2 điển hình tiêu
biểu của loại hính sản xuất này. Các sản phẩm chính của các làng nghề này là bánh
bún khô, mỳ khô, rượu... (Đặng Kim Chi, 2012).
Ở Hưng Yên: Trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có rất nhiều làng nghề CBNSTP
theo báo cáo của ủy ban nhân dân tỉnh Hưng Yên về kế hoạch 5 năm về thực hiện
Nghị định 66/2006/NĐ-CP, ngày 07/7/2006 của chính phủ về phát triển nghề nông
thôn thì trên toàn tỉnh có tổng số 17 làng nghề CBNSTP tập chung chủ yếu ở huyện
Tiên Lữ, huyện Yên Mỹ, Kim Động, Mỹ Hòa,Văn Lâm và thành phố Hưng Yên.
Bao gồm các làng nghề như say sát, làm bánh đa, bánh bún, miến dong, nấu rượu,
chế biến hoa quả vải, táo, nhãn, sản xuất tương bần, đường mật. Nghề say sát, làm

bánh đa, bánh bún, miến dong thu hút khoảng 3000 lao động tham gia nằm rải rác
tại các huyện của tỉnh. Phương pháp sản xuất chỉ là thủ công truyền thống. Các làng
nghề điển hình gồm: làng nghề sản xuất tương bần Yên Nhân, làng nghề nấu rượu
thôn Trương Xá xã Toàn Thắng, làng nghề chế biến táo khô thôn Triết Trụ xã Bình
Minh…
Ở Nam Định: loại hình sản xuất này tại tỉnh có số lượng làng nghề không
nhiều nhưng khá phổ biến. Các sản phẩm chính là bún, bánh cuốn, bánh gai, miến..
Các làng nghề sản xuất bún bánh chủ yếu tập chung trong thành phố Nam Định.
Điển hình cho các làng nghề này là các làng nghề: Phong Lộc - Nam Phong - Thành
phố Nam Định, Làng Kênh - Lộc Vượng - Thành phố Nam Định, làng nghề thôn
Rỏi - Nam Dương - Nam Trực. Các làng nghề này thu hút được một số lượng lao
động đông đảo và đạt số lượng sản phẩm hàng năm cao, khoảng gần 1000 tấn/năm
(Đặng Kim Chi, 2012).
Ở thành phố Hà Nội: ngành nghề CBNSTP có từ lâu đời như nghề làm
miến dong ở Cát Quế, Dương Liễu (Hoài Đức), Hữu Hòa (Thanh Trì); tinh bột sắn
`

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

ở Minh Khai (Hoài Đức), Cộng Hòa, Tân Hòa (Quốc Oai); bún ở thôn Bạt (Ứng
Hòa), Phú Đô (Từ Liêm), Tứ Kì (Hoàng Mai); bánh chưng, bánh giầy thôn Thanh
Khúc (Duyên Hà - Thanh Trì); sản phẩm cốm ở Mễ Trì (Từ Liêm), bánh giầy Quán
Gánh (Thường Tín); nem Phùng (Đan Phượng), bánh cuốn (Thanh Trì)…. Toàn
thành phố có 159 làng có nghề CBNSTP chiếm 11,78% các làng có nghề của Thành
phố. Năm 2009 Thành phố đã công nhận 43 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề. Gía trị
sản xuất đạt 1.480,5 tỷ đồng, thu hút 26.594 hộ với 143.433 lao động. Thu nhập
bình quân 10,3 triệu đồng/người/năm [6].

1.2.2 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề CBNSTP và vấn đề
môi trường
Hoạt động của các làng nghề đã và đang gây áp lực to lớn đến chất lượng
MT tại các khu vực làng nghề. Bởi phần lớn các làng nghề có quy mô sản xuất nhỏ,
mặt bằng chật hẹp xen kẽ với khu dân cư; quy trình sản xuất thô sơ, lạc hậu, chủ
yếu tận dụng sức lao động, ít áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất,
gây lãng phí tài nguyên và phát sinh nhiều chất gây ô nhiễm MT, tác động trực tiếp
đến MT sống, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của người dân.
Bên cạnh đó, kết cấu hạ tầng nông thôn như đường xá, cống, rãnh thoát nước
thải không đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất, chất thải không được thu gom
và xử lý, dẫn đến nhiều làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng, cảnh quan thiên nhiên
bị phá vỡ để nhường chỗ cho mặt bằng sản xuất và các khu tập kết chất thải. Do đó,
chất lượng môi trường tại hầu hết các khu vực sản xuất trong các làng nghề đã và
đang bị ô nhiễm nặng.
1.2.2.1 Hiện trạng phát sinh chất thải sản xuất của làng nghề CBNSTP
Khối lượng và đặc trưng nước thải sản xuất ở các làng nghề phụ thuộc chủ
yếu vào công nghệ và nguyên liệu dùng trong sản xuất. CBNSTP là ngành sản xuất
có nhu cầu nước rất lớn và cũng xả thải ra khối lượng lớn nước thải với mức ô
nhiễm hữu cơ cao.

`

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 1.1: Đặc trưng ô nhiễm tại một số làng nghề CBNSTP trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam và Bình Thuận
Địa Phương


Tên làng nghề

Làng nghề sản

Giá trị BOD5 , COD cao hơn giới hạn QCCP.

xuất bún khô

Hàm lượng BOD5 gấp 14,2 lần, hàm lượng

Hòa Thuận

Quảng Nam

Đặc trưng nước thải

COD gấp 8,4 lần QCCP

Làng nghề

Các thông số của mẫu nước thải vượt QCCP

sản xuất bún

là: COD vượt 24,76 lần, BOD5 vượt tới 42,3

bánh Cẩm

lần, SS vượt 5,48 lần so với quy chuẩn, ngoài


Thịnh

ra còn N tổng số, tổng P đều vượt so với quy
chuẩn và Coliform vượt tới 520 lần so với quy
định

Làng nghề bánh

Giá trị BOD5, COD, SS cao hơn giới hạn

tráng Phú Thịnh QCCP. Hàm lượng BOD5 là 730 mg/l, cao
gấp 14,6 lần QCCP. Hàm lượng COD là 1237
mg/l, cao gấp 8,2 lần QCCP.
Bình Thuận
Làng nghề chế

Giá trị BOD5 cao gấp 59 lần QCCP, COD cao

biến cá cơm

gấp 34 lần QCCP. Các thông số tổng N và

Mũi Né

tổng P trong mẫu nước thải cũng rất cao, hàm
lượng tổng N cao hơn gấp 23 lần so với
QCCP.
“Nguồn: Bộ tài nguyên môi trường (2014)”


Trong quá trình phát triển của cả nước, các làng nghề CBNSTP cũng nâng
cao quy mô sản xuất để đáp ứng được yêu cầu của thị trường do đó thải ra lượng
nước thải ngày càng lớn. Như tỉnh Bắc Ninh, ngành công nghiệp chế biến thực
phẩm của tỉnh hiện nay đã và đang được đầu tư rất đáng kể, nhằm tận dụng và khai
thác mọi tiềm năng của ngành nông nghiệp, trong đó có các ngành sản xuất chính
như: nước giải khát, bia, mì ăn liền, thực phẩm đông lạnh và đồ hộp xuất khẩu,…
`

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Các nhà máy xí nghiệp của ngành chế biến thực phẩm ở Bắc Ninh được đầu tư công
nghệ hiện đại nên ảnh hưởng đến MT không lớn. Theo kết quả tính toán, thải lượng
các chất ô nhiễm MT nước trong nước thải của ngành đến năm 2010, 2015 và 2020
được thể hiện trong bảng 1.2 sau đây:
Bảng 1.2: Thải lượng các chất ô nhiễm môi trường nước của ngành CBNSTP đến
năm 2010, 2015 và 2020
Nước
Năm

thải SS

(m3/ngđ)

BOD5

(T/ngđ)


COD (T/ngđ)

(T/ngđ)

2010

5.735

2,0

0,67

7,7

2015

12.559

4,4

1,47

16,8

2020

26.402

9,2


3,1

35,4

“Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh (2011)”
1.2.2.2 Các vấn đề môi trường tại làng nghề CBNSTP
❖ Đặc điểm ô nhiễm môi trường làng nghề
Các chất thải phát sinh tại nhiều làng nghề đã và đang gây ô nhiễm, tác động
làm suy thoái MT nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân. Ô
nhiễm MT làng nghề có một số đặc diểm sau.
- Ô nhiễm môi trường làng nghề là dạng phân tán trong phạm vi một khu
vực (xóm, thôn, xã…). Do quy mô sản xuất nhỏ, phân tán, đan xen với khu vực sinh
hoạt nên đây là loại hình ô nhiễm khó quy hoạch và kiểm soát.
- Ô nhiễm làng nghề mang đặc trưng của các hoạt động sản xuất theo ngành
nghề và loại hình sản phẩm: do mỗi loại hình sản xuất, mỗi đặc trưng sản phẩm của
các làng nghề sẽ tạo ra các loại chất ô nhiễm khác nhau và tác động đến các thành phần
MT cũng khác nhau. Vì vậy ô nhiễm MT ở các làng nghề là không đồng nhất, chúng
có những nét khác biệt cụ thể phân theo từng nhóm các làng nghề chính (Viện Khoa
học và Công nghệ MT, 2005).
`

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 1.3: Đặc trưng nước thải các làng nghề CBNSTP
Phú
Chỉ tiêu




Quang Thôn

Tân

Quang TCVN

Đơn

Đô – Hội – Minh

Đoài – Độ - Bình – 5945 –

vị



Thái

– Kiến Hà



Kiến

Nội

Bình


Xương Nam

Tây

Xương (cột B)

2005

Nhiệt độ

o

27,7

26,3

27,5

26,5

-

27,5

40

pH

-


6,1

7,09

5,3

3,7

-

5,1

5,5 - 9

SS

mg/l

414

198

1434

2671

266

1764


200

COD

mg/l

2967

1880

1421

2993

3858

1271

400

BOD5

mg/l

1850

1040

1008


2003

1700

1080

50

∑N

mg/l

20,9

27,5

27

121

1002

67

60

∑P

mg/l


2,79

0,78

14

39

44,2

23

6

-

-

26×104 37×104 -

C

MPN
Coliform /100

21×104 104

ml
“Viện Khoa Học & CNMT khảo sát năm, (2008)”
- Ô nhiễm làng nghề thường khá cao tại khu vực sản xuất và ảnh hưởng trực

tiếp đến người lao động và người dân làng nghề: do mặt bằng sản xuất chật hẹp,
máy móc thiết bị thô sơ, lạc hậu, trình độ quản lý thấp, điều kiện sản xuất không
bảo đảm nên mức độ ô nhiễm tại các CSSX làng nghề khá cao. Người lao động do
không được trang bị đầy đủ các dụng cụ bảo hộ lao động, lại thường xuyên tiếp xúc
với các loại chất thải nên chịu tác động trực tiếp của quá trình ô nhiễm. Mặt khác do
khu sản xuất đan xen với khu dân cư nên việc lan truyền các chất ô nhiễm từ nơi sản
xuất tới nơi sinh hoạt là rất dễ dàng điều này gây ảnh hưởng trầm trọng đến sức
khỏe của người dân trong khu vực làng nghề.
❖ Ô nhiễm môi trường làng nghề
Vấn đề MT mà các làng nghề đang phải đối mặt không chỉ giới hạn ở trong
phạm vi các làng nghề mà còn ảnh hưởng đến người dân ở vùng lân cận. Theo Báo
cáo môi trường quốc gia năm 2008 với chủ đề “Môi trường làng nghề Việt Nam”.
Hiện nay “hầu hết các làng nghề ở Việt Nam đều bị ô nhiễm MT (trừ các làng nghề
`

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

không sản xuất hoặc dùng các nguyên liêu không gây ô nhiễm như thêu, may...).
Chất lượng MT tại hầu hết các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn khiến người lao
động phải tiếp xúc với các nguy cơ gây hại cho sức khỏe, trong đó 95% là từ bụi;
85,9% từ nhiệt và 59,6% từ hóa chất. Kết quả khảo sát 52 làng nghề cho thấy, 46%
làng nghề có MT bị ô nhiễm nặng ở cả 3 dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm
nhẹ” [1].
Tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề xảy ra ở mấy loại phổ biến
sau đây:
- Ô nhiễm nước: Qua khảo sát chất lượng nước thải của các làng nghề các năm
gần đây cho thấy mức độ ô nhiễm hầu như không giảm, thậm chí còn tăng cao hơn trước

khố i lươ ̣ng và đă ̣c trưng nước thải sản xuấ t ở các làng nghề phu ̣ thuô ̣c chủ yế u vào
công nghê ̣ và nguyên liê ̣u dùng trong sản xuấ t. CBNSTP, chăn nuôi, giế t mổ gia
súc, gia cầ m, ươm tơ, dê ̣t nhuô ̣m…, là những ngành sản xuấ t có nhu cầ u nước rấ t
lớn và cũng xả thải ra khố i lươ ̣ng lớn nước thải với mức ô nhiễm hữu cơ cao đế n rấ t
cao. Ngươ ̣c la ̣i, mô ̣t số ngành như tái chế , chế tác kim loa ̣i, đúc đồ ng, nhôm…, nhu
cầ u nước không lớn nhưng nước thải bị ô nhiễm các chấ t rấ t đô ̣c ha ̣i như các hóa
chấ t và các kim loa ̣i nă ̣ng như Fe, Cr, Zn, Ni, dầ u mỡ công nghiê ̣p…
Ngành CBNSTP là ngành có nhu cầu nước rất lớn và thải ra một lượng
không nhỏ giàu chất hữu cơ gây ô nhiễm MT. Tùy theo quy trình chế biến, nước
thải CBNSTP có BOD5 lên tới 2500-5000mg/l, COD 13300-20000mg/l (nước tách
bột đen trong sản xuất tinh bột sắn). Nước thải cống chung của các làng nghề này
đều vượt quy chuẩn cho phép (QCCP) từ 5-32 lần.
- Ô nhiễm không khí: Các làng nghề tại Việt Nam rất đa dạng, trong đó
một số loại hình sản xuất có đặc thù phát thải nhiều loại khí độc hại như làng
nghề tái sản xuất vật liệu xây dựng, thực phẩm, chế tác đa. Các khí thải điển
hình như bụi, khí SO 2 , NO 2 , hơi axit và kiềm sản sinh từ các quá trình như
xử lý bề mặt, nung, sấy, tẩy trắng, đục tạo hình các sản phẩm...(Bộ TN&MT,
2011).

`

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Hình 1.1: Ước tính thải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải làng nghề khu vực
đồng bằng sông Hồng (Bộ TN&MT, 2011)
Ghi chú: Tính toán dựa trên tổng số dân
Tại các làng nghề CBNSTP, nguồn gây ô nhiễm MT không khí đặc trưng là

mùi hôi do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ dạng rắn và chất hữu cơ tồn động
trong nước thải sinh ra. Các khí gây ô nhiễm gồm: H2S, CH4, NH3, đặc biệt là làng
nghề sản xuất nước mắm do phơi cá ngoài trời nên mùi hôi tanh bốc lên rất khó chịu
làm giảm chất lượng MT không khí và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân làng
nghề, giảm hiệu suất lao động. Mặt khác tại các làng nghề CBNSTP sử dụng than
và củi làm chất đốt đã thải vào không khí bụi và các chất khí CO2, SO2, NO, NO2
tuy nhiên, do được phát tán nên các chỉ tiêu về bụi và các chất khí này trong khu
vực sản xuất đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép.
- Ô nhiễm chất thải rắn (CTR): Thống kê năm 2008 cho thấy các làng
nghề tại miền Bắc phát sinh nhiều chất thải nguy hại nhất, đặc biệt là các làng
nghề tái chế kim loại, đúc đồng với nguồn chất thải rắn phát sinh bao gồm bavia,
bụi kim loại, phôi, rỉ sắt với lượng phát sinh khoảng 1 - 7 tấn/ngày. Các làng
nghề tái chế nguyên liệu các loại rác thải thông thường là nhựa, túi nilon, giấy,
hộp, vỏ lon, kim loại và các loại rác thải khác thường được đổ ra bất kỳ dòng
nước hoặc khu đất trống nào. Làm cho nước ngầm và đất bị ô nhiễm các chất hóa
học độc hại, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người [1].

`

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chấ t thải rắ n ở hầ u hế t các làng nghề chưa đươ ̣c thu gom và xử lý triê ̣t để ,
nhiề u làng nghề xả thải bừa baĩ gây tác đô ̣ng xấ u tới cảnh quan MT, gây ô nhiễm
MT không khí, nước và đấ t. Khố i lươ ̣ng chấ t thải rắ n của 225 làng nghề thuô ̣c thành
phố Hà Nô ̣i (sau mở rô ̣ng) đã lên tới 207,3 tấn/ngày (tương đương với khoảng 90
tấ n/ngày) chưa tính chấ t thải chăn nuôi gia súc, gia cầ m (Sở Công thương TP. Hà
Nô ̣i, 2008).

Hiện trạng MT đất và CTR tại các làng nghề CBNSTP có sự khác nhau giữa
các làng nghề. Làng nghề chế biến tinh bột sắn, dong thải ra lượng chất thải rắn như
vỏ, sơ. Hiện nay bãi thải sắn được tận thu làm thức ăn cho cá và chăn nuôi. Bã dong
chứa hàm lượng xơ cao, một phần được đem phơi khô làm nguyên liệu, phần lớn
được đổ xuống cống rãnh gây tắc nghẽn, khi bị phân hủy gây mùi xú uế. Nguồn thải
này góp phần chính làm ô nhiễm MT đất và trực tiếp gây ô nhiễm MT không khí
cũng như ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm ở làng nghề.
Các làng nghề nấu rượu, làm tương, đậu phụ và nước mắm có nguồn chất
thải rắn chủ yếu là bỗng rượu, bã đậu, bã cá là những thức ăn giàu dinh dưỡng cho
gia súc, gia cầm. Vì vậy, tại các làng nghề này thường phát triển chăn nuôi để tận dụng
nguồn bã thải đó và chất thải chăn nuôi cũng góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm làng
nghề. Còn lại là các làng nghề sản xuất bún, bánh lượng chất thải rắn không đáng kể,
chủ yếu chỉ có xỉ than [1].
1.2.3 Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất CBNSTP đến sức khỏe của người dân
Các làng nghề CBNSTP có đặc trưng là nước thải có hàm lượng chất hữu
cơ rất cao. Tuy nhiên tại các làng nghề chưa có kinh phí để xây dựng các công trình
xử lý nước thải, nước thải được đổ trực tiếp ra MT, bị ứ động tại các cỗng rãnh làm
nơi trú ngụ cho ruồi muỗi và các vi sinh vật gây bệnh, quá trình phân hủy yếm khí
các hợp chất hữu cơ sinh ra các khí mùi khó chịu ảnh hưởng tới sức khỏe của người
dân.
Thống kê tình hình bệnh tật tại các làng nghề CBNSTP trên tổng số người
đến khám chữa bệnh địa phương (Tổng cục môi trường tổng hợp, 2008):
- Làng nghề chế biến lương thực xã Dương Liễu, Hà Tây trước đây: Bệnh
hay gặp nhất là loét chân tay, chiếm 19,7%. Ngoài ra có các vấn đề về tiêu hóa
`

15



×