Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học bùn hoạt tính trong xử lý nước thải thủy sản có độ mặn cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 119 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... iv
DANH MỤC HÌNH ....................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ix
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................3
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................3
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...........................4
4.1. Đối tượng nghiên cứu ..........................................................................................4
4.2. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................4
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................................................4
5.1. Sơ đồ trình tự nghiên cứu ....................................................................................4
5.2. Phương pháp thực hiện ........................................................................................8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU ....................................................9
1.1. TỔNG QUAN VỀ VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN .......................9
1.1.1.

Hiện trạng về ngành chế biến thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam .......9

1.1.2.

Các vấn đề môi trường do ngành chế biến thủy hải sản gây ra ................12

1.1.2.1.

Nước thải ...............................................................................................12

1.1.2.2.

Khí thải ..................................................................................................14



1.1.2.3.

Chất thải rắn ..........................................................................................14

1.1.2.4.

Nhiệt thải và tiếng ồn .............................................................................15

1.1.2.5.

Mùi .........................................................................................................16

1.1.2.6.

Vi sinh vật ..............................................................................................16

1.1.3.

Thành phần và tính chất nước thải của ngành chế biến thủy hải sản .....16

1.2. NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ
NƯỚC THẢI CHẾ BIẾN THỦY SẢN CÓ ĐỘ MẶN CAO ................................20

i


1.2.1.

Nghiên cứu trong và ngoài nước về xử lý nước thải thủy sản có độ mặn


cao........ ......................................................................................................................20
1.2.2.

Tổng quan các phương pháp xử lý nước thải thủy hải sản ......................24

1.2.2.1.

Phương pháp sinh học bùn hoạt tính hiếu khí .......................................24

1.2.2.2.

Phương pháp dùng bể sinh học kỵ khí UASB ........................................25

1.2.2.3.

Phương pháp dùng bể sinh học thiếu khí ANOXIC ...............................25

1.2.2.4.

Phương pháp MBR lọc sinh học bằng màng .........................................26

1.2.2.5.

Phương pháp MBBR ..............................................................................26

1.2.3.

Tổng quan quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học bùn hoạt


tính………………………………………………………………………………….27
1.2.3.1.

Khái niệm ...............................................................................................27

1.2.3.2.

Nguyên tắc .............................................................................................27

1.2.3.3.

Các điều kiện, yêu cầu và các yếu tố ảnh hưởng tối quá trình xử lý .....29

1.2.3.4.

Cấu trúc của các chất bẩn và bùn hoạt tính ..........................................29

1.2.3.5.

Những đặc tính của vi sinh vật ..............................................................30

1.2.3.6.

Sự phân giải các chất hữu cơ ở quá trình xử lý sinh học hiếu khí ........31

1.2.3.7.

Những nhân tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học hiếu khí .........32

1.2.3.8.


Ưu và nhược điểm của quá trình: ..........................................................33

1.3. TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CHẾ PHẨM SINH HỌC
TRONG XỬ LÝ CHẤT THẢI ................................................................................33
1.3.1.

Khái niệm .....................................................................................................33

1.3.2. Công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học .....................................................34
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................38
2.1. VẬT LIỆU THÍ NGHIỆM ...............................................................................38
2.1.1.

Đối tượng nghiên cứu .................................................................................38

2.1.1.1.

Chế phẩm sinh học khảo sát: .................................................................38

2.1.1.2.

Nước thải thủy sản .................................................................................42

2.1.1.3.

Bùn hoạt tính ..........................................................................................45
ii



2.2.

Xây dựng mô hình nghiên cứu và thí nghiệm ............................................45

2.2. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH NGHIÊN CỨU.............................................53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM - THẢO LUẬN ....................................49
3.1. GIAI ĐOẠN CHẠY THÍCH NGHI ................................................................49
3.2. GIAI ĐOẠN CHẠY TẢI TRỌNG BỔ SUNG CHẾ PHẨM .........................52
3.2.1.

Thí nghiệm 1, 2: Xác định độ mặn xử lý tối ưu (Giả thuyết 1) .................53

3.2.1.1.

Thí nghiệm thử nghiệm ..........................................................................53

3.1.1.2.

Thí nghiệm tối ưu ...................................................................................73

3.1.3.

Thí nghiệm 3: Xác định nồng độ chế phẩm bổ sung tối ưu (Giả thuyết 2).81

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ……………………………..………………………86
1. KẾT LUẬN: .................................................................................................... 866
2. KIẾN NGHỊ: ......................................................................................................87
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................88
PHỤ LỤC


iii


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD: Biochemical oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hoá
COD: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học
CBTS: Chế biến thủy sản
DO: Dissolved Oxygen – Oxy hòa tan
HRT: Thời gian lưu thủy lực
KCN: Khu công nghiệp
PTN: Phòng thí nghiệm
MLSS: Mixed Liquoz Suspended Soil – Nộng độ chất rắn có trong bể bùn hoạt tính
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VSV: Vi sinh vật

iv


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam từ năm 1995 – 2017
……………………………………………………………………………………...11
Hình 1.2: Tình hình xuất thủy sản Việt Nam từ năm 2005 - 2017 ...........................12
Hình 1.3: Các giải đoạn tăng trưởng của tế bào vi sinh vật ......................................29
Hình 1.4: Qui trình sản xuất chế phẩm sinh học ......................................................34
Hình 1.5: Chế phẩm sinh học Microbe – Lift IND ...................................................38
Hình 1.6: Chế phẩm sinh học EM – WAT 1 .............................................................40
Hình 1.7: Sơ đồ dây chuyền công nghệ của công ty .................................................44
Hình 1.8: Mô hình bể thí nghiệm ..............................................................................45
Hình 1.9: Mô hình bố trí bể thí nghiệm ....................................................................46

Hình 3.1: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian nghiên cứu giai đoạn chạy
thích nghi ....................................................................................................................50
Hình 3.2: Diễn biến hiệu quả xử lý BOD5 theo thời gian nghiên cứu giai đoạn chạy
thích nghi ....................................................................................................................50
Hình 3.3: Diễn biến độ mặn theo thời gian nghiên cứu giai đoạn chạy thích nghi...51
Hình 3.4: Diễn biến MLSS theo thời gian nghiên cứu giai đoạn chạy thích nghi ....51
Hình 3.5: Diễn biến pH theo thời gian nghiên cứu giai đoạn chạy thích nghi ..........52
Hình 3.6: Diễn biến hiệu quả xử lý COD theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng
24 giờ có bổ sung chế phẩm IND ...............................................................................53
Hình 3.7: Diễn biến hiệu quả xử lý BOD5 theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng
24 giờ có bổ sung chế phẩm IND ...............................................................................54
Hình 3.8: Diễn biến độ mặn theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 24 giờ có
bổ sung chế phẩm IND ...............................................................................................55
Hình 3.9: Diễn biến MLSS theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 24 giờ có bổ
sung chế phẩm IND ....................................................................................................55
Hình 3.10: Diễn biến pH theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 24 giờ có bổ
sung chế phẩm IND ....................................................................................................56
v


Hình 3.11: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 12 giờ có bổ sung chế phẩm IND .....................................................................57
Hình 3.12: Diễn biến hiệu suất xử lý BOD5 theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 12 giờ có bổ sung chế phẩm IND .....................................................................58
Hình 3.13: Diễn biến độ mặn theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 12 giờ có
bổ sung chế phẩm IND ...............................................................................................58
Hình 3.14: Diễn biến độ MLSS thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 12 giờ có bổ
sung chế phẩm IND ....................................................................................................59
Hình 3.15: Diễn biến độ pH thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 12 giờ có bổ sung
chế phẩm IND ............................................................................................................59

Hình 3.16: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 8 giờ có bổ sung chế phẩm IND .......................................................................60
Hình 3.17: Diễn biến hiệu suất xử lý BOD5 theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 8 giờ có bổ sung chế phẩm IND .......................................................................61
Hình 3.18: Diễn biến độ mặn theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 8 giờ có
bổ sung chế phẩm IND ...............................................................................................61
Hình 3.19: Diễn biến MLSS theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 8 giờ có bổ
sung chế phẩm IND ....................................................................................................62
Hình 3.20: Diễn biến pH theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 8 giờ có bổ
sung chế phẩm IND ....................................................................................................62
Hình 3.21: Diễn biến hiệu quả xử lý COD theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 24 giờ có bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .......................................................64
Hình 3.22: Diễn biến hiệu quả xử lý BOD5 theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 24 giờ có bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .......................................................65
Hình 3.23: Diễn biến độ mặn theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 24 giờ có
bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .................................................................................65
Hình 3.24: Diễn biến MLSS theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 24 giờ có
bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .................................................................................66
vi


Hình 3.25: Diễn biến pH theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 24 giờ có bổ
sung chế phẩm EM – WAT1 ......................................................................................66
Hình 3.26: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 12 giờ có bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .......................................................67
Hình 3.27: Diễn biến hiệu suất xử lý BOD5 theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 12 giờ có bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .......................................................68
Hình 3.28: Diễn biến độ mặn theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 12 giờ có
bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .................................................................................68
Hình 3.29: Diễn biến MLSS theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 12 giờ có

bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .................................................................................69
Hình 3.30: Diễn biến pH theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 12 giờ có bổ
sung chế phẩm EM – WAT1 ......................................................................................69
Hình 3.31: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 8 giờ có bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .........................................................70
Hình 3.32: Diễn biến hiệu suất xử lý BOD5 theo thời gian chạy thử nghiệm với tải
trọng 8 giờ có bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .........................................................71
Hình 3.33: Diễn biến độ mặn theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 8 giờ có
bổ sung chế phẩm EM – WAT1 .................................................................................71
Hình 3.34: Diễn biến MLSS theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 8 giờ có bổ
sung chế phẩm EM – WAT1 ......................................................................................72
Hình 3.35: Diễn biến pH theo thời gian chạy thử nghiệm với tải trọng 8 giờ có bổ
sung chế phẩm EM – WAT1 ......................................................................................72
Hình 3.36: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian khi bổ sung chế phẩm
Microbe – Lift IND ở độ mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ .....................................................74
Hình 3.37: Diễn biến hiệu suất xử lý BOD5 theo thời gian khi bổ sung chế phẩm
Microbe – Lift IND ở độ mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ .....................................................75
Hình 3.38: Diễn biến độ mặn theo thời gian khi bổ sung chế phẩm Microbe – Lift
IND ở độ mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ ..............................................................................75
vii


Hình 3.39: Diễn biến MLSS theo thời gian khi bổ sung chế phẩm Microbe – Lift IND
ở độ mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ ......................................................................................76
Hình 3.40: Diễn biến pH theo thời gian khi bổ sung chế phẩm Microbe – Lift IND ở
độ mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ .........................................................................................76
Hình 3.41: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian khi bổ sung chế phẩm EM
– WAT 1ở độ mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ .......................................................................77
Hình 3.42: Diễn biến hiệu suất xử lý BOD5 theo thời gian khi bổ sung chế phẩm EM
– WAT 1ở độ mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ .......................................................................77

Hình 3.43: Diễn biến độ mặn theo thời gian khi bổ sung chế phẩm EM – WAT 1ở độ
mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ ..............................................................................................78
Hình 3.44: Diễn biến MLSS theo thời gian khi bổ sung chế phẩm EM – WAT 1ở độ
mặn 6‰, 7‰, 8‰, 9‰ ..............................................................................................79
Hình 3.45: Diễn biến pH theo thời gian khi bổ sung chế phẩm EM – WAT 1ở độ mặn
6‰, 7‰, 8‰, 9‰ ......................................................................................................79
Hình 3.46 và 3.47: Hiệu quả xử lý của chế phẩm Microbe - Lift IND và EM - WAT1
ở độ mặn 6‰ và 7‰ ..................................................................................................80
Hình 3.48 và 3.49: Hiệu quả xử lý của chế phẩm Microbe - Lift IND và EM - WAT1
ở độ mặn 8‰ và 9‰ ..................................................................................................80
Hình 3.50: Diễn biến hiệu suất xử lý COD theo thời gian khi bổ sung chế phẩm
Microbe – Lift IND ở các liều luợng khác nhau ........................................................81
Hình 3.51: Diễn biến hiệu suất xử lý BOD5 theo thời gian khi bổ sung chế phẩm
Microbe – Lift IND ở các liều luợng khác nhau ........................................................82
Hình 3.52: Diễn biến độ mặn theo thời gian khi bổ sung chế phẩm Microbe – Lift
IND ở các liều luợng khác nhau .................................................................................83
Hình 3.53: Diễn biến MLSS theo thời gian khi bổ sung chế phẩm Microbe – Lift IND
ở các liều luợng khác nhau .........................................................................................83
Hình 3.54: Diễn biến pH theo thời gian khi bổ sung chế phẩm Microbe – Lift IND ở
các liều luợng khác nhau ............................................................................................84
viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới năm 2015 ......................10
Bảng 1.2: Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở chế biến thủy hải sản của Hải
Phòng ..........................................................................................................................14
Bảng 1.3: Lượng chất thỉ rắn trong quá trình chế biến thủy hải sản .........................15
Bảng 1.4: Thành phần và tính chất nước thải các nhà máy chế biến thủy hải sản ở Bà
Rịa – Vũng Tàu ..........................................................................................................17

Bảng 1.5: Thành phần và tính chất nước thải nhà máy chế biến thủy hải sản Ngô
Quyền – Kiên Giang...................................................................................................17

ix


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường bờ biển dài rất thuận lợi phát
triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Ngành chế biến thủy hải sản phát
triển thành một ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất hàng hóa lớn, chiếm một phần
không nhỏ trong việc tăng trưởng kinh tế đất nước, đóng góp lớn vào tổng kim ngạch
xuất khẩu. Cùng với đó, trong những năm gần đây, ngành chế biến thủy hải sản ở
nước ta có sự phát triển vượt bậc về cả quy mô cũng như số lượng các cơ sở chế biến.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Việt Nam nằm
trong Top 5 các quốc gia đứng đầu thế giới về nuôi trồng và xuất khẩu thủy sản. Diện
tích nuôi tôm nước lợ tại Việt Nam là hơn 685.000 ha, sản lượng hơn 660.000 tấn và
có hơn 500 nhà máy chế biến thủy sản trên toàn quốc (Thủy sản Việt Nam, 2014).
Nhiều nhà máy, xí nghiệp chế biến được thành lập và đưa vào hoạt động, đã đặt
ra các vấn đề không nhỏ về môi trường và chất lượng nước thải sau xử lý. Các nhà
máy chế biến thủy hải sản nằm gần biển ở vùng thiếu nước ngọt thường sử dụng nước
biển cho nhiều công đoạn như rã đông hay rửa nguyên liệu thô...Nước thải sinh ra từ
các công đoạn này bên cạnh các chỉ số ô nhiễm đặc thù, còn có độ mặn cao gần như
nước biển: từ 10 – 30 g/l NaCl (Lefebvre, 2006). Chính vì vậy, bên cạnh việc tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp, thì việc kiểm soát cũng như bảo vệ môi trường chung, môi
trường nước nói riêng là vô cùng quan trọng và cấp bách hàng đầu.
Nước thải nhiễm mặn hay nước thải có độ mặn cao (Saline Wastewater hay High
Salinity Wastewater) gồm nhiều loại hình: nước thải sinh hoạt, thủy sản hay sản xuất

công nghiệp (Báo cáo phân tích xu hướng công nghệ - Sở Khoa học Công Nghệ TP.
HCM, 2016).
Trong môi trường nước mặn, các vi sinh vật (VSV) mất hoạt tính vì quá trình
plasmolysis xảy ra với sự có mặt của muối ăn, nghĩa là hiện tượng co hẹp của chất
nguyên sinh cách xa vách tế bào của vi khuẩn do mất nước dưới tác dụng của áp suất
thẩm thấu, dẫn đến những khoảng trống giữa các tế bào và màng tế bào. Điều này tác
1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

động xấu đến khả năng sinh trưởng của các vi sinh vật. Các hệ thống xử lý nước thải
áp dụng công nghệ cổ điển cũng gặp khó khăn vì trong môi trường nước thải có độ
mặn cao các VSV thường phát triển rất chậm, không đạt được mật độ sinh khối trong
hệ thống đủ cao để phân hủy hiệu quả. Các mô hình sử dụng bùn hoạt tính cũng gặp
khó khăn tương tự. Theo các nghiên cứu quốc tế được công bố, với độ mặn từ 3000
mg/l trở lên, sinh khối hiếu khí bị tác động rõ rệt, dẫn đến hiệu quả phân hủy hữu cơ
giảm mạnh. Nguyên nhân là độ mặn cao có thể gây ra áp lực thẩm thấu hoặc ức chế
các con đường phản ứng trong quá trình phân hủy hữu cơ . Vì thế, các hệ thống xử lý
sinh học truyền thống thường không hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu
cơ trong môi trường nước mặn (Lefebvre, 2006). Tuy nhiên, đây lại là giải pháp hoàn
toàn thân thiện với môi trường khi giải quyết các vấn đề ô nhiễm nước, nên Việt Nam
và trên thế giới đã có những nghiên cứu nhằm phân lập vi sinh vật và tìm kiếm sơ đồ
công nghệ sinh học phù hợp.
Có những loài vi sinh vật cần muối ăn để tăng trưởng được gọi là các vi sinh vật
halophilic. Nồng độ muối nội bào của các vi sinh vật halophilic (ưa muối) và chịu
muối (halotolerant) thường thấp và chúng duy trì một cân bằng thẩm thấu giữa
dịch bào (cytoplasm) của chúng với môi trường bên ngoài bằng cách tích lũy ở
hàm lượng cao các chất tan thẩm thấu hữu cơ khác nhau. Phần lớn các nghiên cứu xử
lý nước thải nhiễm mặn bằng phương pháp sinh học đã áp dụng các vi sinh vật ưa

mặn và các kỹ thuật hiếu khí. Đã có nghiên cứu loại bỏ COD trong nước thải nhiễm
mặn bằng hệ thống đĩa sinh học quay (rotating biological discs) với sinh khối bùn hoạt
tính có bổ sung dòng vi khuẩn chịu mặn Halobacterium Halobium (Dincer và Kargi,
2001)
Bên cạnh các vi khuẩn chịu mặn, các chủng nấm men đã thích nghi với
nồng độ mặn tương đối cao cũng là một nguồn vi sinh vật có khả năng xử lý
nước thải nhiễm mặn một cách hiệu quả.
Ngày nay, việc sử dụng chế phẩm sinh học nói chung và chế phẩm sinh học dạng
lỏng nói riêng có chứa chủng nấm men Saccharomyces kết hợp một số chủng vi khuẩn
2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

để xử lý nước thải thủy sản có độ mặn cao đang được quan tâm nhưng chưa có nghiên
cứu cụ thể. Trên thị trường ngày nay có rất nhiều loại chế phẩm sinh học nhưng đề tài
lựa chọn 2 chế phẩm sinh học Microbe – Lift IND và EM – WAT1
Do vậy, sử dụng chế phẩm sinh học để cải thiện tình hình nước thải là một giải
pháp để giải quyết bài toán này.
Vì lý do trên việc “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học bùn hoạt tính
trong xử lý nước thải thủy sản có độ mặn cao” là rất cần thiết.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Trên cơ sở đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thủy sản có độ mặn cao từ các
chế phẩm sinh học khảo sát, giúp cho các công ty chế biến thủy sản giảm được một
phần gánh nặng trong việc xử lý lượng nước thải.
Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng xử lý nước thải, xác định hiệu
suất xử lý nước thải chế biến thủy sản bằng bùn hoạt tính có bổ sung chế phẩm sinh
học quy mô phòng thí nghiệm.
Đánh giá hiệu quả và so sánh khả năng xử lý nước thải từ 2 chế phẩm Microbe
– Lift IND và EM – WAT1.

Xác định khoảng giá trị độ mặn, nồng độ chế phẩm tối ưu để đạt hiệu suất xử
lý tốt nhất.
3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Để thực hiện được thì nghiên cứu gồm các nội dung sau:
− Tổng hợp tài liệu liên quan về nước thải thủy sản, chế phẩm sinh học, quá trình
xử lý nước thải bằng pháp sinh học hiếu khí, đưa ra lựa chọn chế phẩm sinh học để
tiến hành nghiên cứu.
− Thiết lập mô hình thí nghiệm bùn hoạt tính hiếu khí và chạy thí nghiệm mô
hình.theo từng lô thí nghiệm.
− Phân tích các thông số liên quan để đánh giá hiệu quả xử lý nước thải thủy sản
có độ mặn cao của chế phẩm sinh học Microbe – Lift IND, EM – WAT1.

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

− Xác định tải trọng thích hợp.
4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU – PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1.

Đối tượng nghiên cứu
− Chế phẩm sinh học Microbe – Lift IND, EM – WAT 1 chứa chủng nấm men

Saccharomyces sp và vi khuẩn xử lý độ mặn.
− Nước thải thủy sản được lấy từ bể điều hòa sau song chắn rác tinh (Công ty Cổ
Phần Đầu Tư Thương Mại INCOMFISH – Địa chỉ: Lô A77/I Đường 7, Khu Công
Nghiệp Vĩnh Lộc, Quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh).
− Bùn hoạt tính được lấy từ bể lắng thứ cấp (Công Ty TNHH Framas Việt Nam
– Địa chỉ: Khu Công Nghiệp Sóng Thần 2, Số 9 Đường 12, Huyện Dĩ An, Bình

Dương).
− Mô hình xử lý sinh học hiếu khí với vi sinh vật tăng trưởng dạng lơ lửng (bùn
hoạt tính).
4.2.

Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện ở quy mô phòng thí nghiệm, Phòng thí nghiệm Kỹ

thuật Môi trường E3.03.12, Cở sở Quận 9, Trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao
HUTECH.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5.1.

Sơ đồ trình tự nghiên cứu

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Thu thập và tổng
hợp dữ liệu

Tổng quan về ngành chế biến thủy hải sản, nước
thải thủy sản và nước thải Công Ty Cổ Phần
Đầu Tư Thương Mại INCOMFISH.
Các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến xử lý nước thải có độ mặn cao.
Các tài liệu liên quan đến chế phẩm sinh học.


Phân tích dữ liệu –
đề xuất mô hình

Nguyên liệu: nước thải thủy sản có độ mặn cao,
chế phẩm sinh học: Microbe – Lift IND, EM –
WAT1.
Phân tích các chỉ tiêu độ mặn của nước thải
thủy sản – xác định chế phẩm thích hợp.
Lựa chọn phương pháp và mô hình xử lý.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm.

Sơ đồ 1

Sơ đồ bố trí nghiệm thức

Sơ đồ 2

Nghiên cứu mô hình

Chạy thích nghi và chạy theo tải trọng: 24h,
12h, 8h.
Phân tích các chỉ tiêu: COD, BOD5, MLSS, Cl, pH.

Tổng hợp kết quả

So sánh hiệu quả xử lý

Kết luận – Đánh
giá khả năng áp
dụng của đề tài


5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

➢ Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Mẫu nước thải đầu vào

Xác định các thông số đầu vào:
pH, COD, BOD, MLSS, Cl-

Đối chứng

Bể 1

Bê 2

Bể 3

Bể 4

Bể 5

Chạy mô hình xử lý sinh học hiếu khí ở các thời gian
ứng với tải trọng 24h, 12h, 8h.
Xác định khoảng giá trị độ mặn, nồng độ
chế phẩm tổi ưu đạt hiệu quả xử lý tốt
nhất
So sánh, đưa ra kết luận


6

Bể 6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

➢ Sơ đồ bố trí nghiệm thức
Nghiệm thức xử lý

Lô thí nghiệm 1

Lô thí nghiệm 2

Chế Phẩm Microbe – Lift IND

Chế Phẩm EM- WAT1

Nghiệm thức thử nghiệm C1;C2;C3

Nghiệm thức thử nghiệm C1;C2;C3

Nghiệm thức chạy chính thức

Nghiệm thức chạy chính thức

ĐC

C4


C6

C5

C

ĐC

C7

6

C4

C5

C

6

CMuối (Tối ưu)

CMuối (Tối ưu)

So sánh – Đánh giá 2 chế phẩm – Tiến hành lô thí nghiệm 3

ĐC

C6


[1]

[2]

[3]

[4]

CIND (Tối ưu)

7

[5]

[6]

[7]

C7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

➢ Ký hiệu nghiệm thức của mỗi nồng độ khác nhau
THÍ NGHIỆM 1;2






THÍ NGHIỆM 3

HIỆU

MICROBE – LIFT IND

HIỆU

NỒNG ĐỘ MẶN

C1

1‰ nồng độ mặn

[1]

4ml/30L nồng độ chế phẩm

C2

5‰ nồng độ mặn

[2]

5ml/30L nồng độ chế phẩm

C3

10‰ nồng độ mặn


[3]

6ml/30L nồng độ chế phẩm

C4

6‰ nồng độ mặn

[4]

7ml/30L nồng độ chế phẩm

C5

7‰ nồng độ mặn

[5]

8ml/30L nồng độ chế phẩm

C6

8‰ nồng độ mặn

[6]

9ml/30L nồng độ chế phẩm

C7


9‰ nồng độ mặn

[7]

10ml/30L nồng độ chế phẩm

ĐC

Đối chứng

ĐC

Đối chứng

IND

7ml/30L

EM - WAT1

3ml/30L

Phương pháp thực hiện

5.2.

− Phương pháp thu thập tài liệu và biên hồi tài liệu: Thu thập tài liệu liên quan
đến chế phẩm sinh học, liên quan đến nước thải có độ mặn cao trong và ngoài nước,
nước thải thủy sản…

− Phương pháp lấy mẫu: Vị trí lấy mẫu, số lượng mẫu cần lấy, bảo quản mẫu….
− Phương pháp thực nghiệm: Lắp đặt mô hình xử lý nước thải bằng phương pháp
hiếu khí, tiến hành chạy theo tải trọng với loại 2 chế phẩm khác nhau và vận hành mô
hình.
− Phương pháp trao đổi ý kiến: Trong quá trình thực hiện đề tài đã tham khảo ý
kiến của giáo viên hương dẫn về vấn đề có liên quan.
− Phương pháp thống kê: Thống kê tính toán các biến thiên về: COD, BOD5, Cl, MLSS, pH,... trong quá trình chạy mô hình.
− Phương pháp đánh giá, nhận xét: Đánh giá và nhận xét các kết quả trong quá
trình chạy mô hình.
− Phương pháp phân tích tại phòng thí nghiệm

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
1.1.

TỔNG QUAN VỀ VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN THỦY HẢI SẢN

1.1.1. Hiện trạng về ngành chế biến thủy hải sản trên thế giới và Việt Nam
❖ Trên thế thới:
Nuôi trồng thủy sản là một ngành sản xuất động thực vật thủy sinh trong điều
kiêṇ kiểm soát hoặc bán kiểm soát, hoăc ̣như người ta vẫn thường nói, nuôi trồng thủy
sản là sản xuất nông nghiêp ̣ trong môi trường nước. (Cục khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thúy sản, 2003)
Thủy sản là ngành công nghiệp mang tính toàn cầu lớn đa dạng và cung cấp
nhiều chủng loại sản phẩm, tối đa hóa thị trường nhập khẩu và xuất khẩu. Trong cùng
xu hướng tăng sản lượng, tổng lượng thủy sản được giao dịch trên toàn cầu gần như

không đổi trong vòng 3 năm, ở mức 60 tấn. Điều này chỉ ra tầm quan trọng trong tiêu
thụ nội địa tại nước sản xuất đang tăng lên, đặc biệt là tại các vùng đang phát triển.
(Tổng quan thủy sản thế giới, 2016)
Tăng trưởng trong giao dịch thủy sản ở các nước đang phát triển tương đối
chậm, các nhà sản xuất và thị trường các nước phất triển vẫn dẫn đầu xu thế tăng
trưởng. Châu Âu, đã tăng trưởng đáng kể về giá trị giao dịch trong năm 2016, nhờ
nhu cầu tiêu thụ tăng chậm nhưng ổn định trong điều kiện kinh kế duy trì tăng trưởng.
Giá trị giao dịch tăng còn nhờ vào nguyên nhân giá cao đối với một số sản phẩm như
cá tuyết, cá hồi, các loại thân mềm, cá biển. (Tổng quan thủy sản thế giới, 2016)
Năm 2017, các yếu tố môi trường hạn chế khả năng cung cấp một số sản phẩm
thủy sản quan trọng, cả tự nhiên và nuôi trồng, điều này sẽ khiến giá tăng trên thị
trường quốc tế, đặc biệt là khi xem xét đến triển vọng nhu cầu toàn thế giới. Các nhà
phân tích dự báo khả năng phục hồi kinh tế chậm ở khu vực Châu Âu và sự tăng
trưởng tương đối thấp nhưng ổn định ở khu vực Hoa Kỳ và Nhật bản, trong khi Nga
và Brazil dường như đang thoát khỏi khủng hoảng. So với nhu cầu cao tại một số nền
kinh tế mới nổi, triển vọng thị trường thủy sản toàn thế giới có thể được miêu tả một
cách thận trọng theo xu hướng lạc quan. (World Atlas, 2017)
9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Top các nước xuất khẩu cá và thủy sản lớn nhất thế giới năm 2015
-

China ($14.1 Billion USD)

-

Norway ($8.8 Billion USD)


-

Vietnam ($5.8 Billion USD)

-

USA ($5.1 Billion USD)

-

India ($4.6 Billion USD)

-

Canada ($4.2 Billion USD)

-

Chile ($4.0 Billion USD)

-

Sweden ($3.7 Billion USD)

-

The Netherlands ($3.13 Billion USD)

-


Indonesia ($3.11 Billion USD)

Bảng 1.1: Sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới năm 2015
XẾP
HẠNG

THU HOẠCH THỦY SẢN

ĐẤT NƯỚC

HÀNG NĂM (Triệu tấn)

1

Trung Quốc

58.8 triệu tấn

2

Indonesia

14.4 triệu tấn

3

Ấn Độ

4.9 triệu tấn


4

Việt Nam

3.4 triệu tấn

5

Philippines

2.3 triệu tấn

6

Bangladesh

2.0 triệu tấn

7

Hàn Quốc

1.6 triệu tấn

8

Na Uy

1.3 triệu tấn


9

Chile

1.2 triệu tấn

10

Ai Cập

1.1 triệu tấn

11

Nhật Bản

1.0 triệu tấn

12

Myanmar

0.96 triệu tấn
Nguồn:World Atlas, 3/2017

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


❖ Tại Việt Nam:
Việt Nam là một trong 10 nước xuất khẩu thủy sản hàng đầu trên thế giới,
ngành thủy sản hiện tại chiếm 4% GDP, 8% xuất khẩu và 9% lực lượng lao động
(khoảng 3,4 triệu người) của cả nước. Nhóm hàng chủ đạo trong xuất khẩu thủy sản
của Việt Nam là cá tra, cá basa, tôm và các động vật thân mềm như mực, bạch tuộc,
nghêu, sò,… Trong vòng 20 năm qua ngành thủy sản luôn duy trì tốc độ tăng trưởng
ấn tượng từ 10-20% (INEST, 2009). Năm 2001, nước mắm chiếm 50% sản lượng và
31% giá trị, thủy sản đông lạnh chiếm tương ứng 12,9% và 17,6%, còn lại là cá khô,
bột cá, mực khô, tôm khô… Đến năm 2010 thủy sản đông lạnh đã tăng trưởng mạnh
và chiếm 28,4% về sản lượng và 35% về giá trị. Sản lượng và giá trị nước mắm vẫn
tăng, nhưng chỉ còn chiếm 34,7% sản lượng và 21,3% về giá trị. Bên cạnh đó, nhờ có
phụ phẩm từ chế biến cá tra nên sản lượng và giá trị bột cá tăng mạnh, chiếm 24,6%
về sản lượng và 12,9% về giá trị. (Nguyễn Thế Đồng và ctv, 2011).

Hình 1.1: Sản lượng nuôi trồng và khai thác thủy sản Việt Nam từ năm 1995 - 2017
Trong giai đoạn 2001 – 2015, xuất khẩu thủy sản tăng nhanh về cả giá trị và
khối lượng. Đến năm 2015, giá trị xuất khẩu đạt 6,57 tỷ USD, sản phẩm thủy sản
được xuất khẩu sang 164 nước và vùng lãnh thổ. 3 thị trường chính là EU, Mỹ và

11


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nhật Bản chiếm trên 54% tỷ trọng. Số nhà máy và công suất cấp đông của các cơ sở
chế biến tăng rất nhanh trong giai đoạn 2001- 2013. Trong giai đoạn này, có sự phân
khúc rõ rệt về phân bố và quy mô các doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu theo
vùng. Có trên 80% sản lượng chế biến thủy sản xuất khẩu từ các tỉnh thành phố thuộc
vùng Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Sản lượng chế biến thủy sản của

vùng đồng bằng sông Hồng chiếm tỷ trọng chưa đến 1,5%. (Tổng quan ngành chế
biến thủy sản Việt Nam, 2017).

Hình 1.2: Tình hình xuất thủy sản Việt Nam từ năm 2005 - 2017
Ngành công nghiệp chế biến thủy sản rất phát triển ở các tỉnh phía Nam trong
những năm gần đây với hầu hết các cơ sở chế biến thủy sản công suất trung bình từ
1.200 – 6.500 tấn sản phẩm/năm. Số cơ sở chế biến thủy sản của khu vực là 132 cơ
sở, chuyên sản xuất các mặt hàng cao cấp (chiếm gần 40% tổng số cơ sở chế biến thủy
sản trên toàn quốc). Nguyên liệu chủ yếu của khu vực này cũng là các loại tôm sú và
các loại mức ống, mực nang, bạch tuộc, cá da trơn… (Tổng quan ngành chế biến thủy
sản Việt Nam, 2017).
1.1.2. Các vấn đề môi trường do ngành chế biến thủy hải sản gây ra
1.1.2.1. Nước thải

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nước thải là một trong những vấn đề môi trường lớn nhất của ngành chế biến
thủy hải sản, nước thải chế biến thủy hải sản đặc trưng bởi các thông số ô nhiễm như:
màu, mùi, chất rắn không hòa tan, chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn, chỉ số BOD, COD,
pH... Nước thải thủy sản có thể chia thành ba nguồn khác nhau: nước thải sản xuất,
nước thải vệ sinh công nghiệp và nước thải sinh hoạt. Trong đó nước thải thủy sản có
hàm lượng COD dao động trong khoảng 300 – 3000 (mg/L), giá trị điển hình là 1500
(mg/L), hàm lượng BOD dao động trong khoảng từ 300 – 2000 (mg/L), giá trị điển
hình là 1000 (mg/L). Trong nước thường có các vụn thủy sản và các vụn này dể lắng,
hàm lượng chất rắn lơ lửng dao động từ 200 – 1000 (mg/L), giá trị thường gặp là 500
(mg/L). Nước thải thủy sản cũng bị ô nhiễm chất dinh dưỡng với hàm lượng Nito khá
cao từ 50 – 200 (mg/L), giá trị điển hình là 30 (mg/L). Ngoài ra, trong nước thải của

ngành chế biến thủy hải sản có chứa thành phần hữu cơ mà khi bị phân hủy sẽ tạo ra
các sản phẩm trung gian của sự phân hủy các acid béo không bảo hòa, tạo mùi rất khó
chịu và đặc trưng, gây ô nhiễm về mặt cảm quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
công nhân làm việc. Đối với các công ty thủy sản có sản xuất thêm các sản phẩm khô,
sản phẩm đóng hộp thì trong dây chuyền sản xuất sẽ có thêm các công đoạn nướng,
luộc, chiên thì trong thành phần nước thải sẽ có chất béo, dầu… Đặc biệt những nhà
máy chế biến hải sản nằm gần biển ở vùng thiếu nước ngọt thường sử dụng nước biển
cho nhiều công đoạn như rã đông hay rửa nguyên liệu thô nên độ mặn của nước thải
trong các nhà máy này rất cao, khó xử lý. (Nguyễn Thế Đồng và ctv, 2011)

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Bảng 1.2: Kết quả phân tích nước thải tại một số cơ sở chế biến thủy hải sản của
Hải Phòng
THÔNG SỐ

CTY TMTN

CTY CP

CTY CBTS

TCVN 5945 –

MINH

ĐỒ HỘP


XK HẢI

1995 (Giá trị giới

CHÂU

HẠ LONG

PHÒNG

hạn loại B, cột 2

BOD5 mg/L

1053

1040

777

50

COD mg/L

1255

1307

851


100

Tổng P mg/L

15.83

27.67

41

6

Tổng N mg/L

165.2

139.36

137

6

SS mg/L

157.5

171.15

56


100

pH

7.67

7.64

7

5.5 – 9

Clo

0.09

0.09

0.07

2

Nguồn: Đánh giá môi trường chiến lược cho quy hoạch tổng thể phát
triển thủy sản Hải Phòng, 2015
1.1.2.2. Khí thải
Khí thải sinh ra từ các lò đốt (lò đốt dầu của lò hơi), máy phát điện có chứa các
chất gây ô nhiễm như NO2, SO2, bụi với mức độ dao động theo thời gian và mức độ
vận hành theo lò hơi. Tuy vậy, các chất ô nhiễm này đều có nồng độ nhỏ hơn tiêu
chuẩn cho phép (TCVN 5937 – 1995). Trong ngành chế biến thủy hải sản, các chất

gây ô nhiễm không khí khá đặc trưng đó là H2S với nồng độ có khả năng đạt từ 0.20.4 mg/m3, sinh ra chủ yếu từ sự phân hủy các chất thải rắn (đầu, ruột, vẩy…) của các
vi khuẩn và NH3 sinh ra từ mùi nguyên liệu thủy sản hoặc do sự thất thoát từ các máy
nén khí của các thiết bị đông lạnh. Các khí này có đặc điểm không phát tán đi xa nên
mức độ ô nhiễm chỉ giới hạn trong khu vực phát sinh chúng. Nhìn chung, các chất
gây ô nhiễm không khí của ngành chế biến thủy sản là khá đa dạng nhưng ở mức độ
nhẹ và có thể khắc phục. (Nguyễn Thế Đồng và ctv, 2011)
1.1.2.3. Chất thải rắn

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Chất thải rắn sinh ra trong quá trình chế biến tồn tại dưới dạng thừa; tạp chất,
đầu, đuôi, xương vẩy…phần lớn các chất này được tận dụng lại để chế biến thành các
loại thức ăn gia súc. Tuy nhiên, vẫn còn xót lại một lượng chất thải rắn trôi theo dòng
nước thải do quá trình làm vệ sinh nhà xưởng không kỹ, lượng chất thải này có thể là
nguồn gây ô nhiễm không khí bổ sung do mùi từ chúng bốc lên, gây khó chịu và ảnh
hưởng đến sức khỏe của công nhân trong công ty và cư dân ở khu vực lân cận. (
Nguyễn Thế Đồng và ctv, 2011)
Bảng 1.3: Lượng chất thỉ rắn trong quá trình chế biến thủy hải sản
QUÁ TRÌNH CHẾ BIẾN

STT

LƯỢNG CHẤT
THẢI RẮN

1


Đông lạnh: (tấn phế thải/tấn sản phẩm)
-

Tôm đông lạnh

0.75

-

Cá đông lạnh

0.6

-

Nhuyễn thể chân đầu nông lạnh

0.45

-

Giáp xác đông lạnh

-

Nhuyễn thể hai mảnh vỏ đông lạnh

4

2


Nước mắm (tấn chất thải/1000 lít nước mắm)

0.2

3

Hàng khô: (tấn phế thải/tấn nguyên liệu)

0.5 – 0.6

-

Tôm khô

0.43

-

Cá khô

0.38

-

Mực ống khô

0.17

4


Đồ hộp (tấn phế thải/tấn sản phẩm)

5

Agar (tấn phế thải/tấn sản phẩm)

1.7
6
Nguồn: WHO, 1993

1.1.2.4. Nhiệt thải và tiếng ồn
Nhiệt thải từ lò nấu, từ hệ thống làm lạnh và tiếng ồn từ các thiết bị sản xuất
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân và người dân xung quanh.

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Tiếng ồn và độ rung thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, làm giảm
thính lực của người lao động, giảm hiệu suất làm việc, và phát sinh nhiều chứng bệnh
khác. Tác động của tiếng ồn có biểu hiện qua phản xạ của hệ thần kinh hoặc gây trở
ngại đến hoạt động của hệ thần kinh thực vật, khả năng định hướng, giữ thăng bằng
qua đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tiếng ồn quá lớn có thể gây thương tích.
(Nguyễn Thế Đồng và ctv, 2011)
1.1.2.5. Mùi
Mùi hôi tanh ở khu vưc sản xuất tuy không có độc tính cấp, nhưng trong điều
kiện phải tiếp xúc với thời gian dài người lao động sẽ có biểu hiện đặc trưng như buồn
nôn, kém ăn, mệt mỏi trong giờ làm việc. (Nguyễn Thế Đồng và ctv, 2011)

1.1.2.6. Vi sinh vật
Các vi sinh vật đặc biệt vi khuẩn gây bệnh và trứng giun sán trong nguồn nước
là nguồn ô nhiễm đặc biệt. Con người trực tiếp sử dụng nguồn nước nhiễm bẩn hay
qua các nhân tố lây bệnh sẽ truyền dẫn các bệnh dịch cho người như bệnh lỵ, thương
hàn, bại liệt, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, tiêu chảy cấp tính. (Nguyễn Thế Đồng và
ctv, 2011)
1.1.3. Thành phần và tính chất nước thải của ngành chế biến thủy hải sản
Đặc điểm của ngành chế biến thủy hải sản là có lượng chất thải lớn. Các chất
thải có đặc tính dễ ươn hỏng và dễ thất thoát theo đường thâm nhập vào dòng nước
thải. (Nguyễn Thế Đồng và ctv, 2011)
Đối với các khâu chế biến cơ bản, nguồn thải chính là khâu xử lý và bảo quản
nguyên liệu trước khi chế biến, khâu rả đông, làm vệ sinh thiết bị nhà xưởng. Đối với
hoạt động đóng hộp, ngoài các nguồn ô nhiễm ở các khâu rót nước sốt, nước muối,
dầu. Các nguồn thải chính từ sản xuất bột cá và dầu cá là nước khát máu từu khâu bốc
dỡ và bảo quản cá và thời điểm dòng thải đậm đặc nhất là khâu ly tâm nước ngưng tụ
các thiết bị cô đặc. (Tổng cục môi trường, 2011).
Nước trong chế biến thủy hải sản có hàm lượng chất hữu cơ cao vì trong đó có
dầu, protein, chất rắn lơ lửn và chứa lượng phosphat và nitrat. Dòng thải từ chế biến
16


×