Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Một cách viết dự án kinh doanh hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.25 KB, 9 trang )

Một cách viết dự án kinh doanh hiệu quả
( Bình chọn: 5 -- Thảo luận: 4 -- Số lần đọc: 13674)
Một hướng dẫn chuẩn bị dự án kinh doanh rất có hiệu quả được áp dụng khá thành công trong nhiều lĩnh
vực, điển hình làkinh doanh lĩnh vực CNTT.
Không nên xem nhẹ phần tóm tắt dự án
Phần tóm tắt dự án (Executive Summary) là một trong
những phần quan trọng nhất của một kế hoạch kinh doanh.
Đây sẽ là phần được đọc và phân tích đầu tiên bởi những
người thẩm định, đồng thời cũng là nhà đầu tư tương lai.
Thử hình dung nếu bản kế hoạch kinh doanh của bạn nằm
trong số hàng chục dự án đang kêu gọi đầu tư, thì yếu tố thu
hút sự chú ý của người đọc ngay từ đầu đóng vai trò rất quan trọng. Các dự án có phần tóm tắt thuyết phục
và rõ ràng sẽ lôi cuốn người đọc tiếp tục tập trung xem xét thêm các phần sau của dự án.
Thông thường phần tóm tắt dự án không dài quá hai trang chứa đựng những điểm chắt lọc, chủ yếu nhất
của tất cả các phần còn lại của dự án. Trong phần tóm tắt, bạn nên đưa vào những con số tài chính mà
theo bạn sẽ gây ấn tượng nhất đối với các nhà đầu tư về hiệu quả kinh doanh mà dự án mang lại.
Ngoài ra, phần này nên có thêm ba mục nhỏ gồm:
(i) Mục tiêu - Objectives: nêu ra những mục tiêu tài chính và phi tài chính mà dự án nhắm đến (doanh thu,
tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sản xuất…).
(ii) Nhiệm vụ - Mission: những hình ảnh mà công ty muốn tạo ra đối với khách hàng, những giá trị mà dịch
vụ/sản phẩm của công ty sẽ mang lại cho khách hàng, những cam kết mà công ty sẽ thực hiện...
(iii) Yếu tố thành công - Keys to success: những khác biệt mà công ty sẽ đem lại so với các đối thủ cạnh
tranh, những yếu tố nhằm đảm bảo mục tiêu đưa ra sẽ đạt được.
Phần tóm tắt dự án nên được viết cuối cùng sau khi các phần khác của bản kế hoạch kinh doanh đã được
hoàn thiện. Bởi vì lúc này người viết biết rõ dự án của mình có những điểm trọng yếu gì và sẽ dễ tóm tắt
những gì mình đã viết ra hơn là tóm tắt những gì chưa được viết rõ ràng.
Đừng quá sa đà vào lĩnh vực chuyên môn của mình
Trong các bản kế hoạch tham gia dự thi, một trong những thiếu sót thường gặp nhất là người viết quá sa đà
vào lĩnh vực chuyên môn của mình.
Chẳng hạn, nếu người viết có kinh nghiệm về tiếp thị kinh doanh thì mảng phân tích thị trường và nhu cầu
sản phẩm của họ rất chi tiết, trong khi đó ở các phần dự đoán tài chính, nguồn vốn thực hiện dự án lại


không được viết rõ ràng và mạch lạc, các quy trình kỹ thuật sản xuất, nguồn nguyên liệu đầu vào lại bị xem
nhẹ.
Ngược lại, nếu người viết có kiến thức kỹ thuật chuyên môn về sản phẩm
mình dự định cung cấp thì họ lại quá chuyên tâm về chi tiết kỹ thuật của sản
phẩm mà không đánh giá được nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh
và phân khúc họ muốn nhắm vào.
Dù ý tưởng của bạn rất hay, nhưng khi viết bản kế hoạch kinh doanh, bạn
đừng quên một nhân tố rất quan trọng: con người triển khai dự án - khả
năng của đội ngũ quản lý điều hành. Đây chính là một trong những yếu tố
thuyết phục nhà đầu tư bỏ vốn vào dự án của bạn. Chính vì thế mà trong
bản kế hoạch kinh doanh, bạn nên có phần giới thiệu về khả năng và kinh
nghiệm của người viết hoặc những người tham gia dự án, thay vì chỉ có một
số thông tin về sơ đồ tổ chức của dự án và mức lương dự tính cho các vị trí
tương ứng.
Để thuyết phục các nhà đầu tư, một bản kế hoạch kinh doanh cần những yếu tố gì? Một bản kế hoạch kinh
doanh hoàn thiện cần phải đảm bảo các phần sau:
(i) Sản phẩm, dịch vụ: mô tả sản phẩm, dịch vụ mà công ty sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách
hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.
(ii) Phân tích thị trường: là phần trọng yếu mà từ đó người viết (cũng như người đọc) có thể xác định
được phân khúc thị trường, tiềm năng phát triển, nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, tình
hình các đối thủ cạnh tranh…
(iii) Chiến lược thực hiện: ở mức tối thiểu thường bao gồm các chiến lược tiếp thị, quảng bá, và bán
hàng; nên bao gồm những cột mốc về ngày tháng và chi phí.
(iv) Đội ngũ quản lý: phần này rất được nhà đầu tư chú trọng, bao gồm một sơ đồ tổ chức, sơ lược về
năng lực của những người tham gia dự án, xác định những kỹ năng còn thiếu sót và chiến lược bổ trợ
những thiếu sót ấy, cuối cùng là kế hoạch nhân sự ở cấp lãnh đạo.
(v) Phân tích tài chính: các báo cáo dự toán ở mức tối thiểu về kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lưu
chuyển tiền tệ cho 3-5 năm; ngoài ra có thể phân tích thêm về thời điểm hòa vốn hoặc các chỉ tiêu tài chính
cơ bản.
Một bản kế hoạch kinh doanh thường không đòi hỏi người viết phải trau chuốt về ngôn từ nên các ý chính

có thể được viết dưới dạng gạch đầu dòng miễn sao bảo đảm yếu tố rõ ràng mạch lạc. Ngoài ra để làm
phong phú và tăng tính hấp dẫn, dễ hiểu của bản kế hoạch, bạn có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị và bảng
biểu để minh họa cho ý tưởng của mình.
Sưu tầm
5 bước để có bản đề án kinh doanh hiệu quả
( Bình chọn: 9 -- Thảo luận: 7 -- Số lần đọc: 15467)
Bạn đột phá trong ý tưởng kinh doanh? Bạn biết cái thị trường đang cần? Bạn biết mình muốn bán gì, cho
ai và như thế nào? Vậy thì tất cả những gì bạn cần bây giờ chính là một bản đề án kinh doanh.
Rất nhiều người khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng kinh doanh mình ấp ủ e ngại về một bản đề án kinh
doanh. Họ cho rằng đó là những giấy tờ phức tạp và không mấy hữu ích, thậm chí chỉ làm cho con đường
trở thành nhà kinh doanh tiên phong của họ thêm khó khăn. Thực tế là họ đã lầm.
Một bản đề án kinh doanh là hết sức cần thiết vì nó giúp bạn có cái nhìn tổng thể về hoạt động kinh doanh
bạn sẽ tiến hành. Thay vì những áng chừng mơ hồ về khách hàng cơ bản hay lợi nhuận tiềm năng, bản đề
án đề cập đến mọi vấn đề một cách rõ ràng, nó khiến bạn phải suy nghĩ thấu đáo và hạn chế đến mức tối
thiểu những sai sót trong kinh doanh mà bạn có thể phải đánh đổi bằng cả sự nghiệp ấp ủ, cả những khoản
tiết kiệm bấy lâu và đôi khi là cả sự nghiệp của bạn.
Bên cạnh đó một bản đề án còn là công cụ để
thu hút sự quan tâm của người khác vào ý tưởng
của bạn. Một bản đề án kỹ lưỡng cho thấy sự
nghiêm túc của bạn khi theo đuổi một ý tưởng
chứ không phải chỉ đơn thuần là một ý tưởng trời
ơi đất hỡi. Bản đề án còn nói lên sự chuyên
nghiệp và hiểu biết của bạn trong khởi sự cũng
như vận hành dự án. Điều này đặc biệt quan
trọng khi bạn cần đến sự tài trợ về tài chính.
Vậy thì nếu tin xấu là bản đề án là một phần không thể thiếu khi bạn muốn khởi nghiệp thì tin vui là bản đề
án không quá phức tạp như bạn có thể đã nghĩ. Bạn chỉ cần trải qua năm bước sau:
Tóm tắt khái quát
Mặc dù đây là phần nên xuất hiện đầu tiên trong bản đề án của bạn nhưng thực tế bạn nên viết sau cùng
bởi lẽ như chính tên gọi của nó cho thấy đây là phần tổng hợp toàn bộ nội dung của bản đề án. Rất nhiều

người đọc chỉ quan tâm đến phần này nên bản phải chắc chắn rằng phần mở đầu này được viết cẩn thận
và bao quát. Nghe có vẻ như rất khó khăn nhưng thực tế không hề phức tạp. Hãy chắc chắn rằng bạn đã
nắm rõ toàn bộ kế hoạch kinh doanh, lập một danh sách những thông tin mà bạn cho là quan trọng nhất hay
bạn thực sự muốn thu hút sự chú ý của người đọc nhất và đưa nó vào phần khái quát.
Tổng quan về công ty
Đây là phần sẽ thay bạn nói lên những gì bạn
đang ấp ủ và bạn sẽ lên kế hoạch cho nó như
thế nào. Thông thường phần này sẽ bao gồm
tầm nhìn, sứ mạng và triết lý kinh doanh của
doanh nghiệp, những mục tiêu và chiến lược
mà bạn đề ra cho công ty mình sắp thành lập.
Sứ mệnh và tầm nhìn của doanh nghiệp có thể
nói ngắn gọn lại là trả lời cho những câu hỏi
sau chỉ trong vòng 50 từ: Tôi sẽ bán cái gì?
Thôi bán cho ai? Tại sao tôi bán? Không nhất
thiết là phải gói trong một câu, nhưng hãy cố
gắng ngắn gọn nhất có thể.
Mục tiêu và chiến lược thường gây bối rối cho
những người lần đầu cầm bút viết đề án. Chỉ
cần ghi nhớ điều này bạn sẽ thấy mọi thứ dễ
dàng hơn: Mục tiêu là những gì doanh nghiệp
đặt ra để đạt được, còn chiến lược là làm thế
nào để đạt được mục tiêu đó.
Môi trường kinh doanh
Phần này thường yêu cầu một vài bản khảo sát tìm hiểu những thông tin về ngành, thị trường và các đối thủ
cạnh tranh. Cần phải có một cái nhìn khách quan về lĩnh vực mà bạn chuẩn bị tham gia, hãy chú trọng đến
cấu trúc, xu hướng cũng như những rào cản có thể có trong ngành. Nếu đó là một lĩnh vực hoàn toàn mới
thì phải chắc chắn rằng tồn tại nhu cầu cho mặt hàng của bạn và lượng cầu phải đủ để bạn tiến hành cung
cấp. Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh và quyết định xem bạn có thể làm gì để cá biệt hóa so với họ. Bên cạnh đó
tìm hiểu khách hàng tiềm năng để tìm mọi cách khai thác tối đa các nhu cầu của họ. Nếu bạn càng hiểu họ

thì khả năng họ trở thành khách hàng của bạn càng lớn.
Mô tả công ty
Đã đến lúc bạn đưa một bức tranh chi tiết về công ty tương lai của mình. Không còn đơn thuần là bạn sẽ
bán cái gì mà là bạn sẽ phục vụ những ai, bạn cần những nguồn lực nào, bạn sẽ tìm kiếm nguồn nhân lực
ra sao, bạn xử dụng kênh phân phối nào, ...Tất cả những miếng ghép đó làm nên một bức tranh hoàn chỉnh
về công ty của bạn.
Kế hoạch hành động
Và bạn sang những trang cuối cùng của bản đề án, đó là những bước
đi bạn sẽ bắt tay vào thực hiện ngay để bắt đầu dự án. Những sách
lược này cũng thể hiện những mục tiêu và chiến lược mà bạn vừa
vạch ra ở trên.
Bên cạnh những nội dung cơ bản trên, bản đề án cũng có thể bao
gồm chính sách tài chính, đặc biệt là khi bạn muốn khai thác nguồn
vốn bên ngoài . Mục này đòi hỏi đào sâu suy nghĩ và viết cẩn thận hơn
vì bạn sẽ phải đưa ra lợi nhuận tiềm năng và chứng minh sự chắc
chắn trong hoạt động tài chính của dự án. Điều quan trọng nhất là bạn
phải dựa trên những tính toán và ước lượng thực tế chứ không phải đơn giản là những kỳ vọng quá lạc
quan. Hãy chứng minh rằng ý tưởng kinh doanh của bạn khả thi và có thể sinh lời.
Bây giờ bạn có thể tự tin viết một bản đề án cho ý tưởng của bạn ngay chứ?
Bạn có thể tham khảo một số bản đề án kinh doanh mẫu trên trang web />www.bplans.com
Kỹ năng lập kế hoạch dự án mini
Chiếu theo định nghĩa "Dự án là một tập hợp những hoạt động được sắp đặt theo
lịch trình, có thời hạn, trong phạm vi ngân sách và không phải là hoạt động thường
xuyên" (Lewis, 2001 ) thì một kế hoạch dự án cá nhân cũng được coi là một dự án -
dự án mini.
Đặc trưng của dự án mini là nó do một người hoàn toàn chịu trách nhiệm từ bước phát kiến
ý tưởng tới bước đánh giá tổng kết, tuy người này vẫn phối hợp với các đối tượng khác
liên quan trong thời gian thực hiện dự án.
Thực tế cho thấy, các dự án mini thường có tính khả thi cao hơn so với nhũng dự án quy
mô lớn, lý do rất đơn giản vì tính tự chủ của cá nhân cao hơn nhiều so với các dự án quy

mó lớn. Tuy nhiên, dự án mini có điểm yếu là động cơ của sự tự giám sát và sức ép từ bên
ngoài thường yếu hơn. Vì vậy, để một dự án mini được triển khai theo đúng tiến độ và yêu
cầu thì nó cần dược thiết lập một cách khoa học với sự trợ giúp của công cụ lập kế hoạch
phù hợp. Phần dưới đây đề cập một công cụ lập kế hoạch dự án mini theo quy trình 5
bước.
1) Tìm kiếm ý tưởng về dự án
Cá nhân bắt dầu bằng việc nêu ra các ý tưởng ban đầu. Câu hỏi giúp kích thích ý tưởng tốt
là: "Điều gì là quan trọng dối với bản thân bạn hay đối với đơn vị, Công ty của bạn và
"Trong những điều quan trọng đó thì điều gì hiện tại còn chưa dược tết như mong muốn
Trả lời dược hai câu hỏi này sẽ giúp bạn có được ý tưởng thiết thực và có tính khả thi nhất
vì hơn ai hết, bạn hiểu biết rõ nhất về mình cũng như cóng việc mình đang làm. Bạn có thể
đo lường độ quan trọng của một dự án bằng cách trả lời câu hỏi nếu dự án đó dược thực
hiện thì tính hiệu quả và cạnh tranh của bản thân hoặc tổ chức sẽ dược cải thiện ở mức độ
nào.
2) Lựa chọn ý tưởng dự án
Do nguồn lực là có hạn, bạn cần thanh lọc các ý tưởng tương đối kém khả thi để lựa chọn
ra ý tưởng dự án đáng thực hiện nhất. Để làm việc này, bạn hãy trả lời câu hởi: ở vị trí hiện
tại, bạn có thể làm gì để cải thiện tình hình? Có rất nhiều ý tưởng hay nhưng nó vượt quá
khả năng thực hiện của bạn và khả năng bạn thuyết phục dược người khác tham gia thực
hiện cũng có nhiều rui ro. Chính vì vậy, kết quả đầu ra của bước lựa chọn là một dự án mà
tính tự chủ của bạn là nhân tố cơ bản đảm bảo dự án được thực hiện thành công, các yếu tố
rủi ro bên ngoài đã được giảm thiểu.
3) Chiến lược thực hiện
Câu hỏi cần trả lời trong bước này là: "Bạn dự định sẽ làm những gì?” Hãy liệt kê những
hoạt động cần thực hiện. Điều quan trọng là bạn cần sấp xếp các hoạt động đó theo một
trình tự logic về thời gian và mang tính hệ thống, kết quả của hoạt động trước là tiền đề
cho việc triển khai hoạt động tiếp theo. Ở mỗi bước hoạt động, cần phải xác định cách thức
tốt nhất để thực hiện hoạt động.
Hãy xác định rõ ai là người thực hiện từng hoạt động của dự án. Người thực hiện bao gồm
một người chịu trách nhiệm và các bên liên quan. Trong dự án mini, người chịu trách

nhiệm chính là bạn - chủ dự án, các bên liên quan thường chỉ đóng vai trò trợ giúp. Mỗi
hoạt động trong chuỗi hoạt động của dự án cần dược đặt một thời hạn để thực hiện. Thời
gian cần thiết để hoàn thành các hoạt riêng có độ dài ngắn khác nhau nên cần có sự ước
lượng trước về thời điểm bắt đầu và thời hạn chót phải hoàn thành của từng hoạt động để
có sự phân bổ nguồn lực một cách hợp lý.
Tổng quát hóa cách thức thực hiện của tất cả các hoạt động trong dự án chính là chiến lược
thực hiện dự án, bạn hãy dặt cho chiến lược đó một cái tên. Đến lượt nó, chiến lược sẽ là
định hướng chủ đạo cho toàn bộ các hoạt động trong suốt thời gian thực hiện dự án.
4) Nguồn lực nào để sẵn sàng và những gì cần huy động thêm?
Ban cần trả lời cầu hỏi: Những tri thức, khoản tài chính và các mối quan hệ cua bạn sẽ
được sử dụng như thế nào trong dự án. Tương ứng với mỗi hoạt động, hãy liệt kê những gì
bạn dã tích lũy sẵn, bạn có sự tự chủ sử dụng. Ngoài ra, bạn cũng cần xác định rõ những
nguồn lực cần thiết nhưng cần phải huy động thêm từ bên ngoài. Đối với những nguồn lực
ban còn thiếu, hãy tính tới phương án dễ nhất để huy động nguồn lực đó.
5) Đưa tất cả các yếu tố vào trong một bảng
Ở bước cuối cùng này, mọi chi tiết của một dự án mini sẽ được thể hiện dưới dạng bảng.
Bảng này giúp bạn dễ dàng ghi nhớ các bộ phận cấu thành của dự án, nó cũng là công cụ
hữu hiệu để bạn kiểm soát dược tiến độ thực hiện từng hoạt động cũng như tiến độ chung
của dự án. Ở bất kỳ thời diềm nào, bạn đều đánh giá dược tiến độ thực tế so với kế hoạch
và nếu có sự chậm trễ ở hoạt động nào thì ban sẽ nhanh chóng có được những điều chỉnh
để mục tiêu cuối cùng là thực hiện hoàn thành mục tiêu dự án.
Hoạt động xây dựng dự án mini được sử dụng khá phổ biến trong các khóa đào tạo kỹ
năng. Nó giúp cho học viên có được định hướng rõ ràng và có ý thức xây dựng một dự án
thiết thực dối với công việc ngay từ ban đầu. Dự án này được từng bước hoàn thiện theo
nội dung chương trình của khóa học, giúp học viên kích thích tư duy về một giải pháp thiết
thực cải thiện chất lượng hoạt động và nâng cao tính cạnh tranh.

×