Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Nghiên cứu xây dựng và phát triển khu công nghiệp quảng phú tỉnh quảng ngãi theo định hướng khu công nghiệp xanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.38 MB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KHU
CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ TỈNH QUẢNG NGÃI
THEO ĐỊNH HƯỚNG KHU CÔNG NGHIỆP XANH

Ngành:

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Lê Thị Vu Lan
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1311090735

: Nguyễn Thị Tường Vi
Lớp: 13DMT04

TP. Hồ Chí Minh, 2017


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung đồ án tốt nghiệp do tôi thực hiện không sao chép
dưới bất kỳ hình thức nào
Tôi xin cam đoan các số liệu trong đồ án tôt nghiệp được sử dụng trung thực,


nguồn trích dẫn và chú thích rõ ràng, có tính thừa kế, phát triển từ các tài liệu, tạp
chí, các công trình nghiên cứu đã được công bố, các website
Sinh viện thực hiện
Nguyễn Thị Tường Vi

i


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đồ án tôt nghiệp em đã nhận được sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn
bè, các anh chị tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi.
Trước hết em xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Ths. Lê Thị Vu Lan đã tận
tình hướng dẫn em thực hiện đồ án tôt nghiệp và tất cả các thầy cô khoa Công Nghệ
Sinh Học – Thực Phẩm – Môi trường đã truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quý
báo trong quá trình học tập tại trường.
Các anh chị làm việc tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi đã
cung cấp số liệu thực tế cho đồ án tốt nghiệp này.
Và một lần nữa xin chân thành cám ơn sâu sắc đến gia đình, người thân, quý
Thầy Cô và bạn bè đã động viên, giúp đỡ cả vật chất lẫn tinh thần cho em được
hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Nguyễn Thị Tường Vi

ii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................vi
DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................vii
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... viii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI VỀ KHU CÔNG NGHIỆP XANH................................................ 6

1.2.1. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái trên thế giới...................................... 7
1.2.2. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam. ................................... 13

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU KHU CÔNG NGHIỆP QUẢNG PHÚ TỈNH
QUẢNG NGÃI ............................................................................................................. 28

2.1.1.

Điều kiện tự nhiên...................................................................................... 28

2.1.2.

Điều kiện kinh tế - xã hội........................................................................... 33

2.2.1.

Thông tin về nhà đầu tư Khu công nghiệp (KCN) Quảng Phú. ................ 37

2.2.2.

Vị trí địa lý KCN Quảng Phú. ................................................................... 38


iii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
2.2.3.

Quy hoạch sử dụng đất. ............................................................................. 40

2.2.4.

Tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng tại KCN Quảng Phú. ................................ 41

2.2.5.

Các ngành sản xuất trong KCN Quảng Phú .............................................. 42

CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP
QUẢNG PHÚ ............................................................................................................... 43
3.1.1. Nước thải. ...................................................................................................... 43
3.1.2. Chất thải rắn. ................................................................................................. 44
3.1.3. Khí thải .......................................................................................................... 45
3.1.4. Tiềng ồn, độ rung. ......................................................................................... 46
3.2.1. Hiện trạng môi trường KCN Quảng Phú....................................................... 46
3.3.1. Nước thải. ...................................................................................................... 55
3.3.2. Khí thải. ......................................................................................................... 57
3.3.3. Chất thải rắn. ................................................................................................. 59

3.4.1.
Phú.


Những mặt đạt được trong công tác quản lý môi trường tại KCN Quảng
.................................................................................................................... 62

3.4.2. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại KCN
Quảng Phú. .............................................................................................................. 63
CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP XÂY DỰNG KCN QUẢNG PHÚ THEO
ĐỊNH HƯỚNG KHU CÔNG NGHIỆP XANH ........................................................ 65
4.1.1. Lợi ích cho công nghiệp. ............................................................................... 65
4.1.2. Lợi ích cho xã hội. ......................................................................................... 66
4.1.3. Lợi ích cho môi trường. ................................................................................. 67

4.3.1. Thuận lợi. ...................................................................................................... 71
4.3.2. Khó khăn. ...................................................................................................... 71

iv


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

4.4.1. Đối với Ban quản lý các KCN tỉnh Quảng Ngãi. .......................................... 72
4.4.2. Đối với các doanh nghiệp. ............................................................................. 73
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 75

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 77
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 79

v


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BOD (Biological Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hóa
BTNMT: Bộ tài nguyên môi trường
BVMT: Bảo vệ môi trường
CB: Chế biến
CBLS: Chế biến lâm sản
COD (Chemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy hóa học
CP: Cổ phần
CSSX: Cơ sở sản xuất
CTCN: Chất thải công nghiệp
CTCNNH: Chất thải công nghiệp nguy hại
CTRCN: Chất thải rắn công nghiệp
KCN: Khu công nghiệp
KCNST: Khu công nghiệp sinh thái.
KPH: Không phát hiện
QCVN: Quy chuẩn Việt Nam
QLMT: Quản lý môi trường
SX: Sản xuất
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TM: Thương mại
TMDV: Thương mại dịch vụ
TNHH: Trách nhiệm hữu hạn
TP.HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TSS (Turbidity & suspendid solids): Tổng chất rắn lơ lửng
TXLNTTT: Trạm xử lý nước thải tập trung

vi



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1 Hệ thống tiêu chí sàng lọc. .......................................................................20
Bảng 1. 2 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 1 ...........................................................21
Bảng 1. 3 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 2 ...........................................................22
Bảng 1. 4 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 3 ...........................................................23
Bảng 1. 5 Các chỉ số đánh giá theo tiêu chí 4 ...........................................................24
Hình 2. 1 Sơ đồ cộng sinh công nghiệp KCN Kalundborg – Đan Mạch ....................8
Hình 2. 2 Sơ đồ vị trí các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................39
Hình 2. 3 Sơ đồ phân lô KCN Quảng Phú ................................................................40
Hình 3. 1 Biểu đồ biểu diễm hàm lượng BOD5, COD tại thời điểm quan trắc nước
mặt so với QCVN 08:2008/BTNMT(Cột B1) ..........................................................48
Hình 3. 2 Biểu đồ biểu diễn Hàm lượng COD đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý
nước thải KCN Quảng Phú .......................................................................................51
Hình 3. 3 Biểu đồ biểu diễn Hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý
nước thải KCN Quảng Phú .......................................................................................51
Hình 3. 4 Biểu đồ biểu diễn Hàm lượng TSS đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước
thải KCN Quảng Phú ................................................................................................52
Hình 3. 5 Sơ đồ dòng chất tải rắn tại KCN Quảng Phú ...........................................61

vii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. 1 Sơ đồ cộng sinh công nghiệp KCN Kalundborg – Đan Mạch ....................9
Hình 1. 2 Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và chất thải
trong KCNST Burlington, Vermont, Mỹ ..................................................................11

Hình 1. 3 Mô hình KCNST Guitang – Trung Quốc..................................................13
Hình 2. 1 Sơ đồ cộng sinh công nghiệp KCN Kalundborg – Đan Mạch .................... 8
Hình 2. 2 Sơ đồ vị trí các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi .................................39
Hình 2. 3 Sơ đồ phân lô KCN Quảng Phú ................................................................40
Hình 3. 1 Biểu đồ biểu diễm hàm lượng BOD5, COD tại thời điểm quan trắc nước
mặt so với QCVN 08:2008/BTNMT(Cột B1) .......................................................... 48
Hình 3. 2 Biểu đồ biểu diễn Hàm lượng COD đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý
nước thải KCN Quảng Phú .......................................................................................51
Hình 3. 3 Biểu đồ biểu diễn Hàm lượng BOD5 đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý
nước thải KCN Quảng Phú .......................................................................................51
Hình 3. 4 Biểu đồ biểu diễn Hàm lượng TSS đầu vào và đầu ra hệ thống xử lý nước
thải KCN Quảng Phú ................................................................................................52
Hình 3. 5 Sơ đồ dòng chất tải rắn tại KCN Quảng Phú ...........................................61
Hình 4. 1 Mô hình trao đổi chất thải tại KCN Quảng Phú....................................... 70

viii


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài.
Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
Hàng loạt các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Khu công nghệ cao tập trung đã
được xây dựng và đi vào hoạt động và đã mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh
tế nước nhà.
Mỗi khu công nghiệp ra đời sẽ là đầu mối quan trọng trong việc thu hút nguồn
đầu tư trong nước và nước ngoài, tạo động lực lớn cho quá trình tiếp thu công nghệ,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân công lao động phù hợp với hội nhập kinh tế thế
giới, tạo điều kiện cho việc phát triển công nghiệp theo quy hoạch tổng thể. Bên

cạnh những đóng góp tích cực thì quá trình phát triển Khu công nghiệp đang phải
đối mặt với nhiều thách thức lớn về ô nhiễm môi trường do chất thải, nước thải, khí
thải công nghiệp; và vạn kiệt tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng.
Những thách thức này nếu không được giải quyết tốt có thể gây ra những thảm họa
về môi trường và biến đổi khí hậu, tác động nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe
người dân hiện tại và tương lai. Do vậy, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững
đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia.
Hiện nay, quan điểm về bảo vệ môi trường còn chú trọng nhiều vào việc xử lý
chất thải đã phát sinh. Giải pháp xử lý chất thải đã, đang đóng vai trò quan trọng
trong việc giảm thiểu ô nhiễm. Tuy nhiên, thực tế chất lượng môi trường ở Việt
Nam vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Các hệ thống xử lý chất thải chỉ làm giảm tải
lượng ô nhiễm nhưng không tái sử dụng được phần nguyên liệu đã mất đi và đòi hỏi
một khoản chi phí khá lớn cho việc xử lý. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp bảo vệ
môi trường nhằm duy trì phát triển bền vững và đưa ra được mô hình quản lý theo
hướng thân thiện môi trường là vấn đề rất thiết thực.
Cũng giống như hầu hết các Khu công nghiệp khác trong cả nước, Khu công
nghiệp Quảng Phú trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã được hình thành và phát triển,
góp phần to lớn vào việc phát triển kinh tế - xã hội địa phương. Nhưng cùng với lợi
ích mang lại, Khu công nghiệp đã và đang gây ảnh hưởng xấu đến môi trường khu

1


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
vực. Để góp phần vào công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
hướng đến Khu công nghiệp xanh phát triển bền vững.Và với mong muốn phát huy
những tác động tích cực, hạn chế tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra
và hướng đến phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “ Nghiên cứu xây dựng
và phát triển Khu công nghiệp Quảng Phú theo định hướng khu công nghiệp xanh”
là rất cần thiết.

Tình hình nghiên cứu.
Việc hướng tới ngành công nghiệp xanh đã và đang được các quốc gia trên thế
giới quan tâm. Nghiên cứu mô hình Khu công nghiệp sinh thái được các nước có
nền kinh tế và công nghệ tiên tiến áp dụng như Đức, Italia, Anh, Mỹ, Đan Mạch.
Hiện tại Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm xây
dựng khu công nghiệp sinh thái và đang đưa vào thực hiện như: Vườn công nghiệp
sinh thái Bourbon An Hòa, Mô hình khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải
Phòng, xây dựng mô hình sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại Khu chế xuất Linh
Trung 1.
Mục đích nghiên cứu.
Mục đích chủ yếu của đề tài “Nghiên cứu xây dựng và phát triển Khu công
nghiệp Quảng Phú theo định hướng khu công nghiệp xanh” tìm kiếm giải pháp công
nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và quản lý khu công nghiệp nhằm tiết kiệm
nguyên, nhiên liệu, giảm thiểu chất thải, tái sinh, tái chế chất thải hướng đến nền
công nghiệp xanh phát triển bền vững
Nhiệm vụ nghiên cứu.
Khảo sát hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý môi trường Khu công nghiệp
Quảng Phú theo hướng khu công nghiệp xanh, các nhiệm vụ cụ thể như sau:
-

Xác định các loại hình kinh doanh tại khu công nghiệp Quảng Phú.

-

Hiện trạng môi trường trong khu công nghiệp Quảng Phú.

-

Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để áp dụng vào
khu công nghiệp Quảng Phú.


2


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-

Xác định các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà khu công nghiệp
Quảng Phú sẽ mang lại.
Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp luận:
Phát triển mô hình khu công nghiệp xanh gắn liền lợi ích kinh tế với
bảo vệ môi trường. Nhiều nước trên thế giới đã thành công với mô hình này.
Khi xây dựng khu công nghiệp xanh cần áp dụng các lý thuyết về quản lý
môi trường các vấn đề sau được quan tâm: hiện trạng thực tế của khu công
nghiệp, điều kiện quản lý của khu công nghiệp, công nghệ sản xuất sạch hơn,
giảm thiểu chất thải sản xuất, tái sinh và tái sử dụng chất thải, trao đổi chất
thải, khu công nghiệp sinh thái…được sử dụng trong việc nghiên cứu mô
hình quản lý môi trường và đề xuất giải pháp quản lý môi trường khu công
nghiệp thích hợp.
Quản lý môi trường khu công nghiệp phải được nghiên cứu dựa trên
hoạt động hiện có của khu công nghiệp.Hoạt động của hệ thống quản lý môi
trường nhằm giảm thiểu, hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi
trường. Các giải pháp quản lý môi trường được đề xuất dựa trên cơ sở giải
quyết các vấn đề hiện tại cững như định hướng phát triển bền vững trong
tương lai.
Xây dựng cơ sở kỹ thuật cho việc quản lý môi trường khu công
nghiệp: mục tiêu hoạt động chính của hệ thống quản lý môi trường cho khu
công nghiệp là giảm đến mức thấp nhất các tác động đến môi trường tiến tới
phát triển bền vững. Do đó, bên cạnh các Luật, chính sách, tiêu chuẩn, quy

chuẩn,.. Các công cụ kỹ thuật đóng vai trò quan trọng, quyết định cho sự
thành công của hệ thống và sản xuất sạch hơn được xem là một trong những
nội dung quan trọng của hệ thống quản lý môi trường cho các nhà máy.
Trao đổi chất thải là thành phần không thể thiếu khi phát triển khu
công nghiện theo nguyên tắc sinh thái công nghiệp. Các chất thải, sản phẩm
phụ sinh ra từ nhà máy này có thể tái sử dụng làm nguyên liệu hoặc thay thế

3


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
một phần nguyên liệu cho nhà máy kia. Nhờ đó, vòng vật chất giữa các nhà
máy trong khu công nghiệp được khép kín và lượng chất thải có thể giảm
đến mức thấp nhất. Hiện tại, một số nhà máy trong khu công nghiệp đã có đã
bán chất thải cho nhà máy khác làm nguyên liệu. Tuy nhiên, hoạt động này
chỉ mang tính tự phát trên cơ sở lợi ích về mặt kinh tế. Nếu có thể xây dựng
được mô hình trao đổi chất thải giữa các nhà máy thì việc trao đổi chất thải
sẽ được áp dụng rộng rãi hơn cho nhiều nhà máy trong khu công nghiệp.
Phương pháp cụ thể:
 Phương pháp kế thừa số liệu:
-

Tham khảo và kế thừa các nghiên cứu đã có ở ngoài nước và trong
nước về khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh thái.

-

Tài liệu tổng quan về khu công nghiệp xanh, khu công nghiệp sinh
thái.


 Phương pháp thu thập và tổng hợp thông tin, tài liệu:
-

Tài liệu thông tin về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ngãi .

-

Tài liệu thông tin về khu công nghiệp Quảng Phú, về hiện trạng và các
nguồn gây ô nhiễm chính tại khu công nghiệp.

-

Tham khảo các tài liệu đã nghiên cứu và thông tin về cái giải pháp
quản lý môi trường

 Phương pháp so sánh:
So sánh, đánh giá mức độ ô nhiễm cũng như tác động đến môi trường của
nước thải, khí thải,… thông qua kết quả giám sát môi trường của Khu công
nghiệp đối chiếu với các tiêu chuẩn quy chuẩn cho phép.
 Phương pháp đánh giá tổng hợp
Tổng hợp kết quả từ việc so sánh với tiêu chuẩn quy chuẩn đưa ra đánh giá
hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp và đề xuất giả pháp khắc phục

4


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Các kết quả đạt được của đề tài.
-


Tổng hợp được thông tin và phương pháp xây dựng mô hình khu công
nghiệp xanh trên thế giới và tại Việt Nam.

-

Tổng hợp được thông tin và số liệu về hiện trạng quản lý môi trường tại khu
công nghiệp Quảng Phú

-

Đưa ra giải pháp xây dựng khu công nghiệp Quảng Phú theo định hướng khu
công nghiệp xanh.
Kết cấu của đồ án tốt nghiệp.

Đồ án tôt nghiệp có 4 chương, tên cụ thể các chương như sau:
-

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và trên thế giới về
khu công nghiệp xanh

-

Chương 2: Giới thiệu khu công nghiệp Quảng Phú tỉnh Quảng Ngãi

-

Chương 3: Hiện trạng môi trường tại khu công nghiệp Quảng Phú.

-


Chương 4: Đề xuất giải pháp xây dựng khu công nghiệp Quảng Phú theo
định hướng khu công nghiệp xanh

5


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC VÀ
TRÊN THẾ GIỚI VỀ KHU CÔNG NGHIỆP XANH
1.1. Khái niệm khu công nghiệp xanh.
Hiện nay, định nghĩa cụ thể về công nghiệp xanh chưa thống nhất, nhưng có
thể hiểu: Công nghiệp xanh là nền công nghiệp thân thiện môi trường, là nền công
nghiệp sản xuất ra các sản phẩm thân thiện môi trường và giúp cho các điều kiện tự
nhiên của môi trường tôt hơn. Trong toàn bộ quá trình sản xuất nó giảm thiểu tối đa
tác động xấu tới môi trường. Ngoài ra, công nghiệp xanh còn bao hàm cả việc tái sử
dụng các chất thải, các chất thải năng lượng, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng
lượng và nguồn tài nguyên thiên nhiên khác, hạn chế sử dụng hóa chất độc hại bằng
cách sử dụng các công nghệ tiên tiến để khắc phục và kiểm soát ô nhiếm môi
trường.
Đề tài “ Nghiên cứu đề xuất khung chính sách khuyến khích phát triển khu
công nghiệp sinh thái tại TP.HCM và một số tỉnh thành lân cận” của Tiến sĩ Trần
Thị Mỹ Diệu và Tiến sĩ Phan Thu Nga có đưa ra hệ thống tiêu chí và chỉ số đánh
giá khu công nghiệp sinh thái. Hệ thống tiêu chí được đánh giá với ba mức độ thứ
nhất là khu công nghiệp kiểm soát ô nhiễm, thứ hai là khu công nghiệp thân thiện
với môi trường và thứ ba là khu công nghiệp sinh thái.
 Khái niệm khu công nghiệp sinh thái (KCNST.)
Khu công nghiệp sinh thái là một “cộng đồng” các doanh nghiệp sản xuất và
dịch vụ có mối liên hệ mật thiết trên cùng một lợi ích: hướng tới một hoạt động
mang tính xã hội, kinh tế và môi trường chất lượng cao, thông qua sự hợp tác trong

việc quản lý các vấn đề về môi trường và nguồn tài nguyên. Bằng các hoạt động
hợp tác chặt chẽ với nhau, “cộng đồng” khu công nghiệp sinh thái sẽ đạt được một
hiệu quả tổng thể lớn hơn nhiều so với tổng các hiệu quả mà từng doanh nghiệp
hoạt động riêng lẻ gộp lại.
Khu công nghiệp sinh được hình thành dựa trên các nghiên cứu và thử
nghiệm trong các lĩnh vực cấp thiết hiện nay như: sinh thái học công nghiệp, sản
xuất sạch; quy hoạch, kiến trúc và xây dựng bền vững; tiết kiệm năng lượng; hợp

6


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
tác doanh nghiệp. Ccá lĩnh vực này đang tạo nên một trào lưu rộng khắp bằng các
nghiên cứu, chính sách và dự án cụ thể nhằm chứng tỏ các nguyên tắc của phát triển
bền vững
1.2. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái trên thế giới và Việt Nam.
1.2.1. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái trên thế giới.
1.2.1.1. Khu công nghiệp Kalunborg – Đan mạch.
KCN Kalunborg – Đan Mạch là một ví dụ điển hình nhất về việc áp dụng
cộng sinh công nghiệp đầu tiên trên thế giới áp dụng các nghiên cứu của KCN sinh
thái phát triển hệ thống cộng sinh công nghiệp thông qua việc trao đổi chất thải, chu
trình sản xuất khép kín, đảm bảo tuần hoàn năng lượng và vật chất ở mức độ tối đa,
tránh xả vào môi
trường tự nhiên. KCN Kalunborg có thành phần chính là nhà máy điện Asnaes đốt
than để chuyển hóa thành điện năng với công suất 1.500 MW, hiệu suất chỉ đạt
40%, 60% năng lượng còn lại thải ra môi trường dưới dạng nhiệt và phần lớn ở
dạng hơi nước. Nhà máy điện Asneas đã sử dụng 90% năng lượng có từ than,
225.000 tấn hơi phát sinh ra hàng năm được tái sử dụng trong hệ thống cấp nhiệt
của khu vực, nhờ đó giảm nhu cầu cung cấp nhiên liệu tương ứng với 19.000 tấn
dầu/ năm.

Mặc khác nhà máy điện Asneas còn tái sử dụng nhiệt thừa để vận hành các
trại nuôi cá, bùn được các bể nuôi cá được thu hồi và bán làm phân bón.
Ngoài ra nhà máy điện cung cấp 14.000 tấn hơi/ năm cho nhà máy lọc dầu
Staoil làm giảm được 40% nhiệt lượng cần cung cấp cho các bể và đường ống.
Cung cấp 215.000 tấn hơi/ năm cho nhà máy sản xuất dược phẩm và chế phẩm sinh
học Novo Nordisk 80.000 tấn thạch cao (calcium sulphate)/ năm từ hệ thống thu khí
SO2 của nhà máy điện Asneas được thu hồi và cung cấp cho công ty sản xuất ván lát
tường Gyproc. Hàng năm nhà máy điện bán 170.000 tấn tro xỉ sinh ra từ quá trình
đốt than để làm vật liệu xây dựng và giao thông.
Ngược lại nhà máy điện Asneas có thể giảm được 30.000 tấn than/ năm, và
nhà máy sản xuất ván lát tường Gyproc tiêu thụ 900kg methane và ethane/ giờ nhờ

7


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
mua lại methane và ethane của nhà máy lọc dầu Statoil. Phần cặn từ hệ thống hấp
thu lưu huỳnh của nhà máy lọc dầu Statoil được dùng để sản xuất acid sulphuric.
Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành cộng sinh công
nghiệp trong khu công nghiệp Kalundborg:
-

Sự phù hợp giữ các ngành công nghiệp trên phương diện trao đổi chất thải.

-

Khoảng cách về địa lý của các nhà máy không quá lớn

-


Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong
KCN.

-

Động cơ thúc đẩy các nhà máy tham gia vào KCN sinh thái là sự phát triển
bền vững

-

Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện và phù hợp với quy
định của cơ quan chức năng
Mô hình trao đổi chất của các nhà trong KCN Kalundborg .

8


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Nhà máy lọc
dầu Statoil

Methane và Ethane

Cấp nhiệt
cho khu dân
cư 5000 hộ

225.000 tấn
hơi/năm


Sản xuất acid
sulphuric
900 kg methane
và Ethane/giờ

14.000 tấn hơi/năm

NHÀ MÁY
ĐIỆN ASNASE

80.000 tấn
thạch cao/năm

Công ty làm
ván trát tường
Gyproc

170.000 tấn tro và
xỉ/năm

Cấp nhiệt cho
nông trại nuôi cá

Bùn

215.000 tấn
hơi/năm

Vật liệu xây dựng

và làm đường

Nhà máy sản xuất dược phẩm
và enzyme Novo Nordisk
Bùn giàu dinh dưỡng
Nông trại

Hình 1. 1 Sơ đồ cộng sinh công nghiệp KCN Kalundborg – Đan Mạch

9


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

Kết quả đạt được của KCN Kalundborg – Đan Mạch (Côté và Hakk, 1995;
Cohenrosenthal và McGalliard, 2003)
-

Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên
+ Dầu: 19.000 tấn/năm
+ Than đá: 30.000 tấn/năm
+ Nước: 600.000 m3/năm

-

Giảm tải lượng khí phát sinh
+ CO2: 130.000 tấn/năm
+ SO2: 3.700 tấn/năm

-


Tái sử dụng phế phẩm
+ Tro: 135 tấn/năm
+ Sulphua: 2.800 tấn/năm
+ Thạch cao: 80.000 tấn/năm
+ Nitơ trong bùn: 800.000 tấn/năm

1.2.1.2. Khu công nghiệp sinh thái Riverside (Burlingtor), Vermont, Hoa Kỳ.
Khu công nghiệp sinh thái Riverside với diện tích 40 ha, là một khu công nghiệp
sinh thái hỗn hợp đa chức năng, bao gồm các khu vực cây xanh, khu giải trí công
cộng và vùng đầm lấy. KCN sinh thái này thiết lập mô hình phát triển bền vững
khép kín, tập trung vào nông nghiệp, nhà kính và năng lượng sạch
Thành phần cơ bản trong KCN là nhà máy nhiệt điện từ gỗ McNeil, trạm xử lý
nước thải dạng Living Machine, nhà máy compost hóa và các nông trại, ao thủy sản,
nhà kính. Các thành phần này hoạt động theo chu trình khép kín đầu vào, đâu ra kết
hợp từ trạm thu gom gỗ thải, nhà máy sản xuất xi măng, nhà máy sản xuất kêm tới
các nông trại trong vùng.
Để đạt được một sự phát triển vừa mạnh về kinh tế - xã hội, vừa bảo vệ tôt nhất
môi trường khu vực, các nhà phát triển KCN sinh thái này đã đề xuất ra sáu nguyên
tắc cơ bản sau:

10


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
-

Khuyến khích phát triển nền kinh tế tự cung tự cấp địa phương và tận dụng
tối đa các nguồn lực địa phương.


-

Cân bằng các lợi ích kinh tế và sự ảnh hưởng của sự phát triển.

-

Thúc đẩy và sử dụng hiệu quả các nguồn tài chính.

-

Bảo vệ và bảo tồn các nguồn tài nguyên môi trường đại phương, đặc biệt là
ngành nông nghiệp truyền thống.

-

Luôn đảm bảo hợp tác chặt chẽ với cộng đồng địa phương

-

Hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận để thúc đẩy các hoạt động hàng hóa và
dịch vụ cần thiết

KCN sinh thái Riverside là một ví dụ điển hình về việc phát triển kinh tế dựa trên
cơ sở công nghiệp sinh thái nhằm đạt được lợi ích về môi trường và cộng đồng

Hình 1. 2 Sơ đồ các dòng năng lượng, nguyên vật liệu, bán thành phẩm và chất
thải trong KCNST Burlington, Vermont, Mỹ

11



ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.1.3. Khu công nghiệp Cabazon, California, Hoa Kỳ.
KCN Cabazon ( California, Hoa Kỳ ) với diện tích 240 ha, là KCN sinh thái tái
tạo tài nguyên đầu tiên ở Mỹ
Doanh nghiệp chính đầu tiên của KCN sinh thái này là nhà máy điện nhiên liệu
sinh học 48 MW của Colmac Energy Inc trị giá 148 triệu USD, cung cấp điện cho
khu vực Edison, Nam California. Nhà máy này sử dịnh 700 – 900 tấn nhiên liệu
sinh học ( từ gỗ, gỗ thải và các chất thải hữu cơ nông nghiệp trên toàn vùng Nam
California ) cùng một số khí gas tự nhiên và than đá để sản xuất điện. Doanh nghiệp
thành viên thứ hai là nhà máy tái chế lốp xe thành các sản phẩm cao su và các sản
phẩm hữu dụng khác của First Nation Recovery Inc trị giá 10 triệu USd, công suất
xử lý 2,72 tấn lốp xe/giờ
Doanh nghiệp trong KCN sinh thái hiện nay bao gồm các ngành công nghiệp: tái
chế kim loại, sản xuất năng lượng ( từ biomass, tái lọc dầu, ethanol hay methanol );
compost hóa, tái chế các sản phẩm xây dựng và phá hủy công trình; tái chế cao su
và plastic,…
1.2.1.4. Khu công nghiệp sinh thái Guitang, Quảng Tây, Trung Quốc.
Tập đoàn Guitang là công ty tinh chế đường mía lớn nhất Trung Quốc. Để cạnh
tranh với công nghiệp Đường của Braxin, Thái Lan, Ôxtrâylia, các doanh nghiệp
Đường Guitang đã hợp nhất thành Tập đoàn Guitang. Với lực lượng lao động hùng
hậu (3800 công nhân), Tập đoàn Đường Guitang đã mở rộng thêm các sản phẩm
phụ như: rượu (cồn), giấy các loại, cacbonat canxi, xi măng, với khối lượng lên tới
hàng trăm nghìn tấn sản phẩm. Ngoài ra, để tận dụng sản phẩm phụ, Tập đoàn này
còn tiến hành xây dựng trại nuôi bò sữa, nhà máy sản xuất sữa chua, sữa tươi và
sữa bột, nhà máy chế biến thịt bò, nhà máy hóa sinh sản xuất sản phẩm dinh
dưỡng, nhà máy sản xuất và chế biến nấm phục vụ xưởng chế biến sữa và trại bò
sữa.
Tập đoàn Guitang được chính quyền thành phố Guitang và Cơ quan Bảo vệ môi
trường Trung Quốc khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động. Chính

phủ Trung Quốc phê duyệt thông qua Chương trình 5 năm về việc biến Guitang

12


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
thành Thành phố Sinh thái công nghiệp. Mục tiêu của Chương trình này là: hình
thành Hệ thống “Sinh thái - Đường”, tăng sản lượng giấy, phát triển kỹ thuật tẩy
trắng giấy không dùng clo, xây dựng nhà máy tinh chế dầu từ các sản phẩm
đường công suất
200.000 tấn/năm.

Hình 1. 3 Mô hình KCNST Guitang – Trung Quốc
1.2.2. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam.
1.2.2.1. Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa.
Với ý tưởng xây dựng khu công nghiệp gần gũi với thiên nhiên, lại nằm ở vị trí
đắc địa, đón đầu phát triển kinh tế tiểu vùng sông Mê-Kông; KCN xanh, than thiện

13


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
với môi trường đầu tiên ở Việt Nam – Bourbon An Hòa đã và đang thu hút sự quan
tâm của các nhà đầu tư.
Dự án khu cồn nghiệp Bourbon An Hòa được bắt đầu từ tháng 01/2009, nằm trên
địa bàn xã An Hòa, huyện Tràng Bàng, tỉnh Tây Ninh được coi là KCN sinh thái
đầu tiên ở Việt Nam.
Mục tiêu phát triển của KCN Bourbon An Hòa là:
-


Cở sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế để tạo chuỗi sinh thái hòa hợp với
hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất công nghiệp bảo toàn tài nguyên, nhằm phát
triển công nghiệp bền vững theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh
chất thải, đồng thời tăng tối đa khả năng tái sinh, tái sử dụng nguyên nhiên
liệu và năng lượng.

-

Tổng diện tích 1.020 ha trong đó có 760 ha đất công nghiệp, 76 ha đất tái
định cư, 184 ha xây dựng cảng, kho bãi. Giai đoạn 1 cưa dự án rộng 380 ha,
ngoài 15% diện tích chung bắt buộc dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng
chỉ sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, còn 30% dành cho diện tích xanh.

-

Nhà máy xử lý nước thải với công suất dự kiến là 40.000 m3/ngày đêm ( Giai
đoạn 1 là 20.000 m3/ngày đêm )

-

Chủ đầu tư cam kết không cho xây dựng hạ tầng KCN cũng như không cho
doanh nghiệp thuê đất ven KCN để kiểm soát chặt chẽ việc các doanh nghiệp
lắp đặt đường ống xả thải thẳng ra môi trường, đồng thời giữ lại hệ thống cây
xanh tự nhiên hiện hữu và nổ lực tối đa để bảo tồn các hệ sinh thái xung
quanh KCN.

-

Các nhà máy trong KCN sẽ cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp trao đổi
các sản phẩm phụ, tái sinh, tái chế, tái sử dụng cái sản phẩm phụ tại nhà máy

này với các nhà máy khác theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.

-

Ngoài ra để tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư trong khu vực,
chủ đầu tư đã mời người dân đóng góp 15% vốn vào tổng vốn đầu tư 4.000
tỷ đồng của dự án.

14


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
1.2.2.2. Mô hình khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, Hải Phòng.
Đây là mô hình KCN sinh thái xuất phát từ ý tưởng “Nghiên cứu, xây dựng mô
hình mạng lưới KCN hài hòa an sinh nông thôn, thân thiện với môi trường và phát
triển bền vững” đã được Công ty Công nghiệp tàu thủy Shinex xây dựng thành đề
án 07/09/2009, mô hình KCN sinh thái bao gồm:
- Chủ đầu tư sẽ hình thành một tổ hợp các công trình bảo đảm thân thiện với
môi trường như nhà máy xử lý nước thải, rác thải,… đồng thời chi cho những dự án
áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động. Công ty xây dựng hệ thống thoát nước thải
và trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 10.000 m3/ngày đêm, đạt loại B theo
TCVN 5945 – 2005 mới được xả vào sông Cấm. Thu gom, vận chuyển và xử lý
chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại với Công ty Môi trường Đô thị.
+ Cụ thể chủ đầu tư đã cho thành lập các doanh nghiệp chuyên trách môi
trường, bao gồm nhà máy xử lý nước thải, công ty thu dọn xử lý rác thải, phát triển
không gian xanh bao phủ KCN.
+ Trong quá trình sản xuất, chất thải phải được xử lý theo quy trình trước khi
thải ra ngoài, việc quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14000 phải được đặt lên
hàng đầu.
+ Tại đây các dịch vụ môi trường trở thành một lĩnh vực sản sinh lợi nhuận,

doanh nghiệp phải trả phí môi trường.
- Việc phát triển đồng bộ giữa hạ tầng KCN và hạ tầng nông thôn là một yếu
tố quan trọng.
+ Lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường.
+ Đây là đề án xây dựng mô hình sản xuất khép kín, giải quyết việc làm cho
nông dân có đất bị thu hồi. Người nông dân sẽ có cơ hội với khoa học kỹ thuật, tận
dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương để biết cách trông rau, màu, chăn nuôi gia
súc, gia cầm, thủy sản với công nghệ sạch nhằm phát triển sản xuất, đảm bảo đời
sống, bảo đảm thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn hằng ngày cho người dân lao động
trong KCN và địa phương. Việc này mang tính tính chất điều tiết hài hòa lợi ích
giữa các bên và giữ được tính bền vững cho hệ thống gia trại là vành đai thực phẩm

15


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
trong KCN. Công ty cũng sẽ thành lập Công ty CP dịch vụ cung ứng thực phẩm cho
KCN. Thành phần cổ đông có thể do Công ty xây dựng KCN góp vốn cùng với đại
diện bà con có đất thu hồi cho KCN ( tự nguyện), nhưng phải là một thể thống nhất
gọn nhẹ. Khi hình thành xong, mọi vấn đề như chuyên gia, đào tạo, giống, vật nuôi,
thu mua,… đều do công ty này sắp xếp và chi phí. Shinec xây dựng tổ công tác kỹ
thuật khuyến nông và hình thành hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng tại KCN.
Về phía các hộ dân, tùy từng gia đình có diện tích đất còn lại để xác định kiểu
vườn thích hợp với mô hình gia trại đó, phân bố đất đai cho quy hoạch tổng thể
vườn, ao, chuông; chọn giống, cây, con để nuôi trống số lượng và chủng loại cho
hợp lý; đồng thời xác định thời vụ gieo trồng, vật nuôi cho thích hợp.
- Song song là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa địa phương vì vậy
chủ đầu tư dự án KCN đã cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật.
- Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng về
quản lý môi trường của trung ương, thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên và

Sở Tài nguyên – Môi trường.
- Bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, KCN làm tốt
công tác bảo vệ môi trường như tổ chức quan trắc định kỳ, thực hiện đúng pháp luật
về bảo vệ môi trường. Mặc khác phối hợp các ngành chức năng tuyên truyền, vận
động các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người lao động, hỗ
trợ thành lập công đoàn sơ sở, tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và Ban quản lý
KCN, doanh nghiệp và công nhân, bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống cháy
nổ,…
- KCN đề xuất các ban ngành chức năng thực hiện tốt cơ chế một cửa, giảm
thủ tục hành chính, sớm có phương án xử lý việc bán hàng rong ở cổng KCN,…
1.3. Tiêu chuẩn xây dựng khu công nghiệp sinh thái.
Theo Emest A. Lowe (2001), thành tựu của một KCN sinh thái là cải thiện
hiệu quả kinh tế của các công ty thành viên trong khi tối thiểu hóa các tác động môi
trường của các công ty này. Các thành tố của cách tiếp cận này bao gồm các thiết kế
xanh cho cơ sở hạ tầng và cây xanh ( mới hoặc được trang bị thêm); sản xuất sạch

16


×