Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.35 MB, 24 trang )

SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ CHƠI TƯ
NGUYÊN VẬT LIỆU CÓ SẴN TẠI ĐỊA PHƯƠNG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Với sự phát triển chung của xã hội, đất nước ngày càng phát triển kéo
theo đó là sự phát triển của giáo dục trong đó có sự quan tâm của giáo dục
mầm non . Chính vì vậy trẻ em ngày nay được hưởng sự chăm sóc đặc biệt
của gia đình và toàn xã hội.Ngoài nhu cầu ăn uống thì vui chơi, đồ chơi là
người bạn không thể thiếu đối với trẻ em nhất là trẻ mầm non của chúng ta.
Ở trường mầm non vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ và đồ chơi giữ
một vai trò quan trọng, là phương tiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động
vui chơi. Đồ chơi là người bạn không thể thiếu trong các trò chơi, các hoạt
động của trẻ và là nguồn vui của trẻ thơ, là những phương tiện trẻ dùng để
vui chơi, học tập là những đồ vật cụ thể giúp trẻ cầm, nắm dễ dàng…giúp
trẻ tìm hiểu khám phá thế giới xung quanh, làm quen với những đặc điểm,
tính chất của các loại đồ vật khác nhau.
Ở trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi trí tưởng tượng càng được phát triển
thêm một bước căn bản; chuyển từ binh diện bên ngoài vào bình diện bên
trong.Với đối tượng trẻ mầm non tư duy của trẻ là tư duy trực quan bằng
hình tượng, nên việc sử dụng đồ dùng đồ chơi trong giảng dạy và vui chơi
là rất quan trọng. Đặc biệt, trẻ ở độ tuổi này rất thích tự tìm tòi, khám phá
những điều mới lạ trong cuộc sống, qua thao tác với đồ chơi mầm non, trẻ

Trang 1



SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

sẽ tích lũy thêm kinh nghiệm và hiểu biết nhiều hơn. Nếu trong một tiết
học, cô không sử dụng đồ dùng trực quan thì sẽ không thu hút được sự chú
ý của trẻ và trẻ chóng chán, khiến chất lượng dạy và học không cao. Đồ
dùng trực quan là một minh họa sinh động để giúp trẻ chú ý và tiếp thu
một cách nhanh chóng nội dung vấn đề cô cần truyền đạt. Đồ chơi tự tạo là
dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học của trẻ,
cách thức chơi với đồ chơi mầm non và những đồ chơi mầm non mà trẻ
thích phải thay đổi theo sự phát triển của trẻ. Càng có nhiều cách để trẻ
chơi với một đồ chơi mầm non thì trẻ càng học được nhiều.
Vai trò và ý nghĩa của đồ chơi thật to lớn và sâu sắc, là nhu cầu tự nhiên
không thể thiếu đối với cuộc sống tinh thần đối với mỗi đứa trẻ. Hiện nay
các loại đồ chơi bán sẵn trên thị trường rất nhiều nhưng việc mua sẵn các
loại đồ chơi này sẽ rất tốn kém mà hiệu quả sử dụng không cao.
Với ý tưởng làm và sử dụng một số đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có
tại địa phương góp phần tích cực trong việc đáp ứng nhu cầu vui chơi học
tập của trẻ ở các trường mẫu giáo nói chung và trường mẫu giáo chư rcăm
nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Mong muốn có thật nhiều đồ chơi cho trẻ được thoả mãn nhu cầu vui
chơi, khám phá, trãi nghiệm một cách tích cực mà ít tốn kém.Tôi đã tận
dụng các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương làm một số đồ chơi tự tạo,
dụng cụ học tập đơn giản dễ dàng phục vụ hoạt động chơi mà học, học mà
chơi ở trẻ. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ ngay từ
thuở ban đầu, góp phần hình thành cho trẻ mầm non kỹ năng, thói quen tốt


Trang 2


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

về bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường ngày càng trong sạch, thân
thiện hơn.
3. Cơ sở lý luận:
- Làm và sử dụng đồ dùng dạy học đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại
địa phương là một hoạt động có tính mục đích, có ý nghĩa giúp giáo viên
có thêm những ý tưởng , cách làm các loại đồ dùng đồ chơi ít tốn kém mà
mang lại hiệu quả sử dụng cao nhằm thõa mãn được nhu cầu vui chơi học
tập của trẻ.
- Trẻ mẫu giáo khám phá thế giới xung quanh chủ yếu thông qua trực
quan hành động , đồ dung đồ chơi là một nhu cầu cần thiết không thể thiếu
đối với trẻ. Việc chọn lựa các loại đồ dùng đồ chơi như thế nào vừa phù
hợp với trẻ, kích thích đáp ứng được như cầu khám phá của trẻ thì việc làm
và sử dụng đồ dung đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương là rất
cần thiết.
4. Cơ sở thực tiễn:
- Trong thực tế, qua những năm giảng dạy hàng ngày được tiếp xúc với
trẻ, được xem trẻ chơi, tôi nhận thấy được rằng trẻ nhỏ rất thích được chơi
với những đồ chơi mới lạ, đặc biệt là những đồ chơi từ những nguyên vật
liệu sẵn có mà trẻ có thể làm được. Trong khi đó, những đồ chơi trong lớp
hiện có mang tính phổ biến, hạn chế về số lượng và ít được thay đổi. Vì
vậy trẻ không phát huy được tính tích cực sáng tạo trong các hoạt động
phát triển nhận thức
- Trong những năm gần đây giáo dục mầm non có nhiều chuyển biến

tích cực được quan tâm chú trọng đầu tư nhiều hơn về cơ sở vật chất cũng

Trang 3


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

như các trang thiết bị đồ dùng dạy học, đồ chơi song so với như cầu khi
thực hiện chương trình giáo dục mầm non thì vẫn còn thiếu, đặc biệt là đồ
dùng đồ chơi cho trẻ.
- Bên cạnh đó trong cuộc sống hàng ngày có rất nhiều sản phẩm có rất
nhiều vật bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như hộp giấy,hộp kem
đánh răng, giấy báo, họa báo, chai nước suối, vải vụn, ống chỉ, vỏ só, vỏ
ốc… đến các loại đồ chơi cũ như quả bóng nhựa, ống hút, các loại xốp,
quả bóng bàn. Nhưng bằng bàn tay khéo léo,trí tưởng tượng sáng tạo
chúng ta sẽ biến những vật ấy thành những đồ chơi, đồ dùng đẹp và rất ấn
tượng cho trẻ. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không
cần tốn kém. Đặt biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo những loại đồ chơi này góp
phần trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ đồng thời đáp ứng nhu cầu tìm tòi
khám phá thế giới xung quanh của trẻ.
5. Tính mới của đề tài
Khi đề tài được xây dựng, thực hiện thành công sẽ giúp giáo viên
mầm non có thêm những ý tưởng trong cách làm và sử dụng đồ chơi từ các
nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương góp phần cải tiến trong công tác giáo
dục các cháu. Bên cạnh đó còn góp phần tiết kiệm ít tốn kém kinh phí,
đồng thời góp phần bảo vệ môi trường tốt hơn nữa.
Từ những lý do trên, bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy tôi
dựa vào những kinh nghiệm của bản thân, dựa vào những người đi trước,

dựa vào sách báo tôi xin đưa ra "Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ
chơi từ nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương"
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Trang 4


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

- Trong năm học 2016 -2017 tôi được sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà
trường phân công chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi A2 khu chính, với sĩ số là: 35
cháu. Đến năm 2017-2018 tôi tiếp tục chủ nhiệm lớp 5-6 tuổi A2 khu chính
với sĩ số là 34 cháu. Phòng học đầy đủ, giá kệ, đồ dùng đồ chơi cơ sở vật
chất tương đối đảm bảo, lớp đều có góc chơi cho trẻ, khi tham gia các hoạt
động, xung quanh trang trí lớp theo chủ đề, đồ dùng đồ chơi mầm non đồ
chơi khá phong phú .Tuy nhiên phần lớn là đồ chơi công nghiệp như búp
bê, ô tô,bộ ghép hình … Ít có đồ chơi tự tạo bằng những vật liệu sẵn có tại
địa phương.
- Đồ chơi nhiều nhưng ít thay đổi mẫu mã nên dễ gây nhàm chán cho
trẻ .Một số đồ chơi tự tạo chưa đảm bảo kỹ thuật, bền đẹp, màu sắc chưa
hấp dẫn và lôi cuốn trẻ
1. Đặc điểm tình hình:
1.1/ Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn và cũng như cơ sở vật chất
của Ban giám hiệu nhà trường
- Bản thân tôi là một giáo viên được trực tiếp giảng dạy và có thời gian
tiếp xúc nhiều với trẻ
- Sự quan tâm đến việc học tập của con em, phối hợp thường xuyên

phụ huynh với giáo viên đã đóng góp những nguyên vật liệu sẵn có tại địa
phương để làm đồ dùng đồ chơi.
- Bản thân luôn có trách nhiệm trong công việc, thường xuyên học hỏi
các đồng nghiệp, kiên trì học tâp tìm tòi sáng tạo.
- Hầu hết trẻ đều đi học đúng độ tuổi
- Điều kiện cơ sở vật chất phòng học đầy đủ đúng quy định.

Trang 5


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

1.2/ Khó khăn:
- Giáo viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong việc làm và sử
dụng đồ dùng dạy học.
- Một số cháu chưa qua trường lớp mẫu giáo nên trẻ còn nhút nhát,
chưa chủ động tham gia các hoạt động.
- Số lượng trong lớp quá đông dẫn tới khó khăn trong việc tổ chức
các hoạt động cho trẻ tham gia.
- Đồ dùng đồ chơi của trường chưa đáp ứng được nhu cầu hứng thú
của trẻ
- Khi làm đồ dùng đồ chơi giáo viên phải tính toán đến kinh phí và
hiệu quả sử dụng.
1.3. Biện pháp thực hiện
1.3.1/ Nâng cao một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi
- Để làm được những đồ chơi thật đẹp, khoa học, thu hút được sự chú
ý của trẻ thì bản thân phải tham gia các buổi tập huấn, các buổi thao giảng
liên trường , các hội thi, tích cực học hỏi, tìm tòi nghiên cứu các tài liệu,

trên các diễn đàn, trên các Wec, những thông tin đại chúng để lựa chọn các
mẫu và cách làm, sử dụng các phế liệu sẵn có tại địa phương và sự sáng
tạo để làm ra một số đồ dùng đồ chơi phù hợp với bài dạy để cho trẻ.
- Ngoài ra việc kết hợp với phụ huynh học sinh để tuyên truyền với
các bậc phụ huynh về đặc thù của trẻ mầm non " Học mà chơi, chơi mà
học" Từ đó huy động phụ huynh đóng góp những nguyên vật liệu có sẵn để
làm đồ dùng cho trẻ. Vì thế tôi luôntìm ra cách làm nhiều đồ dùng để tạo
được môi trường trong và ngoài lớp theo từng chủ đề, chủ điểm để thu hút
sự chú ý , kích thích sự tìm tòi, khám phá của trẻ.

Trang 6


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

1.3.2/ Kết hợp với phụ huynh học sinh và giáo viên cùng lớp đê
tìm tòi những nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương
Để đạt được kết quả cao trong công tác làm đồ dùng đồ chơi từ
nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương, thì việc quan trọng nhất là khâu tìm
kiếm nguyên vật liệu. Muốn đạt được kết quả cao bản thân tôi luôn tìm tòi
những nguyên vật liệu đã loại bỏ thu gom mọi lúc mọi nơi và đặc biệt là
phải sưu tầm qua phu huynh, đồng nghiệp, qua tài liệu, sách báo, các diễn
đàn và những ý tưởng sáng tạo của đôi bàn tay để cho ra những sản phẩm
đẹp mắt để tổ chức tốt cho các hoạt động vui chơi cũng như học tập của
trẻ.
Với giáo viên cùng lớp phải có sự phối hợp chặt chẽ với nhau trong
công tác tìm kiếm các nguyên vật liệu có sẵn, trao đổi với nhau về cách
làm những loại đồ dùng gì, dùng cho các hoạt động nào cho phù hợp.

*Đối với phụ huynh:
Phụ huynh là cầu nối giữa gia đình với nhà trường, Để thực hiện tốt
mục tiêu giáo dục cho trẻ thì không chỉ có giáo viên mà đòi hỏi phải có sự
kết hợp chặt chẽ với phụ huynh. Để làm tốt được công tác đó ngay từ đầu
năm học tôi đã tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền về tầm quan trọng
của việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Đặc biệt là công tác " làm đồ
dùng đồ chơi" bời vì trẻ mẫu giáo để phụ huynh nhận thức được vai trò
quan trọng của đồ dùng, đồ chơi đối với việc học của trẻ .Với những điều
đó tôi đã phát động được phụ huynh và cả học sinh của tôi tham gia sưu
tầm và tìm kiếm các nguyên vật liệu sẵn có tại nhà, ngay tại địa phương
mà trẻ sinh sống.
1.3.3/ Tiến hành làm đồ dùng đồ chơi.
a) Làm rối

Trang 7


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

*Nguyên liệu: Vải vụn, vải nỉ, que kem, kim, chỉ, kéo.
* Cách làm 1:
Lấy vải nỉ dùng kéo cắt bộ phận của từng nhân vận trong chuyện
nhổ củ cải mỗi nhân vật chúng ta cắt thành 2 mảnh bằng nhau. Lấy kim chỉ
may theo đường viền của nhân vật, dùng vải vụn nhồi vào bên trong của
từng nhân vật để cho phồng to trông sẽ đẹp mắt hơn. Tiếp theo tận dụng
những miếng vải nỉ vụn chúng ta cắt tóc, mắt, mũi miệng lấy keo nên gắn
vào từng nhân vật. Cuối cùng để cho các nhân vật trong chuyện đứng được
ta dùng que kem đã bỏ đi xếp theo hình tam giác gắn ở đằng sau mỗi nhân

vật.
*Cách làm 2: Sử sụng quả bóng nhỏ để làm đầu cho rối lấy xốp cắt mắt,
mũi, miệng. Phân thân ta sẽ lấy xốp quấn rôi lấy vải may thành váy phủ lên
xốp bên trong.
*Cách sử dụng: Với loại rối này ta có thể dùng để làm các nhân vật chuyện
trong giờ làm quen văn học hay đưa vào trong giờ làm quen môi trường
xung quanh và các hoạt động góc.Rối có thể sử dụng cho trẻ ở các độ tuổi.
* Loại rối này thỏa mãn được các nhu cầu của trẻ:
+Thỏa mãn nhu cầu chơi giải trí:Trẻ chơi với đồ chơi
+Thỏa mãn nhu cầu nhận thức vận dụng vốn kiến thức của trẻ để xé dán
các bộ phận của cơ thể.
+Thỏa mãn nhu cầu tưởng tượng, trẻ có thể tượng tượng ra các nhân vật
rối và làm theo ý thích của mình.
+Thỏa mãn nhu cầu giao tiếp: các trẻ sử dụng nhân vật rối và nói chuyện
giao tiếp với nhau.

Trang 8


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

b)Mô hình vườn nhà em
*Nguyện vật liệu:Vỏ sữa su su,vỏ hộp váng sữa, tăm. xốp màu, chai nước,
thùng xốp ti vi, vải von, bông, tăm, keo nến
*Cách làm:
- Cây đừa, cây đu đủ: lấy xốp màu nâu quấn quanh thân của chai nhựa
quấn theo đường vòng như vậy thân sẽ đẹp hơn. lây xốp màu xanh cắt lá
đu đủ và lá dừa. Qủa của cây đu đủ dùng xốp ti vi cắt tỉa thành quả dùng

sơn màu tô lên cho đẹp. Đối với quả đu đủ lấy vải von màu xanh bọc bông
màu trắng bên trong quấn thành hình tròn lấy chỉ cột.Dùng keo nến gắn
vào thân của từng cây.

Trang 9


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

- Ngôi nhà: Lấy keo nến gắn từng cây tăm lại với nhau gắn thành một
mảng hình vuông cho đế của nhà, tiếp tục gắn cho các bộ phận của nhà để
tạo thành ngôi nhà. dùng sơn màu cho mái ngói và của sổ.
- Làm con lợn: Lấy vỏ hộp sữa su su rửa sạch cắt xốp cho các bộ phận của
con lợn, dùng keo nên gắn vào từng con. Chân của con lợn dùng ống hút
cắt thành 4 khúc bằng nhau gắn bằng keo nến.
- Con chim: Lấy vỏ váng sữa gắn 2 hộp lại với nhau bằng keo nến, dùng
xốp màu cắt cánh, mắt, mũi miệng cho con chim.
- Con chim cánh cụt: Dùng họp sữa su su lấy xốp cắt thành thân, mắt mỏ,
chân cho chim cánh cụt
- Củ cà rốt, củ cải, cây rau cải: dùng dao rọng giấy cắt xốp ti vi gọt thành
hình củ cải, củ cà rốt. lấy sơn màu cam tô cho củ cà rố, còn củ cải để
nguyên. Thân của cây rau cải lấy vỏ chai sữa su su bóc vỏ cắt làm đôi lấy
phần trên. Lá lấy vải nỉ màu xanh cắt thành lá dùng keo nến gắn lá cho
từng cây.
*Cách sử dụng: Được sử dụng trong làm quen với toán ,môi trường xung
quanh, Làm mô hình để trẻ tham quan trong mọi tiết học
*Hiệu quả sử dụng: -trong giờ học có thẻ cho trẻ tham quan mô hình vườn
nhà em. làm quen với những con vật bên phải bên trái, cây cối trong vườn

- Cô vừa củng cố được các loại con vật và củng cố được bên phải bên trái
cho trẻ
- Trong giờ làm quen với toán :Trẻ sắp xếp các con vật, cây, đếm theo yêu
cầu, số lượng. qua ngôi nhà có thể cho trẻ hình dung ra mái ngói hình tam
giác, thân hình vuông....cho trẻ đếm số lượng rau củ.

Trang 10


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

- Trong giờ làm quen với môi trường xung quanh: Làm quen vơi một số
loại cây, một số con vật. Làm quen ngôi nhà của bé gồm những bộ phận
nào, làm quen với những loại rau
- Trong hoạt động tạo hình: Trẻ có thể hình dung ra các bộ phận của cây để
vẽ, vẽ con lợn, con chim, ngôi nhà một cách dễ dàng, vẽ củ cải, củ cà rốt..

c) Cây đào, cây mai:
* Nguyên vật liệu :
- giấy nhún màu, giây quấn thân màu xanh và màu nâu, vải voan màu
xanh, keo sữa, chậu, thân cây khô. keo, xốp vụn
*Cách làm :

Trang 11


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn


có tại địa phương

Dùng giấy nhún màu cắt thành từng cánh hoa lấy kéo vuốt nhẹ ở mép cánh
hoa để cánh hoa hơi cong, nhị hoa lấy giấy nhún cắt thành từng sợi dài nhỏ
quấn thành hình tròn tạo thành nhị lấy chỉ quấn từ nhị rồi đến những cánh
hoa lại thành một bông hoa. Thân lấy cành cây khô quấn bằng giấy quấn
thân màu nâu cho đều màu, lá dùng kẽm nhỏ uốn thành hình tròn quấn vải
von quanh kẽm uốn cho giống chiếc lá, sau khi làm song hết tất cả bộ phận
ta tiến hành gắn từng bông hoa và lá lên thân . Lấy xốp ti vi cắt sao cho
vừa cái chậu cắm thân cây vào dùng keo nên thoa một lớp bên dưới mặt
xốp dùng màu nhỏ li ti rắng đều phía dưới.
*Cách sử dụng: Sử dụng trong các giờ học môi trường xung quanh làm
quen một số loại hoa, tết và mùa xuât, giờ học tạo hình quan sát vẽ hoa đào
hoa mai,trang trí cây hoa ngày tết, phát triển nhận thức: Đến có bao nhiêu
chậu hoa, Hoa đào hoa mai còn sử dụng trong hoạt động góc để trang trí
cho các góc.
Phát triển tính thẩm mĩ biết ngắm hoa, yêu hoa.

Trang 12


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

d) Làm con thỏ, con gấu bằng nắp hộp kẹo
*Nguyên vật liệu :
- Nắp hộp kẹo kim yến
- Xốp màu hồng vàng, trắng, xanh
- Keo 502, keo bắn súng

- Cây gạt lưỡi
* Cách làm:
- Dùng keo bắn súng bắn theo chiều đứng 2 nắp hộp kẹo lại với nhau làm
thành con thỏ, kế tiếp cắt xốp màu hình tai thỏ dung keo 502 dáng lên phía
trê đầu làm tai thỏ, cắt những phần xốp vụn còn lại làm mắt thỏ, miệng thỏ
có dạng hình tròn , tam giác thật xinh xắn. Dùng que gạt lưỡi cắt ngắn lại
dán lên phần xốp cắt làm tay thỏ, dùng keo bắn súng bắn dính lại với thân
thỏ. Dùng nắp kẹo kim yến và keo bắn súng bắn nắp kẹo nằm ngang giúp
các chú thỏ đứng vững.
Các chú gấu bằng hộp kẹo kim yến:
Tương tự như cách làm chú thỏ nhưng khác nhau ở phần tai

Con gấu

Trang 13


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

*Cách sử dụng:
-Phát triển nhận thức: Củng cố các biểu tượng hình dạng màu sắc cho trẻ.
+ Đếm số lượng và gắn chữ số tương ứng cho các giờ làm quen với toán ở
chủ đề động vật ở các lớp mẫu giáo
- Phát triển ngôn ngữ: Dùng trong các giờ hoạt động làm quen chữ cái,
ghép tên các con vật, củng cố các chữ cái cho trẻ.
- Phát triển thể chất: Phát triển vận động tinh – vận động thô cho trẻ. Phối
hợp nhiệp nhàng giữa các bộ phận cơ thể.
- Phát triển thẩm mĩ: dùng trong các hoạt động tạo hình , vẽ nặn các con

vật
- Sử dụng trong hoạt động góc: Chủ đề động vật trẻ chơi với các con vật,
phát triển tính hợp tác, cùng làm các con vật giống cô.
+ Góc chuyện cổ tích: Cháu kể chuyện sang tạo theo hình các nhân vật
- Phát triển tình cảm – xã hội: Cùng cô chuẩn bị các nguyên vật liệu để
phục vụ hoạt động chơi, phát triển tính hộp tác, có trách nhiệm giúp cô giữ
lại các nắp kẹo sau khi sử dụng.
e) Bộ đồ dùng gia đình
*Nguyên vật liệu:
- Vỏ chai trà xanh, chai nước suối, chai sữa tắm, number chanh, nước rửa
chén, vỏ chai, nắp kẹo kim yến, đĩa CD, hủ sữa chua, nắp hộp bánh kẹo,
đĩa bánh kem, ống dẫn dây điện, xốp màu, hộp sữa Yakult, la phong dán
tường
- Keo 502,
- Kẽm, nắp hồ dán, bình nhớt, decanl, thùng giấy, hộp quà.

Trang 14


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

Cách làm: Đồ dùng gia đình:
- Chén, ly, chọn các chai nước ngọt lấy phần cổ chai cắt bỏ phần nút
chai, lấy phần cổ chai cắt lượn tròn, tạo thành ly chén theo ý thích sau đó
cắt decanl trang trí thêm hoa lá cho đẹp.
- Tương tự với nồi, nắp cắt đĩa VCD hình tròn- cắt một đoạn dây bằng
xốp màu dán thành vòng tròn ở phía trong làm den cho nắp, làm thêm quai.
- Quạt lấy đĩa VCD cắt hình cánh quạt , gắn với ống dây dẫn điện

làm phần thân quạt, đế quạt gắn nắp kẹo kim yến giữ chân đứng vững hơn,
trang trí thêm bằng xốp màu.
- Tủ quần áo, giường, tủ trang điểm làm tử hộp quà trang trí thêm chi
tiết như chân bàn, tủ, giường..
- Bàn là nắp hộp kẹo, nắp thùng, chân bàn là cổ chai nước ngọt, và
hộp sữa- ghế cắt hộp sữa ra làm đôi lấy phần đáy làm nghế , thành ghế cắt
la phong dán tường và dán vào được chiếc nghế dựa. nghế salon lấy hộp
sữa chua cắt tạo thành 4 chân, dán mặt nghế là nắp kẹo kim yến trang trí
các chi tiết nhỏ bằng xốp màu.
- Bình trà được làm từ hộp kẹo, chai nước rửa chén.
- Nhà làm từ hộp giấy trang trí thêm bằng ống hút.

Trang 15


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

*Cách sử dụng:
-Phát triển nhận thức:
+ Hoạt động tìm hiểu khám phá: Biết được công dụng chất liệu của
các loại đồ dùng.Phân biệt được chất liệu của các loại đồ dùng.
+ Làm quen với toán: Đếm số lượng và gắn chữ số tương ứng, cộng
trừ thêm bớt trong phạm vi 10. Củng cố các biểu tượng hình dạng, kích
thích tư duy tưởng tượng tái tạo cho trẻ về các loại đồ dùng trong gia đình
- Phát triển ngôn ngữ: Dùng trong các giờ hoạt động làm quen chữ
cái, ghép tên các loại đồ chơi đồ dùng, củng cố các chữ cái cho trẻ.
- Phát triển thẩm mĩ: Tô màu, cắt xé, vẽ nặn theo các hình mẫu, tưởng
tượng sáng tạo thêm cho phong phú

-Phát triển thể chất:Phát triển vận động cơ tay – ngón tay khi hoạt
động với các đồ vật

Trang 16


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

- Sử dụng trong hoạt động góc: Chơi với các loại đồ dùng trong gia
đình, chơi trò chơi đóng vai
+ Góc bé làm họa sĩ
+ Góc chuyện cổ tích: Cháu kể chuyện sang tạo theo hình các nhân
vật
- Phát triển tình cảm – xã hội: Biết giúp đỡ cô giúp đỡ bạn làm những
công việc vừa sức, biết tôn trọng giữ gìn các sản phẩm do mình và
người lớn làm ra.
f) Thế giới động vật, thực vật
* Nguyên vật liệu:
- Cây xanh, thảm cỏ, thảm đường đi, chậu hoa : kẽm, len màu xanh, đỏ,
giấy bìa cactong, xốp màu, vỏ hộp sữa tươi nhựa, đất sét.
- Con bò, con mèo, con heo, con gà làm bằng hộp sữa, vỏ chai nước suối,
chai nước ngọt
- Con bướm, con chuồn chuồn, con kiến làm bằng muỗng sữa chua, nắp
chai nước ngọt, lỏ so bút bi và xốp màu, hột nhãn, kẽm.
- Con rùa, con cua, con cá, con nhím, làm bằng vỏ sò, vỏ dừa, banh, xốp
màu.
- Suối làm bằng màu nước, xốp, keo dán.
*Cách làm:

Cây xanh, chậu hoa, cây ăn quả, dàn mướp, mướp đắng: Thân của cây từ
những chai nướng suối lấy giấy quấn thân quân quanh các chai nước, lá

Trang 17


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

dùng xốp xanh cắt lá lấy kẽm gắn cho các cuống lá để dễ dàng uốn cho
cong.
Tương tự, chậu hoa lấy giấy nhún gấp thành những bông hoa hồng, lấy ống
hút cắt từng đoạn nhỏ quấn vào thân cây kẽm tạo thành hoa ống hút. .Cây
ăn quả: cây thật gắn lá bằng vải( bằng xốp màu), quả táo lấy vải nỉ màu đỏ
may thành quả gắn lên cây. Làm cây đu đủ bằng xốp màu
Dàn mướp, mướp đắng lấy cây thật làm dàn cắt xốp màu xanh làm lá, lấy
xốp ti vi dùng dao 2 rọng giấy gọt thành quả mướp và quả mướp đắng
dùng sơn màu xanh tô.
Các con vật :
- Với các con vật làm bằng các hộp sữa, chai, lọ thì chọn những chai có
dáng hình các con vật gắn với nhau bằng keo bắn súng, chân các con
vật làm bắng ống hút, bìa các tong và dán trang trí thêm bằng xốp màu.

Trang 18


SKKN: Mợt sớ kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ ngun vật liệu sẵn

có tại địa phương


- Bàn ghế: Được làm từ que gạt lưỡi, bợ đu quay làm từ ống nước làm
thân, kẽm q́n tạo thành khung vòng tròn, võ sưa chua gắn làm chỗ ngồi
đu quay.

*Cách sử dụng:
-

Dùng trong các tiết học để giới thiệu bài.

-

Dùng để trang trí lớp, góc chơi…

-

Hoạt đợng phát triển thẩm mĩ: Cắt dán vẽ xé dán tạo thành các con
vật.Hình thành phát triển tính thẩm mĩ, lựa chọn màu sắc phù hợp để
tạo thành các con vật

-

Phát triển nhận thức: Tìm hiều về các con vật sống trong gia đình,
sống trong rừng….

+ Môn làm quen với toán: Đếm các con vật gắn chữ số tương
ưng – so sánh nhóm con vật nhiều hơn – ít hơn, thêm bớt để tạo thành các
con vật có số lượng bằng nhau.

Trang 19



SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

-

Hoạt động phát triển ngôn ngữ: Kể tên các con vật, nhận xét về hình
dáng các con vật mà trẻ quan sát.Bắt chước tiếng kêu của cca1c con vật
quen thuộc.

-

Hoạt động phát triển thể chất: Tạo dáng, bắt chước dáng đi của các
con vật.

-

Hoạt động phát triển tình cảm – xã hội: Không đến gần các con vật
nguy hiểm, biết chăm sóc các con vật nuôi gần gũi quen thuộc.

-

Hoạt động góc:

+ Xây dựng mô hình thế giới động vật
+ Góc học tập: ghép từ dưới tranh, xếp tên các con vật theo hình.
+ Góc nghệ thuật: Vẽ, cắt xé dán tạo thành các con vật. Kể chuyện sáng
tạo

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Sau khi thử nghiệm, các đồ dùng, đồ chơi tự tạo vào trong giảng dạy
và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được
nâng cao.
- Nâng cao chất lượng làm quen với toán: Qua đồ chơi con rối trẻ có
thể đếm các nhân vật, mô hình vườn nhà em trẻ biết được cây nào
đứng trướng cây nào đứng sau, bên phải là con vật gì? bên trái là
con gì?
- Nâng cao chất lượng làm quen văn học và phát triển ngôn ngữ thông
qua đồ chơi rối : Trẻ biết thể hiện tính cách của nhân vật qua khuôn
mặt của rối, phát triển tình cảm, thẩm mỹ, yêu cái đẹp. Nhờ các đồ

Trang 20


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

dùng, đồ chơi do mình tự làm ra, trẻ dễ dàng nhanh thuộc truyện hơn
và thích được kể lại chuyện cùng với các con rối nhỏ đó.
- Nâng cao chất lượng môn hoạt động tạo hình: Thông qua rối mở và
một số sản phẩm của đất nặn: Kỹ năng vẽ, nặn, cắt, xé của trẻ được
nâng cao, phát triển khả năng khéo léo của đôi bàn tay, là tiền đề cho
trẻ khi bước và tiểu học.
- Nâng cao chất lượng hoạt động của môn môi trường xung quanh
thông qua các mô hình
Những mẫu trên đã được phổ biến cho giáo viên thực hiện, ứng
dụng cho các tiết dạy, hoạt động vui chơi, các góc chơi và dùng
trang trí lớp.Tận dụng được nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương,

không tốn nhiều tiền của, hiệu quả đạt được khá cao.
Trẻ tham gia thực hiện cùng cô một cách dẽ dàng ở mọi nơi, mọi lúc.
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Từ những kết quả đã đạt được như trên tối thấy nâng cao chất lượng
hiệu quả làm và sử dụng đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có tại
địa phương là hết sức thiết thực và cần thiết cho các trường mầm non.
Muốn như vậy thì trước tiên người giáo viên mầm non cần nắm được
những điểm cơ bản khi làm đồ chơi từ các nguyên vật liệu sẵn có như:
Đảm bảo tính sư phạm ( có tác dụng hình thành, củng cố các khái niệm,
khám phá khoa học, hấp dẫn, kích thích trí tò mò của trẻ; trẻ có thể thao
tác với đồ chơi trong nhiều trò chơi); Đảm bảo tính phù hợp, an toàn ( Màu
sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm.Cần vệ
sinh các sản phẩm trước khi tái chế thành đồ chơi; ; Đảm bảo tính sáng
tạo (Từ một loại vật liệu có thể tạo hình thành nhiều đồ chơi khác nhau; có

Trang 21


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

ý tưởng mới trong khai thác, có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục
khác nhau)
-

Kết hợp tốt với các bậc phụ huynh học sinh trong việc huy

động nguồn nguyên vật liệu.
-


Luôn học hỏi, lắng nghe ý kiến đóng góp kinh nghiệm từ

đồng nghiệp, đặc biệt là của ban giám hiệu nhà trường.
KẾT LUẬN:
Sau khi áp dụng sáng kiến làm đồ dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu
sẵn có tại địa phương giúp cho giáo viên ít tốn kém kinh phí mà có thêm
nhiều đồ dùng đồ chơi phong phú đa dạng về chủng loại, màu sắc, hình
dáng phục vụ tốt cho công tác giáo dục các cháu, giúp các cháu phát triển
tốt 5 mặt giáo dục đáp ứng được yêu cầu của chương trình giáo dục mầm
non mới.
Từ đó có thể khẳng định việc áp dụng sáng kiến làm và sử dụng đồ
dùng đồ chơi từ các nguyên vật liệu có sẵn tại địa phương là rất thiết thực,
hiệu quả.
Với đề tài này tôi nghĩ rằng các trường mầm non cũng như tất cả giáo
viên nếu áp dụng tốt sẽ góp phần không nhỏ trong việc cải tiến, bổ sung
nguồn đồ chơi không bao giờ cạn từ việc “làm và sử dụng các nguyên vật
liệu sẵn có tại địa phương”.

Chư r căm, ngày
Xác nhận của Ban giám hiệu

tháng 05 năm 2018
Người viết

Trang 22


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn


có tại địa phương

Phan Thị Hải

Trần Thị Dịu

Trang 23


SKKN: Một số kinh nghiệm làm và sử dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn

có tại địa phương

MỤC LỤC
I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................01-04
1. Lý do chọn đề tài................................................................................01-02
2. Mục đích nghiên cứu...............................................................................
3. Cơ sở nghiên cứu...............................................................................02-03
4. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................03-04
5. Tính mới của đề tài .................................................................................
II.NỘI DUNG ......................................................................................04-20
1. Đặc điểm tình hình.............................................................................05-20
1.1. Thuận lợi...............................................................................................
1.2.Khó khắn..........................................................................................05-06
1.3. Biện pháp thực hiện..............................................................................
1.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn về một số kinh nghiệm làm và sử
dụng đồ chơi từ nguyên vật liệu sẵn có.......................................................
1.3.2. Phối hợp với phụ huynh, học sinh và giáo viên trong lớp để tìm ra
những nguyên vật liệu.................................................................................
1.3.3. Tiến hành làm đồ dùng.................................................................08-20

III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC................................................................20-21
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM...........................................................21-22

Trang 24



×