Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

VAN DUNG GIAI PHAP HUONG DAN HOC SINH TU HOC TRONG DOI MOI PHUONG PHAP DAY HOC BAI CHUYEN DONG THANG BIEN DOI DEU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.75 KB, 22 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT THẠNH ĐÔNG

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Tên sáng kiến:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH VẬN DỤNG KIẾN THỨC
CHƯƠNG MẮT VÀ CÁC DỤNG CỤ QUANG
ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN
Họ và tên: Mai Thị Hương Xuân
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường THPT Thạnh Đông

Kiên Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2017


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Mã số : …….
1. Tên sáng kiến:
Vận dụng giải pháp hướng dẫn học sinh tự học bài “Chuyển động thẳng biến đổi
đều”, Vật lí 10 cơ bản.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn Vật lí 10 cơ bản.
3. Mô tả bản chất của sáng kiến:
3.1. Tình trạng giải pháp đã biết
∗ Hiện trạng trước khi áp dụng giải pháp mới: Học sinh tiếp thu kiến thức một
cách máy móc, thụ động từ phía giáo viên và chưa thực sự tích cực, chủ động
trong quá trình hoạt động nhóm.
∗ Ưu điểm và nhược điểm của giải pháp cũ:
− Ưu điểm:
+ Học sinh nắm được các khái niệm cơ bản của bài học.


+ Học sinh có thể vận dụng kiến thức để giải một số bài tập cơ bản.
− Nhược điểm:
+ Với khối lượng kiến thức lớn thì giáo viên khó truyền đạt hết được nội dung
trong thời gian hạn hẹp trên lớp.
+ Học sinh tiếp thu một cách thụ động dễ bị nhàm chán.
+ Học sinh ít có thời gian tự học và làm việc nhóm.
3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
∗ Mục đích của giải pháp:
− Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao chất
lượng dạy học.
− Thúc đẩy học sinh có lòng ham học, ham hiểu biết và yêu môn học.
∗ Nội dung giải pháp :
− Tính mới, sự khác biệt của giải pháp mới so với giải pháp cũ:
+ Học sinh tham gia hoạt động trên lớp một cách nhanh chóng và hứng thú do đã
chuẩn bị bài trước ở nhà.
+ Giải quyết được khối lượng kiến thức lớn với khoảng thời gian ít ỏi trên lớp.
+ Tạo cho học sinh thói quen độc lập trong suy nghĩ, độc lập trong giải quyết các
khó khăn gặp phải.
+ Học sinh có thể tự học và làm việc nhóm ngoài giờ lên lớp chứ không chỉ ở trong
tiết học.


+ Giúp học sinh hiểu tri thức một cách sâu sắc, kích thích hoạt động trí tuệ của học

sinh.
+ Phương pháp này giúp giáo viên có thời gian hướng dẫn học sinh tự rèn luyện
một số bài tập nâng cao.
− Các bước thực hiện của giải pháp mới một cách cụ thể:
BƯỚC 1. Đọc và nghiên cứu tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học môn Vật lí
THPT. Trong đó chú trọng giải pháp giáo viên hướng dẫn học sinh tự học.

BƯỚC 2. Xây dựng mục tiêu, xây dựng hệ thống câu hỏi của bài thành phiếu học
tập và ghi công việc cụ thể học sinh cần chuẩn bị cho nội dung bài học (chia lớp
thành 4 nhóm), tổ chức hoạt động học tập và đánh giá học sinh.
BÀI 3: CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU ( 2 tiết)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
1. Kiến thức
- Viết được biểu thức định nghĩa và vẽ được vectơ biễu diễn của vận tốc tức
thời, nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lí trong biểu thức .
- Nêu được định nghĩa của chuyển động thẳng biến đổi đều, nhanh dần đều,
chậm dần đều.
- Viết được phương trình vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều và
chuyển động thẳng chậm dần đều. Nêu được ý nghĩa của các đại lượng vật lí trong
phương trình đó và trình bày rõ được mối tương quan về dấu và chiều của vận tốc
và gia tốc trong chuyển động
- Công thức tính và đặc điểm của gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi
đều.
2. Kĩ năng
- Hiểu được ý nghĩa của gia tốc và xác định dấu của gia tốc trong chuyển động
thẳng biến đổi đều.
- Vận dụng được công thức để giải các bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều.
- Quan sát thí nghiệm (hình 3.1).
3. Thái độ
- Vận dụng được công thức để giải các bài tập về chuyển động thẳng biến đổi đều..
- Hào hứng thực hiện các nhiệm vụ tìm hiểu về nội dung bài học.
2. Năng lực định hướng hình thành và phát triển cho học sinh
- Năng lực tự học


- Năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo

- Năng lực học hợp tác nhóm
- Năng lực thực nghiệm
- Năng lực trình bày và trao đổi thông tin.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên
- Tranh ảnh
- Các dụng cụ thí nghiệm để hỗ trợ các nhóm thực hiện thí nghiệm (hình 3.1)
- Phiếu hướng dẫn học sinh tự đánh giá hoặc đánh giá lẫn nhau.
2. Học sinh
- SGK, vở ghi bài, giấy nháp, tranh ảnh (do GV phân công thực hiện).
- Mỗi nhóm 01 bộ thí nghiệm.
III. Tổ chức các hoạt động học của học sinh
1. Hướng dẫn chung
Từ việc yêu cầu học sinh làm thí nghiệm để mô tả được chuyển động của hòn bi
xe đạp là chuyển động nhanh dần thì học sinh có thể dự đoán được vận tốc của hòn
bi xe đạp tại một thời điểm tăng dần, xuất hiện nhu cầu học thêm kiến thức mới
trong bài học là khái niệm véctơ vận tốc tức thời, chuyển động thẳng biến đổi,
chuyển động thẳng biến đổi đều, chuyển động thẳng nhanh dần đều, và chuyển
động thẳng chậm dần đều.
Giao cho học sinh vận dụng khái niệm về chuyển động thẳng nhanh dần đều và
kiến thức đã học ở bài trước để hình thành thêm kiến thức mới là khái niệm gia tốc,
véctơ gia tốc, công thức vận tốc, công thức quãng đường, phương trình chuyển
động.
Các họat động dạy học gồm:
Hoạt động 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề cần tìm hiểu về
chuyển động thẳng biến đổi đều.
Hoạt động 2 ( Giải quyết vấn đề- hình thành kiến thức): Tìm hiểu vận tốc tức
thời, chuyển động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều.
Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải bài tập trắc nghiệm.



Hoạt động 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Tìm hiểu các dạng toán về chuyển
động biến đổi đều như: viết phương trình chuyển động và tìm thời điểm, vị trí hai
xe gặp nhau.
Dự kiến việc tổ chức các hoạt động theo thời gian như bảng dưới:
Các bước

Hoạt động

Khởi động

Hoạt động 1

Hình thành
Hoạt động 2
kiến thức

Thời
Tên hoạt động
lượng
dự kiến
Tạo tình huống và phát biểu vấn đề về 10 phút
chuyển động thẳng biến đổi đều
Tìm hiểu vận tốc tức thời, chuyển
động thẳng nhanh dần đều, chuyển
động thẳng chậm dần đều.

60 phút

Hệ thống hóa kiến thức và giải câu hỏi 10 phút

trắc nghiệm
Tìm hiểu các dạng toán về chuyển
Tìm
tòi
động biến đổi đều như: viết phương
Hoạt động 4
10 phút
mở rộng
trình chuyển động và tìm thời điểm, vị
trí hai xe gặp nhau.
2. Hướng dẫn cụ thể từng hoạt động
Hoạt động 1 (Khởi động): Làm nảy sinh và phát biểu vấn đề cần tìm hiểu về
chuyển động thẳng biến đổi đều.
a) Mục tiêu hoạt động
Từ thí nghiệm được thực hiện để tạo cho học sinh sự quan tâm đến vấn đề
chuyển động và đặt được các câu hỏi để tìm hiểu về khái niệm véctơ vận tốc tức
thời, chuyển động thẳng biến đổi đều.
Luyện tập

Hoạt động 3

Nội dung hoạt động: Tạo tình huống mở bài.
- GV làm thí nghiệm cho HS quan sát. Có thể lấy thêm ví dụ khi đạp xe lên
dốc hoặc xuống dốc.
- Yêu cầu học sinh tự làm thí nghiệm và trả lời câu hỏi
+ Nhận xét chuyển động của hòn bi?


+ Hòn bi chuyển động nhanh dần thì theo em đại lượng nào thay đổi?
b) Gợi ý tổ chức dạy học

Chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm làm thí nghiệm và thảo luận.
c) Sản phẩm hoạt động: Thí nghiệm mà các nhóm học sinh biểu diễn được và
phiếu trả lời câu hỏi của GV.
Hoạt động 2 (Hình thành kiến thức): Tìm hiểu vận tốc tức thời, chuyển
động thẳng nhanh dần đều và chuyển động thẳng chậm dần đều.
a) Mục tiêu hoạt động
Học sinh thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu để xác định được đặc điểm
của chuyển động thẳng biến đổi đều: Tìm hiểu được các khái niệm và các đặc điểm
về điểm đặt, phương, chiều của véctơ vận tốc, véctơ gia tốc; công thức vận tốc,
quãng đường, phương trình của chuyển động thẳng biến đổi đều (nhanh dần đều và
chậm dần đều)
Nội dung hoạt động:
Học sinh làm việc nhóm, đọc sách giáo khoa để xác định các vấn đề nghiên
cứu qua hệ thống câu hỏi (phiếu học tập số 1 và phiếu học tập số 2).
b) Gợi ý tổ chức hoạt động
- Tổ chức cho các nhóm báo cáo kết quả và thảo luận.
- Giáo viên đánh giá kết quả hoạt động để làm cơ sở đánh giá học sinh.
- Giáo viên tổng kết, hướng dẫn học sinh ghi chép nội dung vào vở.
c) Sản phẩm hoạt động: Căn cứ vào quá trình báo cáo kết quả của công việc
làm việc nhóm, cách trao đổi thảo luận để đánh giá cá nhân và nhóm học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
(chuẩn bị bài ở nhà)
Nhóm 1: Nội dung phần độ lớn vận tốc tức thời và véctơ vận tốc
I. VẬN TỐC TỨC THỜI. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
1. Độ lớn vận tốc tức thời
Câu 1. Công thức tính độ lớn vận tốc tức thời?
.................................................................................................................................
Câu 2. Công thức tính độ lớn vận tốc tức thời?
.................................................................................................................................
Câu 3. Độ lớn vận tốc tức thời cho ta biết điều gì?



.................................................................................................................................
Câu 4. Trên xe máy bộ phận nào dùng để chỉ độ lớn của vận tốc tức thời?
.................................................................................................................................
Câu 5. BTVD1. Tại một điểm M trên đường đi đồng hồ tốc độ của một chiếc xe
máy chỉ 36km/h. Tính xem trong khoảng thời gian 0,01 giây xe đi được quãng
đường bao nhiêu? Nhận xét quãng đường tính được lớn hay nhỏ?
.................................................................................................................................
2. Véctơ vận tốc tức thời
Câu 6. Véctơ vận tốc tức thời đặc trưng cho chuyển động về phương diện nào?
.................................................................................................................................
Câu 7. Định nghĩa véctơ vận tốc tức thời?
.................................................................................................................................
Câu 8. BTVD2. Cho hai xe chuyển động trên đường thẳng như hình vẽ. Xe tải có
vận tốc tức thời là 30 km/h chuyển động từ trái qua phải, Xe ô tô con có vận tốc tức
thời là 40 km/h chuyển động từ phải qua trái. Lên bảng ghép hình xe tải và ô tô con
với véctơ vận tốc tức thời sao cho phù hợp. Biết mỗi đoạn trên véc tơ ứng với
10km/h.
(HD: B1: ghép hình xe tải và xe ô tô con vào vị trí  hoặc 
B2: Khi ghép véctơ vận tốc với xe thì dựa vào định nghĩa véctơ vận tốc: gốc,
chiều, độ dài véc tơ sao cho tương ứng phù hợp).

1

Câu 9. BTVD3. Tại ngã tư giao thông đường bộ có các hướng Đông, Tây, Nam,
Bắc như hình vẽ và có các chuyển động sau: ô tô tải (đi theo hướng Tây – Đông), ô
tô con (đi theo hướng Nam – Bắc), em bé đi bộ (đi theo hướng Đông – Tây), người
mẹ trở con đi xe đạp (đi theo hướng Đông – Tây) lần lượt với các vận tốc có độ lớn
30km/h, 40km/h, 5km/h, 10km/h. Biểu diễn véctơ vận tốc tức thời bằng cách ghép

hình vào tranh cho phù hợp. Biết mỗi đoạn trên véc tơ ứng với 5km/h.
(HD: B1: ghép hình ô tô tải, ô tô con, em bé đi bộ người mẹ trở con đi xe đạp vào
vị trí , , , .


2
B2: Khi ghép véctơ vận tốc với xe thì dựa vào định nghĩa véctơ vận tốc: gốc,
chiều, độ dài véc tơ sao cho tương ứng phù hợp).
3

4

Nhóm 2: Nội dung phần chuyển động thẳng biến đổi đều và gia tốc trong
chuyển động thẳng nhanh dần đều
3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
∗ Chuyển động thẳng biến đổi
Câu 10. Dựa vào hình vẽ ví dụ em hãy cho biết độ lớn vận tốc tức thời ở các vị trí
khi xe chuyển động trên đoạn đường AB có thay đổi không? Từ đó nêu khái niệm
chuyển động thẳng biến đổi?
A
C
D
B
v = 10km/h
v = 60km/h
v = 40km/h
v = 15km/h
.................................................................................................................................
∗ Chuyển động thẳng biến đổi đều
Câu 11. Xem hình vẽ ví dụ chuyển động của xe đạp trên đoạn đường thẳng.


C
(v = 5m/s)

Độ D
lớn vận tốc
B tức thời tăng hay giảm?...................................................................
A
(v = 7m/s)(v = 3m/s)

(v = 1m/s)


Trên từng đoạn đường vận tốc tức thời tăng bao nhiêu?.........................................
Thời gian mà vận tốc tăng trên các đoạn đường có bằng nhau không?..................
Vậy vận tốc tức thời có tăng đều không?................................................................
Từ đó nêu khái niệm chuyển động thẳng nhanh dần đều?......................................
Câu 12. Từ khái niệm chuyển động thẳng nhanh dần đều phát biểu tương tự chuyển
động thẳng chậm dần đều.
.................................................................................................................................
Câu 13. Nêu khái niệm chuyển động thẳng biến đổi đều.
.................................................................................................................................
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG NHANH DẦN ĐỀU
1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
a/ Khái niệm gia tốc
Câu 14. Dựa vào VD trên tính thương số giữa độ biến thiên vận tốc (vsau - vtrước) và
khoảng thời gian ( ) trên các đoạn đường AB, BC, CD. Nhận xét các giá trị tìm
được có bằng nhau không?
.................................................................................................................................
Câu 15. Định nghĩa và viết biểu thức tính gia tốc? Nêu các đại lượng trong công

thức? Đơn vị gia tốc?
.................................................................................................................................
Câu 16. Gia tốc cho ta biết điều gì? Hai vật chuyển động thẳng nhanh dần đều vật 1
có gia tốc 0,5m/s2 và vật 2 có gia tốc 1m/s2. Vật nào thay đổi vận tốc nhanh hơn?
.................................................................................................................................
Câu 17. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có thay đổi hay không?
Gia tốc trong chuyển động thẳng bằng bao nhiêu? Giải thích?
.................................................................................................................................
b/ Véctơ gia tốc
Câu 18. Biểu thức của véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?
.................................................................................................................................
Câu 19. Cách xác định phương và chiều của véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng
nhanh dần đều?
.................................................................................................................................
Câu 20. Định nghĩa véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?
.................................................................................................................................
Câu 21. BTVD4. Cho hai xe chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng như
hình vẽ. Xe đạp có vận tốc 10 km/h chuyển động từ phải qua trái với gia tốc 1m/s 2,
Xe ô tô con có vận tốc là 30 km/h chuyển động từ trái qua phải với gia tốc 2m/s 2.
Ứng với mỗi đoạn trên véctơ là 20km/h đối với vận tốc (màu đỏ) và 1m/s 2 đối với


gia tốc (màu xanh). Lên bảng ghép xe đạp và ô tô con với véctơ vận tốc và véctơ
gia tốc sao cho phù hợp?
(HD: B1: ghép hình xe đạp và xe ô tô con vào vị trí  hoặc 
B2: Khi ghép véctơ vận tốc với xe thì dựa vào định nghĩa véctơ vận tốc: gốc,
chiều, độ dài véc tơ sao cho tương ứng phù hợp.
B3: Khi ghép véctơ gia tốc với xe thì dựa vào định nghĩa véctơ gia tốc: gốc,
chiều, độ dài véc tơ. Lưu ý chiều của véctơ gia tốc phải cùng chiều với véctơ
vận tốc.


1

2

Nhóm 3: Nội dung phần vận tốc, quãng đường, công thức liên hệ và phương
trình trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
a/ Công thức tính vận tốc
Câu 22. Chứng minh công thức tính vận tốc? Cho biết các đại lượng trong công
thức?
.................................................................................................................................
Câu 23. Công thức tính vận tốc cho ta biết điều gì?
.................................................................................................................................
b/ Đồ thị vận tốc – thời gian
Câu 24. Dựa vào công thức vận tốc nhận thấy vận tốc là hàm bậc mấy theo thời
gian? Vậy đồ thị của vận tốc theo thời gian có dạng như thế nào?
.................................................................................................................................
Câu 25. BTVD5. Dựa vào đồ thị hình 3.5. Viết công thức tính vận tốc?
.................................................................................................................................
(HD: B1: Dựa vào đồ thị xác định v 0, v, t.(Trục hoành tương ứng với thời gian,
Trục tung tương ứng với vận tốc.
+ Xác định v0 : đọc trên đồ thị v0 ở trục tung ngay tại ví trí bao nhiêu thì đó
là v0.
+ Xác định v và t: Ứng với một điểm trên đồ thị đường thẳng thì chiếu qua
trục tung là giá trị của vận tốc v và chiếu xuống trục hoành là giá trị của t.
B2: Ráp vào công thức vận tốc v = v0 + at để tính a
B3: Ráp vào v0, a vào công thức vận tốc v = v0 + at.)



3. Công thức tính quãng đường của chuyển động thẳng nhanh dần đều
Câu 26. Để tính quãng đường của chuyển động thẳng nhanh dần đều ta có thể sử
dụng công thức nào? Cho biết các đại lượng trong công thức?
.................................................................................................................................
Câu 27. Dựa vào công thức quãng đường nhận thấy quãng đường là hàm bậc mấy
theo thời gian?
.................................................................................................................................
Câu 28. BTVD6. Dựa vào đồ thị hình 3.6. xác định gia tốc của thang máy trong
giây đầu tiên và quãng đường mà thang máy đi được trong giây đầu tiên kể từ lúc
xuất phát?
.................................................................................................................................
(HD: Dựa vào đồ thị và công thức vận tốc giống câu 24)
4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển
động thẳng nhanh dần đều
Câu 29. Chứng minh công thức (3.4)?
.................................................................................................................................
Câu 30. BTVD7. Sử dụng công thức (3.4) để tính quãng đường mà thang máy đi
được trong giây thứ nhất kể từ lúc xuất phát?
.................................................................................................................................
(HD: B1: Dựa vào đồ thị xác định v0.
B2: Áp dụng công thức quãng đường để tính. Lấy kết quả gia tốc ở câu 27).
5. Phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần đều
Câu 31. Nêu phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều? Nêu các đại lượng
trong phương trình?
.................................................................................................................................
Nhóm 4: Nội dung phần chuyển động thẳng chậm dần đều
III. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHẬM DẦN ĐỀU
1. Gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều
a/ Công thức tính gia tốc
Câu 32. Nhận xét công thức gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều với

chuyển động thẳng nhanh dần đều? Viết công thức?
.................................................................................................................................
Câu 33. Xác định dấu của gia tốc và vận tốc trong chuyển động thẳng chậm dần
đều?
.................................................................................................................................
b/ Véctơ gia tốc
Câu 34. Cách xác định phương và chiều của véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng
chậm dần đều?


.................................................................................................................................
Câu 35. BTVD8. Cho hai xe chuyển động chậm dần đều trên đường thẳng như
hình vẽ. Xe đạp có vận tốc 10 km/h chuyển động từ phải qua trái với gia tốc 1m/s 2,
Xe ô tô con có vận tốc là 30 km/h chuyển động từ trái qua phải với gia tốc 2m/s 2.
Ứng với mỗi đoạn trên véctơ là 20km/h đối với vận tốc (màu đỏ) và 1m/s 2 đối với
gia tốc (màu xanh). Lên bảng ghép xe đạp và ô tô con với véctơ vận tốc và véctơ
gia tốc sao cho phù hợp?
(HD: B1: ghép hình xe đạp và xe ô tô con vào vị trí  hoặc 
B2: Khi ghép véctơ vận tốc với xe thì dựa vào định nghĩa véctơ vận tốc: gốc,
chiều, độ dài véc tơ sao cho tương ứng phù hợp.
B3: Khi ghép véctơ gia tốc với xe thì dựa vào định nghĩa véctơ gia tốc: gốc,
chiều, độ dài véc tơ. Lưu ý chiều của véctơ gia tốc phải ngược chiều với
véctơ vận tốc.

1

2

2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều
a/ Công thức tính vận tốc

Câu 36. Nhận xét công thức vận tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều với
chuyển động thẳng nhanh dần đều?
.................................................................................................................................
Câu 37. Xác định dấu của gia tốc và vận tốc trong biểu thức vận tốc?
.................................................................................................................................
b/ Đồ thị vận tốc – thời gian
Câu 38. Dựa vào công thức vận tốc nhận thấy vận tốc là hàm bậc mấy theo thời
gian? Vậy đồ thị của vận tốc theo thời gian có dạng như thế nào?
.................................................................................................................................
Câu 39. BTVD9. Dựa vào đồ thị hình 3.9. Viết công thức tính vận tốc?
.................................................................................................................................
3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình của chuyển động thẳng
chậm dần đều
Câu 40. Nhận xét công thức quãng đường và phương trình trong chuyển động
thẳng chậm dần đều với chuyển động thẳng nhanh dần đều?
.................................................................................................................................


Câu 41. BTVD10. Dựa vào đồ thị hình 3.9. xác định quãng đường mà xe đạp đi
được từ lúc bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng hẳn?
.................................................................................................................................
Câu 42. BTVD11. Giải quyết câu hỏi C8?
.................................................................................................................................
(HD: sử dụng công thức liên hệ).

1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
(Sản phẩm của học sinh và nội dung kiến thức giáo viên điều chỉnh)
BÀI 3. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU

I. VẬN TỐC TỨC THỜI. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU
1. Độ lớn vận tốc tức thời
- Công thức:.............................................................................................................
- Độ lớn vận tốc tức thời cho ta biết........................................................................
BTVD1. Tại một điểm M trên đường đi đồng hồ tốc độ của một chiếc xe máy chỉ
36km/h. Tính xem trong khoảng thời gian 0,01 giây xe đi được quãng đường bao
nhiêu? Nhận xét quãng đường tính được lớn hay nhỏ?...........................................
2. Véctơ vận tốc tức thời
Định nghĩa véctơ vận tốc tức thời...........................................................................
BTVD2. Cho hai xe chuyển động trên đường thẳng như hình vẽ. Xe tải có vận tốc
tức thời là 30 km/h chuyển động từ trái qua phải, Xe ô tô con có vận tốc tức thời là
2
40 km/h chuyển động từ phải qua trái. Lên bảng ghép xe tải và ô tô con với véctơ
vận tốc tức thời sao cho phù hợp.
Sau khi HS lên bảng ghép:

BTVD3. Tại ngã tư giao thông đường bộ có các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc như
hình vẽ và có các chuyển động sau: ô tô tải (đi theo hướng Đông – Tây), ô tô con
(đi theo hướng Nam – Bắc), em bé đi bộ (đi theo hướng Tây – Đông), người mẹ trở
con đi xe đạp (đi theo hướng Tây – Đông) lần lượt với các vận tốc có độ lớn
30km/h, 40km/h, 5km/h, 10km/h. Biểu diễn véctơ vận tốc tức thời bằng cách ghép
hình vào tranh cho phù hợp.
Sau khi HS lên bảng ghép:


3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
∗ Chuyển động thẳng biến đổi
.................................................................................................................................
∗ Chuyển động thẳng biến đổi đều
Chuyển động thẳng biến đổi đều.............................................................................

- Chuyển động thẳng nhanh dần đều ......................................................................
- Chuyển động thẳng chậm dần đều .......................................................................
II. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG NHANH DẦN ĐỀU
1. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều
a/ Khái niệm gia tốc
Khái niệm................................................................................................................
Biểu thức..................................................................................................................
Đơn vị gia tốc..........................................................................................................
Gia tốc cho ta biết....................................................................................................
∗ Chú ý:
+ Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.................................................
+ Gia tốc trong chuyển động thẳng đều...................................................................
b/ Véctơ gia tốc
- Biểu thức của véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?................


- Định nghĩa véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều?....................
BTVD4. Cho hai xe chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng như hình vẽ. Xe
đạp có vận tốc 10 km/h chuyển động từ phải qua trái với gia tốc 1m/s 2, Xe ô tô con
có vận tốc là 30 km/h chuyển động từ trái qua phải với gia tốc 2m/s 2. Ứng với mỗi
đoạn trên véctơ là 20km/h đối với vận tốc (màu đỏ) và 1m/s2 đối với gia tốc (màu
xanh). Lên bảng ghép xe đạp và ô tô con với véctơ vận tốc và véctơ gia tốc sao cho
phù hợp?
Sau khi học sinh lên bảng ghép

2. Vận tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều
a/ Công thức tính vận tốc
- Công thức tính vận tốc..........................................................................................
- Công thức tính vận tốc cho ta biết.........................................................................
b/ Đồ thị vận tốc – thời gian

- Vận tốc là hàm bậc ............ theo thời gian
- Đồ thị của vận tốc theo thời gian có dạng.............................................................
BTVD5. Dựa vào đồ thị hình 3.5. Viết công thức tính vận tốc?.............................
3. Công thức tính quãng đường của chuyển động thẳng nhanh dần đều
- Công thức tính quãng đường của chuyển động thẳng nhanh dần đều..................
- Quãng đường là hàm bậc mấy theo thời gian?......................................................
BTVD6. Dựa vào đồ thị hình 3.6. xác định gia tốc của thang máy trong giây đầu
tiên và quãng đường mà thang máy đi được trong giây thứ nhất kể từ lúc xuất phát?
4. Công thức liên hệ giữa gia tốc, vận tốc và quãng đường đi được của chuyển
động thẳng nhanh dần đều
Công thức liên hệ.....................................................................................................
BTVD7. Sử dụng công thức (3.4) để tính quãng đường mà thang máy đi được trong
giây thứ nhất kể từ lúc xuất phát?............................................................................
5. Phương trình của chuyển động thẳng nhanh dần đều
Phương trình chuyển động thẳng nhanh dần đều....................................................
III. CHUYỂN ĐỘNG THẲNG CHẬM DẦN ĐỀU
1. Gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều


a/ Công thức tính gia tốc
Công thức gia tốc: giống.........................................................................................
Dấu của gia tốc và vận tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều?.....................
b/ Véctơ gia tốc
Phương và chiều của véctơ gia tốc trong chuyển động thẳng chậm dần đều?
.................................................................................................................................
BTVD8. Cho hai xe chuyển động chậm đều trên đường thẳng như hình vẽ. Xe đạp
có vận tốc 10 km/h chuyển động từ phải qua trái với gia tốc 1m/s 2, Xe ô tô con có
vận tốc là 30 km/h chuyển động từ trái qua phải với gia tốc 2m/s 2. Ứng với mỗi
đoạn trên véctơ là 20km/h đối với vận tốc (màu đỏ) và 1m/s2 đối với gia tốc (màu
xanh). Lên bảng ghép xe đạp và ô tô con với véctơ vận tốc và véctơ gia tốc sao cho

phù hợp?
Sau khi học sinh lên ráp

2. Vận tốc của chuyển động thẳng chậm dần đều
a/ Công thức tính vận tốc
Công thức vận tốc: giống........................................................................................
Dấu của gia tốc và vận tốc trong biểu thức vận tốc.................................................
b/ Đồ thị vận tốc – thời gian
- Vận tốc là hàm bậc ............ theo thời gian
- Đồ thị của vận tốc theo thời gian có dạng.............................................................
BTVD9. Dựa vào đồ thị hình 3.9. Viết công thức tính vận tốc?.............................
3. Công thức tính quãng đường đi được và phương trình của chuyển động thẳng
chậm dần đều
- Quãng đường đi được............................................................................................
- Phương trình của chuyển động..............................................................................
BTVD10. Dựa vào đồ thị hình 3.9. xác định quãng đường mà xe đạp đi được từ lúc
bắt đầu hãm phanh đến lúc dừng hẳn?....................................................................
BTVD11. Giải quyết câu hỏi C8?............................................................................
Hoạt động 3 (Luyện tập): Hệ thống hóa kiến thức và giải câu hỏi trắc nghiệm
a) Mục tiêu hoạt động


-

Hệ thống hóa kiến thức và vận dụng giải bài tập cơ bản về chuyển động thẳng
biến đổi đều.
Nội dung hoạt động:
- Học sinh làm việc nhóm, tóm tắt kiến thức về chuyển động thẳng biến đổi
đều.
- Trình bày bài tập được giáo viên giao trước.

b) Gợi ý tổ chức hoạt động
Giáo viên yêu cầu làm việc nhóm, tóm tắt các kiến thức về chuyển động thẳng biến
đổi đều đã trình bày.
Nhóm học sinh được phân công nhiệm vụ nào thì thực hiện nhiệm vụ tổng kết kiến
thức ở phần đó.
Yêu cầu cả lớp giải nhanh các câu hỏi trắc nghiệm.
c) Sản phẩm hoạt động:
- Hệ thống hóa kiến thức theo sản phẩm của nhóm học sinh trình bày như đã
được làm ở phiếu học tập số 2.
- Câu hỏi trắc nghiệm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3
(câu hỏi trắc nghiệm)
Câu 1. (nhận biết) Trường hợp nào dưới đây vật chuyển động thẳng nhanh dần
đều:
A. Ô tô lên dốc.
B. Viên bi lăn xuống một máng ngiêng nhẵn.
C. Xe đạp đang chuyển động rồi dừng lại.
D. Viên phấn được ném lên cao.
Câu 2. (nhận biết) Véc tơ vận tốc tức thời:
A. Đặc trưng cả về phương, chiều và sự nhanh, chậm của chuyển động.
B. Có độ lớn luôn dương.
C. Có độ lớn luôn âm.
D. Có chiều phụ thuộc vào việc chọn hệ tọa độ.
Câu 3. (nhận biết) Chọn câu sai. Trong chuyển động thẳng biến đổi đều:
A. Vận tốc thay đổi theo thời gian.
B. Gia tốc là đại lượng không đổi.
C. Vận tốc tức thời và gia tốc là các đại lượng vec tơ.
D. Đơn vị gia tốc là m/s.
Câu 4. (nhận biết) Phát biểu nào sau đây là không đúng? Trong chuyển động thẳng
nhanh dần đều:



Độ lớn của vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian.
Công thức vận tốc là v = v0 + at (với a>0;v>0 hoặc a<0;v<0).
Vận tốc là hàm bậc nhất theo t.
Véc tơ vận tốc và véc tơ gia tốc ngược chiều nhau.
Câu 5. (nhận biết) Phương trình nào dưới đây biểu diễn quy luật của chuyển động
thẳng nhanh dần đều:
A. x = x0 + v0t +1/2at2 (v>0,a<0)
C. x = v0t +1/2at2 (v>0,a>0).
B. x = v0t +1/2at2 (v>0,a<0).
D. x = x0 + v0t +1/2at2.(v<0,a<0)
Câu 6. (nhận biết) Phương trình nào dưới đây biểu diễn quy luật của chuyển động
thẳng chậm dần đều:
A. x = x0 + v0t +1/2at2 (v>0,a<0)
C. x = v0t +1/2at2 (v>0,a>0).
B. x = v0t +1/2at2 (v>0,a<0).
D. x = x0 + v0t +1/2at2.(v<0,a<0)
Câu 7: (nhận biết) Công thức quãng đường đi được trong chuyển động thẳng
nhanh dần đều là:
A. s = x0 + v0t +1/2at2 (v>0,a<0)
C. s = v0t +1/2at2 (v>0,a>0).
B. s = v0t +1/2at2 (v<0,a>0).
D. s = x0 + v0t +1/2at2.(v<0,a<0)
Câu 8: (nhận biết) Công thức quãng đường đi được trong chuyển động thẳng chậm
dần đều là:
A. s = x0 + v0t +1/2at2 (v>0,a<0)
C. s = v0t +1/2at2 (v>0,a>0).
B. s = v0t +1/2at2 (v<0,a>0).
D. s = x0 + v0t +1/2at2.(v<0,a<0)

Câu 9: (nhận biết) Chọn câu đúng. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều:
A. Đồ thị vận tốc theo thời gian là một đường thẳng song song với trục Ot.
B. Đồ thị vận tốc theo thời gian là một đường thẳng xiên góc.
C. Đồ thị tọa độ và vận tốc theo thời gian đều là một đường thẳng.
D. Đồ thị tọa độ theo thời gian là một đường thẳng xiên góc đi qua gốc tọa độ.
Câu 10: (thông hiểu) Chọn câu đúng.
A. Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều có phương, chiều và độ lớn
không đổi.
B. Chuyển động thẳng nhanh dần đều có gia tốc lớn thì vận tốc lớn.
C. Chuyển động thẳng biến đổi đều có gia tốc tăng, giảm đều theo thời gian.
D. Gia tốc của chuyển động thẳng nhanh dần đều bao giờ cũng lớn hơn gia tốc của
chuyển động thẳng chậm dần đều.
Câu 11. (thông hiểu) Công thức nào sau đây biểu diễn đúng vận tốc trong chuyển
động thẳng chậm dần đều:
A. v = v0 + at..
C. v = - v0 + at.
B. v = - v0 / at
D. v = - v0 - at..
Câu 12: (thông hiểu) Một chuyển động thẳng biến đổi đều có phương trình x = 5t2 – 2t + 5. Đây là loại chuyển động:
A. Nhanh dần đều C. Thẳng đều
B. Chậm dần đều D. Tròn đều
A.
B.
C.
D.


Câu 13. (vận dụng) Một chất điểm dọc theo trục Ox theo phương trình x = 3t +
0,5t2 (m,s). Gia tốc và vận tốc ban đầu của chất điểm là:
A. a = 0,5 (m/s2); v0 = 3 (m/s) C. a = 1 (m/s2); v0 = 3 (m/s)

B. a = 1 (m/s); v0 = 3 (m/s2)
D. a = - 1 (m/s2); v0 = 3 (m/s)
Câu 14. (vận dụng) Một chất điểm dọc theo trục Ox theo phương trình x = 3t 2 – 2t
(m,s). Tọa độ và vận tốc của chất điểm lúc t = 3 (s) là:
A. x = 21 (m); v = 20 (m/s) B. x = 21 (m); v = 16 (m/s)
C. x = 16 (m); v = 21 (m/s) D. x = 20 (m); v = 21 (m/s)
Hoạt động 4 (Vận dụng, tìm tòi mở rộng): Tìm hiểu các dạng toán về chuyển
động biến đổi đều như: viết phương trình chuyển động và tìm thời điểm, vị trí
hai xe gặp nhau.
a) Mục tiêu
Học sinh tìm hiểu được phương pháp giải bài toán về viết phương trình chuyển
động và tìm thời điểm, vị trí hai xe gặp nhau.
Nội dung hoạt động:
- Tìm hiểu phương pháp giải để tìm phương trình chuyển động, thời điểm và
vị trí hai xe gặp nhau. .
- Báo cáo sản phẩm trước lớp.
b) Tổ chức hoạt động:
Yêu cầu học sinh: Làm việc ở nhà, nộp báo cáo kết quả.
b) Sản phẩm hoạt động: Bài làm của học sinh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4
(bài tập tự luận)
Bài tập (vận dụng cao). Một xe đạp đang đi với tốc độ 7,2 km/h thì xuống dốc với
gia tốc 0,2 m/s2. Cùng lúc đó, một ô tô đang chạy với tốc độ ban đầu 20m/s và lên
dốc với gia tốc 0,4m/s2. Biết chiều dài dốc là 570 (m). Hãy:
a/ Viết phương trình chuyển động của hai xe? ĐS: xA = 20t – 0,2t2 (m,s) ; xB = 570
- 2t – 0,1t2 (m,s).
b/ Tìm thời điểm vị trí hai xe gặp nhau? ĐS: t = 190 (s), x = - 3420 (m) (loại) hay t
= 30 (s), x = 420 (m). Vậy lúc gặp nhau hai xe cách A 420 (m), cách B 150 (m) sau
30 giây.
c/ Đến lúc gặp nhau thì quãng đường mà hai xe đi được bằng bao nhiêu? sA = 420

(m) và sB = 150 (m)
d/ Khoảng cách hai xe sau 40 giây? ĐS: b = 150 (m).
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................


.....................................................................................................................................
IV. Câu hỏi kiểm tra đánh giá qua bài học. (phiếu học tập số 1, phiếu học tập số
2, phiếu học tập số 3, phiếu học tập số 4).
BƯỚC 3. Tổ chức dạy học
Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

Hoạt động 1: Tìm hiểu vận tốc tức thời. Chuyển động thẳng biến đổi đều
∗ Nhóm 1:

- Trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu trong phiếu
học tập số 1: Câu 1, Câu 2, Câu 3, Câu 5, Câu 6,
Câu 7.
- Nhóm cử đại diện lên bảng hoàn thành nhanh
Quan sát và lắng nghe học
chóng Câu 5, Câu 8, Câu 9.
sinh trả lời.
 Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung hoặc sửa
Nhận xét và sửa chữa
chữa.
∗ Nhóm 2:
- Trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu trong phiếu

học tập số 1: Câu 10, Câu 11, Câu 12, Câu 13.
 Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung hoặc sửa
chữa.
Hoạt động 2: Gia tốc trong chuyển động thẳng nhanh dần đều.
∗ Nhóm 2:

- Trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu trong phiếu
Quan sát và lắng nghe học học tập số 1: Câu 14, Câu 15, Câu 16, Câu 17, Câu
sinh trả lời.
18, Câu 19, Câu 20.
Nhận xét và sửa chữa
- Nhóm cử đại diện lên bảng hoàn thành nhanh
chóng Câu 21.
 Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung hoặc sửa
chữa.
Hoạt động 3: Vận tốc, quãng đường, phương trình chuyển động trong chuyển
động thẳng nhanh dần đều.
Quan sát và lắng nghe học ∗ Nhóm 3:
sinh trả lời.
- Trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu trong phiếu
Nhận xét và sửa chữa
học tập số 1: Câu 22, Câu 23, Câu 24, Câu 25, Câu
26, Câu 30.
- Nhóm cử đại diện lên bảng hoàn thành nhanh
chóng Câu 25, Câu 28, Câu 31.


 Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung hoặc sửa
chữa.
Hoạt động 4: Chuyển động thẳng chậm dần đều.

∗ Nhóm 4:

- Trả lời các câu hỏi mà GV yêu cầu trong phiếu
Quan sát và lắng nghe học học tập số 1: Câu 32, Câu 33, Câu 34, Câu 36, Câu
sinh trả lời.
37, Câu 38.
Nhận xét và sửa chữa
- Nhóm cử đại diện lên bảng hoàn thành nhanh
chóng Câu 35, Câu 39, Câu 41, Câu 42.
 Các nhóm còn lại theo dõi, bổ sung hoặc sửa
chữa.
3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp
− Có thể áp dụng để giải quyết các bài học có nhiều nội dung như bài “Chuyển
động thẳng biến đổi đều”.
− Ngoài ra còn có thể áp dụng trong các tiết ôn tập.
3.4. Hiệu quả, lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải
pháp
− Áp dụng phương pháp này trong quá trình giảng dạy lớp 10A11 và 10A9 năm
học 2016 – 2017 của trường THPT Thạnh Đông.
− Kết quả đạt được:
+ Đối với lớp thực nghiệm 10A11 tôi nhận thấy bài dạy không những đủ kiến thức,
mà còn có thêm thời gian hướng dẫn học sinh tự rèn luyện một số bài tập nâng
cao.
+ Đối với lớp đối chứng 10A9 để dạy hết nội dung tôi nhận thấy như học sinh đang
phải “chạy” theo mình.
+ Ngoài ra, qua khảo sát tôi còn thống kê được kết quả mang tính tương đối như
sau:
Kết quả khảo sát
Lớp đối
Lớp thực

Nội dung
chứng
nghiệm
10A9
10A11
Học sinh tham gia hoạt động tích cực
40%
90%
Khả năng cá nhân trả lời được các câu hỏi của nhóm
45%
85%
mình đã thực hiện trước tiết học
Khả năng nhóm trả lời được các câu hỏi do giáo viên
30%
80%
đề xuất trong tiết học


Kiên Giang, ngày 25 tháng 12 năm 2017
Người mô tả

Mai Thị Hương Xuân



×