Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật hôn nhân và gia đình 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 114 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ ÚT QUỲNH

QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH 2014

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2018

i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

NGUYỄN THỊ ÚT QUỲNH

QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN
VÀ GIA ĐÌNH 2014

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tụng dân sự
Mã số: 60 38 01 03

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ QUẾ ANH



HÀ NỘI – 2018

ii


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Quan hệ tài sản giữa các thành viên
trong gia đình theo luật Hôn nhân gia đình 2014” là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn
đảm bảo độ trung thực, chính xác và tin cậy.
Trân trọng cảm ơn.
Tác giả luận văn

NGUYỄN THỊ ÚT QUỲNH

iii


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh –
Khoa Luật – Trƣờng Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Đồng cảm ơn các Thầy, Cô Khoa Luật – Trƣờng Đại học Quốc gia Hà
Nội – những ngƣời đã truyền đạt những kiến thức quý báu trong quá trình
em học tập và rèn luyện tại trƣờng.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên em.
Tác giả luận văn


NGUYỄN THỊ ÚT QUỲNH

iv


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA
CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH ......................................................... 8
1.1. Khái niệm và đặc điểm về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia
đình ...................................................................................................................... 8
1.1.1 Khái niệm quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình. ................ 8
1.1.2. Phân loại quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình ............... 12
1.1.3. Đặc điểm chung về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia
đình. ................................................................................................................... 16
1.2. Một số nét về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình trong
pháp luật một số quốc gia trên thế giới. ............................................................ 18
1.2.1 Nhật Bản................................................................................................... 18
1.2.2. Hoa Kỳ..................................................................................................... 20
1.2.3. Cộng Hòa Pháp ....................................................................................... 22
1.3. Sự phát triển về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo
pháp luật Việt Nam. .......................................................................................... 24
1.3.1. Thời kỳ chế độ phong kiến. ..................................................................... 24
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1959. ................................................... 25
1.3.3. Giai đoạn từ năm 1959 đến nay. ............................................................. 26
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1.................................................................................. 28
CHƢƠNG 2: QUY ĐỊNH VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH
VIÊN TRONG GIA ĐÌNH THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
2014 ................................................................................................................... 29

v


2.1. Quan hệ sở hữu giữa các thành viên trong gia đình. .................................. 29
2.1.1.Quan hệ sở hữu giữa vợ- chồng. .............................................................. 30
2.1.2. Quan hệ sở hữu giữa cha mẹ- con. ......................................................... 55
2.1.3. Quan hệ sở hữu giữa những thành viên khác trong gia đình. ................ 62
2.2. Quan hệ cấp dƣỡng giữa các thành viên trong gia đình. ............................ 64
2.2.1 Quan hệ cấp dưỡng giữa vợ- chồng khi ly hôn. ....................................... 64
2.2.2 Quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ- con. .................................................... 67
2.2.3 Quan hệ cấp dƣỡng giữa những thành viên khác trong gia đình. ............ 73
2.3. Quan hệ thừa kế giữa các thành viên trong gia đình. ................................. 77
2.3.1 Quan hệ thừa kế giữa vợ- chồng. ............................................................. 77
2.3.2. Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ- con. ........................................................ 81
2.3.3 Quan hệ thừa kế giữa những thành viên khác trong gia đình. ................ 83
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2.................................................................................. 85
CHƢƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA
ĐÌNH NĂM 2014 VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA CÁC THÀNH VIÊN
TRONG GIA ĐÌNH VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ . ........................................... 86
3.1. Thực tiễn áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về quan hệ tài
sản giữa các thành viên trong gia đình. ............................................................. 86
3.2. Một số hạn chế, bất cập và kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về
quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình trong Luật Hôn nhân và
gia đình 2014. .................................................................................................... 91
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3................................................................................ 103
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 105

vi



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BLDS
HN & GĐ

Bộ luật Dân sự
Hôn nhân và gia đình

vii


MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nƣớc mang truyền thống Á Đông, với đại đa số gia
đình Việt Nam, hôn nhân và gia đình mang ý nghĩa rất quan trọng. Gia đình
có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của cá nhân, trong việc thực
hiện chức năng của xã hội, giữ gìn và chuyển giao các giá trị văn hóa dân
tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác. Để xây dựng gia đình tốt thì nền tảng
hôn nhân phải bên vững, ngoài việc đƣợc hình thành trên cơ sở tự nguyện,
bình đẳng, tiến bộ thì việc tạo lập tài sản là một trong những điều kiện tất
yếu để nuôi sống gia đình, là điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế cho hôn nhân
tồn tại, bền vững. Các quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình xuất phát từ sự
kiện kết hôn, từ huyết thống hoặc nuôi dƣỡng là những sự kiện, trạng thái
có tính chất đặc biệt không giống nhƣ hợp đồng và nghĩa vụ dân sự. Xuất
phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân gia đình là các quan hệ nhân thân
phi tài sản gắn liền với chủ thể xác định, không thể tách rời và không có
tính đền bù ngang giá, do đó, quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia
đình là một vấn đề rất nhạy cảm do yếu tố tình cảm gắn bó với các chủ thể
là thành viên trong gia đình. Thực tiễn cho thấy, rất nhiều trƣờng hợp xảy

ra mâu thuẫn giữa các thành viên trong gia đình cũng xuất phát từ chính
quan hệ tài sản.
Xuất phát từ tình hình thực tiễn, trƣớc đây, nhà nƣớc đã đƣa ra những
quy định điều chỉnh về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
đƣợc ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự 2005 cũng nhƣ các quy định cụ thể
trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 về chế định tài sản chung của
vợ chồng, chế định thừa kế giữa các thành viên trong gia đình cũng nhƣ cấp
dƣỡng giữa các thành viên trong gia đìnhtuy nhiênsau một thời gian áp
1


dụng đã bộc lộ những thiếu sót trong quy định của pháp luật, nhiều vấn đề
còn bỏ ngỏ dẫn đến nhiều bất cập trong quá trình giải quyết. Hiện nay, Luật
Hôn nhân và gia đình 2014 mới ban hành đã có những quy định mới bổ
sung, sửa đổi về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, thêm
vào đó Bộ Luật Dân sự 2015 có hiệu lực ngày 1/1/2017 thay thế Bộ Luật
dân sự 2005 cũng có những quy định mới ảnh hƣởng đến vấn đề này. Nhƣ
vậy, vấn đề cần đặt ra là những quy định mới này có giải quyết những vấn
đề còn tồn tại hạy không?; cần có giải pháp nào để hoàn thiện những quy
định về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình để ổn định quan
hệ Hôn nhân và gia đình, góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn xã hội.
Chính vì vậy, tiếp tục nghiên cứu có hệ thống, đầy đủ và đảm bảo tính
logic về vấn đề quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là rất cần
thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn lớn trong giai đoạn hiện nay; đây là vấn
đề cần đƣợc nghiên cứu và làm rõ hơn để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Vì vậy, tác giả đã chọn đề tài “Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong
gia đình theo luật Hôn nhân gia đình 2014”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.
1.2.1. Mục tiêu tổng quát:
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là trên cơ sở nghiên cứu, tìm hiểu

lý luận và thực tiễn quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình, qua
đó tìm ra những khiếm khuyết về mặt lập pháp, đề xuất một số kiến nghị
nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về vấn đề này.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể:
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là:
-Nghiên cứu những vấn đề lý luận về quan hệ tài sản giữa các thành
viên trong gia đình nhƣ khái niệm, đặc điểm, phân loại, cũng nhƣ quy định
về vấn đề này ở một số quốc gia trên thế giới, sự phát triển về quan hệ tài
sản giữa các thành viên trong gia đình theo pháp luật Việt Nam.
2


- Phân tích đánh giá những quy định của pháp luật về quan hệ tài sản
giữa các thành viên trong gia đình trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014
cũng nhƣ các quy định mới liên quan về vấn đề này trong Bộ Luật Dân sự
2015.
- Những bất cập ở Việt Nam hiện nay khi áp dụng quy định của pháp
luật về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo Luật Hôn
nhân và gia đình 2014.
- Phƣơng hƣớng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định về
quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
1.3. Tính mới và đóng góp của đề tài.
Luận văn là công trình nghiên cứu một cách toàn diện có hệ thống về
cơ sở lý luận các quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về quan hệ
tài sản giữa các thành viên trong gia đình qua đó có thể đƣa ra một bức
tranh tổng quát về quan hệ tài sản giữa vợ - chồng, cha mẹ - con, giữa các
thành viên khác trong gia đình thông qua việc phân tích các chế định về
quan hệ sở hữu, quan hệ cấp dƣỡng và quan hệ thừa kế.
Luận văn phân tích, đánh giá và chỉ ra những vƣớng mắc, bất cập thực
tế trong việc áp dụng các quy định của pháp luật về quan hệ tài sản giữa

các thành viên trong gia đình để giải quyết những vụ việc về tranh chấp về
vấn đề này. Đồng thời đƣa ra phƣơng hƣớng và một số kiến nghị nhằm
hoàn thiện các quy định của pháp luật từ những vƣớng mắc, bất cập đã
phân tích.
Trƣớc đây, đã có những luận văn nghiên cứu về vấn đề này, tuy nhiên
mới đƣợc đề cập và phân tích thông qua quy định của Luật hôn nhân và gia
đình 2000 và các quy định liên quan nằm trong Bộ luật Dân sự 2005, tuy
nhiên, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên một cách toàn diện về quan hệ
tài sản giữa các thành viên trong gia đình với những quy định mới trong
Luật Hôn nhân và gia đình 2014, thêm vào đó luận văn cũng đƣa những
3


quy định mới có liên quan đến vấn đề này trong Bộ Luật Dân sự 2015 mới
đƣợc sửa đổi bổ sung thay thế Bộ Luật Dân sự 2005 có hiệu lực vào
01/01/2017.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà
nƣớc trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến quan hệ
tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Ngoài ra, luận văn còn có thể
dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu ở Khoa
Luật ĐHQG Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam.
1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về quan hệ
tài sản giữa các thành viên trong gia đình, các quy định về quan hệ tài sản
giữa các thành viên trong gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014,
những bất cập, hạn chế khi áp dụng vào thực tiễn hiện nay và đề xuất
phƣơng hƣớng và một số kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề
này trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Phạm vi nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu những quy định
của Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quan hệ tài sản giữa vợ - chồng, cha

mẹ - con, giữa các thành viên khác trong gia đình thông qua việc phân tích
các chế định về quan hệ sở hữu, quan hệ cấp dƣỡng và quan hệ thừa kế.
1.5. Tổng quan tài liệu:
Các quy định liên quan đến quan hệ tài sản giữa các thành viên trong
gia đình đƣợc ghi nhận trong pháp luật nhiều nƣớc trên thế giới nhƣ Thái
Lan, Nhật Bản, ... và Việt Nam. Nghiên cứu về quan hệ tài sản giữa các
thành viên trong gia đình không hẳn là một vấn đề hoàn toàn mới. Đã có
nhiều công trình nghiên cứu trong nƣớc liên quan đến vấn đề này. Có thể
kể đến một số công trình nghiên cứu nhƣ “Chế độ tài sản vợ chồng theo
Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam” của tác giả TS. Nguyễn Văn Cừ [
Luận án tiến sỹ Luật học – Năm 2005], “Chế định cấp dưỡng trong luật
4


hôn nhân và gia đình Việt Nam- Lý luận và thực tiễn” của tác giả Ngô Thị
Hƣờng [ Luận án tiến sỹ luật học- Năm 2006], “Quyền và nghĩa vụ của vợ
chồng trong thời kỳ hôn nhân” của tác giả Vũ Thị Chiêm [ Luận văn thạc
sỹ luật học- Năm 2013], “ Thừa kế theo pháp luật của cháu chắt theo quy
định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Đức Bền [Luận văn thạc sỹ
luật học – năm 2009]...
Và các bài báo đăng trên website và tạp chí điển hình nhƣ các bài viết
của tác giả TS. Nguyễn Văn Cừ, “Chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn
nhân đang tồn tại ”[Tạp chí tòa án, số 9/2000] “Quyền sở hữu của vợ
chồng theo Luật HN&GĐ năm 2000” [ Tạp chí luật học, số 6/2002],
“Quyền bình đẳng của vợ chồng đối với tài sản thuộc sở hữu chung hợp
nhất theo Luật HN&GĐ năm 2000”[ Tạp chí nhà nƣớc và pháp luật, số
5/2003] và các bài viết của tác giả Ngô Thị Hƣờng nhƣ “Nghĩa vụ cấp
dưỡng trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước cách mạng tháng tám”[
Tạp chí Luật học, Trƣờng Đại học Luật Hà Nội, Số 3/2004], “Mối quan hệ
giữa nghĩa vụ nuôi dưỡng và nghĩa vụ cấp dưỡng trong luật hôn nhân gia

đình” [ Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tƣ pháp, Số 4/2005], “ Nghĩa vụ
cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi li hôn”[ Tạp chíLuật học, Trƣờng Đại học
Luật Hà Nội, Số chuyên đề 3/2003], bài viết về thừa kế giữa các thành viên
trong gia đình nhƣ “ Về việc cháu, chắt nội, ngoại thừa kế thế vị và hưởng
thừa kế di sản theo hàng của ông bà nội ngoại, các cụ nội, ngoại” của tác
giả Phùng Trung Tập [ Tạp chí Nhân dân, Số 24/2005]...
Các công trình nghiên cứu cũng nhƣ các bài viết đã đề cập vấn đề
dƣới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, những công trình này chƣa nghiên
cứu một cách tổng quát về các quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia
đình [quan hệ tài sản giữa vợ - chồng, cha mẹ - con, giữa các thành viên
khác trong gia đình thông qua các chế định về quan hệ sở hữu, quan hệ cấp
dƣỡng và quan hệ thừa kế]. Trƣớc đây, đã có công trình nghiên cứu về “
5


Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình theo luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000” của tác giả Lê Thị Thu Hà [ Luận văn thạc sỹ Luật học
– Năm 2010], mặc dù vậy, đề tài nghiên cứu này mới nghiên cứu những
vấn đề pháp lý về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình thông
qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Bộ Luật Dân sự 2005. Chính
vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu và đƣa ra giải pháp nhằm hoàn thiện chế
định này với những quy định mới trong Luật Hôn nhân và gia đình 2014
cũng nhƣ các quy định liên quan tại Bộ Luật Dân sự 2015.
2. Nội dung, địa điểm và phƣơng pháp nghiên cứu
2.1 Nội dung nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu cơ sở lý luận về quan hệ tài sản giữa các thành
viên trong gia đình, các quy định về quan hệ tài sản giữa các thành viên
trong gia đình theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014, những bất cập, hạn
chế khi áp dụng vào thực tiễn hiện nay và đề xuất phƣơng hƣớng và một số
kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về vấn đề này trong Luật Hôn nhân

và gia đình 2014.
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên cơ sở phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa
Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và các quan điểm của Đảng và Nhà
nƣớc ta về Nhà nƣớc và Pháp luật.
Để đạt đƣợc các nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên
cứu, luận văn đã sử dụng những phƣơng pháp nêu trên đồng thời kết hợp
linh hoạt với một số phƣơng pháp nghiên cứu chung của khoa học xã hội
và các phƣơng pháp đặc thù của luật học để nghiên cứu đề tài. Các phƣơng
pháp chủ yếu bao gồm: phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp,
phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân loại, ...

6


- Phƣơng pháp phân tích: Đƣợc sử dụng chủ yếu để làm sáng tỏ những
quy định của pháp luật liên quan đến quan hệ tài sản giữa các thành viên
trong gia đình.
- Phƣơng pháp tổng hợp: Đƣợc sử dụng để khái quát hóa nội dung
nghiên cứu một cách hệ thống, làm cho vấn đề nghiên cứu trở nên hợp lý,
dễ hiểu.
- Phƣơng pháp so sánh: Đƣợc sử dụng để so sánh quy định của pháp
luật hiện hành về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình qua
từng giai đoạn và so sánh với các quy định của một số nƣớc khác.
- Phƣơng pháp phân loại: Phƣơng pháp này dùng khi phân biệt các
loại quan hệ tài sản giữa cá thành viên trong gia đình.
- Phƣơng pháp phân tích lịch sử: phƣơng pháp này dùng để tìm hiểu
tổng quát văn háo pháp lý của Việt Nam trƣớc kia liên quan tới quan hệ tài
sản giữa các thành viên khác trong gia đình.
2.3. Địa điểm nghiên cứu:

Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.

7


CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUAN HỆ TÀI SẢN GIỮA
CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH
1.1. Khái niệm và đặc điểm về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong
gia đình
1.1.1 Khái niệm quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình.
Khái niệm “ Tài sản”
Tài sản là một khái niệm đƣợc nhắc đến trong nhiều lĩnh vực nhƣ kinh tế,
pháp lý, kế toán... Ngay từ thời La Mã cổ đại đã đƣa ra khái niệm về tài sản
hay vật (res)là những vật chất đáp ứng nhu cầu của con ngƣời và có ý nghĩa
kinh tế xã hội. Thuật ngữ res đƣợc sử dụng trong ngôn ngữ pháp lý Latinh để
chỉ một vật chất tồn tại theo tính chất của nó, một vật có biểu hiện vật chất và
cụ thể. [1] Mặt khác, res cũng đƣợc hiểu nhƣ một quyền trừu tƣợng mà con
ngƣời có đƣợc đối với vật. Nếu vật là đối tƣợng của quyền thì con ngƣời là
chủ thể của quyền. Chính trong quan hệ đó mà vật đƣợc coi là tài sản. Từ khái
niệm tài sản đầu tiên trong Luật La Mã đã đƣợc pháp luật các nƣớc Châu Âu
sau này kế thừa và phát triển. Trong hệ thống pháp luật các nƣớc Châu Âu lục
địa và hệ thống pháp luật Anh – Mỹ, khái niệm tài sản đều đƣợc đƣa ra dựa
vào sự phân loại. Với trình độ khoa học pháp lý phát triển chậm hơn, các nƣớc
Châu Á cũng đã tiếp thu, học hỏi tinh hoa của Luật La Mã và pháp luật của
Châu Âu trong đó có Việt Nam.
Pháp luật Việt Nam chịu ảnh hƣởng sâu sắcbởi BLDS Napoleong của
Pháp thông qua quá trình xâm lƣợc của thực dân Pháp. Tuy nhiên, qua từng
giai đoạn phát triển của đất nƣớc, BLDS Việt Nam đã có những thay đổi phù
hợp với tình hình của đất nƣớc. Hiện nay, với BLDS 2015 đƣa ra định nghĩa
tài sản tại khoản 1 Điều 105 “ Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài

sản”. [2, Điều 105].
Khái niệm Quan hệ tài sản
8


Quan hệ tài sản là quan hệ giữa ngƣời với ngƣời thông qua một tài sản.
Quan hệ tài sản bao giờ cũng gắn với một tài sản nhất định đƣợc thể hiện dƣới
dạng này hay dạng khác [3]. Khi đề cập đến tài sản không chỉ bó hẹp ở việc
hiểu tài sản là gì mà còn hàm chứa nội dung xã hội là những quan hệ xã hội
liên quan đến một tài sản ( nhƣ quan hệ mua bán, cho thuê…). Quan hệ tài sản
giữa ngƣời với ngƣời không chỉ xác định vật thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử
dụng, định đoạt mà còn bao gồm cả việc dịch chuyển những tài sản đó từ chủ
thể này sang chủ thế khác, quyền yêu cầu của một hay nhiều chủ thể và nghĩa
vụ tƣơng đƣơng với quyền yêu cầu đó của một hay nhiều chủ thể khác trong
quan hệ nghĩa vụ cũng đƣợc coi là tài sản. Quan hệ tài sản bao gồm các quan
hệ nhƣ quan hệ về quyền sở hữu tài sản, quan hệ mua bán, tặng cho, thuê, vận
chuyển, gửi giữ, gia công … Quan hệ tài sản rất đa dạng và phức tạp bởi các
yếu tố cấu thành nên các quan hệ đó bao gồm: chủ thể tham gia, khách thể
đƣợc tác động và nội dung các quan hệ đó.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, xã hội nhất là trong điều kiện nền
kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ
nghĩa, quan hệ tài sản cũng theo đó mà ngày càng phát triển biến hóa hơn.
Khái niệm “Các thành viên trong gia đình”
Ngay từ thời nguyên thủy cho tới hiện nay, không phụ thuộc vào cách
kiếm sống, gia đình luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu cơ bản
cho các thành viên trong gia đình. Xã hội đã trải qua nhiều hình thái gia đình
khác nhau, gia đình là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng sự
phát triển của xã hội. Gia đình là tế bào của xã hội, là hình ảnh thu nhỏ của xã
hội, đồng thời nhân tố quyết định tính chất và kết cấu của gia đình đó là những
điều kiện kinh tế xã hội trong từng giai đoạn nhất định. C. Mác và Ph.

Ăngghen đã chứng minh một cách khoa học rằng hôn nhân và gia đình là
những phạm trù phát triển theo lịch sử, giữa chế độ kinh tế xã hội và tổ chức
gia đình có mối quan hệ liên quan trực tiếp, chặt chẽ. Trong tác phẩm “ Nguồn
gốc của gia đình, của chế độ tƣ hữu và Nhà nƣớc”, Ăngghen đã nhấn mạnh
9


rằng chế độ gia đình trong xã hội phụ thuộc vào quan hệ sở hữu thống trị trong
xã hội đó và bƣớc chuyển từ hình thái gia đình này lên một hình thái gia đình
khác cao hơn suy cho cùng đƣợc quyết định bởi những thay đổi trong điều
kiện vật chất và đời sống xã hội [4]. Bằng tác phẩm đó, Ăngghen đã làm thay
đổi quan điểm trƣớc đây về các hình thái hôn nhân và gia đình trong lịch sử.
Từ trạng thái nguyên thủy, khi đó còn chƣa có sự phân công lao động, xã hội
chia thành các bộ lạc, lúc này không có hôn nhân, không có gia đình, bộ lạc là
đơn vị duy nhất, xã hội loài ngƣời là quan hệ tính giao bừa bãi. Tiếp theo đó,
quá trình phát triển hình thái hôn nhân là chế độ quần hôn thể hiện ở hai hình
thái chính là gia đình huyết tộc và một bƣớc phát triển cao hơn là gia đình Puna-lu-an. Trong gia đình huyết tộc, quan hệ hôn nhân đƣợc xây dựng theo thế
hệ (thế hệ cha mẹ và thế hệ các con) tạo thành những nhóm hôn nhân nhất
định, trong đó, những ngƣời có quan hệ dòng máu trực hệ cấm giữa cha mẹ và
các con. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, anh chị em đồng thời là vợ, là chồng của
nhau. Trong khi đó, ở gia đình Pu-na-lu-an, không những cấm giữa các thế hệ
cha mẹ với thế hệ các con mà còn cấm giữa anh em trai với chị em gái trong
cùng một gia đình, đó là một bƣớc tiến bộ hơn gia đình huyết tộc. Cơ sở kinh
tế của chế độ quần hôn là kinh tế gia đình tập thể, “thị tộc mẫu quyền”. Bƣớc
phát triển tiếp theo là gia đình đối ngẫu, quan hệ hôn nhân ngày càng thu hẹp
lại: từ chỗ anh em trai và chị em gái, bây giờ loại trừ cả anh em, chị em họ
hàng ở hàng chú bác, cháu chắt và những ngƣời họ hàng xa khác. Hôn nhân
đối ngẫu không phải là hôn nhân một vợ một chồng và đây là một hình thức
hôn nhân mới trong lịch sử đặc trƣng cho một chế độ xã hội khác đó là sự
phân công lao động cao nhất, xuất hiện của cải dƣ thừa, xuất hiện gia đình gia

trƣởng thay thế gia đình mẫu hệ ...[5] Trong mỗi hình thái kinh tế xã hội nhất
định, tính chất và kết cấu của gia đình có những điểm đặc thù riêng biệt. Chế
độ xã hội chủ nghĩa quyết định sự xuất hiện và phát triển của gia đình xã hội
chủ nghĩa. Quan hệ bình đẳng về mọi mặt giữa vợ và chồng trong gia đình xã
hội chủ nghĩa phản ánh mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ ngoài xã hội.
10


Theo Khoản 2 Điều 3 Luật HN & GĐ năm 2014 định nghĩa “ Gia đình là
tập hợp những ngƣời gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc
quan hệ nuôi dƣỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau
theo quy định của Luật này”. [6, Điều 3]. Nhƣ vậy, có thể hiểu, thành viên
trong gia đình là những ngƣời có quan hệ do hôn nhân, quan hệ huyết thống
hoặc quan hệ nuôi dƣỡng.
Khái niệm Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
Quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là là mối quan hệ
phát sinh giữa các thành viên trong gia đình về tài sản nhƣng không phải là
sở hữu của từng thành viên trong gia đình mà là mối quan hệ về tài sản bị
ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân và gia đình xuất phát từ quan hệ huyết thống
( liên quan đến cấp dƣỡng, thừa kế) mà còn xuất phát từ tình cảm yêu thƣơng
đùm bọc của các thành viên trong gia đình ( nuôi dƣỡng...). Thêm vào đó,
trong quan hệ xã hội của mình mỗi thành viên trong gia đình đều có sự kết
nối với cá nhân, tổ chức khác trong xã hội thông qua các giao dịch dân sự
nhƣ mua bán, chuyển nhƣợng... [7]
Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, ngoài quan hệ vợ chồng còn có các
mối quan hệ khác nhƣ quan hệ giữa cha mẹ và con, quan hệ giữa ông bà nội
ngoại và cháu, giữa anh chị em và các thành viên khác trong gia đình. Có thể
thấy đây là mối quan hệ rất rộng, bao trùm đến ba thế hệ, nó không chỉ nằm ở
một gia đình nhỏ mà là đại gia đình. Do đó, quan hệ tài sản giữa các thành
viên trong gia đình cũng vô cùng phức tạp. Quan hệ này không chỉ xuất phát

từ vấn đề huyết thống ( liên quan đến cấp dƣỡng, thừa kế) mà còn xuất phát
từ tình thƣơng, trách nhiệm giữa ngƣời nọ với ngƣời kia ( nuôi dƣỡng, chăm
sóc, giáodục…). Trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 đƣa ra định nghĩa tại
Khoản 16 Điều 3: Thành viên gia đình bao gồm vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha
mẹ nuôi, cha dƣợng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con
riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị,
em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu,
11


em dâu của ngƣời cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha;
ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và
cháu ruột. [6, Điều 3].
Nhƣ vậy, quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình là chế định
thể hiện mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình về sở hữu tài sản và
phƣơng thức thực hiện quyền sở hữu tài sản của các thành viên trong gia
đình. Ở đây, quan hệ tài sản không chỉ thể hiện tài sản thuộc về ai, do ai
chiếm hữu, sử dụng mà còn bao gồm cả việc dịch chuyển tài sản từ chủ thể
này sang chủ thể khác. Mỗi quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
có những phƣơng thức thực hiện quyền sở hữu riêng. Phƣơng thức này có thể
do các bên tự thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trong quan hệ hôn nhân
và gia đình, các thành viên trong gia đình có thể thỏa thuận mức đóng góp về
tiền, tài sản, công sức… để đảm bảo cuộc sống chung của cả gia đình, họ có
thể phân công lao động cho phù hợp với từng vị trí, vai trò của mỗi thành
viên trong gia đình nhằm mục đích duy trì gia đình nói chung và sự tồn tại,
phát triển của mỗi thành viên trong gia đình nói riêng. Có thể nói, quan hệ tài
sản giữa các thành viên trong gia đình đƣợc xây dựng dựa trên sự thỏa thuận
của các bên không trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Có thể thấy, quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình khác với
quan hệ tài sản khác. Quan hệ tài sản trong Luật Dân sự là quan hệ hàng hoá,

tiền tệ và có tính chất đền bù ngang giá, còn trong quan hệ tài sản giữa các
thành viên trong gia đình không mang tính chất ấy, do xuất phát từ mối quan
hệ giữa các thành viên trong gia đình từ sự kiện kết hôn, từ huyết thống hoặc
nuôi dƣỡng.
1.1.2. Phân loại quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
1.1.2.1. Dựa vào chủ thể của từng loại quan hệ tài sản.
Dựa vào chủ thể của từng loại quan hệ, quan hệ tài sản giữa các thành
viên trong gia đình đƣợc chia làm 3 loại đó là:
12


Thứ nhất, quan hệ tài sản giữa vợ- chồng:
Quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một loại quan hệ đặc biệt rang buộc
hai ngƣời, vốn đã gắn bó với nhau do hiệu lực của hôn nhân, nghĩa là có đăng
ký kết hôn, lien quan đến tài sản, nói chung là đến các lợi ích vật chất có giá
trị tiền tệ [8] . Quan hệ tài sản vợ chồng đƣợc điều chỉnh bởi pháp luật dân sự
và luật hôn nhân gia đình. Trong đó, luật dân sự quy định các quy tắc liên
quan đến thành phần cấu tạo các khối tài sản, đến quyền của vợ chồng đối với
các khối tài sản đó, cũng nhƣ đến các nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với
ngƣời thứ ba hoặc đối với nhau. Còn luật hôn nhân và gia đình, quy định các
quy tắc mang tính đặc thù liên quan đến nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa
vụ bằng tài sản, cũng nhƣ đến việc xác lập quyền sở hữu đối với một số tài sản
nhất định, áp dụng trong điều kiện ngƣời có tài sản, ngƣời có nghĩa vụ, là
ngƣời có vợ (chồng).
Thứ hai, quan hệ tài sản giữa cha mẹ- con;
Quan hệ tài sản giữa cha mẹ và con chịu ảnh hƣởng sâu sắc của tôn ti trật
tự gia đình và những chuẩn mực đạo đức xã hội. Cha mẹ có nghĩa vụ và quyền
chăm sóc nuôi dƣỡng con và ngƣợc lại. Con có quyền sở hữu tài sản riêng
ngay trong thời gian sống chung với cha mẹ, tuy nhiên, cho đến khi con đạt
đến một độ tuổi nhất định, các tài sản của con đặt dƣới quyền quản lý của cha

mẹ, con có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình, đóng góp vào việc
đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình nếu có thu nhập.
Thứ ba, quan hệ tài sản giữa những thành viên khác trong gia đình.
Ông bà và cháu là những thành viên trong gia đình và pháp luật cũng
quy định trách nhiệm quan tâm, chăm sóc nhau giữa những thành viên này.
Trách nhiệm chung đối với gia đình không chỉ xuất phát từ những quy định
của pháp luật mà chủ yếu là từ quan hệ tình cảm, huyết thống của những
ngƣời trong gia đình.
Trong gia đình, anh chị em là mối quan hệ ruột thịt rất gần gũi, họ đều
do cha mẹ sinh ra, cùng huyết thống với nhau, anh chị lớn thƣơng yêu, quan
13


tâm, chăm sóc, nhƣờng nhịn em nhỏ, ngƣợc lại em cũng quan tâm chăm sóc
anh chị lúc ốm đau, thiếu thốn, đùm bọc lẫn nhau. Quan hệ này đƣợc điều
chỉnh cả bởi đạo đức xã hội và pháp luật. Do vậy, trách nhiệm quan tâm,
chăm sóc lẫn nhau là điều hiển nhiên không chỉ pháp luật ghi nhận mà thực tế
không thể phủ nhận. Pháp luật không quy định một cách cụ thể về chế độ tài
sản giữa các thành viên trong gia đình, nhƣng tựu chung mỗi ngƣời đều có
trách nhiệm đóng góp sức lực, tài sản, tiền bạc theo khả năng của mình để
đảm bảo cuộc sống chung của gia đình và trong khả năng của mình, mỗi
thành viên có trách nhiệm giúp và đƣợc quyền giúp đỡ từ những thành viên
khác.
Tƣơng tự nhƣ vậy, gia đình Việt Nam luôn có truyền thống yêu thƣơng
đùm bọc lẫn nhau, đặc biệt đối với những ngƣời có chung huyết thống ruột
thịt nhƣ cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột. Khi cháu không còn cha mẹ,
ông bà, cha mẹ cháu không đủ khả năng nuôi dƣỡng…, cô, dì, chú, cậu, bác
ruột là những ngƣời gần gũi nhất với cháu. Đồng thời cháu ruột cũng là ngƣời
thân của họ. Do đó, việc yêu thƣơng chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau là điều
đƣơng nhiên. Không chỉ thế, pháp luật còn ghi nhận nghĩa vụ giữa họ đối với

nhau, nhằm đảm bảo cuộc sống tốt nhất cho mỗi thành viên trong gia đình.
Trong quan hệ tài sản giữa các thành viên khác trong gia đình, giữa họ
không thể phát sinh chế độ pháp lý nhƣ đối với quan hệ cha mẹ và con và
trong quan hệ thừa kế thì anh chị em, ông bà chỉ thuộc hàng thừa kế thứ hai,
cô, dì, chú, cậu bác ruột, cháu ruột thuộc hàng thừa kế thứ ba, tức là chỉ đƣợc
thừa kế tài sản của nhau khi không còn ai ở hàng thừa kế trƣớc đó nữa. Nhƣ
vậy, quan hệ tài sản của những ngƣời trong nhóm này cũng không phải là
trực tiếp, và trách nhiệm vật chất giữa họ chỉ phát sinh khi pháp luật quy
định.
1.1.2.2. Dựa trên đối tượng của loại quan hệ tài sản.
- Quan hệ sở hữu:
14


Quan hệ sở hữu chỉ là một nội dung của quan hệ tài sản nhƣng là nội
dung quan trọng, quyết định những nội dung sau của quan hệ tài sản. Quan hệ
sở hữu giữa các thành viên trong gia đình bao gồm hai nhóm: quan hệ sở hữu
đối với tài sản chung và quan hệ sở hữu đối với tài sản riêng. Tùy thuộc vào
chế độ xã hội khác nhau mà hai hình thức sở hữu này có thể cùng đƣợc thừa
nhận.
- Quan hệ thừa kế:
Vợ chồng đƣợc thừa kế tài sản của nhau, con đƣợc thừa kế tài sản của
cha mẹ theo di chúc và theo pháp luật và ngƣợc lại, anh chị em đƣợc thừa kế
tài sản của nhau khi không còn hàng thừa kế thứ nhất, cháu đƣợc thừa kế tài
sản của ông bà và ngƣợc lại khi không có hai hàng thừa kế trên, cô, dì, chú,
cậu, bác ruột và cháu ruột đƣợc thừa của nhau thuộc hàng thừa kế thứ ba .
- Quan hệ cấp dưỡng:
Cấp dƣỡng là một thuật ngữ pháp lý đƣợc sử dụng trong pháp luật hôn
nhân và gia đình để thể hiện mối quan tâm ràng buộc về quyền và nghĩa vụ
giữa những ngƣời không sống chung với nhau nhƣng đang có hoặc đã có quan

hệ gia đình trong việc bảo đảm cuộc sống cho những ngƣời chƣa thành niên,
ngƣời đã thành niên nhƣng trong tình trạng mất hoặc bị giảm sút khả năng lao
động, không có thu nhập và không có tài sản hoặc tuy có nhƣng không đủ để
bảo đảm cuộc sống của mình. Cấp dƣỡng còn là biện pháp chế tài đối với
ngƣời có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ nuôi dƣỡng. [6, Điều 3]
Khái niệm này không chỉ nêu rõ mối quan hệ giữa các chủ thể của quan
hệ cấp dƣỡng, thể hiện bản chất của quan hệ cấp dƣỡng mà còn đặt cơ sở lý
luận cho việc quy định nội dung của chế định cấp dƣỡng và hoàn thiện luật về
cấp dƣỡng

15


1.1.3. Đặc điểm chung về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia
đình.
Các thành viên trong gia đình cũng là thành viên của xã hội. Vì vậy, quan
hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình trƣớc hết là quan hệ xã hội, quan
hệ dân sự. Khi quan hệ này đƣợc pháp luật điều chỉnh thì đó là quan hệ pháp
luật. Nhƣ vậy, quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình cũng mang
những đặc điểm của quan hệ xã hội, quan hệ dân sự và quan hệ pháp luật.Tuy
nhiên, là loại quan hệ tài sản đặc biệt gắn liền với hôn nhân và gia đình nên
quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình có những điểm khác biệt
những quan hệ tài sản khác. Điều đó thể hiện ở chỗ:
Thứ nhất, xuất phát từ tính chất và mục đích đặc biệt của quan hệ hôn
nhân gia đình đƣợc xác lập, đó là tính cộng đồng, do đó, các thành viên trong
gia đình có quyền bình đẳng trong quan hệ tài sản này, quyền độc lập của mỗi
ngƣời, quyền tự do cá nhân vì hạnh phúc chung của cả gia đình, vì sự ổn
định, hòa thuận giữa các thành viên trong gia đình, mặt khác mỗi thành viên
trong gia đình vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình nhƣng đồng
thời cũng là chủ thể của các quan hệ pháp luật dân sự khác khi tham gia các

quan hệ này.
Thứ hai, về mặt chủ thể: các bên phải có quan hệ hôn nhân và gia đình,
có năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Khác với trong luật dân sự nói
chung, năng lực pháp luật phát sinh từ lúc sinh ra thì năng lực pháp luật
trong quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình chỉ phát sinh khi cá
nhân đạt đƣợc đến một độ tuổi nhất định. Tƣơng tự nhƣ vậy, năng lực hành
vi về độ tuổi chỉ phát sinh khi cá nhân đạt đƣợc đến một độ tuổi nhất định,
tuy nhiên, khả năng thực hiện quyền có thể sớm hơn.
Thứ ba, căn cứ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ tài sản giữa các
thành viên trong gia đình phụ thuộc vào sự kiện làm phát sinh, làm thay đổi
hay chấm dứt của quan hệ hôn nhân gia đình. Tức là chỉ khi nào có quan hệ
hôn nhân gia đình thì mới làm phát sinh quan hệ tài sản giữa các thành viên
16


trong gia đình.
Thứ tƣ, quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình mang những
đặc thù riêng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đối với tài
sản chung của các thành viên trong gia đình thì bắt buộc mỗi thành viên khi
tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế phải xuất phát từ lợi ích chung của gia
đình. Khi các thành viên trong gia đình sử dụng tài sản chung để phục vụ
mục đích thiết yếu của gia đình thì pháp luật coi là có sự thỏa thuận đƣơng
nhiên của các thành viên trong gia đình, trừ những tài sản chung có giá trị
lớn.
Thứ năm, khối tài sản của gia đình đƣợc hình thành từ sự đóng góp của
cải, vật chất của thành viên trong gia đình, nhằm duy trì cuộc sống chung của
gia đình. Tuy nhiên, có những trƣờng hợp khối tài sản chung của các thành
viên có nguồn gốc từ thừa kế, tặng cho chung hoặc mua chung… Trong
trƣờng hợp gia đình là một tổ sản xuất cùng tham gia sản xuất mang về lợi
nhuận thì lợi nhuận đó thuộc sở hữu chung của các thành viên trong gia đình.

Sở hữu chung của các thành viên trong gia đình là có thể phân chia đƣợc.
Bên cạnh những tài sản thuộc sở hữu chung thì mỗi thành viên đều có thể là
chủ thể của sở hữu cá nhân do tài sản riêng của mỗi ngƣời đƣợc hình thành
do quan hệ xã hội, công việc, thu nhập riêng của họ.
Thứ sáu, xuất phát từ vị trí, vai trò của gia đình đối với sự tồn tại và phát
triển của xã hội, cho nên các nhà làm luật khi quy định về quan hệ tài sản giữa
các thành viên trong gia đình đều bắt đầu từ mục đích trƣớc tiên và chủ yếu
nhằm bảo đảm lợi ích chung của gia đình, trong đó có lợi ích của từng thành
viên trong gia đình. Hiện nay, BLDS 2015 đã có quy định về. Sở hữu chung
của các thành viên gia đình tại Điều 212 theo đó, tài sản của các thành viên
gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau
tạo lập nên và những tài sản khác đƣợc xác lập quyền sở hữu và việc chiếm
hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình đƣợc thực
hiện theo phƣơng thức thỏa thuận. Trƣờng hợp định đoạt tài sản là bất động
17


sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải
có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là ngƣời thành niên có năng
lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trƣờng hợp luật có quy định khác.Thêm vào đó,
trƣờng hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo
phần đƣợc quy khi các thành viên trong gia đình muốn chiếm hữu, sử dụng,
định đoạt tài sản chung trong gia đình trừ trƣờng hợp sở hữ chung của vợ
chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia ( Khoản 1, Điều 213 BLDS
2015).
1.2. Một số nét về quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình
trong pháp luật một số quốc gia trên thế giới.
Thực tiễn ban hành và áp dụng pháp luật hôn nhân và gia đình của các
nƣớc trên thế giới cho thấy các nhà làm luật luôn hƣớng tới và thông qua luật
pháp để duy trì quan hệ hôn nhân và gia đình nhƣ một thiết chế vững chắc

làm nền tảng cho một xã hội ổn định. Do đó, các quan hệ hôn nhân và gia
đình ngày càng đƣợc điều chỉnh với các chế định pháp luật chặt chẽ hơn, cụ thể
hơn, đặc biệt là quan hệ tài sản giữa các thành viên trong gia đình. Điều đó
đƣợc thể hiện thông qua các quy định trong pháp luật một số nƣớc trên thế
giới tiêu biểu nhƣ:
1.2.1 Nhật Bản
Nhật Bản là một quốc gia mang nặng nhiều biểu hiện phong kiến và bất
bình đẳng giới. Hôn nhân một vợ một chồng của Nhật Bản mới đƣợc ghi nhận
khoảng 100 năm trƣớc vào đầu thời kì Minh Trị, ngay cả đến thời điểm hiện
nay Nhật Bản cũng chỉ cho phép phụ nữ đƣợc tái giá sau 6 tháng kể từ ngày
cuộc hôn nhân trƣớc của họ chấm dứt và ngƣời vợ khi kết hôn thì phải mang
họ chồng. Về hình thức, không giống nhƣ pháp luật các quốc gia khác, Nhật
Bản có riêng một văn bản pháp luật điều chỉnh về hình thức của hôn ƣớc và
vấn đề đăng kí hôn ƣớc. Mặc dù tên tiếng anh của văn bản này đƣợc dịch theo
các cách khác nhau: “Family Registration Act” hay “Matrimonial property
18


×