Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu cầu huy động và sử dụng
vốn trở nên vô cùng cấp bách. Để giải quyết nhu cầu tạm thời về kinh tế thì hợp
đồng vay tiền là một trong những công cụ pháp lý hữu hiệu. Cùng với sự phát triển
đó Đảng và Nhà nước cũng luôn nỗ lực tìm kiếm để đưa ra những quy định vừa chặt
chẽ về mặt pháp lý nhưng mặt khác vẫn có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển. Một
trong số đó là những biện pháp quy định về lãi suất.
Tuy nhiên, trên thực tế các tranh chấp về hợp đồng vay tiền ngày càng gia tăng
đặc biệt là các tranh chấp liên quan đến lãi suất. Trong khi những quy định của pháp
luật về vấn đề này còn rất chung chung và chưa rõ ràng. Vì vậy, để có cái nhìn rõ nét
hơn về vấn đề này em quyết định chọn đề bài: “Một số vấn đề về lãi suất trong hợp
đồng vay tiền”. Do phạm vi đề tài rộng cũng như đây là vấn đề còn rất mới mẻ và
biến đổi không ngừng nên với tư cách của những sinh viên chưa có nhiều kinh
nghiệm về vấn đề này những sơ suất là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy, em rất
mong thầy cô thông cảm và đóng góp ý kiến để bài làm được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN
1. Khái quát chung về hợp đồng vay tiền và lãi suất trong hợp đồng vay tiền.
1.1. Hợp đồng vay tiền.
Khái niệm:
Hợp đồng vay tiền là một loại hợp đồng vay tài sản, dựa trên định nghĩa về Hợp
đồng (Điều 388 – BLDS 2005) và Hợp đồng vay tài sản (Điều 471 – BLDS 2005) ta
có thể định nghĩa về hợp đồng vay tiền như sau: Hợp đồng vay tiền là sự thỏa thuận
giữa các bên. Bên cho vay giao tiền cho bên vay; khi đến hạn trả bên vay có nghĩa
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
2
vụ hoàn trả lại cho bên vay đúng số lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc
pháp luật quy định.
Đặc điểm của hợp đồng vay tiền
Thứ nhất, là hợp đồng có muc đích chuyển quyền sơ hữu đối với số tiền vay, khi
bên vay nhận tiền.
Thứ hai, thời điểm chuyển quyền sở hữu đối với số tiền vay là thời điểm bên vay
nhận được số tiền vay đó. Giấy biên nhận tiền vay là một bằng chứng cho việc vay
tiền đã được chuyển giao.
Thứ ba, hợp đồng vay tiền có thể là hợp đồng ưng thuận hoặc hợp đồng thực tế.
Hợp đồng được giao kết dưới hình thức văn bản thì là hợp đồng ưng thuận (phát sinh
hiệu lực kể từ thời điểm giao kết). Còn nếu hợp đồng vay tiền được xác lập dưới
hình thức miệng thì đó là hợp đồng thực tế (phát sinh hiệu lực kể từ thời điểm tiền
được chuyển giao).
Thứ tư, hợp đồng vay tiền có thể là hợp đồng song vụ hoặc đơn vụ. Trong đó
hợp đồng vay tiền có lãi suất là hợp đồng song vụ mà ở đó các bên vay và cho vay
đều có quyền và nghĩa vụ nhất định.
Thứ năm, hợp đồng vay tiền là hợp đồng có đền bù hoặc không có đền bù. Song
do phạm vi bài tập là hợp đồng vay tiền có lãi suất nên hợp đồng vay có lãi suất là
hợp đồng có đền bù. Các bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ
nhận được từ bên kia một lợi ích tương ứng
Đối tượng của hợp đồng vay tiền
Là một khoản tiền nhất định. Tiền ở đây có thể là Việt Nam đồng (VND) cũng
có thể là ngoại tệ, tuy nhiên nếu là ngoại tệ thì ít nhất một bên trong hợp đồng phải
có giấy phép lưu thông ngoại tệ (ngân hàng, tổ chức tín dung…) vì ngoại tệ là vật
hạn chế lưu thông.
Kỳ hạn.
Trong hợp đồng vay tiền có thể có hoặc không có kỳ hạn. Nếu hợp đồng không
thỏa thuận xác định cụ thể thời hạn trả tiền thì được coi là không kỳ hạn, bên cho
vay có thể yêu cầu bên vay hoàn trả số tiền bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
3
trước một khoản thời gian hợp lý để thực hiện hợp đồng. Và ngược lại nếu có thỏa
thuận cụ thể về thời hạn đó bên vay có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ trả tiền của
mình. Trường hợp hết hợp đồng mà bên vay không trả được nợ thì phải hoàn toàn
chịu trách nhiệm dâ sự do vi phạm hợp đồng vay có lãi suất thì bên vay phải hoàn trả
bên cho vay cả lãi trên nợ gốc và lãi quá hạn theo lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà
nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả nợ nếu có thỏa thuận.
Hình thức của hợp đồng vay tiền.
Hình thức của loại hợp đồng này có thể là miệng hoặc bằng văn bản. Theo ý chí
của các bên thì hợp đồng vay tiền cũng có thể lập dưới hình thức công chứng, chứng
thực. Mặc dù pháp luật không quy định nhưng ta thấy hầu như tất cả các hợp đồng
tín dụng (có một bên là tổ chức tín dụng) thì đều dưới hình thức văn bản có công
chứng, chứng thực…nếu có tranh chấp xảy ra thì hợp đồng miệng sẽ không có giá trị
pháp lý chứng minh nên rủi ro rất cao so với hợp đồng dưới hình thức văn bản
Quyền và nghĩa vụ của các bên
• Bên cho vay.
Với hợp đồng vay tiền không có kỳ hạn có quyền yêu cầu bên vay hoàn trả lại
tiền và tiền lãi bất cứ lúc nào nhưng phải thông báo cho bên kia trước 1 khoảng thời
gian hợp lý. Còn đối với hợp đồng có kỳ hạn bên cho vay có quyền yêu cầu bên vay
hoàn trả lại số tiền cả gốc lẫn lãi theo thời hạn và thỏa thuận. Đồng thời bên cho vay
có nghĩa vụ: Giao đủ số tiền cho bên vay; phải bồi thường thiệt hại nếu cố ý cho bên
vay tài sản không đảm bảo chất lượng (bên vay không biết)
• Bên vay.
Khi hết thời hạn thực hiện hợp đồng bên vay phải tự giác thực hiện đầy đủ nghĩa
vụ của mình phát sinh từ hợp đồng đã ký kết phải trả đủ cả gốc lẫn lãi đúng địa điểm
như đã thỏa thuận trong trường hợp nếu không thỏa thuận về địa điểm thì địa điểm
chính là trụ sở của bên cho vay. Còn nếu hợp đồng không kỳ hạn bên cho vay có
quyền đòi bất cứ lúc nào thì trong trường hợp này bên vay cũng có quyền trả nợ vào
bất cứ thời gian nào.
Phân loại:
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
4
Hợp đồng vay tiền được chia làm hai loại chủ yếu
Nếu phân loại theo kỳ hạn gồm: Hợp đồng vay tiền có kỳ hạn và không có kỳ
hạn.
Nếu phân loại theo lãi suất gồm: hợp đồng vay tiền không lãi suất và hợp đồng
vay tiền có lãi (theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật).
Trong phạm vi đề bài ta chủ yếu tìm hiểu hợp đồng vay tiền có lãi suất theo quy
định của Bộ Luật Dân sự hiện hành.
1. 2. Lãi suất trong hợp đồng vay tiền
Định nghĩa:
Hiện nay lãi suất là cụm từ được sử dụng trong rất nhiều hợp đồng vay tiền.
Nhưng trong BLDS 2005 lại chưa có một định nghĩa cụ thể về vấn đề này vì vậy dẫn
đến nhiều cách hiểu khác nhau. Theo giáo trình Trường đại học Luật Hà Nội (2010)
thì “Lãi suất trong hợp đồng vay tiền là tỷ lệ nhất định mà bên cho vay phải trả
thêm vào số tiền đã vay tính theo đơn vị thời gian. Lãi suất được tính theo tuần, theo
tháng hoặc năm do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định”. Căn cứ vào lãi
suất, số tiền vay và thời hạn vay phải trả một số tiền nhất định (tiền lãi). Số tiền này
tỉ lệ thuận với lãi suất, số tiền đã vay và thời gian vay. Hay theo Wikipedia lãi suất
được hiểu là tỉ lệ của tổng số tiền phải trả so với tổng số tiền vay trong một khoảng
thời gian nhất định. Lãi suất là giá mà người vay phải trả để được sử dụng tiền
không thuộc sở hữu của họ và là lợi tức người cho vay có được đối với việc trì hoãn
chi tiêu.
Tuy nhiên, ta có thể hiểu ngắn gọn lãi suất trong hợp đồng vay tiền là tỉ lệ nhất
định mà bên vay phải trả trả cho bên cho vay theo đơn vị thời gian theo một tỉ lệ
thuận.
Đặc điểm:
-
Lãi suất phát sinh chủ yếu trong các hợp đồng vay tài sản cụ thể là vay tiền
-
Lãi suất không phát sinh độc lập mà nó chỉ phát sinh do có thỏa thuận của các
bên sau khi đã thỏa thuận được số vay gốc.
-
Lãi suất được tính theo số vay gốc và thời hạn vay.
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
5
Phân loại lãi suất
Dựa vào những tiêu chí nhất định người ta phân chia lãi suất ra thành nhiều loại:
•
Phân theo loại hình tín dụng gồm:
-
Lãi suất tín dụng thương mại
-
Lãi suất tín dụng nhà nước
-
Lãi suất tín dụng ngân hang (lãi suất tiền gửi, lãi suất tiền vay, lãi suất chiết
khấu, lãi suất liên ngân hang, lãi suất cơ bản).
•
Phân theo giá trị thực của lãi suất:
-
Lãi suất danh nghĩa
-
Lãi suất thực tế
•
Phân loại theo bản chất hợp đồng tài chính
-
Lãi suất cố định
-
Lãi suất thả nổi
•
Phân loại theo cách đo lường lãi suất
-
Lãi suất đơn
-
Lãi suất kép
•
Phân loại theo thời hạn vay
-
Lãi suất đúng hạn
-
Lãi suất quá hạn
Họ, hụi, biêu, phường (gọi chung là họ): là một loại giao dịch về tài sản.
giao dịch này được sử dụng từ lâu đời và trở thành một tập quán ở khá nhiều vùng
quê của nước ta. Nguyên tắc chung của chơi họ là nhiều người cùng tham gia một
dây họ rồi bầu ra nhà cái. Hàng tháng, mỗi nhà con họ phải đóng góp một số tiền
nhất địh cho nhà cái. Lần lượt theo thứ tự bốc thăm hoặc theo thỏa thuận đến kỳ hạn
bốc họ, một nhà con sẽ được nhận về số tiền từ nhà cái do các nhà con khác đóng
góp. Dây họ chấm dứt khi người cuối cùng bốc họ. Thực chất đây là hoạt động gửi
tiền theo thỏa thuận nhằm tương trợ giúp đỡ lần nhau. Trong trường hợp họ có lãi thì
lãi suất đối với họ cũng được thực hiện theo điều 476 của BLDS 2005.
2. Những quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về lãi suất
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
6
Theo Bộ luật dân sự năm 2005 vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản nói
chung chỉ được quy định trực tiếp thông qua một điều luật duy nhất:
“Điều 476. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất
cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố với loại vay tương ứng.
2. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi, nhưng không xác định rõ lãi
suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do ngân hàng
nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ”
Việc quy định chỉ một điều luật trực tiếp về vấn đề này trong tổng số 722 Điều
luật trong BLDS 2005 là quá khái quát. Trong khi quan hệ kinh tế xã hội biến đổi
từng ngày sẽ dễ tạo ra khe hở cho nhiều đối tượng lách luật trong khi những văn bản
dưới luật hướng dẫn áp dụng còn ít và sơ xài. Vì vậy, việc hiểu quy định của BLDS
sao cho đúng với ý đồ của các nhà làm luật là một vấn đề không hề đơn giản bởi
trong nhưng năm qua có rất nhiều tranh cãi xung quanh Điều 476 này.
2.1.
Lãi suất thỏa thuận
Về nguyên tắc lãi suất cho vay cụ thể sẽ do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, nhằm
ngăn ngừa hiện tượng cho vay với lãi suất quá cao trong xã hội, cũng như tạo cơ sở
pháp lý cho tranh chấp liên quan đến lãi suất. Nên ngay từ khi xây dựng ban hành
BLDS 1995 các nhà làm luật đã đưa ra phương thức xác định lấy một mức lãi suất
được xem là tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc điều hành trần lãi suất của ngân hàng
(mức lãi suất cao nhất do ngân hàng nhà nước quy định từng thời điểm ứng với loại
vay tương ứng). Giá trị xác định tỉ lệ này không phải là bất biến mà nó cũng có
những thay đổi nhất định qua từng thời kỳ. Nếu như khoản 1 Điều 473 BLDS 1995
quy định: “lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 50% mức
lãi suất cao nhất do ngân hàng nhà nước quy định cho loại vay tương ứng”. Thì đến
khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 đã có sự thay đổi khi quy định: “lãi suất vay do các
bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng nhà
nước công bố đối với loại vay tương ứng”. Vậy một câu hỏi được đặt ra là tại sao lại
có sự thay đổi đó? Và phải chăng đó chỉ là sự thay đổi về câu chữ từ 50% lên
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
7
150%? Thực ra vấn đề không phải chỉ là sự thay đổi câu chữ mà sự thay đổi về tỉ lệ
xác định lãi suất thỏa thuận giữa 2 bộ luật mà nó còn liên quan đến nhiều khía cạnh
trong đó nổi bật lên là sự thay đổi cơ chế điều hành ngân hàng nói chung kể từ khi
Nhà nước ban hành Luật ngân hàng 1997 chuyển đổi từ cơ chế điều hành lãi suất
trần (ngân hàng nhà nước giới hạn mức lãi suất cao nhất) sang cơ chế điều hành lãi
suất cơ bản. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản và
lãi suất tái cấp vốn (Điều 18 Luật Ngân hàng 1997) nhằm khắc phục sự khống chế
cứng nhắc của Ngân hàng Nhà nước với quy định mức lãi suất tối đa đồng thời để
phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường. Nhưng đến tận tháng 8/2000 Ngân hàng Nhà
nước mới ban hành quyết định số 241/2000/QĐ – NHNN nhằm chính thức thực hiện
cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với đồng Việt Nam. Bởi vậy những bất đồng
phát sinh khi giải quyết các vụ tranh chấp trước thời gian 5/8/2000 (quyết định số
241/2000/QĐ – NHNN chính thức có hiệu lực) sẽ áp dụng cách hiểu nào? Điều 473
BLDS 1995 hay Luật Ngân hàng 1997 để làm cơ sở giải quyết? Nên để khắc phục
hiện tượng này cũng như đáp ứng sự phát triển kinh tế - xã hội BLDS 2005 đã quy
định một cách áp dụng nhất quán “lãi suất thỏa thuận không vượt quá 150% lãi suất
cơ bản do ngân hàng nhà nước công bố đối với loại vay tương ứng”.
Tuy nhiên hiểu về tỷ lệ lãi suất thỏa thuận không vượt quá 150% lãi suất cơ bản
như thế nào là đúng? Bởi xung quanh khoản 1 Điều 476 này có rất nhiều cách hiểu
khác nhau:
Cách hiểu thứ nhất dựa trên sự so sánh thuần túy: lãi suất thỏa thuận tối đa là tỉ
lệ so sánh thuần túy giữa mức lãi suất thỏa thuận và lãi suất cơ bản nằm trong giới
hạn luật định. Hay nói cách khác lãi suất thỏa thuận = lãi suất cơ bản x 150%.
Ví dụ: lãi suất cơ bản là 1% vậy lãi suất thỏa thuận tối đa = 1% x 150% (gấp 1,5 lần)
Cách hiểu thứ hai dựa trên ngưỡng của lãi suất cơ bản và giá trị phần vượt quá.
Hay nói cách khác, lãi suất vẫn do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 50%
lãi suất do Ngân hàng Nhà nước công bố (BLDS 1995); 150% lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố (BLDS) 2005: lãi suất thỏa thuận = lãi suất thỏa
thuận + lãi suất cơ bản x 150%.
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
8
Song nếu đối chiếu cụ thể hai cách hiểu này vào hai BLDS 1995 và 2005 hẳn sẽ
có nhiều bất cập.
- Nếu áp dụng cách hiểu thứ nhất áp dụng công thức: Lãi suất thỏa thuận tối đa
= lãi suất cơ bản x giá trị xác định mức lãi suất tối đa. Thì lãi suất thỏa thuận theo
quy định của BLDS 1995 lại quá thấp và chẳng nhẽ lãi suất thỏa thuận chỉ = 50%
lãi suất trần. Hay nói cách cách khác nếu lãi suất trần của NHHN công bố 1%/tháng
thì lãi suất tối đa thỏa thuận chỉ bằng 1% x 50% (bằng ½ lãi suất trần).
- Còn nếu áp dụng cách hiểu thứ hai: Lãi suất thỏa thuận = lãi suất cơ bản + lãi
suất cơ bản x giá trị xác định mức lãi suất tối đa. Thì sẽ tỏ ra hợp lý với BLDS 1995
nhưng lại có bất cập khi áp dụng BLDS 2005 vào thực tiễn. Cụ thể: Nếu lãi suất cơ
bản do ngân hàng nhà nước công bố là 1%/tháng thì lãi suất thỏa thuận tối đa = 1%
+ 1% x 150% (gấp 2,5 lần lãi suất cơ bản). Nhưng như thế sẽ là quá cao so với mức
lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố và chẳng khác nào khuyến khích
cho vay nặng lãi.
Mặc dù kể từ khi thông tư liên tịch số 01/2000 TT/LT ngày 19/6/1997 của Tòa án
Nhân dân Tối cao – Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao – Bộ Tư Pháp – Bộ tài Chính
hướng dẫn về xét xử và thi hàng án về tài sản ra đời thì cách hiểu thứ 2 được áp
dụng rộng rãi hơn. Nhưng nếu áp dụng cách hiểu này vào BLDS mới 2005 thì lại có
nhiều điều bất cập phải chăng Điều 476 chưa truyền tải được hết ý đồ của nhà làm
luật. Và việc nâng giá trị xác định tỷ lệ lãi suất chỉ trả lại tỷ lệ thực sự và cách hiểu
đúng cho BLDS 1995? Đây thực sự là một vấn đề lớn cần làm rõ trong thời gian tới
để áp dụng vào thực tiễn cho đúng?
Hiện nay, cơ chế lãi suất thả nổi có sự quản lý của nhà nước là cơ chế quản lý
được áp dụng phổ biến. Bởi vậy Ngân hàng nhà nước có vai trò quan trọng trong
việc nghiên cứu tình hình và đưa ra biện pháp can thiệp nhằm ổn định kinh tế tránh
lạm phát tăng cao dẫn đến khủng hoảng kinh tế. Theo điều 18 Luật Ngân hàng 1997
sửa đổi bổ sung 2003 thì Ngân hàng Nhà nước xác định và công bố lãi suất cơ bản
và lãi suất tái cấp vốn. Còn việc điều hành lãi suất đối với các tổ chức tín dụng vẫn
trên cơ sở giao cho các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất (lãi suất huy động, lãi
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
9
suất cho vay) đối với khách hàng nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản của
ngân hàng nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Đồng thời định kỳ hàng
tháng, ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản (Theo quyết định số 16/2008/QĐ
– NHNN ngày 16/5/2008). Ví dụ: Lãi suất cơ bản của NHNN công bố theo quyết
định số 2868/QĐ – NHNN ngày 29/11/2010 là 9% thì lãi suất huy động và cho vay
không vượt quá 13,5%.
Tuy nhiên thực tế hiện nay với việc ban hành thông tư số 02/2011 ngày 3/3/2011
quy định về mức lãi suất tối đa bằng tiền gửi đồng Việt Nam thì chính ngân hàng
nhà nước đã khống chế mức lãi suất huy động là 14% đối với cá nhân, tổ chức (trừ
tổ chức tín dụng) và không quá 14,5% đối với quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. chính
điều này cho thấy một điều: chính nhà nước không áp dụng công thức lãi suất thỏa
thuận = lãi suất cơ bản x 150%. Nhưng cũng không thấy việc quy định rõ áp dụng
cách hiểu nào trong 2 cách hiểu trên nên vấn đề này cũng tồn tại những khó hiểu
trong áp dụng. Riêng đối với lãi suất kinh doanh nhà nước không khống chế mà để
cho các tổ chức tín dụng tự ấn định mức lãi suất miễn sao phù hợp với quan hệ cung
cầu trên thị trường trên tinh thần của Thông tư số 07/2010/TT – NHNN ngày
26/2/2010 quy định về cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở thỏa thuận của các tổ
chức tín dụng với khách hàng và Quyết định 33/2008/QĐ – NHNN ngày 3/12/2008
về mức lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở với
khách hàng. Để giữ vững lãi suất trần huy động là 14%/năm và chấn chỉnh việc huy
động vốn nghiêm cấm các hành vi vượt lãi suất bằng những hình thức huy động vốn
như khuyến mại…mới đây ngân hàng nhà nước mới ban hành thêm chỉ thị
02/2011/CT – NHNN ngày 7/9/2011.
2.2.
Cách tính lãi suất.
Về cơ bản căn cứ vào thời hạn vay, lãi suất trong hợp đồng vay tiền gồm lãi suất
đúng hạn và lãi quá hạn. Trong đó tiền lãi được tính trên số nợ gốc, trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận về lãi suất theo nguyên tắc chung khi tham gia hợp đồng vay
tiền các bên có thể tự thỏa thuận về lãi suất. Tuy nhiên trong trường hợp các bên có
thỏa thuận về lãi nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
10
áp dụng lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay
và thời điểm trả nợ (khoản 2 Điều 476 BLDS 2005).
Trong trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì áp dụng khoản 2 Điều 305
BLDS 2005 buộc bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời điểm thanh toán trừ trường hợp
các bên có thỏa thuận khác hoặc quy định khác. Vì vậy, cách xác định thời điểm và
cách tính lãi phát sinh do chậm thi hành án hiện nay được tính theo từng loại. Khi
tính lãi chậm thi hành án chỉ tính lãi của số tiền còn phải thi hành án, mà không phải
tính lãi của số tiền chua trả trong quá trình thi hành án. Giả sử A vay B 100 triệu
trong 3 tháng nhưng đến thời điểm trả A mới chỉ trả được cho B 60 triệu còn lại 40
triệu đồng nữa. sau khi kiện ra tòa án thì A có nghĩa vụ phải hoàn trả lại cho người
phải thi hành án chậm thi hành án 2 tháng và lãi suất cơ bản công bố tại thời điểm
thanh toán là 9%/năm (theo quyết định số 2868/QĐ – NHNN ngày 29/11/2010 của
thống đốc ngân hàng nhà nước). trong trường hợp này, lai suất chậm thi hành án sẽ
được tính như sau: số tiền chậm thi hành án = số tiền chậm thi hành án x 9% : 12
tháng x 2 tháng = 40 triệu đồng x 9% :12 tháng x 2 tháng.
Hiện nay, chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào thay thế hoặc hủy bỏ Thông
tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 nêu trên nên thông tư liên tịch này vẫn được
áp dụng (trừ Điều 313 BLDS 1995 thay thế bằng Điều 305 BLDS 2005) để hướng
dẫn áp dụng chỉ dẫn trong xét xử và thi hành án về tài sản đối với cả những quy định
trong BLDS 2005 và về cơ bản vấn đề liên quan sẽ được giải quyết theo hướng:
Nếu mức lãi suất do các bên thỏa thuận vượt quá 50% lãi suất do ngân hàng nhà
nước quy định đối với loại vay tương ứng tại thời điểm vay, thì tòa án áp dụng
khoản 1 Điều 473 BLDS buộc các bên phải trả bằng 150% mức lãi suất do ngân
hàng nhà nước công bố.
Nếu mức lãi suất không vượt quá 50% mức lãi suất cao nhất của loại vay tương
ứng do ngân hàng nhà nước quy định tại thời điểm vay, thì tòa án buộc bên vay phải
trả lãi theo đúng mức lãi suất mà hai bên đã thỏa thuận tại thời điểm vay. Trong
trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không xác định rõ lãi suất
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
11
hoặc có tranh chấp về lãi suất, thì áp dụng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn do ngân hàng
nhà nước quy định tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm xét xử sơ thẩm theo quy
định tại khoản 2 Điều 473 BLDS 1995.
Theo hướng dẫn là như vậy nhưng nếu áp dụng vào luật năm 2005 thì vấn đề lãi
suất đúng hạn và quá hạn vẫn chưa được làm rõ.
Thứ nhất, giả sử A vay B 100 triệu đồng trong 1 năm với lãi suất 12%/năm (lãi
suất cơ bản tại thời điểm cho vay = 9%/tháng) lãi suất quá hạn là 150% lãi suất cơ
bản 9% do ngân hàng nhà nước công bố tức sau 1 năm A phải trả cho B 100 triệu
đồng (gốc) cộng với khoản tiền lãi là 12 triệu đồng. Nhưng 2 năm sau A mới trả
được tiền cho A lúc này phát sinh lãi quá hạn, ngoài số tiền gốc và tiền lãi đúng hạn
(chậm trả tiền lãi 1 năm so với thỏa thuận). Thì trong trường hợp này lãi suất quá
hạn sẽ được tính ra sao? Nếu vẫn áp dụng Điều 476 BLDS 2005 tức lãi suất quá hạn
vẫn nhỏ hơn hoặc bằng 150% lãi suất cơ bản là 13,5% (150% lãi suất cơ bản 9%) thì
không ổn và chẳng khác nào đồng nhất lãi suất đúng hạn và quá hạn là một.
Thứ hai, nếu các bên cho vay thỏa thuận vượt 150% lãi suất cơ bản của Ngân
hàng Nhà nước công bố thì lãi suất đúng hạn liệu có được giữ nguyên là tỷ lệ vượt
quá? Hợp đồng có bị tuyên vô hiệu? Hay vẫn áp dụng mục I.4 của thông tư liên tịch
buộc các bên phải trả bằng 150% mức lãi suất do ngân hàng nhà nước công bố?
Như vậy cũng chẳng khác nào đồng tình với cách hiểu thứ nhất và quy định của
Điều 476 BLDS để trả lại cách hiểu đúng cho quy định của Điều 473 BLDS 1995
Thứ ba, nếu thỏa thuận giữa các bên nhỏ hơn 150% lãi suất cơ bản của Ngân
hàng nhà nước công bố thì sẽ áp dụng lãi suất thỏa thuận hay lãi suất theo quy định
của pháp luật = 150% lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước?
II. THỰC TRẠNG ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN NHỮNG
QUY ĐỊNH VỀ LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN.
1. Thực tiễn áp dụng và nguyên nhân vướng mắc.
Trong thời gian qua, do áp dụng đúng các quy định của BLDS, các văn bản
hướng dẫn và những quy định liên quan của Tòa án, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao,
ngân hàng nhà nước trung ương, các bộ ngành liên quan về vấn đề lãi suất. Đồng
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
12
thời trong nhân dân, các chủ thể tham gia cũng có những nhận thức đầy đủ và rõ
ràng hơn về quy định của pháp luật về lãi suất. Nên số lượng những vụ việc tranh
chấp phát sinh trong các hợp đồng vay tiền có những chuyển biến tích cực, những
bản án sơ thẩm bị tòa phúc thẩm hủy, bên cạnh các bản án có hiệu lực pháp luật ít
sai sót bị giám đốc thẩm cũng giảm nhiều. Điều đó chứng tỏ một thực trạng hệ thống
pháp lý nước ta đang dần hoàn thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên thì các tranh chấp về lãi suất trong
hợp đồng vay tiền càng có quy mô lớn với mức độ ngày càng tinh vi hơn nhất là
những hợp đồng vay “nóng” trong nhân dân cũng như hiện tượng vượt lãi suất của
ngân hàng, của các tổ chức tín dụng. Mặc dù những biện pháp điều chỉnh của ngân
hàng để tránh nguy cơ lạm phát khủng hoảng kinh tế được đưa ra rất nhiều, nhưng
những góc khuất của vấn đề lãi suất vẫn còn rất nhiều và thời gian gần đây liên tục
được báo chí công bố.
Thực trạng cho thấy, do Nhà nước chỉ quy định và khống chế mức lãi suất huy
động của các tổ chức tín dụng, ngân hàng mà không đề cập nhiều đến lãi suất cho
vay nên ta chỉ thấy báo chí công bố Ngân hàng Nhà nước Trung ương mạnh tay xử
lý với hiện tượng vượt trần lãi suất. Nhưng hiện tượng cho vay với lãi suất “khủng”
của các ngân hàng hay nhân dân lại không được nhắc đến nhiều. Mà luật dân sự
cũng như các ngành luật khác cho rằng nếu có hiện tượng cho vay nặng lãi đã có xử
phạt hàh chính hau chịu trách nhiệm hình sự.
Từ trước đến nay những ngân hàng, tổ chức tín dụng vượt lãi suất trần chưa được
thực hiện mạnh tay và bị bỏ lọt rất nhiều. Tuy nhiên, gần đây khi ngân hàng nhà
nước đưa ra hàng loạt thông tư hướng dẫn và buộc các ngân hàng nghiêm chỉnh chấp
hành mức lãi suất trần với những biện pháp mạnh tay thì rất nhiều cán bộ ngân hàng
đã bị “trảm” với hành vi vượt lãi suất trần. Chẳng hạn vụ việc của ông Nguyễn Thái
Hậu, giám đốc chi nhánh ngân hàng Đông Á tại Tây Ninh bị phát rác khi thỏa thuận
với một khách hàng đem tiền đến gửi ngoài sổ tiết kiệm ghi lãi suất 13,94% nhưng
thực chất khách hàng đó sẽ được ngân hàng trả với lãi suất 15,5% (có xác nhận của
ngân hàng). Sau khi sự việc trên bị phát rác ngân hàng Đông Á đã tạm đình chỉ công
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
13
tác đối với ông Hậu vào ngày 8/9/2011. Và vài ngày sau 15/9 ngân hàng nhà nước
cũng đã phát hiện và công bố quyết định xử phạt 3 chi nhánh ngân hàng Đông Á vì
huy động lãi suất trên mức trần 14% hoặc khuyến mại, thưởng tiền cho khách ngoài
lãi suất. Hay gần đây nhất là vụ việc của ngân hàng VP Bank phải giải trình vì bị
nghi ngờ có hành vi vượt lãi trần qua chương trình “lộc vàng đón xuân”….mặc dù
tảng băng chìm đằng sau những vụ việc vượt lãi suất trần còn rất nhiều. Song với
những hành động đầy táo bạo khi ban hành những văn bản nghiêm túc chấn chỉnh
cũng như gữa vững mức lãi suất trần trong vấn huy động vốn thực sự là dấu hiệu
đáng mừng và rất đáng hoan nghênh đối với ngân hàng nhà nước mà ngân hàng nhà
nước cần tiếp tục thực hiện.
Tuy nhiên vấn đề “lãi suất khủng” lại được dư luận quan tâm nhiều hơn bởi
quyền lợi của họ gắn với hoạt động này chặt chẽ hơn. Theo thông tin cập nhật ngày
13/11/2011 tại cổng thông tin lãi suất ngân hàng niêm
yết thì lãi suất cho vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng dao động trong khoảng
15,5% - 19,2%/năm đối với các khoản vay dài hạn, ngắn hạn khác nhau. Tuy nhiên
trên thực tế rất nhiều ngân hàng vượt lãi suất cho vay niêm yết trên. Theo dữ liệu
giao dịch VnEconomy cung cấp vào những ngày 17, 18 và 20/10/2011, lãi suất giao
dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn 12 tháng vọt lên tới 20,64% 20,73%/năm. Hay gần đây nhất ngày 3/11/2011, mức giao dịch bình quân ở kỳ hạn
này lên tới 20,40%/năm. Với mức lãi suất khủng đang rộ lên trong thời gian vừa qua
cũng gây lên những hiệu ứng bất lợi kèm theo lo ngại đối với những giao dịch tại
ngân hàng. Như vậy, ta có thể thấy lãi suất huy động được ngân hàng nhà nước áp
trần với những biện pháp xử lý khá chặt nhưng lại để thả nổi vấn đề lãi suất cho vay
nên rất nhiều ý kiến khác nhau như không nên áp lãi suất trần bởi kìm hãm nền kih
tế hiawcj ý kiến khác lại cho rằng nên áp trần với lãi suất cho vay và có những biện
pháp ngăn ngừa hiện tượng cho vay với lãi suất khủng ở các ngân hàng….
Ngoài lãi suất khủng ở các ngân hàng thì trong nhân dân hiện tượng này còn
diễn ra phức tạp và khó quản lý hơn. Đầu năm 2011 vừa qua theo báo tiền phong
hàng loạt vụ việc cho vay nặng lãi nở rộ làm cho tình hình ngày càng trở nên bất ổn.
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
14
trường hợp ông Nguyễn Minh Hùng, giám đốc một công ty TNHH trụ sở tại quận 8,
TPHCM phải vay ngoài với lãi suất 9%/tháng là một ví dụ điển hình được báo chí
đưa lên trong thời gian qua. Hồi tháng 5/2011 vừa qua ông có đến ngân hàng V…chi
nhánh gần văn phòng công ty làm hồ sơ xin vay 3 tỷ đồng. Nhưng người có chức
trách của chi nhánh ngân hàng này tiếp ông với thái độ hững hờ kèm lời hứa hẹn:
“để xem xét!” và không đưa ra thời hạn trả lời. Trong khi, thời hạn thanh toán 1 hợp
đồng của công ty sắp đến hạn không thể chờ đợi. Sau đó ông cũng có đến 1 chi
nhánh ngân hàng khác nhưng ông vẫn nhận được những lời hạch sách, thủ tục vay
vốn …nên ông đành phải gõ cửa dịch vụ “cho vay nóng” với điều kiện lãi suất
3%/tháng, phí dịch vụ vay ngân hàng 5%-7% của tổng số tiền vay. Với mức lãi suất
ông chưa nghe thấy và cũng chưa bao giờ ngờ đến nhưng ông vẫn phải vay để cố
gắng trả cho khách rồi quay vòng vốn nhanh trả nợ nhanh. Hay trường hợp ông Bùi
Quang Linh – kế toán một doanh nghiệp chuyên san lấp mặt bằng tại Hà Nội cũng
chia sẻ: “Vay nóng thì xưa nay vẫn có, nhưng gần đây do không tiếp cận được
nguồn vốn của ngân hàng nên không chỉ người dân mà nhiều doanh nghiệp cũng
phải chấp nhận vay nóng nếu không muốn đóng cửa, ngừng sản xuất kinh doanh”
nên nhiều lúc để thanh toán tiền cho nhân viên công ty là anh lại phải đi làm thủ tục
vay nóng. Mỗi lần vay từ 2 đến 3 tỷ đồng và thời hạn vay ngắn dài từ một tuần đến
một tháng nhưng lãi suất lên đến 9%/tháng khi đưa ra khởi kiện ở tòa cùng lắm các
ông chủ lãi cũng chỉ không nhận được lãi phần vượt quá 150% lãi suất cơ bản của
ngân hàng nhà nước, nộp phạt hành chính nếu mức cho vay chưa vượt quá 10 lần để
truy cứu trách nhiệm theo bộ luật hình sụ. Số vụ việc khởi kiện giữa các bên cho vay
nặng lãi lại xảy ra không nhiêu mà họ sẽ nhờ đến luật rừng, luật giang hồ để xử
lý..nên những quy định về lãi suất vẫn còn bỏ ngỏ và sơ hở rất nhiều.
Bên cạnh đó hiện tượng cho vay hụi vay họ rồi dẫn đến nguy cơ lừa đảo chiếm
đoạt tài sản hiện nay cũng rất phổ biến. Họ, hụi một dạng thức đặc biệt của vay tiền
lãi suất vù chưa được pháp luật quy định rõ ràng, chưa có tổ chức quản lý, đăng ký
nên hiện tượng những đường dây hụi có số vốn lớn với những hứa hẹn lãi suất 5-7
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
15
nghìn đồng/ngày/1 triệu mà chị Nguyễn Thị Lan trú tại Quảng Lưu – Quảng Xương
– Thanh Hóa huy động vốn của người dân quanh vùng rồi bỏ trốn vừa bị Tòa án
Nhân dân tỉnh Thanh Hóa xét xử tháng 8 năm 2006 là ví dụ điển hình.
Liên quan đến vấn đề lãi suất và cách tính lãi suất trong thời gian qua xảy ra khá
nhiều vụ việc mà tòa xét xử rất nhiều lần mà các đương sự vẫn kháng cáo. Để làm rõ
hơn vấn đề này ta cùng xem xét vụ án: tranh chấp trong hợp đồng vay tiền tại tỉnh
Tuyên Quang. Ngày 25.7.2009 rại tru sở TAND tỉnh Tuyên Quang xét xử phúc thẩm
công khai thụ lý vụ án số 133/2009/TLST-KDTM ngày 13/1/2009.
Đương sự:
- Nguyên đơn: ông Nguyễn Minh Hương sinh năm 1972 trú tại thôn Tân Lập,
xã Đức Ninh – Hàm Yên – Tuyên Quang.
- Bị đơn: ông Nguyễn Văn Vũ sinh năm 1973 trú tại thông Ao sen 1, xã Đức
Ninh – Hàm Yên – Tuyên Quang.
- Người có quyền và nghĩa vụ liên quan: bà Triệu Thị Lam sinh năm 1969 trú
tại thôn Tân Lập, xã Đức Ninh, Hàm Yên, Tuyên Quang
Tóm tắt nội dung vụ việc:
Ngày 17/7/2007 ông Nguyễn Văn Vũ ký với ông Nguyễn Minh Hương hợp đồng
vay tiền trước sự chứng kiến của bà Triệu Thị Lam với nội dung: Ông Vũ vay ông
Hương 100 triệu đồng với lãi suất 3%/tháng trong vòng 6 tháng, lãi suất trả hàng
tháng. Đến ngày 17/1/2008 ông Vũ xin ra hạn tiếp 3 tháng nữa để chuẩn bị đủ tiền,
ông Hương đồng ý. Tuy nhiên đến 17/4/2008 ông Vũ lại tiếp tục xin ra hạn trả nợ
nhưng ông Hương không đồng ý. Ngày 17/6/2008 ông Hương kiện ông Vũ ra tòa
đòi ông Vũ trả cho ông Hương cả gốc lẫn lãi bao gồm: nợ gốc (100 triệu đồng); lãi
suất quá hạn tính từ ngày 17/1/2008 đến ngày tòa tuyên án với lãi suất 3%. Ngày
13/1/2009 Tòa án Nhân dân huyện Hàm Yên xét xử sơ thẩm vụ việc trên theo quyết
định số 133/2009/TLST-KDTM nhưng ông Hương và ông Vũ đều kháng cáo. Ông
Hương cho rằng lãi suất quá hạn phải bằng 3%/tháng như đúng thỏa thuận. Còn ông
Vũ cho rằng ông Hương cho vay với lãi suất quá cao vượt 150% lãi suất cơ bản của
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
16
ngân hàng nên hợp đồng là vô hiệu, nên ông chỉ phải trả cho ông Hương 100 triệu
đồng tiền nợ gốc. Chính vì vậy Tòa án Nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã phải xét xử
công khai thụ lý vụ án trên để giải quyết.
Quyết định của tòa:
Toàn án nhân dân tỉnh Tuyên Quang quyết định giữ nguyên quyết định của bản
án sơ thẩm số 133/2009/TLST-KDTM ngày 13/1/2009 do Tòa án Nhân dân huyện
Hàm Yên đã xét xử và quyết định:
Căn cứ vào Điều 121, 124, 305, 388,389, 438, 476, 478 BLDS 2005; Điều 243,
245 BL Tố tụng dân sự 2004; Thông tư liên tịch số 01/TTLT ngày 19/6/1997 của
Tòa án Nhân dân Tối cao – Viện kiểm sát nhân dân Tối cao – Bộ Tư Pháp – Bộ Tài
chính hướng dẫn việc xét xử và thi hành án về tài sản; Điều 15 Nghị Định 70 ngày
12/6/1997 của Chính phủ quy định về án phí; Quyết định số 1539/ QĐ – NHNN
ngày 30/6/2009 của Ngân hàng Nhà nước về lãi suất cơ bản 7% xử:
- Chấp nhận đơn khởi kiện ngày 17/6/2008 của ông Nguyễn Minh Hương tuy
nhiên xác định lại số tiền lãi mà ông Nguyễn Văn Vũ phải trả như sau:
+ Nợ gốc: 100 triệu đồng
+ Lãi suất trong hạn (tính từ ngày 17/7/2007 đến ngày 17/4/2008) ông Vũ đã
hoàn trả đầy đủ cho ông Hương nên tòa án không xét đến.
+ Lãi suất quá hạn (tính từ ngày 18/4/2008 đến ngày 25/7/2009) được tính như
sau: lãi suất quá hạn = 1,31% x 15 tháng x 100 triệu x 150% = 29 475 000
đồng.
Tổng cộng: 129 475 000 đồng.
- Bác đơn kháng cáo của các đương sự.
- Án phí các bên phải nộp theo quy định của pháp luật
Nhận xét:
Quyết định của Tòa án Nhân dân tỉnh Tuyên Quang hoàn toàn chính xác bởi:
Thứ nhất, lãi suất trong hạn mặc dù là 3%/tháng đã vi phạm quy định vượt quá
150% lãi suất cơ bản của nhà nước (lãi suất cơ bản của nhà nước thời điểm 2008 là
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
17
7%). Tuy nhiên do ông Vũ đã hoàn trả cho nhau đầy đủ tiền lãi tính đến thời điểm
trước khi ông Hương khởi kiện nên tòa không xem xét đến số tiên lãi trong hạn.
Thứ hai, tính từ thời điểm ông Hương khởi kiện đến ngày Tòa án Nhân dân tỉnh
Tuyên Quang tuyên án thì lãi suất mà tòa án áp dụng ta có thể hiểu như sau: Lãi suất
tối đa thỏa thuận = 150% x 7% +7% = 15,75%. Suy ra lãi suất 1 tháng = 15,75% :
12 = 1,31%/ tháng. Như vậy, tòa án áp dụng mức lãi suất quá hạn = 1,31% x 100
triệu đồng x 15 tháng = 29 475 000 đồng. Chứ Tòa án không áp dụng mức lãi suất
theo thỏa thuận giữa ông Vũ và ông Hương trong hợp đồng vay tiền.Vì vậy, bác đơn
kháng cáo của ông Hương là hoàn toàn chính xác.
Thứ ba, tòa án bác tiếp kháng cáo của ông Vũ bởi lẽ lãi suất ông Hương cho vay
mặc dù có vượt 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước tuy nhiên mức lãi
suất đố đã được tòa án cân nhắc xét xử lại chứ không tuyên vô hiệu nhằm bảo vệ
quyền lợi của bên cho vay. Mâu thuẫn phát sinh giữa các bên tòa không can thiệp.
Như vậy, thông qua phân tích lấy dẫn chứng cũng như qua vụ án cụ thể trên ta
có thể nhận thấy vấn đề lãi suất trong các hợp đồng vay tiền diễn biến quả thật rất
phức tạp. Về nguyên tắc pháp luật có những quy định khung nhưng thực tiễn áp
dụng lại đa dạng, phong phú thậm chí lách qua những kẽ hở của luật rất nhiều….vậy
những bất cập trên nguyên nhân là do đâu?
Sở dĩ có tình trạng trên là do:
- Sự ban hành chồng chéo của quá nhiều văn bản dưới luật dẫn đến tình trạng
văn bản chưa có hiệu lực văn bản khác đã ra đời mặc dù biết cần thiết phải có sự
điều chỉnh theo diễn biến của nền kinh tế thị trường. Nhưng chính việc banh hành
quá nhiều văn bản hướng dẫn cũng như quy định của các cơ quan khác nhau nên
thực tế áp dụng vào rất khó khăn. BLDS với tư cách là văn bản pháp luật gốc có vai
trò quan trọng để áp dụng trong thực tiễn mà chỉ quy định 1 điều luật quá chung
chung. Những vấn đề như lãi suất cơ bản, lãi suất trong hạn, lãi suất quá hạn lại
không được quy định một cách cụ thể mà để ngân hàng, các cơ quan cấp dưới áp
dụng. Đồng thời cách hiểu về lãi suất thỏa thuận và tính lãi suất của BLDS có sự
chênh so với cách áp dụng của ngân hàng. Nên mặc dù BLDS có quy định nhưng
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
18
các ngân hành lại vẫn cứ áp dụng cách hiểu của mình trong các hợp đồng. Còn
người dân vẫn cứ áp dụng trên tinh thần tự do thỏa thuận của luật dân sự.
- Do hiểu biết cũng như ý thức của người dân về vấn đề những quy định của
pháp luật về vấn đề này còn hạn chế. Người biết lách luật, cho vay nặng lãi bất chấp
quy định của pháp luật. Người chưa hiểu biết nhiều thì kháng cáo, kiện tụng cũng
mất rất nhiều thời gian của các cơ quan thi hành pháp luật.
- Do trình độ của cán bộ thi hành pháp luật còn nhiều hạn chế. Nhiều cán bộ tỏ
ra xa rời nhân dân. Nên nhiều trường hợp họ đến nhờ tư vẫn hoặc thắc mắc lại ra bộ
không muốn tiếp với thái độ hững hờ. Đồng thời số lượng vụ án xét xử phúc thẩm
lại cũng chiếm số lượng đáng kể.
- Do nhu cầu vay vốn nhanh gấp nên xảy ra hiện tượng vay nóng với lãi suất
cao, thế chấp nhà cửa, những hợp đồng phát sinh dựa trên lòng tin giữa các bên khi
xảy ra tranh chấp không có chứng cứ….
- Sự quản lý của chính quyền các cấp với hình thức cho vay họ, hụi, phường …
tổ chức, địa điểm cho vay nặng lãi còn lỏng lẻo.
Vậy có những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật và hạn chế
bớt những vụ việc tranh chấp liên quan đến lãi suất trong hợp đồng vay tiền.
2. Phương hướng hoàn thiện những quy định về lãi suất trong hợp đồng vay
tiền.
Để đề ra được những phương hướng hoàn thiện những quy định về lãi suất trong
hợp đồng vay tiền quả thật không đơn giản bởi sư phức tạp, biến động và ảnh hưởng
đến cả sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nên với tư cách của những sinh viên
Luật tìm hiểu về vấn đề này em xin kiến nghị một số giải pháp sau:
Thứ nhất, bộ luật dân sự cần quy định rõ hơn về những vấn đề lãi suất trong hợp
đồng vay tiền: khái niệm về lãi suất, các loại lãi suất, cách tính lãi suất quá hạn…
đồng thời để tránh mâu thuẫn trong các quy định cần chỉ rõ thế lãi suất cơ bản, lãi
suất đúng hạn, lãi suất quá hạn. Chẳng hạn:
Lãi suất cơ bản: Là lãi suất do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố đối với
loại vay tương ứng
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
19
Lãi suất đúng hạn: là lãi suất thỏa thuận giữa các bên tuy nhiên không vượt quá
150% lãi suất cơ bản.
Lãi suất quá hạn không được vượt quá 150% lãi suất đúng hạn.
Thêm vào đó cần có cách hiểu nhất quán, cụ thể về cơ chế quản lý lãi suất. ví dụ lãi
suất huy động không vượt mức trần bao nhiêu? Lãi suất cho vay được khống chế
nằm trong khoảng nào?....
Thứ hai, đối với công tác quản lý các ngân hàng, tổ chức tín dụng… Ngân hàng
Nhà nước Trung ương, bộ, ban ngành liên quan cần hoạch định và có những chính
sách quản lý lãi suất phù hợp với từng thời kỳ nhất định. Có những chế tài xử lý
nghiêm đối với những ngân hàng vượt lãi suất theo quy định. Công khai thông tin lãi
suất huy động vốn, lãi suất cho vay cụ thể của các ngân hàng trên cổng thông tin
điện tử chính thống của ngân hàng để tiện tra cứu bên cạnh với việc chỉ niêm yết
thông tin lãi suất cơ bản, lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn như hiện nay. Hoặc
tạo riêng 1 trang để thuận tiện hơn trong việc tra cứu thông tin.
Thứ ba, cần quy định rõ ràng vấn đề lãi suất trong hợp đồng vay tài sản nói chung
và hợp đồng vay tiền để tiện áp dụng.
Thứ tư, nâng cao giáo dục tuyên truyền pháp luật và phổ biến tới người dân để
họ hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật về lãi suất nói riêng và những lĩnh
vực khác nói chung. Tăng cường và nâng cao phổ biến tới người dân đặc biệt ở
những vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo dân tộc ít người bằng nhiều hình thức
khác nhau chứ không nhất thiết cứng nhắc một hình thức tuyên truyền pháp luật rất
dễ làm người dân nhàm chán. Thêm vào đó khắc phục hiện tượng tuyên tuyền cổ
động theo phong trào lấy thành tích ở nhiều địa phương hiện nay…bên cạnh tuyên
truyền giáo dục là tăng cường phát triển sản xuất trong vùng, bằng nhiều nguồn vốn
vay lãi suất thấp, nguồn viện trợ giúp đồng bào thoát nghèo phát triển kinh tế có như
vậy mới ngăn ngừa hiện tượng khó khăn, vay nặng lãi….
Thứ năm, đối với hình thức họ, hụi, biêu, phường cần phải được kiểm soát sát
sao hơn. Cần thiết phải có sự đăng ký của các chủ họ, hụi, biêu, phường để các cơ
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333
Bài tập lớn học kỳ - Luật Dân sự module 2
20
quan có thể kiểm soát được hoạt động và nếu trong trường hợp có xảy ra vấn đề thì
còn có cơ sở để tìm người giải quyết.
Thứ sáu, cần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng, cán
bọ áp dụng pháp luật…bởi có hiểu mới có thể áp dụng, mới có thể giải thích được
quy định của pháp luật trong những tình huống cần thiết.
KẾT LUẬN
Nói tóm lại, việc nghiên cứu đề tài lãi suất trong hơp đồng vay tiền không chỉ có
ý nghĩa về mặt lý luận bởi còn khó hiểu, còn khái quát mà việc nắm rõ vấn đề lãi
suất còn có ứng dụng rất lớn trong thực tế cuộc sống. Lãi suất nói chung và lãi suất
trong hợp đồng vay tiền nói riêng là vấn đề rất quan trọng đối với nền kinh tế của
một quốc gia, lãi suất trong thực tế biến đối hàng ngày và để nắm cũng như bắt kịp
những thông tin về nó thì điều cần thiết và tối quan trọng là gốc của vấn đề những
quy định chung nhất để từ đó trên cơ sở tìm hiểu những quy định khác có liên quan.
Mặc dù thực trạng áp dụng pháp luật trong thời gian qua cũng còn nhiều điều đáng
nói, nhưng bù lại việc nắm rõ được đâu là chỗ yếu, khuyết điểm, hạn chế lại có
những tác dụng lớn để giúp ta kiểm soát và hoàn thiện những quy định của pháp luật
liên quan đến lãi suất trong thời gian tới.
Sinh viên: Lê Kim Dung – Lớp N03 – TL2 – Nhóm 1- MSSV:350333