Tải bản đầy đủ (.pdf) (231 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.94 MB, 231 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

NGŨN PHƯỚC BẢO ẤN

CÁC NHÂN TỚ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THÀNH
CÔNG CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
TRONG DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH- NĂM 2018


iii

MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ...........................................................................................viii
TÓM TẮT...................................................................................................................... xi
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu ................................................................ 4
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 6
4. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................... 8
5. Đóng góp mới của Luận án ...................................................................................... 8
6. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .............................................................. 11
1.1.

Giới thiệu ........................................................................................................ 11



1.2.

Nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán và sự thành công của hệ thống thơng

tin

......................................................................................................................... 11

1.2.1. Hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp.............................................. 11
1.2.2. Sự thành công của Hệ thống thông tin ............................................................ 16
1.3.

Nghiên cứu về sự thành công của Hệ thống thông tin kế toán tại Việt Nam . 18

1.4.

Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................ 20

1.4.1. Thiếu các nghiên cứu kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của
hệ thống thông tin ...................................................................................................... 22
1.4.2. Thiếu các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống
thông tin kế toán ........................................................................................................ 23
1.4.3. Thiếu các nghiên cứu về sự thành công của tổ chức hệ thống thông tin kế toán
tác động đến sự thành công của vận hành hệ thống thông tin kế toán ...................... 23
1.4.4. Thiếu các nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong
các doanh nghiệp Việt Nam ...................................................................................... 24
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ............................................................................. 26
2.1.


Giới thiệu ........................................................................................................ 26


iv

2.2.

Sự thành công của hệ thống thông tin và nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công

của hệ thống thông tin ............................................................................................... 27
2.2.1. Sự thành công của hệ thống thông tin ............................................................. 28
2.2.1.1.

Định nghĩa sự thành công của hệ thống thơng tin.................................... 28

2.2.1.2.

Mơ hình sự thành cơng của hệ thớng thơng tin ........................................ 31

2.2.2. Mơ hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin ............................... 35
2.2.3. Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin ....................... 36
2.2.3.1.
tin

Phân loại các thành phần tác động đến sự thành công của Hệ thống thông

37

2.2.3.2.


Biến độc lập tác động đến sự thành công của Hệ thống thông tin ........... 39

2.2.3.3.

Các nhân tố tác động đến các thành phần của hệ thớng thơng tin thành cơng

41
2.3.

Mơ hình chấp nhận công nghệ và sự thành công của hệ thống thông tin ....... 42

2.3.1. Tổng quan về mơ hình TAM .......................................................................... 42
2.3.2. Sự phát triển và các giới hạn của TAM .......................................................... 43
2.3.3. TAM và sự thành công của Hệ thống thông tin .............................................. 45
2.4.

Hệ thống thông tin kế toán và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ

thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp ............................................................. 47
2.4.1. Hệ thớng thơng tin kế tốn .............................................................................. 47
2.4.2. Các thành phần của Hệ thớng thơng tin kế tốn ............................................. 49
2.4.3. Sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp ................ 51
2.4.4. Nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán .......... 52
2.4.4.1.

Nhận thức về hệ thống thông tin kế toán và hành vi của người sử dụng hệ

thống thông tin kế toán .............................................................................................. 53
2.4.4.2.
2.5.


Tính chất người dùng, Tính chất dự án và Sự hỗ trợ của nhà quản lý ..... 54

Tổng hợp lý thút nền và các mơ hình lý thút ........................................... 57

2.5.1. Mơ hình DeLone và McLean .......................................................................... 57
2.5.2. Lý thuyết chấp nhận và sử dụng công nghệ .................................................... 58
2.5.3. Tổng hợp các mơ hình lý thút khác có liên quan đến nghiên cứu của Luận án
59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 64


v

3.1.

Giới thiệu ........................................................................................................ 64

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 65

3.2.1. Tổng quan về chương trình nghiên cứu .......................................................... 65
3.2.2. Quy trình nghiên cứu ...................................................................................... 65
3.2.3. Nghiên cứu định tính....................................................................................... 68
3.2.3.1.

Quy trình và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 68

3.2.3.2.


Thiết kế mơ hình lý thuyết ....................................................................... 69

3.2.3.3.

Thang đo các khái niệm nghiên cứu ........................................................ 76

3.2.4. Nghiên cứu định lượng ................................................................................... 89
3.2.4.1.

Quy trình nghiên cứu................................................................................ 89

3.2.4.2.

Dữ liệu và phương pháp thu thập dữ liệu ................................................. 89

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ VÀ KIỂM ĐỊNH MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .............................................................. 93
4.1.

Giới thiệu ........................................................................................................ 93

4.2.

Nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo............................................................... 93

4.2.1. Mơ hình cấu trúc và mơ hình đo lường ........................................................... 93
4.2.2. Kết quả thống kê mô tả ................................................................................... 96
4.2.3. Đánh giá độ tin cậy của thang đo .................................................................... 96
4.2.4. Đánh giá giá trị thang đo ................................................................................. 99

4.2.5. Kết luận về kết quả nghiên cứu sơ bộ ........................................................... 109
4.3.

Chương trình nghiên cứu chính thức ............................................................ 115

4.3.1. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................ 115
4.3.2. Thủ tục nghiên cứu ....................................................................................... 116
4.3.3. Đánh giá mơ hình đo lường .......................................................................... 117
4.3.3.1.

Mơ hình đo lường chính thức ................................................................. 117

4.3.3.2.

Đánh giá thang đo .................................................................................. 117

4.3.3.3.

Kiểm định lệch do phương pháp ............................................................ 122

4.3.3.4.

Độ phù hợp của mô hình với dữ liệu ...................................................... 123

4.3.4. Đánh giá mơ hình đường dẫn ........................................................................ 124
4.3.4.1.

Đánh giá vấn đề đa cộng tuyến trong mơ hình cấu trúc ......................... 124

4.3.4.2.


Đánh giá sự phù hợp và ý nghĩa thống kê của các mối quan hệ ............ 127


vi

4.3.4.3.

Đánh giá mức độ hệ số xác định R2 ....................................................... 137

4.3.4.4.

Đánh giá mức độ tác động của quy mô hệ số f2 ..................................... 138

4.3.4.5.

Đánh giá khả năng tiên đoán của hệ số Q2 ............................................. 139

4.3.4.6.

Đánh giá mức độ tác động của quy mô- hệ số q2 ................................... 141

4.3.4.7.

Tổng hợp kết quả phân tích dữ liệu ........................................................ 141

4.4.

Kết quả và đóng góp của nghiên cứu ............................................................ 144


4.4.1. Kết quả mơ hình đo lường ............................................................................ 144
4.4.2. Kết quả từ mơ hình lý thuyết ........................................................................ 146
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý ................................................................. 155
5.1.

Kết luận ......................................................................................................... 155

5.2.

Hàm ý lý thuyết và hàm ý quản trị ................................................................ 156

5.2.1. Hàm ý lý thuyết ............................................................................................. 156
5.2.2. Hàm ý quản trị............................................................................................... 159
5.3.

Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tiếp theo .............................. 161

5.3.1. Hạn chế của nghiên cứu ................................................................................ 161
5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo .......................................................................... 163
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .................................................................................. 165
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 166
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 194


vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 2.1: Một số định nghĩa phổ biến về sự thành công của hệ thống thông tin ........... 29

Bảng 2.2: Các thành phần tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin ............. 38
Bảng 2.3: Các thành phần của hệ thống thông tin ......................................................... 49
Bảng 2.4: Các thành phần của hệ thống thông tin kế toán ............................................. 50
Bảng 2.5: Tóm tắt các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin
kế toán ............................................................................................................................ 56
Bảng 3.1: Tổng hợp khái niệm nghiên cứu và thang đo ................................................. 86
Bảng 4.1: Thống kê mô tả nghiên cứu sơ bộ ................................................................. 96
Bảng 4.2: Độ tin cậy của thang đo .................................................................................. 97
Bảng 4.3: Đánh giá giá trị hội tụ ................................................................................... 100
Bảng 4.4: Tiêu chí HTMT ........................................................................................... 104
Bảng 4.5: Tiêu chí Fornell- Larcker ............................................................................. 104
Bảng 4.6: Hệ số tải nhân tố chéo ................................................................................. 105
Bảng 4.7: Độ tin cậy và giá trị hội tụ thang đo điều chỉnh .......................................... 108
Bảng 4.8: Tiêu chí HTMT thang đo điều chỉnh ............................................................ 110
Bảng 4.9: Tiêu chí Fornell- Larcker thang đo sau điều chỉnh ...................................... 111
Bảng 4.10: Hệ số tải nhân tố chéo thang đo sau điều chỉnh ......................................... 112
Bảng 4.11: Thống kê mô tả- nghiên cứu chính thức .................................................... 115
Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy và giá trị hội tụ của thang đo ..................................... 119
Bảng 4.13: Hệ số Fornell- Larcker và hệ số HTMT .................................................... 121
Bảng 4.14: Tổng hợp kết quả tính toán chỉ số VIF ...................................................... 127
Bảng 4.15a- 4.15n: Đánh giá vai trò biến trung gian ........................................... 130 - 134
Bảng 4.16: Tác động tổng hợp ...................................................................................... 136
Bảng 4.17: Hệ số xác định và hệ số xác định hiệu chỉnh............................................. 137
Bảng 4.18: Hệ số tác động của quy mô ....................................................................... 140
Bảng 4.19: Hệ số tác động của quy mô khả năng dự báo liên quan ............................ 141
Bảng 4.20: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu ............................ 143
Bảng 4.21: Tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tác động tổng hợp ..................... 144
Bảng 4.22: Kết quả kiểm định các mơ hình loại bỏ các thành phần chấp nhận và sử dụng công
nghệ .............................................................................................................................. 153



viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 2.1: Mơ hình thành cơng của hệ thống thông tin 2003- phiên bản cập nhật (DeLone &
McLean, 2016) ................................................................................................................ 32
Hình 2.2: Mơ hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin doanh nghiệp (Gable và cộng
sự, 2003) ......................................................................................................................... 36
Hình 2.3: Mơ hình hoá hệ thớng thơng tin kế toán ........................................................ 49
Hình 2.4: Mơ hình Hệ thống thông tin thành công 1992 (DeLone & McLean, 1992) ... 58
Hình 2.5: Mơ hình chấp nhận cơng nghệ TAM- Davis (1989) ....................................... 59
Hình 2.6: Mơ hình Myers và cộng sự (1997) .................................................................. 60
Hình 2.7: Mơ hình hệ thớng thông tin thành công mở rộng của P. B. Seddon (1997) ... 61
Hình 2.8: Mơ hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin doanh nghiệp (Gable và cộng
sự, 2003) ......................................................................................................................... 61
Hình 2.9: Mơ hình các ́u tớ ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin Stacie Petter
và cộng sự (2013)............................................................................................................ 62
Hình 2.10: Mơ hình tích hợp sự hài lòng và chấp nhận công nghệ của Wixom và Todd (2005)
........................................................................................................................................ 62
Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu đề xuất – được điều chỉnh và kế thừa từ quy trình của Joseph
F Hair Jr. và cộng sự (2017) ........................................................................................... 68
Hình 3.2: Mơ hình đo lường sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp
Việt Nam ......................................................................................................................... 71
Hình 3.3: Mơ hình lý thút giả thuyết nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự thành công của
hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam .............................................. 76
Hình 4.1: Mơ hình cấu trúc tổng hợp .............................................................................. 93
Hình 4.2: Mơ hình cấu trúc chi tiết ................................................................................. 94
Hình 4.3: Mơ hình đo lường ........................................................................................... 95
Hình 4.4: Mơ hình đo lường sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế toán điều chỉnh 109

Hình 4.5: Mơ hình cấu trúc chi tiết chính thức ............................................................. 114
Hình 4.6: Thủ tục nghiên cứu chính thức .................................................................... 116
Hình 4.7: Mơ hình đo lường chi tiết ............................................................................. 118


ix

Hình 4.8: Phân tích nhân tớ đơn Harman’s .................................................................. 122
Hình 4.9: Mơ hình kiểm định VIF1 ............................................................................. 125
Hình 4.10: Mơ hình kiểm định VIF2 ........................................................................... 125
Hình 4.11: Mơ hình kiểm định VIF3 ........................................................................... 126
Hình 4.12: Mơ hình kiểm định VIF4 ........................................................................... 126
Hình 4.13: Kết quả tổng hợp kiểm định mơ hình lý .................................................... 128
Hình 4.14: Quy trình đánh giá vai trò biến trung gian ................................................ 129
Hình 4.15: Kết quả boostrap 2000 lần, kiểm định t 2 đuôi đánh giá mức ý nghĩa của các giả
thuyết nghiên cứu ở độ tin cậy 95% ............................................................................. 142
Hình 4.16: Mơ hình 1 loại bỏ các thành phần của TAM .............................................. 152
Hình 4.17: Mơ hình 2 loại bỏ các thành phần nhận thức .............................................. 152


x

DANH MỤC THUẬT NGỮ- TỪ VIẾT TẮT
AIS

: Accounting Information Systems/ Hệ thống thông tin kế toán

AVE

: Average Variance Extracted/ Phương sai trích bình quân


Cobit

: Control Objectives for Information and Related Technologies/ Mục tiêu kiểm
soát đối với thông tin và các công nghệ liên quan

D&M

: DeLone và McLean

ERP

: Enterprise Resource Planning/ Hệ thống quản lý nguồn lực doanh nghiệp

HTTT

: Hệ thống thông tin

HTTTKT

: Hệ thống thông tin kế toán

HTMT

: Heterotrait- Monotrait ratio/ Chỉ số Heterotrait- Monotrait

ISSM

: Information System Success Model/ Mô hình thành cơng của hệ thớng thơng
tin


PU

: Perceived of Usefulness/ Nhận thức về tính hữu ích

PEU

: Perceived Ease of Use/ Nhận thức về tính dễ sử dụng

PLS-SEM

: Partial Least Squares Structural Equation Modeling/ Mơ hình hoá cấu trúc
tún tính bình phương một phần bé nhất

RMStheta

: Root Mean Square residual covariance

SRMR

: Standardized Root Mean square Residual

TAM

: Technology Acceptance Model/ Mơ hình chấp nhận công nghệ

TPB

: Theory of Planned Behavior/ Lý thuyết hành vi theo kế hoạch


TRA

: Theory of Reasonable Action/ Lý thuyết hành động hợp lý

VIF

: Variance Inflation Factor - hệ số phóng đại phương sai

XBRL

: Extensible Business Reporting Language/ Ngôn ngữ đánh dấu báo cáo mở
rộng


xi

TÓM TẮT
Nghiên cứu của luận án được tiến hành để xác định và đo lường tác động của các nhân
tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt
Nam. Nghiên cứu xây dựng mơ hình lý thút thể hiện mới quan hệ giữa các nhân tố và
sự thành công của hệ thống thơng tin kế toán trong doanh nghiệp.
Quá trình thực hiện nghiên cứu thơng qua việc trình bày tổng quan về các nghiên cứu
đi trước trên thế giới và ở Việt Nam, xác định khoản trống nghiên cứu. Từ đó, dựa vào
các lý thuyết nền về hệ thống thông tin và những nghiên cứu đi trước, mơ hình lý thút
được xây dựng để kiểm định.
Mơ hình lý thút và thang đo các khái niệm nghiên cứu được hình thành từ kết quả
nghiên cứu định tính thông qua việc phân tích, tổng hợp các bài báo, các tài liệu lý
thuyết. Nghiên cứu định lượng được thực hiện qua 2 giai đoạn: Nghiên cứu sơ bộ –
đánh giá thang đo - điều chỉnh mơ hình đo lường và nghiên cứu chính thức đánh giá mơ
hình cấu trúc SEM.

Phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu của luận án là phương pháp
PLS- SEM, luận án sử dụng phần mềm Smart PLS 3.2.7 là công cụ phân tích dữ liệu
chủ yếu. Dữ liệu được thu thập thông qua bảng câu hỏi khảo sát trực tuyến và bảng câu
hỏi giấy, phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi xác suất. Đơn vị phân tích là cá nhân.
Cỡ mẫu trong nghiên cứu sơ bộ là 119, trong nghiên cứu chính thức là 405, đảm bảo độ
tin cậy của nghiên cứu. Kiểm định cho thấy thang đo đảm bảo độ tin cậy, đảm bảo giá
trị phân biệt, giá trị hội tụ, các vấn đề như đa cộng tún, lệch do phương pháp là khơng
đáng kể, mơ hình phù hợp với dữ liệu thu thập được.
Kết quả phân tích cho thấy:
-

Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp là khái niệm
nghiên cứu đa hướng, bao gồm: chất lượng thông tin, chất lượng hệ thống, ảnh
hưởng người dùng. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu đi trước.

-

Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán chịu ảnh hưởng của các nhân tố:
Tính chất người dùng, tính chất dự án, và sự hỗ trợ của nhà quản lý. Các nhân tố
này ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến sự thành công của hệ thống thông tin
kế toán trong doanh nghiệp.


xii

-

Chấp nhận và sử dụng công nghệ đóng vai trò truyền dẫn làm tăng tác động đến
sự thành công. Nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng tác động
đến sử dụng hệ thống thông tin, từ đó tác động đến sự thành công của hệ thống

thông tin kế toán trong doanh nghiệp. Nhận thức và sử dụng công nghệ vừa đóng
vai trò trung gian toàn phần, vừa đóng vai trò trung gian một phần truyền dẫn tác
động của các nhân tố tính chất người dùng, tính chất dự án, sự hỗ trợ của nhà
quản lý đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp.

Kết quả kiểm định mơ hình đo lường cho thấy thang đo các khái niệm nghiên cứu đều
có độ tin cậy cao và đạt được giá trị cần thiết. Nghiên cứu cũng cho thấy mơ hình đo
lường sự thành công của hệ thống thông tin kế toán là mơ hình đo lường phù hợp. Về
tổng thể, mơ hình đo lường trong nghiên cứu bao gờm 3 nhóm: (1) Sự thành cơng của
hệ thớng thơng tin kế tốn – là kết quả; (2) các thành phần chấp nhận và sử dụng hệ
thống thông tin kế toán đóng vai trò truyền dẫn; và (3) các nhân tố tác động đến sự thành
cơng của hệ thớng thơng tin kế tốn. Với thang đo đã được kiểm định là đủ điều kiện
giá trị và có độ tin cậy, kết quả nghiên cứu có ý nghĩa góp phần hình thành thang đo
cho các nghiên cứu về hệ thớng thơng tin kế tốn ở Việt Nam - khi mà những nghiên
cứu về lĩnh vực này hiện còn đang rất hạn chế. Bên cạnh đó, thang đo được xây dựng
cho đơn vị phân tích là cá nhân, mặc dù am hiểu về hệ thống thơng tin kế tốn là có thể
khác nhau, nhưng kết quả cho thấy độ tin cậy, giá trị phân biệt và giá trị hội tụ cao, do
đó có sự nhất quán cao trong vấn đề đo lường các khái niệm trong lĩnh vực hệ thống
thông tin và hệ thống thông tin kế toán ở Việt Nam và thế giới. Với kết quả nghiên cứu
trong Luận án, có thể vận dụng mơ hình đo lường sự thành cơng của hệ thớng thông tin
kế toán để trả lời như thế nào là hệ thớng thơng tin kế tốn thành cơng ở góc độ người
kế toán. Qua kết quả nghiên cứu, các tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự thành công
của hệ thớng thơng tin kế tốn cho thấy tầm quan trọng của nghiên cứu trong Luận án.
Kết quả nghiên cứu của Luận án đóng góp vào lý thuyết cho nghiên cứu về hệ thống
thông tin cũng như sự thành công của hệ thống thông tin; đồng thời cung cấp các hàm
ý quản trị cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp nhằm có được hệ thống thông tin kế toán
thành công, góp phần tạo thành quả hoạt động cho doanh nghiệp.


1


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Từ khi công nghệ thông tin được phát triển từ những năm 50 của thế kỷ 20 cho đến giai
đoạn của cách mạng công nghiệp 4.0 hiện tại; sự phát triển của hệ thống thông tin kế
toán dưới ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ thông tin cũng qua nhiều giai đoạn: ứng
dụng công nghệ xử lý và lưu trữ dữ liệu, tự động hoá công tác kế toán, tự động hoá công
tác quản lý – mà trong đó hệ thống thông tin kế toán như là một thành phần; và đến nay
hệ thống thông tin kế toán là hệ thống tích hợp, chia sẻ thông qua nền tảng điện toán
đám mây và dữ liệu lớn. Quá trình phát triển của hệ thớng thông tin kế toán trong bối
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đặt ra vấn đề: như thế nào là hệ thống thông
tin kế toán thành công? Ứng dụng sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong
doanh nghiệp như thế nào? Hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp thành cơng
mang lại lợi ích gì cho kế toán, cho người sử dụng thông tin kế toán hay cho chính bản
thân doanh nghiệp? Việc nghiên cứu, tìm hiểu hệ thớng thơng tin kế toán thành cơng
tác động như thế nào đến việc nghiên cứu, giảng dạy hệ thống thông tin kế toán?
Từ các câu hỏi trên, việc hình thành đề tài nghiên cứu của Luận án được xây dựng trên
cơ sở phân tích, tìm hiểu các nghiên cứu đi trước trong các hướng nghiên cứu bao gồm
các nghiên cứu về tác động của công nghệ thông tin đới với hệ thớng thơng tin kế tốn
doanh nghiệp, các nghiên cứu về tính hiệu quả của hệ thớng thơng tin kế tốn, các
nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế toán đến thành quả hoạt động của
doanh nghiệp, các nghiên cứu về hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, và các
nghiên cứu về tổ chức hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp. Những nghiên
cứu này bao gồm nghiên cứu trong nước và q́c tế. Thơng qua việc phân tích nghiên
cứu đi trước, giúp hình thành nên các luận điểm làm cơ sở cho lý do chọn đề tài nghiên
cứu của luận án.
Sự tác động của công nghệ thông tin đối với hệ thớng thơng tin kế tốn doanh nghiệp
đã được nghiên cứu nhiều trong thời gian qua, ví dụ nghiên cứu của Anders Rom về
mới liên hệ giữa kế tốn quản trị và hệ thớng thơng tin tích hợp (Anders Rom & Rohde,
2007); nghiên cứu của Markus Granlund về giao diện giữa kế tốn và cơng nghệ thơng

tin hiện đại (Granlund, 2009) và các nghiên cứu khác về hệ thống quản trị nguồn lực


2

trong doanh nghiệp ERP. Những nghiên cứu này mở rộng các hướng ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý doanh nghiệp. Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan
đến lĩnh vực quản lý và kiểm sốt hệ thớng kế tốn trong doanh nghiệp trong điều kiện
ứng dụng cơng nghệ thơng tin và hình thành nên hệ thớng lý thuyết về COBIT - Control
Objectives for Information and Related Technologies (ISACA, 2012) cũng được phát
triển và ứng dụng rộng rãi. Đờng thời nhằm đảm bảo tính hữu hiệu và hiệu quả trong
việc ứng dụng khai thác và cung cấp thông tin tài chính của các doanh nghiệp trong điều
kiện ứng dụng công nghệ thông tin, một hệ thống nghiên cứu về XBRL - eXtensible
Business Reporting Language (ngôn ngữ báo cáo kinh doanh mở rộng) cũng đang được
phát triển và ứng dụng. Các nghiên cứu về XBRL đi sâu về khía cạnh ứng dụng như
phân tích khả năng nâng cao quản trị doanh nghiệp (Alles & Piechocky, 2012), nghiên
cứu về các đề xuất ứng dụng XBRL trong việc nâng cao chất lượng thông tin cho nhà
đầu tư (Arnold, Bedard, Phillips, & Sutton, 2012). Như vậy, trong điều kiện công nghệ
thông tin phát triển nhanh chóng hiện nay, có rất nhiều hướng nghiên cứu Hệ thớng
thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp, và các hướng nghiên cứu khác nhau này đều thực
sự cần thiết.
Các nghiên cứu quốc tế về hệ thống thông tin kế toán trong thời gian gần đây đã nghiên
cứu về các vấn đề như tính hiệu quả của hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp
(Sajady & Dastgir, 2008), nghiên cứu về mối quan hệ giữa hệ thống thơng tin kế tốn
và quản trị tri thức (Sori, 2009b), nghiên cứu về ảnh hưởng của hệ thống thông tin kế
toán quản trị trong việc tạo ra lợi nhuận (Roodposhti, Nikoomaram, & Mahmoodi,
2012), nghiên cứu mối quan hệ giữa kế tốn quản trị và hệ thớng thơng tin tích hợp
(Andres Rom & Rhode, 2007), hoặc nghiên cứu về tính hữu ích của hệ thớng thơng tin
kế tốn trong hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (Soudani, May 2012). Tổ chức hệ
thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp cũng được nghiên cứu, bao gồm nghiên cứu

về các trở ngại khi triển khai thực hiện hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp
(Mahdi & Abdoreza, Feb 2011), nghiên cứu của Marianne Bradford và Juan Florin
(Bradforda & Florin, 2003) về vai trị của các nhân tớ DOI (Diffusion of Innovation –
kh́ch tán của đổi mới) đến sự thành công của quá trình triển khai hệ thớng quản lý
các ng̀n lực doanh nghiệp ERP hay nghiên cứu về các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng


3

đến sự thành cơng của q trình triển khai ERP trong doanh nghiệp (Hong & Kim,
2002).
Các nghiên cứu về ERP hoặc về hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp khá đa
dạng và phong phú; và trên các góc độ khác nhau, cho thấy sự thành công của hệ thống
doanh nghiệp, hệ thống ERP hay hệ thống thông tin kế toán tác động tích cực đến thành
quả của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các nghiên cứu về tâm lý học hành vi cũng cho
thấy vai trò của cá nhân trong sự thành công của hoạt động hay của hệ thống (Bano &
Zowghi, 2015), do đó, khi nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán
cần nghiên cứu vai trò của cá nhân và trên góc độ cá nhân.
Ở Việt Nam, trong thời gian qua không có nhiều nghiên cứu được cơng bớ trên tạp chí
q́c tế về hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp. Các nghiên cứu về vấn đề
này trong 5 năm trở lại đây tập trung trong các luận án tiến sĩ, luận án thạc sĩ và một số
đề tài nghiên cứu khác. Các nghiên cứu này cũng chủ yếu tập trung vào khía cạnh ứng
dụng cơng nghệ thơng tin và đưa ra các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong
cơng tác kế tốn của doanh nghiệp như ý kiến của tác giả Trần Phước: “Luận án đưa ra
những giải pháp như giải pháp tổ chức sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán, trong đó
nhấn mạnh đến công tác khảo sát để xây dựng hệ thống thông tin kế toán trong điều
kiện ứng dụng công nghệ thông tin, đề x́t quy trình lựa chọn phần mềm kế tốn thích
hợp với quy mơ đặc điểm của doanh nghiệp; đưa ra phương pháp thiết kế bộ mã hóa
thơng tin kế tốn phục vụ cho kế tốn tài chính và kế toán quản trị” (Trần Phước, 2007).
Các nghiên cứu khác tập trung chủ yếu vào nghiên cứu ứng dụng tổ chức hệ thớng thơng

tin kế tốn cho các loại hình doanh nghiệp khác nhau, chưa có nghiên cứu nào để cập
đến vấn đề sự thành công của tổ chức hệ thống thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp
Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố nào và sự thành công này, cũng như những
nhân tố tác động này ở các doanh nghiệp Việt Nam có khác biệt gì so với các nghiên
cứu khác trên thế giới.
Các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong nền kinh tế chuyển đổi, với những đặc
trưng nhất định trong công tác quản lý. Bên cạnh đó, việc ứng dụng cơng nghệ thơng
tin trong cơng tác quản lý trong doanh nghiệp rất đa dạng và khơng đờng nhất. Tổ chức
hệ thớng thơng tin kế tốn trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay chịu ảnh hưởng


4

bởi nhiều yếu tố như mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, quy mô doanh nghiệp, hiểu biết và hành vi của các nhà quản lý trong vấn đề ứng
dụng công nghệ thông tin, … Do đó, sự thành công của tổ chức hệ thớng thơng tin kế
tốn trong doanh nghiệp Việt Nam chịu tác động bởi nhiều nhân tố khác nhau. Những
nhân tố này cần được nhận dạng, đo lường và đánh giá.
Tổng hợp từ qua trình phân tích trên, lý do chọn đề tài của luận án được xác định dựa
trên các ḷn điểm:


Sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế toán tác động tích cực đến thành quả
của doanh nghiệp, do đó cần thiết phải nghiên cứu về sự thành cơng của hệ thớng
thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp.



Sự đa dạng trong nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán,
do đó việc tiếp tục nghiên cứu sự thành công của hệ thống thông tin kế toán sẽ

tiếp tục đóng góp cả về lý thuyết và thực tiễn, cũng như tìm kiếm các hướng
nghiên cứu mới.



Vai trò của cá nhân trong sự thành cơng của hệ thống thông tin kế toán là quan
trọng, nên nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán cần được
quan tâm hơn trên góc độ đơn vị phân tích cá nhân.



Sự thành cơng của hệ thớng thông tin kế toán trong doanh nghiệp chưa được đo
lường một cách đầy đủ, do đó cần thiết phải xây dựng mơ hình đo lường sự thành
cơng của hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp.



Các nhân tớ ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong
doanh nghiệp cần thiết phải được nhận dạng, mơ hình hóa và đo lường tác động
đến sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp.



Khơng có nhiều nghiên cứu về hệ thớng thơng tin kế toán và sự thành công của
hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, do đó,
việc lựa chọn đề tài nghiên cứu này ở Việt Nam là điều cần thiết.

2. Mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu: Từ các phân tích trên, vấn đề nghiên cứu được đặt ra của đề tài
là: Nghiên cứu sự tác động đến sự thành cơng của hệ thống thơng tin kế tốn trong

doanh nghiệp Việt Nam. Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin kế tốn trong doanh
nghiệp bao gờm q trình tổ chức hệ thớng thơng tin kế tốn và q trình vận hành -


5

sử dụng hệ thống. Do vậy, sự thành công của hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh
nghiệp bao gờm hai nội dung chính: sự thành cơng của q trình tổ chức hệ thớng
thơng tin kế tốn thể hiện qua sự chấp nhận sử dụng và tiếp tục sử dụng hệ thống; và
sự thành công của hệ thống thông tin kế tốn trong q trình vận hành - sử dụng hệ
thống thông qua kết quả, lợi ích hay cảm nhận về chất lượng của hệ thống. Sự thành
công của hệ thớng thơng tin kế toán có thể được nhìn nhận và phân tích ở cấp độ doanh
nghiệp - thông qua kết quả do hệ thống thông tin kế toán mang lại cho doanh nghiệp;
hoặc được nhìn nhận thơng qua cấp độ cá nhân – được thể hiện qua tác động đến cá
nhân hay các cảm nhận của cá nhân về hệ thống. Tuy nhiên, trong bất kỳ một tổ chức
nào, cá nhân là thành phần không thể tách rời và đóng vai trò quan trọng trong quá trình
hình thành, phát triển của tổ chức; đồng thời, cá nhân góp phần quyết định đến sự thành
công của hệ thống thông tin kế toán; do đó, vấn đề nghiên cứu của luận án được đặt
trong góc nhìn cá nhân. Để giải quyết vấn đề nghiên cứu, luận án xác định mục tiêu
nghiên cứu như sau:
Mục tiêu chung: Xác định các nhân tố và đo lường ảnh hưởng của các nhân tố tác động
đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
RO1: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thớng thơng tin kế tốn
trong doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu này giải quyết vấn đề sự thành cơng của hệ
thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố
nào, điều gì qút định hay ảnh hưởng đến sự thành cơng.
RO2: Xác định và đo lường các thành phần của hệ thớng thơng tin kế tốn thành cơng
trong doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu này giúp làm rõ các thành phần của một hệ
thớng thơng tin kế tốn thành cơng, xây dựng mơ hình đo lường sự thành cơng của hệ

thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp.
RO3: Đo lường tác động của các nhân tố đến sự thành công của hệ thớng thơng tin kế
tốn trong doanh nghiệp Việt Nam. Mục tiêu này làm rõ vai trò, mức độ ảnh hưởng của
từng nhân tố đến sự thành công của hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp.
Câu hỏi nghiên cứu:
Để có được hệ thớng thơng tin kế tốn thành công, cần xác định và đo lường được các
nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin kế tốn. Các nhân tớ này


6

có thể là tính chất tác vụ, tính chất dự án và cấu trúc tổ chức, tính chất của người dùng
và xã hội (Stacie Petter, DeLone, & McLean, 2013); bên cạnh đó, sự thành cơng của
q trình triển khai hệ thống thông tin cũng có thể tác động đến sự thành công của hệ
thống thông tin; do đó, câu hỏi nghiên cứu thứ nhất là:
RQ1: Những nhân tố nào tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế tốn
trong các doanh nghiệp Việt Nam?
Sự thành cơng của hệ thống thông tin đã được xác định và đo lường và ứng dụng với
rất nhiều nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau, như đo lường thơng qua hiệu quả
của hệ thống thông tin, đo lường thông qua chất lượng hay việc sử dụng hệ thống, nhưng
chưa có mô hình hoàn chỉnh đo lường sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế tốn. Hệ
thớng thơng tin kế tốn là hệ thống thông tin, tuy nhiên, đo lường sự thành công của hệ
thống thông tin và sự thành công của hệ thớng trong tin kế tốn trong doanh nghiệp Việt
Nam có thể có sự khác biệt, điều này có thể dẫn đến sự khác biệt trong mức độ ảnh
hưởng của các nhân tố đến sự thành công của hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh
nghiệp Việt Nam. Như vậy cần xác định và đo lường các thành phần tạo nên sự thành
công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, câu hỏi
nghiên cứu thứ 2 là:
RQ2: Sự thành công của hệ thống thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp Việt Nam bao
gờm các thành phần nào và được xác định, đo lường như thế nào?

Để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế tốn trong
doanh nghiệp Việt Nam, mỗi nhân tố tác động đến sự thành công này cần được xác định
và đo lường mức độ ảnh hưởng. Do đó, câu hỏi nghiên cứu thứ 3 là:
RQ3: Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp Việt Nam chịu
ảnh hưởng như thế nào từ các nhân tớ có liên quan?
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của Luận án là các thành phần, các mối
quan hệ và các tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh
nghiệp Việt Nam. Sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp có
thể đánh giá thông qua tác động đến doanh nghiệp như thành quả hoạt động, lợi ích hay
các tiêu chí khác; đồng thời cũng có thể được đánh giá thông qua góc độ cá nhân. Mỗi
cá nhân góp phần cho thành công của tổ chức, tuy nhiên, nhận định về thành công của


7

hệ thống thông tin theo góc độ cá nhân và tổ chức có thể khác biệt hay mâu thuẫn. Chính
vì vai trò quan trọng của cá nhân trong tổ chức, nên theo góc nhìn cá nhân; (1) quan
điểm về sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp, (2) các thành
phần tác động đến sự thành công, và (3) quan hệ tác động đến sự thành cơng của hệ
thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp cần được nghiên cứu. Vì vậy, khách thể
nghiên cứu là người sử dụng hệ thống thông tin kế toán (người thu thập, xử lý và cung
cấp thông tin kế toán – không phải người sử dụng kết quả do kế toán cung cấp), cụ thể,
nghiên cứu khảo sát nhân viên kế toán trong các doanh nghiệp đang ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác kế toán. Đơn vị phân tích là cá nhân.
Phạm vi nghiên cứu: Hệ thống thông tin kế tốn là hệ thớng thơng tin nhưng có những
đặc thù riêng, đặc biệt là trong các doanh nghiệp Việt Nam, với đơn vị phân tích cá
nhân, nên đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu ở các nội dung sau: (1) Đề tài nghiên cứu
hệ thống thông tin kế toán, do đó tập trung khảo sát ở bộ phận kế toán trong doanh
nghiệp; (2) Đề tài khảo sát đối với doanh nghiệp Việt Nam, nơi mà hệ thống kế tốn

đang trong tình trạng cần hồn thiện và trên đà hội nhập với kế tốn q́c tế; (3) Đề tài
chỉ khảo sát hệ thống thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin,
chưa đề cập đến tác động của các môi trường ứng dụng công nghệ thông tin khác như
điện toán đám mây, thương mại điện tử. Việc mở rộng phạm vi nghiên cứu có thể được
thực hiện trong các nghiên cứu tiếp theo. Thời gian thực hiện nghiên cứu: từ 10/2102
đến 10/2016.
Với đơn vị phân tích là cá nhân, đối tượng khảo sát là kế toán viên tại các doanh nghiệp,
bao gồm nhân viên và cả trưởng bộ phận kế toán; phương pháp chọn mẫu thuận tiện phi
xác suất; phạm vi khảo sát các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Các
doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung có mức độ và trình độ ứng
dụng cơng nghệ thông tin trong kế toán cao hơn so với các doanh nghiệp ở các địa
phương khác, do đó trong nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán có tính đại diện.
Các doanh nghiệp không phân biệt đặc điểm sở hữu vốn; hệ thống thông tin kế toán sử
dụng phần mềm kế toán hoặc trong môi trường ứng dụng hệ thống quản lý nguồn lực
doanh nghiệp ERP.


8

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài dùng khung nghiên cứu thực chứng để thực hiện nghiên cứu, vì đây là mơ hình
phù hợp cho việc xây dựng và kiểm định mơ hình nghiên cứu đề x́t với dữ liệu thực
nghiệm. Với cách tiếp cận này, đề tài vận dụng phương pháp hỡn hợp bao gờm cả nghiên
cứu định tính và nghiên cứu định lượng (Creswell, 2013). Trước tiên, đề tài tổng kết
các lý thuyết và các nghiên cứu có liên quan đến sự thành công của hệ thống thông tin,
các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống thông tin, lý thuyết và các nghiên
cứu về sự chấp nhận công nghệ của người sử dụng và các lý thuyết, các nghiên cứu về
hệ thống thông tin kế tốn, từ đó kế thừa và đề x́t mơ hình lý thuyết với 11 giả thuyết
nghiên cứu. Dữ liệu được thu thập từ các cá nhân là kế toán trong các doanh nghiệp, sử
dụng phương pháp phân tích PLS-SEM để đánh giá, điều chỉnh mơ hình và kiểm định

mơ hình với dữ liệu điều tra thực nghiệm. Dữ liệu được phân tích với phần mềm Smart
PLS 3.2.7 (Christian M. Ringle, Wende, & Becker, 2015).
5. Đóng góp mới của Luận án
Trên góc độ lý thuyết, nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ lý thuyết trong nghiên
cứu hệ thống thông tin kế toán nói chung và trong nghiên cứu về hệ thống thông tin kế
toán trong doanh nghiệp tại một q́c gia có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam về
các vấn đề sau:
-

Xây dựng mơ hình nhân tớ tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin kế
toán trong doanh nghiệp, trong đó, sự thành công của hệ thống thông tin kế toán
là một khái niệm nghiên cứu chứ khơng phải là một mơ hình; các nhân tố tác
động đến sự thành công bao gồm các nhân tố về dự án, về con người, về sự hỗ
trợ của nhà quản lý và các nhân tố về nhận thức, hành vi của cá nhân.

-

Đóng góp lý thuyết về đo lường và mơ hình đo lường hệ thớng thông tin kế toán
thành công, hệ thống thông tin kế toán thành công được đo lường thông qua cảm
nhận về lợi ích cá nhân, chất lượng hệ thống và chất lượng thông tin kế toán.

-

Đóng góp lý thuyết về vai trò nhận thức và hành vi của người sử dụng hệ thống
thông tin kế toán trong sự thành công của hệ thống thông tin kế toán; bao gồm
các tác động trực tiếp đến sự thành công và vai trò truyền dẫn đến sự thành công


9


-

Làm rõ vai trò và mối quan hệ, mức độ tác động của các biến độc lập ảnh hưởng
đến sự thành công của hệ thống thông tin, hệ thống thông tin kế toán như Stacie
Petter và cộng sự (2013) đã đề cập trong nghiên cứu của mình.

-

Đóng góp về lý thuyết và cung cấp kết quả thực nghiệm nghiên cứu về sự thành
công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp và các nhân tố ảnh hưởng
đến sự thành công của hệ thống thông tin kế toán trong doanh nghiệp với đơn vị
phân tích cá nhân – khi mà phần lớn các nghiên cứu liên quan đến những nội
dung này (nếu có) đều được thực hiện với đơn vị phân tích là tổ chức.

-

Đóng góp lý thuyết theo hướng: nhận thức và hành vi tác động đến kết quả trong nghiên cứu hệ thớng thơng tin kế tốn - khi kết hợp hai lý thuyết cơ bản và
phổ biến trong nghiên cứu Hệ thống thông tin: lý thuyết hệ thớng thơng tin thành
cơng theo mơ hình DeLone và McLean (1992, 2003) và lý thuyết chấp nhận và
sử dụng cơng nghệ theo mơ hình TAM của Davis (1989).

Về đóng góp cho thực tiễn, một hệ thống thông tin kế tốn thành cơng sẽ góp phần cho
hiệu śt hoạt động của doanh nghiệp (Elena, Raquel, & Clara, 2011); do đó, nghiên
cứu về sự thành công của hệ thống thông tin kế tốn trong doanh nghiệp Việt Nam và
các nhân tớ tác động đến sự thành công này giúp các nhà quản lý có các quyết định quản
trị phù hợp trong q trình phát triển hệ thớng thơng tin kế tốn nhằm xây dựng hệ thống
thông tin kế toán thành công, tăng cường công tác quản lý trong kế toán, góp phần tăng
cường thành quả hoạt động doanh nghiệp.
6. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, Luận án được trình bày với cấu trúc như sau:

Chương 1, trình bày tổng quan về luận án, xác định khoảng trống trong nghiên cứu,
tổng hợp các nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề tài.
Chương 2 tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài. Bao
gồm các lý thút, mơ hình và nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin, lý
thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của hệ thống, lý thuyết về sự chấp
nhận công nghệ, lý thuyết về hệ thớng thơng tin kế tốn và các nghiên cứu khác có liên
quan đến nhân tớ tác động đến sự thành công của hệ thống thông tin.


10

Chương 3 trình bày khung nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phương pháp luận nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu, thang đo cho các khái niệm nghiên cứu, đờng thời trình
bày thiết kế nghiên cứu, phương pháp thu thập dữ liệu, phương pháp phân tích dữ liệu.
Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu sơ bộ – đánh giá thang đo, điều chỉnh mơ hình
giả thút nghiên cứu; trình bày chi tiết quá trình thu thập dữ liệu, mơ tả mẫu, và kết
quả của nghiên cứu chính thức. Kết quả nghiên cứu chính thức được thể hiện thông qua
kết quả phân tích, kiểm định các mối quan hệ, phân tích mô hình hoá cấu trúc tuyến
tính, kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Dựa vào kết quả nghiên cứu, chương 4 cũng
bàn luận các vấn đề liên quan đến lý thuyết của luận án.
Chương 5 tổng hợp kết quả nghiên cứu, tổng hợp các khám phá có ý nghĩa, đề xuất các
hướng thảo luận và kết luận về đề án nghiên cứu. Chương này cũng đề xuất các hàm ý
lý thuyết và các hàm ý quản trị trong vấn đề phát triển hệ thống thông tin kế toán, đề
xuất các khả năng ứng dụng cho doanh nghiệp khi xây dựng hệ thống thông tin kế toán
tong môi trường ứng dụng công nghệ thông tin. Sau đó, phân tích các hạn chế của nghiên
cứu và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.
Ngoài các nội dung chính, luận án còn bao gồm danh sách các cơng trình của tác giả đã
được cơng bớ liên quan đến luận án và các phụ lục.



11

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.

Giới thiệu

Trong phần mở đầu, luận án đã trình bày sự cần thiết của nghiên cứu, đối tượng, phạm
vi, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, giới thiệu sơ lược về kết quả nghiên cứu và kết cấu
của luận án. Trong chương này, tác giả tổng hợp các hướng nghiên cứu về hệ thống
thông tin kế toán và sự thành công của hệ thống thông tin cũng như hệ thống thông tin
kế toán trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó xác định khoản trống trong nghiên cứu. Từ
phần tổng quan này, giúp làm rõ nền tảng lý thuyết được trình bày trong chương tiếp
theo. Nội dung của chương 1 bao gồm: (1) Giới thiệu các nghiên cứu về hệ thống thông
tin kế toán trong doanh nghiệp; (2) Giới thiệu về các nghiên cứu về sự thành công của
hệ thống thông tin và sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế tốn; (3) Giới thiệu về
nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán ở thị trường Việt Nam; (4) Khoảng trống nghiên
cứu.
1.2.

Nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán và sự thành công của hệ thống
thông tin

Trong phần này, luận án tổng hợp và phân tích các nghiên cứu trong và ngoài nước về
hệ thớng thơng tin kế tốn và các nghiên cứu về sự thành công của hệ thống thông tin –
bao gồm cả các nghiên cứu có liên quan đến sự thành cơng của hệ thớng thơng tin kế
tốn. Nội dung phân tích trong phần này góp phần làm rõ khoảng trớng nghiên cứu được
trình bày trong ḷn án. Bảng tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước có liên quan đến
luận án trình bày trong phụ lục 3.
1.2.1. Hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp

Hệ thớng thơng tin kế tốn – Accounting Information System (AIS) là hệ thống thông
tin, thu thập, ghi nhận, xử lý dữ liệu và cung cấp thơng tin tài chính, kế tốn và thông
tin phi tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin cho việc ra quyết định, cũng như
các bên liên quan khác (Romney & Steinbart, 2015). Thuật ngữ hệ thống thông tin kế
toán thường được gắn liền với hệ thớng kế tốn trong mơi trường ứng dụng cơng nghệ
thông tin – nhất là trong điều kiện tiến bộ công nghệ thông tin hiện nay. Các nghiên cứu
trên thế giới về AIS đã chứng minh rằng, AIS gắn liền và tác động đến thành quả hoạt
động của doanh nghiệp (Elena và cộng sự 2011; Soudani, 2012), hoặc xác định ảnh
hưởng của hệ thớng thơng tin đến lợi ích của hệ thống hỗ trợ ra quyết định (Roodposhti


12

và cộng sự 2012). Trong những năm gần đây, công nghệ thơng tin phát triển vơ cùng
nhanh chóng và ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp
(Granlund, 2009). Trong tình hình đó, hệ thớng thơng tin kế tốn trong doanh nghiệp bị
ảnh hưởng rất lớn và có nhiều thay đổi. Ảnh hưởng của cơng nghệ thơng tin đến hệ
thớng thơng tin kế tốn với 2 tác động trực tiếp và gián tiếp. Tác động trực tiếp đến cách
thức thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán; đồng thời tác động gián tiếp
thông qua các ảnh hưởng đến cách thức kinh doanh của doanh nghiệp như kinh doanh
thương mại điện tử hay việc triển khai ERP trong doanh nghiệp. Các lĩnh vực liên quan
đến ứng dụng tiến bộ công nghệ như các dịch vụ web, ứng dụng di động, điện toán đám
mây, quản trị quy trình kinh doanh, cơng cụ kỹ tḥt hỡ trợ kiểm toán điện tốn hố hay
hệ thống dữ liệu lớn tạo ra cơ hội và thách thức đới với hệ thớng thơng tin kế tốn (Belfo
& Trigo, 2013), điều này địi hỏi hệ thớng thơng tin kế toán cần thay đổi và “hội nhập”
với những thay đổi của công nghệ thông tin.
Nhằm tổng kết nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán – nghiên cứu của luận án tiếp
cận tổng hợp theo khung thời gian, dựa trên quan điểm gắn liền với sự phát triển của
công nghệ thông tin. Các nhà nghiên cứu hệ thống thông tin phân chia các giai đoạn
nghiên cứu theo khung thời gian; dựa vào những thay đổi trong nghiên cứu (Hirschheim

& Klein, 2011), dựa vào tiến bộ công nghệ (Jessup & Valacich, 1999; Laudon &
Laudon, 2010) hoặc tiếp cận dựa vào các ứng dụng hoặc loại hệ thống thông tin
(Kroenke, 2007; O'Brien & Marakas, 2006). DeLone và McLean (2016) đề xuất phân
chia các giai đoạn nghiên cứu Hệ thống thông tin theo cách tiếp cận của Kroenke (2007)
và O'Brien và Marakas (2006), bao gồm 5 giai đoạn: Kỷ nguyên xử lý dữ liệu – trước
1960s; Kỷ nguyên Báo cáo quản trị và hệ thống hỗ trợ ra quyết định (1960s – 1980s);
Kỷ nguyên máy tính cá nhân (1980s – 1990s); Kỷ nguyên mạng máy tính và hệ thống
quản trị doanh nghiệp (1990s – 2000s); Kỷ nguyên định hướng khách hàng (2000s - ).
Tuy nhiên, hiện nay là kỷ nguyên của dữ liệu lớn, điện toán đám mây; đồng thời hệ
thống thông tin kế toán chỉ được nghiên cứu từ sau những năm 1960s; do đó, dựa trên
các cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu đi trước, tổng kết các nghiên cứu về hệ thống
thông tin kế toán trong luận án này được chia thành các giai đoạn như sau: (1) Trước
những năm 1990 – Giai đoạn của xử lý dữ liệu, báo cáo quản trị và kỷ nguyên máy tính
cá nhân; (2) Từ 1990 đến trước những năm 2010 – Giai đoạn của hệ thống quản trị


13

doanh nghiệp, mạng máy tính và định hướng khách hàng; (3) Giai đoạn từ 2010 đến
nay – Giai đoạn của kết nối, điện toán đám mây, dữ liệu lớn.
Giai đoạn trước những năm 1990
Nghiên cứu về Hệ thống thông tin kế toán trên thế giới có từ những năm 60 của thế kỷ
20, trải qua hơn 50 năm, các học giả nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán đã cho
thấy các hướng nghiên cứu khác biệt. Việc đặt ra vấn đề kế toán là hệ thống thông tin
được Firmin (1966) đưa ra từ năm 1966. Trong những năm 70, nghiên cứu về hệ thống
thông tin kế toán tập trung chủ ́u vào khía cạnh hệ thớng, tìm kiếm các nền tảng lý
thuyết cho việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán như các nghiên cứu của Miller và
Gordon (1975) đề x́t mơ hình ḷn lý cho việc thiết kế hệ thống thông tin kế toán hoặc
đề xuất khuôn mẫu thiết kế hệ thống thông tin kế toán dựa trên lý thuyết bất định
(Lawrence A. Gordon & Miller, 1976). Các nhà nghiên cứu cũng bắt đầu đề xuất sự kết

hợp lý thuyết giữa kế toán và hệ thống thông tin (Colantoni, Manes, & Whinston, 1971)
và phân tích hệ thống thông tin kế toán ở góc độ người dùng (Marshall, 1972). Giai
đoạn những năm 80, các nghiên cứu tập trung ở khía cạnh mối quan hệ giữa hệ thống
thông tin kế toán và quản trị doanh nghiệp, bao gồm cả những vấn đề liên quan đến hệ
thống thông tin kế toán quản trị (Lawrence A Gordon & Narayanan, 1984; Merchant,
1981; David T Otley & Berry, 1980; David T. Otley, 1980). Các học giả cũng giải quyết
các vấn đề về dữ liệu kế toán, về vai trò công nghệ thông tin trong kế toán trong quản
trị doanh nghiệp (Govindarajan, 1984; Markus & Robey, 1988; Roberts & Scapens,
1985) hoặc kế toán và chiến lược kinh doanh (Simons, 1987). Trong giai đoạn này, sự
kết hợp của nghiên cứu về hệ thống thông tin và kế toán đã có những định hình rõ nét.
Nghiên cứu của Chenhall và Morris (1986) cho thấy tác động của cấu trúc tổ chức, môi
trường tác động đến nhận thức về tính hữu ích của hệ thống thông tin kế toán quản trị,
hay nghiên cứu của Kim và Lee (1986) khẳng định vai trò của sự tham gia của người
sử dụng tác động đến việc sử dụng hệ thống thông tin kế toán quản trị. Giai đoạn này
bắt đầu có các nghiên cứu về hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp ERP, xây dựng
cấu trúc và đo lường tác động ERP đến thành quả doanh nghiệp (Venkatraman, 1989).
Giai đoạn 1990- 2009
Trong những năm 90, nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán rất đa dạng và phong
phú, trong đó kết hợp chặt chẽ kế toán và công nghệ thông tin, nghiên cứu về hệ thống


14

quản trị các nguồn lực trong doanh nghiệp ERP, nghiên cứu về kế toán quản trị trong
môi trường công nghệ thông tin, nghiên cứu hành vi kế toán, … Nghiên cứu trong giai
đoạn này cho thấy vai trò của hệ thống thông tin kế toán trong hỗ trợ quản trị doanh
nghiệp trong khủng hoảng tài chính (Ezzamel & Bourn, 1990), hệ thống thông tin kế
toán hỗ trợ cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư (Schaltegger, 1997). Khía cạnh
dữ liệu, khía cạnh người dùng và chất lượng thông tin kế toán cũng được nghiên cứu
(Choe, 1996, 1998; Kaplan, Krishnan, Padman, & Peters, 1998; Peter Seddon & Yip,

1992). Việc kết hợp nghiên cứu hệ thống thông tin và hệ thống thông tin kế toán trong
giai đoạn những năm 90 được thể hiện rõ nét qua kết quả nghiên cứu về ERP. Các
nghiên cứu rất phong phú, từ việc xác định bản chất của ERP, tác động của ERP đến
thành quả hoạt động của doanh nghiệp (Callaway, 1999; Davenport, 1998; McAfee,
1999); cho đến các nghiên cứu về triển khai ứng dụng ERP, thành công của ERP hay
đo lường thành quả của ERP (Bingi, Sharma, & Godla, 1999; Holland & Light, 1999;
Rosemann & Wiese, 1999).
Trong giai đoạn 2000-2009, việc nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán trên thế giới
càng đa dạng và phong phú hơn, và các nhà nghiên cứu của Việt Nam cũng bắt đầu có
những nghiên cứu hàn lâm về vấn đề này. Các nhà nghiên cứu trong giai đoạn này tìm
kiếm nền tảng lý thuyết cho nghiên cứu hệ thống thông tin kế toán như việc vận dụng
lý thút bất định để xây dựng mơ hình nhằm tăng cường nhận thức về tính hữu hiệu
của hệ thống thông tin từ sự hợp tác và kiểm soát trong doanh nghiệp (Andreas I.
Nicolaou, 2000), nhận định hệ thống thông tin kế toán như là đối tượng tri thức (Lowe,
2001; Sori, 2009a). Việc kết hợp các lý thuyết về hệ thống thông tin với kế toán, việc
đánh giá chất lượng thông tin kế toán, hay nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng dữ liệu kế toán, hay sự thành công của chất lượng dữ liệu kế toán cũng được
nghiên cứu sâu rộng và có nhiều đóng góp cho lý thuyết hệ thống thông tin kế toán
(Hongjiang, 2003; Hongjiang, Jeretta Horn, Nord, & Binshan, 2003; Hossien, Mohsen,
& Hashem, 2008; Ismail & King, 2007; O’Connor & Martinsons, 2006; Pierce &
O'Dea, 2003; Wheeler, Hunton, & Bryant, 2004). Mối quan hệ giữa hệ thống thông tin
kế toán và ERP cũng được quan tâm nghiên cứu, các nghiên cứu đã làm rõ ảnh hưởng
của việc ứng dụng ERP đến hệ thống thông tin kế toán (Spathis, 2006; Spathis &
Ananiadis, 2005; Spathis & Constantinides, 2004). Trong giai đoạn này, liên quan đến


×