Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

BÀI DỰ THI TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.54 KB, 16 trang )

BÀI DỰ THI
TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG

MỞ BÀI
Phong tục của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung, ở Hà Giang nói
riêng là cả một đề tài vô tận. Các dân tộc thiểu số có biết bao nhiêu là hiện tượng,
sự kiện văn hoá rất đáng quan tâm. Những vẻ đẹp trong những bộ y phục, trong đồ
uống, thức ăn, những cách thức thờ cúng, cách tổ chức ngày sinh nhật, những nề
nếp độc đáo trong các cuộc tang ma, cưới hỏi... là những hiện tượng mang đậm ý
nghĩa văn hoá truyền thống. Vì thế mà có người đã cho rằng, muồn hiểu biết về
văn hoá truyền thống của các cộng đồng phải tìm hiểu qua các phong tục.
Tham gia cuộc thi viết tìm hiểu về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Hà Giang trong các trường trung học cơ sở giúp cho em có cơ hội
được nghiên cứu, tìm hiểu rõ thêm về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
trên địa bàn tỉnh Hà Giang để có thể tuyên truyền, quảng bá cho bạn bè trong và
ngoài tỉnh biết về văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà
Giang.
NỘI DUNG
Câu 1
Theo thống kê tỉnh Hà Giang, hiện nay ở Hà Giang có 19 dân tộc cùng sinh
sống. Trong đó dân tộc Mông chiếm đa số. Hiện nay có 5 dân tộc thiểu số ít người
có số dân dưới 10.000 người là:


Một là, dân tộc Pà Thẻn: Pà Thẻn là một dân tộc ít người, nằm rải rác ở hai
huyện Bắc Quang, Quang Bình tỉnh Hà Giang với số dân chỉ khoảng trên 5.000
người. Tuy là dân tộc ít người, Pà Thẻn vẫn hiện lên là một dân tộc giàu bản sắc
văn hóa. Đặc trưng văn hóa thể hiện ở trang phục, nhạc cụ, các điệu hát và đặc biệt
là Lễ Hội nhảy lửa. Lễ hội Nhảy lửa tổ chức nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho
một mùa màng tốt tươi, và cũng cầu cho một vụ mùa năm mới bội thu, đống lửa


được thắp sắng lên sẽ mang lại sự ấm áp, may mắn và xua đi cái khắc nghiệt của
mùa đông đang đến.
Hai là, dân tộc Lô Lô: Lô Lô là một trong những dân tộc có mặt sớm và có
công khai khẩn mảnh đất Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Người Lô Lô ở Hà Giang có
hai nhánh là Lô Lô Đen và Lô Lô Hoa. Đồng bào Lô Lô Đen tập trung ở xã Lũng
Cú, còn nhóm đồng bào Lô Lô Hoa đông hơn sống tại các xã Lũng Táo, Sủng Là,
huyện Đồng Văn và huyện Mèo Vạc. Hiện nay có khoảng trên 3000 người. Người
Lô Lô chủ yếu làm ruộng nước và nương định canh với các cây trồng chính như
lúa nếp, lúa tẻ và ngô. Chăn nuôi gia đình tương đối phát triển và là một nguồn lợi
đáng kể.
Ba là, dân tộc Cờ Lao: Người Cờ Lao cư trú chủ yếu ở huyện Hoàng Su Phì,
huyện Bắc Quang và huyện Đồng Văn, họ sống xen kẽ với các dân tộc khác trong
vùng. Người Cờ Lao ở khu vực CVĐC sinh sống chủ yếu ở xã Sính Lủng và xã
Phố Là, huyện Đồng Văn. Hiện nay, có khoảng gần 1.500 người. Người Cờ Lao cư
trú ở các sườn núi gần nguồn nước. Họ không sống quá cao như người Mông, cũng
không sống thấp như người Tày. Trên sườn núi có thể vừa làm ruộng nước bằng
ruộng bậc thang vừa trồng các loại cây có giá trị kinh tế và làm thuốc. Họ thường
sống tập trung thành từng làng riêng, đặc biệt các gia đình cùng dòng họ thường
sống gần nhau.


Bốn là, dân tộc Pu Péo: Người Pu Péo ở Hà Giang chỉ có hơn 600 người trên
tổng dân số trong toàn tỉnh, sinh sống chủ yếu tại các xã Phố Là (huyện Đồng
Văn), Sủng Tráng và Phú Lũng (huyện Yên Minh), Yên Cường (huyện Bắc Mê).
Trong kinh tế người Pu Péo lấy nông nghiệp trồng trọt làm cơ sở chủ đạo, bên cạnh
đó còn có sự bổ trợ của chăn nuôi, thủ công nghiệp gia đình và hái lượm và buôn
bán nhỏ.
Cũng như các dân tộc khác người Pu Péo ở Hà Giang có một kho tàng văn hoá vật
thể và phi vật thể phong phú và đa dạng.
Năm là, dân tộc Pố Y: Dân tộc Bố Y có khoảng 3.000 người sinh sống chủ

yếu một số tỉnh miền núi, biên giới cực Bắc của Việt Nam. Trong đó tập trung nhất
ở xóm Nậm Lương, xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ và rải rác ở một số xã khác của
huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Đến nay, đồng bào dân tộc Bố Y vẫn giữ được
bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc mình.
Câu 2
Di sản văn hóa là các di chỉ khảo cổ, các tác phẩm kiến trúc, điêu khắc, hội
họa, các công trình xây dựng hoặc các giá trị phi vật thể do con người sáng tạo ra
và có giá trị nổi bật địa phương, quốc gia hoặc toàn cầu xét theo quan điểm nhân
chủng học hoặc theo các quan điểm lịch sử, thẩm mỹ, nghệ thuật và khoa học.
Hiện nay, tỉnh Hà Giang có 75 di sản văn hóa. Trong đó có 55 di tích (26 di
tích cấp quốc gia; 29 di tích cấp tỉnh và 17 di sản văn hóa phi vật thể; 3 bảo vật
quốc gia.
Di tích văn hóa kiến trúc nghệ thuật, danh lam thắng cảnh được Nhà nước
xếp hạng cấp quốc gia là: Di tích kiến trúc nghệ thuật Nhà Vương tại xã Sà Phìn
huyện Đồng Văn được xếp hạng năm 1993; Di tích kiến trúc nghệ thuật Phố cổ
Đồng Văn thuộc thị trấn Đồng Văn huyện Đồng Văn được xếp hạng năm 2009; Di


tích lịch sử và danh lam thắng cảnh Cột cờ Lũng Cú thuộc xã Lũng Cú huyện
Đồng Văn xếp hạng năm 2009.
Câu 3
Lễ hội nhảy lửa là của dân tộc Pà Thẻn hiện nay sinh sống tập trung đông
nhất tại huyện Quang Bình và huyện Bắc Quang.
Thời gian tổ chức Lễ hội nhảy lửa bắt đầu vào ngày 16/10 âm lịch năm trước
đến 15/1 âm lịch năm sau.
Lễ hội nhảy lửa có ý nghĩa sâu sắc với dân tộc Pà Thẻn, người Pà Thẻn luôn
có quan niệm rằng xung quanh họ luôn có các vị thần che chở, đùm bọc, giúp đỡ
họ vượt qua nguy hiểm, hoạn nạn để tồn tại và mưu sinh. Đối với người Pà Thẻn vị
thần tối cao nhất là thần lửa và ngọn lửa mang lại sự may mắn cho họ, xin thổ
công, thổ địa cho được phép nhảy lửa, cùng lúc đó đống lửa to được đốt lên, khi

đống lửa được đốt thành than rực hồng cùng với sự điều khiển của thầy cúng các
thành viên lần lượt ngồi trước mặt thầy cúng nhận sức mạnh và nhảy vào ngọn lửa
đạp than bắn tung tóe trong tiếng hò reo cổ vũ của mọi người mà không hề bị bỏng.
Câu 4
Ở Hà Giang, người Mông có dân số đông nhất với hai nhóm dân tộc Mông
trắng và dân tộc Mông hoa. Người Mông sinh sống chủ yếu ở các huyện vùng cao
phía Bắc như: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh, Quản Bạ và hai huyện phía Tây:
Xín Mần và Hoàng Su Phì. Ngoài ra người Mông còn sống rải rác ở các huyện Bắc
Quang, Quang Bình, Bắc Mê, Vị Xuyên …
Kiến trúc nhà ở truyền thống của người Mông là kiến trúc Nhà trình tườngnét kiến trúc độc đáo và Hàng rào đá - nét kiến trúc độc đáo (tri thức dân gian) của
đồng bào dân tộc Mông.


Lễ hội truyền thống của người Mông mà em biết đó là:
- Lễ hội “Gầu Tào” của người Mông thường được tổ chức vào mùa xuân từ
khoảng ngày mồng Một đến ngày 15 tháng giêng trên một quả đồi thấp có địa hình
khá bằng phẳng. Một cây nêu sẽ được dựng lên từ trước tết để thông báo cho mọi
người biết để chuẩn bị lễ hội. Thực chất đây là một nghi lễ cầu tự của những gia
đình hiếm muộn về con cái hoặc cầu mệnh của những gia đình có người ốm đau.
Sau nghi thức lễ do thầy cúng phụ trách là phần hội gồm các hoạt động vui chơi
của người Mông như múa khèn, chọi quay, bắn nỏ, bắn cung, đua ngựa, hát gầu
plềnh, hát tình ca, đối đáp, giao duyên, hát vui hội hè…
- Lễ cúng 30 tết
Trước khi làm lễ cúng chủ nhà chuẩn bị 2 con gà 03 cây trúc,
một ít giấy bạc, 01 chai rượu, 01 cái rá, 04 cái chén, 06 cái thìa
gỗ.
Sau khi chuẩn bị xong các lễ vật, chủ nhà tiến hành lấy bó
trúc có buộc vải đỏ quét xung quanh trong nhà để xua đuổi những
gì không được tốt lành (người xưa gọi tà ma) rồi đem đổ ra ngã ba
đường và quay trở về nhà tiến hành các bước cúng. Trước bàn thờ

đặt một cái bàn gỗ (trên bàn gồm giấy bản, rượu, chén) rồi thắp
hương lên bàn thờ, cửa nhà, bếp củi, bếp lò. Chủ nhà tiến hành
cúng, sau khi cúng tổ tiên xong chủ nhà mổ một con gà trống,
nhỏ tiết gà lên tờ giấy bản; đồng thời nhổ lông gà dán vào tờ giấy
bản thành 02 hàng, mỗi hàng có 04 cụm lông gà (thứ tự theo ngôi
người đã mất) rồi mang gà đi làm chín chặt thành từng miếng nhỏ
cho vào một bát con và một bát canh rồi múc cơm vào rá (hay
cho vào bát) và 6 cái thìa gỗ đặt lên trên bàn cúng, chủ nhà tiến
hành các bài cúng như: mời tổ tiên, ông bà và người thân trong


gia đình đã mất về ăn tết cùng con cháu (01 bài cúng đồng nghĩa
là mời một người ở thế giới bên kia) sau khi cúng xong chủ nhà
dọn cơm đã cúng vào bên cạnh của bếp lò.
- Lễ đặt tên trưởng thành
Để tiến hành các bước Lễ đặt tên cho người con trai dân tộc
Mông trưởng thành, trước khi làm lễ đặt tên, người con rể phải
chuẩn bị một con lợn (khoảng trên 50 kg), sau đó nhờ một người
trong dòng họ đi thông báo cho bên nhà ngoại đến ngày, tháng,
năm (ngày, giờ tốt người con rể đã chọn), ông bà ngoại cùng một
người đến nhà con rể. Sau khi đến nhà con rể, trước khi làm lễ,
nhà con rể mổ một con gà (đã làm thịt chín) bày một mâm cơm
mời ông bà nội, ông bà ngoại và người đi cùng để nói chuyện hai
bên (mâm cơm thứ nhất) thông báo cho hai gia đình biết về lễ đặt
tên, ăn xong mời ông bà ngoại ra chuồng lợn để xem, sau khi xem
xong ông bà ngoại đồng ý cho gia đình nhà con rể bắt con lợn đã
xem để mổ. Khi mổ lợn xong, con rể lấy một ít nội tạng (lòng, gan)
ra làm chín và hai bên nội ngoại vừa ăn vừa nói chuyện (mâm thứ
hai), khi ăn xong mâm thứ hai người giúp việc chặt hai miếng thịt
( gồm cả xương và thịt), một đùi lợn, một túi cơm và một chai

rượu đặt vào trong chiếc quẩy tấu. Sau đó mời mọi người lên ăn
cơm (mâm thứ ba) để tỏ lòng thành kính, người con rể đứng bên
cạnh mâm cơm có ông bà nội, ngoại và xin phép (chắp tay quỳ,
lạy) thông báo cho hai bên nội, ngoại và anh em trong dòng họ từ
nay tôi đã có tên mới. Sau khi ăn uống xong, người giúp việc ( nói
chuyện) bên nhà con rể lấy 01 đùi lợn đặt trong quẩy tấu giao cho
bên nhà ngoại và tiễn nhà ngoại đến ngã ba đường.


Để giới thiệu cho du khách hiểu thêm về nét văn hóa của
dân tộc Mông khác với dân cộng đồng các dân tộc Việt Nam đó là:
Nó đánh dấu người con trai dân tộc Mông đã được gọi một cái tên
mới với dòng họ, cộng đồng trong đời sống sinh hoạt hàng ngày
cũng như về sau…
- Lễ ăn hỏi
Trước khi chuẩn bị làm lễ ăn hỏi, gia đình nhà trai chuẩn bị
01 đôi gà, một gói thuốc lào, 01 chai rượu (hay 01 bình tông
rượu). Chủ nhà nhờ hai người nam giới trong dòng họ sang nhà
gái nói chuyện. Sau khi đến nhà gái, hai người nói chuyện, rồi rót
rượu ra mời nhà gái, đại diện nhà gái có ý kiến về lễ thách cưới.
Sau khi nói chuyện xong, hai người về nhà trai thông báo lại cho
gia đình về lễ vật thách cưới của nhà gái, theo phong tục và tùy
thuộc vào điều kiện từng gia đình ( ngày xưa lễ vật gồm có : 50 kg
thịt lợn, 2 triệu tiền mặt, 20 lít rượu, 01 đôi gà, 01 con dao quắm,
ngày nay số lễ vật đã quy đổi chuyển bằng tiền mặt từ 10 đến 15
triệu đồng). Sau khi chọn được ngày tốt, nhà trai đi trả lễ cho nhà
gái gồm có 07 người, khi đến cửa nhà gái, nhà trai phải hát đối
đáp với nhà gái, nếu một bên chịu thua thì bên nhà trai mới được
vào nhà, sau khi được nhà gái mời vào nhà tiến hành các thủ tục
như bóc thuốc lào, uống rượu. Sau khi nói chuyện xong, nhà gái

nhất trí thì nhà trai mời nhà gái kiểm tra các lễ mà nhà gái yêu
cầu, nhà gái nhất trí gả con gái cho nhà trai. Sau đó, nhà trai mời
chú rể và phù rể đứng trước bàn thờ tổ tiên để hành lễ, sau khi
các đoàn đại diện nhà trai (các bác, cô, cậu, dì) làm thủ tục xong


nhà trai xin phép nhà gái đưa con dâu về. Trước khi ra cửa, bà cô
đại diện nhà trai che cho con dâu rồi đi về nhà trai.

Câu 5
Lễ cấp sắc là Lễ hội dân gian nghi lễ dân gian của đồng bào dân tộc Dao.
Lễ cấp sắc hay còn gọi là Lễ tự cải, đây là lễ đặt tên mới cho người con trai
đã trưởng thành của dân tộc Dao. Đây là buổi lễ quan trọng nhất trong cuộc đời
người đàn ông Dao, bất kể người con trai nào cũng phải có buổi lễ này mới được tổ
tiên và cộng đồng người Dao công nhận là người trưởng thành và được tham gia
vào các công việc quan trọng của dòng họ. Người không làm lễ cấp sắc thì vẫn bị
cộng đồng người Dao coi là người chưa trưởng thành và không được tham dự họp
bàn các công to việc lớn của dọng họ.
Lễ Cấp sắc thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng
hàng năm, vì đây là thời gian nhàn rỗi. Ngày thụ lễ được lựa chọn rất kĩ, người
Dao Đỏ, Dao Tiền thường làm lễ cấp sắc từ độ tuổi 12-30, có khi đến già, trong khi
đó ở người Dao Áo Dài là 11-19 tuổi. Người Dao Đỏ có thể tổ chức Cấp sắc cho
một đợt tối đa 13 người (nếu ít hơn phải theo số lẻ) và ở nhà trưởng họ; người Dao
Áo Dài mỗi lần chỉ cấp sắc cho một người và tại nhà người đó. Gần đến ngày lễ,
gia đình phải cử người mang lễ vật đi mời thầy cúng, người được thụ lễ phải kiêng
hò hát, cãi nhau, ngủ chung... Để phục vụ lễ nghi và khoản đãi dân làng đến chứng
kiến, các gia đình có người thụ lễ phải chuẩn bị các vật thiết yếu như lợn, thóc gạo,
rượu, y phục thầy cúng... Mỗi nhóm Dao có một cấp bậc cấp sắc: người Dao Đỏ và
Dao Áo Dài cấp 7 đèn, Dao Tiền cấp 3 đèn. Mỗi lễ cấp sắc phải có 6 thầy cúng
đảm nhiệm các nhiệm vụ và các nghi lễ lớn nhỏ khác nhau. Các thầy cúng trước

khi hành lễ đều phải cúng ma ở bàn thờ tổ tiên nhà mình để xin được phù hộ và đi


theo giúp đỡ. Tại nơi hành lễ, họ treo tranh Ngọc Hoàng và các vị thần thánh của
người Dao, lập bàn thờ tổ tiên người thụ lễ và bàn thờ các thần thánh. Khi hành lễ,
các thầy cúng phải thực hiện rất nhiều bài cúng, múa, điệu bộ phép thuật theo sách
cấp sắc; người thụ lễ, có khi cả vợ anh ta cũng phải thực hiện nhiều động tác nghi
lễ theo sự chỉ dẫn của các thầy. Khác với nhóm Dao Đỏ và Dao Tiền, người Dao
Áo Dài có một nghi thức gọi là hóa kiếp khá đặc biệt. Theo đó, người thụ lễ phải
ngồi xổm, bất động, các ngón tay bắt vào ngón chân khoảng một giờ đồng hồ, rồi
mới được thầy đẩy nhẹ cho rơi xuống một cái võng có 3-4 người đỡ. Làm xong lễ
hóa kiếp là lễ giáo huấn, lễ thề và lễ đặt tên cấp sắc. Ở tất cả các nhóm Dao, sau
khi thực hiện đầy đủ các nghi thức phức tạp và đã cấp sắc cho người thụ lễ xong,
các thầy cúng đều phải cúng tạ ơn tổ tiên, thần thánh đã đến dự thì nghi lễ mới kết
thúc.
Lễ Cấp sắc của người Dao nói riêng và bản sắc văn hóa của các dân tộc
thiểu số nói chung là cái hồn riêng của mỗi dân tộc, cần phải được gìn giữ và phát
huy. Đây được xem là nhiệm vụ chiến lược để đảm bảo cho một nền văn hóa phát
triển lâu dài và bền vững không chỉ ở vùng dân tộc miền núi Hà Giang mà của cả
dân tộc Việt Nam nói chung.
Câu 6
Hát Then là loại hình nghệ thuật tổng hợp của đồng bào các dân tộc Tày,
Nùng, Thái. Hát then là loại hình văn hoá phi vật thể vừa mang tính động, hàm
chứa tính nhân văn cao, mang âm hưởng của loại hình văn hoá dân gian và gắn liền
với từng bản sắc dân tộc. Trải qua thời gian, những sản phẩm văn hóa này đã trở
thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng báo các dân tộc. Hát Then luôn
có sức sống mãnh liệt trong đời sống nhân dân. Là niềm tự hào đối với người dân
tộc Tày, Nùng, Thái.



Hòa trong vẻ đẹp hùng vĩ của rừng núi điệp trùng là hình ảnh các chàng trai,
cô gái Tày trong trang phục dân tộc áo chàm váy tơ, tay cầm đàn tính, nô nức say
mê xướng lên những câu hát then trong trẻo, vi vút cùng mây gió. Với người Tày,
then không chỉ là khúc hát đầu xuân cầu an lành, may mắn mà còn gắn liền với
sinh hoạt tín ngưỡng trong năm. Then có nghĩa là “thiên”, người Tày quan niệm
khúc hát then là khúc hát thần tiên, là cầu nối tâm linh chở theo lời thỉnh cầu, mong
ước của con người thấu tới tai thần thánh. Vì thế, mỗi dịp người Tày cúng cầu an,
giải hạn, cúng tổ tiên, hay mừng nhà mới, mừng thọ ông bà, cha mẹ… đều không
thể vắng bóng những giai điệu then mượt mà.
Đàn Tính, là nhạc cụ của các dân tộc Tày, Nùng, Thái cư trú tại các tỉnh
vùng núi phía Bắc Việt Nam. Người Tày, Nùng gọi là Tính Then, người Thái gọi là
Tính Tẩu (Tính là đàn, Tẩu gọi là quả bầu). Đàn Tính được dùng đệm hát trong các
nghi lễ Then của người Thái, Tày, Nùng. Các ông bà Then vừa hát vừa tự đệm cho
mình. Riêng Tính Tẩu còn được dùng đánh đệm cho hát giao duyên và cho múa
xòe
Đặc điểm về loại hình nghệ thuật dân gian then như sau:
Về mặt nghi lễ, với tư cách là một hình thái sinh hoạt tín ngưỡng dân gian,
Then chứa đựng trong mình những tín ngưỡng, tôn giáo nguyên thủy. Thông qua
các nghi thức thực hiện Then văn, Then tướng (then võ, then vũ) và nhiều hình
thức khác, ông Dàng, bà Bụt sẽ là chiếc cầu nối giữa thế hệ thần tiên và nhân gian,
nhằm bày tỏ lòng thành kính, biết ơn tới các vị thần đã phù hộ, che chở cho mình
và gia đình, cộng đồng tránh khỏi những thiên tai, dịch bệnh, đem lại một cuộc
sống no đủ hạnh phúc.
Về mặt nghệ thuật dân gian, Then được thể hiện sinh động bằng lời ca, tiếng
nhạc, điệu múa dân gian hết sức phong phú và hấp dẫn. Trong một cuộc hát then,


âm nhạc là yếu tố quan trọng và xuyên suốt khi trình diễn. Hát then có nhiều bài
bản, làn điệu khác nhau nhưng đều tuân theo một bài bản và kết thúc có kết quả
giống nhau. Người trình diễn hát then theo hình thức diễn xướng tổng hợp vừa hát,

đệm đàn và múa để thể hiện nội dung câu hát, đôi khi còn biểu diễn cả những trò
nhai chén, dựng trứng, dựng gươm…
Từ bao đời nay, cây đàn tính đã được người dân tộc Tày gìn giữ cẩn thận, trở
thành vật linh thiêng của các nghệ nhân. Còn đối với những người bình thường,
cây đàn tính trở thành người bạn tri ân thân thiết để bộc bạch nỗi lòng hay những
lúc vui buồn.
Câu 7
Chợ tình Khâu Vai còn gọi là “Chợ phong lưu” có từ năm 1919, chợ họp trên
một quả đồi tại thôn Khâu Vai, xã Khâu Vai huyện Mèo Vạc tỉnh Hà Giang. Chợ
tình Khâu Vai mỗi năm họp một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch.
Người đến chợ tình Khâu Vai chủ yếu là các cặp tình nhân các dân tộc Tày,
Nùng, Giấy từ các xã Nậm Ban, Niêm Sơn, Tát Ngà, Lũng Pù, Sơn Vĩ, Thượng
Phùng, từ các xã của huyện Bảo Lạc tỉnh Cao Bằng sang.
Truyền thuyết về chợ tình Khâu Vai
Câu 8
Các dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo, Bố y, Giáy có các món ăn truyền thống
như: Thắng cố, Mèn mén, thịt bò khô, bánh tam giác mạch, rượu ngô, thịt trâu gác
bếp; bánh trưng đen, lạp sườn, mật ong bạc hà…
Các dân tộc Tày, Nùng, Phù Lá có các món ăn truyền thống như: Cơm lam,
Xôi ngũ sắc, rêu nướng, cá chép nướng, xôi trám, thắng dền, bánh dầy ngũ sắc…


Các dân tộc La Chí, Phù Lá có các món ăn truyền thống như: Da trâu nướng,
thịt chuột, rượu hoãng…
Nêu một món ăn truyền thống mà em ấn tượng:
Câu 9
Trò chơi ném còn (tung còn), trò chơi đánh đu (chơi đu), trò chơi bắn nỏ, trò
chơi đánh quay (đánh sảng, đánh cù), trò chơi Cà kheo, đẩy gậy, kéo co…



Kể về một trò chơi dân gian truyền thống. Ném còn (tung còn)
Ném Còn (tung Còn) là trò chơi điển hình trong mùa Xuân của nam, nữ
thanh niên nhiều dân tộc ở vùng cao (đăc biệt là dân tộc Tày, Nùng, Thái).
Quả Còn được khâu bằng vải nhiều màu, thành từng múi hình vuông như
bánh chưng. Bên trong đựng thóc, gạo, ngô, đậu; nặng 0,2 đến 0,3 kg. Nối vào rốn
quả còn là 1 sợi dây vải dài 0,4 đến 0,5m, có tua vải, màu sắc sặc sỡ. Người chơi
cầm đuôi sợi dây còn đánh cho quả còn xoay tít trên tay rồi thả quả còn theo quán
tính cho bay vào trúng đích, là một vòng tròn được buộc trên cột cao.
Cũng như nhiều vùng khác, mỗi khi Tết đến Xuân về là đồng bào dân tộc Tày
ở Bắc Kạn lại nô nức tổ chức lễ hội và các trò chơi dân gian. Vào khoảng thời gian
này bà con dân tộc Tày thường tổ chức các trò chơi như: tung còn, chơi đu, đánh
quay vào tháng Giêng; đánh yến, đi cà kheo vào lúc nhàn rỗi. Trong các trò chơi ấy
thì tung còn là trò chơi được bà con dân tộc Tày ưa chuộng hơn cả.
Quả còn gồm có 4 bộ phận ghép vào nhau. Bầu còn gồm 4 mảnh vải màu hình
tam giác, khâu các cạnh liền kề nhau. Phần trong bầu còn thường nhét mùn cưa
hoặc cát. Dây còn dùng vải sợi xe lại có độ dài chừng 70-90 cm. Bốn góc của bầu
và dây còn được đính các tua làm bằng những dải vải màu. Đối với phong tục của


người Tày ở Bắc Kạn thì nam giới tích cực tham gia chơi còn nhưng không bao giờ
làm và mang theo còn. Việc làm còn và mang theo còn là của nữ giới.
Vào những ngày đầu xuân khi ông mặt trời vừa nhô lên thì cũng là lúc ở ngoài
đồng tiếng trống được vang lên rộn rã khắp núi rừng giữa tiết trời xuân se lạnh tiếng trống báo hiệu hội xuân đã được bắt đầu, thế là người già, người trẻ, trai, gái
trong bản lại nô nức kéo nhau đi hội và để chơi những trò chơi dân gian của quê
mình.
Trong ngày hội, giữa bãi rộng người ta chôn một cái cây, thường là cây mai.
Phần ngọn dùng một thanh tre vót nhỏ uốn thành một vòng tròn rồi dùng giấy đỏ
dán kín, ở giữa khoét một lỗ tròn nhỏ. Buộc vòng tròn vào phần ngọn của cây mai.
Toàn bộ cây mai và vòng tròn này được gọi là “phỏng còn”.
Chơi còn thường được tổ chức theo hai cách: cách đơn giản là đứng thành hai

phía, bên nam - bên nữ, cũng có khi một bên có cả nam và nữ sau đó tung còn
được tiến hành từng đôi một. Cách thứ 2 mang tính thi tài, ai tung quả còn qua
được vòng tròn sẽ là người chiến thắng và được mọi người khen ngợi.
Trò chơi này thường được người Tày tổ chức vào những ngày đầu năm mới,
đây là dịp để tổ chức vui chơi cho bà con dân bản, giúp bà con vui tươi phấn khởi
tiếp tục thi đua lao động sản xuất hướng tới năm mới đạt thành quả cao hơn. Trò
chơi tung còn mang đậm nét văn hoá của đồng bào dân tộc vùng cao

Câu 10


Hà Giang là một tỉnh vùng cao biên giới, có trên 700 nghìn người, trong đó
có trên 95% là người dân tộc thiểu số. Những phong tục tập quán riêng biệt của các
dân tộc đã tạo nên bức tranh phong phú về văn hoá như: các làn điệu dân ca phong
phú, ngọt ngào như: Hát then, hát cọi; các Lễ hội truyền thống như Lễ hội nhảy
lửa, lễ hội Lồng tồng, hội Thanh minh; Lễ cấp sắc, phong tục của một số dân tộc
thiểu số Dao, Mông, Lô Lô... Hà Giang còn là vùng đất có nguồn văn hóa vật thể
và phi vật thể rất đa dạng và phong phú, nhiều di tích lịch sử văn hóa và danh lam
thắng cảnh, toàn tỉnh hiện có 75 di sản văn hóa, trong đó có 55 di tích đã được xếp
hạng ( gồm: 26 di tích quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh, 17 di sản văn hóa phi vật thể,
03 bảo vật quốc gia). Đây là nguồn lực quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hiện nay cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay, có rất nhiều luồng
văn hóa mới du nhập vào các vùng dân tộc thiểu số nói riêng và của đất nước nói
chung, tỉnh Hà Giang nói riêng, có nguy cơ làm phai nhạt bản sắc văn hóa truyền
thống, một số phong tục văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số có nguy cơ
bị mai một. Bên cạnh đó, những người am hiểu về văn hóa các dân tộc ở các địa
phương đang ngày càng mai một - dân tộc Dao, Dân tộc Mông, dân tộc Tày, Nùng
và một số dân tộc ít người ở Hà Giang cũng nằm trong tình trạng đó.
Bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của mỗi dân tộc, ở từng địa

phương là những bước đi cần thiết và quan trọng để kế thừa, phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc Việt Nam. Xác định công tác bảo tồn
một số phong tục văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số là việc làm vô
cùng quan trọng vì vậy học sinh và thanh thiếu niên trên địa bàn tỉnh Hà Giang cần
thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
Một là, Tích cực học tập thật giỏi, phấn đấu trở thành con ngoan trò giỏi,
công dân có ích cho đất nước.


Hai là, Thường xuyên đọc, tìm hiểu các tài liệu sách báo về văn hóa các dân
tộc, các phong tục văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam nhất là các dân
tộc thiểu số rất ít người trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
Ba là, Tìm hiểu phong tục văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số qua các
buổi học ngoại khóa, tích cực giao lưu với các bạn dân tộc thiểu số cùng trường
cũng như tổ dân phố để tìm hiểu thêm về phong tục tập quán cũng như văn hóa
truyền thống của dân tộc bạn.
Bốn là, Luôn học hỏi các ông, bà, cô, chú, anh, chị và các thế hệ đi trước về
phong tục tập quán của từng dân tộc thiểu số. Lắng nghe các thế hệ đi trước kể
truyện về các phong tục tập quán các dân tộc thiểu số.
Năm là, Khi nắm bắt được, hiểu được văn hóa truyền thống và phong tục tập
quán của các dân tộc thiểu số thì phải thường xuyên truyền đạt, kể và dạy lại cho
thế hệ đàn em biết để từ đó các giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số
mãi mãi được giữ gìn và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Trường trung học cơ sở Yên Bình huyện Quang Bình, mái trường nơi em
đang học tập cũng như các ngôi trường khác, hiện đang triển khai chương trình đưa
văn hóa truyền thống vào giảng dạy tại các giờ học ngoại khóa. Tại các giờ học
ngoại khóa được chia thành các lớp theo dân tộc. Dân tộc Tày học hát then, đàn
tình. Dân tộc Mông học múa Sinh tiền và hát tiếng Mông. Dân tộc Dao học hát báo
dung, múa chuông…Đồng thời tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian như
kéo co, đẩy gậy, tung còn…

Qua các buổi học và các giờ trao đổi về truyền thống các học sinh trong nhà
trường đều biết, hiểu hơn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, tích cực tham
gia trò chơi dân gian, các môn thể thao dân tộc. Trường còn Xây dựng góc “Văn
hóa truyền thống” dành cho học sinh tại các lớp học; thành lập các câu lạc bộ âm
nhạc dân gian; lồng ghép, kết hợp các trò chơi dân gian trong các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại các buổi hoạt động ngoại khóa, thể dục, âm


nhạc; tổ chức những cuộc thi dân ca, dân vũ, vẽ tranh về văn hóa truyền thống.
Việc đưa văn hóa truyền thống vào trường học đã và đang giúp các em học sinh
hiểu sâu hơn về nét đẹp văn của dân tộc, thêm yêu quê hương, đất nước và thấy
được ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
truyền thống.



×