Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Quy trình tác nghiệp và xây dựng kế hoạch phát triển du lịch việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (40.7 KB, 4 trang )

1. Quy trình tác nghiệp lựa chọn: Xây dựng kế hoạch phát triển Du lịch Việt
Nam hàng năm của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (cơ quản quản lý nhà nước về
du lịch).
2. Mô tả quy trình xây dựng kế hoạch phát triển Du lịch Việt Nam hàng năm
đang được thực hiện:
2.1. Kế hoạch phát triển Du lịch Việt Nam hàng năm bao gồm:
- Hệ thống các chỉ tiêu phát triển ngành du lịch:
+ Số lương khách du lịch quốc tế, khách du lịch nội địa (năm)
+ Thời gian lưu trú của khách du lịch quốc tế, nội địa; mức chi tiêu khách du lịch
+ Doanh thu từ hoạt động du lịch; doanh thu xã hội từ du lịch
+ Công suất sử dụng buồng phòng khách sạn
+ Lực lượng lao động trong ngành du lịch
- Kế hoạch triển khai thực hiện nhằm đảm bảo thực hiện các chỉ tiêu trên: Dự
báo lượng khách du lịch quốc tế, nội địa, xác định thị trường khách du lịch, dự kiến
thời gian lưu trú, tính toán doanh thu du lịch, công suất sử dụng buồng phòng, từ đó
có các chương trình, kế hoạch quảng bá xúc tiến du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch,
phát triển nguồn nhân lực, đầu tư phát triển du lịch và đi kèm các chương trình hoạt
động là kinh phí (ngân sách nhà nước) để hỗ trợ thực hiện các chỉ tiêu trên.
2.2. Quy trình xây dựng kế hoạch:
- Đánh giá tình hình thực hiện phát triển du lịch của năm trước năm kế hoạch
(đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu phát triển du lịch, các kết quả đạt được, những
tồn tại trong quá trình thực hiện kế hoạch năm trước)
- Tổng hợp đánh giá tình hình thực trạng phát triển du lịch và kế hoạch phát
triển du lịch của các địa phương (64 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).
- Căn cứ tình hình thực hiện phát triển du lịch năm trước, đề xuất kế hoạch
phát triển du lịch của các địa phương; căn cứ chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn (5 năm) phát triển du lịch Việt Nam và bối cảnh tình hình kinh tế thế giới và
trong nước, cũng như xu hướng phát triển du lịch thế giới, đặc biệt thị trường khách
du lịch quốc tế ảnh hưởng lớn du lịch Việt nam để dự báo các chỉ tiêu du lịch (lượng
khách du lịch quốc tế, nội địa, xác định thị trường khách du lịch, dự kiến thời gian
lưu trú, tính toán doanh thu du lịch, công suất sử dụng buồng phòng


- Lựa chọn phương án phát triển du lịch phù hợp nhất (xác định chỉ tiêu kế
hoạch du lịch) để xây dựng kế hoạch phát triển du lịch bao gồm:


+ Các chương trình xúc tiến quảng bá du lịch
+ Xây dựng các sản phẩm du lịch; các tour du lịch mới
+ Chương trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch
+ Đầu tư phát triển hạ tầng du lịch nhằm thu hút đầu tư của các nhà đầu tư
trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực du lịch (khách sạn, khu du lịch, khu vui
chơi giải trí…)
+ Dự kiến kinh phí thực hiện các chương trình, hoạt động trên
- Kế hoạch phát triển du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem
xét quyết định.
- Tuy nhiên, hàng năm ngân sách nhà nước cấp thường thấp hơn nhu cầu kinh
phí để thực hiện của kế hoạch phát triển du lịch. Do đó, trên cơ sở kinh phí được cấp,
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ phân bổ lại kinh phí cho việc thực hiện kế hoạch
phát triển du lịch cho các chương trình, hoạt động trên cơ sở giảm kinh phí thực hiện.
- Thời gian từ khâu lập kế hoạch phát triển du lịch, ngân sách đến lúc cấp ngân
sách thực hiện thường kéo dài trong 5-6 tháng (từ tháng 6 đến 12 hàng năm).
3. Quy trình này có những bất cập hay nhược điểm gì cho công tác quản lý:
3.1. Quy trình xây dựng kế hoạch phát triển du lịch qua nhiều khâu cấp thẩm
định, tương đối phức tạp, mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả không cao:
- Quy trình thẩm định phức tạp, qua nhiều cấp và gây lãng phí thời gian:
+ Để xây dựng kế hoạch phát triển du lịch hàng năm, các Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch tiến hành đánh giá tình hình thực hiện và kế hoạch phát triển du lịch
của tỉnh/thành năm kế hoạch trình UBND các tỉnh/thành xem xét, quyết định trước
khi gửi Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch căn cứ các báo cáo của Sở Văn hóa, Thể
thao và Du lịch (đã được UBND tỉnh/thành phố chấp thuận) để tổng hợp để xây

dựng kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam năm kế hoạch gửi Bộ Kế hoạch, Tài chính
và Bộ Tài chính.
+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp kế hoạch phát triển du lịch
Việt Nam vào kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của cả nước năm kế hoạch để trình
Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Sau khi thông qua Quốc hội về kế hoạch
ngân sách năm kế hoạch, từ đó xác định nguồn ngân sách cho thực hiện kế hoạch
phát triển du lịch năm kế hoạch.
+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ bố trí ngân sách thực hiện kế hoạch phát
triển du lịch trên cơ sở thông báo ngân sách của Thủ tướng Chínhh phủ và điều chỉnh
kế hoạch cho phù hợp với ngân sách được cấp.
2


- Thường thời gian qua các khâu, các cấp mất nhiều thời gian
- Các hoạt động, chương trình trong kế hoạch phát triển du lịch đều phụ thuộc
vào ngân sách cho từng hoạt động đó. Tuy nhiên, ngân sách cấp thường thấp hơn nhu
cầu nên dẫn đến từ kế hoạch ban đầu đến kế hoạch cuối cùng thường bị điều chỉnh
dẫn đến lãng phí thời gian, công sức trong công tác lập kế hoạch.
3.2 Du lịch là ngành kinh tế nhạy cảm, dễ bị tác động bởi yếu tố bên ngoài
(kinh tế, dịch bệnh, thiên tai,…) nên công tác dự báo khó khăn nên hệ thống chỉ tiêu
phát triển du lịch theo kế hoạch năm thường mang định tính, nhiều lúc còn mang yếu
tố ý chí của các cấp lãnh đạo. Đồng thời, ngân sách phân bổ cho các hoạt động
chương trình, hoạt động chưa có căn cứ, tiêu thức cụ thể, rõ ràng nên phân bổ nguồn
lực đôi lúc chưa thực sự phợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch đặt ra.
4. Với quy trình này cần cải thiện như thế nào để việc thực hiện trở nên tốt
hơn?
Với phân tích nêu trên, để thực hiện tốt trong khâu lập Kế hoạch phát triển du
lịch cần cải thiện các bước sau:
- Cải thiện khâu thủ tục, hành chính, giảm thời gian trong khâu lập kế hoạch
thông qua công nghệ hiện thông tin: Sử dụng hệ thống mạng nội bộ giữa Bộ Văn

hóa, Thể thao và Du lịch với các Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch; giữa các Bộ và
Thủ tướng Chính phủ (thông qua dự án Chính phủ điện tử) để báo cáo đánh giá tình
hình và xây dựng kế hoạch phát triển du lịch hàng năm. Việc thực hiện báo cáo qua
mạng sẽ giảm công sức và thời gian lấp kế hoạch.
- Cần xây dựng các căn cứ, tiêu thức cụ thể, rõ ràng phân bổ kinh phí cho các
hoạt động, chương trình trong kế hoạch phát triển du lịch để làm cơ sở phân bổ kinh
phí (nguồn lực) nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch. Ví dụ: Ngành du lịch Thái Lan:
ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Lan được tính theo %
lượng khách du lịch quốc tế, nội địa…
5. Theo anh/chị những nội dung nào trong môn học quản trị tác nghiệp có
thể áp dụng vào công việc của anh/chị? Anh/chị dự định áp dụng những kiến thức
đó vào những hoạt động gì và sẽ áp dụng như thế nào?
Tôi hiện đang công tác tại Cơ quan quản lý nhà nước. Môn học quản trị tác
nghiệp chưa có thể áp dụng nhiều trong công tác quản lý nhà nước của tôi, song với
kiến thức được học tôi thấy rằng thông qua nội dung Hoạch định tổng hợp có thể áp
dụng công việc tôi hiện nay. Tuy việc áp dụng này không thể áp dụng trực tiếp như
đối với một doanh nghiệp song có thể vận dụng để triển khai áp dụng như sau:
Xây dựng Kế hoạch phát triển du lịch Việt Nam hàng năm cách hiện thực và
tối ưu. Tính hiện thực thể hiện kế hoạch phát triển du lịch phải đảm bảo lượng
khách du lịch, doanh thu, lợi nhuận phải phát triển bền vững; đáp ứng tốt nhất nhu
3


cầu của khách du lịch, mở rộng thị trường khách du lịch. Tính tối ưu thể hiện sử
dụng các nguồn lực hiện có của Việt nam (nguồn nhân lực, tài nguyên du lịch…)

4




×