Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

sản phẩm đồ gỗ nội thất của công ty cổ phần xây dựng số 5 vinaconex5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.32 KB, 9 trang )

Phần trình bày:
1.Đặt vấn đề:
Từ sau khi nền kinh tế Việt Nam bước sang một giai đoạn mới, chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần,
vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước. Sản xuất kinh
doanh đã thực sự trở thành "trận chiến nóng bỏng" với sự cạnh tranh gay gắt giữa
các doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp luôn luôn phải đổi mới trong
cách quản lý mọi hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp mình. Mỗi một doanh
nghiệp đều xây dựng cho mình một quy trình quản lý riêng nhằm tìm những giải
pháp tối ưu để có được sản phẩm có chất lượng cao, thoả mãn một cách tốt nhất
nhu cầu của người tiêu dùng - đó chính là con đường duy nhất để doanh nghiệp
tồn tại và phát triển lâu dài.
Công ty Cổ phần xây dựng số5-Vinaconex5.Là một công ty hoạt động
trong lĩnh vực xây dựng.Tuy nhiên những sản phẩm phục vụ cho công tác xây
dựng cũng bao hàm đầy đủ các yếu tố liên quan tới thương mại và sản xuất.Với
40 năm hình thành và phát triển, hiện doanh nghiệp đã trở thành một trong những
doanh nghiệp có uy tín và thưong hiệu hàng đầu trên thị trường xây dựng. Công
ty luôn luôn đặt mục tiêu chất lượng sản phẩm lên hàng đầu. Vì hơn bao giờ hết
Công ty biết rằng yếu tố chất lựợng và dịch vụ sẽ là yếu tố quyết định sự tồn tại
và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà trong những năm gần
đây Công ty luôn đầu tư vào việc cải tiến đổi mới công nghệ, trang thiết bị, đào
tạo nhân tố con người ... nhằm nâng cao chất lượng của mình. Trong quá trình tìm
hiểu thông tin nhằm phục vụ hoạt động đầu tư tài chính của mình tôi đã biết được
những thông tin bổ ích về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong
đó có hoạt động quản trị sản xuất tác nghiệp.
Với nội dung yêu cầu phân tích,Tôi chọn sản phẩm đồ gỗ nội thất của
Công ty cổ phần xây dựng số 5-Vinaconex5 để nghiên cứu theo yêu cầu của chủ
đề bài báo.
2. Lựa chọn hoạt động để phân tích.
2.1 Mô hình hoạt động quản trị tại doanh nghiệp:



2.2 Quy trình hoạt động quản trị chất lượng tại doanh nghiệp:
Chất lượng sản phẩm được quyết định bởi nhiều yếu tố như: nguyên vật
liệu, trình độ thiết bị công nghệ, trình độ tay nghề công nhân...Muốn có sản
phẩm tốt có đủ khả năng bảo đảm chất lượng, thoả mãn nhu cầu của người
tiêu dùng thì công việc quản lý chất lượng cần phải được đặt ra. Công tác
quản lý chất lượng chính là quản lý những yếu tố có thể ảnh hưởng chất
lượng sản phẩm. Nắm bắt được quan điểm này Công ty đã có những thay
đổi lớn trong việc quản lý chất lượng sản phẩm.
Quy trình của Quản lý chất lượng sản phẩm tại công ty như sau:
 Bắt đầu từ việc thay đổi tư tưởng chất lượng và quản lý chất lượng cho
đội ngũ cán bộ quản lý. Tiếp theo đó là thực hiện quản lý chất lượng dựa
trên cơ sở quản lý các yếu tố khác.
 Về nguyên vật liệu.Hầu hết nguồn nguyên liệu Gỗ Lim,Trò chỉ,các loại
sơn gỗ…. đều được nhập từ nước ngoài.Các nguyên liệu còn lại là sử
dụng nguyên vật liệu trong nước. Nguyên vật liệu được kiểm tra chất
lượng một cách cẩn thận,có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm đủ tiêu


chuẩn đưa vào quá trình sản xuất. Các nguyên vật liệu trước khi đưa vào
quy trình sản xuất đều được chuẩn bị một cách kỹ lưỡng từ việc tẩm sấy
trước khi gia công.Về thiết bị công nghệ. Trước quy trình sản xuất, khâu
kiểm tra an toàn thiết bị được xem xét một cách cẩn thận tránh những rủi
ro có thể xảy ra khi thực hiện quy trình.
 Về con người: Con người được chuẩn bị một cách chu đáo bảo đảm
không xảy ra bất cứ một sai sót gì trong khi thực hiện công việc. Do quy
trình công nghệ là hiện đại, nên việc chuẩn bị nhân sự được chuẩn bị sao
cho phù hợp với năng lực vận hành và khả năng thao tác.
 Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm sau mỗi giai đoạn của quy trình được
thực hiện rất nghiêm túc. Phòng KCS có 4 người nhưng đều là những

chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến sản xuất đồ nội
thất từ gỗ.Sản phẩm được tổ chức kiểm tra một cách hợp lý kết hợp chặt
chẽ cho từng công đoạn cụ thể với các phòng ban khác bảo đảm quản lý
chất lượng sản phẩm một cách hiệu quả nhất.
Có thể đưa ra nhận xét chung về thực trạng quản lý chất lượng sản
phẩm đồ gỗ nội thất tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 như sau:
Về phương diện quản lý chất lượng từng khâu nói riêng đều đảm bảo tốt
cho quá trình hình thành chất lượng sản phẩm tốt. Nhưng ngược lại ta cũng
cần nhìn nhận một số điểm không tốt.
2.3 Một số điểm chưa tốt còn tồn tại trong quy trình hoạt động quản trị chất
lượng tại doanh nghiệp:
- Sự thiếu đồng bộ trong việc chuẩn bị các thiết bị máy móc,máy móc còn
lạc hậu, tay nghề của người công nhân trực tiếp với sản xuất không đồng
đều về kỹ năng và tay nghề. ...
- Vẫn còn có những biểu hiện cho sự lơi lỏng việc quản lý chất lượng. Sự
phối hợp thiếu đồng bộ giữa các khâu còn hạn chế, chưa chặt chẽ. Việc tổ
chức lao động vẫn chưa phát huy hết khả năng sáng tạo trong công việc của
mỗi cá nhân. khâu kiểm tra chất lượng nguyên vật liệu tuy đã có cố gắng,
song vẫn còn có những phế phẩm xuất hiện trong quy trình sản xuất. Điều
này, có ảnh hưởng tới công tác tiêu thụ, đặc biệt là xây dựng các chương


trình quảng cáo xúc tiến tiêu thụ khó khăn, bởi nhãn hiệu sản phẩm vẫn
chưa thực sự hấp dẫn sự chú ý của người tiêu dùng.
- Các công nhân còn chưa thực sự quan tâm nhiều đến chất lượng sản
phẩm, nhiều khi họ chỉ đảm bảo chạy đua với số lượng sản phẩm mà
không chú ý tới việc có thực hiện theo đúng quy trình hay không.
- Bên cạnh việc tăng cường đầu tư vào máy móc thiết bị, đội ngũ công nhân
tuy được đào tạo và được hướng dẫn sử dụng máy móc thiết bị hiện đại
song khả năng vận hành máy móc vẫn còn hạn chế, chỉ dừng lại ở việc

chấp hành quy trình và phương pháp công nghệ, mà vẫn chưa phát huy
được khả năng sáng tạo, cải tiến chúng cho phù hợp với điều kiện của công
ty. Đồng thời đội ngũ công nhân vẫn chưa chính thức rõ vai trò của họ
trong việc quản lý chất lượng sản phẩm. Vì vậy, họ coi việc này là của nhà
quản lý hay cán bộ phòng KCS. Điều đó, ảnh hưởng không những trong
từng bộ phận, mà còn ảnh hưởng tới sự phối hợp (nhóm chất lượng) của
từng công nhân, từng bộ phận trong toàn bộ quy trình sản xuất.
2.4 Giải pháp thực hiện để cải thiện các nhựơc điểm trên:
Để quản lý chất lượng tốt, thì ngay từ khâu đầu là nghiên cứu, thiết kế sản
phẩm cho đến khi bán được hàng cần phải thực hiện một cách đầy đủ và
chặt chẽ. Các biện pháp cụ thể có thể được thực hiện trong Công ty cổ
phần xây dưng số5:
- Thay đổi cách nhìn nhận của cán bộ, công nhân viên tron Công ty về chất
lượng và quản lý chất lượng sản phẩm. Điều này cho phép kiểm tra, đánh
giá chính xác về sản phẩm, mức độ cho phép và nguyên nhân dẫn đến sự
sai sót của sản phẩm.
- Thiết lập hệ thống các chỉ tiêu chất lượng cho từng khâu, từng bộ phận.
Đây là căn cứ để xác định sự phù hợp của sản phẩm theo thiết kế, công
thức sản xuất. Là cơ sở cho việc tăng cường kiểm tra, giám sát các bộ phận,
các khâu trong quy trình sản xuất.
- Tổ chức tốt công tác quản lý chất lượng thông qua việc thành lập các
nhóm chất lượng trong từng khâu, từng giai đoạn công việc. Nhóm chất
lượng là một nhóm người lao động cùng làm công việc giống nhau một


cách đều đặn và tự nguyện nhằm xác minh phân tích và giải quyết các vấn
đề liên quan đến chất lượng sản phẩm hay xử lý các vấn đề trục trặc ở các
công đoạn, quá trình chế tạo, chế biến sản phẩm. Mỗi nhóm được thành lập
từ 3 - 5 người tham gia một cách tự nguyện bao gồm: Các thành viên,
người lãnh đạo, người hỗ trợ hoặc điều phối và ban quản lý. Hoạt động của

nhóm chất lượng được thực hiện một cách đều đặn tập trung vào việc xác
minh phân tích, giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác và đề
xuất, kiến nghị những giải pháp cho ban quản lý, hoặc tự thực hiện các giải
pháp nếu điều kiện có thể. Điều này cho phép giảm tỷ lệ phế phẩm ở các
công đoạn sản xuất đồng thời thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, quy trình công
nghệ, nâng cao được chất lượng sản phẩm, trong khi chi phí bỏ ra để đào
tạo kiến thức cho nhóm chất lượng là không đáng kể, mà lại làm tăng
doanh thu cho Công ty từ việc nâng cao tỷ lệ chính phẩm.
3.Những nội dung của môn học có thể áp dụng vào công việc hoặc doanh
nghiệp.
Qua nghiên cứu và học tập môn Quản trị sản xuất và tác nghiệp tôi thấy
rằng có rất nhiều nội dung có thể áp dụng vào công việc và doanh nghiệp
như: Tổ chức và lập kế hoạch sản xuất; Thiết lập chiến lược sản xuất;
nghiên cứu và áp dụng hệ thống sản xuất LEAN; lập các chương trình quản
lý chất lượng; xác định nhu cầu dự trữ… tuy nhiên điều mà tôi tâm đắc
nhất là áp dụng một cách hữu ích hệ thống sản xuất lean trong các quy trình
tác nghiệp của doanh nghiệp.
Qua việc áp dụng quy trình sản xuất LEAN vào Công ty. Chúng tôi thấy
rằng Công ty hiện tại đang gặp 4 trong số 7 lãng phí được liệt kê theo mô
hình LEAN
 Lãng phí do sản xuất thừa (Over-production) – do sự thiếu đồng nhất
giữa bộ phận quản lý và bộ phận sản xuất gây ra việc sản xuất các sản
phẩm thừa so với nhu cầu của khách hàng.
 Lãng phí do Tồn kho (Inventory): Do chưa quan tâm đúng mức tới công
tác dự báo vào quản lý hàng tồn kho nên dự trữ quá mức cần thiết về
nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho phụ trội


dẫn đến chi phí tài chính cao hơn về tồn kho, chi phí bảo quản cao hơn và
tỷ lệ khuyết tật cao hơn.

 Lãng phí do Chờ đợi (Waiting) – Chờ đợi là thời gian công nhân hay
máy móc nhàn rỗi bởi sự tắc nghẽn hay luồng sản xuất trong xưởng thiếu
hiệu quả. Thời gian trì hoãn giữa mỗi đợt chế biến sản phẩm cũng được
tính đến. Việc chờ đợi làm tăng thêm chi phí đáng kể do chi phí nhân công
và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị tăng lên.
 Thao tác (Motion) – Bất kỳ các chuyển động tay chân hay việc đi lại
không cần thiết của các công nhân không gắn liền với việc sản xuất sản
phẩm. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ làm việc hay
thậm chí các chuyển động cơ thể không cần thiết hay bất tiện do quy trình
thao tác được thiết kế kém làm chậm tốc độ làm việc của công nhân.
Từ phân tích các lãng phí chúng tôi tìm cách loại bỏ những lãng phí
không cần thiết.
 Áp dụng Phương pháp 5S: Bao gồm một số các hướng dẫn về tổ chức nơi
làm việc nhằm sắp xếp khu vực làm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công
việc.
 Sàng lọc (Sort) – Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần thiết
để những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy.
Những món ít khi hay không cần dùng đến nên được chuyển đến nơi khác
hay bỏ đi.


Sắp xếp (Straighten/Set in order) – Sắp xếp những thứ
cần thiết theo thứ tự để dễ lấy. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức
tối thiểu số thao tác mà công nhân thực hiện cho một công việc. Ví dụ, hộp
công cụ cho công nhân hay nhân viên bảo trì có nhu cầu cần sử dụng nhiều
công cụ khác nhau. Trong hộp công cụ, từng dụng cụ được xếp ở một nơi
cố định để người sử dụng có thể nhanh chóng lấy được công cụ mình cần
mà không mất thời gian tìm kiếm. Cách sắp xếp này cũng có thể giúp
người sử dụng ngay lập tức biết được dụng cụ nào đã bị thất lạc.



Sạch sẽ (Scrub/Shine) – Giữ các máy móc và khu vực



làm việc sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do vệ sinh kém.
Trong một số ngành, bụi bẩn là một trong những tác nhân chính gây lỗi cho
bề mặt hay nhiễm bẩn màu trên sản phẩm. Để tăng ý thức về mức độ bụi
bẩn, một số công ty cho sơn nơi làm việc và thiết bị với màu sáng đồng
thời tăng độ chiếu sáng nơi làm việc.
Sẵn sàng (Stabilize/Standardize) – Đưa 3 công việc



trên trở thành việc áp dụng thường xuyên bằng cách quy định rõ các thủ
tục thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch sẽ.
 Sâu sát (Sustain) – Khuyến khích, truyền đạt và huấn luyện về 5S để biến
việc áp dụng trở thành một phần văn hoá của công ty. Ngoài ra việc duy trì
cũng bao gồm phân công trách nhiệm cho một nhóm giám sát việc tuân thủ
các quy định về 5S.
 Nâng cao năng lực công tác dự báo hàng tồn kho để xác định mức hàng
tồn kho hợp lý:
Công ty cần phải áp dụng các phương pháp dự báo dựa trên số liệu hàng
tồn kho các năm trước nhằm dự báo lượng tồn kho hợp lý cho năm tiếp
theo. Do đặc thù sản xuất có tính mùa vụ nên công tác dự báo rất quan
trọng.
 Chuẩn Hoá Quy Trình:
Các quy trình và hướng dẫn sản xuất được qui định và truyền đạt rõ ràng
đến mức hết sức chi tiết nhằm tránh sự thiếu nhất quán và giả định sai về
cách thức thực hiện một công việc. Mục tiêu của việc chuẩn hoá là để các

hoạt động sản xuất luôn được thực hiện theo một cách thống nhất, ngoại
trừ trường hợp quy trình sản xuất được điều chỉnh một cách có chủ ý. Khi
các thủ tục quy trình không được chuẩn hoá ở mức độ cao, các công nhân
có thể có những ý nghĩ khác nhau về cách làm đúng cho một thủ tục quy
trình và dễ đưa đến các giả định sai. Mức độ chuẩn hoá cao về quy trình
cũng giúp các công ty mở rộng sản xuất dễ dàng hơn nhờ tránh được
những gián đoạn có thể gặp phải do thiếu các quy trình được chuẩn hoá.


 Truyền Đạt Quy Trình Chuẩn cho Nhân Viên:
Các hướng dẫn công việc chuẩn hiện nay mới chỉ ở dạng văn bản nên xem
xét đưa các hướng dẫn bao gồm cả hình ảnh, các bảng hiển thị trực quan
và thậm chí cả các ví dụ. Thường các nhân viên rất ít chịu đọc các tài liệu
hướng dẫn sản xuất bằng văn bản nhàm chán vì vậy các bảng hiển thị trực
quan và ví dụ thực tế có hình ảnh nên được sử dụng càng nhiều càng tốt.
Các hướng dẫn nên rõ ràng và chi tiết, nhưng đồng thời được trình bày
theo cách giúp nhân viên thật dễ hiểu và liên quan mật thiết đến đều họ cần
biết. Công nhân với mức học vấn thấp sẽ thấy các bảng hiển thị bằng hình
ảnh dễ hiểu hơn so với các tài liệu văn bản.
 Giám sát chặt chẽ khâu thiết kế sản phẩm:
Một trong những nguyên nhân chính gây ra lãng phí là do các sản phẩm
thừa, sản phẩm không đạt yêu cầu khách hàng. Nguyên nhân chủ yếu là bộ
phận thiết kế đôi khi chưa hiểu rõ nhu cầu khách hàng. Do vậy, công ty cần
giám sát chặt chẽ khâu thiết kế sản phẩm.
 Kiểm tra chất lượng hay làm đúng ngay từ đầu:
Chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất để khuyết tật không có
điều kiện phát sinh – hay một khi xuất hiện sẽ ngay lập tức bị phát hiện.
4. Kết luận
Chất lượng sản phẩm là một phạm trù kinh tế - kỹ thuật phức tạp
chịu ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khác nhau. Tuy nhiên, đây là yếu tố

quan trọng tác động không chỉ tới quá trình tiêu thụ sản phẩm, mà nó còn
có ý nghĩa quyết định tới sự tồn tại và phát triển của nhiều doanh nghiệp
trong cơ chế thị trường.
Vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, đặc biệt là
khi Việt Nam tham gia các khối kinh tế trong khu vực và trên thế giới đó là
đổi mới nhận thức về chất lượng sản phẩm và quá trình quản lý chất lượng
sản phẩm. Tuy nhiên, qúa trình thay đổi nhận thức về quản lý chất lượng
sản phẩm không phải dễ dàng giải quyết được. Nó đòi hỏi phải có sự đầu tư


thích đáng không chỉ trong việc cải tiến, mua sắm thiết bị máy móc mà còn
cả trong đầu tư, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và năng lực chuyên
môn của cán bộ, công nhân viên. Việc nâng cao chất lượng sản phẩm trong
một doanh nghiệp cần phải có sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng từ cấp lãnh
đạo, quản lý cho tới các công nhân viên của Công ty. Không chỉ dừng lại ở
phạm vu doanh nghiệp các cơ quan, các bộ ngành và các chính sách kinh tế
của Nhà nước cần phải phối hợp, hỗ trợ và động viên được các doanh
nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.
Với nội dung kiến thực mà bản thân em cập nhật được từ môn học
này,đã thực sự giúp cho em có được cách nhìn khá mới mẻ về quản lý sản
xuất và tác nghiệp.Đồng thời cũng đã ý thức sâu sắc và nghiêm túc về vai
trò của Quản trị sản xuất trong doanh nghiệp.
Căn cứ vào tình hình sản xuất thực tế tại doanh nghiệp.Với cách
nhìn nhận của mình dưới góc độ quản trị sản xuất và tác nghiệp em thấy
rằng trong thời gian tới em sẽ có rất nhiều việc phải làm.Đó chính là theo
đuổi và giải quyết tốt 7 lãng phí của LEAN và Quy tắc 5S.
Qua phần trình bày này, Tôi cũng xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành nhất tới các thầy, cô về nội dung kiến thức,các bài giảng trên lớp và
cán bạn cùng lớp đã giúp Tôi có cơ hội để có thêm kiến thức trong công tác
quản lý của mình tại doanh nghiệp.

Xin chân thành cám ơn.

Tài liệu tham khảo:
-

Tài liệu môn học “Quản trị Sản xuất và Tác nghiệp” trong chương trình
GaMBA của Đại học Griggs – Hoa Kỳ.

-

Cuốn “Tổ chức sản xuất và quản trị doanh nghiệp” của nhóm tác giả: Harold
T. Amrin, John A. Ritchey, Colin L. Moodie và Joseph F. Kmec – NXB Thống
Kê.

-

www.business.gov.vn

-

www.managementhelp.org/quality/tqm/tqm.htm



×