Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

NHẬP môn xã hội học xã hội học gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.88 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

----------

Tiểu luận môn:

NHẬP MÔN XÃ HỘI HỌC
ĐỀ TÀI:

XÃ HỘI HỌC GIA ĐÌNH
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Như Thúy
Mã lớp học phần: INSO321005_01
Lớp chiều thứ 6, tiết 7-8, phòng A109

TP. Hồ Chí Minh, Tháng 05 Năm 2016


NHÓM 11

ĐỀ TÀI SỐ 19

1.Châu Thị Mỹ Thuyền
14116157
2.Phạm Ngọc Huy
15116092

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………


……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………


……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
……………………………………………………………………
…………………………………………………………………....
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN THẢO LUẬN NHÓM
Hôm nay, ngày 1 tháng 5 năm 2016, nhóm chúng tôi gồm
STT
1
2

HỌ TÊN
Châu Thị Mỹ Thuyền
Phạm Ngọc Huy

MSSV
14116157
15116092


GHI CHÚ

sẽ thảo luận về đề tài: “Xã hội học gia đình.” Gồm các nội dung sau:
A. Tìm hiểu khái niệm xã hội học gia đình
Bạn Thuyền cho rằng nên tìm hiểu và trình bày về quan niệm của
những tư tưởng mà nhiều người quan niệm về gia đình và đến kết quả
mang tính lâu đời tổng quát như:
Ví dụ như :
- Gia đình thì phải gồm nhiều thế hệ chung sống với nhau như cách
mà ông bà ta đã nói, hay gọi theo cách là gia đình truyền thống
- Gia đình chỉ có một người thì có phải gọi là gia đình không ?
- Khi hai người đồng tình sống với nhau thì sao ?
- Giữa hộ gia đình và gia đình thì hai khái niệm này có tồn tại là một
không ?


Từ đó đưa ra ý kiến chung nhưng không kém phần tổng quát nhất.
Nhưng bạn Huy lại muốn dẫn chứng thêm về khái niệm rồi đưa ra
theo khái niệm mà mọi người công nhận trên sách báo. Để từ đó tổng quát
lên khái niệm về Xã hội học gia đình.
Như có thể tham khảo trang Wikeppidia, sách giáo trình môn Xã hội
học,…
Bạn Thuyền cho rằng điều này cũng không hẳn sai, nhưng cần chắc
lọc thật kỹ, vì gia đình hiện nay ngày càng phức tạp, với nhiều chuyển biến
mới trong xã hội, như vấn đề đồng tính, tự luyến,..dần được hình thành rõ
nét trong thời buổi hiện nay.
Vì nhóm chỉ có hai thành viên, nên việc tranh luận kết thúc khi mà
nghiên cứu ra rằng gia đình sẽ tồn tại theo các tiêu chí sau:
- Cùng chun sống với nhau trong một không gian sinh tồn

- Có quan hệ với nhau như về : tình cảm, tình dục, quan hệ huyết
thống
- Tất cả các điều trên được pháp luật thừa nhận.
B. Tìm hiểu kết cấu – Chức năng của gia đình
Ở phần tìm hiểu về kết cấu gia đình, thì hai thành viên trong nhóm
đã đưa ra những thảo luận để thống nhất, lấy các ví dụ minh họa cụ thể cho
từng ý kết cấu của gia đình như sau:
1. Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ
Bạn Thuyền cho rằng điều này mình có thể minh chứng từ lịch sử
hình thành loài người, và phát triển qua các giai đoạn, khi ấy mình cũng sẽ
thể hiện được xã hội nhỏ tồn tại trong một gia đình.
Bạn Huy thì nêu lên quan điểm là mình chỉ nói về vấn đề này hạn chế
lại, và sẽ đưa ra một ví dụ hay một cách lý giải nhỏ cho quá trình này thôi.


Bạn Thuyền suy nghĩ và cho rằng ý kiến này hợp lý nên có thể chốt
kết luận về phần này ở đây.
2. Phân tích xã hội thu nhỏ trong gia đình.
Bạn Thuyền cho rằng: Xã hội thì xẽ phải bao gồm các tác động và
mối quan hệ như : kinh tế, văn hóa giáo dục, chính trị, sản xuất,…Chính vì
vậy mà gia đình cũng tồn tại các yếu tố như trên.
Bạn Huy đồng ý với ý kiến trên, và tìm kiếm và đưa ra các ví dụ
chứng minh các mối quan hệ ấy.
Bạn Thuyền và Huy đã tổng hợp ý kiến và viết lại vào bài tiểu luận.
3. Tìm hiểu về các kiểu gia đình
Bạn Huy đưa ý kiến: tìm hiểu về kiểu gia đình kép, gia đình đơn, gia
đình mẫu hệ mới, gia đình thiếu.
Bạn Thuyền đưa ra ý kiến ngày sau đó: Vì thời buổi hiện nay đã
xuất hiện thêm giói thứ 3 hay còn gọi là đồng tính. Nhiều quốc gia đã
công nhận hôn nhân ở giới này, nên chúng ta không thể không xét đến gia

đình đồng giới. Và mặt khác cần tìm hiểu rõ chủ gia đình trong các kiểu
trên để phân tích tìm ra xu hướng hiện nay thì kiểu gia đình nào phổ biến
nhất.
Bạn Huy cũng cảm thấy ok và bảo chuẩn rồi. và chốt ở đây về vấn đề
này.
4. Chức năng của gia đình
Bạn Thuyền phát biểu ý kiến: Chúng ta có thể tham khảo quan điểm
của Engels về vấn đề này được không?
Engels viết: “Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch
sử quy cho đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp.
Nhưng bản thân sự sản xuất đó có hai loại: sản xuất ra tư liệu sản xuất râ


thức ăn, gạo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ
đó. Mặt khác là sự tự sản xuất ra chính bản thân con người, là sự truyền
nòi giống. Những thiết chế xã hội, trong đó con người của một thời đại
lịch sử nhất định và của một nước nhất định đang sống là do hai loại sản
xuất quyết định.”
Theo trên thì chúng ta cũng đi tìm hiểu và phân tích 2 vấn đề chính
của chức năng gia đình là:
- Chức năng cung cấp cho xã hội những công dân tốt
- Chức năng là đơn vị kinh tế tiêu dùng và văn hóa.
Bạn Huy cũng chấp nhận. hai thành viên trong nhóm chốt ý kiến về
phàn này tại đây.
C. Hôn nhân và ly hôn trong thời kỳ hiện đại
Bạn Thuyền đưa ra ý kiến về hướng đi như sau:
Chúng ta nên tìm hiểu về hôn nhân, sau đó đi đên tìm hiểu các điều để
tạo nên hôn nhân bền vững, và nguyên nhân ly hôn trong thời kỳ hiện nay
là gì,..để tìm ra cách khống chế, biện pháp làm giảm vấn đề ly hôn trong
thời kỳ hiện nay.

Bạn Huy cũng có ý kiến về vấn đề này là: Ngoài ra chúng ta cũng nên
đưa thêm các ví dụ cụ thể hơn, để dẫn dắt vấn đề tốt hơn.
Bạn Thuyền cũng đồng ý, nhưng cũng góp ý rằng: Đưa ví dụ vào thì
ok, Nhưng nên đi sâu vào phân tích hơn, để vữa dễ hiểu vừa thực tế và
ngắn gon.
Cả hai đều thấy các ý kiến này gọp lại thì ok hơn nên chấp nhận và
chắc lọc viết lại bài hoàn chỉnh hơn.
D. Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình


Bạn Huy cho ý kiến là: xét các mối quan hệ giữa vợ - chồng, cha mẹ
với con cái, và các mối quan hệ khác trong gia đình.
Bạn Thuyền đồng ý với vấn đề này và cho suy nghĩ là nên so sánh hai
vấn đề này gữi thời kỳ hội nhập hiện nay với thời kỳ trước để thấy rõ sự
thay đổi như thế nào.
Bạn Huy cũng cho là đúng, nhưng phản biện là nội dung cô cho giới
hạn trang nên chúng ta cần làm ngắn gọn và bao quát, chứ không thể quá
phân tích kỹ để đi đến nội dung dài quá quy định của cô được.
Bạn Thuyền suy nghĩ và thấy hợp lý nên chốt vấn đề phần này theo ý
của Huy.

 NHẬN XÉT
 Thuận lợi:
Với sự hỗ trợ tài liệu từ giảng viên về vấn đề Xã hội học gia đình,
và hướng dẫn cách tiếp cận xã hội học về cơ cấu xã hội và hệ thống xã hội,
đã giúp nhóm định hướng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài
“Xã hội học gia đình”. Bên cạnh đó, việc tham khảo nguồn tài liệu sẵn có
từ các các trang wep, bài báo, bài tiểu luận cùng đề tài của các tác giả trước
đó, tham khảo sách tâm lý của Nguyễn Thị Oanh về Gia đình Việt Nam
thời mở cửa, và sách giáo trình Xã hội học đại cương của Thạc sỹ Tạ

Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc tìm hiểu và thực hiện đề tài của
nhóm. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu đề tài đã có sự hợp tác trên
tinh thần và thái độ có trách nhiệm cao của từng thành viên trong nhóm, đã
góp phần không nhỏ trong việc hoàn thành tiểu luận này.

 Khó khăn:
Tuy đã có sự hướng dẫn từ giảng viên và nguồn tài liệu tham khảo
phong phú cùng với tinh thần làm việc có trách nhiệm cao của từng thành


viên, nhưng nhóm vẫn gặp nhiều khó khăn trong quá trình hoàn thành đề
tài tiểu luận này. Vì hai thành viên có giờ học khác nhau đặc biệt một bạn
khóa 14, một bạn khóa 15 nên việc hợp ý cũng khá là bất hòa, cần phải
nhường nhịn nhau. Bên cạnh đó, việc tìm tài liệu tham khảo thông qua các
bài tiểu luận trước đó, và chọn lọc kiến thức phù hợp với đề tài để tham
khảo, tiếp thu cũng không kém phần dễ dàng khi có quá nhiều tài liệu và
kiến thức mà nhóm còn phân vân chưa rõ.
 Không khí thảo luận:
Vì là nhóm có hai thành viên, nên đôi khi ý kiến trái chiều cũng khó
mà phân xét một cách rành rọt được. Nhiều khí không có sự nhất quán của
hai bên nên đâm ra tranh luận đến không còn đường lui bỡi một vấn đề
nhỏ. Không khí ban đầu khá căng thẳng vì hai bạn bất đồng quan điểm với
nhau. Tuy nhiên sau khi phân tích, thảo luận thì các bạn đều vui vẻ đồng ý
và thống nhất với nhau lựa chọn những ý kiến tốt nhất cho bài tiểu luận.
Cuộc thảo luận rất sôi nổi và thú vị, ai cũng rất nhiệt tình đưa ra ý kiến dù
đúng hay sai thì đều có mục đích là đóng góp cho nhóm. Sự nghiêm túc
khi làm việc nhóm của hai bạn rất được hoan nghênh và ghi nhận. Đôi lúc
nhóm cũng tạo ra những giây phút thư giãn một cách vui vẻ và thoải mái,
để xua đi cảm giác mệt mỏi và những cơn đau đầu, từ đó có thể hoàn thành
bài tiểu luận một cách nhanh chóng và tốt nhất có thể.



MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu...........................................................................2
3. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................2
4. Những nội dung chính.........................................................................2
I. KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH...................................3
1. Khái niệm gia đình..............................................................................3
2. Khái niệm xã hội học gia đình............................................................3
3. Kết cấu gia đình..................................................................................3
4. Các kiểu gia đình.................................................................................4
5. Chức năng gia đình.............................................................................6
6. Gia đình trong xã hội công nghiệp hóa – đô thị hóa...........................9
II. HÔN NHÂN – LY HÔN VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA GIA ĐÌNH....11
1. Hôn nhân và gia đình.........................................................................11
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền vững hạnh phúc của gia đình
….............................................................................................................12
3. Giữ vững hạnh phúc gia đình............................................................14
4. Các kiểu hôn nhân trong lịch sử........................................................15
5. Các kiểu hôn nhân đương đại............................................................17
6. Vấn đề ly hôn....................................................................................17
II.

QUAN HỆ GIỮ CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH............19

1. Quan hệ vợ chồng.............................................................................19
2. Quan hệ cha mẹ - con cái..................................................................20
3. Các mối quan hệ khác trong gia đình................................................20

PHẦN KẾT LUẬN.....................................................................................21



PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội học gia đình là một đề tài mang tính nổi cội, và có sức ảnh
hưởng lớn đến xã hội và các vấn đề này như xảy ra nhiều hiện tượng phản
ánh như: ly hôn, ly dị, người già neo đơn, trẻ em lang thang, phạm pháp,
thanh niên nổi loạn, phá thai ở tuổi nhỏ, mại dâm người lớn, trẻ em, ở cả
trai lần gái. Gia đình là nơi luôn tồn tại và là nơi để đáp ứng những nhu cầu
cơ bản cho các thành viên của mình. Vì vậy, gia đình luôn là đối tượng
nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, trong đó có xã hội học.
Nghiên cứu kết cấu gia đình, biến đổi của các chức năng của gia đình
để hiểu được những đặc trưng, đặc tính của gia đình hiện nay, để đánh giá
được tgia đình hiện nay có những bước chuyển như thế nào trong thời kỳ
Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa để chỉ ra được sự cân bằng hay những
nghiêng lệch trong gia đình hiện nay và quá khứ. Đó cũng là chìa khóa để
hiểu được biến đổi gia đình trong thời kỳ hội nhập, từ đó cho phép Đảng và
Nhà nước cũng như các tổ chức đoàn thể xã hội đưa ra được những dự báo
xã hội; trên cơ sở đó có những cơ sở khoa học cần thiết để đề ra các chính
sách, giải pháp nhằm thúc đẩy gia đình phát triển theo hướng năng động,
tích cực, tiến bộ, đồng thời hoá giải những xu hướng thoái bộ, bất ổn hoặc
nguy cơ đổ vỡ cuộc sống hôn nhân và gia đình.

1


Trong phạm vi bài tiểu luận, nhóm chúng tôi xin khái quát một số nội
dung cơ bản về kết cấu gia đình và chức năng của gia đình và các vấn đề

hôn nhân, ly hôn dựa trên cơ sở tìm hiểu tài liệu, phân tích lý luận và khái
quát hoá thực tiễn biến đổi cơ cấu xã hội trên khía cạnh tiếp cận của xã hội
học.
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu sự thoái hóa của các chức năng gia đình, và tìm hiểu cách
thức để có một gia đình hạnh phúc, dài lâu, và giảm tình trạng ly hôn.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận hoàn thành dựa trên việc sử dụng các tài liệu sẵn có trong
các giáo trình xã hội học, một số tài liệu từ các bài luận văn và bài báo có
chủ đề liên quan. Các tài liệu này được ghi chú rõ trong mục tài liệu tham
khảo. Bên cạnh đó, bài tiểu luận còn được thảo luận nhóm tập trung để
phân tích, đánh giá và thống nhất nội dung hoàn chỉnh và đầy đủ nhất.
Hoạt động thảo luận nhóm được ghi chép lại và có biên bản kèm theo trong
cuốn tiểu luận.
4. Những nội dung chính
- Kết cấu và chức năng của gia đình
- Hôn nhân, ly hôn và điều kiện sống của gia đình
2


- Quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

NỘI DUNG
I.

KẾT CẤU VÀ CHỨC NĂNG CỦA GIA ĐÌNH
1. Khái niệm gia đình

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi
các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ

nuôi dưỡng và hoặc quan hệ giáo dục1.
2. Khái niệm xã hội học gia đình
Xã hội học gia đình là một nhánh của xã hội học chuyên biệt; xã hội
học gia đình là bộ môn khoa học nghiên cứu sự sinh ra, phát triển và sự
hoạt động của gia đình như là một trong những hạt nhân đầu tiên của xã
hội trong các điều kiện văn hóa, kinh tế - xã hội cụ thể, cũng như nghiên
1

/>3


cứu về cơ cấu của chức năng gia đình trong xã hội; là một bộ môn xã hội
học nghiên cứu về gia đình với tư cách là một thiết chế xã hội và một
nhóm nhỏ2.
3. Kết cấu gia đình
Gia đình là một nhóm xã hội nhỏ có một tổ chức nhất định về mặt lịch
sử, đồng thời là một thiết chế xã hội đặc thù mà các thành viên của nó bị
ràng buộc bởi mối quan hệ hôn nhân hay ruột thịt.
Gia đình là một hệ thống quan hệ xã hội phức tạp hơn hôn nhân vì nó
không chỉ là sự kết hợp giữa một ngươi đàn ông và người đàn bà mà nó
còn có những đứa trẻ và người thân khác.
Gia đình là một xã hội thu nhỏ với tất cả mối quan hệ chằng chịt,
phức tạp. nó có các mối quan hệ hướng ngoại như:
Quan hệ kinh tế: gia đình là một đơn vị tế bào của xã hội, tạo ra của
cải vật chất cho gia đình và xã hội. Trong gia đình người lao động chính
thường là người chồng hoặc người vợ và con cái cũng đóng góp một phần
vào nền kinh tế của gia đình.
Ví dụ: Gia đình có thể kinh doanh sản xuất nhỏ, hộ gia đình, tạo ra
các sản phẩm lúa thóc,…để cung cấp cho xã hội, nó có thể xem như một
phần thành phần kinh tế.

Quan hệ chính trị: mỗi thành viên trong gia đình là một công nhân
của xã hội, là nền tảng cấu tạo nên một xã hội.
2 />
%C4%91%C3%ACnh
4


Quan hệ văn hóa, giáo dục: gia đình là một tổ chức giáo dục nhỏ của
xã hội, giáo dục nhân cách cho các thành viên trong gia đình. Là nơi tạo
nên những công dân tốt cho xã hội, hiện nay vai trò của gia đình trong việc
giáo dục nhân cách cho các thành viên là vô cùng to lớn.
Quan hệ sản xuất, xã hội: các thành viên ra sức lao động động tạo ra
các của cải, vật chất tinh thần cho xã hội. Gia đình chính là nền tảng của xã
hội.3
4. Các kiểu gia đình
Ta có thể chia gia đình thành các nhóm như sau:
Gia đình lớn (gia đình ba thế hệ hoặc gia đình mở rộng) thường được
coi là gia đình truyền thống và khá phổ biến của người dân Việt Nam. Đó
là một nhóm người ruột thịt của một vài thế hệ sống chung với nhau dưới
một mái nhà, thường từ ba thệ hệ trở lên, tất nhiên trong phạm vi của nó
còn có cả những người ruột thịt từ tuyến phụ. Dạng cổ điển của gia đình
lớn là gia đình trưởng lớn, có đặc tính tổ chức chặt chẽ. Nó liên kết ít nhất
là vài gia đình nhỏ và những người lẻ loi. Các thành viên trong gia đình
được xếp đặt trật tự theo ý muốn của người lãnh đạo gia đình mà thường là
người đàn ông cao tuổi nhất trong gia đình.
Ngày nay, gia đình lớn thường gồm cặp vợ chồng, con cái của họ và
bố mẹ của họ nữa. Trong gia đình này, quyền hành không ở trong tay của
người lớn tuổi nhất.

Tạ Minh, 2007, Nhập môn Xã hội học, NXB Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh,

trang133
3

5


Gia đình nhỏ (gia đình hai thế hệ hoặc gia đình hạt nhân) là nhóm
người thể hiện mối quan hệ của chồng và vợ với các con, hay cũng là mối
quan hệ của một người vợ hoặc một người chồng với các con. Do vậy,
cũng có thể có gia đình nhỏ đầy đủ và gia đình nhỏ không đầy đủ. Gia đình
nhỏ đầy đủ là loại gia đình chứa trong nó đầy đủ các mối quan hệ (chồng,
vợ, các con); ngược lại, gia đình nhỏ không đầy đủ là loại gia đình trong nó
không đầy đủ các mối quan hệ đó, nghĩa là trong đó chỉ tồn tại quan hệ của
chỉ người vợ với người chồng hoặc chỉ của người cha hoặc người mẹ với
các con. Là kiểu gia đình phổ biến ở các nước phương tây còn ở nước ta thì
phổ biến ở các đô thị lớn.Gia đình nhỏ là dạng gia đình đặc biệt quan trọng
trong đời sống gia đình. Nó là kiểu gia đình của tương lai và ngày càng
phổ biến trong xã hội hiện đại và công nghiệp phát triển.
Gia đình đơn hôn hay còn được gọi là gia đình một vợ một chồng.
Là hình thái có nhiều ưu thế về mặt cân bằng tương đối trong quan hệ
giới giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tỷ lệ ly hôn
tăng cao và nhiều người ly hôn lại tái hôn, sau đó lại ly hôn nữa. Với
trường hợp này , hình thái một vợ một chồng đã bị biến thành một biến thể
của chế độ đa hôn hay chế độ lấy lần lượt nhiều vợ nhiều chồng, vì một
người có thể có vai ba chồng (vợ) trong đời mình. Xã hội học phương Tây
gọi hình thái này là “chế độ nhiều lần lấy một vợ một chồng”.
Gia đình đa hôn,hình thái gia đình này bao gồm từ ba người trở lên
tham gia vào một liên minh hôn nhân. Gồm hai biến thể:
Đa thê tức là một người đàn ông cùng một lúc có nhiều vợ. Hình thái
này là một biểu hiện cụ thể của tình trạng bất bình đẳng giới giữa nam và

6


nữ, giữa một người chồng và nhiều người vợ. Hơn thế nữa, nó còn cho
thấy ngay trong nội bộ giới nữ cũng có tình trạng áp bức nhau, và tiếp tay
cho sự áp bức giới mà mà nam giới thực hiện với phụ nữ.
Đa phu tức là một người vợ có nhiều chồng
Gia đình đồng giới là kiểu gia đình mới được hình thành trên kết quả
của căn bệnh đồng tình luyến ái. Những người có cùng giới tính sống
chung dưới một mái nhà, việc hôn nhân đồng giờ này đã được một số nước
công nhận. Kiểu gia đình đồng giới này đang còn gặp nhiều phản đối kì thị
ở nước ta, một nước còn nặng nhiều về truyền thống lễ giáo, thuần phong
mĩ tục.
5. Chức năng gia đình
Các chức năng của gia đình là phương thức thể hiện tính tích cực,
hoạt động sống của gia đình và của các thành viên của nó.
Có thể tách ra các chức năng của xã hội đối với gia đình, của gia
đinh đối với xã hội, của gia đình đối với cá nhân và của cá nhân đối với
gia đình. Vì thế các chức năng của gia đình có thể xem xét như là những
chức năng xã hội (trong quan hệ đối với xã hội), và các chức năng cá
nhân (trong quan hệ đối với cá nhân). Các chức năng của gia đình có
liên quan chặt chẽ với những nhu cầu của xã hội về thiết chế gia đình và
với nhu cầu của cá nhân muốn thuộc về một nhóm gia đình nhất định.
Những chức năng của gia đình mang tính lịch sử sâu sắc, gắn liền
với những điều kiện kinh tế xã hội của hoạt động sống của xã hội, vi thế,
cùng với thời gian, cả tính chất lẫn thứ bậc của các chức năng này đều
biến đổi. Việc phân tích các tài liệu đã cho phép chúng tôi tách ra những
7



hiểu chức năng chủ yếu của gia đình Xô Viết hiện nay. Chúng được trình
bày trong mối liên hệ với những lĩnh vực hoạt động sống chủ yếu của gia
đình . Gia đình có những chức năng cơ bản sau:
Chức năng tái sản xuất ra con người (tái sinh sản): nhằm thoả mãn
nhu cầu tái sản xuất ra con người cho xã hội và thoả mãn nhu cầu có con,
tạo niềm vui, hạnh phúc vợ chồng.
Trước đây, với quan niệm trời sinh voi sinh cỏ, sinh đẻ là việc riêng
của từng gia đình và phó mặc cho khả năng sinh sản tự nhiên, vì thế, chất
lượng cuộc sống không được đảm bảo. Hiện nay, cần phải thực hiện kế
hoạch hoá gia đình nhằm hạn chế việc sinh đẻ ở mức vừa phải, cho phép
(mỗi gia đình chỉ có từ một đến hai con để nuôi dạy con cho tốt). Vì tái
sản xuất ra con người không chỉ quan tâm tới số lượng mà còn chú ý tới
chất lượng của thế hệ mai sau và thế hệ hiện tại (sức khoẻ của bà mẹ).
Chức năng giáo dục: là một chức năng quan trọng của gia đình mà
xã hội (nhà trường, các tổ chức quần chúng...) không thể thay thế được.
Gia đình giáo dục cho con cái những tri thức về cuộc sống, mong muốn
con cái mình có những phẩm chất phù hợp với định hướng giá trị của xã
hội ở từng giai đoạn phát triển nhất định.
Gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên nhằm hoàn thiện và củng cố
nhân cách con người. Gia đình giúp trẻ nắm vững những vai trò xã hội,
những chuẩn mực, giá trị theo sự đòi hỏi của xã hội để các cá nhân có thể
phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, việc giáo dục còn tuỳ thuộc vào
từng gia đình, vào các vấn đề như hoàn cảnh kinh tế gia đình, trình độ
học vấn của bố mẹ, địa bàn cư trú của gia đình, sự định hướng giá trị nghề nghiệp của gia đình...
Chức năng kinh tế: nhằm duy trì sự ổn định về đời sống vật chất cho
8


các thành viên trong gia đình (sinh sống, ăn ở...). Tuỳ theo trình độ phát
triển của xã hội, gia đình có thể trở thành đơn vị kinh tế cơ sở, nó hoạt

động chủ động và tự chủ (như ở Việt Nam hiện nay) hoặc gia đình vẫn
làm kinh tế, nhưng không hoạt động như một đơn vị độc lập, tự chủ. Dù
trong điều kiện nào, gia đình cũng phải đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt
vật chất và tinh thần của các thành viên được thoả mãn, thông qua đó,
gia đình đóng góp vào việc tái sản xuất ra của cải vật chất và tinh thần cho
xã hội. Đồng thời, gia đình trở thành một đơn vị tiêu dùng quan trọng thúc
đẩy sự phát triển của sản xuất và phân phối, giao lưu hàng hoá cho xã hội.
Chức năng thoả mãn nhu cầu tình cảm, tâm lý của các thành viên
trong gia đình: đây là chức năng góp phần củng cố độ bền vững của hôn
nhân và gia đình. Bởi gia đình cần thoả mãn các nhu cầu tình cảm (kể cả
sự hoà hợp về tình dục) giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con cái.
Sau một ngày làm việc mệt nhọc, gia đình là nơi nghỉ ngơi. Tất cả
mọi căng thẳng trong quan hệ ở nơi làm việc, va chạm ở ngoài đường,
chính gia đình là nơi để họ bình tâm lại, giảm nhẹ sự căng thẳng đó. Nếu
không được thoả mãn các nhu cầu tình cảm, các thành viên dễ xích mích,
căng thẳng với nhau, nhiều khi dẫn tới xung đột.
Chức năng chăm sóc người già và trẻ em: mặc dù các dịch vụ xã hội
về y tế có phát triển thì chức năng này vẫn rất cần thiết cho cuộc sống của
các thành viên trong gia đình. Bởi vì, đây không phải chỉ là vấn đề chữa
bệnh mà còn là việc chăm sóc, an ủi kịp thời về mặt tâm lý, tình cảm đối
với người ốm đau bệnh tật.
6. Gia đình trong xã hội công nghiệp hóa – đô thị hóa
9


a. Sự suy giảm chức năng gia đình
Mất dần chức năng xã hội hóa: gia đình có trách nhiệm nuôi dưỡng
giáo dục thế hệ sau. Nhưng trong gia đình Việt Nam hiện nay đã nới lỏng
việc giáo dục khắt khe đối với con cái. Tạo ra một khoảng không gian cho
trẻ em phát triển độc lập, hình thành nên cá tính cá nhân ,tránh sự áp đặt

của bố mẹ đối với con cái. Nhưng chính điều đó đã gây nên sự suy giảm
chức năng giáo dục nói chung và chức năng giáo dục đạo đức nói riêng của
gia đình. Trẻ em chủ yếu tiếp thu những kênh giáo dục , xã hội hóa bên
ngoài gia đình. Trẻ hiện nay được tiếp xúc nhiều các phương tiện thông tin
đại chúng chinh vì vậy mà nó cũng rất dễ lây nhiễm nhưng sai trái từ
những kênh truyền thông không lành mạnh
Mất dần chức năng là đơn vị kinh tế độc lập: gia đình là 1 đơn vị kinh
tế độc lập, tự cung tự cấp, nhưng trong xã hội hiện nay, không còn là đơn
vị sản xuất mà chủ yếu là đơn vị tiêu dùng.
Vì trong xã hội nông nghiệp khi gia đình chỉ là một đơn vị sản xuất và
là một đơn vị sản xuất và sức mạnh cơ bắp là công cụ chủ yếu của người
chồng và là người cha vừa là ông chủ về kinh tế vừa là gia trưởng nắm
toàn quyền. Các thành viên coi như bị trói buộc lẫn nhau bỡi mói quan hệ
kinh tế.
Khi trào lưu công nghiệp hóa đưa công cụ máy móc vào, công việc
chân tay giảm nhẹ, năng suất lại cao, người phụ nữ lại có them thời giờ để
làm kinh tế phụ, trẻ em lại có điều kiện đi học, các thành viên khác trong
gia đình tham gia lấy quyết định nhiều hơn, quyền của người cha không
còn tuyệt đối nữa. Với sự hình thành các xí nghiệp, nhiều thành viên trong
10


gia đình không còn phụ thuộc vào gia đìnhvào gia đình về mặt kinh tế nữa,
mà ngược lại họ còn phụ giúp gia đình.4
Chức năng kinh tế là sợi dây trói buộc vững chăc nhất nhưng đã dàn
được Công nghiệp hóa, hiện đại hóa rứt khỏi chức năng của gia đình.
Giảm dần chức năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nuôi dưỡng người già:
trong xã hội trước gia đình là cái nôi chăm sóc trẻ em, người già, nhưng xã
hội ngày nay, trẻ em tham gia các hội vui chơi dành cho trẻ em, nhà trè,
trường học, còn người già thì xuất hiện viện dưỡng lão.

Dần dần hình thành trong con người là câu chuyện trêu đùa “Hiếu
thảo thời công nghiệp” . Nhìn chung quy thì sự chuyển biến của Xã hội đã
dần tạo khoảng cách tâm lý giữa hai thế hệ ngày càng tăng. Giới trẻ thì bị
vuốn hút vào những điều mới lạ, còn người già thì quay về quá khứ với
những tiết nuối. Xung đột gữa hai thế hệ xảy ra khi đôi bên không làm chủ
ý thức tâm lý của mình. Điều này cũng tác động không kém đến việc hiếu
thảo với ông bà cha mẹ.
Giảm thiểu vai trò thỏa mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần: Trong xã
hội trước gia đình là nơi giảm sốc tuyệt vời, nhưng trong xã hội hiện nay,
vai trò của bộ giảm sốc này suy giảm đáng kể.
b. Đặc điểm của gia đình hiện đại
Nam nữ kết hôn muộn hơn, sinh con muộn hơn các thế hệ trước: vì
hiện nay thế trẻ muốn xây dựng sự nghiệp cho bản thân, muốn tiến xa hơn
nên chưa muốn cho những sự ràng buộc trước mắt.
4 Nguyễn Thị Oanh,1999, Gia đình Việt Nam thời mở cửa, NXB Trẻ, trang 7

11


Sinh đẻ có kế hoạch, gia đình ít con: những chính sách kế hoạch hóa
gia đình hạn chế việc gia tăng dân số, sinh con ít hơn để nuôi dạy giáo dục
con tốt hơn.
Cả hai cùng chia sẻ các công việc trong gia đình trên cơ sở thực tế
như giới tính, nghề nghệp, sức khỏe: việc chia sẽ công việc trong gia đình
được diễn ra hài hòa, vợ chồng cùng nhau giáo dục con cái, người chồng
giúp đỡ người vợ trong việc nội trợ, dọn dẹp nhà cửa.
Giáo dục con cái bằng cách thuyết phục, nêu gương tôn trọng ý kiến
của con cái, cả hai vợ chồng cùng giáo dục: không giống truyền thống cũ
con cái một mực nghe lời cha mẹ nhưng hiện nay cha mẹ cùng nhau đưa ra
những lỗi lầm và tìm cách khắc phục, giải quyết trên tinh thần dân chủ.

II. HÔN NHÂN – LY HÔN VÀ ĐIỀU KIỆN SỐNG CỦA GIA ĐÌNH
1. Hôn nhân và gia đình
Gia đình là thiết chế xã hội dựa trên cơ sở kết hợp những thành viên
khác giới, thông qua hôn nhân, để thực hiện các chức năng sinh học, kinh
tế, văn hoá, xã hội, tín ngưỡng...
Hôn nhân, một cách chung nhất có thể được xác định như một sự xếp
đặt của mỗi một xã hội để điều chỉnh mối quan hệ sinh lý giữa đàn ông và
đàn bà. Nó là một hình thức xã hội luôn luôn thay đổi trong suốt quá trình
phát triển của mối quan hệ giữa họ, nhờ đó xã hội xếp đặt và cho phép họ
sống chung với nhau, quy định quyền lợi và nghĩa vụ của họ. Như vậy,
khác với gia đình hôn nhân chỉ với tư cách là một quan hệ xã hội. Hôn
nhân được coi như cơ sở cho sự hình thành của gia đình.
12


Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã hội, và
hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân có thể là kết quả của tình yêu.
Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản trong gia đình ở hầu hết xã hội. Về
mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu sự chính thức của hôn nhân.
Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.
Hôn nhân thường là sự kết hợp giữa một người đàn ông được gọi là
chồng và một người đàn bà được gọi là vợ. Hôn nhân theo chế độ đa thê là
một kiểu hôn nhân trong đó một người đàn ông có nhiều vợ. Ở một số
nước, hôn nhân đồng giới được công nhận. Ở một số nước khác, việc đấu
tranh hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới đang diễn ra. Hiện nay ở Việt Nam,
luật hôn nhân và gia đình không cấm hôn nhân giữa những người cùng giới
tính song cũng không thừa nhận thể loại hôn nhân này.
2. Những nhân tố ảnh hưởng đến độ bền vững hạnh phúc của gia đình
Tình yêu trong hôn nhân: để đi tới hôn nhân mọi người đều phải trải
qua tình yêu chân thật đầy xúc cảm để đến được với nhau. Nhưng một số

cuộc hôn nhân lại không phải xuất phát từ tình yêu đôi đứa mà xuất phát từ
nhiều nguyên nhân khác nhau như do sự sắp đặt, ép buộc từ hai bên bố mẹ,
hay hôn nhân chỉ mang tính vụ lợi xuất phát từ một phía. Những điều
không phải vì cả hai bên sẽ không mang lại kết quả tốt, đó chính là nguyên
nhân sâu xa dẫn đến sự tan rã hạnh phúc gia đình. Khi một bên đã thõa
mạn quyền lợi của mình thì việc từ bỏ, phá vỡ hạnh phúc gia đình là điều
tất nhiên sẽ xảy ra.
Cái tôi cá nhân: cái tôi cá nhân trong mỗi con người là rất lớn, họ ích
kỷ chỉ nghĩ đên quyền lợi cá nhân, những thứ tốt đẹp cho mình, luôn đặt
13


mình lên hàng đầu không quan tâm đến những người xung quanh. Trong
gia đình nếu cái tôi cá nhân quá lớn thì trong hôn nhân dễ mắc phải những
xung đột, bất hòa nặng hơn nữa là bạo hành. Cái tôi cá nhân cũng là
nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến tan vỡ hạnh phúc lứa đôi.
Vấn đề tài chính: đây chính là vấn đề lớn mà bất kì gặp vợ chồng nào
cũng đang gặp phải. Nhiều người cho rằng vấn đề tiền bạc không quan
trọng chỉ cần có tình cảm, yêu thương nhau chân thành sẽ đến với nhau
như “một túp lều tranh hai trái tim vàng”. Nhưng không thực trang đã
chứng minh điều đó. Hàng ngàn vụ ly hôn đều do các gặp vợ chồng không
đủ điều kiện tài chính để lo cho gia đình. Khi vấn đề tài chính gặp khó
khăn sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khả năng giáo dục con cái,
nên một bộ phận gia đình, cá nhân đã đã có nhiều ảnh hưởng xấu và suy
thoái, như nạn bạo lực gia đình, nạn ly hôn, nghiện ngập gia tăng ảnh
hưởng xấu dến chất lượng cuộc sống gia đình (vợ chồng, con cái, anh em,
họ hàng và cả cộng đồng) hạnh phúc gia đình bị tan vỡ.
Điều kiện và môi trường sống: Theo quan niệm của người Việt, để
cuộc sống gia đình sung túc, hạnh phúc, ngoài các yếu tố phong thủy thì
môi trường sống xung quanh cũng cần được quan tâm. Thực tế cho thấy,

những nơi chật chội, ẩm thấp, bí bách sẽ khiến tâm lý con người bị ức chế
và khó chịu. Ngược lại, những nơi xanh sạch, an toàn, thoáng đãng và yên
tĩnh sẽ tạo cho con người cảm giác thư thái, nhẹ nhàng, yên tâm.
Môi trường sống có ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày và nếp
sống của mỗi gia đình. Một cộng đồng dân cư văn minh có vai trò không
nhỏ trong việc phát triển nhân cách cũng như ứng xử của các thành viên

14


trong gia đình. Bên cạnh đó, những người hàng xóm thân thiện cũng khiến
bạn thấy an toàn và thoải mái hơn.
Vấn đề tình dục trong hôn nhân: Theo kết quả nghiên cứu sức khỏe
gia đình Việt Nam do Viện nghiên cứu phát triển xã hội ISDS công bố mới
đây, chỉ có trên 50% vợ chồng Việt Nam hài lòng về chuyện giường chiếu.5
Trong đời sống vợ chồng, sự thiếu vắng tình yêu, không hòa hợp tình
dục dễ làm nảy sinh những mối quan hệ ngoài hôn nhân, không ít người
đàn ông đã dùng lý do này để biện hộ cho sự “vụng trộm” của mình. Ảnh
hưởng không nhỏ đến hạnh phúc gia đình.
3. Giữ vững hạnh phúc gia đình
Duy trì, vun đắp sở thích của mỗi người sẽ cho các cặp đôi hạnh phúc.
Khi vợ chồng có thể chia sẻ cùng nhau những thú vui, đam mê và không
ngừng khám phá ra thêm điều mới mẻ thì chắc chắn cuộc hôn nhân của họ
sẽ mãi bền vững theo thời gian. Không phải cặp đôi nào cũng có những
đam mê, hứng thú như nhau, nhưng điều quan trọng là các bạn phải biết
tôn trọng lẫn nhau. Đặt hoàn cảnh đối phương vào mình để thấu hiểu hơn
Không cần đến những thú vui xa xỉ vì hoàn cảnh kinh tế mỗi người
một khác, chỉ cần được ở bên nhau trao nhau những tình cảm chân thành,
lãng mạn cũng đủ làm cho hai người thêm gần gũi. Hiện nay không ít cặp
vợ chồng vì quá bận rộn với công việc hay các mối quan hệ riêng mà quên

đi những điểm hấp dẫn của người bạn đời. Cuộc sống vợ chông sẽ nhanh
chóng tẻ nhạt nếu chúng ta không biết vun đắp và khám phá thêm nhiều
điều mới mẻ. Hãy cùng nhau trao đổi và tìm ra các sở thích chung để hai
5

/>15


×