Tải bản đầy đủ (.pdf) (61 trang)

Báo cáo đánh giá tác động môi trờng dự án điện gió

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 61 trang )

CHƢƠNG 3: ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG CỦA DỰ ÁN
3.1. Đánh giá, dự báo tác động
3.1.1. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn chuẩn bị GPMB
3.1.1.1. Đánh giá sự phù hợp của vị trí thực hiện Dự án
* Tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện môi trường tự nhiên
- Khu vực Dự án chủ yếu là đất trống đồi trọc, đất trồng cây hàng năm, đất trồng
cây lâu năm,... không có kho tàng quân sự, công trình công nghiệp,... do đó, Dự án
không ảnh hưởng đến các quy hoạch khác của Tỉnh.
- Vị trí Dự án phù hợp với quy hoạch phát triển điện gió của tỉnh Quảng Trị do Bộ
Công thương phê duyệt tại Quyết định số 1498/QĐ-BCT ngày 04/5/2018 về việc phê
duyệt bổ sung dự án Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1 vào Quy hoạch phát triển điện lực
tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011 - 2015, có xét đến 2020 và Quy hoạch phát triển điện gió
giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 tỉnh Quảng Trị.
- Dự án không ảnh hưởng đến nhiệm vụ quốc phòng (cách khu đất quy hoạch cho
nhiệm vụ quốc phòng khoảng 200m) theo Công văn số 1468/BTL-BTM ngày
20/7/2018 của Bộ Tư lệnh Quân khu 4 về việc thống nhất chủ trương thực hiện Dự án
Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị.
- Khu vực xã Hướng Hiệp, huyện Đakrông là nơi có tiềm năng gió lớn của tỉnh
Quảng Trị, tốc độ gió trung bình đo được tại khu vực Dự án là 6,93 m/s (ở độ cao
60m), với vận tốc này rất thích hợp cho việc làm quay tuabin để tạo ra điện.
- Dự án chủ yếu đi qua đất rừng sản xuất, đất trồng cây hàng năm của người dân.
Hạn chế được ảnh hưởng đến đất ở của người dân cho nên không có các hoạt động tái
định cư khi GPMB.
- Việc hình thành Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1 kết hợp với Nhà máy điện gió
Hướng Linh 2 và các nhà máy điện gió hiện đang được nghiên cứu, quy hoạch sẽ tạo
cảnh quan hài hòa giữa thiên nhiên và các công trình hiện đại thân thiện với môi
trường, thúc đẩy phát triển du lịch của khu vực.
* Tính phù hợp của vị trí dự án với điều kiện kinh tế - xã hội
- Vị trí các trụ tuabin nằm cách xa nhà dân > 300m, đảm bảo yêu cầu của thông
tư số 32/2012/TT-BTC ngày 12/11/2012 của Bộ Công thường Quy định thực hiện phát
triển dự án điện gió và Hợp đồng mua bán điện mẫu cho các dự án điện gió.




- Hoạt động dự án sẽ sử dụng lao động địa phương trong giai đoạn xây dựng và
vận hành sau này. Do vậy, Dự án sẽ đóng góp trực tiếp vào việc xóa đói giảm nghèo ở
địa phương.
- Khi đi vào hoạt động, Dự án sẽ làm tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh
tế của huyện Đakrông.
- Sau khi hoàn thành, Dự án sẽ cung cấp điện năng và thúc đẩy sự phát triển các
dự án điện gió khác trong khu vực.
Nhìn chung, việc chọn lựa vị trí cho Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1 đã được
cân nhắc kỹ lưỡng để tối ưu hoá các điều kiện địa điểm, đồng thời mức độ ảnh hưởng
đến dân cư và các công trình hiện hữu là thấp nhất. Dự án sẽ sử dụng các máy móc
thiết bị hiện đại, công nghệ kỹ thuật tiên tiến (được nhập khẩu đồng bộ từ CHLB Đức)
để hạn chế ảnh hưởng đến hệ sinh thái khu vực. Sau khi đi vào hoạt động, Dự án sẽ
mang lại những tác động tích cực đến kinh tế xã hội địa phương và tỉnh Quảng Trị. Do
đó, việc lựa chọn vị trí Dự án là hoàn toàn phù hợp với điều kiện môi trường tự nhiên,
kinh tế - xã hội của khu vực.
3.1.1.2. Đánh giá tác động do việc chiếm dụng đất
Theo số liệu tại Bảng 1.5 cho thấy nhu cầu sử dụng đất để xây dựng Nhà máy
điện gió Hướng Hiệp 1 là 80.050m2 (diện tích đất chiếm dụng có thời hạn) gồm các
công trình: 12 tuabin gió; đường nội bộ; móng trụ đường dây 110kV; móng trụ đường
dây 22kV; trạm biến áp 110kV và khu nhà điều hành. Diện tích đất chiếm dụng tạm
thời là 173.549m2 gồm: hành lang thi công đường dây 22kV và 110kV; mặt bằng để
xây dựng lán trại; kho bãi tập kết vật liệu, thiết bị; bãi lắp dựng các thiết bị và tổ chức
xây dựng công trình. Tổng diện tích đất cần thu hồi để xây dựng công trình là
253.599m2. Trong đó:
Bảng 3.1. Thành phần chiếm dụng của Dự án
TT

Loại đất


1
2

Đất trồng rừng sản xuất
Đất trống chưa sử dụng

3
4
5
6
7
8

Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng cây hàng năm
Đất trồng lúa
Đất vườn
Đất giao thông
Đất cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Thu hồi tạm
thời (m2)
41.112
47.200

Thu hồi có thời
hạn (m2)
19.455
23.150


57.300
17.000
2.400
1.200
800
750

20.518
12.177
200
-

Tổng cộng (m2)
60.567
70.350
77.818
29.177
2.400
1.200
1.000
750


9

Đất sông suối
Tổng

5.787


4.550

10.337

173.549

80.050

253.599

* Đánh giá tác động chiếm dụng đất tạm thời
- Đối với đất trống chưa sử dụng: Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất
trống chưa sử dụng sang đất xây dựng dự án điện gió để phát triển kinh tế, thu hút đầu
tư trên địa bàn là hoàn toàn phù hợp. Đồng thời điện gió là ngành được khuyến khích
đầu tư phát triển theo Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai
đoạn 2011 - 2020 có xét đến năm 2030, với công nghệ thân thiện với môi trường, việc
xây dựng nhà máy điện gió tại vị trí dự án sẽ mang lại hiệu quả hơn so với mục đích
sử dụng đất hiện tại.
- Đối với đất rừng sản xuất nằm ở 02 xã Hướng Hiệp, Hướng Linh sẽ phải phát
quang trên hành lang tuyến để phục vụ quá trình thi công rải dây.
- Đối với đất trồng cây lâu năm và hàng năm: Việc thi công tuyến đường dây sẽ
băng qua các khu vực này làm ảnh hưởng, gián đoạn đến hoạt động canh tác của người
dân, giảm năng suất thu hoạch so với trước đây.
- Đối với đất trồng lúa: theo biện pháp thi công và tiến độ thi công chủ dự án sẽ
thực hiện sau khi người dân thu hoạch lúa để giảm thiểu đến quá trình canh tác của
người dân, tuy nhiên việc đi lại và tổ chức rải dây sẽ làm tăng độ đầm nén đất ảnh
hưởng đến quá trình canh tác lúa vụ mùa sau, do đó chủ dự án sẽ có phương án hỗ trợ
theo đúng quy định.

- Đối với đất vườn: tuyến đường dây đi qua đất vườn của người dân tại thôn
Miệt, Hong của xã Hướng Linh. Theo khảo sát thì hành lang tuyến cách nhà ở 15m
đảm bảo khoảng cách an toàn theo Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của
Chính phủ. Tuy nhiên, việc đường dây đi qua đất vườn của người dân sẽ làm giảm
công năng sử dụng đất, do đó chủ dự án sẽ có phương án hỗ trợ theo đúng quy định.
- Đối với đất giao thông và đất cơ sở hạ tầng kỹ thuật: tuyến đường dây 110kV
có băng qua các tuyến đường liên thôn của xã Hướng Linh, Hướng Tân và băng qua
đường dây 22kV hiện hữu tại thôn Miệt của xã Hướng Linh. Việc chiếm dụng tạm
thời đất giao thông và đất cơ sở hạ tầng kỹ thuật để phục vụ quá trình thi công rải dây
sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của các phương tiện và hoạt động sinh hoạt
của người dân. Tuy nhiên, theo biện pháp thi công đường dây chủ dự án và nhà thầu
sử dụng giàn giáo băng qua các công trình xây dựng, đường giao thông nên tác động
của hoạt động này là không lớn.


Tóm lại: Việc xây dựng, thiết kế phương án tuyến đường dây 110kV đã tính đến
các tác động môi trường và sự ảnh hưởng đến các đối tượng trong hành lang tuyến là
nhỏ nhất. Cụ thể, tuyến không đi qua các khu dân cư đông dân, hạn chế đi qua đất
canh tác của người dân. Việc chiếm dụng đất tạm thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản
xuất nông nghiệp của người dân, đây được xem là tác động quan trọng của Dự án vì đa
số người dân đều sống phụ thuộc vào sản xuất nông nghiệp. Ngoài việc ảnh hưởng đến
đời sống và thu nhập của người dân, việc mất đất canh tác nông nghiệp sẽ dẫn đến
việc phá rừng làm rẫy của bà con nếu Chủ dự án và chính quyền địa phương không có
biện pháp bồi thường và hỗ trợ sản xuất thích hợp.
* Đánh giá tác động chiếm dụng đất có thời hạn
- Đối với đất giao thông và sông suối chiếm dụng do quá trình làm đường nội bộ.
Đây là phần diện tích cắt qua suối Tiên Hiên và mở rộng tuyến đường liên thôn Pa
Loang và Kreng hiện hữu (diện tích chiếm dụng 0,42 ha). Phần diện tích đất chiếm
dụng dựa trên tuyến đường có sẵn nên sẽ không ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất
của xã.

- Đối với đất rừng tràm phân bố hầu hết ở các hạng mục của Dự án. Tràm là cây
trồng đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân địa phương. Do đó, việc triển
khai Dự án sẽ làm ảnh hưởng đến thu nhập của người dân bị mất đất. Tuy nhiên, diện
tích chiếm dụng đất trồng tràm là không lớn (khoảng 2ha/194,7ha).
- Đối với đất trồng cây lâu năm và đất trồng cây hàng năm chiếm dụng chủ yếu ở
hạng mục đường nội bộ (khoảng 3,25 ha). Theo khảo sát điều kiện kinh tế xã hội của
xã Hướng Hiệp, hầu hết người dân sống chủ yếu dựa vào canh tác nông nghiệp và
trồng rừng, việc thu hồi đất sẽ làm giảm diện tích trồng cây ăn quả, ngô, sắn và hoa
màu của người dân. Trong đó, sắn là cây trồng chỉ mới được người dân đưa vào canh
tác trong thời gian chưa lâu nhưng với điều kiện đất đai, khí hậu phù hợp nên theo
đánh giá chung của chính quyền địa phương, năng suất sắn trồng trên địa bàn đạt khá
cao, khoảng 20 - 22 tấn tươi/ha. Với giá bán trên thị trường hiện nay dao động trong
khoảng 1.400 - 1.800 đồng/kg, bình quân mỗi hộ gia đình trồng sắn tại đây có thu
nhập từ 35 - 40 triệu đồng/năm. Với diện tích trồng 346 ha sắn, 100 ha ngô và 40ha
hoa màu trên toàn xã, thì diện tích thu hồi của Dự án là không lớn, tuy nhiên sẽ ảnh
hưởng đến thu nhập của người dân bị mất đất.
Vì vậy, để giảm thiểu các tác động trên, Chủ dự án sẽ có biện pháp thiết kế, thi
công và đền bù hỗ trợ tại Chương 4.
3.1.1.3. Đánh giá tác động do giải phóng mặt bằng


a. Đánh giá tác động do quá trình phát quang thảm thực vật
Việc phát quang thảm thực vật sẽ làm phát sinh CTR chủ yếu là sinh khối thực
vật bao gồm: thân, cành, rễ, lá. Khối lượng CTR này được tính toán dựa vào số liệu
điều tra về sinh khối của 1ha loại thảm thực vật như sau:
Bảng 3.2. Sinh khối của 1ha loại thảm thực vật [8]
Lƣợng sinh khối (tấn/ha)
Loại sinh khối
Rừng phục hồi


Thân

Cành



Rễ

Cỏ dƣới
tán rừng

9,685

2,716

0,474

0,134

Rừng trồng

30,000

5,000

1,000

5,000

Rừng trung bình


60,000

8,040

1,150

5,360

2,000

76,550

Rừng nghèo

31,444

9,971

1,647

5,227

1,000

49,289

Rừng nứa vừa

12,000


Cây hàng năm
Tổng

143,129

25,727

2,000

Tổng
15,009
41,000

2,400

14,400

6,000

1,500

7,500

10,271

19,621

5,000


203,748

Tham khảo số liệu từ bảng 3.2 khối lượng CTR từ sinh khối thực vật được tính
toán như sau:
- Đối với thực vật là rừng tràm và cây trồng lâu năm thì khối lượng phát quang
ước tính: 13,84ha × 41 tấn/ha = 567,44 tấn.
- Đối với thực vật cây trồng hàng năm, hoa màu (diện tích lúa sẽ để người dân
thu hoạch nên không thực hiện phát quang) thì khối lượng thực vật phát quang ước
tính: 3,0ha × 7,5 tấn/ha = 22,5 tấn.
Như vậy, ước tính tổng lượng sinh khối thực vật phát sinh do phát quang thực vật,
GPMB để xây dựng công trình khoảng 590 tấn. Trên thực tế, lượng sinh khối này sẽ ít
hơn số liệu dự báo rất nhiều do các loại cây gỗ đều được người dân thu gom để bán cho
các nhà máy chế biến gỗ, còn phần cành được người dân thu gom để sử dụng làm nhiên
liệu đốt.
Với lượng sinh khối thực vật phát sinh sẽ dẫn tới nhiều tác động về mặt môi
trường như làm mất mỹ quan khu vực; thân lá cây khô sẽ dẫn tới nguy cơ cháy rừng
nếu không có biện pháp thu gom hợp lý. Do đó, để hạn chế lượng CTR này ảnh hưởng
tới môi trường cũng như mỹ quan khu vực Chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom và tận
dụng hợp lý.
b. Đánh giá tác động do quá trình san ủi, GPMB


* Bụi phát sinh từ quá trình san ủi, GPMB
Do địa hình thi công xây dựng các hạng mục của Dự án chủ yếu ở các đồi núi
nên hoạt động GPMB chủ yếu là san gạt và không lấy đất từ nơi khác để đắp. Khu vực
cần san gạt mặt bằng gồm các hạng mục: hành lang bảo vệ và móng tuabin; đường nội
bộ; nhà điều hành và trạm biến áp; đường nội bộ và các hạng mục phụ trợ phục vụ thi
công với diện tích là 117.750m2. Dự kiến sẽ tiến hành san gạt với lượng đất đá là
58.875 m3 (trung bình chiều cao san gạt 0,5m).
Hoạt động san lấp mặt bằng này sẽ làm phát sinh lượng bụi gây ô nhiễm môi

trường không khí. Với hệ số phát sinh bụi do quá trình đào đắp, san ủi mặt bằng, bị gió
cuốn lên (bụi cát) khoảng 1÷100g/m3 [18], vậy lượng bụi phát sinh tối đa là: 58.875
m3 × 100 g/m3 ≈ 5.887,5 kg bụi. Dự án có vị trí nằm dàn trải, không tập trung cùng
một khu vực nên phương pháp thi công theo hình thức cuốn chiếu (san gạt đến đâu, thi
công đến đó). Do đó thời gian san gạt mặt bằng kéo dài khoảng 06 tháng, thời gian
hoạt động thi công trong ngày là 08 tiếng thì tải lượng bụi phát sinh tối đa là 1,14 g/s.
Đánh giá tác động: Theo báo cáo khảo sát địa chất công trình của Dự án cho
thấy lớp đất mặt thuộc loại sét bazan chiếm đến 30% do đó khả năng phát sinh bụi khá
lớn khi thi công vào những ngày khô ráo. Đặc biệt khu vực Dự án là các đồi cao nên
khả năng bụi phát tán theo gió sẽ lớn hơn. Lượng bụi này khi phát tán trong không khí
sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe công nhân thi công và còn làm ảnh hưởng
đến khu vực dân cư lân cận Dự án (chủ yếu là thôn Kreng, Pa Loang của xã Hướng
Hiệp). Ngoài ra, bụi bám vào lá cây làm hạn chế khả năng phát triển của chúng do
không thể quang hợp được. Do đó, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp che chắn và
giảm thiểu tác động của bụi này.
* Đất đá rơi vãi từ quá trình san ủi mặt bằng
Trong quá trình san ủi, tạo mặt bằng thi công xây dựng, việc bóc đất tầng mặt,
đào hố móng sẽ tạo thành các đống đất thừa, nếu không có phương án và biện pháp
khống chế trước cốt cao độ mặt bằng sau san, sẽ làm phát sinh một lượng lớn đất thừa
thải. Do máy ủi chỉ làm nhiệm vụ san ủi mặt bằng nên sẽ đẩy lượng đất dư thừa này
tràn ra các khu vực thấp hơn làm ảnh hưởng trực tiếp đến các đối tượng như đồng
ruộng đang canh tác của người dân, nguồn nước (khe Giang Thoan, suối Tiên Hiên)
trong khu vực. Từ đó, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sản xuất cũng như
sinh hoạt của người dân trong vùng. Vì vậy, Chủ dự án sẽ đặc biệt quan tâm đến tác
động này và đưa ra biện pháp giảm thiểu phù hợp tại Chương 4.
c. Đánh giá tác động đến môi trường đất
Quá trình san lấp mặt bằng bao gồm các hoạt động bốc xúc, san ủi sẽ phá vỡ cấu
trúc bề mặt vốn có của đất, làm cho đất mất độ kết dính dẫn đến khả năng gây sạt lở



khi có mưa lớn xảy ra. Ngoài ra, lớp thực vật bị mất đi sẽ tạo điều kiện cho quá trình
rửa trôi bề mặt diễn ra mạnh dẫn đến thành phần dinh dưỡng trong đất bị mất đi. Tuy
nhiên, phần đất của Dự án sẽ được chuyển đổi từ mục đích canh tác nông nghiệp sang
xây dựng công trình công nghiệp nên tác động do mất thành phần dinh dưỡng trong
đất là không lớn.
d. Đánh giá tác động đến hệ sinh thái
- Đối với hệ thực vật: Như đã trình bày ở Chương 2 các loài thực vật ở đây có số
lượng chủ yếu là tràm, sắn, cà phê, chuối… của người dân. Việc thi công Dự án làm
toàn bộ các loài thực vật trong phạm vi bị chặt phá và mất đi vĩnh viễn. Việc phá bỏ
lớp thực vật sẽ làm giảm tỷ lệ che phủ cây xanh trong khu vực Dự án, từ đó làm tăng
hiện tượng rửa trôi đất đá khi có trời mưa lớn, làm bồi lấp khu vực hoa màu và đất đai
lân cận dự án.
- Đối với hệ động vật: Theo khảo sát trong khu vực Dự án không có các loài
động vật quý hiếm nhưng vẫn nhiều về thành phần loài. Quá trình phát quang thảm
thực vật, san lấp mặt bằng sẽ làm mất đi nơi cư trú cũng như nguồn thức ăn của các
loài động vật. Đồng thời việc tập trung lượng lớn người và thiết bị máy móc trên công
trường nên gây ra sự hoảng sợ đối với các loài động vật, bắt buộc chúng phải di
chuyển đến nơi khác để tồn tại. Đối với các loài động vật trưởng thành có khả năng di
chuyển nhanh sẽ tồn tại, còn các loài động vật chưa trưởng thành (chim non, trứng); tổ
của các loài côn trùng (tổ kiến, ong,…) sẽ bị mất đi. Do đó, việc phát quang thảm thực
vật và san lấp mặt bằng sẽ làm mất đi nhiều loài sinh vật đang tồn tại trên diện tích
tương ứng bị phá bỏ. Chính vì vậy, để giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái trong và lân
cận phạm vi khu vực Dự án, Chủ dự án sẽ có biện pháp áp dụng thích hợp sau này.
3.1.2. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn thi công xây dựng
Sau khi hoàn thành các thủ tục pháp lý, GPMB nhà thầu sẽ tiến hành thi công xây
dựng với các hạng mục chính sau:
- Đấu nối đường điện, tập kết vật liệu xây dựng
- Xây dựng nhà văn phòng điều hành
- Thi công móng tuabin, thi công đường chính và đường tạm vào các tuabin
- Đào và lắp đặt cáp ngầm, hệ thống nối đất

- Lắp đặt tuabin, các thiết bị điện và tụ bảng
- Lắp đặt hệ thống thông tin quang và SCADA.
* Phân tích khó khăn, hạn chế trong quá trình thi công và vận chuyển
- Đối với quá trình thi công:


+ Vị trí các công trình nằm rải rác và thuộc vùng núi cho nên việc vận chuyển
máy móc thi công và vận chuyển nguyên vật liệu khá tốn chi phí của Nhà đầu tư.
+ Do đặc trưng việc lắp đặt các tuabin gió có khối lượng và kích thước rất lớn,
đòi hỏi yếu tố về kỹ thuật rất cao và phải có các phương tiện lắp ráp hạng nặng, do đó,
khi triển khai thi công, Chủ dự án sẽ lựa chọn các đơn vị có năng lực và quá trình lắp
ráp sẽ chịu sự giám sát nghiêm ngặt của nhà cung cấp thiết bị.
+ Đối với việc thi công đường dây 110kV: Các móng trụ đường dây nằm trên dọc
theo tuyến đường từ Nhà máy lên xã Hướng Linh đã được cấp phối đá dăm và tuyến
đường từ xã Hướng Linh đến đường Hồ Chí Minh (nhánh Tây) đã được trải nhựa nên
việc thi công móng trụ khá thuận lợi, chỉ có việc rải dây dẫn sẽ gặp khó khăn do phải
đi qua đất canh tác của người dân đoạn từ xã Hướng Linh qua Hướng Tân về xã Tân
Hợp. Do đó, Chủ dự án sẽ phát quang thảm thực vật này với chiều rộng 3m đảm bảo
việc kéo đường dây được thuận lợi đồng thời giảm diện tích cần chặt phá cây cối xung
quanh. Ngoài ra, việc thi công cột điện 110kV bằng phương pháp trụ leo rất thích hợp
với các điểm khó tiếp cận bằng thiết bị cơ giới, do đó không cần phải mở đường cho
thiết bị vào đến móng trụ.
- Đối với quá trình vận chuyển:
+ Đối với tuyến đường từ cầu Khe Van tới ngã ba vào thôn Kreng, xã Hướng
Hiệp cơ bản đáp ứng được hoạt động vận chuyển. Tuy nhiên, đối với các tuyến đường
bê tông qua thôn Kreng và thôn Pa Loang đang có bề rộng mặt đường hẹp, tuyến
đường này có nhiều khúc cong, ngoặt đột ngột và nhiều điểm bị hư hỏng do quá trình
vận chuyển nông sản của người dân. Do đó, trong quá trình vận chuyển nguyên vật
liệu Chủ dự án sẽ tiến hành cải tạo và nâng cấp tuyến đường này với chiều dài khoảng
3,5km để phục vụ Dự án.

+ Các móng trụ đường dây nằm dọc theo tuyến đường từ Nhà máy lên xã Hướng
Linh đã được cấp phối đá dăm và tuyến đường từ xã Hướng Linh đến đường Hồ Chí
Minh (nhánh Tây) đã được trải nhựa nên việc thi công móng trụ khá thuận lợi. Đối với
đoạn từ xã Hướng Tân qua Tân Hợp sẽ đi dọc theo các tuyến đường mòn dân sinh, từ
đó có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân trong khu vực.
3.1.2.1. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu và
máy móc thiết bị.
a. Đánh giá, dự báo tác động do khí thải và bụi
Quá trình thi công xây dựng sẽ sử dụng các phương tiện vận chuyển nguyên vật
liệu hoạt động với mật độ cao, quá trình sẽ phát sinh nguồn ô nhiễm môi trường không
khí như bụi, CO, NOx, HC. Dựa vào nhu cầu nguyên vật liệu cho quá trình thi công
của Dự án để tính toán nồng độ bụi và khí thải phát sinh như sau:


- Tổng hợp khối lượng nguyên vật liệu thi công xây dựng của Dự án theo dự toán
thể hiện dưới bảng sau:
Bảng 3.3. Bảng quy đổi ra tấn khối lƣợng nguyên vật liệu
STT
Loại
1
Cát các loại

Khối lƣợng
4.366,65 m2

Tỷ trọng
1,4 tấn/m3

Quy đổi ra tấn
6.113,31


1,6 tấn/m3

13.358,4

2

Đá các loại

8.349,00 m3

3
4

Thép các loại
Xi măng

1.469,86 tấn
2.257,42 tấn

-

Tổng cộng

1.469,86
2.257,42
23.199

- Từ khối lượng vận chuyển tính được lượt xe vận chuyển hàng ngày như sau:
Bảng 3.4. Số lƣợt xe cần thiết để vận chuyển

STT
1
2
3
4

Thông số
Khối lượng vận chuyển
Số chuyến (xe 12T vận chuyển)

Đơn vị
tấn
chuyến

Khối lƣợng
23.199
1.933

Tổng lượt xe
lượt xe
3.866
Trung bình lượt xe hàng ngày
lượt xe/ngày
43
Ghi chú: Thời gian vận chuyển khoảng 03 tháng

Căn cứ vào nguồn nguyên vật liệu sử dụng và đảm bảo đúng tiến độ thi công
công trình, Chủ dự án chọn phương án vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng bằng các
tuyến đường như sau:
+ Đường vận chuyển đá: bắt đầu từ mỏ khai thác đá Đầu Mầu, Km29, thuộc xã

Cam Thành, huyện Cam Lộ chạy theo Quốc lộ 9 tới cầu Khe Van vào thôn Pa Loang
đến vị trí Dự án. Chiều dài quãng đường khoảng 10km.
+ Tuyến đường vận chuyển cát: bắt đầu từ mỏ cát sông Ba Lòng, thị trấn Krông
Klang chạy theo Quốc lộ 9 tới cầu Khe Van vào thôn Pa Loang đến vị trí Dự án. Chiều
dài quãng đường khoảng 20km.
+ Tuyến đường vận chuyển xi măng, sắt thép: bắt đầu từ thị trấn Krông Klang
chạy theo Quốc lộ 9 tới cầu Khe Van vào thôn Pa Loang đến vị trí Dự án. Chiều dài
quãng đường khoảng 16km.
- Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vận tốc xe chạy,
phân khối động cơ, chất lượng động cơ, nhiên liệu tiêu thụ, quãng đường đi. Theo
QCVN 86:2015/BGTVT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khí thải mức 4 đối với xe ô


tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới, giá trị giới hạn khí thải của động cơ xe ô tô
chạy bằng dầu diezel như sau:
Bảng 3.5. Giá trị giới hạn khí thải của xe lắp động cơ diezel - mức 4
Giá trị giới hạn khí thải (g/km)
(QCVN 86:2015/BGTVT)
CO
NOx
HC + NOx
Bụi (PM)

Phƣơng tiện
Xe tải, trọng tải 3,5T-12T

0,74

0,39


0,46

0,06

Trong đó: HC: Hydro cacbon, đối với xe chạy dầu diezel có công thức là C1H1,86.
- Với số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu trung bình là 43 lượt/ngày, tương
đương 5 xe/h (ngày làm 8 tiếng); Khoảng cách vận chuyển nguyên vật liệu trung bình
15km. Dựa vào giá trị giới hạn khí thải động cơ theo QCVN 86:2015/BGTVT, ước
tính được tải lượng tối đa ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển như sau:
Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu

CO
NOx
HC + NOx

Giá trị giới hạn khí thải
(g/km)
0,74
0,39
0,46

Tải lượng ô nhiễm 1h
(g/5xe/15km)
55,5
29,25
34,5

Bụi (PM)

0,06


4,5

TT

Chất ô nhiễm

1
2
3
4

Để tính nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện giao
thông [13], giả sử ta xét nguồn đường có độ dài vô hạn thì nồng độ chất ô nhiễm trên
mặt đất tại khoảng cách x nằm trên trục gió thổi vuông góc với nguồn đường sẽ được
xác định theo công thức sau:
 1 H
C ( x,0) 
EXP  
2  z u
 2   Z
M





2






mg / m  (1)
3

Trong đó:
C = Nồng độ khí thải (mg/m3).
M = Tải lượng nguồn thải (mg/m.s)
u = Vận tốc gió trung bình (u = 2,4 m/s)
σz = Hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng: Hệ số khuếch tán σz là hàm số
theo khoảng cách x và độ ổn định khí quyển tính theo công thức Slade: σz = 0,53.x0,73


h: Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (lấy h = 0m).
x: Khoảng cách của điểm tính so với nguồn thải tính theo chiều gió thổi.
Thay các giá trị vào công thức trên, nồng độ các chất ô nhiễm ở các khoảng cách
khác nhau so với nguồn thải được thể hiện như sau:
Bảng 3.7. Nồng độ khí thải tại các khoảng cách khác nhau
TT

Khoảng cách x(m)

z

1

1

2


10

3

20

4

50

5

100

0,53
2,85
4,72
9,22
15,28

QCVN 05: 2013/BTNMT (TB 1h)

CCO

Nồng độ (mg/m3)
CNOx
CHC+NOx

Cbụi (PM)


0,00484

0,00255

0,00301

0,00039

0,00090

0,00047

0,00056

0,00007

0,00054

0,00029

0,00034

0,00004

0,00028

0,00015

0,00017


0,00002

0,00017

0,00009

0,00010

0,00001

30

0,2

-

-

Đánh giá tác động: Khí thải động cơ từ phương tiện giao thông là nguồn thải
không cố định và mang tính bất khả kháng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của công
nhân thi công và người dân sống dọc tuyến Quốc lộ 9, người dân thôn Pa Loang,
Kreng của xã Hướng Hiệp và các xã Hướng Linh, Hướng Tân, Tân Hợp. Tuy nhiên,
qua kết quả tính toán trên cho thấy nồng độ của bụi và các chất khí độc hại từ phương
tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ Dự án rất thấp. Đồng thời, không gian hoạt
động của các phương tiện rộng rãi, tần suất hoạt động không liên tục nên tác động của
bụi, khí thải từ các phương tiện chỉ mang tính tạm thời, ảnh hưởng cục bộ trong thời
gian vận chuyển.
* Bụi do vật liệu rơi vãi và bụi cuốn lên từ mặt đường
Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu sẽ làm phát sinh bụi từ các vật liệu rời rơi

vãi và bụi cuốn theo xe từ mặt đường, trong đó đặc biệt là lượng bụi cuốn theo xe từ
mặt đường. Tải lượng bụi phát sinh phụ thuộc rất lớn đến chất lượng mặt đường và
loại vật liệu chuyên chở. Qua quá trình khảo sát cho thấy, các tuyến đường vận chuyển
nguyên vật liệu đã được trải thảm nhựa, bê tông hoá và cấp phối đá dăm, tuy nhiên
trong quá trình thi công đoạn ra vào công trường có vật liệu rơi vãi lớn, do đó lượng
bụi phát sinh trên đoạn đường này sẽ cao hơn so với các khu vực khác. Để đánh giá tải
lượng bụi phát sinh do quá trình vận chuyển chạy trên đường, báo cáo áp dụng công
thức tính toán theo Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995 như sau:


s
12

E = 1,7k  ( )  (

S
W
w
365  p
)  ( ) 0, 7  ( ) 0,5  (
) , kg/(xe.km) (2)
48
2,7
4
365

Trong đó:
+ E - Lượng phát thải bụi, kg bụi/(xe.km)
+ k - Hệ số để kể đến kích thước bụi, (k=0,8 cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30
micron)

+ s - Hệ số để kể đến loại mặt đường (đường nhựa s=5,7)
+ S -Tốc độ trung bình của xe tải (S=30 km/h)
+ W - Tải trọng của xe, (10 tấn)
+ w - Số lốp xe của ôtô (10 lốp)
+ p - Số ngày mưa trung bình trong năm (154 ngày)
Thay số liệu vào công thức (2) ta có E = 0,92 kg/xe/km. Giả thiết quãng đường
vận chuyển trung bình trên tuyến đường phát sinh nhiều bụi (đoạn ra vào công trường)
của dự án là 0,5km, ước tính lượng bụi phát sinh trên đoạn đường vận chuyển này là
0,46 kg/xe.
Với quãng đường vận chuyển nguyên liệu trên tuyến đường phát sinh nhiều bụi
khoảng 0,5 km, sự phân bố lượng xe trên 1m chiều dài của đường trong thời gian 1h
như sau: 43 lượt xe/h/500m = 0,09 xe/m.h. Vậy tải lượng bụi phát sinh từ lốp xe là
0,46 kg/xe×0,09xe/m.h = 0,041 kg/m.h = 11,5 mg/m.s.
Để xác định nồng độ phát thải bụi từ lốp xe ma sát với mặt đường, có thể áp dụng
mô hình phát thải nguồn đường để tính toán nồng độ bụi. Thay các giá trị vào công
thức (1), nồng độ bụi ở các khoảng cách khác nhau so với nguồn thải được thể hiện
như sau:
Bảng 3.8. Nồng độ bụi do lốp xe ma sát với mặt đường từ phương tiện vận chuyển
Nồng độ (mg/m3)

5
10

z
1,72
2,85

15
20
25

30

3,83
4,72
5,56
6,35

2,47
2,06
1,77
1,57

TT

Khoảng cách x(m)

1
2
3
4
5
6

QCVN 05:2013/BTNMT

4,07
3,13

0,3



TT

Khoảng cách x(m)
(Trung bình 1h)

z

Nồng độ (mg/m3)

Đánh giá tác động: Qua số liệu tính toán tại bảng trên cho thấy, nồng độ bụi phát
sinh do lốp xe ma sát với mặt đường vượt giới hạn cho phép của QCVN
05:2013/BTNMT. Lượng bụi phát sinh từ mặt đường do xe vận chuyển chạy qua là tác
động đáng quan tâm trong quá trình thi công Dự án, đặc biệt là đoạn ra vào công
trường có nhiều đất đá rơi vãi làm lượng bụi phát sinh lớn vào những ngày nắng, mặt
đường trở nên khô ráo làm cho các hạt đất mất kết dính với nhau dễ dàng bị cuốn theo
bánh xe và luồng gió do xe chạy qua. Lượng bụi phát sinh sẽ làm ảnh hưởng đến
người tham gia giao thông và các hộ dân thôn Kreng, Pa Loang của xã Hướng Hiệp.
Ngoài ra, tác động của bụi phát sinh từ mặt đường có thể gây ra tai nạn giao thông do
mất tầm nhìn, thời gian tác động trong 01 năm thi công. Do đó Chủ dự án sẽ đặc biệt
quan tâm đến tác động này.
b. Đánh giá, dự báo tác động do tiếng ồn
Việc sử dụng các phương tiện (xe tải) vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc
thiết bị sẽ phát sinh tiếng ồn từ động cơ chạy bằng dầu DO. Tiếng ồn từ động cơ của
xe tải đo tại khoảng cách 1m là 90dBA [9].
Để đánh giá được ảnh hưởng của độ ồn tới các đối tượng là khu dân cư và công
nhân trực tiếp vận hành, mức độ ồn giảm theo khoảng cách được tính theo công thức
sau:
LP(x) = LP(x0) + 20×lg(x0/x) (3)
Trong đó:

- LP(x): Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA)
- x0 = 1m
- LP(x0): Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
- x: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí tính toán (m).
Với khoảng cách từ phương tiện đến nhà dân trung bình 15m, độ ồn giảm theo
khoảng cách được tính như sau:
LP(15) = 90 dBA + 20×lg(1m/15m) = 66,5dBA.
Đánh giá tác động: Như vậy độ ồn tính toán với khoảng cách là 15m so với
nguồn gây ra là 66,5dBA, với mức ồn này nằm trong giới hạn cho phép của QCVN
26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn (70dBA). Như vậy, tiếng
ồn do động cơ xe tải gây ra không ảnh hưởng đến nhà dân sống dọc các tuyến đường.


Tuy nhiên, ngoài tiếng ồn từ động cơ còn có tiếng còi xe có có thể ảnh hưởng tới
người tham gia giao thông và các hộ dân sống dọc tuyến đường, do đó để giảm thiểu
ảnh hưởng của tiếng ồn, Chủ dự án sẽ có biện pháp thích hợp sau này.
c. Đánh giá, dự báo tác động đến hoạt động giao thông
- Theo tính toán sơ bộ thì số lượt xe vận chuyển nguyên vật liệu trong giai đoạn
thi công xây dựng là khoảng 43 lượt xe/ngày. Số lượt xe vận chuyển là không lớn, tuy
nhiên các tai nạn giao thông đường bộ vẫn có thể xảy ra nếu không có kế hoạch quản
lý an toàn giao thông phù hợp và hiệu quả.
- Hiện tại, phương tiện lưu thông trên Quốc lộ 9 chủ yếu là xe tải và xe khách,
địa hình tuyến đường này khá dốc và nhiều khúc cua hẹp. Do đó, nguy cơ xảy ra tai
nạn giao thông đường bộ đối với việc chuyên chở nguyên vật liệu của Dự án cũng là
vấn đề đáng quan tâm.
Ngoài ra, tuyến đường từ cầu Khe Van vào khu vực Dự án là các tuyến liên xã,
liên thôn đã được cấp phối đá dăm và bê tông hoá đáp ứng được các nhu cầu dân sinh.
Hoạt động vận chuyển của Dự án tập trung các phương tiện có tải trọng cao sẽ có khả
năng làm xuống cấp chất lượng các tuyến đường này.
3.1.2.2. Đánh giá, dự báo tác động của hoạt động thi công các hạng mục công trình

a. Đánh giá, dự báo tác động của khí thải và bụi từ các hoạt động thi công các hạng
mục công trình
Các hoạt động phát sinh bụi và khí thải chủ yếu gồm có:
- Khí thải từ hoạt động của các loại máy móc, thiết bị sử dụng nhiên liệu là dầu
DO sẽ phát sinh ra khí thải có thành phần như: Bụi, CO, NOx, SO2, VOC.
- Bụi từ các hoạt động bốc xúc và lưu trữ nguyên vật liệu xây dựng, thành phần
chủ yếu là bụi đất, đá.
- Bụi từ các hoạt động thi công xây dựng khác như: tháo dỡ cốp pha, trộn nguyên
vật liệu, hoạt động nấu ăn của công nhân...
Đánh giá tác động: Dự án có vị trí nằm dàn trải, không tập trung cùng một khu
vực nên phương pháp thi công theo hình thức cuốn chiếu (thi công đến đâu hoàn thành
đến đó), đồng thời khu vực thi công các trụ tuabin, trạm biến áp nằm cách xa khu dân
cư (>300m), do đó khí thải và bụi từ các hoạt động thi công xây dựng phát sinh tại
cùng một thời điểm trong cùng một không gian là rất thấp. Tuy nhiên, để đảm bảo sức
khỏe của công nhân thi công, Chủ dự án sẽ có các biện pháp thích hợp sau này.
b. Đánh giá, dự báo tác động của nước thải


* Nước thải sinh hoạt
- Nguồn phát sinh nước thải trong quá trình thi công Dự án chủ yếu là nước thải
sinh hoạt của công nhân xây dựng (lúc cao điểm khoảng 100 người).
- Tải lượng nước thải sinh hoạt phát sinh: Theo TCXDVN 33:2006 của Bộ Xây
dựng, lượng nước cấp cho 1 người là 100 lít/người/ngày. Lượng nước thải sinh hoạt
của 1 người lấy bằng 100% lượng nước cấp.
100 công nhân × 100% × 100 lít/người/ngày = 10 m3/ngày
- Thành phần của nước thải sinh hoạt gồm nhiều chất lơ lửng, dầu mỡ, nồng độ
chất hữu cơ cao, các chất cặn bã, các chất hữu cơ hoà tan (thông qua các chỉ tiêu BOD,
COD), các chất dinh dưỡng (nitơ, phốt pho) và vi sinh vật. Đặc tính nước thải sinh
hoạt như sau:
Bảng 3.9. Tải lƣợng và nồng độ chất ô nhiễm trong nƣớc thải sinh hoạt [18]


1
2
3
4

BOD5
COD
TSS
Tổng N

49,5
87
107,5
8

4.950
8.700
10.750
800

773,4
1.359,4

QCVN
14:2008/BTNMT
(cột B)
50
-


1.679,7
125,0

100
-

5
6

Tổng P
Dầu mỡ

2,6
20

260
2.000

40,6

20

Hệ số
TT Chất ô nhiễm
(g/ngƣời/ngày)

Tải lƣợng
(g/ngày)

Nồng độ

(mg/L)

312,5

Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B: Quy định giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào
các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Đánh giá tác động: Kết quả tham khảo ở bảng trên cho thấy, nước thải sinh hoạt
khi chưa được xử lý có nồng độ các chất ô nhiễm cao hơn nhiều so với quy chuẩn
QCVN 14:2008/BTNMT (cột B). Nếu không xây dựng, lắp đặt hệ thống thu gom và
xử lý thì hàng ngày sẽ có một lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường. Đây là nguồn ô
nhiễm đáng kể, tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân và người dân gần
khu vực Dự án, gây dịch bệnh và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường các thủy vực tiếp
nhận. Do đó, Chủ dự án sẽ yêu cầu nhà thầu thi công phải có biện pháp thu gom và xử
lý nước thải sinh hoạt của công nhân.
* Nước thải xây dựng


Nước thải xây dựng phát sinh chủ yếu từ các hoạt động trộn bê tông, rửa nguyên
vật liệu, rửa máy móc, thiết bị và phương tiện giao thông, tưới bảo dưỡng công
trình,… Thành phần nước thải này chứa đất đá, các chất lơ lửng, các chất vô cơ, dầu
mỡ,... Tải lượng nước thải phát sinh do hoạt động xây dựng phụ thuộc vào rất nhiều
yếu tố như: phương pháp thi công, khối lượng thi công, ý thức tiết kiệm nước của công
nhân,…
Bảng 3.10. Thành phần và tính chất của nước thải bảo dưỡng máy móc, thiết bị [2]
Nồng độ các chất gây ô nhiễm
Loại nƣớc thải

1


Từ bảo dưỡng thiết bị

20 - 30

Dầu mỡ
(mg/l)
-

2
3

Từ rửa thiết bị
Từ làm mát thiết bị

50 - 80
10 - 20

1,0 - 2,0
0,6 - 1,3

150 - 200
10 - 50

150

10

100


TT

QCVN 40:2011/BTNMT (cột B)

COD (mg/l)

SS (mg/l)
50 - 80

Đánh giá tác động: Nước thải của quá trình thi công xây dựng phát sinh trong
công đoạn xây trát (trộn vữa, nhúng gạch ướt, tưới tường, quét vôi,…), đổ bê tông (rửa
đá, sỏi cát, trộn và bảo dưỡng bê tông, chống thấm,…), rửa thiết bị xây dựng,… Trong
trường hợp mưa lớn, nước tràn qua các khu vực đang đào đắp hoặc các kho, bãi vật
liệu hở… sẽ làm cho độ đục tăng cao. Lượng nước thải này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến
chất lượng nước khe Giang Thoan và suối Tiên Hiên.
* Nước mưa chảy tràn
Lượng nước mưa chảy tràn trong diện tích khu vực được xác định theo (TCVN
7957:2008 - Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế)
theo công thức: Q = q × C × F
Trong đó:
Q - là lượng nước mưa chảy tràn.
F - là diện tích mặt bằng hạng mục thi công.
q - là lượng mưa tháng lớn nhất trong vòng 6 năm gần đây (2012-2017) có giá trị
779,6 mm.
C - là hệ số dòng chảy, C = 0,3 tương ứng với mặt đất, cỏ, độ dốc 1 - 2%.


Bảng 3.11. Lƣu lƣợng nƣớc mƣa chảy tràn qua từng hạng mục khu vực Dự án
Hạng mục


TT

Diện tích
(m2)
80.050
6.368
114

Lƣợng mƣa chảy
tràn (m3/tháng)
18.722
1.489

I
1
2

CÁC CÔNG TRÌNH HẠNG MỤC CHÍNH
Móng tuabin và hành lang bảo vệ móng tuabin
Móng và hành lang an toàn trụ đường dây 22kV

3
4

Hành lang và móng đường dây 110kV
Trạm nâng áp 110/22kV và nhà điều hành

4.613
9.000


27
1.079
2.105

5

Đường nội bộ

59.955

14.022

II
1
2
3
4
5

CÁC CÔNG TRÌNH HẠNG MỤC PHỤ TRỢ
Bãi thi công tuabin
Kho kín chứa vật tư thiết bị thi công
Kho hở chứa vật tư thiết bị thi công
Bãi đỗ xe và thiết bị thi công
Khu nhà Tổng thầu tại công trường

173.549
30.000
500
2.000

2.000
1.500

40.590
7.016
117
468
468

6
7
8
9

Phòng thí nghiệm hiện trường
Khu nhà ở cho công nhân xây dựng
Hành lang thi công đường dây 22kV
Hành lang thi công đường dây 110kV

200
1.500
26.062
109.787

6.095
25.677

253.599

59.312


TỔNG CỘNG

351
47
351

Với thành phần, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được đánh
giá theo bảng sau:
Bảng 3.12. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc mƣa chảy tràn [18]
Các chất ô nhiễm

TT

Nồng độ (mg/l)

1

Tổng Nitơ

2

Tổng Phospho

3

COD

1020


4

TSS

1020

0,51,5
0,0040,03

Đánh giá tác động: Qua quá trình khảo sát thực địa cho thấy địa chất ở khu vực
Dự án chủ yếu là đất sét bazan nên lượng nước mưa chảy tràn thấm xuống đất không
nhiều, phần lớn sẽ chảy tràn trên bề mặt. Bên cạnh đó, nước mưa có thể cuốn theo các
chất bẩn như: đất cát, rác thải, dầu mỡ,... làm ô nhiễm thủy vực tiếp nhận (khe Giang
Thoan, suối Tiên Hiên, suối Ra Ghi).


Ngoài ra, khu vực Dự án có địa hình không bằng phẳng, chủ yếu là đồi núi nhấp
nhô, nên khả năng sạt lở đất khi có mưa lớn kéo dài rất dễ xảy ra. Nếu hiện tượng sạt
lở đất xảy ra không chỉ làm chậm tiến độ Dự án mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng
công nhân và chất lượng công trình sau này. Do đó để hạn chế tốt nhất các tác động
xấu do nước mưa chảy tràn trên công trường, Chủ dự án sẽ áp dụng các biện pháp
thích hợp sau này.
c. Đánh giá, dự báo tác động của CTR
* CTR xây dựng
CTR xây dựng bao gồm đất đá rơi vãi trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ; đất đá
thải ra từ quá trình đào móng, làm đường; các loại bao bì đựng VLXD; sắt thép; gạch
ngói vụn;...Các loại CTR này có khối lượng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: phương
pháp thi công, ý thức của công nhân thi công, chất lượng vật liệu, ...
Trên thực tế, khối lượng thi công lớn nhất là móng tuabin, quá trình này sẽ sử
dụng bê tông tươi (bê tông trộn sẵn) được cung cấp từ đơn vị ngoài nên lượng bao bì

xi măng hầu như rất ít phát sinh.
* CTR sinh hoạt
CTR sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của 100 CBCNV trên công
trường. Lượng rác thải sinh hoạt tính trung bình từ khoảng 0,5 kg/người/ngày (Giáo
trình Quản lý CTR - GS. Trần Hiếu Nhuệ biên soạn, Nxb Xây dựng, 2001), với tổng số
công nhân trên công trường là 100 người thì tổng lượng rác thải phát sinh tính được
khoảng 50 kg/ngày.
Thành phần chủ yếu của rác thải sinh hoạt gồm:
- Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như rau quả, thức ăn dư thừa,…
- Các loại bao bì, gói đựng đồ ăn, thức uống,…
- Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, thuỷ tinh,…
Đánh giá tác động: CTR sinh hoạt nếu không được thu gom xử lý, phát tán tự do
ra môi trường sẽ làm mất mỹ quan khu vực, xâm nhập vào đất làm thay đổi kết cấu đất,
gây ô nhiễm đất; nước mưa có thể cuốn theo các chất thải xây dựng làm ô nhiễm môi
trường nước. Do đó, Chủ dự án sẽ yêu cầu Nhà thầu thu gom tận dụng và xử lý thích
hợp.
* Chất thải nguy hại
Chất thải nguy hại phát sinh bao gồm:


CTNH trong giai đoạn này chủ yếu phát sinh từ quá trình sửa chữa máy móc,
thiết bị thi công, bao gồm các loại như: giẻ lau, dầu mỡ thải,… Khối lượng phát sinh
ước tính khoảng 15kg/tháng. Lượng CTNH phát sinh từ Dự án với khối lượng không
lớn, đồng thời công tác bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa máy móc, thiết bị sẽ được
Chủ dự án và nhà thầu thực hiện ở các gara trên địa bàn nên sẽ hạn chế được tình trạng
phát sinh CTNH tại khu vực công trường. Trong trường hợp lượng CTNH này phát
sinh tại công trường, Chủ dự án sẽ có biện pháp quản lý, thu gom và xử lý thích hợp.
Đánh giá tác động: CTNH phát sinh trên công trường không lớn tuy nhiên với
tính chất độc hại tới môi trường và con người nên sẽ có tác động nhất định. Tác động
của CTNH đáng quan tâm nhất trong giai đoạn thi công là dầu mỡ từ phương tiện bị rò

rỉ hoặc bị nước mưa cuốn trôi làm ô nhiễm các thủy vực tiếp nhận.
d. Đánh giá, dự báo tác động của tiếng ồn
Nguồn phát sinh tiếng ồn: Từ quá trình vận hành các máy móc, thiết bị trong thi
công xây dựng các hạng mục công trình: Máy ủi, máy khoan, máy đào, máy trộn bê
tông,…
Mức ồn từ hoạt động của các máy móc, thiết bị thi công được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 3.13. Mức ồn phát sinh từ hoạt động của phƣơng tiện giao thông và máy
móc thiết bị trong giai đoạn thi công [4]
TT

Các phƣơng tiện

Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

1
2
3
4

Máy ủi
Máy khoan
Máy lu
Xe tải

93
87
80
75


5

Cần cẩu

89

Để đánh giá được ảnh hưởng của độ ồn tới các đối tượng là khu dân cư và công
nhân trực tiếp vận hành, mức độ ồn giảm theo khoảng cách được tính theo công thức
(3), cho kết quả như sau:
Bảng 3.14. Mức ồn phát sinh từ các hoạt động thi công tại khoảng cách x (m)

TT

Các phƣơng tiện

Mức ồn cách
nguồn 1m (dBA)

Mức ồn cách
nguồn 20m
(dBA)

Mức ồn cách
nguồn 300m
(dBA)


1

Máy ủi


93

67

43

2

Máy khoan

87

61

37

3

Máy lu

80

54

30

4

Xe tải


75

49

25

5

Cần cẩu

89

63

39

QCVN 26:2010/BTNMT

70 dBA (từ 6h đến 21h)

Đánh giá tác động: Kết quả tính toán ở Bảng 3.14 cho thấy mức ồn từ khoảng
cách 20m trở lên có giá trị thấp hơn tiêu chuẩn cho phép theo QCVN
26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về tiếng ồn. Nhưng do trên khu vực
xây dựng các hoạt động không chỉ tách biệt mà có nhiều thiết bị cùng hoạt động trong
cùng một thời gian nên tiếng ồn sẽ tác động cộng hưởng, nên trên thực tế cường độ ồn
có thể lớn hơn.
- Tiếng ồn lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của công nhân và tác động
đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như: gây mất ngủ, đau đầu, tăng
strees,...

+ Phạm vi và đối tượng bị tác động: Công trường của Dự án có khoảng cách
gần nhất đến khu dân cư >300m. Do đó, mức ồn không gây ảnh hưởng đến dân cư mà
chỉ ảnh hưởng cục bộ đến công nhân làm việc trực tiếp tại công trường. Mức ồn cao sẽ
gây ảnh hưởng đến năng suất lao động, gây bệnh nghề nghiệp nếu không có giải pháp
hạn chế.
+ Thời gian tác động của tiếng ồn sẽ diễn ra trong vòng 01 năm thi công. Chủ
dự án sẽ có biện pháp giảm thiểu tác động này.
e. Đánh giá, dự báo tác động đến môi trường sinh thái
Đối với hệ động thực vật trong và lân cận khu vực Dự án: Trong quá trình thi
công xây dựng sẽ tập trung số lượng công nhân và máy móc, thiết bị lớn. Các hoạt
động gây ra tiếng ồn của máy móc, thiết bị sẽ làm cho các loài động vật tự nhiên
hoảng sợ, buộc chúng phải di chuyển đến nơi khác để sinh sống. Ngoài ra, việc tập kết
các bãi nguyên vật liệu khi có mưa sẽ cuốn theo các chất bẩn làm ảnh hưởng đến các
loại động vật thủy sinh.
Đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Hướng Hóa nằm cách Dự án khoảng 2km
về phía Tây Bắc nên tiếng ồn cũng như các tác động khác trong quá trình thi công sẽ
không tác động tới hệ sinh thái nơi đây. Các tuyến đường vận chuyển nguyên, vật liệu
thi công cũng không đi ngang qua Khu bảo tồn này nên hoạt động của phương tiện
giao thông không ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật trong Khu bảo


tồn (điều này có thể giải thích do tuyến đường này đang được người dân sử dụng để đi
lại và vận chuyển hàng hóa từ lâu nên tác động này là không lớn).
f. Đánh giá, dự báo tác động đến kinh tế xã hội
* Tích cực:
- Việc triển khai thi công xây dựng dự án sẽ đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa
- hiện đại hóa tỉnh nhà.
- Việc thu mua nguyên vật liệu thi công trên địa bàn xây sẽ làm tăng các khoản
thuế, phí và lệ phí cho tỉnh.
- Quá trình thi công Nhà máy sẽ tạo ra việc làm cho khoảng 100 lao động.

- Sự có mặt của công nhân thi công sẽ góp phần tăng nhu cầu tiêu thụ hàng hoá
của khu vực.
- Theo quy hoạch phát triển điện gió trong các giai đoạn tới thì vùng Hướng
Hiệp, Hướng Linh, Hướng Phùng sẽ là trung tâm của các dự án điện gió trên địa bàn
tỉnh. Việc hình thành các trụ tuabin điện gió gần nhau sẽ góp phần cải tạo cảnh quan
khu vực, thúc đẩy phát triển du lịch trong vùng.
* Tiêu cực:
- Quá trình thi công đường dây 110kV có băng qua các tuyến đường giao thông
như: liên thôn, liên xã Hướng Hiệp - Hướng Linh - Hướng Tân - Tân Hợp sẽ làm ảnh
hưởng đến quá trình lưu thông của các phương tiện do việc thi công kéo, rải dây dẫn
điện. Ngoài ra, đường dây 110kV của dự án còn băng qua các tuyến đường điện 22kV
hiện hữu, do đó quá trình kéo, rải dây sẽ phải cắt điện các tuyến đường dây này làm
ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất của người dân trong vùng.
- Phát sinh chất thải rắn, khí thải, bụi, tiếng ồn, độ rung,... ảnh hưởng đến môi
trường không khí, môi trường đất, chất lượng nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến sức
khỏe của công nhân lao động và người dân lân cận khu vực Dự án.
- Việc tập trung nhiều công nhân xây dựng sẽ làm phát sinh các tệ nạn xã hội;
- Quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc phục vụ thi công, máy móc
phục vụ vận hành có khối lượng lớn sẽ là hư hỏng các tuyến đường giao thông của xã
Hướng Hiệp, đặc biệt là tuyến đường bê tông liên thôn. Bên cạnh đó, việc thi công
tuyến đường nội bộ có khả năng trượt lở, bồi lấp các đồng ruồng, đất canh tác của
người dân nếu không thực hiện nghiêm túc các yêu cầu kỹ thuật, biện pháp thi công.
3.1.3. Đánh giá, dự báo các tác động trong giai đoạn vận hành của dự án
3.1.3.1. Đánh giá, dự báo tác động của các nguồn phát sinh chất thải


Dự án Nhà máy điện gió Hướng Hiệp 1 sử dụng nguồn năng lượng từ gió để tạo
ra điện năng, là năng lượng tái tạo và thuộc loại điện sạch vì không phát thải khí nhà
kính, không làm thay đổi khí hậu toàn cầu, không tạo ra chất gây ô nhiễm môi trường,
không cần bất kỳ một loại nhiên liệu nào, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các

hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, nuôi trồng và sinh sống của con
người và những động vật khác.
Tuy nhiên, để duy trì vận hành Nhà máy, Công ty sẽ sử dụng thường xuyên
khoảng 30 lao động thực hiện công tác duy tu, bảo dưỡng, vệ sinh máy móc thiết bị,...
Do đó, việc lưu trú của các CBCNV này sẽ phát sinh ra một lượng chất thải nhất định.
Cụ thể như sau:
a. Đánh giá, dự báo tác động do bụi và khí thải
Như đã phân tích ở trên, quá trình sản xuất điện hoàn toàn nhờ vào sức gió,
không sử dụng các loại nhiên liệu do đó không làm phát sinh các chất làm ô nhiễm
môi trường không khí. Lượng khí thải chủ yếu phát sinh từ các phương tiện giao thông
của CBCNV bao gồm các chất như: bụi, CO, NOx, SO2, VOC. Tuy nhiên, số lượng
phương tiện của CBCNV không lớn, đồng thời có công suất động cơ nhỏ, hoạt động
không liên tục, do đó tác động này xem như không đáng kể.
b. Đánh giá, dự báo tác động do nước thải
Như đã phân tích ở trên, hoạt động của Nhà máy không làm phát sinh nước thải
sản xuất mà chỉ có nước thải từ quá trình sinh hoạt và nước mưa chảy tràn.
* Nước thải sinh hoạt
Hoạt động sinh hoạt hàng ngày của 30 CBCNV phát sinh một lượng nước thải có
khả năng gây ô nhiễm môi trường. Thành phần nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các
chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và các vi sinh vật; về nồng độ tương tự như nêu tại Bảng
3.6.
Thải lượng: Với định mức cấp nước 100 lít/người/ngày (theo TCXDVN 33-2006)
và tỷ lệ thải là 100% lượng nước cấp, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh hàng ngày
là: 30 người × 100 lít/người/ngày × 100% = 3 m3/ngày.
Lượng nước thải này tuy không nhiều nhưng do chứa các vi sinh vật có khả năng
trở thành nơi phát triển, lây lan các vi sinh vật gây bệnh cho người và động vật hoặc
gây ảnh hưởng đến nguồn nước mặt gần khu vực Dự án, thấm qua đất gây ô nhiễm
nước dưới đất. Do đó, để thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại Nhà máy, Chủ dự án
sẽ có biện pháp thích hợp sau này.



* Nước mưa chảy tràn
Khi Dự án đi vào hoạt động, lưu lượng nước mưa chảy tràn được tính theo
phương pháp như ở giai đoạn thi công, tuy nhiên phần diện tích tính toán chỉ bao gồm
các công trình đã được xây dựng. Trong giai đoạn này hầu hết kết cấu bề mặt đều
được đổ bê tông hoặc có mái che nên hệ số dòng chảy được tính là 0,8. Lưu lượng
nước mưa chảy tràn như sau:
Q = 80.050 m2 × 0,7796 m/tháng × 0,8 = 49.926 m3/tháng.
Đánh giá tác động: Nước mưa là nước quy ước sạch, có thể đổ trực tiếp ra môi
trường. Tuy nhiên, khi chảy tràn trên bề mặt, nếu không có tuyến thu gom thoát sẽ
cuốn trôi đất đá, làm đục nguồn nước, tắc nghẽn dòng chảy và có thể gây sạt lở đất. Để
thu gom toàn bộ nước mưa chảy tràn trong phạm vi Nhà máy, Chủ dự án sẽ tiến hành
xây dựng hệ thống thoát nước mưa thích hợp sau này.
c. Đánh giá, dự báo tác động do CTR
* Nguồn phát sinh CTR sinh hoạt
CTR sinh hoạt phát sinh từ 30 CBCNV: Theo tính toán như trên thì lượng CTR
sinh hoạt là 15kg/ngày. Thành phần của CTR sinh hoạt gồm: thức ăn thừa, bao bì
nilon, bìa carton, xương động vật,…
Đánh giá tác động: CTR sinh hoạt có khối lượng phát sinh không nhiều, tuy
nhiên nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ gây ảnh hưởng tới mỹ quan của
Nhà máy, đồng thời nước mưa có thể cuốn theo làm tắc nghẽn các tuyến thoát nước,
làm phát sinh mùi hôi nếu để quá lâu ngày gây ảnh hưởng tới quá trình làm việc của
CBCNV. Vì vậy Công ty sẽ có biện pháp giảm thiểu thích hợp sau này.
* Nguồn phát sinh CTR sản xuất thông thường
Trong giai đoạn này của Dự án, nguồn phát sinh CTR sản xuất chủ yếu từ các
hoạt động bảo dưỡng đường dây tải điện, hoạt động của văn phòng làm việc. Thành
phần chủ yếu là dây điện bằng nhôm và thép, sứ cách điện bị hỏng với khối lượng phát
sinh không thường xuyên, chỉ khi có sự cố hư hỏng mới phát sinh loại chất thải này.
Đối với hoạt động của văn phòng làm việc sẽ phát sinh một lượng CTR chủ yếu là
giấy loại, bao bì nilon và bìa carton với khối lượng ước tính khoảng 30 kg/tháng.

Đánh giá tác động: CTR sản xuất phát sinh với khối lượng không ổn định đặc
biệt từ quá trình bảo trì, bảo dưỡng đường dây. Lượng chất thải này có thể nhiều năm
mới phát sinh một lần, do đó tác động này là không lớn. Đối với CTR sản xuất thông
thường phát sinh từ hoạt động văn phòng nếu không được thu gom, xử lý sẽ làm ảnh


hưởng tới mỹ quan của Nhà máy, gây ô nhiễm môi trường đất, nước của khu vực, do
đó Chủ dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu thích hợp sau này.
* Nguồn phát sinh CTNH
Trong giai đoạn vận hành của Dự án nguồn phát sinh CTNH từ các hoạt động
như: bảo dưỡng tuabin; tra mỡ các trục, bánh răng truyền động; bảo dưỡng trạm biến
áp; hoạt động văn phòng với thành phần tương ứng như: giẻ lau dính dầu; bao bì,
thùng đựng dầu mỡ; mực in; bóng đèn huỳnh quang; dầu thải máy biến áp (chỉ phát
sinh khi có sự cố cháy nổ hoặc hư hỏng máy biến áp) có chứa nhiều thành phần độc
hại cho môi trường và con người với khối lượng phát sinh được thể hiện như bảng sau:
Bảng 3.15. Danh mục CTNH phát sinh định kỳ của Nhà máy
TT

Loại chất thải

Đ c tính
(rắn, lỏng, bùn)

Khối lƣợng

1

Bóng đèn huỳnh quang thải

Rắn


0,5 kg/tháng

2

Hộp mực in

Rắn

0,5 kg/tháng

3

Giẻ lau nhiễm dầu mỡ

Rắn

12 kg/đợt

4

Hộp đựng dầu mỡ bôi trơn

Rắn

24 kg/đợt

Đối với việc bảo dưỡng tuabin được thực hiện định kỳ khoảng 6 tháng 1 lần, hoạt
động làm phát sinh CTNH là từ việc lau chùi dầu mỡ cũ để tra dầu mỡ bôi trơn mới,
ước tính khối lượng giẻ lau dính dầu mỡ khoảng 1kg và khối lượng hộp đựng dầu mỡ

bôi trơn là 2kg cho mỗi tuabin. Như vậy, khối lượng giẻ lau dính dầu là 12kg/đợt và
khối lượng hộp đựng dầu mỡ là 24kg/đợt bảo dưỡng.
Đối với quá trình bảo dưỡng 02 máy biến áp sẽ làm phát sinh CTNH từ việc lau
chùi dầu rò rỉ từ máy (nếu có). Ước tính khối lượng giẻ lau dính dầu là 02kg/đợt bảo
dưỡng.
Trong thành phần CTNH phát sinh tại nhà máy đáng quan tâm nhất là lượng dầu
thải từ máy biến áp có khối lượng phát sinh tương đối lớn. Việc kiểm tra chất lượng
dầu máy biến áp trong quá trình vận hành được thực hiện định kỳ hàng năm, Công ty
sẽ thuê đơn vị có chức năng tiến hành kiểm tra chất lượng dầu của máy biến áp (kiểm
tra khả năng cách điện của dầu máy biến áp), số lượng dầu lấy ra mỗi lần kiểm tra là
khoảng 0,5 - 1 lít trong tổng số lượng dầu máy biến áp. Trong trường hợp dầu máy
biến áp đạt yêu cầu để tiếp tục sử dụng, Công ty sẽ bổ sung lại bằng với lượng dầu đã
lấy ra kiểm tra; trường hợp kiểm tra dầu máy biến áp có độ cách điện không đạt yêu
cầu thì đơn vị có chức năng mà Công ty thuê sẽ tiến hành lọc dầu và cặn dầu sau khi
lọc cũng sẽ được đơn vị có chức năng này thu gom, xử lý. Khi dầu máy biến áp không


đạt tiêu chuẩn cách điện nữa thì tiến hành thay dầu mới. Tất cả lượng dầu máy biến áp
thải ra để thay dầu mới vào sẽ được rút về và lưu chứa tạm thời tại bể chứa dầu sự cố,
sau đó, Công ty sẽ hợp đồng với đơn vị có chức năng sẽ tiến hành thu gom và xử lý
theo đúng quy định tại Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ TNMT
về quản lý chất thải nguy hại.
Ngoài ra, dầu thải còn có thể phát sinh từ sự cố cháy nổ hoặc hư hỏng máy biến áp
110kV, khối lượng dầu thải phát sinh nếu xảy ra sự cố là 37 tấn (cả 02 máy).
Đánh giá tác động: Lượng CTNH của Nhà máy phát sinh không thường xuyên
do hoạt động bảo dưỡng định kỳ là 6 tháng 1 lần. Tuy nhiên, với thành phần chủ yếu
chứa các chất độc hại nếu không được thu gom và xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng tới môi trường xung quanh. Chính vì vậy, Công ty sẽ có các biện pháp
giảm thiểu thích hợp sau này.
3.1.3.2. Đánh giá tác động của các nguồn không liên quan đến chất thải

a. Đánh giá, dự báo tác động do tiếng ồn
* Tiếng ồn từ các trụ tuabin
Cũng như tất cả những máy móc hoặc thiết bị cơ, tuabin điện gió khi hoạt động
sẽ phát sinh một độ ồn nhất định. Độ ồn này do sự chuyển động của những hệ thống
cơ trong tuabin điện gió và dòng gió tác động vào cánh quạt. Tuỳ theo công nghệ, nhà
sản xuất và công suất mà độ ồn phát sinh của tuabin điện gió khác nhau. Ngoài ra, độ
ồn phát sinh còn lệ thuộc vào mật độ của không khí, tốc độ gió và độ cao của hệ thống
cánh quạt. Độ ồn thông thường tại tâm hệ thống cánh của tuabin điện gió có công suất
từ 2÷3MW ở khoảng 98÷109 dBA.
Đối với tuabin điện gió của Dự án (loại Vetas V90) ở mật độ không khí 1.225
kg/m và độ cao tâm cánh quạt 80m theo những tốc độ gió khác nhau sẽ phát sinh ra
mức ồn khác nhau, cụ thể như sau:
3

Bảng 3.16. Tốc độ gió và độ ồn của tuabin điện gió Vetas V90 [7]
TT
1
2
3
4
5

Tốc độ gió
4 m/s
5 m/s
6 m/s
7 m/s
8 m/s

Độ ồn

94,4 dBA
99,4 dBA
102,5 dBA
103,6 dBA
104,0 dBA


×