Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

BÀI 10 CÔNG NGHIỆP HÓA – NHIỆM VỤ TRUNG TÂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.4 KB, 13 trang )

GIÁO ÁN
Bài 10
CÔNG NGHIỆP HÓA – NHIỆM VỤ TRUNG TÂM CỦA THỜI KỲ
QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
(Dành cho Chương trình Sơ cấp LLCT)

Tháng / năm 2018
1


BÀI 10
CÔNG NGHIỆP HÓA – NHIỆM VỤ TRUNG TÂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
A. Mục đích, yêu cầu:
- Giúp học viên nắm được:
+ Công nghiệp hóa là con đường tất yếu để xây dựng xã hội mới
+ Tiến trình công nghiệp hóa ở VN; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Giúp học viên có sự hiểu biết đúng đắn về nhiệm vụ công nghiệp hóa của đất
nước từ đó vận dụng vào trong cuộc sống hàng ngày của mỗi cá nhân.
B. Kết cấu nội dung, trọng tâm của bài:
Gồm 2 phần:
I. Công nghiệp hóa – con đường tất yếu để xây dựng xã hội mới.
II. Tiến trình công nghiệp hóa ở Việt Nam.
C. Tài liệu phục vụ soạn giảng:
- Tài liệu: “Chương trình sơ cấp lý luận chính trị” của Ban Tuyên giáo trung ương
– NXB Chính trị quốc gia – sự thật, Hà Nội, 2013.
D. Nội dung các bước lên lớp:
Bước 1. Ổn định tổ chức:
Sĩ số:
Bước 2. Kiểm tra bài cũ:


Câu hỏi: Nêu những nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên
CNXH ở VN?
Bước 3: Giảng bài mới:
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng.
Từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu với 90% dân số làm nghề nông, đến nay
nước ta đã xây dựng được cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội từng
2


bước đáp ứng được cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những
thành tựu của quá trình CNH, HĐH đã đưa đất nước ngày càng phát triển, nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân và góp phần bảo đảm an ninh,
quốc phòng.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được Việt Nam còn đứng trước
nhiều thách thức lớn và diễn biến phức tạp. Cụ thể là: Tốc độ tăng trưởng kinh tế
trong những năm gần đây đã bị suy giảm; một số vấn đề xã hội phát sinh chậm
được giải quyết. Trong khi đó, tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên và tệ quan liêu, tham
nhũng, lãng phí vẫn nghiêm trọng, làm giảm sút niềm tin của nhân dân đối với
Đảng và Nhà nước. Môi trường ở nhiều nơi đang bị ô nhiễm, tài nguyên, đất đai
chưa được quản lý tốt... Tất cả những vấn đề đó ảnh hưởng không nhỏ tới công
cuộc CNH, HĐH đất nước.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do đang có sự lệch
pha giữa nhận thức về lý luận và thực tiễn. Thực tế là các cở sở lý luận thường
bao hàm quá nhiều nội dung nhưng lại thiếu những giải pháp có tính khả thi và cụ
thể. Vì vậy để nâng cao nhận thức lý luận về công cuộc công nghiệp hóa – nhiệm
vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta từ đó ứng dụng
vào thực tiễn mỗi cá nhân, tôi và các đồng chí cùng tìm hiểu bài học ngày hôm
nay.
BÀI 10

CÔNG NGHIỆP HÓA – NHIỆM VỤ TRUNG TÂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CNXH Ở VIỆT NAM
I. Công nghiệp hóa – con đường tất yếu để xây dựng xã hội mới.
1. Nhiệm vụ xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất trong thời kỳ quá
độ lên CNXH ở VN và sự cần thiết tiến hành công nghiệp hóa
Công nghiệp hóa là gì?
3


Lịch sử công nghiệp hóa trên thế giới đã trải qua hàng trăm năm. Vào giữa
thế kỷ XVIII, một số nước phương Tây, mở đầu là nước Anh đã tiến hành cuộc
cách mạng công nghiệp, với nội dung chủ yếu là chuyển từ lao động thủ công sang
lao động cơ khí. Đây là mốc đánh dấu sự khởi đầu cho tiến trình công nghiệp hóa
của thế giới. Tuy vậy, phải đến thế kỷ XIX, khái niệm công nghiệp hóa mới được
dùng để thay thế cho khái niệm cách mạng công nghiệp, mặc dù sau cách mạng
công nghiệp ở Anh, một thế hệ công nghiệp hóa đã diễn ra ở các nước Tây Âu,
Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Có thể khái quát, Công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh
tế lạc hậu thành một nước công nghiệp.
Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau:
- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện
các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội,
- Từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ
biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại.
(Trước đây là hình ảnh ‘‘con trâu đi trước cái cày theo sau’’ thì nay máy
cày, máy gặt lúa, tuốt lúa đã thay thế phần lớn sức lao động của người nông dân...
Một công ty bốc dỡ hàng hóa cần đến 12 người làm để bốc xếp hàng nhưng khi có
máy móc thay thế chỉ cần có 5 người mà thời gian bốc xếp lại tăng lên gấp đôi...)
- Dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.

Để có một xã hội như ngày nay không phải do tự nhiên mà có, mà là do quá
trình tích luỹ về lượng ngay từ khi loài người xuất hiện.
Con người tác động vào thế giới tự nhiên, cải biến nó thông qua lao động để
tạo ra những thành công đáng kể.
Ngày nay, để phát triển, các nước đã cố gắng rất nhiều trong cuộc cạnh
tranh, chạy đua về kinh tế thể hiện qua chính sách, đường lối, về các mặt của
QHSX-LLSX. Vì vậy:
4


- CNH là bước đi tất yếu để tạo ra CSVC, kỹ thuật cho nền sản xuất hiện đại.
Tuỳ từng nước khác nhau mà việc xây dựng CSVC - kỹ thuật khác nhau. Với
Việt Nam - có nền sản xuất nhỏ, kỹ thuật thủ công là chủ yếu, nên muốn tồn tại và
phát triển CSVC- kỹ thuật thì phải CNH.
Vậy CNH giúp chúng ta những gì ?
- Thực hiện CNH giúp chúng ta:
+ Xây dựng CSVC- kỹ thuật cho CNXH ở nước ta.
+ Tiến hành tái sản xuất mở rộng, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân...
+ Tăng cường phát triển lực lượng giai cấp công nhân.
+ Củng cố quốc phòng, giữ vững ANCT- TTATXH.
+ Xây dựng và phát triển nền văn hoá dân tộc, xây dựng con người mới.
- Đại hội XI tiếp tục khẳng định: “Đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước gắn với
phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường” gắn với với mục tiêu “Từ
nay đến giữa TK XXI, toàn Đảng, toàn dân ta phải ra sức phấn đấu xây dựng nước
ta trở thành một nước CN hiện đại, theo định hướng XHCN”, “vì dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
- Đại hội XII xác định: “.... Phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước
CN theo hướng hiện đại”.
2. Nội dung của công nghiệp hóa ở nước ta.

- Thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế, trọng tâm là cơ cấu lại các ngành sản
xuất, dịch vụ phù hợp với từng vùng.
Với vai trò là đô thị loại I, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật,, thành phố du lịch lễ hội về với cội nguồn dân tộc, Việt Trì chủ trương đẩy
nhanh quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã hình thành nên một số vùng
chuyên sản xuất, chuyên môn hoá như vùng rau an toàn là ở xã Chu Hóa, Sông
Lô, Tân Đức; vùng lúa ,vùng sản xuất cá Thuỵ Vân, Trưng Vương; vùng hoa ở
Thanh Đình, Hy Cương, Kim Đức....
5


- Xây dựng nền công nghiệp theo hướng phát triển mạnh những ngành có
tính nền tảng, có lợi thế so sánh và có ý nghĩa chiến lược đối với sự phát triển.
- Phát triển công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt là
công nghiệp sản xuất trang thiết bị, máy móc...
- Phát triển công nghiệp xây dựng và công nghiệp sử dụng nhiều lao động.
Phát triển thiết bị nâng đỡ, bốc xếp ở các cảng biển, sân bay, sản xuất ô tô,
đầu máy, toa xe, các phương tiện vận tải nặng, các tàu vận tải biển và sông, máy
móc thi công cầu, đường, sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu xây dựng
chất lượng cao, thiết bị điện và thiết bị viễn thông.
- Phát triển năng lực nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghiệp
có công nghệ tiên tiến, giá trị gia tăng cao.
- Quy hoạch sản xuất công nghiệp trên các vùng, phát triển các khu, cụm
công nghiệp và phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm...; xây
dựng các khu công nghệ cao; hình thành và phát triển các khu kinh tế tổng hợp ven
biển và các khu kinh tế cửa khẩu.
- Phát triển công nghiệp, dịch vụ và làng nghề gắn với bảo vệ môi trường.
Xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Phát triển và hiện đại hóa các dịch vụ tài
chính, ngân hàng, viễn thông, thương mại, du lịch, vận tải, dịch vụ CSSK,
GD&ĐT, KH-CN.

- Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp.
Xây dựng mạng lưới giao thông thiết yếu, hiện đại hoá sân bay, cảng biển và tuyến
đường bộ trọng yếu. Hiện đại hóa giao thông đô thị...
- Phát triển nhanh nguồn điện đảm bảo CNH-HĐH và nhu cầu sinh hoạt của
nhân dân. Xây dựng các công trình thuỷ lợi đa mục tiêu, nâng cao năng lực tưới
tiêu cho các loại cây trồng....
- Xây dựng các công trình xử lý chất thải rắn, nước, khí thải và các công
trình bảo vệ môi trường

6


- Phát triển các ngành công nghiệp dịch vụ công nghệ cao, hình thành và
phát huy vai trò các trung tâm đô thị lớn và các khu công nghiệp, khu kinh tế. Sử
dụng tiết kiệm quỹ đất. Tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, phát triển các vùng sản
xuất hàng hoá tập trung, thâm canh... gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến.
- Xây dựng hệ thống cảng biển, các khu công nghiệp, khu kinh tế, đô thị ven
biển gắn với phát triển công nghiệp đóng và sửa chữa tàu, khai thác, chế biến tài
nguyên, khoáng sản...
- Đưa công nghiệp và dịch vụ về nông thôn để hạn chế nông dân ra thành
phố.
Quá trình CNH tất yếu dẫn đến sự hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp, các ngành nghề mới. Nền kinh tế đuợc cơ cấu lại theo hướng tỷ trọng
ngành CN và DV ngày càng tăng, ngành NN ngày càng giảm. Vậy các vấn đề đặt
ra trong quá trình CNH là gì ?
3. Các vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hoá
Quá trình CNH tất yếu dẫn đến sự hình thành và phát triển các ngành công
nghiệp, các ngành nghề mới... Điều này dẫn đến hệ quả:
- Lao động NN dôi dư, thiếu lao động CN, nhất là lao động qua đào tạo, lao
động trình độ cao phục vụ các ngành công nghiệp hiện đại. Tình trạng di chuyển

lao động từ nông thôn ra thành phố; vấn đề an ninh lương thực xuất hiện; vấn đề về
an sinh xã hội, tệ nạn XH...
Thành tựu nổi bật trong quá trình phát triển công nghiệp, đẩy mạnh đô thị
hóa nông thôn đó là đã thu hút được nhiều dự án lớn. Theo đó phần lớn đất đai ở
khu vực nông thôn sẽ nhường chỗ cho dự án; các hộ dân nông thôn sẽ rời “lũy tre
làng” đến sinh sống tại các khu tái định cư tập trung với hệ thống cơ sở hạ tầng
và không gian hoàn toàn mang dáng dấp đô thị. Bên cạnh những thuận lợi do
công nghiệp hóa mang lại đã và đang phát sinh những vấn đề bức xúc, liên quan
đến nông nghiệp, nông thôn và nông dân, cần được nhận thức đúng và giải quyết
hợp lý. Trước tiên phải kể đến tình trạng nông dân mất đất canh tác do thu hồi
7


phục vụ các chương trình, dự án, khu công nghiệp và mở rộng hạ tầng đô thị.
Cùng với số đất bị thu hồi, tình trạng nông dân không có việc làm “ngồi chơi xơi
nước” và tiêu tiền trở nên bức xúc hơn bao giờ hết. Cuộc sống của hàng vạn hộ
nông dân hoàn toàn phụ thuộc vào số tiền đền bù tái định cư. Những người nông
dân một đời quen với ruộng vườn, với hạt lúa củ khoai, bây giờ không có đất để
canh tác, không nghề nghiệp. Sự nhàn rỗi cộng với số tiền đền bù khá cao, tạo cho
họ một cuộc sống sung túc tạm thời, làm cho họ có ảo tưởng mình là một tỷ phú, từ
đó thỏa sức tiêu tiền mà không nhận ra mình đang phung phí chính nguồn sống
của tương lai. Sự đổi đời, giàu lên một cách nhanh chóng cộng với sự nhàn rỗi
trong môi trường mới mẻ, nhiều cạm bẫy cũng đã tạo cơ hội không thể tốt hơn cho
các tệ nạn xã hội phát sinh và phát triển, đặc biệt là trong thanh, thiếu niên.
- Nhu cầu về vốn, nguyên liệu, dịch vụ phục vụ công nghiệp hóa ngày càng
tăng tất yếu dẫn đến hình thành các kênh thu hút vốn đầu tư. Hệ quả là khai thác tài
nguyên bừa bãi, buôn lậu…
- Năng suất lao động xã hội tăng, đồng thời xuất hiện tình trạng chênh lệch
thu nhập, dẫn đến phân hóa giàu nghèo; sự hình thành các cụm, khu công nghiệp,
sự đô thị hóa, hình thành các khu tập trung dân cư lớn… dẫn đến sự thay đổi lối

sống trong xã hội, hệ giá trị thay đổi.
Công nghiệp hóa phát triển đã hình thành các khu công nghiệp (KCN), khu
chế xuất (KCX) thu hút hàng trăm ngàn người lao động (NLĐ) nhập cư đến làm
việc, sinh sống ở các đô thị lớn. Phần đông NLĐ đều hiền lành, chăm chỉ làm ăn,
chắt chiu những đồng tiền kiếm được bằng mồ hôi của sức lao động để ổn định
cuộc sống hiện tại và tương lai. Nhưng, bên cạnh ấy cũng có một số NLĐ bị cám
dỗ bởi cuộc sống thực dụng nơi đô thị mà tha hóa biến chất, lao vào những tệ nạn
xã hội, thậm chí phạm pháp, gây ảnh hưởng xấu đến vấn đề an ninh trật tự xã hội
tại các KCX, KCN. Vì mưu sinh, những nam, nữ thanh niên từ nhiều vùng quê trên
mọi miền đất nước đã tìm đến các KCX, KCN với khát vọng đổi đời nơi “miền đất
hứa”. Chính vì thế, khi được nhận vào làm việc họ rất vui mừng, chăm chỉ làm
8


việc và tiết kiệm trong chi tiêu hàng ngày để có tiền gửi về quê nhà giúp đỡ gia
đình. Tuy nhiên một số thanh niên nam, nữ do ảnh hưởng lối sống đô thị, bắt đầu
biến chất sa đà vào những thú vui chơi vô bổ như (đối với nam CN thì tụ tập ăn
nhậu, hát karaoke ôm, bài bạc…); còn với nữ CN thì chạy theo những mốt áo
quần, son phấn…Họ bắt đầu “lột xác” để “hội nhập” vào cuộc sống đô thị một
cách nhanh chóng. Sự nôn nóng “hội nhập” ấy, chính là nguyên nhân dẫn đến
những bi kịch của một bộ phận nam, nữ CN hiện nay. Từ chỗ sa vào chuyện ăn
nhậu, cờ bạc một số nam CN bị đuổi việc vì không chấp hành kỷ luật lao động, rồi
sinh ra ăn cắp, lừa đảo, thậm chí tụ tập thành những băng nhóm hoạt động như
giới giang hồ tại các KCX, KCN. Những băng nhóm hoạt động theo luật giang hồ
như thế này, tuy không nhiều, nhưng đây cũng là một tệ nạn xã hội, nếu không
ngặn chặn kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất xấu trong đời sống cộng đồng NLĐ tại
các KCN, KCX.
- Qúa trình công nghiệp hóa luôn kèm theo tình trạng ô nhiễm môi trường do
khói bụi của các nhà máy, xí nghiệp gây ra; ô nhiễm nguồn nước; tiêu thụ điện
năng tăng lên, tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất ngày

càng nóng lên, bão lũ, nước biển dâng cao, hạn hán…
Trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa, cùng với sự phát triển
kinh tế - xã hội, các ngành sản xuất kinh doanh, dịch vụ các đô thị ngày càng có
nhiều nhà máy, khu công nghiệp tập trung được xây dựng. Ô nhiễm môi trường
thường chủ yếu tập trung tại các KCN cũ, do các KCN này đang sử dụng công
nghệ sản xuất lạc hậu hoặc chưa được đầu tư hệ thống xử lý chất thải trước khi
thải ra môi trường. Ô nhiễm tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm không khí như khói
bụi đã ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người. Nhất là ở Tỉnh Phú Thọ,
tại xã Thạch Sơn, huyện Lâm Thao gần khu vực Công ty cổ phần Supe Phốt phát
và Hoá chất Lâm Thao xuất hiện nhiều trường hợp người dân sống xung quanh
khu vực nhà máy bị ung thư gan, phổi, dạ dày, vòm họng. Tại xã Phú Nham, huyện
Phù Ninh gần khu vực hoạt động của các công ty sản xuất sản phẩm giấy như:
9


Tổng Công ty Giấy Việt Nam, Công ty cổ phần giấy Bãi Bằng… có nhiều trường
hợp người dân bị ung thư phổi, vòm họng, gan; tại xã Thụy Vân, thành phố Việt
Trì xuất hiện nhiều trường hợp người dân mắc bệnh về đường hô hấp và ung thư…
Đó là chính là những hệ quả mà công nghiệp hóa mang lại.
- Trong quá trình công nghiệp hóa tất yếu phải giao việc quản lý vốn, tài sản
xã hội cho một bộ phận cán bộ, công chức quản lý, dẫn đến nguy cơ tham nhũng.
Có thể nói tham nhũng tại Việt Nam là một vấn đề nhức nhối trong xã hội.
Tình hình tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp trên nhiều lĩnh vực, nhất là trong
quản lý sử dụng đất đai, đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Nhà nước, lĩnh vực tín
dụng ngân hàng, công tác tổ chức cán bộ.... Vụ án mới đây nhất đó là vụ việc làm
thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng tại PVC – Tổng công ty cổ phần xây lắp Dầu khí Việt
Nam do Trịnh Xuân Thanh cầm đầu.
Theo Báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng chống tham
nhũng hồi tháng 7 năm 2017, ông Phan Văn Sáu - Tổng Thanh tra Chính phủ cho
biết trong 10 năm qua thiệt hại do các vụ án, vụ việc tham nhũng được phát hiện

gần 60.000 tỉ đồng và trên 400 ha đất. Đến nay số tiền đã thu hồi cho nhà nước là
gần 5.000 tỉ đồng và hơn 200 ha đất. Con số này đã phản ánh tình trạng tham
nhũng ở VN đang ở mức báo động, gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên nhiều
mặt, làm xói mòn lòng tin của nhân dân, tạo ra những tiềm ẩn xung đột lợi ích,
phản ứng xã hội, làm gia tăng mạnh khoảng cách giàu nghèo.
- CNH nói chung luôn gắn liền với CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn làm
thay đổi bộ mặt nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
+ Làm thay đổi, biến dạng và chia nhỏ các đơn vị sản xuất nông nghiệp, các
ngành công nghiệp khởi động và nhanh chóng chiếm chỗ các dư địa của sản xuất
nông nghiệp, tỷ trọng của ngành nông nghiệp sẽ giảm sút, ngày càng nhỏ đi một
cách tương đối.
+ Sự phi nông hóa của người làm nông nghiệp, số lượng lao động trong các
ngành phi nông nghiệp ngày càng tăng lên. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện
10


đại hóa, sự phát triển của ngành công nghiệp và dịch vụ đã thu hút một lượng khá
lớn lao động nông thôn.
+ Văn minh đô thị ngày càng hấp dẫn người dân và những sản phẩm của đô
thị từng bước tiến vào nông thôn, chế ngự nông thôn, làm cho bộ mặt nông thôn
chuyển biến nhanh chóng.
II. TIẾN TRÌNH CÔNG NGHIỆP HOÁ Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm và các giai đoạn CNH ở Việt Nam
Dựa trên các mục tiêu mà các văn kiện Đại hội Đảng đề ra, có thể phân chia
sự phát triển của nước ta từ sau CM Tháng Tám theo nội dung CNH thành các giai
đoạn sau:
- Giai đoạn tiền CNH ( 1945-1960)
- Giai đoạn CNH “kiểu cũ” ( 1960-1985)
- Giai đoạn tạo tiền đề đầu tiên cho CNH-HĐH (CNH mới 1986-1996)
- Giai đoạn đẩy mạnh CNH-HĐH đua đất nước trở thành nước CN theo

hướng hiện đại ( 1996-2020)
- Giai đoạn hoàn thiện CNH-HĐH, đưa đất nước trở thành nước CN hiện đại
(2020-2045)
Sau năm 2045 là thời kỳ hoàn thành xây dựng CSVC- kỹ thuật của CNXH.
Giai đoạn CNH-HĐH mới từ năm 1986 cũng được gọi là Thời kỳ CNHHĐH và hội nhập quốc tế vì từ khi thực hiện đường lối đổi mới, VN đồng thời bắt
đầu thực hiện từng bước đường lối hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Từ Đại hội VI đến Đại hội XII của Đảng đều xác định: “HỘI NHẬP QUỐC
TẾ”. Mỗi Đại hội xác định cách thức hội nhập khác nhau. Nhận thức rõ tính tất
yếu phải thực hiện CNH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, ngay từ ngày
đầu xây dựng CNXH ở miền Bắc, Đảng ta chỉ rõ: Nhiệm vụ quan trọng nhất của
chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa MB tiến
dần lên CNXH, có CN &NN hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Tuy nhiên,
trên thực tế, lúc đó nước ta đã tiến hành CNH theo kiểu cũ, khép kín. Công cuộc
11


đổi mới đã tạo ra những tiền đề mới, con đường, cách thức mới trong quá trình
CNH ở Việt Nam. Con đường CNH mới có thể khái quát nhận thức mới của Đảng
ta trong 6 nội dung sau:
- CNH dựa vào nội lực là chính, trên cơ sở cơ chế thị trường có sự quản lý
của Nhà nước theo định hướng XHCN, giải phóng tối đa sức sản xuất, thực hiện
Nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
- CNH gắn với đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ quốc tế với thế giới,
tranh thủ mọi khả năng để đẩy nhanh quá trình CNH.
- CNH nhằm tăng trưởng và phát triển nền kinh tế với tốc độ nhanh, bền
vững; đồng thời tăng trưởng, phát triển nhanh và bền vững nền kinh tế lại là điều
kiện, là cơ sở để đẩy mạnh CNH. CNH dựa trên những ngành, những lĩnh vực có
lợi thếm có điều kiện để ưu tiên đầu tư phát triển chứ không nhất thiết phải ưu tiên
cho công nghiệp nặng như trước đây.
- CNH gắn với HĐH, phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ Tài nguyên môi

trường.
- CNH-HĐH là sự nghiệp của toàn dân, các ngành, doanh nghiệp, các thành
phần kinh tế; của cả thành thị và nông thôn; Trung ương và địa phương…
- Kết hợp vốn trong nước và vốn từ bên ngoài cho quá trình CNH-HĐH;
chuyển giao, tiếp nhận công nghệ hiện đại qua con đường thương mại và đầu tư
trực tiếp của nước ngoài.
Từ nội dung trên có thể xác định đặc điểm của thời kỳ CNH-HĐH và Hội
nhập quốc tế như sau:
1- CNH gắn với HĐH và CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức;
2- CNH-HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN;
3- CNH-HĐH trong điều kiện tích cực và chủ động hội nhập quốc tế;
4- CNH-HĐH lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản, đồng thời
bảo đảm cho sự phát triển nhanh và bền vững;
5- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực của CNH-HĐH;
12


6- CNH-HĐH phải nhằm phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả bền vững; tăng
trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
2. Những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực hiện CNH-HĐH
- Xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; bảo đảm ổn định
kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực.
- Phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao
chất lượng và sức cạnh tranh.
- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm
năng lớn và có sức cạnh tranh.
- Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển giáo dục và đào
tạo.
- Tập trung phát triển khoa học và công nghệ, bảo đảm thực sự là động lực
then chốt của quá trình phát triển nhanh và bền vững.

Bước 4: Củng cố bài
Trên đây chúng ta vừa nghiên cứu xong Bài 10 CÔNG NGHIỆP HÓA –
NHIỆM VỤ TRUNG TÂM CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CNXH Ở VIỆT NAM.
Với bài này chúng ta cần nắm vững:
+ Công nghiệp hóa là con đường tất yếu để xây dựng xã hội mới
+ Tiến trình công nghiệp hóa ở VN; những nhiệm vụ, giải pháp cơ bản thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
CÂU HỎI THẢO LUẬN
1. Vì sao phải tiến hành công nghiệp hóa ?.
2. Các vấn đề đặt ra trong quá trình công nghiệp hóa là gì ?.
3. Đặc điểm của thời kỳ CNH và hội nhập quốc tế là gì? Nêu những
nhiệm vụ và giải pháp cơ bản để thực hiện CNH-HDH ở nước ta.

13



×