Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh yên bái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.06 MB, 107 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI
TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC VÀ CHẾ BIẾN
ĐÁ VÔI TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI
NGÔ TRUNG HIẾU
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.44.03.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: T.S LÊ NGỌC THUẤN

HÀ NỘI, NĂM 2018


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI

Cán bộ hướng dẫn chính: T.S Lê Ngọc Thuấn.
Cán bộ chấm phản biện 1: PGS.TS Nguyễn Mạnh Khải.
Cán bộ chấm phản biện 2: PGS.TS Nguyễn Phương.
Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại:
HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
Ngày 22 tháng 5 năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ
công trình nào.
Hà Nội, ngày

tháng

Tác giả luận văn

Ngô Trung Hiếu

năm 2018


ii

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, tôi đã nhận được nhiều sự giúp đỡ,
những lời động viên và chia sẻ chân thành của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Đầu tiên, tôi xin được gửi lời cám ơn đến trường Đại học Tài nguyên và Môi
trường Hà Nội, cũng như Khoa Môi trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có
cơ hội được thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình trong điều kiện tốt nhất.
Tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến TS. Lê Ngọc Thuấn, người đã trực tiếp
hướng dẫn và theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, hướng dẫn tận tình cho tôi trong suốt quá trình làm luận văn tốt
nghiệp.
Cuối cùng, tôi cũng xin được gửi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè, những
người đã luôn ở bên cạnh tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và
thực hiện luận văn tốt nghiệp.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ ii
MỤC LỤC ................................................................................................................. iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN ............................................................................................ v
DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN ................................................ vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ .................................................................... vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... viii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của luận văn .................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 1
3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 2
Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ
HIỆN TRẠNG KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG ............................... 3
1.1. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN ..... 3
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên ........................................................................ 3
1.1.2. Đặc điểm kinh tế - nhân văn .................................................................. 5
1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH
YÊN BÁI ................................................................................................................. 6
1.2.1. Khái niệm ............................................................................................... 6
1.2.2 Đặc điểm chất lượng đá vôi trắng tỉnh Yên Bái ...................................... 8
1.2.3. Các lĩnh vực sử dụng ............................................................................ 10
1.2.4. Hiện trạng khai thác và chế biến đá vôi trắng ................................ 14
1.2.6. Căn cứ pháp lý và trình tự thực hiện trong việc chấp hành pháp luật về

BVMT trong khai thác, chế biến đá vôi trắng ................................................ 26
1.2.7. Kinh nghiệm trong nước và quốc tế về mô hình quản lý khai thác, cải
tạo phục hồi môi trường đối với khai thác đá ................................................ 28
Chương 2: PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 35
2.1. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................................................... 35
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................. 35
2.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 34
2.3.1. Phương pháp khảo sát thực địa, thu thập xử lý số liệu ........................ 34


iv

2.3.2. Phương pháp mô hình DPSIR (động lực – áp lực – hiện trạng – tác
động – đáp ứng) .................................................................................................... 36
2.3.3. Mô hình toán trong môi trường không khí ........................................... 42
2.3.4. Phương pháp lấy và phân tích mẫu ...................................................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 50
3.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TƯỜNG TẠI KHU VỰC
KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRẮNG VÀ VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ ............................................................... 50
3.1.1. Hệ thống tổ chức, quản lý về bảo vê môi trường tại tỉnh Yên Bái ...... 50
3.1.2. Việc chấp hành pháp luật về BVMT các cơ sở .................................... 53
3.2. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG CÁC KHU VỰC KHAI THÁC ĐÁ
VÔI TRẮNG ........................................................................................................ 62
3.2.1. Hiện trạng môi trường không khí ......................................................... 63
3.2.2. Hiện trạng môi trường nước mặt xung quanh khu vực khai thác,
chế biến .......................................................................................................... 69
3.2.4. Tai biến địa chất ................................................................................... 74
3.2.5. Một số vấn đề môi trường đáng quan tâm với do cơ sở khai thác, chế
biến đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái ................................................... 75

3.3. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ DPSIR ............................................................ 76
3.4. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC TỈNH
YÊN BÁI ............................................................................................................... 85
3.4.1. Môi trường không khí .......................................................................... 86
3.4.2. Môi trường nước .................................................................................. 87
3.5. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH KHAI
THÁC VÀ CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH YÊN BÁI ... 87
3.5.1. Giải pháp quản lý môi trường .............................................................. 88
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật ................................................................................ 89
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................ 93
1. Kết luận ................................................................................................................ 93
2. Kiến nghị .............................................................................................................. 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 95
PHỤ LỤC ................................................................................................................. 97


v

TÓM TẮT LUẬN VĂN

- Họ và tên học viên: Ngô Trung Hiếu.
- Lớp: CH1MT

Khóa: I.

- Cán bộ hướng dẫn: T.S Lê Ngọc Thuấn.
- Tên đề tài: “Đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường
trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái”.
- Tóm tắt những nội dung chính được nghiên cứu trong luận văn và kết quả
đạt được:

Tình hình hoạt động các cơ sở khai thác, chế biến đá vôi trắng trong khu vực
nghiên cứu; Hiện trạng môi trường tại các mỏ, nhà máy chế biến điển hình, các biện
pháp xử lý môi trường đang được áp dụng tại các cơ sở; Hiện trạng công tác quản lý
nhà nước về bảo vệ môi trường liên quan đến hoạt động khai thác và chế biến đá vôi
trắng tại khu vực nghiên cứu; Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu công
tác bảo vệ môi trường tại khu vực có hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng.


vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU TRONG LUẬN VĂN

Bảng 1.1. Tài nguyên đá vôi trắng tại một số khu vực chính của Việt Nam ..............7
Bảng 1.2. Bảng dự tính tài nguyên đá vôi trắng khu vực Yên Bái ...........................10
Bảng 1.3. Phân loại nhóm đá theo thể tích (TCVN 5642 - 1992).............................11
Bảng 1.4. Yêu cầu về sức tô điểm của đá theo TCVN 5642 - 1992 .........................11
Bảng 1.5. Các tiêu chuẩn kỹ thuật của đá vôi trắng làm đá ốp lát và đồ mỹ nghệ ...12
Bảng 1.6. Tổng hợp chỉ tiêu theo lĩnh vực sử dụng ..................................................14
Bảng 1.7. Cách iếp cận trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường của một số
quốc gia trên thế giới .................................................................................................31
Bảng 1.8. Cơ chế phân công trách nhiệm trong các lĩnh vực quản lý môi trường của
Hoa Kỳ ......................................................................................................................32
Bảng 2.1. Bảng chỉ thị đánh giá tác động của hoạt động khai thác đá vôi trắng đến
môi trường tỉnh Yên Bái ...........................................................................................39
Bảng 3.1. Giá trị các chỉ thị động lực của ảnh hưởng môi trường do hoạt động khai
thác khoáng sản tỉnh Yên Bái....................................................................................77
Bảng 3.2. Giá trị chỉ thị áp lực đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng sản
tại tỉnh Yên Bái .........................................................................................................79
Bảng 3.3. Giá trị hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực tỉnh Yên Bái .............80
Bảng 3.4. Giá trị các chỉ thị tác động của việc khai thác khoáng sản đến việc tăng

trưởng kinh tế xã hội ở khu vực tỉnh Yên Bái...........................................................81
Bảng 3.5. Giá trị các chỉ thị đáp ứng trong bảo vệ môi trường do khai thác khoáng
sản tại khu vực tỉnh Yên Bái .....................................................................................83


vii

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu ..................................................................3
Hình 1.2.Ảnh đá hoa khu Lục Yên, tỉnh Yên Bái (Nguồn: Nguyễn Xuân Ân, 2015) .9
Hình 1.3. Sơ đồ vị trí các mỏ đá vôi trắng khu vực huyện Yên Bình, Yên Bái ........17
Hình 1.4. Sơ đồ vị trí các mỏ đá vôi trắng khu vực Lục Yên, tỉnh Yên Bái .............18
Hình 1.5. Hình ảnh khai thác và chế biến đá bột carbonat calci ...............................19
Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ khai thác và chế biến đá (Nguồn: PGS TS Nguyễn
Phương và nnk (2017). Giáo trình điều tra địa chất môi trường và Tai biến địa chất)
...................................................................................................................................20
Hình 1.7. Cơ cấu tổ chức các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở VN ........34
Hình 3.1. Sơ đồ hệ thống quản lý môi trường tại tỉnh Yên Bái ................................52
Hình 3.2. Biểu đồ cơ cấu lập hồ sơ môi trường của cơ sở (ĐVT: %) .......................53
Hình 3.3. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ cơ sở lập Kế hoạch quản lý môi trường ...................54
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ cơ sở thông báo về kế hoạch vận hành thử nghiệm
các công trình xử lý chất thải ....................................................................................55
Hình 3.5. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ cơ sở được chấp thuận kéo dài thời gian vận hành thử
nghiệm .......................................................................................................................55
Hình 3.6. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ cơ sở được cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình
XLMT........................................................................................................................56
Hình 3.7. Biểu đồ cơ cấu tỷ lệ cơ sở được chấp thuận thay đổi công trình BVMT..57
Hình 3.8. Biểu đồ ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường giai đoạn 2012-2017 .........59
Hình 3.9. Biểu đồ Bụi TSP Mỏ khai thác đá.............................................................65
Hình 3.10. Biểu đồ Bụi TSP Nhà máy chế biến đá ...................................................66

Hình 3.11. Biểu đồ độ ồn tại mỏ và Nhà máy chế biến (ĐVT: dBA) ........................69
Hình 3.12. Biểu đồ nước mặt hồ Thác Bà .................................................................71
Hình 3.13. Biểu đồ nước mặt Ngòi Biệc, xã Liễu Đô ...............................................71
Hình 3.14. Hình ảnh sạt lở đá tại công trường khai thác ..........................................74


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DPSIR

Động lực - áp lực - hiện trạng - tác động - đáp ứng

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

COD

Nhu cầu oxy hóa học

BOD

Nhu cầu oxy sinh học

TSP

Tổng lượng bụi lơ lửng


TDS

Tổng chất rắn hòa tan

TSS

Tổng chất rắn lơ lửng

ĐTM

Đánh giá tác động môi trường

CTM

Cải tạo phục hồi môi trường


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận văn
Khu vực tỉnh Yên Bái có tiềm năng rất lớn về tài nguyên khoáng sản như đá
vôi, felspat, quặng sắt, chì, kẽm, ... đặc biệt là đá vôi trắng. Đá vôi trắng thuộc tỉnh
Yên Bái được đánh giá là có chất lượng cao, trữ lượng lớn đáp ứng được nhu cầu sử
dụng trong nước và xuất khẩu. Các sản phẩm chế biến đá vôi trắng chủ yếu là đá
làm ốp lát, bột carbonat calci và vật liệu xây dựng thông thường.
Hiện nay, tại tỉnh Yên Bái có 54 mỏ đang khai thác đá vôi trắng, 8 nhà máy
chế biến bột carbonat calci và nhiều doanh nghiệp khai thác đá vôi trắng làm vật
liệu xây dựng thông thường tập trung chủ yếu ở các huyện Lục Yên, Yên Bình, ít
hơn ở Văn Trấn, Trấn Yên. Quá trình khai thác, chế biến khoáng sản nói chung, đá

vôi trắng nói riêng, bên cạnh việc đem lại nguồn lợi về kinh tế, tạo công ăn việc làm
cho người dân, cải thiện cơ sở hạ tầng, giao thông… song cũng gặp nhiều bất cập về
môi trường như làm giảm tính đa dạng sinh học, ô nhiễm nước, đất, không khí, gây
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân xung quanh khu vực khai thác và các
khu vực lân cận. Hiện nay, ở tỉnh Yên Bái nói riêng và cả nước nói chung, công tác
bảo vệ môi trường trong quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng chỉ dừng lại ở
mức xây dựng báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), cải tạo phục hồi môi
trường (CTM) chưa có sự đánh giá tổng hợp theo cả vùng và chưa có tính hệ thống
gây khó khăn cho công tác quản lý môi trường. Một mỏ khai thác hoặc một cơ sở
chế biến khoáng sản có thể kiểm soát một cách tương đối vấn đề xả thải ra môi
trường, song việc cùng lúc diễn ra nhiều hoạt động khai khoáng sẽ tạo áp lực lớn
cho môi trường của khu vực.
Đề tài: “Đánh giá và đề xuất các biện pháp quản lý môi trường trong
quá trình khai thác và chế biến đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái” được
học viên lựa chọn để làm luận văn thạc sỹ nhằm góp phần giải quyết nhiệm vụ do
thực tế đòi hỏi và có tính thời sự.
2. Mục tiêu nghiên cứu


2

Nghiên cứu góp phần làm sáng tỏ đánh giá hiện trạng môi trường tại các cơ
sở khai thác và chế biến đá vôi trắng.
Đánh giá và đề xuất biện pháp quản lý môi trường nhằm phòng ngừa và giảm
thiểu tác động của hoạt động khai thác và chế biến đá tới môi trường; đề xuất các
giải pháp nâng cao việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.
3. Nội dung nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nội dung sau:
- Thu thập tài liệu về tình hình hoạt động các cơ sở khai thác, chế biến đá vôi
trắng trong khu vực nghiên cứu.

- Đánh giá hiện trạng môi trường tại các mỏ, nhà máy chế biến điển hình, các
biện pháp xử lý môi trường đang được áp dụng tại các cơ sở.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường liên
quan đến hoạt động khai thác và chế biến đá vôi trắng tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất biện pháp nâng cao việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường.


3

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU VÀ HIỆN
TRẠNG KHAI THÁC CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG
1.1. KHÁI QUÁT VỊ TRÍ ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN, KINH TẾ NHÂN VĂN
1.1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Yên Bái là một tỉnh miền núi phía Bắc nằm ở trung tâm vùng núi và trung du
Bắc bộ Việt Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu; phía Đông và
Đông Bắc giáp tỉnh Hà Giang và tỉnh Tuyên Quang; phía Đông Nam giáp tỉnh Phú
Thọ và phía Tây giáp tỉnh Sơn La. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.886,28 km2.

Hình 1.1. Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
b. Đặc điểm địa hình
Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông
Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc –
Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng


4

và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy,

phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá
phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có
độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư
thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào
phát triển kinh tế - xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi
núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh.
c. Khí hậu
Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22
- 230C; (cao nhất từ 37-390C, thấp nhất từ 2-40C); tổng nhiệt độ trong năm từ
7.500- 8.0000 C lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83
– 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. Dựa trên yếu tố địa hình khí
hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu. Tiểu vùng Mù Cang Chải với
độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C, có khi xuống dưới 00C về
mùa đông, thích hợp phát triển các loại động, thực vật vùng ôn đới. Tiểu vùng Văn
Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 200C,
phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh, thích hợp phát
triển các loại động, thực vật á nhiệt đới, ôn đới.
Độ ẩm không khí trong khu vực thay đổi không đáng kể trong năm, độ ẩm
thường lớn trong khoảng từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, cao nhất vào tháng IX –
XII, với giá trị trung bình khoảng 88.5%. Độ ẩm tương đối trung bình năm: 86,8%.
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng.
Lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy vào mùa mưa, mức độ
ô nhiễm thấp hơn mùa khô. Mùa mưa ở Yên Bái thường xảy ra trong thời gian từ
tháng 5 đến tháng 10 hàng năm (cao điểm vào các tháng 6, 7, 8) chiếm 80 % - 85 %
lượng mưa cả năm.
Lượng mưa lớn nhất: 672 mm (tháng V/2012).
Lượng mưa thấp nhất: 6,1 mm (tháng I/2014).


5


1.1.2. Đặc điểm kinh tế - nhân văn
a. Đặc điểm về kinh tế
Yên Bái có lợi thế để phát triển ngành nông – lâm sản gắn với vùng nguyên
liệu: trồng rừng và chế biến giấy, bột giấy, ván nhân tạo; trồng và chế biến quế, chè,
cà phê; trồng và chế biến sắn, hoa quả; nuôi trồng và chế biến thuỷ sản. Với nguồn
khoáng sản phong phú, tỉnh có điều kiện thuận lợi trong việc khai thác và chế biến
khoáng sản như: đá quý, cao lanh, fenspat, bột cácbonnát canxi, sắt…và sản xuất
vật liệu xây dựng: xi măng, gạch, sứ kỹ thuật, sứ dân dụng, đá xẻ ốp lát, đá mỹ thuật
và các loại vật liệu xây dựng khác.
b. Đặc điểm dân cư
Tỉnh Yên Bái là một tỉnh miền núi đa dân tộc với bề dày lịch sử và văn hóa,
trong đó có 12 dân tộc bản địa cùng sinh sống lâu đời gồm: Kinh (chiếm 54%), Tày
(chiếm 17%), Dao (chiếm 9,1%), Mông (8,1%), Thái (6,1%), Mường, Nùng, Sán
Chay, Giáy, Khơ Mú, Hoa, Phù Lá. Sự phân bố dân cư các dân tộc ở Yên Bái không
có lãnh thổ tộc người rõ rệt, họ sống xen kẽ với nhau. Tuy vậy, mỗi dân tộc đều có
những vùng quần tụ đông đảo của mình. Tại các vùng này dân số dân tộc đó chiếm
tỷ lệ cao hơn so với dân tộc khác cùng cư trú. Tiêu biểu là người Mông cư trú tập
trung ở hai huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải; người Thái, người Mường ở huyện
Văn Chấn; người Dao ở hai huyện Văn Yên, Văn Chấn; người Sán Chay ở huyện
Yên Bình; người Kinh ở thành phố Yên Bái, thị xã Nghĩa Lộ; người Tày, người
Nùng ở huyện Lục Yên; người Khơ Mú ở xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn; người
Phù Lá ở xã Châu Quế Thượng huyện Văn Yên...
Các dân tộc cư trú ở những độ cao khác nhau nên phân thành vùng cao, vùng thấp
và rẻo giữa. Nhà ở, tập quán sản xuất, đời sống văn hóa của đồng bào ở mỗi vùng
có những nét đặc thù riêng. Người Mông ở vùng cao có ngôi nhà truyền thống là
nhà đất, làm lúa nương; người Tày, Nùng, Thái, Mường ở nhà sàn với nền văn minh
lúa nước; người Dao cư trú rẻo giữa trồng lúa nương và lúa nước, có 3 loại hình nhà
ở: nhà sàn, nhà đất, nhà nửa sàn nửa đất...



6

1.2. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN ĐÁ VÔI TRẮNG Ở TỈNH YÊN BÁI
1.2.1. Khái niệm
Theo Peter W Harben và Robert L Bates (1984) [40] đá vôi trắng, còn gọi
là cẩm thạch, là một loại đá biến chất từ đá carbonat, chủ yếu từ carbonat calci có
cấu tạo phân lớp hoặc dạng khối. Thành phần chủ yếu là calcit. Đá vôi trắng thường
được sử dụng để tạc tượng cũng như vật liệu trang trí, ốp lát trong các tòa nhà và
sản xuất bột carbonat calci sử dụng trong các lĩnh vực công nghiệp khác nhau. Từ
đá vôi trắng (marble) cũng được sử dụng để chỉ các loại đá có thể làm tăng độ bóng
hoặc thích hợp dùng làm đá trang trí.
Đá vôi trắng là kết quả của quá trình biến chất khu vực hoặc biến chất nhiệt
tiếp xúc từ các đá trầm tích carbonat như đá vôi, vôi đolomit hoặc đá dolomit, hay
biến chất từ đá vôi trắng có trước. Quá trình biến chất làm cho đá ban đầu bị tái kết
tinh hoàn toàn, tạo thành cấu trúc khảm của các tinh thể calcit, aragonit hay
dolomit. Nhiệt độ và áp suất cần thiết để hình thành đá vôi trắng thường phá hủy
các hóa thạch và cấu tạo của đá trầm tích ban đầu.
Trong các văn liệu địa chất thường phân loại theo quy ước 3 loại đá vôi
trắng:
- Đá vôi trắng tinh khiết;
- Đá vôi trắng dolomit;
- Đá vôi trắng silicat.
Đá vôi trắng tinh khiết màu trắng là kết quả biến chất từ đá vôi tinh khiết
kèm theo hiện tượng tẩy màu. Các đặc điểm vân và viền có nhiều màu sắc khác
nhau của đá vôi trắng thường do các tạp chất tạo nên như sét, bột, cát, ôxít sắt, hoặc
đá phiến silic, các loại này là những hạt hoặc các lớp nguyên thủy có mặt trong đá
vôi trắng. Màu xanh lục thường do sự có mặt của secpentin tạo ra từ đá vôi trắng
giàu magie hoặc dolomit có chứa tạp chất silic. Các loại tạp chất khác nhau được di
chuyển và tái kết tinh bởi áp suất và nhiệt độ cao của quá trình biến chất khu vực

hoặc biến chất nhiệt tiếp xúc.


7

Trong luận văn sử dchung, đây là những yếu tố nhận được sự
đồng thuận cao từ các ý kiến tham vấn. Cụ thể, chỉ số đồng thuận CnS biến đổi từ


79

0,570 đến 0,665. Các yếu tố còn lại như mất đất sản xuất nông nghiệp, mất đất ở,
sản xuất, dịch vụ ... nằm ở mức trung bình.
Bảng 3.2. Giá trị chỉ thị áp lực đến môi trường do hoạt động khai thác khoáng
sản tại tỉnh Yên Bái
Nhóm chỉ
thị

Chỉ thị

Xác xuất lựa chọn theo thang
Likert 5
1

Suy
diện
rừng

2


3

4

0,2

0,55

wM wStD CnS

5

giảm
tích
0,075 0,025

0,15 3,675 0,554 0,653

Thay đổi Mất đất sản
hiện trạng xuất
nông
sử dụng đất nghiệp
0,15 0,125 0,325 0,3
0,1 3,075 0,501 0,568
Mất đất ở,
sản
xuất,
dịch vụ
0,100 0,325 0,325 0,125 0,125 2,850 0,503 0,580
Suy giảm tài

nguyên
Khai thác khoáng sản
0,150 0,275 0,275 0,150 0,150 2,875 0,502 0,517
tài nguyên kim loại
quá
mức Suy giảm tài
cho phép nguyên
khoáng sản
phi kim
0,075 0,175 0,275 0,225 0,250 3,400 0,520 0,513
Vấn
đề Chất thải rắn
0,100 0,050 0,000 0,425 0,425 4,025 0,618 0,570
phát
thải
Nước thải
0,050 0,075 0,300 0,350 0,225 3,625 0,547 0,607
các
chất
gây
ô
Bụi
nhiễm
0,025 0,075 0,175 0,425 0,300 3,900 0,593 0,665
Các áp lực môi trường đến từ việc sử dụng quá mức tài nguyên cũng như làm
mất các diện tích đất rừng, đất sản xuất nông nghiệp là những vấn đề lớn tại địa
phương. Tuy nhiên áp lực lớn nhất về môi trường đối với các hoạt động khai
khoáng chính là nguồn chất thải đến từ quá trình khai thác và chế biến khoáng sản



80

tại các mỏ. Kết quả thống kê các đánh giá cho thấy vấn đề phát thải chất gây ô
nhiễm lớn nhất là chất thải rắn, bụi và cuối cùng là nước thải.
* Hiện trạng môi trường
Hiện trạng ô nhiễm môi trường tự nhiên chịu ảnh hưởng mạnh là môi trường
không khí với trọng số wMean = 3,400 tiếp đến là môi trường nước wMean = 3,225
và nhận được ý kiến đồng thuận ở mức trung bình wStĐ là 0,520 và 0,506. Môi
trường đất, suy giảm đa dạng sinh học, sự cố môi trường... gần như có chỉ số
wMean thấp, chỉ số đồng thuận chưa cao, dao động từ 0,468 đến 0,596.
Bảng 3.3. Giá trị hiện trạng môi trường tự nhiên tại khu vực tỉnh Yên Bái
Nhóm chỉ
thị

Chỉ thị

Xác xuất lựa chọn theo thang
Likert 5
wM wStD CnS
1
2
3
4
5

Môi trường đất 0,175 0,4 0,375 0,025 0,025 2,325 0,554 0,690
Hiện trạng
môi trường Môi trường nước 0,1 0,175 0,325 0,2 0,2 3,225 0,506 0,532
Môi
trường

tự nhiên
không khí
0,050 0,225 0,150 0,425 0,150 3,400 0,520 0,561
Hệ sinh thái Suy giảm đa dạng
tự nhiên
sinh học
0,175 0,325 0,325 0,125 0,050 2,550 0,525 0,601
Sạt lở sườn tầng
Các tai biến
khai thác, bãi thải 0,100 0,200 0,325 0,275 0,100 3,075 0,501 0,596
địa chất liên
Các sự cố môi
quan
trường khác
0,275 0,350 0,175 0,200 0,000 2,300 0,558 0,596
Các bệnh liên
quan do hoạt
động khai khoáng
Sức
khỏe
gây ra (ô nhiễm 0,200 0,225 0,225 0,200 0,150 2,875 0,502 0,468
con người
tiếng ồn, khí thải,
bênh về tiêu hóa,
ngoài da..)
Kết quả thống kê ý kiến từ các chuyên gia và người dân đều cho thấy các tác
động đến môi trường chung của khu vực là chưa quá lớn. Tuy nhiên các vấn đề về
tai biến địa chất như sạt lở sườn tầng tại các khai trường, bãi thải cũng như các tác



81

động đến môi trường nước và không khí của khu vực sẽ cần phải xem xét khi gia
tăng các hoạt động khai khoáng trong tương lai.
* Tác động của việc khai thác khoáng sản
Tác động của hoạt động khai thác và chế biến khoáng sản tới môi trường
được thể hiện qua hai mặt và tích cực và tiêu cực. Hoạt động khai thác khoáng sản
góp phần vào giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nguồn thu cho ngân sách nhà
nước với giá trị wMean là 3,00 và 3,325 với ý kiến đồng thuận cao CnS là 0,643 và
0,717. Tuy nhiên hoạt động khai thác cũng tác động không nhỏ tới cảnh quan sinh
thái và cơ sở hạ tầng như đường xá, các công trình công cộng (wMean là 3,050 và
3,075). Tuy nhiên yếu tố ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng nhận được ý kiến đồng thuận
chưa cao CnS = 0,460.
Bảng 3.4. Giá trị các chỉ thị tác động của việc khai thác khoáng sản đến việc
tăng trưởng kinh tế xã hội ở khu vực tỉnh Yên Bái
Nhóm chỉ
thị

Chỉ thị

Xác xuất lựa chọn theo thang
Likert 5
1

2

3

Giải quyết
việc làm,

thu nhập
0,025 0,175 0,375

4

0,3

wM

wStD CnS

5

0,125 3,325 0,513 0,643

Phát triển
nguồn thu
cho ngân
sách
0,025 0,275 0,425 0,225 0,05 3,000 0,500 0,717
Tăng
trưởng
Nâng cao
kinh tế xã đời
sống
hội
kinh tế, xã
hội
0,175 0,325 0,325 0,175 0,000 2,500 0,530 0,637
Ảnh hưởng

đến
nhà
cửa, tài sản
của
nhân
dân
0,175 0,300 0,375 0,075 0,075 2,575 0,522 0,597


82

Nhóm chỉ
thị

Chỉ thị

Xác xuất lựa chọn theo thang
Likert 5
1

2

3

4

wM

wStD CnS


5

Ảnh hưởng
đến hệ tầng

sở
(đường xá,
cầu cống,
các
công
trình công
cộng...)
0,200 0,125 0,275 0,200 0,200 3,075 0,501 0,460
Phá
huỷ
Tác động
các
điều
đến
cảnh
kiện môi
quan, sinh
trường tự
thái
nhiên
0,125 0,250 0,250 0,200 0,175 3,050 0,500 0,509
Các
tác
Tác động
động đến

đến
con
sức
khỏe
người
con người 0,275 0,350 0,125 0,050 0,075 1,925 0,628 0,618
Kết quả phân tích ý kiến đều cho thấy các tác động tiêu cực như ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân hoặc tác động đến cảnh quan sinh thái vẫn ở mức trung
bình hoặc không đáng kể. Tuy nhiên các tác động tích cực như phát triển nguồn thu
cho ngân sách cảu địa phương cũng như nâng cao đời sống kinh tế xã hội của người
dân cũng chưa được đánh giá cao. Tác động tích cực tốt nhất mà hoạt động khai
thác khoáng sản đem lại cho địa phương là vấn để giải quyết việc làm. Do vậy, để
đảm bảo sự công bằng về lợi ích cũng như gia tăng tính minh bạch từ các hoạt động
khai thác tài nguyên thiên nhiên, chính quyền địa phương cần đảm bảo các nguồn
thu này phải được đầu tư trở lại cho người dân, thông qua việc nâng cao đời sống
nhân dân cũng như phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng của địa phương.
* Các hoạt động đáp ứng (các giải pháp)
Để ứng phó với các ảnh hưởng của việc khai thác khoáng sản gây ra, các giải
pháp về ứng dụng công nghệ kỹ thuật đều được đánh giá cao: Giám sát ô nhiễm và


83

quan trắc chất lượng môi trường (wMean = 3,400), giải pháp đổi mới công nghệ
khai thác theo hướng tiên tiến có wMean = 3,175. Trong số các giải pháp về truyền
thông môi trường, giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng được đánh giá
cao, nhận được đại đa số ý kiến đồng thuận khi tham vấn thể hiện thông qua chỉ số
đồng thuận CnS = 0,700, các giải pháp về thể chế và chính sách xã hội tại khu vực
nghiên cứu chưa được hiệu quả thể hiện qua giá trị wMean dao động từ 2,375 đến
2,675.

Bảng 3.5. Giá trị các chỉ thị đáp ứng trong bảo vệ môi trường do khai thác
khoáng sản tại khu vực tỉnh Yên Bái
Nhóm chỉ
thị

Chỉ thị

Xác xuất lựa chọn theo thang
Likert 5
1

2

3

4

wM

wStD

CnS

5

Các giải
pháp cải
tạo

phục hồi

môi trường 0,3
0,45 0,125 0,05 0,075 2,150
Các công
Ứng dụng
nghệ xử lý
công nghệ
ô nhiễm
0,2 0,275 0,3
0,2 0,025 2,575
kỹ thuật
Đổi mới
công nghệ
khai thác
theo
hướng tiên
tiến
0,125 0,125 0,350 0,250 0,150 3,175
Giám sát ô
Các giải
nhiễm và
pháp về
quan trắc
pháp luật,
chất lượng
chính
môi trường 0,075 0,125 0,275 0,375 0,150 3,400
sách kinh
Giải pháp
tế
về chính 0,200 0,225 0,375 0,100 0,100 2,675


0,583 0,606

0,522 0,585

0,504 0,558

0,520 0,583
0,513 0,554


84

Nhóm chỉ
thị

Chỉ thị

Xác xuất lựa chọn theo thang
Likert 5
1

2

3

4

wM


wStD

CnS

5

sách, thể
chế, luật
pháp bảo
vệ
môi
trường ưu
tiên
Giải pháp
về
quy
hoạch phát
triển
0,175 0,425 0,300 0,050 0,050 2,375 0,547 0,645
Giáo dục
và truyền
Tổ chức thông môi
0,050 0,250 0,525 0,175 0,000 2,825 0,504 0,751
quản lý và trường
tuyên
Tăng
truyền,
cường sự
giáo dục tham gia
của cộng

đồng
0,000 0,175 0,325 0,450 0,050 3,375 0,517 0,700
Kết quả phân tích chung cho thấy các giải pháp để đảm bảo tính bền vững về
môi trường do các hoạt động khai thác khoáng sản gây ra thì vấn đề giám sát ô
nhiễm và quan trắc chất lượng môi trường cũng như tăng cường sự tham gia của
cộng đồng được đánh giá cao nhất. Các giải pháp về đổi mới công nghệ hay về
chính sách, luật pháp cần có sự tham gia rất tích cực từ chính quyền địa phương và
các doanh nghiệp khai thác, chế biến không được đánh giá cao có thể do mức độ
khả thi của các giải pháp này.
Từ các kết quả phân tích trên cho thấy, tác động của hoạt động khai thác
khoáng sản tới môi trường khu vực tỉnh Yên Bái theo ý kiến đánh giá của người dân
sống lân cận khu mỏ, công nhân viên làm việc tại khu vực khai thác khoáng sản cho
thấy:


85

- Động lực dẫn tới hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực Lục Yên là
nhu cầu phát triển hoạt động công nghiệp, nhu cầu sử dụng nguyên liệu đặc biệt là
đá vôi trắng và sự đa dạng, quy mô các mỏ khoáng.
- Áp lực môi trường khi có hoạt động khai thác khoáng sản là lượng bụi phát
thải trong quá trình nổ mìn khai thác đặc biệt là quá trình vận chuyển. Lượng chất
thải rắn phát sinh bao gồm đất, đá thải, bụi thải hàng năm tạo áp lực lớn về diện tích
chứa và tiềm ẩn những tai biến liên quan. Lượng nước thải trong quá trình khai thác
chủ yếu là nước mưa chảy tràn và nước sử dụng để giảm bụi trong quá trình khai
thác.
- Hiện trạng môi trường hiện nay: môi trường chịu ảnh hưởng mạnh nhất là
không khí do bụi trong quá trình khai thác và vận chuyển. Môi trường đất chịu tác
động yếu nhất, do trong khu vực Lục Yên, Yên Bình, hoạt động khai thác chủ yếu
là đá vôi trắng, công nghệ khai thác và chế biến gần như không sử dụng hóa chất

độc hại nên không ảnh hưởng nhiều tới môi trường đất và nước.
- Tác động môi trường hiện nay tại khu vực Lục Yên và Yên Bình thể hiện
qua tác động đến môi trường xã hội và môi trường tự nhiên. Hoạt động khai thác
khoáng sản góp phần to lớn gia tăng ngân sách nhà nước và giải quyết vấn đề việc
làm của người dân trong vùng. Bên cạnh đó, cũng tác động tiêu cực tới cảnh quan
sinh thái và cơ sở hạ tầng.
- Các giải pháp về đổi mới công nghệ khai thác tại khu vực nghiên cứu được
đánh giá cao. Cụ thể, hầu hết các mỏ đá vôi trắng đều sử dụng hệ thống khai thác
bằng khoan cắt dây kim cương, đây là hệ thống khai thác tiên tiến làm giảm tối đa
lượng bụi phát sinh trong quá trình khai thác và đảm bảo giữ độ nguyên khối tốt.
Giải pháp truyền thông tăng cường sự tham gia của cộng đồng tại khu vực Lục
Yên,Yên Bình cũng được người dân đánh giá cao.
3.4. DỰ BÁO XU THẾ BIẾN ĐỔI MÔI TRƯỜNG TẠI KHU VỰC TỈNH
YÊN BÁI
Kết quả đánh giá cho thấy, với hoạt động khai thác hiện tại, môi trường
không khí của khu vực nghiên cứu chịu tác động chủ yếu bởi bụi do quá trình vận
chuyển và khai thác, hàm lượng các chất khí khác như CO2, SO2... đều nhỏ hơn so


86

với quy chuẩn; môi trường nước mặt đã bước đầu ghi nhận được ảnh hưởng bởi
thông số TSS và COD tại một số khu vực. Đặc biệt hơn nữa đó là hiện tượng nước
mưa mang theo bùn đất và đổ ra gây ảnh hưởng tới khu vực xung quanh như tại một
vài điểm mỏ trong thời gian qua. Do vậy, đề tài tập trung dự báo xu thế biến đổi
môi trường không khí, cụ thể là nồng độ bụi tại các khu vực khai thác và môi
trường nước.
3.4.1. Môi trường không khí
Dự báo ô nhiễm môi trường không khí: Trong suốt quá trình khai thác mỏ
luôn tập trung một lượng các phương tiện thi công san, ủi, xúc, vận chuyển. Đây

chính là những nguồn, điểm gây ra lượng bụi phát sinh ra môi trường. Lượng bụi
này gây ra sự hấp thụ và khuếch tán ánh sáng mặt trời, làm giảm độ trong suốt của
khí quyển, giảm tầm nhìn dẫn đến gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông.
Ngoài ra, nó ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người: gây trở ngại đối với bộ máy
hô hấp, gây ra các bệnh về phổi. Những ngày thời tiết thời tiết hanh khô có gió
mạnh thì lượng bụi sẽ phát tán đi xa, gây ô nhiễm nhẹ trên diện rộng.
Căn cứ vào công thức (2.2) của Air Chief, Cục Môi Trường Mỹ, 1995 và
công thức mô hình cải tiến của Gaus - Sutton học viên đã dự tính được nộng độ bụi
trung bình ở khoảng cách bất kỳ trong không khí tại một số khu vực đang khai thác
nhằm xác định được diện tích có nguy cơ ô nhiễm. Kết quả tính toán được tổng hợp
ở Phụ lục 6 kèm theo Luận văn. Từ kết quả tính toán trên cho thấy:
- Tại huyện Lục Yên, so với quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT các khu mỏ
có công suất lớn như Liễu Đô 4, Cốc Há II, đá hoa Bản Nghè II, Làng Lạnh II ở
khoảng cách 200m so với nguồn thải hàm lượng bụi vẫn ở mức > 0,3 mg/m3 cao
hơn so với quy chuẩn. Các mỏ có công suất nhỏ hơn thì nồng độ bụi tại vị trí cách
nguồn thải 50m hầu như là nhỏ hơn so với quy chuẩn.
- Tại huyện Yên Bình, các mỏ có công suất khai thác lớn như mỏ Mông Sơn,
Đầm Tân Minh II ở khoảng cạch 200m so với nguồn thải vẫn có hàm lượng bụi lớn
hơn so với quy chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT. Các mỏ còn lại hầu hết hàm lượng
bụi đều nhỏ hơn so với quy chuẩn cho phép ở khoảng cách >100m so với nguồn
thải.


×