O Ụ V
OT O
T
V ỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - ÔN TRÙN TRUN ƢƠN
ẬU HU HO N
THỰ TR N NH ỄM V NẤM, AFLATOX N
TRONG M T SỐ VỊ THUỐ
ÔN
ƢỢ V
K N THỨ , TH
, THỰ H NH ẢO QUẢN
THUỐ
ỦA
N
T T TỈNH N HỆ AN,
H ỆU QUẢ AN TH ỆP (2016 - 2017)
hu n ng nh: ị h tễ họ
M số:
LUẬN N T
n
hƣ ng
972 01 17
N SỸ
HỌ
n ho họ : PGS.TS. Ngu ễn Văn
PGS.TS. Phạm Văn Thân
H N
- 2018
LỜ
ẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Phạm Văn Thân
PGS.TS. Nguyễn Văn Ba đã tận tình chỉ dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành luận án
này. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
PGS.TS. Trần Thanh Dương Viện trưởng và Ban Giám đốc Viện Sốt
rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương. PGS.TS. Cao Bá Lợi, cùng toàn
thể cán bộ Phòng Khoa học - Đào tạo Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn
trùng Trung ương; TS. Đỗ Ngọc Ánh cùng toàn thể cán bộ Bộ môn Ký sinh
trùng Học việ Quân y; Toàn thể cán bộ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Nghệ An;
Các Sở Y tế, Sở Khoa học và Công nghệ, Trường Đại học Y khoa Vinh tỉnh
Nghệ An đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề
tài nghiên cứu.
GS.TS. Lê Bách Quang, PGS.TS. Nguyễn Mạnh Hùng, PGS.TS. Lê
Xuân Hùng, PGS.TS. Đoàn Huy Hậu đã có những ý kiến quý báu giúp tôi
hoàn thiện luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Bố, Mẹ, Vợ, Con, gia đình
và bạn bè đồng nghiệp đã động viên khích lệ tôi vượt qua mọi khó khăn
gian khổ hoàn thành luận án. Luận án chỉ là bước đầu trong sự nghiệp
khoa học. Những lời cảm ơn là không đủ vì làm sao kể hết những tình
cảm thật cao quý, nhưng những tình cảm đó sẽ theo tôi trong suốt cuộc
đời không bao giờ thay đổi!
ậu Hu Ho n
LỜ
AM OAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chính xác và chưa từng
được công bố trên bất kỳ công trình nào khác.
Các bước tiến hành của đề tài luận án đúng như đề cương nghiên cứu
đã được cơ sở đào tạo phê duyệt. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về y
đức trong nghiên cứu y sinh học. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
T
giả luận n
ANH MỤ
AIDS
TỪ V
T TẮT
Acquired Immunodeficiency Syndrome – Hội chứng suy giảm
miễn dịch mắc phải
BV
Bệnh viện
BYT
Bộ Y tế
CS
Cộng sự
FAO
Foods of Agriculture Organization -Tổ chức Nông Lương Thế giơi
FB1
Fumonisin B 1
HIV
Human Immunodeficiency Virus (Vi rút gây suy giảm miễn dịch ở
người)
PCR
Polymerase Chain Reaction - Phản ứng chuỗi Polymerase
PV
Preventive value (hiệu quả can thiệp)
QCVN
Quy chuẩn Việt Nam
RFLP
Restriction Fragment Length Polymorphism (Kỹ thuật đa hình
chiều dài đoạn cắt giới hạn)
TB
Trung bình
TL
Tỷ lệ
TT
Tình trạng
WHO
World Health Organization - Tổ chức Y tế thế giới
VPQ
Viêm phế quản
XN
Xét nghiệm
YTNC
Yếu tố nguy cơ
MỤ LỤ
ẶT VẤN Ề ................................................................................................ 1
hƣơng 1: TỔN
QUAN T
L ỆU .......................................................... 3
1.1. Lịch sử nghiên cứu nấm ........................................................................... 3
1.1.1. Một số khái niệm về nấm, nấm y học ............................................... 3
1.1.2. Lịch sử nghiên cứu nấm trên thế giới ............................................... 5
1.1.3. Lịch sử nghiên cứu nấm tại Việt Nam .............................................. 6
1.2. Dịch tễ học vi nấm ................................................................................... 8
1.2.1 Tác nhân vi nấm ................................................................................. 8
1.2.2. Đường truyền bệnh ......................................................................... 11
1.2.3. Khối cảm thụ ................................................................................... 11
1.3. Các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm và kiến thức, thái độ thực hành
phòng chống nhiễm nấm cho vị thuốc đông dược .............................................12
1.3.1 Các yếu tố về khí hậu và vi khí hậu ................................................. 12
1.3.2 Các yếu tố về điều kiện bảo quản .................................................... 14
1.3.3. Các yếu tố về kiến thức, thái độ, thực hành bảo quản thuốc đông
dược của cán bộ y tế .................................................................................. 14
1.4. Tình hình nhiễm vi nấm và độc tố do nấm ở thực phẩm và các sản phẩm
nông nghiệp sau thu hoạch ............................................................................ 16
1.4.1. Tại Châu Âu .................................................................................. 16
1.4.2. Tại Châu Á .................................................................................... 17
1.4.3. Tại Châu Phi ................................................................................. 18
1.4.4. Tại Việt Nam................................................................................. 19
1.5. Cấu trúc phân tử, cơ chế sinh aflatoxin và gây độc của aflatoxin ......... 20
1.5.1. Cấu trúc phân tử, cơ chế gây độc của aflatoxin .............................. 20
1.5.2. Cơ chế sinh độc tố alflatoxin của nấm ............................................ 22
1.6. Các kỹ thuật phát hiện nhiễm nấm và aflatoxin..................................... 24
1.6.1. Kỹ thuật soi tươi .................................................................................24
1.6.2. Kỹ thuật nuôi cấy nấm trong môi trường Saboraud ..........................25
1.6.3. Các kỹ thuật khác ...............................................................................25
1.6.4. Kỹ thuật sinh học phân tử PCR ..................................................... 28
1.7. Một số bệnh do nấm và độc tố nấm gây ra ............................................ 30
1.7.1 Nhiễm độc gan cấp tính ......................................................................... 30
1.7.2 Nhiễm độc mãn do aflatoxin và ochratoxin ..................................... 30
1.7.3. Các bệnh nấm phổi do Aspergillus spp........................................... 31
1.8. Chẩn đoán xác định sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm, thuốc đông
dược nhiễm nấm ............................................................................................ 31
1.9. Điều trị và phòng bệnh do nấm cho con người, phòng nhiễm nấm cho
các sản phẩm nông nghiệp và các vị thuốc đông dược ................................. 32
1.9.1 Điều trị các bệnh do nấm gây ra với con người ............................... 32
1.9.2. Phòng bệnh do nấm ......................................................................... 33
1.9.3. Phòng chống nhiễm nấm cho các sản phẩm nông nghiệp và các vị
thuốc đông dược ........................................................................................ 34
hƣơng 2: Ố TƢỢN
V PHƢƠN
PH P N H ÊN ỨU ........... 36
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu ............................................ 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 36
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................... 36
2.1.3 Thời gian nghiên cứu ....................................................................... 37
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 37
2.2.1. Phương pháp nghiên cứu mô tả có phân tích thực trạng nhiễm nấm
và aflatoxin ................................................................................................ 37
2.2.2. Nghiên cứu mô tả thực trạng nhà kho, môi trường bảo quản thuốc
và kiến thức, thái độ, thực hành bảo quản thuốc thuốc đông dược của cán
bộ y tế ....................................................................................................... 49
2.2.3. Nghiên cứu can thiệp ...................................................................... 53
2.3. Mô hình thiết kế nghiên cứu .................................................................. 54
2.4. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 56
2.5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu ................................................. 56
2.6. Đạo đức nghiên cứu ............................................................................... 56
hƣơng 3: K T QUẢ N H ÊN ỨU ...................................................... 58
3.1. Thực trạng nhiễm nấm và aflatoxin trong dược liệu đông dược tại các
bệnh viện thuộc tỉnh Nghệ An năm 2016 ..................................................... 58
3.1.1. Thực trạng nhiễm nấm trong các vị thuốc đông dược .................... 58
3.1.2. Kết quả định danh loài nấm ở các mẫu thuốc đông dược bằng kỹ
thuật PCR .................................................................................................. 67
3.1.3. Hàm lượng aflatoxin trong các vị thuốc đông dược tại các bệnh viện
thuộc tỉnh Nghệ An năm 2016 .................................................................. 72
3.2. Thực trạng về môi trường, trang thiết bị và kiến thức, thái độ, thực
hành bảo quản thuốc đông dược của cán bộ y tế ....................................... 74
3.2.1. Thực trạng về môi trường, trang thiết bị bảo quản thuốc ............... 74
3.2.2. Kiến thức, thái độ, thực hành bảo quản thuốc đông dược của các bộ
y tế hành nghề đông dược tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An ...................... 76
3.3. Hiệu quả can thiệp phòng chống nấm cho thuốc đông dược ................. 82
3.3.1. Thay đổi về kiến thức và thực hành của cán bộ y tế phòng chống
nhiễm nấm cho thuốc sau 12 tháng can thiệp ........................................... 82
3.3.2. Tình trạng nhà kho, thiết bị bảo quản thuốc trước và sau can thiệp
12 tháng ..................................................................................................... 83
3.3.3. Hiệu quả giảm tình trạng nhiễm nấm ở các vị thuốc đông dược sau
can thiệp 12 tháng ..................................................................................... 85
hƣơng 4:
N LUẬN............................................................................... 88
4.1. Thực trạng nhiễm nấm, aflatoxin trong các mẫu thuốc đông dược tại các
bệnh viện tỉnh Nghệ An năm 2016 ............................................................... 88
4.1.1. Thực trạng nhiễm nấm .................................................................... 88
4.1.2. Hàm lượng aflatoxin trong các vị thuốc đông dược tại các cơ sở y tế
tỉnh Nghệ An năm 2016 ............................................................................ 95
4.2. Thực trạng về môi trường, trang thiết bị bảo quản thuốc và kiến thức
thái độ, thực hành bảo quản các vị thuốc đông dược của cán bộ y tế tại các
bệnh viện tỉnh Nghệ An ................................................................................ 99
4.2.1. Thực trạng môi trường, trang thiết bị bảo quản thuốc đông dược .. 99
4.2.2. Kiến thức thái độ, thực hành bảo quản các vị thuốc đông dược của
các bộ y tế tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An ............................................ 103
4.3. Hiệu quả can thiệp phòng chống nấm cho thuốc đông dược ............... 108
4.3.1. Hiệu quả can thiệp truyền thông kiến thức và thực hành phòng
chống nấm cho cán bộ y tế ...................................................................... 108
4.3.2. Hiệu quả can thiệp thay đổi trang thiết bị bảo quản thuốc ........... 109
K T LUẬN ................................................................................................ 116
K
N N HỊ
TÍNH KHOA HỌ , TÍNH MỚ
ỦA Ề T
Ý N HĨA THỰ T ỄN ỦA Ề T
ANH MỤ
UN
T
O L ÊN QUAN TRỰ T
LUẬN N Ã ƢỢ
L ỆU THAM KHẢO
ÔN
Ố
P
NN
ANH MỤ
ẢN
Bảng 1.1. Một số tính chất hóa lý của aflatoxin ...................................... 21
Bảng 2.1. Giới hạn ô nhiễm aflatoxin trong một số thực phẩm theo tiêu
chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT ................................................ 48
Bảng 3.1. Danh mục, tên khoa học các vị thuốc nam sử dụng trong nghiên
cứu ........................................................................................ 58
Bảng 3.2. Danh mục, tên khoa học các vị thuốc bắc sử dụng trong nghiên
cứu ........................................................................................ 60
Bảng 3.3. Tỷ lệ nhiễm nấm chung ở các mẫu thuốc đông dược bằng kỹ
thuật soi tươi (n = 505) ......................................................... 62
Bảng 3.4. Tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc đông dược là thân - rễ, lá, củ quả
bằng kỹ thuật soi tươi (n = 505) ....................................................62
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm nấm chung ở các vị thuốc bắc và nam dược bằng
kỹ thuật nuôi cấy nấm trong môi trường Saboraud (n = 505) 63
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm nấm ở các vị thuốc đông dược là thân - rễ, lá, củ quả
bằng nuôi cấy nấm trong môi trường Sauboraud ..........................64
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm nấm ở các mẫu thuốc đông dược bằng nuôi cấy
nấm trong môi trường Saboraud ở từng bệnh viện ................ 65
Bảng 3.8. Tổng hợp kết quả xác định tỷ lệ nhiễm nấm bằng kỹ thuật soi tươi
và nuôi cấy trong môi trường Saboraud (n = 505)........................66
Bảng 3.9. Tỷ lệ tương đồng của một số mẫu nấm so với ngân hàng
genbank ................................................................................ 70
Bảng 3.10. Thành phần loài nấm phân lập từ các mẫu thuốc đông dược . 71
Bảng 3.11. Tỷ lệ nhiễm aflatoxin chung (n = 505) ................................. 72
Bảng 3.12. Tỷ lệ mẫu dược liệu nhiễm aflatoxin vượt tiêu chuẩn QCVN
8-1:2011/BYT (n = 24) ......................................................... 73
Bảng 3.13. Thực trạng các nhà kho bảo quản thuốc đông dược (n =10) 74
Bảng 3.14. Trang thiết bị bảo quản thuốc đông dược (n = 10) ................ 75
Bảng 3.15. Nhóm tuổi, giới, trình độ chuyên môn của đối tượng nghiên
cứu (n = 60) .......................................................................... 76
Bảng 3.16. Kiến thức của cán bộ y tế về nguyên nhân thuốc đông dược bị
nấm và tác hại của nấm với sức khỏe con người (n = 60) ...... 77
Bảng 3.17. Kiến thức của cán bộ y tế về tác nhân gây nấm và các điều
kiện bảo quản thuốc đông dược không bị nấm (n = 60) ........ 78
Bảng 3.18. Thực hành của cán bộ y tế về phòng chống nhiễm nấm cho
thuốc đông dược (n = 60) ...................................................... 80
Bảng 3.19. Thực hành của cán bộ y tế về phòng chống tác hại của nấm
cho cá nhân (n = 60) ............................................................. 81
Bảng 3.20. Kiến thức của cán bộ y tế về vi nấm và các điều kiện vi khí
hậu bảo quản thuốc đông dược không bị nhiễm nấm (n = 60) 82
Bảng 3.21. Hiệu quả bổ sung trang thiết bị làm thay đổi vi khí hậu (n =
10) ........................................................................................ 83
Bảng 3.22. Hiệu quả làm thay đổi các yếu tố vi khí hậu trong kho sau can
thiệp 12 tháng (n =10) .......................................................... 84
Bảng 3.23. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm vi nấm chung ở các mẫu thuốc
đông dược ............................................................................. 85
Bảng 3.24. Hiệu quả giảm tỷ lệ nhiễm nấm trong thuốc đông dược tại các
bệnh viện sau can thiệp 12 tháng .......................................... 86
ANH MỤ HÌNH
Hình 1.1. Hình ảnh một số loài Aspergillus ................................................... 4
Hình 1.2. Hình ảnh nấm mốc Penicilinum spp ............................................... 5
Hình 1.3. Cơ chế sinh tổng hợp aflatoxin .................................................... 23
Hình 1.4. Kết quả PCR (+) với Aspergillus sp và Candida spp .................. 29
Hình 1.5. Kết quả xét nghiệm PCR (+) với Aspergillus fumigatus ............. 29
Hình 2.1. Tóm tắt các bước thực hiện kỹ thuật PCR .................................... 43
Hình 2.2. Sơ đồ thiết kế nghiên cứu.............................................................. 55
Hình 3.1. Tỷ lệ nấm sợi, nấm men (n = 262) ................................................ 66
Hình 3.2. Sản phẩm điện di một số mẫu nấm phân lập từ các mẫu thuốc
đông dược tại các bệnh viện tỉnh Nghệ An .................................. 67
Hình 3.3. Kết quả giải trình tự gen ............................................................... 68
Hình 3.4. Trình tự các nucleotit trong gen của các mẫu giải trình tự .......... 69
Hình 3.5. Tỷ lệ các vị thuốc nam, thuốc bắc có hàm lượng alflatoxin vượt
tiêu chuẩn QCVN 8-1:2011/BYT (n = 16) ................................... 73
Hình 3.6. Tỷ lệ tên các loài nấm của cán bộ y tế (n = 25) ............................ 79
1
ẶT VẤN Ề
Nấm là những sinh vật có nhân và thành tế bào thực sự, dị dưỡng, sinh
sản bằng bào tử. Nấm phân bố rộng rãi trong tự nhiên, phần lớn sống hoại
sinh trong đất, số ít có khả năng ký sinh gây bệnh cho người và động vật [5].
Ước tính trên thế giới có trên 1 triệu loài nấm. Có loại nấm có lợi, có loại có
hại cho sức khỏe con người. Với sự đa dạng và phong phú của nấm người ta
còn xếp nấm thành 1 giới riêng là “giới nấm”. Hiện nay, khoa học đã phát
hiện khoảng trên 400 loài nấm gây bệnh cho người [19], [36].
Các vị thuốc đông dược thường được chế biến theo phương pháp cổ
truyền như phơi, sấy, tẩm đường, mật... Trong điều kiện khí hậu nhiệt đới
nóng ẩm của nước ta và quá trình bảo quản không tốt do thiếu thốn phương
tiện và kỹ thuật bảo, các vị thuốc đông dược rất dễ bị ẩm mốc. Nhiều công
trình nghiên cứu đã cho thấy các vị thuốc đông dược, các sản phẩm nông
nghiệp sau thu hoạch thường nhiễm các loài nấm Aspergillus spp như:
Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, Aspergillus niger... trong đó có vai
trò y học quan trọng nhất là Aspergillus flavus (A. flavus) [64], [67], [80].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, bệnh do vi nấm thường gặp ở các nước
kém phát triển có điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống chật chội ẩm ướt,
tỷ lệ mắc từ 5 -10%, có nơi > 10%. Một số bệnh nấm diễn biến rất phức tạp
khó chẩn đoán như bệnh nấm phổi, bệnh nấm máu, bệnh nấm dịch não tủy
[55], [87] và đặc biệt là ung thư gan nguyên phát do độc tố aflatoxin [1],
[21]. Tổ chức Y tế Thế giới đưa aflatoxin vào danh mục chất gây ung thư
mạnh năm 1988 và Tổ chức Nông lương thế giới (FAO) khuyến cáo
aflatoxin cần được kiểm soát chặt trẽ trong các sản phẩm nông nghiệp và các
sản phẩm sau thu hoạch. Các nước cần có bộ công cụ đủ mạnh giám sát hàm
2
lượng aflatoxin về khung pháp lý, về kỹ thuật phát hiện,đến sản xuất và lưu
thông phân phối, nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng [33], [103], [104].
Tại Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng, cho đến nay chưa có
nhiều công trình nghiên cứu sâu về sinh bệnh học, dịch tễ học về nấm nhất là vi
nấm ký sinh trên các vị thuốc đông dược và kiến thức, thái độ, thực hành
bảo quản của người hành nghề y học cổ truyền nhưng các yếu tố nguy cơ ô
nhiễm mầm bệnh vi nấm thì rất cao... đã làm cho một tỷ lệ không nhỏ chế
phẩm đông dược ô nhiễm mầm bệnh vi nấm, đây là căn nguyên nhân cơ bản
gây ra các bệnh ung thư gan nguyên phát, suy gan, xơ gan, u phổi do nấm...
do các chất độc sinh ra trong quá trình phát triển của nấm như aflatoxin. Với
tính cấp thiết của vấn đề chúng tôi thực hiện đề tài: “Thực trạng nhiễm vi
nấm, aflatoxin trong một số vị thuốc đông dược và kiến thức, thái độ, thực
hành bảo quản thuốc của cán bộ y tế tại tỉnh Nghệ An, hiệu quả can thiệp
(2016 - 2017)”, với các mục tiêu nghiên cứu sau:
1. Xác định tỷ lệ nhiễm vi nấm, aflatoxin trong một số vị thuốc đông
dược tại một số bệnh viện tỉnh Nghệ An năm 2016.
2. Mô tả thực trạng về môi trường, trang thiết bị bảo quản thuốc và kiến
thức, thái độ, thực hành bảo quản thuốc đông dược của các cán bộ y tế tại
các bệnh viện tỉnh Nghệ An.
3. Đánh giá hiệu quả can thiệp phòng chống vi nấm cho thuốc đông dược.
PH M V N H ÊN ỨU
Trong đề tài này chúng tôi chỉ thực hiện nghiên cứu tại các cơ sở y tế
công lập có hoạt động chuyên môn y học cổ truyền của tỉnh Nghệ An. Các vị
thuốc đông dược có thể bị ô nhiễm nhiều loại mầm bệnh khác nhau, nhưng
trong đề tài này chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu ô nhiễm các loài vi nấm và
định lượng aflatoxin trong một số vị thuốc đông dược.
3
hƣơng 1.
TỔN
QUAN T
L ỆU
1.1. Lị h sử nghi n ứu nấm
1.1.1. M t số h i niệm về nấm, nấm họ
1.1.1.1. Khái niệm về nấm
Nấm được xếp vào 1 trong 5 loại hình thái tạo nên sự sống trên trái
đất. Nấm là những sinh vật có nhân thật và thành tế bào thực sự, dị
dưỡng, sinh sản bằng bào tử, phân bố rộng rãi trong tự nhiên, phần lớn
sống hoại sinh trong đất, một số ít có khả năng ký sinh gây bệnh cho thực
vật và động vật. Nấm có vị trí phân loại học của như sau:
Giới:
Fungi
Ngành:
Ascomycota
Lớp:
Saccharomycetes
Bộ:
Saccharomycetales
Họ:
Saccharomycetaceae
Chi (giống): Aspergillus; Penicilium..
1.1.1.2. Nấm y học
Nấm y học (Medical mycology) nghiên cứu nấm ký sinh ở người,
về đặc điểm sinh học, khả năng gây bệnh, chẩn đoán, điều trị và phòng
bệnh do nấm gây nên. Ước tính trên Thế giới có trên 1 000 000 loài nấm,
hiện nay khoa học đã phát hiện 400 loài gây bệnh cho người. Hầu hết các
loài nấm y học có kích thước nhỏ phải phát hiện bằng kính lúp hoặc kính
hiển vi nên gọi là vi nấm y học [29], [81], [90].
Đa số các nhà khoa học trong và ngoài nước hiện nay đều phân chia
các bệnh nấm thành hai nhóm bệnh [36], [37] chính là: Nhóm nấm da và
4
nấm ngoại biên (Dermatophytosis) [6], [7], thường gặp các loài nấm ưa
keratin và chất acid béo; Nhóm nấm nội tạng như: Nấm máu, nấm phổi, nấm
dịch não tủy, nấm đường tiêu hóa, nấm đường sinh dục. Ngoài ra còn có một
số cách phân loại bệnh nấm bằng vị trí tổn thương lâm sàng và vị trí ký sinh,
như: Nấm da, nấm tóc, nấm phổi, nấm sinh dục, nấm tiêu hóa. Nấm gây
bệnh cho người có tính chất cơ hội, nhất là ở những người suy giảm miễn
dịch như người nhiễm HIV/AIDS, người đái tháo đường, người nhiễm các
virus có khả năng đàn áp miễn dịch như sởi [89], [91].
1.1.1.3. Nấm mốc
Nấm mốc ký sinh gây bệnh chủ yếu ở thực vật, lương thực, thực
phẩm, một số loài gây bệnh trực tiếp cho con người, nhưng thường gián tiếp
qua các độc tố của nấm như các độc tố aflatoxin, ochatoxin, fumonisin,
thường gặp các loài nấm Aspergillus spp, Penicilium spp [10], [25], [27].
Aspergillus fumigatus
Aspergillus flavus
Aspergillus niger
Hình 1.1. Hình ảnh m t số lo i Aspergillus (nguồn CDC)
Tổ chức Nông Lương thế giới (FAO) ước tính hằng năm có khoảng
25% sản lượng lương thực, thực phẩm phải hủy bỏ do ô nhiễm nấm và các
độc tố của nấm. Nguyên nhân là do có hạn chế trong thu hoạch, bảo quản,
đặc biệt tại Châu Phi thì tình trạng ô nhiễm các chất độc do nấm sinh ra là
rất trầm trọng, ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe người dân.
5
Hình 1.2. Hình ảnh nấm mố Penicilinum spp
(Nguồn: “Mycotoxin độc tố trong nấm mốc”, Tạp chí Hóa học ngày nay
Tình trạng nhiễm độc tố do nấm có xu hướng ngày càng tăng cao trên
toàn thế giới, FAO khuyến cáo các nước cần có công cụ hữu hiệu kiểm tra
giám sát hàm lượng các chất độc do nấm sinh ra trong lương thực, thực
phẩm để bảo vệ sức khỏe người dân [49], [95].
1.1.2. Lị h sử nghi n ứu nấm tr n thế gi i
Nấm Aspergillus spp đã được các nhà khoa học xác định là loài nấm có
vai trò vô cùng quan trọng gây ra tình trạng ô nhiễm nấm ở thực phẩm, các
chế phẩm nông nghiệp, các chế phẩm đông dược… Aspergillus spp lần đầu
tiên được xếp vào danh mục nấm y học là năm 1729 bởi một linh mục và là
nhà sinh vật học người Ý Pier Antonio Micheli. Ông đã quan sát nấm dưới
kính hiển vi và mô tả nấm có hình dạng của một aspergillum (vòi phun nước).
Sau này nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và mô tả “aspergillum”, và thấy
đây là loài sinh vật sinh sản vô tính, cấu trúc hình thể điển hình tương tự như
hình ảnh đài phun nước hoặc bông hoa cúc, sinh sản vô tính…giống với mô tả
của Pier Antonio Micheli. Ngày nay aspergillum được các nhà khoa học đặt
tên chính thức trong mục lục của ngành nấm là Aspergillus spp [36], [39].
Aspergillus spp có 700 loài trong đó có 19 loài gây bệnh cho con người.
Các loài nấm thường gặp và phổ biến nhất là: Aspergillus flavus; Aspergillus
6
moninus; Aspergillus parasiticcus; Aspergillus elegans, Aspergillus fresenii,
Aspergillus melleus, Aspergillus pertrakii, Aspergillus sulphureus, Aspergillus
screrotium [12], [83], [96].
Ngày nay, với sự phát triển như vũ bão các kỹ thuật cao như sinh học
phân tử... Đã được ứng dụng ngày càng nhiều để chẩn đoán xác định tỷ lệ,
thành phần loài nấm [28], [76].
Nghiên cứu tại Brazil của Fabiana Aparecida Couto (2014), về sự đa
dạng quần thể nấm sợi trong các hạt cà phê trồng theo cách truyền thống và
hữu cơ, kết quả: Từ 18 mẫu cà phê đã phân lập được 346 chủng nấm, với 32
loài, 12 chi gồm: Aspergillus, Penicillium, Fusarium, Cladosporrium,
Mucor, Rhizopus, Trichoderma [73].
Margit Hummel (2004), sử dụng kỹ thuật PCR lồng chẩn đoán nhiễm
A. fumigatus chủng ATCC 9197 ở chuột [84]. Kết quả nghiên cứu đã mở
đường cho các nhà khoa học sau này sử dụng phương pháp PCR lồng để phát
hiện DNA của A. fumigatus như nghiên cứu của L. Klingspor (2006), Rosa de
Lanos Frutos (2004), S.H. Mirhendi (2001), Loeffler và White .P.L (2006)
[94], [96], [100].
1.1.3. Lị h sử nghi n ứu nấm tại Việt N m
Tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu về nấm mới chỉ xuất hiện từ
đầu thế kỷ 20 bởi các nhà khoa học Pháp và một số ít công trình của người
Việt. Việc nghiên cứu còn nhiều hạn chế như: Việc phân loại, định loài chủ
yếu dựa vào hình thể và các khóa định loài. Hiện nay với sự phát triển của
khoa học trong đó có các kỹ thuật mới như: Enzym, miễn dịch học, công
nghệ PCR…đã làm cho việc nghiên cứu nấm đạt được nhiều thành tựu [18],
[31], [43]. Một số công trình tiêu biểu: Lgendre (1911) đã phân lập được 2
trường hợp nấm men Blastomyces gây bệnh tại Miền Bắc Việt Nam. Năm
1965, Bulmer, Glenn và Đỗ Thị Nhuận điều tra trên 1362 người tại Sài Gòn,
7
Gia Định, Biên Hòa thấy 5% số người (+) với Histoplasmin. Năm 1977,
Viện Vệ sinh dịch tễ phối hợp với Viện Chống lao Trung ương xét nghiệm
(XN) đờm và mổ phổi cho 88 bệnh nhân, phát hiện 12 trường hợp là nấm A.
fumigatus và A. niger, trong đó có hai bệnh nhân tử vong. Giáo trình của Đại
học Y thành phố Hồ Chí Minh đã thống kê kết quả nghiên cứu Phan Trinh và
cộng sự (1979), qua theo dõi 7360 trường hợp sinh thiết hoặc tử thiết đã phát
hiện 552 trường hợp bị bệnh nấm, trong đó có 17 trường hợp bị nấm phổi (12
là nấm Aspergillus spp và 5 là nấm Candida spp) [29].
Do cấu tạo của các tế bào nấm có thành vách và có khoảng trống giữa
nhân và thành tế bào vì vậy việc điều trị nội khoa hết sức khó khăn, nhiều
trường hợp phải sử dụng phương pháp ngoại khoa kết hợp với nội khoa.
Việc nghiên cứu chất kháng nấm Aspergillus spp đã phát triển mạnh cả ở
trong và ngoài nước tuy nhiên kết quả vẫn còn hạn chế [16], [30], [52].
Tại nước ta, các công trình nghiên cứu về nấm mốc ở thực phẩm phát
triển muộn hơn nghiên cứu nấm gây bệnh ở người, tuy nhiên đã có nhiều công
trình nghiên cứu ứng dụng các kỹ thuật sâu như: Miễn dịch, sắc ký khí lỏng
hiệu năng cao, PCR để xác định sự có mặt của nấm mốc và độc tố của nấm
mốc, điển hình là nghiên cứu của:
Nguyễn Đinh Nga (2012), nghiên cứu khảo sát mức độ nhiễm nấm mốc
và aflatoxin trong một số dược liệu bán ở Quận 5 – Thành phố Hồ Chí Minh
bằng phương pháp định danh loài nấm bằng khóa định loài và định lượng
aflatoxin bằng Kit ELISA, kết quả cho thấy: 86/141 mẫu dược liệu khảo sát có
mức độ nhiễm nấm vượt ngưỡng 500 CPU/gam (nhiễm nấm), các loài nấm
thường gặp là A. niger, A. flavus, A. glaucus, Penicilillum và nấm men. 31/55
mẫu có hàm lượng aflatoxin B1 vượt ngưỡng 5 ppb chiếm 56,36% [33].
Bùi Thị Mai Hương (2012), nghiên cứu ô nhiễm các chất độc do nấm
mốc trong gạo bằng kỹ thuật sắc ký khí lỏng hiệu năng cao, bằng cách tính
8
toán lượng tiêu thụ gạo, ngô và sự tích lũy các chất độc aflatoxin B1 và
fumonisin B1 tác giả đã đưa ra nguy cơ K gan ở đối tượng nghiên cứu [21].
Lý Thu Hương (2012), nghiên cứu tình trạng nhiễm vi nấm trong đất
và rễ cây trồng bằng kỹ thuật sắc ký khí lỏng hiệu năng cao xác định sự có
mặt và hàm lượng các chất độc tố do nấm mốc sinh ra [20].
1.2. ị h tễ họ vi nấm
1.2.1 Tác nhân vi nấm
1.2.1.1. Phân bố của các loài nấm
Nấm đa số có hại gây hỏng lương thực, thực phẩm, hỏng các sản
phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, chỉ một số ít có lợi như nấm tương. Trong
đề tài này chúng tôi chỉ đề cập nghiên cứu các loài nấm có hại cho các mẫu
thuốc đông dược và sức khỏe con người.
Các tác nhân vi nấm gây hỏng thực phẩm có nhiều loài A. fumigates,
Aspergillus flavus; Aspergillus moninus; Aspergillus parasiticcus; Aspergillus
elegans, Aspergillus fresenii, Aspergillus melleus, Aspergillus pertrakii,
Aspergillus sulphureus, Aspergillus screrotium, Penicilium viriditum,
Penicilium spp, phổ biến nhất là Aspergillus flavus [4], [20], [40], nấm phân
bố như sau:
- Nấm trong kho chứa chủ yếu là Aspergillus spp và Penicilium spp
- Nấm ngoài đồng ruộng Fusarium spp và Trichothecenes spp
Như vậy, tác nhân vi nấm trong các sản phẩm đông dược chủ yếu là
Aspergillus spp và Penicilium spp, trong đó vai trò quan trọng nhất là
Aspergillus flavus, Aspergillus niger.
Nấm thường ký sinh chủ yếu trong các sản phẩm nông nghiệp và các
chế phẩm đông dược thường gặp ở củ, quả mốc như: Gạo, lạc, vừng, ngô
mốc… kể các các vị thuốc đông y do bảo quản không tốt. Ở điều kiện thuận
9
lợi nấm mọc thành sợi có màu trắng bạc như khói, có thể tồn tại ở dạng nấm
men có hình cầu hoặc bầu dục. Nấm phát triển rất mạnh trong điều kiện độ
ẩm cao > 70%, nhiệt độ > 25°C, thiếu ánh sáng, tốc độ gió nhỏ < 0,5 m/giây
[64], [80], [99] (Hình 1.1), Hình (1.2).
Khi ký sinh và phát triển trong các sản phẩm nông nghiệp như gạo,
ngô, khoai, sắn và các chế phẩm đông dược…sản sinh ra rất nhiều độc tố
mycotoxin, trong nhóm mycotoxin nguy hiểm nhất là aflatoxin và
ochratoxin [51], [63], [82].
1.2.1.2. Vai trò sinh độc tố của các loài nấm
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã chứng minh:
Aflatoxin được tạo ra từ nấm: Aspergillus ochraceus là chủ yếu, ngoài
ra một số loài Aspergillus elegans, Aspergillus fresenii, Aspergillus melleus,
Aspergillus pertrakii, Aspergillus sulphureus, Aspergillus screrotium …cũng
tạo ra ochratoxin A với lượng nhỏ. Các loài nấm Penicilium spp cũng có khả
năng sinh ra aflatoxin A bao gồm: Penicilium viridicatum, Penicilium
verrucosum, Penicilium chrysogenum, Penicilium commune, Penicilium
cyclopium, Penicilium palitans, Penicilium variable [3], [14], [15], [33].
Pauline Jolly và CS (2013), đã phát hiện có mối liên quan giữa tốc độ
phát triển HIV/AIDS với mức độ nhiễm độc tố nấm aflatoxin và ochratoxin
[92]. Nhưng hiện nay, chưa có số liệu cụ thể về độc lực của aflatoxin và
ochratoxin trên người.
Đào Thiện và CS (2012), đã nghiên cứu mô hình hóa và dự đoán quá
trình phát triển của nấm mốc nhằm mục đích đánh giá khả năng nảy mầm và
phát triển của các loại nấm mốc trên thực phẩm, chế phẩm nông nghiệp,
thuốc đông dược... trong một điều kiện vi khí hậu nhất định. Thời gian nảy
mầm là một tiêu chí đầu tiên và cần thiết để xác định tuổi thọ và hạn sử dụng
của một sản phẩm thực phẩm. Vì song song với quá trình phát triển của nấm
10
là quá trình sinh độc tố, độc tố sản sinh nhiều nhất vào giai đoạn từ nẩy trồi
tăng sinh về số lượng phát triển thành nấm sợi. Nấm sinh độc tố nhằm mục
đích cạnh tranh, tiêu diệt các vi khuẩn, virus và các sinh vật khác có thể cạnh
tranh nguồi dinh dưỡng của nấm [40].
1.2.1.3. Nấm Aspergillus spp
Aspergillus spp có khả năng sinh độc tố nhiều nhất trong các loài nấm
y học, các độc tố chủ yếu là aflatoxin chiếm tới 90% độc tố của nấm.
Aspergillus spp có 700 loài trong đó có 20 loài gây bệnh cho người.
Aspergillus spp có các đặc điểm sinh học cơ bản như sau: Là nấm sợi, phần
lớn sống hoại sinh trong đất, trong các chế phẩm nông nghiệp kể cả các chế
phẩm đông dược, trong phân chim, lông của các loài gia cầm sinh ra rất
nhiều bào tử rụng định kỳ phát tán theo gió, do đó con người thường xuyên
tiếp xúc với bào tử nấm [12], [16], [31]. Bộ phận bào tử của nấm Aspegillus
spp có cấu trúc đặc biệt gồm: Đính bào đài mọc từ tế bào chân, ngọn đính bào
đài, tiểu bào đài, trên tiểu bào đài sinh ra các bào tử có kích thước (2-5 μm), nhìn
trông như bông hoa cúc [29].
Aspergillus spp là nấm ưa khí, chính vì vậy khi gây bệnh ở phổi
thường gây ra các tổn thương ở vùng đỉnh phổi, hang lao phổi cũ, hoặc gần
các phế quản thùy, phân thùy lớn …đây chính là đặc điểm quan trọng trong
công tác điều trị bệnh nhân lao phổi [61]. Bệnh u nấm phổi thường gặp ở
người suy giảm miễn dịch [49], [102], bệnh nhân sau điều trị lao hang, một
nghiên cứu ở 500 bệnh nhân lao hang, ở các hang lấy đờm (-) với trực khuẩn
lao thì có 15% (+) với nấm Aspergillus spp, vì vậy có một số quan điểm cho
rằng bệnh do nấm mốc gây ra là bệnh cơ hội [69], [92], [101].
1.2.1.4. Nấm Penicilium spp
Penicilium spp cũng là nấm có khả năng sản sinh độc tố mạnh chỉ sau
Aspergillus. Các độc tố gồm aflatoxin, ochatoxin...ngoài ra một số loài nấm
11
Penicilium spp có khả năng sinh tổng hợp kháng sinh Penicilium [18], [30],
[37], lợi dụng đặc điểm sinh học này Giáo sư Đặng Văn Ngữ đã sản xuất
nước lọc Penicilium làm thuốc chữa bệnh cho thương binh trong kháng
chiến chống Pháp.
Penicilium spp gồm rất nhiều loài, trong đó các loài phổ biến nhất là
Penicilium viridicatum, Penicilium verrucosum, Penicilium chrysogenum,
Penicilium commune, Penicilium cyclopium, Penicilium palitans, Penicilium
variable. Trong đó Penicilium marneffei có vai trò y học quan trọng nhất.
Penicilium marneffei là nấm lưỡng dạng, phân bố chủ yếu ở các nước Đông
nam Á, nấm có nhiều điểm về sinh thái và dịch tễ chưa rõ ràng. Penicilium
marneffei được phân lập lần đầu tiên ở chuột tre ở Miền Nam Việt Nam, sau
đó cũng phát hiện thấy ở các loài gặm nhấm khác ở các nước Đông nam Á.
Nấm lây bệnh vào người qua đường hô hấp [18], [30], [37].
1.2.2. ƣờng tru ền ệnh
1.2.2.1. Đường truyền bệnh và phát tán mầm bệnh của nấm
Đối với con người, hầu hết các loài nấm có đường truyền bệnh qua hô
hấp, các bào tử nấm phát tán trong không khí, con người tiếp xúc hít thở các
bào tử nấm vào phổi. Ngoài ra một số loài nấm có thể xâm nhập vào cơ thể
qua đường da, niêm mạc qua tiếp xúc trực tiếp…[19].
Đối với thực phẩm, lương thực và tự nhiên các bào tử nấm nhờ gió
phát tán trong không khí khi tiếp xúc với lương thực, thực phẩm, chế phẩm
sau thu hoạch nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành sợi nấm và
khuẩn lạc nấm [19].
1.2.3. Khối ảm thụ
- Đối với con người: Aspergillus spp và Penicilium spp khối cảm thụ
thường gặp ở người suy giảm miễn dịch nhất là bệnh nhân HIV/AIDS, người
đái tháo đường, bệnh nhân sau điều trị lao hang, người sử dụng costicoid kéo
12
dài, bệnh nhân có cấu trúc đường hô hấp bị dị dạng bất thường, người sống
trong môi trường ẩm ướt trật trội mất vệ sinh, thiếu ánh sáng mặt trời, người
nghiện rượu [1], [69], [93].
- Đối với thực phẩm và tự nhiên: Các bào tử nấm nhờ gió phát tán
trong không khí khi tiếp xúc với lương thực, thực phẩm, chế phẩm sau thu
hoạch nếu gặp điều kiện thuận lợi như dinh dưỡng, độ ẩm, nhiệt độ, cường
độ tia bức xạ....phù hợp sẽ phát triển thành sợi nấm và khuẩn lạc nấm gây
hại cho thực phẩm [19].
1.3.
ếu tố li n qu n đến nhiễm nấm v
iến thứ , th i đ thự
h nh phòng hống nhiễm nấm ho vị thuố đông ƣợ
Các yếu tố liên quan đến nhiễm nấm trong thuốc đông dược có rất
nhiều, trong đó một số yếu tố có vai trò quan trọng như: Vi khí hậu, điều
kiện bảo quản, tình trạng dinh dưỡng nơi nấm ký sinh và các yếu tố về kiến
thức, thái độ, thực hành phòng chống nhiễm nấm của cán bộ y tế.
1.3.1
ếu tố về hí hậu v vi hí hậu
Bao gồm: Các yếu tố khí hậu và vi khí hậu. Yếu tố khí hậu là chỉ khí
hậu của một vùng, miền, một địa phương. Vi khí hậu là các yếu tố nhiệt độ,
độ ẩm, tốc độ gió, cường độ ánh sáng trong một phạm vi hẹp như 1 phòng
làm việc, 1 nhà xưởng. Trong phạm vi nghiên cứu này là các yếu tố vi khí
hậu trong kho bảo quản thuốc đông dược, gồm:
- Nhiệt độ trung bình > 25°C, thường xuyên thay đổi cũng làm cho
nấm mốc phát triển. Nấm sinh độc tố mạnh nhất ở nhiệt độ 28°C đến 30°C
- Độ ẩm cao, nếu độ ẩm cao > 70% làm cho nấm mốc phát triển mạnh.
- Tốc độ gió có tác dụng phát tán các bào tử nấm ra môi trường xung
quanh. Nấm mốc phát triển mạnh ở môi trường có tốc độ gió < 0,5m/s.
13
Tại Việt Nam và Thế giới có một số công trình nghiên cứu về các yếu tố
liên quan đến nhiễm nấm mốc, các tác giả cũng có chung kết luận sự kết đồng
thời 3 yếu tố vi khí hậu nhiệt độ cao, độ ẩm cao, tốc độ thông gió nhỏ là điều
kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Đào Thiện và CS (2012), đã nghiên cứu mô hình hóa và dự đoán quá
trình phát triển của nấm mốc nhằm mục đích đánh giá khả năng nảy mầm và
phát triển của các loại nấm mốc trên thực phẩm, chế phẩm nông nghiệp...tác
giả đã áp dụng mô hình của Gompertz như sau [40]:
Mô hình Gompertz: P = A exp (- exp [µme/A ( - t) +1]) (1)
Mô hình Logistic: P = Pmax/[1 + exp (k ( + t)] (2)
Ứng dụng các mô hình trên, có thể ước lượng được thời gian cần thiết
để đạt được tỷ lệ (%) bào tử nấm nảy mầm nhất định. Ví dụ, thời gian cần có
để tại đó có 50% số bào tử nảy mầm được tính toán theo phương trình (1):
t i = + A/(µme (3) và t i = t lần lượt cho các phương trình (1) và (2).
Thời gian nảy mầm là một tiêu chí đầu tiên và cần thiết để xác định tuổi
thọ và hạn sử dụng của một sản phẩm thực phẩm. Sự nảy mầm đánh dấu sự bắt
đầu xuất hiện hệ sợi nấm trên các sản phẩm thực phẩm và chế phẩm đông dược
(Dantigny và CS, 2005). Tuy nhiên, các bào tử nảy mầm cần phải được quan
sát dưới kính hiển vi, theo kết quả nghiên cứu đã xây dựng được các mô hình
nhằm dự đoán sự phát triển và nảy mầm của một số loại nấm mốc cụ thể theo
hình 3 với hệ số hồi quy xấp xỉ 1. Với khó khăn gặp phải khi sợi nấm không là
các cá thể riêng biệt như trường hợp thường gặp với vi khuẩn, vì vậy cần xây
dựng một phương pháp đánh giá khả năng phát triển của các loại nấm mốc.
Trên môi trường rắn, phương pháp thường được sử dụng là xác định sự phát
triển của đường kính khuẩn lạc của một bào tử (hoặc một số lượng bào tử nhất
định) theo thời gian (mm.d 1 ). Với phương pháp này, chúng ta cũng xác định
14
được thời gian trễ hay thời gian bắt đầu có sự nảy mầm của các chủng nấm
mốc. Thời gian trễ cũng sẽ phụ thuộc vào số lượng bào tử ban đầu [40].
1.3.2
ếu tố về điều iện ảo quản
Theo Tổ chức Nông Lương Thế giới (FAO), khoảng xấp xỉ 50,0%
sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch nhiễm nấm, trong đó 25% ngũ cốc
cung cấp cho con người có chứa một lượng mycotoxin và aflatoxin. Nguyên
nhân cơ bản do hạn chế trong khâu thu hoạch, bảo quản, đặc biệt tại Châu
Phi thì tình trạng ô nhiễm các chất độc do nấm là rất trầm trọng, ảnh hưởng
rất xấu tới sức khỏe người dân [49], [95].
Các nhà khoa học cùng thống nhất nhận định các yếu tố liên quan đến
tình trạng nhiễm nấm trong lương thực, thực phẩm là:
- Chất liệu bao gói bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, kể cả các
sản phẩm đông dược bằng chất liệu gì? Có đảm bảo kín, khống chế độ ẩm,
nhiệt độ, ngăn không cho bảo tử nấm xâm nhập hay không.
- Các chất bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, đặc biệt là các sản
phẩm đông dược, về nguyên tắc không được phép sử dụng các hóa chất bảo
quản, chỉ sao khô, bao gói kín… nhưng trong thực tế nhiều nhà thuốc sử dụng
hơi lưu huỳnh ở dạng xông khói nhằm tiêu diệt các mầm bệnh và nấm. Đây là
một hóa chất độc có hại cho con người.
- Các yếu tố về điều kiện canh tác và hóa chất bảo vệ thực vật…không
tốt cũng làm cho các vị thuốc đông dược nhiễm các mầm bệnh nấm.
1.3.3. Các yếu tố về iến thứ , th i đ , thự h nh ảo quản thuố
đông ƣợ
ủ
n
tế
Cho đến nay, tại Việt Nam gần như chưa có nghiên cứu về kiến thức,
thái độ và thực hành phòng chống nấm cho thuốc đông dược. Việc bảo quản
thuốc chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian như: Phơi, sấy, tẩm, ướp, bảo
quản nơi khô ráo [13], [17]. Khi thuốc có dấu hiệu mốc thì phơi, sấy để sử