Tải bản đầy đủ (.doc) (106 trang)

Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết của vũ trọng phụng qua “giông tố”, “số đỏ”, “làm đĩ”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.04 KB, 106 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC

VŨ THỊ DUNG

ĐẶC ĐIỂM NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ TRỌNG
PHỤNG QUA “GIÔNG TỐ”, “SỐ ĐỎ”, “LÀM ĐĨ”

THÁI NGUYÊN 2018


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU…………………………………………………………………….…….1
1.Lí do chọn đề tài…………………………………………………….…………...1
2.Lịch sử vấn đề....................................................................................................... 3
3.Đối tượng và mục đích nghiên cứu……………………………………..……….8
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu………………………………...………..9
5. Phạm vi nghiên cứu…………………………………….……………………...10
6.Cấu trúc của luận văn...........................................................................................10
7. Đóng góp của luận văn………………………………………………...………10
NỘI DUNG………………………………………………………………………11
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN SÁNG TÁC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG ...11
1.1. Một số khái niệm liên quan………………………………………….............11
1.1.1. Khái niệm thê giới quan sáng tác……………………………….…………12
1.1.2. Khái niệm quan niệm con người trong văn học…………..….…………....11
1.2. Khái lược về thê giới quan sáng tác và quan niệm về con người trong văn học
hiện đại Việt Nam từ đầu thê ki XX đên trước Cách mạng tháng Tám 1945…..…12
1.2.1.Khái lược về thê giới quan sáng tác của các nhà văn đương thời……….…12
1.2.2. Khái lược quan niệm về con người trong văn học hiện đại Việt Nam từ đầu
thê ki XX đên trước Cách mạng tháng Tám 19450………………....……………..15
1.3. Thê giới quan sáng tác của Vu Trọng Phụng ………………………..………17


1.3.1. Vài nét về tiểu sử và con người Vu Trọng Phụng………………………….17
1.3.2. Thê giới quan sáng tác của Vu Trọng Phụng…………………..…………..19
1.3.2.1. Quan niệm của Vu Trọng Phụng về con người "tha hóa, biến chất"…....20
1.3.2.2. Quan niệm củaVu Trọng Phụng về con người bản năng tính dục……....24
TIỂU KẾT……………………………………………………………………….27
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT CỦA VŨ
TRỌNG PHỤNG QUA “GIÔNG TỐ”, “SỐ ĐỎ” ,” LÀM ĐĨ”……………….29
2.1. Thê giới nhân vật trong tiểu thuyêt của Vu Trọng Phụng…………………...29
2.1.1. Đặc điểm của nhân vật trong tiểu thuyêt…………………………………..29
2.1.2. Thê giới nhân vật trong tiểu thuyêt của Vu Trọng Phụng…………………31
2.2. Các kiểu nhân vật…………………………………………………………….34


2.2.1. Nhân vật Âu hóa…………………………………………………………...34
2.2.2. Nhân vật tiêu cực…………………………………………………………..45
2.2.3. Nhân vật tích cực……………………………………….…………...……..49
2.2.4. Nhân vật tha hóa, biên chất………………………………………….…….51
2.3 So sánh cách thức xây dựng hệ thống nhân vật trong ba tiểu thuyêt (Giông Tố,
Số Đỏ, Làm Đĩ) của Vu Trọng Phụng với cách thức xây dựng hệ thống nhân vật
trong tiểu thuyêt của một số nhà văn cùng thời…………………………………....62
TIỂU KẾT……………………………………………………………………..….68
CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU
THUYẾT
CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG QUA “GIÔNG TỐ”, “SỐ ĐỎ”, “LÀM
ĐĨ”………….69
3.1. Xây dựng nhân vật qua miêu tả ngoại hình………………………………….69
3.2. Xây dựng nhân vật qua miêu tả hành động………………………………….72
3.3. Xây dựng ngôn ngữ nhân vật………………………………………………...75
3.3.1. Ngôn ngữ đối thoại………………………………………………………...75
3.3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm………………………………………………..79

3.4. Giọng điệu trong xây dựng tính cách nhân vật………………………………83
3.5. So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Vu Trọng Phụng
với nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của một số nhà văn cùng thời..86
TIỂU KẾT……………………………………………………………………….91
KẾT LUẬN………………………………………………………………………92
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………94


1


2

MỞ ĐẦU

1.

Lí do chọn đề tài
Giai đoạn 1930-1945 là thời kì phát triển mạnh mẽ và đa dạng của văn học dân

tộc với sự ra đời của nhiều trào lưu gắn liền với các tên tuổi của các nhà văn.
Vu Trọng Phụng được xem là cây bút tiêu biểu, có vị trí đặc biệt quan trọng
trong nền văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ngòi bút Vu Trọng Phụng có sức sáng tạo
mãnh liệt, tung hoành trên nhiều thể loại như kịch, truyện ngắn, phóng sự, tiểu
thuyêt,… .Vu Trọng Phụng đã để lại một di sản văn học đồ sộ với nhiều kiệt tác bất
hủ cho đời và được dư luận báo chí suy tôn “vua phóng sự đất Bắc”.
Tài năng của Vu Trọng Phụng không chi thể hiện qua những thiên phóng sự
đặc sắc mà còn được thể hiện tập trung nhất, kêt tinh nhất trong tiểu thuyêt. Ông
viêt hàng chục cuốn tiểu thuyêt như Dứt tình (1934), Giông tố (1936), Vỡ đê
(1936), Số đỏ (1936), Làm đĩ (1936), Lấy nhau vì tình (1937), Trúng số độc đắc

(1938). Những tiểu thuyết lớn có tầm khái quát cao và giàu chất sống thực tê như
Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, đã nâng cao tầm vóc giá trị của tiểu thuyết hiện thực.Với tài
năng sáng tạo nhà văn đã xây dựng được nhiều nhân vật điển hình, sinh động và có
bản sắc riêng, có sức sống lâu bền với thời gian. Các nhân vật của Vu Trọng Phụng
thể hiện rất rõ lịch sử giai đoạn tiêp nhận, tiếp biên, cả sự thay đổi, chuyển biên xã
hội từ Á sang Âu, từ xã hội Nho giáo sang xã hội hiện đại tư bản. Nói cách khác,
bước chuyển từ mô hình xã hội này sang một hình thái xã hội khác đã biểu hiện rõ
nét trong các hệ thống nhân vật của Vu Trọng Phụng. Đó là những biểu hiện qua
hình ảnh, cách nhìn nhận của nhân vật, cách mô tả với các sắc thái khác nhau của
các quan niệm, tư tưởng, thái độ của tác giả và ý tưởng tiềm ẩn trong các mô tả
hành vi, ngôn ngữ nhân vật.
Ba cuốn tiểu thuyêt Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ là những cuốn tiểu thuyết “tả
chân đặc sắc” giàu giá trị hiện thực.Tiểu thuyết Giông tố là bước nhảy vọt, là một
trong những đinh cao nhất của sự nghiệp sáng tác của nhà văn đồng thời là một
thành tựu xuất sắc của trào lưu văn học hiện thực 1930 - 1945, quả đúng là“ như
một quả bom lớn giữa làng văn khi đó” (Phạm Thê Ngu). Tiểu thuyêt Số đỏ là một
cuốn tiểu thuyết “vô tiền khoáng hậu”, kêt tinh tư tưởng và tài năng trào phúng bậc
thầy của nhà văn. Trương Tửu nhận xét: Số đỏ là cuốn tiểu thuyết “tả chân đên tàn


ác”, “trào phúng đên chua xót” (Tao đàn số đặc biệt,12 -1939). Nguyễn Quang Sáng
cho rằng: Số đỏ là “lời nguyền rủa chua cay độc địa cái xã hội thối nát” còn Nguyễn
Khải cung đánh giá rất cao tiểu thuyêt này, coi đây là một trong những “cuốn sách
ghê gớm” “có thể làm vinh dự cho mọi nền văn học”. Làm đĩ là một trong số những
tiểu thuyết gây ra nhiều cuộc tranh luận trong hơn suốt nửa thê kỷ qua. Đó là một
tác phẩm mang nhiều giá trị - nó vừa là một thiên "tả chân tiểu thuyêt" như tác giả
tự giới thiệu, vừa thấm đẫm tinh thần nhân bản, nhân văn và xét từ góc độ nào đó,
đây là cuốn sách giáo dục giới tính rất sâu sắc và khoa học.Giông tố, Số đỏ, Làm đĩ
là những tác phẩm tiêu biểu trong hệ thống sáng tác của Vu Trọng Phụng đã nếm
trải nhiều sóng gió của dư luận khác nhau và vị trí của các tác phẩm ấy đến nay đã

được xác lập trong văn hóa, văn học nước nhà.
Văn học là nhân học (M.Gorki).Văn học bao giờ cung thể hiện cuộc sống con
người. Nói đên nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả thể
hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học [16]. Nhân vật giữ vai trò quan
trọng, là hình tượng để khái quát những qui luật cuộc sống con người, thể hiện quan
điểm, tư tưởng của nhà văn. Một tác phẩm văn học, việc sáng tạo nhân vật được
xem như là yêu tố quan trọng hàng đầu. G.N Pospelov, Dẫn luận nghiên cứu văn
học (2 tập), Nxb Giaó dục Hà Nội đã cho rằng nhân vật “là phương tiện tất yếu
quan trọng nhất để thể hiện tư tưởng”, “là phương diện có tính thứ nhất trong hình
thức của các tác phẩm ấy quyết định phần lớn vừa cốt truyện vừa lựa chọn chi tiết,
vừa phương diện ngôn ngữ và thậm chí cả kết cấu nữa”[44].
Nhân vật làm nên phần quan trọng sức sống của tác phẩm và tên tuổi của nhà
văn, điều đó hoàn toàn đúng với Vu Trọng Phụng, một chân dung văn học tiêu biểu
của thê ki XX đã cùng với nhân vật của mình “đi vào cõi bất diệt của văn xuôi Việt
Nam”.Việc đi sâu tìm hiểu vấn đề “Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ
Trọng Phụng qua“Giông tố”,“Số đỏ”,“Làm đĩ”” để có cái nhìn sâu về quan niệm
và cách miêu tả con người của nhà văn, một trong những phương diện không thể
thiêu khi tìm hiểu về thê giới nghệ thuật của tác giả và chi ra nhiều điều mới mẻ chi
có trong sáng tác của Vu Trọng Phụng.
Thực hiện đề tài “Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
qua“Giông tố”,“Số đỏ”,“Làm đĩ”” chúng tôi muốn nhìn nhận nhân vật từ nhiều


yếu tố, nhiều mặt để thấy được sự phong phú đa dạng trong việc xây dựng tính cách
và hình tượng nhân vật, cung như sự sáng tạo riêng của Vu Trọng Phụng để từ đó
có cái nhìn khách quan và toàn diện về những giá trị tinh thần của nhà văn. Đồng
thời đặt trong sự so sánh với nhân vật của các tác giả khác hay của cả giai đoạn văn
học đầy mới mẻ của một xã hội đang hiện đại hóa, đang thay đổi mạnh mẽ, từ đó
nhìn thấy rõ nét hơn những đóng góp độc đáo và đặc sắc của tác giả Vu Trọng
Phụng. Đó cung là góp thêm một cách tiêp cận mới về nghiên cứu tác phẩm giúp

người đọc có cách hiểu sâu sắc hơn.
Hơn nữa Vu Trọng Phụng và các tác phẩm của ông được đưa vào trong
chương trình giảng dạy, nên tiên hành nghiên cứu vấn đề hệ thống, đặc điểm nhân
vật trong các tác phẩm của Vu Trọng Phụng sẽ ít nhiều góp phần phục vụ cho việc
nghiên cứu, học tập và giảng dạy ở trường phổ thông về tác giả này.

2. Lịch sử vấn đề
Vu Trọng Phụng được xem là cây bút tài ba nhưng phức tạp nhất của văn học
Việt Nam thê ki XX. Nhân vật trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đã được rất
nhiều các nhà văn, nhà phê bình văn học nghiên cứu và quan tâm đên.
Trong Phê bình - bình luận văn học, tác giả Vu Tiến Quỳnh đã đưa ra ý kiên:
“Các nhân vật trong tác phẩm của Vu Trọng Phụng đều có sự chuyển biên cương vị
xã hội; từ đầu đên cuối tác phẩm không bao giờ một nhân vật chịu đứng yên ở một
cương vị nhất định”[5]. Cung trong cuốn này, tác giả Trương Chính nhận xét:
“Nhân vật trong tiểu thuyêt Vu Trọng Phụng được cá thể hóa cao độ, đa dạng,
phong phú về mặt thẩm mỹ, những con người đang đuổi theo những dục vọng cá
nhân.”[5]. Do mối quan hệ giữa các nhân vật trong tiểu thuyêt được bộc lộ một cách
sinh động, chân thật đến tàn nhẫn nên đã để lại trong lòng người đọc không chi về ý
nghĩa về xã hội mà còn cho chúng tôi thấy được tài năng xây dựng nhân vật trong
tiểu thuyêt của ông.
Trương Chính (Dưới mắt tôi, Hà Nội,1939), sau khi nhắc tới một loạt nhân vật
trong Giông tố như Long “thất vọng vì tình”, Tuyêt “phóng đãng, lẳng lơ”,Vạn Tóc
Mai “đểu giả, trụy lạc”, Hải Vân “một người phong trần, có chí khí lớn, hoài bão
lớn” đã khái quát được tài năng và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Vu Trọng
Phụng: “lần lượt diễn ra trên màn ảnh tất các hạng người thuộc về các giai cấp,
địa


vị khác nhau. Mỗi nhân vật có những cử chi riêng, một vẻ mặt thích hợp. Ông
Vu Trọng Phụng là một tiểu thuyết gia có óc quan sát và nhiều kinh nghiệm”

[4]. Lan Khai (Phê bình các nhân vật hiện thời, NXB Minh Phương, Hà Nội 1941)
đã chi ra một đặc điểm nổi bật của nhà văn: “Khi đọc các tác phẩm của Vũ Trọng
Phụng , ta thấy lúc nhúc một nhân vật đen tối, ngu xuẩn, ích kỉ, tàn nhẫn và dâm
dật một cách vô cùng lố bịch” “sự thật các vai truyện do anh tạo ra đều chín phần
mười là những kẻ đa dâm có khi rất quái ác” [28].
Trong Vũ Trọng Phụng con người và tác phẩm của Nguyễn Hoành Khung Lại Nguyên Ân, NXB Hội văn học, Hà Nội, 1994, lời giới thiệu nhận xét tiểu thuyết
Vu Trọng Phụng của Hoàng Cầm ông nhận thấy “Đọc đi đọc lại Số Đỏ, đối chiêu
với cuộc sống thành thị lúc bấy giờ, tôi tìm ra rất nhiều nhân vật ấy trong thực tê:
những Xuân Tóc Đỏ, những bà Phó Đoan, những thầy Min-Đơ, Min-Toa nhan nhản
trên hè phố, trong tiệm nhảy và trong những chỗ sâu kín, tối tăm nhất của xã hội
thuộc địa, phong kiên” [28]. Năm 1957, trong bài viêt “Người thư ký” của thời
đại của tác giả Văn Tâm đã có những nhận xét: “Những nhân vật trong tác phẩm
của Vu Trọng Phụng hoạt động trên một địa bàn rất rộng, bao gồm thành thị và
nông thôn; từ những dinh cơ đồ sộ của địa chủ, quan lại, tới nơi nhà tranh vách đất;
từ những biệt thự tối tân muôn hồng nghìn tía của tư sản đên những mảnh đất ngập
ngụa rác rưởi của hạng người cùng khổ…”(…) “Dưới ngòi bút của Vu Trọng
Phụng, những nhân vật nằm trong cảnh thê sự thăng trầm này hầu hết lại xuất thân
từ thành phần tiểu tư sản. Vu Trọng Phụng đã thấy được rằng trong lúc giai cấp tiểu
tư sản bong ra từng mảng, ba con đường đã vạch sẵn trước mắt nó: tư sản hóa, vô
sản hóa, lưu manh hóa.”[63]. Qua nhân vật Vu Trọng Phụng muốn phản ánh tầng
lớp tiểu tư sản. Thứ hai, Vu Trọng Phụng sử dụng nhân vật phản diện để phản ánh
hiện thực xã hội.
Nguyễn Tuân trong lời giới thiệu Giông tố cung đề cao tài năng xây dựng
nhân vật, đặc biệt là nhân vật Nghị Hách của Vu Trọng Phụng, ông hêt lời khen
chương XXIX của tác phẩm. Ông cho rằng :“Đọc đến đây thấy sợ Vu Trọng
Phụng” [66]. Nhóm Lê Qúy Đôn trong “ Lược thảo lịch sử văn học” các tác giả
nhận xét nhân vật Nghị Hách trong Giông Tố “Vu Trọng Phụng chú ý đên những
tay tư bản, Nghị Hách trong Giông Tố không phải là một ông Nghị gật tầm thường,



không phải Nghị Quê của Ngô Tất Tố trong Tắt Đèn, Nghị Lại của Nguyễn Công
Hoan trong Bước Đường cùng (..) Nghị Hách lại sắp ứng cử ghê nghị trưởng, sắp có
Bắc đẩu bội tinh. Nói tóm lại hắn là một nhân vật quan trọng trong xã hội ngày
trước”.Về nhân vật Mịch các tác giả viêt:“Đối với Mịch, nạn nhân trong Giông Tố,
ngòi bút của Vu Trọng Phụng cung không đều. Đoạn đầu ông tả Thị Mịch là một cô
gái quê hiền lành, chất phác, giản dị, chung tình và bị Nghị Hách làm nhục, ông có
một chút thương hại nhưng về sau dưới ngòi bút của ông, Thị Mịch trở thành một
nhân vật dâm đãng và có những cử chi vô duyên đáng ghét của một người đang ở
cảnh nghèo khổ bỗng được sống trong cảnh giàu có phong lưu”[15].
Phan Cự Đệ trong Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (tập I-1994) đã từ góc độ
phương pháp sáng tác cố gắng đi sâu lí giải những thành công của Vu Trọng Phụng
trong việc xây dựng các nhân vật điển hình. Ông đánh giá cao giá trị điển hình của
nhiều hình tượng nhân vật :“Qua Nghị Hách, Vu Trọng Phụng đã làm nổi bật tính
chất đa dạng của một tính cách điển hình hiện thực chủ nghĩa” [10]. “Xuân Tóc Đỏ
đã trở thành một con người sống lừng lẫy trong tác phẩm.Vu Trọng Phụng phải
phục tùng sự phát triển hợp logic nội tại của nó (....). Xuân Tóc Đỏ là một điển hình
khá sinh động có cá tính riêng biệt có một sự phát triển hợp logic nội tại” [10].
Nguyễn Hoành Khung viêt Số Đỏ và các nhân vật trong tác phẩm này cung được
đánh giá thật chính xác “Số Đỏ đã đưa ra một loạt chân dung biếm họa rất sinh
động về gần đủ loại nhân vật tiêu biểu cho cái xã hội tư sản nhố nhăng.Với trình độ
tiểu thuyêt già dặn, bút pháp châm biếm đặc biệt sắc sảo, Số Đỏ là một trong những
thành tựu nghệ thuật đặc sắc của văn xuôi Việt Nam hiện đại, nhất là trong thể loại
tiểu thuyêt trào phúng”[27].
Nguyễn Đăng Mạnh trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng có nhận xét “nhân vật
trong Giông Tố không chi toàn những người vô nghĩa lí, lẻ tẻ thấy xuất hiện trong
tác phẩm một số nhân vật được tác giả miêu tả như những con người biêt sống có
nghĩa lí”, Nguyễn Đăng Mạnh nhấn mạnh sự đa dạng trong hệ thống nhân vật đồng
thời cho thấy tài năng của Vu Trọng Phụng trong việc miêu tả khắc họa hình tượng
nhân vật. Năm 1990, trên tạp chí văn học số 2, trong bài viết Đọc lại Giông Tố của
Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Đăng Mạnh có nhận xét:“cho đên nay, có thể nói chưa có

một nhân vật địa chủ tư sản nào trong văn học Việt Nam địch nổi nhân vật Nghị


Hách, một con quỷ dâm ô, độc ác, đểu giả, trắng trợn cỡ bạo chúa”. Như vậy Vu
Trọng Phụng thành công nổi bật đã khắc họa nhân vật địa chủ phản diện điển hình.
Năm 1996, trên báo Nhân Dân, trong bài viêt Đọc lại truyện Giông Tố, Nguyễn
Tuân nhận xét “Tiểu thuyêt Giông Tố gồm nhiều thứ người:thôn quê, thành thị và
cả những nhân vật từ quê ra tinh. Có người là thôn nữ bị bán làm lẽ thứ 12 cho nhà
giàu, có người lại là thư kí, có người là du thủ du thực, có người là gái tân thời, có
người là đốc học, có người làm cách mạng”[66]. Như vậy Nguyễn Tuân đã nói tới
sự đa dạng trong thê giới nhân vật, đó là sự sáng tạo của Vu Trọng Phụng trong
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Năm 1999, trong cuốn Nhà văn và tác phẩm trong
nhà trường, Vu Dương Quỹ có nhận xét: “Nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố là
những con người ở thành thị (Hà Nội, Hải Phòng), ở nông thôn, ở vùng
mỏ,….thuộc đủ mọi tầng lớp: bọn tư sản mại bản kiêm chính khách rởm hợm, trụy
lạc, bất nhân, vô học, lu lưu manh” (Giông tố, Số đỏ); những người nông dân đói
khát hoặc bị tha hóa, vài ba tri thức tiên bộ nhưng lúng túng (Vỡ đê); những cô gái
con nhà lành bị sa ngã (Làm đĩ); mấy nhà cách mạng bí hiểm,…”[51]. Nhận xét trên
của Vu Dương Qũy giúp ta phần nào nhận thấy một khía cạnh quan trọng ở nhân
vật của Vu Trọng Phụng, đó là thê giới nhân vật đông đúc, đa dạng như một thê giới
con người thật của xã hội. Nhà nghiên cứu Đỗ Đức Hiểu cho rằng: Vu Trọng Phụng
sáng tạo một loại tiểu thuyêt mới, tiểu thuyêt cười, tiểu thuyêt đa thanh, đa âm, đa
sắc diện. Số đỏ là một siêu tiểu thuyêt và nhân vật Xuân Tóc Đỏ là một siêu nhân
vật. Nhân vật Xuân Tóc Đỏ đã vượt khỏi giới hạn của một hoàn cảnh, một thành thị
mà trở thành một nhân vật phiêu lưu, có mặt ở nhiều cảnh ngộ.
Năm 2008, cuốn Đặc sắc văn chương Vũ Trọng Phụng của tác giả Trần Đăng
Thao đã nói về nhân vật trong tiểu thuyết của Vu Trọng Phụng như sau: “Nhân vật
của Vu Trọng Phụng trước hêt là nhân vật của thời đại. Họ là những con người cụ
thể bằng xương, bằng thịt, tắm gội trong bầu không khí cụ thể của lịch sử Việt Nam
đúng vào cái thời điểm của những năm 30, họ là hiện thân, là sản phẩm tiêu biểu

của xã hội thành thị dưới chê độ thực dân phong kiên bạo tàn.”[59]… “Tiểu thuyêt
phóng sự của Vu Trọng Phụng thường được xây dựng có quy mô lớn, vì vậy kéo
theo một hệ quả tất yếu là bao hàm trong đó một thê giới nhân vật đông đúc, những
nhân vật ấy có thể có những mối liên quan trực tiêp, song đều thống nhất với nhau


chịu sự chi phối chặt chẽ của thê giới nghệ thuật trong tác phẩm với tư cách là một
chinh thể ”[59].
Năm 2012, trong bài viêt “Vũ Trọng Phụng - tài năng và thời cuộc”, Hà
Minh Đức nhận xét: “Nói đến tiểu thuyêt phải nói đên nhân vật, Vu Trọng Phụng có
tài khắc họa nhân vật. (…), mỗi nhân vật có một vóc dáng riêng, tính cách riêng, từ
những tên gọi như bà Phó Đoan mà không đoan chính; ông Văn Minh nhưng thực
sự là thụ động, bê tắc;các tên cảnh sát Min Đơ, Min Toa; rồi ông Lang Tỳ, Lang
Phê cho đên em Chã, cụ cố Hồng... Mỗi người đều có những đặc điểm độc đáo. Vu
Trọng Phụng am hiểu xã hội, các loại người đên chân tơ kẽ tóc để góp phần tạo
dựng nhân vật.”[11]. Qua đây, cho thấy thành công của Vu Trọng Phụng trong việc
xây dựng tính cách của nhân vật đạt đên mức điển hình ở xã hội 1930-1945 mà còn
đên hôm nay vẫn còn quanh quẩn đâu đây. Nhìn chung, Vu Trọng Phụng về con
người, cuộc đời cung như tiểu thuyêt của ông luôn là đề tài cho các nhà nghiên cứu
phải đào sâu tìm tòi, khám phá vì những mâu thuẫn, những hình tượng độc đáo.
Người ta từng phủ nhận rồi lại khẳng định tài năng của ông vì ông chuyên viêt về
những chuyện ăn chơi trụy lạc, lưu manh, gái điếm, tha hóa,…để qua đó chúng tôi
thấy được cách xây dựng tính cách nhân vật trong tiểu thuyêt của Vu Trọng Phụng
một tính cách phong phú, đa dạng mà không lẫn lộn với bất kì tính cách của nhân
vật nào khác.
Công trình nghiên cứu khá sâu sắc về nhân vật trong tiểu thuyết Vu Trọng
Phụng, đó là luận án Nhân vật trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng của Đinh Trí Dung
năm 1999, trường ĐHSP Hà Nội I. Đinh Trí Dung có nhận xét như sau: “Với các
tiểu thuyết của Vu Trọng Phụng, người đọc không thể quên được thê giới nhân vật
độc đáo của ông, một thê giới đông đúc với đủ kiểu người, đủ các khuôn mặt, chen

chúc, ồn ào, náo loạn trong bối cảnh xã hội thăng trầm, điên đảo.”[9] “...trong thê
giới nhân vật đông đúc đó, ngòi bút Vu Trọng Phụng đặc biệt thành công trong việc
khắc họa các nhân vật phản diện.”[9]. Phạm vi nghiên cứu khá rộng, toàn diện các
nhân vật đa dạng, phức tạp của tiểu thuyêt. Đồng thời luận án đã đi sâu tìm hiểu
quan niệm về con người của nhà văn như một nhân tố quyêt định, chi phối trực tiêp
các nhân vật của ông và khái quát hóa những điểm mạnh, điểm yếu và hạn chê


trong bút pháp xây dựng nhân vật, đặt trong tiên trình hiện đại hóa của tiểu thuyết
Việt Nam giai đoạn 1930-1945.
Ngoài ra còn có luận văn thạc sĩ của Trần Thị Lệ Thanh với đề tài “Hai hình
tượng Long, Mịch trong tiểu thuyết Giông Tố của Vũ Trọng Phụng”, Trường ĐHSP
Hà Nội I, 1995. Luận án của Trần Đăng Thao “Đóng góp của Vũ Trọng Phụng đối
với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại qua hai thể loại phóng sự và tiểu thuyết”.
Qua các ý kiên đánh giá và nhận định với nhiều cách tiêp cận khác nhau của
nhiều công trình nghiên cứu đi trước, nhân vật trong các tác phẩm của Vu Trọng
Phụng thật phong phú và đa dạng nhưng một số nhân vật chưa được quan tâm, phân
tích sâu sắc để thấy được từng “cung bậc” đểu giả, tha hóa của một kiểu nhân vật,
thông qua tiên trình sáng tác của ông. Ví dụ như kiểu con người tha hóa, biên chất
của các cặp nhân vật như: Mịch - Huyền; Long - Xuân Tóc Đỏ… trong tiểu thuyêt
của ông. Chưa có một công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chi tiết đặc điểm nhân
vật trong ba tác phẩm “Giông tố”, “Số đỏ”, “Làm đĩ” của Vu Trọng Phụng để chi ra
những điểm nổi bật, cái chung và cái riêng trong việc xây dựng hình tượng từng
nhân vật của Vu Trọng Phụng cung như miêu tả chi tiêt, ti mi chân dung nhân vật.
Điều đó, dù có sự kê thừa những thành tựu người đi trước, dù các nhà nghiên cứu
các tác phẩm khá nhiều và sâu sắc về Vu Trọng Phụng thì đặc điểm nhân vật qua ba
tác phẩm “Giông tố”, “Số đỏ”, “Làm đĩ” vẫn là đề tài mới và có ý nghĩa sâu sắc.
Chúng tôi triển khai đề tài “Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyêt của Vu Trọng
Phụng” mong muốn góp phần nhỏ vào việc đánh giá chung để cùng khẳng định tài
năng và những sáng tạo, đóng góp của tác giả trong nền văn học Việt Nam.

3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chúng tôi hướng đên đối tượng là các nhân vật với những đặc điểm của nó
trong tác phẩm của Vu Trọng Phụng. Trong đó tập trung cao nhất vào các kiểu nhân
vật được phản ánh trong ba tác phẩm Giông Tố, Số Đỏ, Làm Đĩ của Vu Trọng
Phụng.
3.2. Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát và nghiên cứu đặc điểm nhân vật trong ba tác phẩm Giông Tố, Số
Đỏ, Làm Đĩ của Vu Trọng Phụng nhằm thấy rõ được cách lựa chọn các vấn đề của


thời đại, của xã hội thông qua đặc điểm nhân vật mà nhà văn thiêt lập, đồng thời
thấy được sự tha hóa biên chất trong từng nhân vật và cả trong xã hội Âu hóa. Bức
tranh hiện thực về con người đó, thể hiện rõ trong xã hội Việt Nam qua các nhân vật
thông qua sự sáng tạo của nhà văn.
- So sánh với cách tiêp cận, cách thức xây dựng tính cách nhân vật của Vu
Trọng Phụng với các nhà văn khác cùng thời và với các nhà viêt tiểu thuyêt hiện
nay để thấy được thê giới quan sáng tác độc đáo của Vu Trọng Phụng và tài năng
xây dựng hình tượng nhân vật của ông.
- Chi ra những đóng góp của Vu Trọng Phụng về cách thức xây dựng nhân vật
cung như giá trị tác phẩm được khảo sát của ông trong toàn bộ sự nghiệp sáng tác
của ông và trong mảng văn học hiện thực phê phán Việt Nam lúc bấy giờ.
4. Nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát toàn diện, thống kê đầy đủ và phân tích sâu về hệ thống nhân vật tầng, lớp người được thể hiện trong ba tác phẩm: Giông Tố, Số Đỏ, Làm Đĩ của Vu
Trọng Phụng.
- Tìm hiểu thê giới quan sáng tác, cách tiêp cận, các hình thức thể hiện con
người trong tác phẩm của Vu Trọng Phụng.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện luận văn này, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp tiểu sử tác giả: sử dụng phương pháp này, đặt đối tượng nghiên
cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Vu Trọng Phụng, đặc
biệt là quan điểm sáng tác để tìm hiểu chiếm lĩnh được nhân vật trong tác phẩm của
ông.
- Phương pháp phân loại - thống kê: khi đi vào hệ thống nhân vật, chúng tôi
phân loại để khảo sát, thống kê tần số xuất hiện của từng nhân vật, ngôn ngữ độc
thoại, đối thoại để nghiên cứu thêm xác đáng hơn.
- Phương pháp phân tích- tổng hợp: phân tích một số nhân vật tiêu biểu trong ba
tác phẩm từ đó chi ra đặc điểm của thê giới nhân vật và biểu hiện nghệ thuật xây
dựng nhân vật. Trên cơ sở đó đúc kết những đặc điểm nổi bật về nhân vật trong tác
phẩm của nhà văn.


- Phương pháp so sánh: tiên hành so sánh nhân vật trong tác phẩm của Vu
Trọng Phụng với các nhân vật trong một số tác phẩm của các nhà văn cùng thời hay
những giai đoạn trước để làm sáng tỏ vấn đề.
5. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào ba tác phẩm tiểu thuyêt: Giông
Tố, Số Đỏ, Làm Đĩ.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kêt luận, luận văn được tổ chức thành ba chương.
Chương 1: Thế giới quan sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
Chương 2: Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng qua“Giông
tố”, “Số đỏ”, “Làm đĩ”.
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng
qua “Giông tố”,“Số đỏ”,“Làm đĩ”
7. Đóng góp của luận văn
Đề tài “Đặc điểm nhân vật trong tiểu thuyết của Vu Trọng Phụng qua “Giông
tố”, “Số đỏ”, “Làm đĩ” ” nghiên cứu toàn diện, có hệ thống, nhằm qua đó nhận thấy
cái quan tâm có tính tư tưởng, có tính quan niệm của nhà văn về xã hội, về thời đại

mà nhà văn sống, một xã hội và thời đại phát triển gấp gáp sang hướng hiện đại,
chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang một hệ thống chính trị xã hội khác lạ. Qua
nghiên cứu đặc điểm các nhân vật mà mỗi loại nhân vật là một đại diện thời đại, đại
diện điển hình xã hội sẽ làm bộc lộ rõ nét nhất tầm nhìn, cách nhìn của một nhà văn
tiêu biểu, một nhà văn có nhiều đóng góp quan trọng cho văn học đương thời và cho
tiểu thuyêt hiện đại Việt Nam.
Nghiên cứu đề tài này có thể vận dụng trong giảng dạy và học tập và góp phần
làm tư liệu cho các nhà nghiên cứu và những người yêu văn học.


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI QUAN SÁNG TÁC CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG.
1.1.

Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm: Thế giới quan sáng tác
Theo từ điển Tiếng Việt: Thê giới quan là định hướng nhận thức cơ bản của
một cá nhân hay xã hội bao gồm toàn bộ kiên thức và quan điểm của các cá nhân
hay xã hội. Thê giới quan có thể bao gồm triêt học tự nhiên; định đề cơ bản, hiện
sinh, và quy chuẩn; hoặc các chủ đề, các giá trị, cảm xúc và đạo đức.
Văn học là sản phẩm sáng tạo của con người.Tuy nhiên để sáng tạo ra được
một tác phẩm văn học là một điều không hề đơn giản. Người nghệ sĩ phải có
những phẩm chất, tài năng và những quan điểm sáng tạo riêng biệt mới có thể tạo
ra được một sản phẩm văn học giá trị.
Thê giới quan sáng tác chính là quan điểm, biểu hiện của cách nhìn của nhà
văn bao quát (bức tranh) đối với thê giới bao gồm cả thê giới bên ngoài, cả con
người và cả mối quan hệ của người – thê giới (tức là mối quan hệ của người đối
với thê giới). Nó quy định thái độ của con người đối với thê giới và là kim chi nam
cho hành động của con người, qua cách nhìn cụ thể đó sẽ chi phối đến toàn bộ quá

trình sáng tác của nhà văn: tư tưởng, quan niệm, tâm hồn, tình cảm thị hiêu, vốn
sống, kinh nghiệm, tài nghệ của người nghệ sĩ.
1.1.2. Khái niệm: Quan niệm con người trong văn học.
Văn học là nhân học, là nghệ thuật miêu tả, biểu hiện con người. Con
người là đối tượng chủ yêu của văn học. Nhân vật là hình thức cơ bản để miêu tả con
người trong văn học. Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù quan
trọng, là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh
vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn. Mỗi nhà văn ở mỗi thời đại lại có
những quan niệm khác nhau về con người, chi phối đên cách xây dựng và thể hiện
tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học. Khái niệm quan niệm về con người vẫn
còn nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau. Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng:
"Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết,
tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể
hiện trong tác phẩm của mình”[12; tr 15]. Giáo sư Huỳnh Như Phương nhận xét:


“Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu
triết lí của tác phẩm”. Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm
nghệ thuật là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác
phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của
nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ
thuật.” [17; tr 275].
Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức đặc thù thể hiện con người
trong văn hoc, đó là những nguyên tắc cảm thấy, hiểu biêt và miêu tả con người
trong văn học, được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải
của nhà văn về con người. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác
phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cung gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan
sáng tạo của chủ thể. Như vậy, trung tâm của văn học là con người nên con
người cung là đối tượng thẩm mĩ để tác giả thể hiện quan niệm của mình về cuộc
sống. Chủ thể sáng tác sẽ là người vận động và suy nghĩ về con người, cho con

người, nêu ra những tư tưởng mới để hiểu về con người. Như vậy quan niệm nghệ
thuật về con người là một yêu tố vô cùng cần thiết và quan trọng, từ đó ta hiểu được
bản chất phản ánh của nghệ thuật, những yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ về nghệ thuật,
nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện tới sự vận động của con người trong văn
học.
1.2 Khái lược về thế giới quan sáng tác và quan niệm về con người trong văn
học hiện đại Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám
1945.
1.2.1 Khái lược về thế giới quan sáng tác của các nhà văn đương thời
Mỗi một tác phẩm văn học đều chứa đựng một nội dung tư tưởng nào đó và
không bao giờ là sự lý giải dửng dưng mà là phải gắn liền với một cảm xúc mãnh
liệt, đó có thể là những tình cảm khẳng định: là niềm say mê khẳng định chân lý, lý
tưởng ngợi ca, vui sướng, biêt ơn, yêu thương hay có thể là những tình cảm phủ
định giả dối và mọi hiện tượng xấu xa, tiêu cực, châm biếm, mia mai…vv, là thái độ
ngợi ca đồng tình với nhân vật chính diện, là sự phê phán tố cáo thê lực đen tối, các
hiện tượng tầm thường.Đồng thời tác phẩm phải mang ý nghĩa xã hội khi nó đẩy lên
được những cảm xúc về cõi nhân sinh, về con người, về cuộc đời mãnh liệt và sâu


sắc thì mới rung động được lòng người và tạo nên giá trị tư tưởng nghệ thuật cho
tác phẩm.
Thê giới quan của nhà văn được thể hiện ở việc lựa chọn sự việc miêu tả
(đứng trước những hiện thực cuộc sống phức tạp muôn vẻ, nhà văn phải biêt chú ý
đên hiện tượng nào và cho đó là có ý nghĩa nhất) hay ở việc đánh giá những hiện
tượng, ở thái độ và khuynh hướng giải quyết những vấn đề đặt ra trong tác phẩm và
việc xây dựng hình thức nghệ thuật. Trong giai đoạn 1930- 1945 các nhà văn lãng
mạn tiêu cực chi ý niệm xung quanh “ cái tôi” nhỏ bé hoặc cái ta viển vông thì các
nhà văn hiện thực lại thiên về miêu tả hiện thực đời sống thống khổ của nhân dân và
tầng lớp dân nghèo thành thị còn các nhà văn cách mạng lại đề cập đên vấn đề đấu
tranh giải phóng dân tộc, hình ảnh những người chiên sĩ kiên cường.

Trong giai đoạn 1930 – 1945 là giai đoạn đất nước ta đương đầu với nhiều
biên động to lớn về kinh tê, chính trị, văn hóa - xã hội rõ nét. Dưới ách thống trị của
thực dân Pháp, nước ta rơi vào khủng hoảng trầm trọng mà đinh điểm là nạn đói
1945 khiến cho hàng triệu đồng bào bị thiệt mạng. Bằng ngòi bút sắc bén của mình,
các nhà văn hiện thực tài năng đã khắc họa sống động và phê phán một cách sâu sắc
con người, chê độ và cuộc sống bấy giờ.Với hoàn cảnh đất nước như vậy, thê giới
quan sáng tác của các nhà văn vô cùng phong phú và đa dạng, họ luôn có cái nhìn
đa chiều, đa diện về xã hội đặc biệt mỗi nhà văn lại có những đề tài mới mẻ để gửi
gắm qua những trang viêt của mình và nói lên những suy nghĩ trăn trở và thông
điệp, tình cảm nào đó thông qua tác phẩm văn học. Chúng tôi sơ lược qua một vài
quan điểm sáng tác của một số nhà văn hiện thực giai đoạn này để thấy những đặc
sắc, mới mẻ trong thê giới quan sáng tác của mỗi nhà văn.
Nguyễn Công Hoan là nhà văn hàng đầu của nền văn học hiện thực phê phán
Việt Nam.Ngòi bút của ông vô cùng sắc sảo, mang tính đột phá, bất ngờ với những
quan điểm nhìn nhận trong thê giới xã hội hiện thực đầy biên động đó là quan điểm
giàu nghèo và quan điểm luân lí đạo đức là hai quan điểm cốt lõi trong sáng tác của
Nguyễn Công Hoan xuất phát từ thực tê cuộc sống mà ông đã trải qua và chứng
kiên. Vốn hiểu biêt về cuộc sống nơi quan trường hay nỗi long đong của nghề giáo
khiên ông có điều kiện tiêp xúc với đủ hạng người giàu nghèo sang hèn trong xã
hội, sống ở nhiều vùng đất, chứng kiên nhiều cảnh đời tạo nên một vốn sống vô


cùng phong phú và là chất liệu cho sáng tác của mình.Trong thời buổi Tây, Tàu nhố
nhăng, đứng trên lập trường của lớp quan lại lỗi thời, Nguyễn Công Hoan đả kích
bọn quan lại vô liêm si, bọn tư sản chạy theo lối “Âu hóa” nhố nhăng đồi bại, nhà
văn căm ghét xã hội thực dân tư bản, những kẻ có tiền, có quyền hà hiêp dân lành.
Bản tính đùa cợt, tinh nghịch và năng khiêu trào phúng bẩm sinh, cá tính sáng tạo
được phát huy trong bối cảnh xã hội có nhiều cái đáng phê phán và đáng cười chi
phối đên tính chủ quan trong sáng tác của Nguyễn Công Hoan để tạo ra được tiểu
thuyêt “ Những cảnh khốn nạn”, “Tắt lửa lòng”, “ Lá ngọc cành vàng”, “Ông chủ”,

“Bà chủ”, “Bước đường cùng”….vv sâu sắc trong lòng người đọc. Ông luôn đứng
về phía người nghèo, bênh vực họ đồng thời lên án, tố cáo bọn có tiền, có quyền bất
nhân bất nghĩa.
Nam Cao một nhà văn hiện thực kiệt xuất có tư tưởng nhân đạo phong phú và
sâu sắc, mà còn là nhà văn có quan điểm sáng tác nghệ thuật tiên bộ và nhất quán.
Suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nam Cao luôn luôn suy nghĩ về “Sống” và “Viết”.
Ban đầu, ông chịu ảnh hưởng sâu nặng của thứ nghệ thuật lãng mạn thoát li thi vị
hóa hiện thực, ông đã sáng tác những bài thơ, truyện tình tâm lí, dễ dãi. Nhưng vốn
là một nghệ sĩ chân chính, giàu tình thương yêu quần chúng lao khổ, Nam Cao đã
sớm nhận ra thứ văn chương thơm tho đó xa lạ với đời sống lầm than của đông đảo
quần chúng nghèo khổ xung quanh. Và ông đã đoạn tuyệt với nó, để tìm đến con
đường nghệ thuật hiện thực chân chính, “nghệ thuật vị nhân sinh”. Theo Nam Cao,
người cầm bút chân chính không được “trốn tránh” sự thực mà “cứ đứng trong lao
khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những vang động của cuộc đời…”. Nam Cao chủ
trương văn học phải chứa đựng nội dung nhân đạo. Tác phẩm văn học có giá trị
không chi phản ánh sự thực đời sống mà còn phải có giá trị nhân đạo sâu sắc. Chủ
trương văn chương phải miêu tả được hiện thực, phải diễn tả được tiếng lòng đau
khổ của quần chúng.Từ những quan niệm nghệ thuật thấm đẫm vị nhân sinh đó nên
các tác phẩm của nhà văn tập trung vào hai mảng đề tài lớn đó là đề tài nông thôn,
nông dân nghèo và đề tài tiểu tư sản như Chí Phèo, Sống Mòn, Đời Thừa, Giăng
sáng, Nghèo, Một bữa no....vv. Tất cả tác phẩm đều mang giá trị nhân đạo sâu sắc.
Chính sự phát hiện và lý giải hiện thực của các nhà văn đã cho thấy nhiều điều
mới mẻ trong tư tưởng tác phẩm của mình. Sự vang động xã hội của tác phẩm


không chi phụ thuộc vào vào chiều rộng hoặc chiều sâu hiện thực phản ánh mà còn
phụ thuộc vào việc nhà văn nói lên những tư tưởng xã hội nào, thể hiện trung thực
đên đâu, những nguyện vọng tâm tư nhân dân, yêu cầu của xã hội và thời đại, luôn
có cái nhìn thê giới quan sâu rộng gắn liền với thời đại và xã hội mình đang sống.
1.2.2 Khái lược quan niệm về con người trong văn học hiện đại Việt Nam từ

đầu thế kỉ XX đến trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Cuộc sống luôn vận động theo từng giai đoạn lịch sử nên văn học ở mỗi giai
đoạn khác nhau sẽ thể hiện con người với những đặc điểm riêng biệt. Nêu như trong
văn học dân gian, con người được thể hiện là sản phẩm của tự nhiên gồm cả yêu tố
bản năng và ý thức: vừa có vẻ đẹp về thể xác, vừa có vẻ đẹp về tâm hồn, trí tuệ.
Ngoài những nhu cầu bản năng, con người còn có ý thức, có khả năng thăng hoa
những nhu cầu ấy thành chất Người. Con người thăng hoa nhu cầu ăn uống thành
văn hoá ẩm thực, thăng hoa nhu cầu tình dục thành tình yêu. Con người ham sống
nhưng không sống bằng mọi giá. Họ hiểu sống phải có vật chất nhưng còn hiểu
sống cần có cả những cái cao hơn vật chất, đó là tinh thần, là tình thương và danh
dự. Trong văn học trung đại Việt Nam, quan niệm về con người chi phối cả một
thời kì văn học là quan niệm con người vu trụ, con người đạo đức, luân lí, con
người của chí khí, tỏ chí và tỏ lòng, con người đấng bậc. Đên thời kì hiện đại, từ
đầu thê ki XX, khi điều kiện lịch sử, văn hóa, xã hội có nhiều đổi khác thì quan
niệm về con người trong văn học cung thay đổi theo. Con người tự nhiên, bản năng
từng được thể hiện trong văn học dân gian, bị bó hẹp bởi những quy định khắt khe
của văn học Nho giáo thời trung đại. Con người cá nhân từng được ghi dấu trong
văn học trung đại giai đoạn cuối đên thời kì hiện đại đã được khẳng định rõ nét. Sự
vận động nội tại của văn học gặp luồng gió văn hóa phương Tây đầu thê ki XX đã
tạo nên sự thể hiện con người cá nhân trong văn học Việt Nam từ đầu thê ki XX đến
trước Cách mạng tháng Tám 1945.
Trong văn học Việt Nam từ đầu thê ki XX đên trước Cách mạng tháng Tám
1945 có những hiện tượng văn học lớn với những quan niệm về con người đáng chú
ý.
Tiểu thuyêt Tự lực văn đoàn đã thể hiện một quan niệm con người mới làm
nền tảng cho việc xây dựng cốt truyện và miêu tả nhân vật trong tác phẩm. Đó là con


người cá nhân với khát vọng tìm cách thoát ly mọi quan hệ xã hội để thỏa mãn tự do
bản năng. Con người cá nhân không chịu gò mình trong khuôn khổ lễ giáo phong

kiến, muốn vượt ra ngoài vòng cương tỏa để hướng đến quyền tự do quyêt định hạnh
phúc.Đặc biệt là tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã mở đầu cách miêu tả thê giới nội
tâm con người, chú ý trình bày thê giới cảm giác của con người với môi trường
xung quanh, đối với người khác và đối với chính mình. Nội dung tiểu thuyết Tự lực
văn đoàn là thay đổi cách nhìn về con người. Nhà văn đưa con người ra đấu tranh
trực diện với xã hội cũ.
Thơ mới là thơ phát hiện cái tôi cá nhân thành thực, thầm kín của mỗi người.
Thơ mới, thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn xuất hiện mang theo một quan
niệm mới mẻ về con người, là con người cá nhân với tất cả những biểu hiện trần thê
nhất, là cái Tôi riêng “Tôi chỉ là một khách tình si”, “Tôi là kẻ bộ hành phiêu lãng”,
“Tôi là con chim đến từ núi lạ”, “Tôi là con nai bị chiều đánh lưới”…Cái Tôi cá
nhân như đứng giữa cuộc đời để khẳng định sự xuất hiện của mình, thể hiện những
xúc cảm sâu sắc và chân thành. Cái Tôi thi sĩ tự nhìn thấu tâm hồn mình và thể hiện
trên trang thơ những cảm xúc chân thực, sâu sắc nhất của tâm hồn trước cuộc đời.
Văn xuôi hiện thực nhìn xã hội trong quan hệ với số phận và ứng xử cá
nhân.Văn học hiện thực xem con người là sản phẩm của hoàn cảnh, là tiêu bản của
hoàn cảnh. Nhà văn mổ xẻ con người chính là khám phá tác động hoàn cảnh lên con
người.Các nhà văn tiêu biểu giai đoạn này như Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Ngô
Tất Tố.....Chúng tôi chi điểm qua vài nét về quan niêm con người của một số nhà
văn.
Đối với Nguyễn Công Hoan, mỗi con người là một diễn viên đóng vai trong
tấn trò đời, vì "Đời là sân khấu hài kịch. Khi mọi người đều đóng trò, đều diễn thì
ta có một xã hội giả dối, đánh mất bản chất chân thật. Con người bị tha hoá, không
còn chung thuỷ, không còn hiêu, không còn tình, không còn vui, thích thật nữa! Bề
ngoài cái gì nó cung có, mà bên trong thì không có gì cả, bên trong một đằng bên
ngoài một nẻo. Quan niệm về con người của Nguyễn Công Hoan còn có điểm mới,
ông miêu tả con người bị vật hoá: ngựa người, người ngựa, người tranh cơm với
chó, người biên thành cây thịt, bộ xương,... Bằng quan niệm con người làm trò và
con người bị vật hoá, Nguyễn Công Hoan đã cười vào cái xã hội giả dối, phi nhân



tính trong thực tại. Nguyễn Công Hoan đã đề cập đên một khía cạnh sâu sắc nhất
trong xã hội đồng tiền: sức mạnh của đồng tiền đã biên con người thành hàng hóa,
thành đồ vật. Đó là cái hiện thực tất nhiên, là hậu quả của xã hội tư sản.
Nam Cao là nhà văn tập đại thành của văn xuôi hiện đại trước Cách mạng
tháng Tám 1945. Ông tiêp thu quan niệm con người cảm giác, ông chấp nhận con
người bị tha hoá, dị dạng trước những tác động của hoàn cảnh nhưng ông cung thấy
con người ở nơi sâu thẳm vẫn còn giữ được tính người. Vì vậy tác phẩm của Nam
Cao vừa đau đớn, vừa mạnh mẽ, nhức nhối. Nam Cao là nhà văn đặt ra được những
vấn đề con người bức xúc nhất, sâu sắc nhất, nan giải nhất. Nêu hiểu tiểu thuyết là
hình thức nghệ thuật cung cấp những giải pháp thẩm mỹ cho những vấn đề con
người chưa được giải quyết trong hiện thực xã hội, lịch sử thì quan niệm nghệ thuật
về con người của Nam Cao đã mang chất tiểu thuyêt sâu sắc nhất.
Như vậy, sự xuất hiện của văn xuôi lãng mạn Tự lực văn đoàn, Thơ mới và
văn xuôi hiện thực với những cây bút xuất sắc trong văn học Việt Nam giai đoạn
1930-1945 đã thể hiện quan niệm mới mẻ về con người, khác biệt với quan niệm về
con người trong văn học dân gian và văn học trung đại. Sự thay đổi trong quan niệm
về con người phù hợp với hoàn cảnh thời đại có ý nghĩa quan trọng, giúp văn học
thực hiện được chức năng của nó là phản ánh chân thực bộ mặt của xã hội mới với
những con người mới, tâm tư, tình cảm mới.
Tiểu thuyêt là một thể loại văn xuôi, cung vì thê được kê thừa thành quả của
quá trình hiện đại hóa văn học đã diễn ra và phát triển từ những năm 30 của thê ki
XX, trong đó có quan niệm mới mẻ về con người.Tiểu thuyết khám phá con người ở
góc độ cái Tôi cá nhân, thể hiện đặc điểm tính cách của từng lớp người cụ thể, cá
tính của từng con người cụ thể được phản ánh. Trong một xã hội có sự giao thoa
giữa hai luồng văn hóa Đông – Tây, con người với những mong muốn, sở thích của
cá nhân, dám sống thật với bản chất con người của chính mình chứ không phải uốn
mình theo khuôn phép lễ giáo phong kiên. Các tác giả trong giai đoạn này cũng đã
lắng nghe và thể hiện trên trang viêt những suy nghĩ, thái độ, xúc cảm riêng tư của
con người,

1.3. Thế giới quan sáng tác của Vũ Trọng Phụng.
1.3.1. Vài nét về tiểu sử và con người Vũ Trọng Phụng


Vu Trọng Phụng sinh năm 1912 tại Hà Nội, trong một gia đình dân nghèo.
Ông quê ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mĩ Hào, tinh Hưng Yên. Cha mất sớm
khi nhà văn mới 7 tháng. Mẹ ông là bà Phạm Thị Khách làm nghề khâu vá thuê, khi
chồng chêt mới 24 tuổi, đã ở vậy nuôi con. Theo lời Nguyễn Tuân, đó là “ một
người mẹ chí từ của một người con chí hiếu” đã âm thầm tận tụy hi sinh vì con.
Năm 1926 Vu Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học nhưng vì gia đình nghèo túng nên phải
thôi học để đi làm kiếm sống, đỡ đần cho mẹ. Ông xin làm thư kí nhà Gô Đa vừa
mới được hai tháng thì bị mất việc. Năm 1927, xin được chân đánh máy chữ cho
nhà in Viễn Đông nhưng chi được hai năm lại bị mất việc. Từ đó, Vũ Trọng Phụng
chuyển hẳn sang nghề làm báo, viêt văn để kiếm sống mưu sinh. Đầu năm 1938, Vu
Trọng Phụng lấy vợ, đên cuối năm thì có con. Cuộc sống của ông hêt sức chật vật,
bấp bênh, nghèo túng. Dù bị bệnh lao, đau đớn trong những cơn ho triền miên dai
dẳng nhưng ông làm việc hăng say không kể ngày đêm để viêt ra những bài văn, bài
báo để kiếm tiền nuôi bà, nuôi mẹ, nuôi vợ, nuôi con. Do làm việc quá sức, đời sống
nghèo khổ, ông mắc bệnh lao, Vu Trọng Phụng qua đời vào ngày 13 tháng 10 năm
1939 để lại bà, mẹ già, người vợ trẻ và đứa con thơ chưa đầy một tuổi.
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo khổ, một thứ “ nghèo gia truyền”
( Ngô Tất Tố), tuổi thơ đi học phải hứng chịu nhiều cay đắng, tủi cực, lại liên tiêp
gặp trắc trở khi vào đời ( hai lần bị đuổi việc). Trong con người Vũ Trọng Phụng
sớm có cái mầm bất mãn với cuộc sống.Môi trường sống của ông ở phố hàng Bạc
( ông sinh tại căn nhà số 36 phố Hàng Gai, sau chủ yếu sống ở căn gác hẹp phố
Hàng Bạc, Hà Nội) hêt sức phức tạp, nhốn nháo, xô bồ. Ở đó, những me tây, lưu
manh, gái điếm, những kẻ có tiền ngang nhiên sống xa hoa, trụy lạc, tàn nhẫn và
giả dối. Hoàn cảnh xã hội nước ta lúc bấy giờ rất phức tạp, lối sống Âu hóa kệch
cỡm, sự thống khổ của nhân dân lao động, sự tàn bạo giả dối của giai cấp thống trị
bộc lộ rõ nét. Là một người tri thức, với khả năng nắm bắt tinh nhạy của người làm

báo, lại là người có ý thức thường xuyên theo dõi sách báo trong nước và nước
ngoài, tiêp xúc với nhiều hạng người,Vu Trọng Phụng đã cảm nhận sâu sắc sự bất
công của xã hội đương thời, nhà văn hiểu bản chất xấu xa của thực dân Pháp và tổ
chức chính trị, guồng máy cai trị, những nhân vật gọi là tai to mặt lớn trong luồng
gió Âu hóa tràn vào nước ta, tạo nên trong ông thái độ căm phẫn, uất ức cao độ
với xã hội “ khốn


nạn”, “chó đểu” ấy. Ông căm phẫn bọn có tiền trâng tráo nhưng bất lực đồng thời có
sự cảm thông với người dân nghèo, những con người dưới đáy của xã hội nhưng
cung không tin vào bản chất tốt đẹp của tầng lớp “hạ lưu” “dưới đáy” xã hội này.
Chịu sự giáo dục của lễ giáo phong kiên qua bà mẹ, là người sống khuôn
phép và mực thước. Chứng kiên nhiều sự kiện lịch sử xã hội, cuộc khủng hoảng
kinh tê 1929 -1933 quy mô toàn thê giới, phong trào Âu hóa rầm rộ làm cho tình
trạng xã hội bi thương hơn, đặc biệt đối với tầng lớp tiểu tư sản thì cuộc sống lại
càng bê tắc. Đời sống xã hội ấy cung cấp cho nhà văn nhiều hình mẫu nhân vật gây
ra trong ông ý thức mạnh dạn và táo bạo, sự cần thiêt bày tỏ thái độ trước hiện thực
xấu xa.
1.3.2. Thế giới quan sáng tác của Vũ Trọng Phụng
Vu Trọng Phụng trưởng thành và bắt đầu văn nghiệp của mình trong một giai
đọan lịch sử đầy những biên động dữ dội và phức tạp. Các sự kiện lịch sử xã hội đó
có ảnh hưởng trực tiếp, sâu sắc tới tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của nhà văn hơn
nữa các yêu tố hoàn cảnh gia đình, con người đều tác động đên sáng tác của ông.
Vu Trọng Phụng là một người tri thức, tiêp thu và ham học học những kiên
thức tinh hoa qua trang sách báo, những tác phẩm của văn học Pháp, của A. Gide,
của Freud nên ông nhìn xã hội bấy giờ với con mắt của một người Tây học, nhìn rõ
bản chất của một xã hội nhá nhem, nửa quê, nửa tinh, nửa Tây, nửa Ta trong làn
sóng Âu hóa với những nhân vật nửa ông, nửa thằng, ma cô, gái điếm, con sen,
thằng quýt....nhố nhăng, đồi bại. Những con người ấy với những cảnh tượng ăn
chơi, trụy lạc, đểu cáng, bịp bợm va đập vào mắt ông hằng ngày làm cho ông nhìn

rõ mặt trái của xã hội, cái xấu của từng con người, nhìn sâu rõ bản chất tính cách
của từng kiểu nhân vật và thấy được sự thay đổi, diễn biên tâm lý, tính cách của
kiểu nhân vật như Xuân tóc đỏ, Phó Đoan trong Số đỏ; Long, Mịch, Nghị Hách
trong Giông tố; Phúc trong Trúng số độc đắc; Liêm trong Lấy nhau vì tình...vv. Ta
nhận thấy tiêu điểm của sự chú ý trong văn chương cung như các tác phẩm Vu
Trọng Phụng không gì khác ngoài những cảnh đời nhố nhăng xô bồ, những thói tật
của con người, những cảnh huống oái oăm trong cuộc sống. Nhà văn muốn săm soi
một cách kỹ lưỡng, muốn phanh phui ngọn ngành mọi thứ làm sao cho bật dậy hêt


cái sự thật cay đắng của cuộc đời. Trong quá trình mổ xẻ đó, ta thấy được tâm trạng
phẫn uất cao độ của ông, nỗi căm giận của một con người thua thiệt, bất hạnh.
Thê giới quan sáng tác của Vu Trọng Phụng đã chi phối đên việc lựa chọn hệ
thống nhân vật trong các sáng tác, trong tiểu thuyêt đó là những lớp người ở thành
thị, chi phối đên việc lựa chọn các kiểu nhân vật, chi phối đến việc xây dựng tính
cách nhân vật của các kiểu nhân vật trong tác phẩm cuả ông. Thê giới quan sáng tác
của ông chi phối quan niệm về các kiểu dạng người trong xã hội của ông.
1.3.2.1 Quan niệm của Vũ Trọng Phụng về con người “tha hóa, biến chất”
Theo từ điển Tiếng Việt, “tha hóa” là một tính từ có hai nghĩa. “Tha hóa” là trở
nên khác đi, biên thành cái khác (chi hiện tượng, sự vật). “Tha hóa” chi con người
trở nên xấu đi, mất phẩm chất đạo đức. “Biến chất” là biến đổi, thay đổi bản chất
vốn có của mình.
Nhân vật “tha hóa, biến chất” là khái niệm chỉ con người trong tác phẩm văn
học bị mất phẩm chất đạo đức, trở thành con người xấu đi so với bản chất tốt đẹp
vốn có của con người [61]. Nhân vật tha hóa do nhà văn hư cấu, tưởng tượng xây
dựng nên nhằm phản ánh hiện thực xã hội mục ruỗng, xấu xa đã làm biên đổi bản
chất con người. Theo nghĩa rộng tha hóa là “tình trạng con người bị bóp nghẹt bởi
hoàn cảnh xã hội thối nát, con người không thể sống như mình mong muốn, đánh
mất chất người của mình”. Nhân vật “tha hóa, biên chất” là sản phẩm của chủ nghĩa
hiện thực. Sự ra đời của chủ nghĩa hiện thực tạo ra một bước ngoặt trong việc khám

phá con người. Chủ nghĩa hiện thực luôn gắn với con người, hoàn cảnh, môi trường.
Tính cách nhân vật bị qui định bởi hoàn cảnh và biến đổi theo hoàn cảnh. Do đó, tất
cả các loại người trong xã hội, đặc biệt là loại người xấu xa, kệch cỡm, biên chất
đều được nhà văn quan tâm phản ánh vào tác phẩm.
Tha hóa có những hình thái khác nhau tùy theo các hình thái xã hội và hoạt
động và tha hóa có tính chất xã hội. Con người tha hóa là con người ra đời trong
hoàn cảnh xã hội nhất định. Khái niệm “tha hóa” được nhiều nhà triêt học lớn như
Hegel, Feurbach, K.Marx đề cập đên thuộc về một phạm trù triêt học.Theo Marx thì
hoàn cảnh xã hội đó chính là xã hội tư bản, con người trở thành nô lệ của đồng tiền
và nô lệ với những mối quan hệ quanh quan hệ giữa tiền bạc, lợi nhuận và con
người. Nói cách khác con người không được tự do về mặt xã hội, kinh tê mà bị


cưỡng bức, bị phụ thuộc. Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì nhân vật tha hóa
được ra đời trong một xã hội tha hóa, một xã hội độc ác, bất công, vô lý và “chó
đểu” thời Pháp thuộc.
Nhân vật tha hóa trong văn học lãng mạn thì chưa được các nhà văn quan tâm
nhiều nhưng đối với văn học hiện thực thì đã có rất nhiều tác giả viêt nên những
trang nhân vật “ tha hóa” gây ấn tượng và khắc sâu trong lòng độc giả. Nhân vật tha
hóa có thể chia làm hai dạng:Dạng thứ nhất, nhân vật tha hóa là sản phẩm của xã
hội thực dân nửa phong kiên thời pháp thuộc, xã hội này đẻ ra những con người
thuộc về nó. Đối với loại nhân vật này sự tha hóa đã ăn sâu vào máu thịt của chúng
và vì thê chúng cứ trượt dài trên sự tha hóa như tha hóa chính là bản chất của chúng
vậy, ví dụ nhân vật Long trong Giông tố, Huyền trong Làm đĩ…Dạng thứ hai, nhân
vật tha hóa chính là nạn nhân của xã hội thực dân nửa phong kiến. Những chính
sách đàn áp của chúng đã dẫn đên cuộc sống đói nghèo tăm tối của những con
người tầng lớp dưới đáy xã hội, xô đẩy họ đến bước đường cùng và biên họ thành
kẻ lưu manh tội lỗi. Đối với loại nhân vật này, ta thường thấy họ là những con
người có bản chất tốt đẹp và khi bị tha hóa thì họ luôn phải “ quẫy đạp”, dằn vặt để
thoát khỏi số phận bị tha hóa của họ để trở về với những gì mà họ cho là tốt đẹp của

con người như nhân vật Tám Bính trong Bỉ Vỏ, Thứ trong Đời Thừa, Chí Phèo
trong tác phẩm cùng tên.
Ý thức về mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh xã hội.Vu Trọng Phụng đã
chú ý đên loại nhân vật “ tha hóa”.Trong tám cuốn tiểu thuyết của nhà văn thì có
đên năm nhân vật chính (trong bốn tiểu thuyết) là nhân vật tha hóa và những nhân
vật ấy đã trở thành mối quan tâm đặc biệt, ám ảnh với tác giả ( Việt Anh trong Dứt
tình; Long, Mịch trong Giông tố; Huyền trong Làm đĩ; Phúc trong Trúng số độc
đắc).Vu Trọng Phụng cung như các nhà văn hiện thực có cái nhìn về mối quan hệ
giữa con người và hoàn cảnh, sớm nhận thấy sự “ tha hóa” như một hệ quả tất yêu
của sự biên đổi tính cách con người dưới sự tác động của quan hệ xã hội và Vu
Trọng Phụng là một nhà văn đặc biệt quan tâm sâu sắc đên kiểu người “tha hóa”.
Nhà văn đã phơi bày tất cả những điều quái gở, phanh phui các nguyên nhân và dõi
theo từng chặng đường dẫn nhân vật đên sự tha hóa. Trương Tửu trong lời nhận xét
về Vu Trọng Phụng: “ là một người yêu đời, thèm biết và mến chuộng công lý - nhất


×