Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

so sánh cơ sở kinh tế, xã hội, tư tưởng của nhà nước phương Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.26 KB, 6 trang )

Mở đầu
Nhà nước phương Đông và Phương tây thời cổ đại là những nhà nước ra đời
sớm nhất trên thế giới. Nhà nước phương Tây tuy ra đời muộn hơn nhà nước
phương Đông đến khoảng 2000 năm nhưng giữa hai nhà nước này vẫn có những
sự tương đồng về cơ sở hình thành. Bên cạnh sự tương đồng thì chắc chắn sẽ có
những điểm khác biệt, đặc thù về cơ sở hình thành của từng nhà nước. Để hiểu rõ
hơn về sự giống và khác nhau về cơ sở hình thành nên hai nhà nước này em xin lựa
chọn đề số 1: “so sánh cơ sở kinh tế, xã hội, tư tưởng của nhà nước phương
Đông và phương Tây thời kỳ cổ đại”

Nội dung
I.

Điểm giống

Sự hình thành và phát triển của nhà nước và pháp luật ở phương đông và
phương Tây đều tuân theo một quy luật nhất định. Đó là do sự phát triển mạnh mẽ
của lực lượng sản xuất, đã tạo ra một lượng của cải vô cùng lớn cho xã hội, và kéo
theo đó là hàng loạt những biến đổi. Khi kim loại xuất hiện đã mở ra một thời đại
kim khí, từ đây năng xuất lao động có bước phát triển nhảy vọt. Những công cụ
bằng kim loại cùng với kinh nghiệm của con người tích lũy được, đã tạo ra bước
phát triển nhảy vọt trong nghề trồng trọt và nghề thủ công. Trồng trọt phát triển đã
thúc đẩy chăn nuôi phát triển theo, do vậy dẫn đến sự phân công lao động lần thứ
nhất: nghề trồng trọt và nghề chăn nuôi tách rời nhau, có những bộ lạc chuyên về
chăn nuôi, và có những bộ lạc chuyên về trồng trọt. Các nghề thủ công phát triển
mạnh, dẫn đến những nhóm người chuyên làm nghề thủ công. Từ đó nghề thủ công
tách khỏi nông nghiệp. Đây là lần phân công lao động lần thứ hai. Nó đã dẫn đến
hệ quả: xuất hiện tài sản tư hữu và công xã nông thôn xuất hiện thay thế cho công
xã thị tộc phụ hệ đang dần dần tan dã. Quá trình phát triển của chế độ tư hữu diễn
ra mạnh mẽ, tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, khả năng người này có thể chiếm
đoạt lợi ích kinh tế của người khác đã làm phát sinh những mâu thuẫn và đối


kháng. Những thay đổi về kinh tế đã tác động làm biến đổi quan hệ xã hội, xã hội
hình thành ba giai cấp chính: chủ nô, bình dân và nô lệ. Mâu thuẫn đối kháng nảy
sinh, dần dần đến mức không thể điều hòa được, đấu tranh giai cấp diễn ra quyết
liệt.


II.

Sự khác nhau
1. Cơ sở kinh tế
1.1. Cơ cấu kinh tế

Các quốc gia cổ đại phương Đông: kinh tế nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo.
Các quốc gia Phương đông cổ đại ra đời trên lưu vực các con sông lớn như sông
Nin, Tigris, sông Ơphrat…. Ở lưu vực các con sông lớn là những đồng bằng phù
nhiêu, đất đai màu mỡ, tơi xốp, lại được phù sa bù đắp quanh năm… khí hậu nhiệt
đới mưa nhiều, nguồn nước phong phú. Với điều kiện tự nhiên như vậy thuận lợi
cho người dân phương Đông phát triển nghề nông, đặc biệt là nghề trồng lúa nước.
Cùng với nông nghiệp, thủ công nghiệp cũng phát triển mạnh, xã hội sớm xuất
hiện giai cấp và nhà nước. Do các đồng bằng được phù sa bù đắp nên đất mềm, dễ
làm, vì vậy công cụ lao động chủ yếu của họ là gỗ, đá và đồng đỏ. Ngoài nghề
nông, người dân phương Đông cổ đại còn kết hợp với chăn nuôi, trao đổi sản phẩm
do mình làm ra giữa vùng này với vùng khác. Tuy nhiên, tất cả những ngành kinh
tế đó dù phát triển đến đâu cũng chỉ hỗ trợ cho nghề nông và không làm giảm ý
nghĩa “lấy nghề nông làm gốc” của cư dân phương Đông.
Khác với các quốc gia phương Đông cổ đại, các quốc gia phương Tây cổ đại lại
thiên về thủ công nghiệp và thương nghiệp. Sở dĩ là do các quốc gia phương Tây
cổ đại nằm ở ven biển địa trung hải, nên đất canh tác ít, lại khô cứng, chỉ thích hợp
với các loại cây lưu niên, nhưng bù lại, ở đây lại có đường bờ biển kéo dài, có
nhiều vũng vịnh nên thuận lợi cho việc phát triển hàng hải, có các hải cảng thuận

lợi cho việc buôn bán hàng hóa. Ở đây có điều kiện phát triển cả ba thành phần
kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp. Ở các quốc gia cổ đại phương
Tây nền kinh tế nông nghiệp không phát triển như các quốc gia cổ đại phương
Đông, nền nông nghiệp của họ chủ yếu gắn với thị trường. Nhưng cái khác biệt lớn
nhất của họ so với các quốc gia cổ đại phương Đông là thủ công nghiệp của họ đã
tách khỏi nông nghiệp để trở thành một nền sản xuất độc lập. Nền thương nghiệp ở
phương Tây đã có sự phát triển mạnh mẽ đặc biệt là giao thương đường biển.
1.2.

Chế độ sở hữu

Ở phương Đông, do hình thành bên lưu vực các con sông lớn khiến cộng đồng
dân cư phải tiến hành công cuộc trị thủy, thủy lợi. Do tính cấp bách, thường xuyên


và quy mô lớn của công cuộc trị thủy, thủy lợi nên công xã nông thôn với chế độ
sở hữu chung về ruộng đất không bị phá vỡ mà được bảo tồn rất bền vững. Ruộng
đất, tư liệu sản xuất quan trọng của kinh tế nông nghiệp, hầu hết thuộc sở hữu của
nhà nước, vua, là chủ sở hữu tối cao đối với ruộng đất. Ruộng đất tư nhân ra đời
muộn và chậm phát triển. Công xã được xem như một đơn vị kinh tế, mặc dù bị
mất quyền sở hữu rộng đất nhưng công xã vẫn còn giữ chức năng phân phối ruộng
đất cho nông dân công xã, tổ chức xây dựng, quản lý các công trình thủy lợi trong
công xã.
Ở phương Tây, được hình thành muộn hơn trên cơ sở chế độ tư hữu phát triển
triệt để nên các chủ nô trực tiếp chiếm hữu những điền trang lớn, những xưởng thủ
công, những đoàn thương thuyền và đông đảo những người nô lệ. Sự ra đời và phát
triển triệt để của chế độ tư hữu đã phá vỡ nhanh chóng các công xã nông thôn, thúc
đẩy kinh tế công thương nghiệp phát triển, ngay cả nông nghiệp cũng bị cuốn hút
vào sản xuất nguyên liệu nhằm phục vụ cho thủ công nghiệp.
Như vậy có thể thấy, chế độ công hữu chiếm ưu thế lớn ở các quốc gia cổ đại

phương Đông, còn ở phương Tây, chế độ tư hữu chiếm ưu thế lớn.
1.3.

Tính chất nền kinh tế

Các quốc gia cổ đại phương Đông, nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu nên nền
kinh tế mang tính chất tự cung tự cấp là chính. Đối với các quốc gia phương Tây
cổ đại với cơ sở kinh tế thiên về thủ công nghiệp và thương nghiệp nên nền kinh tế
mang tính chất hàng hóa nhỏ.
2. Cơ sở xã hội
2.1. Cơ cấu giai cấp
Ở phương Đông khi nhà nước mới ra đời thì chưa phân thành các giai cấp mà
mới chỉ phân thành các tầng lớp. Có ba tầng lớp: tầng lớp quý tộc – nông dân công
xã – tầng lớp nô tì, nô lệ. Đứng đầu là tầng lớp quý tộc chủ nô có nhiều của cải và
quyền lực, giữ chức vụ tôn giáo hoặc quản lý bộ máy nhà nước…Trong đó, chủ
yếu là chủ nô nông nghiệp, chủ nô công nghiệp có số lượng ít, thế lực không mạnh.
Nông dân công xã là bộ phận đông đảo nhất, đóng vai trò to lớn trong sản xuất, là
lực lượng sản xuất chính, họ không được tham gia bất cứ sinh hoạt chính trị nào
của nhà nước. Nô lệ là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, họ là những tù binh chiến
tranh hay những người nông dân nghèo không trả được nợ bị biến thành nô lệ, số


lượng nô lệ không nhiều chue yếu được sử dụng vào những công việc phi sản xuất
như hầu hạ trong cung, đền miếu và gia đình quý tộc… hoặc làm đường, xây cầu,
cống, dinh thự.
Ở phương Tây, khác biệt hoàn toàn với phương Đông, ở phương Tây đã phân
thành ba giai cấp rõ rệt là: Giai cấp chủ nô, giai cấp bình dân và giai cấp nô lệ. Chủ
nô ở đây có hai tầng lớp: quý tộc chủ nô (chủ nô cũ) và chủ nô công thương (chủ
nô mới). Chủ nô công thương ra đời sớm và không ngừng lớn mạnh về số lượng,
thế lực kinh tế. Giai cấp bình dân (nông dân, thợ thủ công, buôn bán nhỏ…) là

những người tự do, lao động của họ không giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực sản
xuất, nhưng ở mức độ nhất định họ được quyền tham gia vào sinh hoạt chính trị.
Số lượng nô lệ của các quốc gia cổ đại pương Tây gấp hàng chục lần số lượng chủ
nô và bình dân. Với nền kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển, lực
lượng chính làm ra của cải vật chất ở đây là những người nô lệ, một thứ “công cụ
biết nói”.
2.2.

Quan hệ giai cấp

Trong xã hội các quốc gia cổ đại phương Đông mâu thuẫn giai cấp không phát
triển gay gắt, quan hệ giữa chủ nô với nông dân công xã chỉ bóc lột mang tính gián
tiếp thông qua công xã nông thôn với các hình thức như thuế, lao dịch, cống nạp.
Quan hệ giữa chủ nô – nô lệ, nô lệ không giữ vai trò quan trọng trong sản xuất,
không phải là đối tượng bóc lột chủ yếu của chủ nô. Do đó, chế độ nô lệ ở phương
Đông là chế độ nô lệ không điển hình, mang tính gia trưởng.
Ở phương Tây cổ đại, do có sự khác nhau về lực lượng sản xuất chính nên mâu
thuẫn xã hội ở các quốc gia phương Tây cổ đại khác các quốc gia phương Đông.
Trong xã hội xuất hiện hai mâu thuẫn là mâu thuẫn giữa chủ nô nông nghiệp với
chủ nô công thương và mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ. Chủ nô nông nghiệp và
chủ nô công thương nghiệp luôn đối trọng nhau. Quan hệ giữa chủ nô và nô lệ, nô
lệ là tài sản riêng có của chủ nô, mối quan hệ bóc lột diễn ra chủ yếu giữa chủ nô
và nô lệ, do đó mâu thuẫn phát triển gay gắt, đưa đến những cuộc đấu tranh của
giai cấp nô lệ có quy mô rộng lớn và mức độ quyết liệt. Chế độ nô lệ ở phương Tây
là chế độ nô lệ điển hình.
Như vậy có thể thấy mâu thuẫn giai cấp trong xã hội phương Tây cổ đại gay gắt
hơn so với mâu thuẫn giai cấp ở phương Đông thời kỳ cổ đại


3. Cơ sở tư tưởng

Cơ sở tư tưởng hình thành nhà nước phương Đông cổ đại chính là tư tưởng thần
quyền, đề cao vai trò của các vị vua, tôn sùng một cách tuyệt đối. Ở Ai Cập các vi
Pharaon (cái nhà lớn) luôn nhận mình là con của thần mặt trời nhằm đề cao vai trò
và quyền lực vô hạn của mình đối với dân chúng. Ở Lưỡng Hà là Enxi (người đứng
đầu). Còn ở Trung Quốc đề cao thuyết thiên mệnh,vua được coi là thiên tử, có
quyền lực tối cao, “dưới bầu trời rộng lớn không nơi nào không phải đất cảu nhà
vua; trong phạm vi lãnh thổ, không người nào không phải thần dân của nhà vua”.
Ở phương Tây, cơ sở tư tưởng là những tư tưởng cải cách dân chủ, tư tưởng
phân chia quyền lực của Aristot cải cách về sự phân quyền nhà nước và cơ cấu tổ
chức bộ máy nhà nước.

Kết luận
Như vậy qua phân tích trên ta có thể thấy rõ hơn sự tương đồng cũng như sự
khác biệt về cơ sở kinh tế, xã hội, tư tưởng giữa hai nhà nước phương Đông và
phương Tây thời kỳ cổ đại… trên đây là bài làm của em, do kiến thức còn hạn chế
nên bài làm vẫn còn nhiều thiếu xót mong thầy cô góp ý để bài làm được hoàn
thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!


Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế
giới, nxb công an nhân dân;
2. Ths. Phạm Thị Quý – Phạm Điểm (đông chủ biên), giáo trình lịch sử nhà
nước và pháp luật thế giới, nxb giáo dục Việt Nam
3. />4. />


×