LỜI GIỚI THIỆU
Trong mấy năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã trải qua những thăng trầm do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu cũng như xuất phát từ nội tại của nền kinh tế:
tăng trưởng cao nhưng chưa ổn định, lạm phát tăng cao (năm 2008) và đặc biệt hơn nữa
đó là tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai bắt nguồn từ thâm hụt cán cân thương mại ngày
càng gia tăng. Bên cạnh đó, do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và hiện
trạng môi trường đầu tư của Việt Nam chưa được cải thiện như mong đợi, dòng vốn đầu
tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam chưa tăng trưởng vững chắc. Hiện trạng
này chắc chắn sẽ gây sức ép khơng nhỏ đến cán cân thanh tốn quốc tế về khả năng chống
đỡ các cú sốc bên ngồi và tính bền vững của nền kinh tế khi dự trữ ngoại hối của Việt
Nam có xu hướng thu hẹp. Từ thực trạng trên, Đề tài này với mong muốn làm rõ đâu là
nguyên nhân sâu xa tác động đến trạng thái của cán cân vãng lai và sức chịu đựng thâm
hụt của nó đối với cán cân thanh tốn quốc tế để từ đó đưa ra giải pháp cải thiện.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chắc chắn đề tài vẫn khơng tránh khỏi những thiếu sót nhất
định,rất mong được sự đóng góp của các bạn sinh viên và các độc giả để hoàn thiện hơn
Thiều Ngọc Anh
Tài chính nhà nước 03k35- đại học Kinh Tế TP HCM
1
I.Lý Thuyết
1.Khái niệm
Cán cân thanh toán, hay cán cân thanh toán quốc tế, ghi chép những giao dịch
kinh tế của một quốc gia với phần còn lại của thế giới trong một thời kỳ nhất định.
Những giao dịch này có thể được tiến hành bởi các cá nhân, các doanh nghiệp cư
trú trong nước hay chính phủ của quốc gia đó. Đối tượng giao dịch bao gồm các
loại hàng hóa, dịch vụ, tài sản thực, tài sản tài chính, và một số chuyển khoản. Thời
kỳ xem xét có thể là một tháng, một quý, song thường là một năm. Những giao dịch
địi hỏi sự thanh tốn từ phía người cư trú trong nước tới người cư trú ngoài nước
được ghi vào bên tài sản nợ. Các giao dịch đòi hỏi sự thanh tốn từ phía người cư
trú ở ngồi nước cho người cư trú ở trong nước được ghi vào bên tài sản có.
Tài khoản vãng lai (cịn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của
một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụgiữa người cư trú
trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của
người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo
truyền thống kế tốn sẽ được ghi bằng mực đỏ). Cịn những giao dịch dẫn tới sự
thanh tốn của người cư trú ngồi nước cho người cư trú trong nước được ghi vào
bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn
hơn bên nợ.
Cán cân thương mại là một mục trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán
quốc tế. Cán cân thương mại ghi lại những thay đổi trong xuất khẩu và nhập khẩu
của một quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định (quý hoặc năm) cũng như
mức chênh lệch (xuất khẩu trừ đi nhập khẩu) giữa chúng. Khi mức chênh lệch là
lớn hơn 0, thì cán cân thương mại có thặng dư. Ngược lại, khi mức chênh lệch nhỏ
hơn 0, thì cán cân thương mại có thâm hụt. Khi mức chênh lệch đúng bằng 0, cán
cân thương mại ở trạng thái cân bằng.
Cán cân thương mại còn được gọi là xuất khẩu ròng hoặc thặng dư thương mại. Khi
cán cân thương mại có thặng dư, xuất khẩu rịng/thặng dư thương mại mang giá trị
dương. Khi cán cân thương mại có thâm hụt, xuất khẩu ròng/thặng dư thương mại
mang giá trị âm. Lúc này cịn có thể gọi là thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, cần lưu
ý là các khái niệm xuất khẩu, nhập khẩu, xuất khẩu ròng, thặng dư/thâm hụt thương
mại trong lý luận thương mại quốc tế rộng hơn các trong cách xây dựng bảng biểu
cán cân thanh toán quốc tế bởi lẽ chúng bao gồm cả hàng hóa lẫn dịch vụ.
2.Nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
2
2.1)Xuất khẩu và nhập khẩu
Nhập khẩu: có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó cịn tăng nhanh hơn. Sự
gia tăng của nhập khẩu khi GDP tăng phụ thuộc xu hướng nhập khẩu biên (MPZ).
MPZ là phần của GDP có thêm mà người dân muốn chi cho nhập khẩu. Ví dụ, MPZ
bằng 0,2 nghĩa là cứ 1 đồng GDP có thêm thì người dân có xu hướng dùng 0,2 đồng
cho nhập khẩu. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản xuất
trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngồi. Nếu giá cả trong nước tăng tương đối
so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và ngược lại. Ví dụ: nếu giá xa
đạp sản xuất tại Việt Nam tăng tương đối so với giá xe đạp Nhật Bản thì người dân có
xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp Nhật Bản hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng
tăng.
Xuất khẩu: chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc gia khác vì
xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do vậy nó chủ yếu phụ
thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn hàng. Chính vì thế trong các mơ
hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là yếu tố tự định.
2.2)Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái: là nhân tố rất quan trọng đối với các quốc gia vì nó ảnh hưởng đến giá
tương đối giữa hàng hóa sản xuất trong nước với hàng hóa trên thị trường quốc tế. Khi tỷ
giá của đồng tiền của một quốc gia tăng lên thì giá cả của hàng hóa nhập khẩu sẽ trở nên
rẻ hơn trong khi giá hàng xuất khẩu lại trở nên đắt đỏ hơn đối với người nước ngồi. Vì
thế việc tỷ giá đồng nội tệ tăng lên sẽ gây bất lợi cho xuất khẩu và thuận lợi cho nhập
khẩu dẫn đến kết quả là xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, khi tỷ giá đồng nội tệ giảm
xuống, xuất khẩu sẽ có lợi thế trong khi nhập khẩu gặp bất lợi và xuất khẩu ròng tăng
lên.
c)Ảnh hưởng của dòng vốn:
Cán cân thương mại là một trong những yếu tố của tài sản quốc gia. Cán cân thương mại
phụ thuộc vào chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nền kinh tế. Mức chênh lệch
giữa tiết kiệm và đầu tư được bù đắp bởi các dịng vốn đầu tư nước ngồi như FDI,
ODA, FPI, kiều hối và các dòng vốn vay thương mại khác.
2.3)Ảnh hưởng của thu nhập:
Khi thu nhập trong nước tăng, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa cũng đồng thời tăng theo.
Trong khi đó, khi kinh tế nước ngồi tăng trưởng, họ cũng tăng nhu cầu nhập khẩu hàng
hóa từ nước khác và làm cho xuất khẩu của đối tác thương mại tăng lên. Do vậy cán cân
thương mại phụ thuộc vào tăng trưởng kinh tế.
2.4)Các chính sách thương mại và phát triển kinh tế:
Các chính sách thuế, bảo hộ hàng hóa trong nước cũng ảnh hưởng mạnh đến cán cân
thương mại. Những rào cản này hạn chế nhập khẩu một số mặt hàng để cải thiện cán cân
thương mại. Các chính sách liên quan đến phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu khác cũng
3
sẽ ảnh hưởng mạnh đến cán cân thương mại. Ngoài ra, cán cân thương mại còn phụ
thuộc vào cơ cấu của nền kinh tế và chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia.
2.5)Tỷ lệ trao đổi
Tỷ lệ trao đổi biểu hiện giá mà một nước có thể chấp nhận trả cho hàng hoa nhập khẩu
với giá xuất khẩu của nước đó.Nói cách khác là tỷ số giữa giá xuất khẩu và giá nhập
khẩu.Do đó tỷ lệ trao đổi có ảnh hưởng đến cán cân thương mại.
2.6)Phá giá tiền tệ
Phá giá(hay nâng giá) là giảm bớt (hay tăng) tỷ giá hối đối mà được chính phủ ủng
hộ.Phá giá đưa đến tăng giá hàng nhập khẩu và giảm giá hàng xuất khẩu của quốc
gia.Do đó tạo ra một khoản thặng dư trong tài khoản vãng lai của cán cân thanh toán.
II.Thực tiễn tại Việt Nam
1)Phân tích SWOT
1.1)Điểm mạnh
-Việt Nam được đánh giá cao nhờ ổn định chính trị và an tồn về xã hội, có sức hấp dẫn
đối với các thương nhân và các nhà đầu tư nước ngoài. Bản thân việc Việt Nam tích cực
tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
- Từ sau đổi mới, đặc biệt là từ sau khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư nước ngoài, số
nước và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam cũng như nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam
bước đầu được mở rộng.
- Từ sau khi Hiệp định Thương mại Việt- Mỹ được ký kết năm 2000 và khi Việt Nam trở
thành thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007, hầu hết các nước và
vùng lãnh thổ trên thế giới đã nhập khẩu hàng hố từ Việt Nam. Cũng vì thế mà kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng lên nhanh chóng.
-Việt nam là nơi có nguồn nhân cơng,mặng bằng rẻ,tài ngun thiên nhiên phong
phú,điều kiện tự nhiên thuận lợi,có thế mạnh về mặt hàng nông sản như café,tiêu, cà phê,
hạt tiêu, nhân điều, chè, dầu thô, than đá, hàng điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm
gỗ, xe đạp và phụ tùng…
1.2)Điểm yếu
-Ở nước ta hiện nay “công nghiệp phụ trợ” cịn hết sức đơn giản,hầu như chưa có gì
nhiều, quy mô SX nhỏ lẻ,chủ yếu sản xuất các linh kiện chi tiết giản đơn,giá trị gia tăng
thấp và cịn có sự chênh lệch về năng lực phụ trợ giữa các DN vừa và nhỏ nội địa của
Việt Nam với các yêu cầu của các hãng sản xuất toàn cầu.
- Cơ cấu kinh tế nhìn chung cịn yếu kém so với các nước. Thông thường, khi chọn ngành
trọng điểm, phải xem xét đến hai yếu tố là chỉ số lan tỏa nội địa và chỉ số kích thích nhập
khẩu. Nhưng ở nước ta, một số ngành như công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng vốn đầu
tư khá lớn nhưng chỉ số lan tỏa nội địa thấp, trong khi chỉ số kích thích nhập khẩu lại cao
bất thường.
- Trong thực tế, chính sách bảo hộ của Việt Nam cịn nhiều cảm tính. Những ngành có thể
cạnh tranh thì hệ số bảo hộ hữu hiệu - bảo hộ sản xuất ngày càng giảm, thậm chí có
những nhóm cịn có tỷ lệ âm. Ngược lại, với những ngành khơng thể cạnh tranh thì hệ số
bảo hộ hữu hiệu cho sản xuất lại ngày càng tăng
4
- Việc áp dụng các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại và nâng cao các dịch vụ
hỗ trợ thương mại đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho xuất khẩu nhưng cũng đồng
thời thúc đẩy cả hoạt động nhập khẩu.
-Quy mơ xuất khẩu vẫn cịn nhỏ bé, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người đạt mức
473 USD/người là thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
-Xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhưng chưa vững chắc và rất dễ bị tổn thương bởi sự biến
động giá cả trên thị trường thế giới hay sự xuất hiện của các rào cản thương mại mới của
nước ngoài.
- Tỷ lệ nhập khẩu là cấu phần trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá
xuất xưởng.
-Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lý, thể hiện trên cả 3 phương diện: chủng loại hàng
hố xuất khẩu cịn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp
kim ngạch đáng kể; các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng cịn thấp, xuất khẩu chủ
yếu vẫn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản, nông, lâm, thuỷ, hải sản, trong khi
các mặt hàng công nghiệp như dệt may, da giày, điện tử và linh kiện máy tính... chủ yếu
vẫn cịn mang tính chất gia cơng; q trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo
hướng cơng nghiệp hóa diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để.
-Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng,
chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế so sánh sẵn có mà
chưa khai thác được lợi thế cạnh tranh thơng qua việc xây dựng các ngành cơng nghiệp
có mối liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn
- Khả năng chủ động nắm bắt những cơ hội thuận lợi để thâm nhập và khai thác các thị
trường xuất khẩu còn nhiều hạn chế. Chưa tận dụng triệt để lợi ích từ việc gia nhập WTO,
các hiệp định thương mại song phương và khu vực đã ký kết giữa Việt Nam và các đối
tác để khai thác hết tiềm năng của các thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc.
-Công tác của mạng lưới đại diện, đặc biệt về thương mại ở nước ngồi cịn nhiều yếu
kém, chưa thực sự hỗ trợ tốt cho hoạt động xuất khẩu, các chương trình xúc tiến thương
mại nhỏ lẻ, rời rạc, hiệu quả chưa cao.
-Việt Nam lại là việc lệ thuộc quá nhiều vào việc xuất khẩu vào Mỹ. Trong năm 2009,
Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với giá trị tương đương 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
- Thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Hoa
Kỳ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như
Trung Quốc, Nhật Bản và Australia..
1.3)Cơ hội
-Theo cam kết từ 1/1/2010, các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam vào Trung Quốc và các
nước ASEAN 6 sẽ được hưởng mức thuế nhập khẩu từ 0-5%. Việt Nam được thực hiện
cam kết muộn hơn 5 năm bắt đầu từ năm 2015. Bởi vậy đây là cơ hội rất lớn cho hàng
hóa Việt Nam tăng cường xuất khẩu sang Trung Quốc trong thời gian 5 năm tới.
-Sự biến động không ngừng của nền kinh tế toàn cầu cũng là cơ hội nâng cao các khả
năng cạnh tranh và tính thích nghi của các doanh nghiệp ViệtNam. Các vấn đề quản trị
doanh nghiệp, quản trị rủi ro, tái cấu trúc hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như đầu tư
vào công nghệ, nâng cao khả năng cạnh tranh, năng suất lao động, đào tạo kỹ năng cho lao
động cần được các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc mới có hiệu quả.
5
-Kinh tế của các nước thành viên EU vẫn đang khó khan trong giai đoạn này nhưng nhu
cầu nhập khẩu và tiêu thụ mặt hàng giày dép tại EU vẫn đứng ở mức cao tạo cơ hội gia
tăng xuất,khẩu cho doanh nghiệp VN
-Từ năm 2010, khi Hiệp định Đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được triển khai đồng
bộ, sẽ có trên 800 dịng sản phẩm nơng sản và thủy sản Việt Nam vào Nhật với thuế suất
0%. Điều này đang mở ra những cơ hội lớn cho các doanh nghiệp chế biến nông, thủy sản.
việc giảm thuế mạnh mẽ các mặt hàng nông sản xuất khẩu vào Nhật đã mở ra cho các
doanh nghiệp cơ hội tăng năng lực cạnh tranh. Cụ thể, theo các cam kết của VJEPA, Nhật
Bản đã cam kết giảm thuế đối với các mặt hàng tương đương với gần 84% giá trị nông sản
xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, ngay khi VJEPA có hiệu lực, trong số 2.020 dịng thuế
nơng sản, Nhật Bản đã xóa bỏ ngay đối với 784 dịng, chiếm 36% tổng số dịng thuế nơng
sản và chiếm 67,6% giá trị hàng xuất khẩu của Việt Nam.
-Việc ra nhập các tổ chức kinh tế lớn,các hiệp định tự do thương mại…với bạn bè trên thế
giới đã tạo điều kiện tiếp thu kĩ thuật,khoa hoc cơng nghệ..tư đó tạo lợi thế cho xuất
khẩu..
1.4)Thách thức
-Thường xuyên phải đối đầu với rào cản thương mại của các nước cũng là thách thức
không nhỏ đối với các doanh nghiệp VN trong xu thế hội nhập vì tính cạnh tranh cịn thấp.
Chính vì vậy, nguy cơ Việt Nam phải đối mặt với hàng trăm vụ kiện mỗi năm, tranh chấp
thương mại và con số các vụ kiện sẽ ngày càng tăng
- Áp dụng thuế nhập khẩu thấp hơn đối với thương mại hàng hoá theo FTA trong nội khối
ASEAN (AFTA), FTA giữa ASEAN với Trung Quốc (ACFTA), và việc gia nhập WTO
trong 2007, làm cho hàng nhập khẩu trở nên rẻ đi tương đối so với các sản phẩm trong
nước và phù hợp hơn với túi tiền của dân chúng nên đã tạo ra tỷ lệ tiêu dùng hàng nhập
khẩu cao hơn.
-Tỷ giá hối đoái giữ ở mức thấp ở một số nước đặt biệt là Trung Quốc (VN nhập khẩu tới
90%) gây khó khăn trong việc điều chỉnh cán cân thương mại của VN.
- Hàng hoá xuất khẩu chưa đa dạng, tập trung vào một số ngành hàng như dầu thô,dệt
may, thuỷ sản, nông sản và giày dép. Do vậy, Việt Nam dễ chịu ảnh hưởng tiêu cực khi có
sự biến động lớn về giá hàng hoá cũng như biến động trong nhu cầu ở thị trường nước
ngoài
- Sự biến động trong giá hàng hoá thế giới dẫn tới hoạt động đầu cơ hàng hố, nên nhiều
hàng hố được nhập khẩu để tích trữ trước khi giá tăng.
-Khả năng cạnh tranh của hàng XK Việt Nam cịn thấp do nhiều mặt hàng gia cơng, XK
phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu, tiến độ thực hiện các dự án sản xuất
nguyên liệu, phụ liệu, phát triển cơng nghiệp phụ trợ cịn chậm. Tình trạng thiếu hụt lao
động, nhất là lao động có tay nghề cao, có xu hướng gia tăng. Ngồi ra, chi phí nhân cơng
có xu hướng tăng nhanh cũng khiến hàng hóa sản xuất tại Việt Nam mất dần lợi thế giá
nhân công rẻ; năng lượng cho sản xuất như than, điện, chưa phát triển kịp đáp ứng nhu
cầu phát triển các ngành kinh tế khác...
- Việt Nam vẫn phải mất nhiều năm để trở thành một nền kinh tế xuất khẩu trong điều
kiện phải cạnh tranh khốc liệt với người hàng xóm Trung Quốc.Để làm được điều này, các
doanh nghiệp Việt Nam bắt đầu hướng tới những thị trường khó tính với những sản phẩm
đặc thù thay vì cạnh tranh về giá cũng như nhân công lao động với đối thủ lớn Trung
6
Quốc
-Nhiều nhóm hàng đã chạm ngưỡng, khó tăng tiếp. Bên cạnh đó, xuất khẩu Việt Nam
cũng phải sẽ đối mặt thêm với nhiều rào cản thương mại mới... quá trình phục hồi của
kinh tế thế giới chứa đựng nhiều rủi ro, khó lường. Những vấn đề hậu khủng hoảng như
bảo hộ mậu dịch, biến động giá cả, lạm phát, khan hiếm nguyên liệu, năng lượng... có thể
xảy ra, sẽ tác động xấu đến phát triển kinh tế các nước, nhất là các nước đang phát triển
như nước ta.
- Hoạt động của hệ thống tài chính của Việt Nam cịn nhiều rủi ro, lạm phát có nguy cơ
tăng lên cũng như đời sống nhân dân cịn nhiều khó khăn. Sức cạnh tranh của cả nền kinh
tế và của các doanh nghiệp cịn ở mức thấp. Bên cạnh đó, tình hình thiên tai, dịch bệnh có
thể cịn diễn biến phức tạp... nhiều cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO đến thời hạn
thực thi, nhất là cam kết về mở cửa lĩnh vực dịch vụ, tài chính, bán lẻ, tạo ra thách thức
không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam..
-Chiến lược hướng mạnh ra xuất khẩu một cách quá mức có thể đưa tới những khó khăn
nghiêm trọng một khi thị trường ngồi nước chao đảo, do đó có thể sẽ diễn ra xu thế cơ
cấu lại thị trường theo hướng cân bằng hơn giữa thị trường trong nước và ngồi nước, nhất
là ở các nền kinh tế có dung lượng thị trường nội địa lớn.
2)Cán cân thương mại ở Việt Nam hiện nay-Thực trạng và phân tích
2.1)Nhìn lại năm 2010
Hoạt động xuất khẩu năm 2010 với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 71,63 tỷ USD,
tăng 25,5% so với mức thực hiện năm 2009, đồng thời là mức tăng trưởng cao, vượt xa
chỉ tiêu Quốc hội đề ra.
Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu 32,8 tỷ USD giá trị hàng hóa (khơng kể dầu
thơ), cịn DN có vốn nước ngồi đạt kim ngạch 33,8 tỷ USD. Cơ cấu ngành hàng xuất
khẩu đã có sự chuyển dịch từng bước, theo hướng tích cực trong bối cảnh giá cả trong
khu vực và trên thị trường quốc tế tăng nhanh. Phần lớn các loại hàng xuất khẩu chủ
lực của ta đều có mức tăng trưởng cao, như gạo, dệt may, da giày, đồ gỗ, máy tính…
Một số mặt hàng xuất khẩu tiêu biểu 2010
Dệt may
11209676
Tỷ lệ phần trăm trong xuất
khẩu(%)
15.5
Thủy sản
5016297
6.9
Dày da
5122259
7
Gạo
3247860
4.5
Cà phê
1851358
2.5
Tên hàng
Trị giá(đv 1000 đ)
Nguồn:tổng cục thống kê
7
2010 Việt Nam có 18 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD cho thấy, năng
lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu đã được nâng lên rõ rệt.
Hàng dệt may đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu (đạt 11 tỷ USD, tăng 21,3% so với năm
trước và chiếm 15,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), vượt 8% so với mục tiêu
xuất khẩu đặt ra từ đầu năm.
Về đích thứ hai là mặt hàng da giầy, thuỷ sản. Tuy bị áp thuế bán phá giá ở một số thị
trường, đặc biệt là thuỷ sản cịn chịu sự kiểm tra khắt khe về an tồn vệ sinh thực phẩm,
song do chúng ta chủ động đầu tư chiều sâu, tạo mặt hàng mới và mở rộng thị trường nên
kim ngạch xuất khẩu của hai mặt hàng trên đều đạt trên 4,9 tỷ USD, lần lượt vượt 13,4%
và 8,1% mục tiêu xuất khẩu đặt ra từ đầu năm. Tiếp theo, mặt hàng gạo đạt kim ngạch hơn
3 tỷ USD và vượt 8,6% so với mục tiêu đầu năm.
Đặc biệt, so với năm 2009, chúng ta có thêm 5 mặt hàng mới có kim ngạch xuất khẩu
trên 1 tỷ USD gồm hạt điều, xăng dầu các loại, sản phẩm chất dẻo, dây điện cáp điện và
phương tiện vận tải, đưa tổng số mặt hàng có kim ngạch 1 tỷ USD trở lên là 18 mặt hàng.
Bên cạnh các mặt hàng truyền thống là thế mạnh của Việt Nam nói trên, nhiều mặt hàng
xuất khẩu mới như máy móc thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, hóa chất, sản phẩm
hóa chất, sản phẩm cao su, sản phẩm thủy tinh... kim ngạch xuất khẩu đã tăng mạnh, điều
này khẳng định chủ trương phát triển mặt hàng xuất khẩu mới từng bước phát huy hiệu
quả trong năm qua, đồng thời cho thấy năng lực sản xuất hàng xuất khẩu của nền kinh tế
ngày càng được mở rộng.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tiếp
tục xếp thứ hạng cao so với các nước xuất khẩu trên thế giới, có khả năng ảnh hưởng đến
thị trường thế giới như gạo và cà phê (đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu), cao su, hạt tiêu,
hạt điều. Giá xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng xuất khẩu đều tăng do giá thị trường thế
giới tăng mạnh, đồng thời nhờ hàm lượng chế biến trong sản phẩm xuất khẩu được nâng
lên. Thị trường xuất khẩu được mở rộng và toàn bộ các thị trường xuất khẩu đều vượt mục
tiêu tăng trưởng. Cụ thể, xuất khẩu sang Ấn Độ tăng 133%, Đài Loan tăng 28%, Hồng
Kông tăng 46%, Hàn Quốc tăng 38%, Trung Quốc tăng 45%.
Trong số 11 mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu chủ yếu, chiếm hơn 83% tổng kim ngạch
nhập khẩu hàng tiêu dùng, thì kim ngạch của 5 mặt hàng tăng khá cao là sữa và sản phẩm
từ sữa tăng 59,5%; rau và một số loại củ, quả tăng 44,9%; dầu mỡ động thực vật tăng
29,6%; đường và các loại kẹo đường tăng 105,8%; máy móc thiết bị điện sử dụng trong
gia đình tăng 23,9%. Có thể thấy nhập khẩu hàng tiêu dùng tăng là do nhập khẩu những
mặt hàng tiêu dùng cần thiết (không phải hàng xa xỉ, cao cấp) tăng mạnh, như đường, sữa,
dầu ăn. Những mặt hàng này trong nước đã sản xuất được nhưng chưa đáp ứng được nhu
cầu và cả về chất lượng.
Nhập khẩu nhiều mặt hàng tiêu dùng xa xỉ, cao cấp đã có xu hướng giảm hoặc chỉ tăng
nhẹ so với năm 2009, như nhập khẩu quả giảm 13,4%, đồ uống, rượu giảm 34,7%, ô tô
nguyên chiếc dưới 10 chỗ giảm 7,4%; điện thoại di động tăng nhẹ 2,8% và nước hoa và
mỹ phẩm tăng 14,8%....
Nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên nhiên vật liệu tăng mạnh về lượng trong thời gian gần
đây cho thấy sản xuất, xuất khẩu đang trên đà tăng trưởng. Tuy nhiên, giá nhập khẩu
nhiều mặt hàng tăng mạnh ảnh hưởng không nhỏ đến đầu vào của sản xuất kinh doanh,
8
trong khi đó giá hàng hóa xuất khẩu lại tăng khơng bằng giá nhập khẩu, gây nhiều khó
khăn cho DN sản xuất xuất khẩu. Nhập khẩu nhóm hàng cần hạn chế nhập khẩu (hàng tiêu
dùng, ô tô từ 9 chỗ trở xuống, xe máy) tăng 13%, thấp hơn so với mức tăng trưởng chung
18,4%.
2.2)Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu:
a. Nhóm hàng khống sản, nhiên liệu:
Thường năm chỉ riêng hai mặt hàng dầu thô và than đá đã chiếm gần 20% tổng kim
ngạch xuất khẩu cả nước. Sản lượng xuất khẩu dầu thô và than đá tăng trưởng không ổn
định. Khối lượng xuất khẩu dầu thô chỉ tăng nhẹ trong những năm đầu của giai đoạn
2001-2007 rồi giảm dần về sau này. Sở dĩ có sự sụt giảm này là do các mỏ dầu cũ dần cạn
kiệt trong khi công tác thăm dò và mua lại mỏ dầu mới của các nước khác không đạt nhiều
tiến triển.
Để tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường, trong những năm tới kim ngạch xuất khẩu
các mặt hàng này sẽ giảm dần. Trong đề án xuất khẩu 2006-2010, Bộ thương mại đã điều
chỉnh mục tiêu xuất khẩu khoáng sản, nhiên liệu xuống cịn 9,6% vào năm 2010, trong đó
giá trị xuất khẩu dầu thơ cịn 6,1 tỷ USD và than đá cịn 325 triệu USD.
b. Nhóm hàng nơng lâm thủy sản
Đây là những mặt hàng chịu nhiều tác động của thị trường thế giới. Trong những năm
2001-2003, do ảnh hưởng của kinh tế thế giới suy giảm, nhu cầu về nông sản, thủy sản
giảm làm giảm giá hàng loạt mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Kim ngạch xuất
khẩu tăng rất chậm trong giai đoạn này. Những năm còn lại do tình hình kinh tế thế giới
phục hồi và chi phí sản xuất gia tăng; giá trị xuất khẩu nơng, lâm, thủy sản đã tăng nhanh.
Trong năm 2007, khối lượng xuất khẩu các mặt hàng nơng sản có phần giảm hoặc tăng
không nhiều. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu lại tăng rất cao so với năm 2006. Nguyên nhân
là giá nông sản thế giới đang trên đà lên giá. Đầu năm 2008, thế giới đối mặt với cuộc
khủng hoảng lương thực khi giá hầu hết các nơng sản chính như: bắp, lúa mì, gạo đều tăng
gấp 2-3 lần trong vịng chưa đầy hai năm.
*Tóm lại, do đã có q trình phát triển lâu dài, đã khai thác phần lớn tiềm năng nên hoạt
động xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam những năm qua có xu hướng tăng
trưởng chậm lại về khối lượng, nhưng vẫn gia tăng nhanh về giá trị do giá cả thế giới có
xu hướng tăng lên.
Việc gia nhập WTO đã đặt ngành xuất khẩu nông, lâm, thủy sản trước những thời cơ và
thách thức mới.
Để các mặt hàng này thực sự trở thành thế mạnh của xuất khẩu Việt Nam, về lâu dài cần
phát triển theo hướng: nâng cao dần chất lượng sản phẩm, gia tăng hàm lượng chế biến,
đẩy mạnh hoạt động xây dựng và quảng bá thương hiệu, phát triển hạ tầng pháp lý.
c. Nhóm hàng chế biến:
Đây là nhóm hàng gồm nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: dệt may, giày dép, sản
phẩm cơ khí, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa, điện tử, thủ cơng mỹ nghệ… Có thể phân chia
các mặt hàng này thành hai nhóm
+ Hàng chế biến chính: thủ công mỹ nghệ, dệt may, giày dép, thực phẩm chế biến, hóa
phẩm tiêu dùng, sản phẩm cơ khí – điện, vật liệu xây dựng, sản phẩm gỗ.
+ Hàng chế biến cao: điện tử và linh kiện máy tính, phần mềm.
(1) Dệt may, da giày:
9
Tình hình xuất khẩu dệt may, da giày của Việt Nam ln ổn định. Tốc độ tăng trưởng
bình qn của ngành dệt may là 23%, da giày là 15,3%. Hai ngành này có chung đặc điểm
là sử dụng nhiều lao động, phù hợp với lợi thế lao động giá rẻ ở Việt Nam. Những hạn chế
của các ngành này là phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu của nước ngoài (60%-70%), hao
phí điện năng lớn.
(2) Sản phẩm gỗ
Các sản phẩm gỗ gia tăng giá trị xuất khẩu một cách đều đặn, Năm 2004 có tốc độ tăng
trưởng kỉ lục 81%, qua đó đưa gỗ vào nhóm hàng có giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Gia
nhập WTO mở ra những thuận lợi và cả khó khăn cho ngành chế biến gỗ xuất khẩu.
(3) Máy tính và linh kiện điện tử:
Ngành xuất khẩu hàng điện tử và linh kiện máy tính đang ngày càng có vai trị quan trọng
trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như khơng tính năm 2002 xuất khẩu mặt hàng
này giảm đi do ảnh hưởng của suy thối kinh tế thế giới thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu
bình quân của mặt hàng này gđạt 29,4%, cao nhất trong số các mặt hàng chủ lực
*Tóm lại, vấn đề nan giải đối với các sản phẩm chế biến: dệt may, da giày, sản phẩm gỗ,
sản phẩm nhựa… là nguồn nguyên, phụ liệu phần lớn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Do
vậy, giá trị gia tăng của sản phẩm xuất khẩu chưa cao, các doanh nghiệp chưa thực sự chủ
động trong việc kí kết các hợp đồng. Nhiều sản phẩm chế biến cịn mang tính chất gia
cơng
Cùng với quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trong hơn một thập niên qua,
kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đã có mức tăng trưởng rất cao (trung bình trên
20% mỗi năm), trừ năm 2009 do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu.
Theo đó, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng từ 30% năm 1996 lên tới 68,5% năm 2010, trong khi
tỷ lệ nhập khẩu/GDP còn tăng mạnh hơn, từ 45,6% lên đến 80% trong cùng thời kỳ, khiến
tổng giá trị thương mại/GDP đã đạt 150% - thể hiện độ mở khá lớn của nền kinh tế. Có thể
nói, chiến lược hướng về xuất khẩu bắt đầu từ giữa thập kỷ 1990 đã có những đóng góp
đáng kể đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong nhiều năm.
Tuy nhiên, do tốc độ tăng nhập khẩu nhanh hơn nhiều so với xuất khẩu, cán cân thương
mại ngày càng thâm hụt, và đặc biệt trở nên nghiêm trọng kể từ năm 2007 - khi Việt Nam
chính thức trở thành thành viên chính thức của WTO. Trung bình giai đoạn 2001-2010,
nhập siêu chiếm đến 12% GDP, và tăng lên gần 17% giai đoạn 2007-2010.
Nhập siêu tăng cao và dai dẳng trong thời gian dài mà không có bất kỳ dấu hiệu cải
thiện nào khiến thị trường ngoại hối luôn trong trạng thái căng thẳng, tiền đồng ln đối
diện sức ép giảm giá, cán cân thanh tốn khơng ổn định, tình trạng đơ la hóa gia tăng,….
Điều này, cùng với một số diễn biến vĩ mô bất lợi khác, đã kích hoạt cho những bất ổn
kinh tế vĩ mô kéo dài trong một vài năm gần đây.
10
Hình 1: Tỷ trọng thương mại quốc tế trên GDP
Nguồn: GSO và tính tốn của TVSC
2.3)Điều hành tỷ giá, tỷ giá thực và nhập siêu
Bên cạnh nguyên nhân cốt lõi liên quan đến mơ hình tăng trưởng kinh tế dựa vào đầu tư,
đặc biệt là đầu tư công hiệu quả chưa cao, khiến chênh lệch tỷ lệ đầu tư và tiết kiệm trong
nước ngày càng nới lỏng, thì điều hành tỷ giá, tác động đến tỷ giá thực - năng lực cạnh
tranh về giá của hàng hóa trong nước, vẫn được xem là một nguyên nhân khiến thâm hụt
cán cân thương mại quốc tế gia tăng.
Cách thức điều hành tỷ giá trước năm 2010 của Việt Nam - giữ nguyên tỷ giá liên ngân
hàng một thời gian dài và đột ngột điều chỉnh với mức độ không lớn - đã khiến tiền đồng
luôn bị định giá cao.
11
Hình 2: Tỷ giá danh nghĩa, tỷ giá thực và nhập siêu
Nguồn: SBV, GSO và tính tốn của TVSC
Hình 2 (tính tỷ giá thực so với thời điểm đầu năm 2000) cho thấy, trước năm 2004, tỷ giá
tương đối ổn định, lạm phát trong nước thấp, tỷ giá thực tăng và bám sát tỷ giá danh
nghĩa. Tuy nhiên, từ năm 2007, khi lạm phát gia tăng, việc điều chỉnh tỷ giá ít linh hoạt đã
khiến tỷ giá thực bắt đầu rời xa dần tỷ giá chính thức, và tiền đồng đã bị định giá thực cao.
Một số quan điểm cho rằng, việc điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa chưa đủ tầm, khiến tỷ giá
thực giảm, làm hàng hóa Việt Nam giảm sút tính cạnh tranh trên thị trường quốc tế, và tác
động tiêu cực đến thâm hụt thương mại.
Tuy nhiên, sau giai đoạn giảm mạnh trong năm 2007, tỷ giá thực hầu như rất ít biến
động kể từ đầu năm 2008, nhưng nhập siêu lại biến động rất mạnh trong cùng thời kỳ.
Điều này dẫn đến những nghi ngờ rằng ở Việt Nam, liệu việc thay đổi mạnh tỷ giá danh
nghĩa (như lần điều chỉnh ngày 11/2 vừa qua), làm tăng tỷ giá thực, có cải thiện được cán
cân thương mại hay không?
2.4)Định lượng tác động của điều chỉnh tỷ giá đến xuất nhập khẩu và cán cân thương
mại
Kết quả đầu tiên của các mơ hình là ước lượng phần trăm thay đổi gộp của giá trị xuất
khẩu và nhập khẩu theo 1% thay đổi của tỷ giá (hệ số co giãn) ở các tháng sau khi tỷ giá
được điều chỉnh tăng (Hình 3)
Theo lý thuyết, khi phá giá đồng nội tệ, giá hàng nhập khẩu sẽ giảm tính cạnh tranh dẫn
đến “ảnh hưởng sản lượng” (volume effect) – số lượng hàng nhập khẩu sẽ giảm xuống.
Tuy nhiên, phá giá còn dẫn đến “ảnh hưởng giá hàng nhập khẩu” (import value effect) giá mỗi đơn vị hàng nhập khẩu sẽ gia tăng.
12
Hình 3 cho thấy khi tỷ giá bị điều chỉnh tăng 1%, nhập khẩu trong tháng đầu tiên giảm
không đáng kể (-0,04%), và quá trình giảm sẽ kết thúc trong vòng 8 tháng – khoảng thời
gian “ảnh hưởng sản lượng” chiếm ưu thế so với “ảnh hưởng giá hàng nhập khẩu”.
Tuy nhiên, từ tháng thứ 9, nhập khẩu bắt đầu tăng do tác động của tỷ giá, và tính gộp
sau 1 năm, giá trị nhập khẩu được ước lượng tăng 0.06%.
Hình 3: Tác động gộp của điều chỉnh 1% tỷ giá đến xuất nhập khẩu
Nguồn: Kết quả các mơ hình của TVSC
Kim ngạch nhập khẩu không giảm sau khi điều chỉnh tỷ giá được giải thích bởi đặc điểm
cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Phần lớn hàng nhập khẩu là máy móc thiết bị
và nguyên nhiên vật liệu, chiếm đến khoảng 85-90% giá trị nhập hàng năm trong suốt giai
đoạn 1995-2010, để phục vụ cho quá trinh sản xuất trong nước.
Nếu ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế thì cơ cấu này có thể được cho là hợp lý, nhưng
việc cơ cấu này không thay đổi và duy trì quá lâu lại bộc lộ yếu điểm quan trọng là Việt
Nam không phát triển được các ngành cơng nghiệp phụ trợ. Vì vậy, nền kinh tế vẫn bị lệ
thuộc quá nhiều vào nhóm hàng đầu vào nhập khẩu, dễ tổn thương trước những cú sốc bên
ngoài, và khiến nhập khẩu khó giảm.
Giá trị xuất khẩu, theo mơ hình, cũng sẽ khơng được cải thiện sau khi điều chỉnh tăng tỷ
giá. Theo lý thuyết, tỷ giá tăng có thể khiến giá hàng hóa Việt Nam cạnh tranh hơn và vì
thế tăng được xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng ở 3 tháng đầu tiên, tác động tiêu
cực của điều chỉnh tỷ giá bắt đầu thể hiện từ tháng thứ 4 và các tháng tiếp theo.
Sau 1 năm điều chỉnh tăng tỷ giá 1%, giá trị xuất khẩu được ước lượng sẽ giảm 0,15%,
do đó, điều chỉnh tang tỷ giá chưa chắc đã cải thiện cán cân thương mại.Xuất khẩu khơng
tăng như kỳ vọng được giải thích bởi phần lớn hàng hóa xuất khẩu chính của Việt Nam
đều sử dụng tỷ trọng các yếu tố đầu vào nhập khẩu lớn (ví dụ các ngành lương thực –
nhập khẩu phân bón, thuốc trừ sâu; dệt may – nhập khẩu bơng vải sợi, ngành điện tử nhập khẩu máy móc và linh kiện, ….).
13
Sau khi “ảnh hưởng giá hàng nhập khẩu” lấn át, chi phí đầu vào của các ngành sản xuất
hàng xuất khẩu sẽ gia tăng, giá đầu ra tăng theo và trung hịa lại tác động của giá hàng hóa
nội địa cạnh tranh hơn lúc ban đầu.
Hình 4 cho thấy tác động gộp của cú sốc dương tỷ giá đến cán cân thương mại chỉ tích
cực trong 8 tháng, nhưng tính chung cho cả 1 năm, cán cân thương mại không được cải
thiện, thậm chí theo chiều hướng tăng nhập siêu. Cán cân thương mại gần như quay trở lại
trạng thái ban đầu sau 14 tháng điều chỉnh tỷ giá. Với những phản ứng của giá trị xuất
khẩu và nhập khẩu do điều chỉnh tỷ giá như phân tích ở trên, diễn biến này của cán cân
thương mại là hoàn toàn có thể hiểu được.
Hình 4: Tác động gộp của cú sốc dương tỷ giá đến cán cân thương mại
Nguồn: Kết quả các mơ hình của TVSC
14
Hình 5:Cán cân thương mại của Việt Nam theo các khu vực kinh tế
Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2009
Từ sau giai đoạn mở cửa kinh tế, thương mại của Việt Nam tăng lên rất nhanh. Tính
trung bình từ năm 1990 đến 2009, xuất khẩu của Việt Nam tăng trung bình hàng năm
18.7%/năm, trong khi đó nhập khẩu tăng trung bình 20.1%/năm. Tổng kim ngạch nhập
khẩu từ mức chỉ bằng 76% GDP vào năm 1990 tăng lên 162% GDP vào năm 2008.
Thâm hụt thương mại theo đó cũng ngày càng lớn, từ mức 0.6 tỷ USD năm 1990, và lên
đỉnh điểm vào năm 2008 là 17.51 tỷ USD.
Sự tăng mạnh của kim ngạch xuất nhập khẩu làm cho nền kinh tế Việt Nam có độ mở
ngày càng cao. Tuy nhiên, tiềm ẩn sau đó là những rủi ro. Tổng thâm hụt thương mại của
Việt Nam từ năm 1990 đến 2009 đã lên tới 84 tỷ USD, tương đương với GDP của năm
2007. Thâm hụt thương mại/GDP liên tục tăng cao trong những năm gần đây và lên tới
hơn 20% GDP vào năm 2008. Đây là mức cao vượt xa trung bình của các nước trên thế
giới.
Về cơ cấu nhập khẩu, phần lớn các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam là máy móc thiết
bị và nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng chỉ chiếm chưa đến 10%. Từ năm 2000 đến nay,
nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng chỉ chiếm 6-8%, nguyên nhiên vật liệu chiếm 60-67%,
cịn lại là máy móc thiết bị.
Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, nguyên liệu thô và sản phẩm sơ chế giá
trị gia tăng thấp chiếm một tỷ lệ khá lớn. Kim ngạch xuất khẩu khống sản (dầu thơ và
khống sản khác) từ năm 2000 đến nay vẫn luôn chiếm từ 30 – 40%. Những mặt hàng
liên quan đến nông nghiệp sơ chế như nông lâm thủy hải sản chiếm trên 15-17%. Những
15
mặt hàng chế biến chiếm tỷ trọng 43-50%, trong đó một tỷ trọng khá lớn là gia công may
mặc, giầy da. Hơn 70% nguyên liệu gia công xuất khẩu là từ nhập khẩu và giá trị gia
tăng từ mặt hàng này tương đối thấp. Những mặt hàng có hàm lượng công nghệ và giá trị
gia tăng cao chiếm một tỷ lệ khá thấp trong mặt hàng xuất khẩu.
Trong một số năm gần đây tỷ trọng nhập siêu từ Trung Quốc chiếm hơn 90% tổng nhập
siêu của Việt Nam. Tuy vậy, đây mới chỉ là con số chính thức. Nếu thống kê cả hàng
hóa nhập lậu qua biên giới và bằng con đường tiểu ngạch thì con số này có thể còn cao
hơn. Điều đáng quan ngại là tốc độ gia tăng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng nhanh,
trong khi xuất khẩu sang nước này hầu như khơng thay đổi.
Hình 6
2.5)Quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại
Về mặt lý thuyết như đã trình bày ở trên, giữa tỷ giá hối đối và cán cân thương mại có
quan hệ đồng biến với nhau. Biểu đồ sau thể hiện khá rõ mối quan hệ này.
Với số liệu theo năm, chúng ta thấy giữa tỷ lệ X/M có một mối quan hệ khá rõ ràng, trừ
giai đoạn từ 2002 đến 2004 thì mối quan hệ này đã bị suy yếu.
Trường hợp khác, xét dữ liệu theo quý từ năm 1999 đến 2009 thì chúng ta thấy mối quan
hệ này có ý nghĩa hơn khi đường xu thế có giá trị R2=0.52. Như vậy, biểu đồ khá trực
quan này cho thấy giữa tỷ giá hối đoái thực và cán cân thương mại có một mối quan hệ
đồng biến.
16
Biểu đồ 7:quan hệ giữa tỷ giá thực và tỉ lệ xuất khẩu/nhập khẩu
Các kết quả hồi quy bằng mô hình kinh tế lượng cũng cho thấy có mối quan hệ giữa tỷ
giá thực và cán cân thương mại. Điều này cho thấy việc phá giá đồng tiền đóng góp vào
việc giảm nhập siêu.
Thâm hụt thương mại cao gây nên rất nhiều rủi ro cho nền kinh tế và gây sức ép mạnh
lên tỷ giá. Do vậy, chính sách điều hành tỷ giá khơng những có vài trị trong vấn đề ổn
định thị trường tiền tệ mà cịn đóng vai trị trong việc kiềm chế nhập siêu.
Khơng ít ý kiến cho rằng cần phải phá giá đồng nội tệ để giải quyết vấn đề nhập siêu của
Việt Nam. Tuy nhiên, phân tích trên đã chỉ ra rằng dù tỷ giá và nhập siêu có mối quan hệ
với nhau, nhưng vẫn còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác. Để giảm nhập siêu cần
một bài toán tổng thể hơn chứ không phải là một giải pháp riêng lẻ.
III.Biện pháp
1)Biện pháp ngắn hạn và dài hạn
Khó khăn về cán cân thương mại ở Việt Nam chủ yếu có nguồn gốc từ cơ cấu kinh tế
(là
hệ quả của cơ cấu đầu tư) và các điều kiện kinh tế vĩ mơ. Vì vậy, tái cấu trúc nền kinh tế,
chuyển đổi mơ hình tăng trưởng và sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mơ chính là các giải
pháp phù hợp nhất để đối phó với tình trạng hiện nay hơn là các cơng cụ chính sách
thương mại, mặc dù cơng cụ chính sách thương mại có thể dùng để giải quyết khó khăn
17
của một số ngành nghề cụ thể. Các biện pháp được đề xuất dưới đây để đối phó với khó
khăn cán cân thanh tốn được phân loại theo tính chất của vấn đề bất cập là ngắn hạn hay
dài hạn.
Đề xuất biện pháp ngắn hạn
Công cụ kinh tế vĩ mô có thể sử dụng để điều chỉnh sự mất cân đối bên ngồi thơng qua 2
kênh chính, đó là áp dụng chính sách tài khố và chính sách tiền tệ:
.-Thắt chặt tài khố hoặc tiền tệ có thể sử dụng để giảm tiêu dùng trong nước, từ đó
sẽ giúp giảm nhu cầu đối với hàng nhập khẩu.
-Chính phủ có thể khuyến khích người tiêu dùng thay đổi cơ cấu chi tiêu theo đó
ưu tiên tiêu dùng các mặt hàng trong nước, giảm tiêu dùng nhập khẩu thông qua
giảm tỷ giá thực của đồng nội tệ. Đồng nội tệ giảm giá sẽ có tác dụng làm cho giá
các hàng hố sản xuất trong nước trở nên rẻ hơn so với hàng hố nước ngồi
-Một cách khác để giải quyết bất cập cán cân tài khoản vãng lai đó là giảm nhu cầu nhập
khẩu thông qua tăng thuế nhập khẩu. Trong khung khổ WTO, thành viên được phép tăng
thuế nhập khẩu lên tới mức cam kết trần. Trong trường hợp của Việt Nam, dư địa thuế
suất (phần chênh lệch giữa thuế suất cam kết trần với
Biểu đồ 8: Dư địa thuế suất nhập khẩu trong một số ngành trong năm 2009
Nguồn: WTO/ITC (2008) Số liệu Thuế Nhập khẩu Thế giới 2008, Geneva
thuế suất áp dụng) là tương đối đáng kể và có thể sử dụng như một chiếc phanh để hãm
bớt đà gia tăng nhập khẩu. Biểu đồ 8 cho thấy còn dư địa thuế suất nhập khẩu trong nhiều
ngành khác nhau. Khơng gian chính sách cịn tương đối rộng với Việt Nam trong các
ngành thiết bị vận tải, đồ uồng và thuốc lá và thực phẩm chế biến. Việt Nam cũng có thể
18
vận dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên cơ sở khó khăn về cán cân thanh tốn theo
các điều kiện chặt chẽ. Tuy nhiên, việc áp dụng thuế suất cao hơn trong khung cam kết
được phép hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế nhập khẩu trên cơ sở điều kiện khó khăn
về cán cân thanh tốn sẽ đi kèm với các ảnh hưởng tiêu cực lâu dài cho Việt Nam. Tác
động của các lựa chọn chính sách này bao gồm
(i) ảnhhưởng tới kết quả xuất khẩu vì xuất khẩu phụ thuộc khá chặt chẽ vào nhập khẩu;
(ii) làmtăng cán cân thương mại nếu hệ số co giãn của nhập khẩu nhỏ hơn
(iii) ảnh hưởng đếnlợi ích của người tiêu dùng vì chi phí tiêu dùng tăng lên;
(iv) làm môi trường kinh doanhở Việt Nam bị giảm khả năng đốn định do thay đổi chính
sách, và có thể ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp nước ngoài;
(v) giảm niềm tin của các nhà đầu tư đặt vào Việt Nam nếuviệc áp dụng các biện pháp bảo
hộ bị các nhà đầu tư coi là tín hiệu của khủng hoảng.
Ngồi ra, sử dụng phụ thu nhập khẩu cũng có tác dụng giống như phá giá đồng tiền
trong cắt giảm nhập khẩu, nhưng biện pháp này sẽ không đạt được lợi ích cho hoạt động
xuất khẩu.
Đề xuất biện pháp dài hạn
Để giải quyết bất cập mang tính cơ cấu trong dài hạn, báo cáo khuyến nghị Việt Nam tập
trung vào nâng cao triển vọng cán cân thanh tốn của mình dựa trên các gợi ý sau đây:
-Đánh giá kỹ lưỡng lợi ích từ các FTA mà Việt Nam dự kiến sẽ ký với các nước
khác để đảm bảo thu được lợi ích thực sự từ các FTA này và đảm bảo không làm
gia tăng đột biến nhập khẩu thuần. Điều này là vô cùng quan trọng đối với các
FTA như ASEAN-Trung Quốc, ASEAN- Hàn Quốc (AKFTA) và ASEAN-Nhật
Bản (AJFTA), nhất là các FTA mà Việt Nam dự kiến sẽ tham gia.
-Tìm cách nâng cao giá trị gia tăng trong hoạt động sản xuất ở Việt Nam và đa
dạng hoá diện mặt hàng xuất khẩu nhằm giảm tác động tiêu cực từ biến động giá
hàng hoá và thay đổi nhu cầu trên thị trường thế giới.
-Giải quyết sự mất cân đối kinh tế vĩ mô bằng cách điều chỉnh mức thâm hụt ngân
sách và củng cố chính sách tiền tệ vững mạnh.
-Tiếp tục củng cố các dịch vụ hỗ trợ trong nước, nâng cao các biện pháp tạo thuận
li cho thương mại, phát triển hơn nữa mạng lưới vận tải và dịch vụ hỗ trợ và tiếp
tục cải cách thể chế và thủ tục hành chính để giảm chi phí giao dịch nâng cao sức
cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu.
- Duy trì mơi trường đầu tư hấp dẫn để thu hút đầu tư và nâng cao năng lực cạnh
tranh của Việt Nam.
-Nâng cao năng lực vốn con người ở Việt Nam thơng qua đầu tư giáo dục vì nguồn
vốn con người là yếu tố then chốt để thúc đẩy các hoạt động có giá trị gia tăng cao
ở Việt Nam.
- Giảm thiểu tình trạng bn lậu qua đường biên giới của Việt Nam và nâng cao
công tác giám sát, quản lý chất lượng hàng hoá nhập khẩu cũng như theo dõi sát
sao hoạt động phá giá.
-Giám sát và vận động việc xố bỏ các biện pháp bảo hộ hoặc hình thức bảo hộ trá
hình do các nước G-20 áp dụng đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam16.
19
2)Một số biện pháp cải thiện thếu xuất khẩu và thếu nhập khẩu - Đối với thuế xuất
khẩu:
Để đảm bảo khuyến khích tối đa hoạt động xuất khẩu, chỉ thực hiện thu thuế xuất khẩu đối
với các mặt hàng xuất khẩu mà VN đã có thị trường ổn định hoặc là nguyên liệu thô cần
cho sản xuất trong nước như quặng thô, phế liệu kim loại...Cần điều chỉnh theo hướng
giảm và tiến tới bỏ thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng như may mặc, da giày, nông
sản chế biến để khuyến khích xuất khẩu.
- Thuế nhập khẩu:
(1) giảm bớt số mức thuế nhập khẩu và mức thuế cao nhất: hiện nay nước ta có 18 mức
thuế nhập khẩu, mức thuế cao nhất là 60%. Để phù hợp với yêu cầu hội nhập ta phải giảm
dần mức thuế cao nhất và giảm số lượng mức thuế. Về lâu dài, mức thuế phù hợp với yêu
cầu AFTA là 0 - 5%, nhưng trước mắt ta phải giảm dần, song đối với các mặt hàng mà
nước ta khơng có tiềm năng lợi thế và chưa có khả năng sản xuất trong những năm sắp tới,
những mặt hàng là nguyên liệu vật tư quan trọng và chủ yếu cho sản xuất các ngành có thế
mạnh cạnh tranh và xuất khẩu...thì cần xây dựng mức thuế nhập khẩu thấp hơn mức bảo
hộ cấp I. Trong tương lai, biểu thuế nhập khẩu hoàn thiện là 8 mức 0%, 3%, 5%, 10%,
20%, 30%, 40% và 50%. Đồng thời mức thuế cao nhất là 60% cũng được giảm xuống còn
50%.
(2) cần xác định rõ mức thuế nhập khẩu tạm thời cho các loại hàng hóa đặc biệt: trong luật
thuế hiện hành chúng ta chưa có quy định về mức thuế tạm thời đối với một số loại hàng
nhập khẩu mà giá bán của nước xuất khẩu quá thấp so với giá thành của hàng hóa nhằm
gây rối hoặc có tính chất đe dọa sự phát triển sản xuất trong nước. Vì vậy cần phải có quy
định về thuế suất tạm thời nhằm chống lại tình trạng bán phá giá, hoặc hộ giá để nhằm
cạnh tranh không lành mạnh.
Đây là những biện pháp đối phó với những hành động cạnh tranh không lành mạnh trong
thương mại quốc tế được nhiều nước áp dụng.
- Cần rà soát biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu để phát hiện những điều bất hợp lý, trên
cơ sơ đó hiệu chỉnh danh mục, mức thuế xuất khẩu nhập khẩu cho phù hợp, chuẩn xác
nhằm hạn chế việc áp dụng sai thuế suất.
- Tiến hành thực hiện Hiệp định xác định trị giá hải quan theo WTO. Giá tính thuế nhập
khẩu phải dựa trên cơ sơ mức giá trung bình trên thị trường thế giới hoặc mức giá được
ghi trong hợp đồng nhập khẩu.
- Tăng cường bồi dưỡng đào tạo nâng cao trình độ nhận thức, khả năng vận dụng và tổ
chức thực hiện luật pháp của các cán bộ ngành thuế và ngành hải quan. Bên cạnh các biện
pháp giáo dục, kỷ luật hành chính, cần chú ý tới việc gắn trách nhiệm với lợi ích vật chất
đối với các cán bộ này. Cần đổi mới, trang bị
phương tiện làm việc của đội ngũ tuần tra chống buôn lậu trốn thuế. Cải tiến quy trình thu
thuế xuất nhập khẩu, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hợp lý phục vụ cho sự
nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
3)Giải pháp phát triển công nghiệp phụ trợ
20
Bên cạnh những biện pháp ngắn hạn và dài hạn một điều cần lưu ý đã nêu ở trên đó là
đặc điểm cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Việt Nam. Phần lớn hàng nhập khẩu là máy
móc thiết bị và nguyên nhiên vật liệu, chiếm đến khoảng 85-90% giá trị nhập hàng năm
trong suốt giai đoạn 1995-2010, để phục vụ cho quá trinh sản xuất trong nước và Tỷ lệ
nhập khẩu là cấu phần trong xuất khẩu còn rất cao, chiếm khoảng 2/3 giá xuất xưởng dẫn
đến tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức khá cao tạo ra thực tế là nếu xuất
khẩu muốn tăng lên thì nhất thiết nhập khẩu sẽ tăng.
Nguyên nhân được giải thích ở đây là nếu ở giai đoạn đầu phát triển kinh tế thì cơ cấu
này có thể được cho là hợp lý, nhưng việc cơ cấu này không thay đổi và duy trì quá lâu lại
bộc lộ yếu điểm quan trọng là Việt Nam không phát triển được các ngành cơng nghiệp
phụ trợ. Vì vậy, nền kinh tế vẫn bị lệ thuộc quá nhiều vào nhóm hàng đầu vào nhập khẩu,
dễ tổn thương trước những cú sốc bên ngồi, và khiến nhập khẩu khó giảm.
Một số giải pháp thúc đẩy phát triển ngành CNPT Việt Nam
Để có thể tạo ra những sự thay đổi lớn,phát triển mạnh mẽ đối với CNPT ở nước ta hiện
nay thì giữa các chủ thể SXKD với nhà nước cần có sự hợp tác và thực hiện đồng bộ các
giải pháp tổng thể.
Về phía nhà nước:
Hiện nay trong hệ thống luật pháp nước ta vẫn chưa có định nghĩa về ngành CNPT, điều
đó dẫn đến việc trong các quy định pháp quy không hề có chính sách khuyến khích đầu tư
và phát triển ngành CNPT. Bởi vậy vấn đề đầu tiên đặt ra là Chính phủ cần phải xây dựng
khái niệm CNPT trong hệ thống luật pháp. Hơn nữa thì Chính phủ cũng cần phải nhận
diện lại vấn đề và tham gia tích cực vào cuộc chơi này hơn nữa bằng cách lập ra một cơ
quan đầu mối để mối lái cho các DN cung cấp chi tiết linh kiện. Trên thực tế, nước láng
giềng Thái Lan đã làm rất tốt việc này trong thời kỳ CNH của họ. Họ đã có một cơ quan
nhà nước luôn theo dõi việc hỗ trợ DN vừa và nhỏ để "chui" vào các hãng chính. Trong
khi ở nước ta thì vẫn chưa có một cơ quan nào phụ trách cơng việc này.
Ngồi ra các cơ quan chính sách phải xây dựng và cơng khai chiến lược, quy hoạch đối
với CNPT. Để tận dụng hiệu quả các nguồn lực cịn hạn hẹp. Cần có các chính sách xác
định rõ các lĩnh vực cần được ưu tiên để phát triển CNPT. Chẳng hạn như hiện nay các
lĩnh vực như cán thép, đúc, xử lý nhiệt và chế tạo là những lĩnh vực cịn tương đối lạc hậu,
nên có thể tập trung phát triển CNPT trong những lĩnh vực này.
Một vấn đề quan trọng khác theo nhận định của các chun gia kinh tế nước ngồi, thì
Việt Nam cần có những điều chỉnh với các DNNN vì đây là những DN đã tồn tại rất lâu,
cần phải tận dụng, định hướng sản xuất theo xu hướng chun mơn hóa, tập trung vào một
ngành. Mặt khác, một số ngành thuộc CNPT cần vốn đầu tư rất lớn, không phải DN tư
nhân nào cũng làm được, bởi vậy công việc này cần được thúc đẩy nhanh chóng hơn.
Đầu tư vốn phát triển cho CNPT.
21
Hiện cả nước có khoảng 30 ngành kinh tế kỹ thuật cần đến CNPT, trong đó có một số
ngành chủ yếu như dệt may, da giày, cơ khí lắp ráp, điện tử-tin học... CNPT địi hỏi có sự
tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Phía Nhà nước nên đầu tư vào CNPT đối với
những ngành quan trọng cần chi phối, những ngành công nghệ cao, những ngành tạo ra
nhiều công ăn việc làm cho xã hội... Các DNNN cũng có thể liên doanh liên kết để thành
lập các DN vệ tinh, sản suất sản phẩm phụ trợ phục vụ cho bản thân DN và cho xã hội.
Hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, hỗ trợ về thuế và về thơng tin và sự hợp tác quốc tế ở bình diện
quốc gia. Đặc biệt cần phải nâng cao khả năng cấp tín dụng cho DN đầu tư CNPT, đồng
thời với nó là đưa ra những ưu đãi về chính sách kết hợp giữa tín dụng và chính sách hỗ
trợ cho CNPT, tín dụng ưu đãi kết hợp giữa chế độ bảo đảm tín dụng và bù lãi suất đối với
ngành CNPT.
Một điểm mấu chốt nữa đó là cần có chiến lược vĩ mô trong việc đầu tư vào khoa học
công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNPT. Đây có thể nói là giải pháp quan
trọng nhất trong giai đoạn hiện nay, nâng cao trình độ cơng nghệ chính là chìa khố để
phát triển CNPT ở Việt Nam. Bên cạnh việc tiếp thu và nhận chuyển giao công nghệ từ
các đối tác, các nhà đầu tư nước ngoài thì chúng ta phải có chiến lược đầu tư xây dựng các
khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư
nước ngoài trên lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp... Xây dựng các trung tâm đào tạo kinh
doanh và công nghệ cũng như các trung tâm hỗ trợ kỹ thuật,trung tâm dữ liệu của các DN
trong ngành CNPT cho các DN vừa và nhỏ.
Về phía doanh nghiệp
Có thể dễ dàng nhận thấy yếu tố quan trọng trong việc hình thành và thúc đẩy sự phát
triển của ngành CNPT là nhận thức của bản thân các DN về tầm quan trọng của nó đối với
việc nâng cao sức cạnh tranh của công nghiệp Việt Nam. Mặc dù gần đây, các cơ quan
nhà nước mới bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển CNPT, nhưng
các DNNN (chủ thể chính trong lĩnh vực này) từ trước đến nay lại thường hoạt động theo
kiểu trọn gói (sản xuất từ A đến Z). Do đó, họ hầu như khơng có khái niệm về ngành
CNPT. Khi tham gia sản xuất từ A đến Z, hiệu quả sản xuất của công ty đó sẽ khơng cao
vì cần rất nhiều vốn đầu tư. Và vì thế vốn đầu tư của họ buộc phải dàn trải... Do đó các
cơng ty hoạt động trong ngành CNPT chỉ nên chọn, tham gia vào một lĩnh vực sản xuất.
Các DN cần đa dạng hoá trong hợp tác, liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài
nhất là với các DN nhỏ và vừa của Nhật. Đó là những cơng ty có trình độ kỹ thuật cao và
có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này vào Việt Nam để cung ứng các linh kiện, sản
phẩm phụ trợ, tiếp nhận sự chi viện về công nghệ từ nước ngồi. Đây cũng là chính sách
cần thiết để tăng khả năng cạnh tranh của các DN trong nước với những DN của Trung
Quốc sẽ đầu tư vào nước ta trong thời gian tới. Do vậy chỉ có đa dạng hố liên doanh liên
kết, hợp tác đầu tư thì các DN Việt Nam mới là một mắt xích trong dây chuyền sản xuất
toàn cầu.
22
Từ trước đến nay chúng ta mới quan tâm đến liên doanh thơng qua việc góp vốn đầu tư,
gia cơng sản phẩm đơn giản thì đã đến lúc các DN cần phải coi trọng liên doanh, liên kết
dưới dạng đối tác chiến lược, DN vệ tinh, chuyển nhượng bản quyền, thương hiệu. Trước
mắt với những chi tiết tương đối dễ gia cơng, chế tạo, các DN Việt Nam có đủ khả năng
đảm nhận được ngay và điều này cũng rất quan trọng bởi việc hỗ trợ cho các DN Việt
Nam phát triển trình độ kỹ thuật của mình, sẵn sàng đón nhận chuyển giao kỹ thuật, sản
xuất từ các DN có vốn nước ngồi là hết sức cần thiết cịn việc sản xuất những chi tiết
quan trọng, đòi hỏi kỹ thuật gia công cao ở Việt Nam sẽ do các DN có vốn nước ngồi
đảm nhận. Trong tương laicơng việc đó sẽ chuyển sang cho các DN Việt Nam.
4)Một số giải pháp cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc
Vấn đề cải thiện cán cân thương mại với bạn hàng Trung Quốc(chiếm 90 giá trị
nhập khẩu của Việt Nam).
Trung quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam với tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu liên tục tăng cao trong nhiều năm qua. Tổng kim ngạch mậu dịch hai chiều tăng
nhanh, bình quân khoảng 40%/năm. Năm 2008 con số này đạt 21,659 tỷ USD, năm 2009
đạt 20,751 tỷ USD, hết quý I năm 2010 là 5,37 tỷ USD, tăng 37,8% so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên nhập siêu của Việt nam từ thị trường Trung quốc ngày càng lớn về giá
trị, năm 2005 nhập siêu là 2,82 tỷ USD, năm 2007 là 9,15 tỷ USD, năm 2008 là 11,12 tỷ
USD, năm 2009 11,53 tỷ USD, và quý I năm 2010 là 2,55 tỷ USD. (Nguồn: Tổng cục
thống kê). Mặt khác nhập siêu từ Trung quốc chiếm phần lớn tổng nhập siêu của Việt
nam, theo số liệu của bộ công thương công bố và báo cáo tổng hợp của tác giả Nguyễn
Duy Nghĩa, ngun Phó Văn phịng bộ Thương mại cho thấy tỷ lệ nhập siêu từ Trung quốc
so với nhập siêu của cả nước đã và đang duy trì ở mức rất cao, năm 2001 là 18,7 %, năm
2007 là 73,7%, năm 2008 là 69,8%, năm 2009 là 97,1% và dự đoán năm 2010 là 94,4%.
Đây thực sự là những khó khăn của ngoại thương nước ta, trong khi ta luôn xuất siêu với
các thị trường như Mỹ, Anh, Đức, Úc, song nhập siêu từ thị trường Trung quốc ngày một
tăng và duy trì ở mức cao chưa từng có. Do đó, muốn hạn chế nhập siêu của Việt nam thì
phải có những biện pháp thực sự hiệu quả để giảm thâm hụt thương mại với Trung quốc.
Các biện pháp cần thiết để giảm nhập siêu với Trung quốc:
Thứ nhất: Việt nam cần tăng cường quản lý và phân công các cửa khẩu chuyên nhập hàng
Trung quốc, như cách làm mà Trung quốc đã thực hiện với hàng xuất khẩu của Việt nam.
Thứ hai: Cần Tăng cường kiểm sốt chất lượng hàng hố, an tồn thực phẩm đối với hàng
nhập từ Trung quốc, bằng cách bố trí đủ lực lượng cán bộ kiểm tra chất lượng hàng hoá
nhập khẩu từ Trung quốc, đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Thứ ba: Cần tăng cường công tác quản lý chống nhập lậu, buôn lậu tại các vùng biên giới
giáp với Trung quốc.
23
Thứ tư: Cần thực hiện chính sách tỷ giá, tiền tệ phù hợp với tình hình thực tế của Việt
nam. Cơ chế điều hành tỷ giá của chúng ta không theo tỷ giá thả nổi, không theo tỷ giá cố
định, chúng ta phải điều hành tỷ giá linh hoạt, dựa trên quan hệ cung cầu và có sự điều
chỉnh của nhà nước.
Thứ năm: Về trung, dài hạn cần thực hiện các biện pháp điều chỉnh cung, để giảm hệ số sử
dụng hàng nhập khẩu. Cụ thể là cần có biện pháp để dịch chuyển từ công nghiệp gia công,
lắp ráp, sang cơng nghệ cao phục vụ xuất khẩu. Cần có chính sách ưu tiên khuyến khích
đầu tư vào các ngành sản xuất máy móc thiết bị thay thế hàng nhập khẩu để hạn chế nhu
cầu nhập khẩu lớn cho mặt hàng này.
Việc giảm thâm hụt thương mại nói chung và giảm thâm hụt thương mại với Trung quốc
nói riêng là vấn đề cấp bách đối với Việt nam, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh tranh
thương mại quốc tế ngày càng gia tăng. Chỉ khi nào chúng ta cải thiện được cán cân
thương mại, khắc phục được những điểm yếu về cơ cấu thương mại, cơ cấu mặt hàng, cơ
cấu sản xuất sản phẩm thay thế…thì các chính sách về tỷ giá, tiền tệ mới có thể phát huy
đầy đủ được tác dụng
IV.Lời Kết
Trong một nền kinh tế mở, nhập siêu từ một khu vực kinh tế nào đó là chuyện bình
thường; ngay cả nhập siêu tổng thể cũng chưa hẳn là điều đáng ngại. Sự tập trung của dư
luận vào những con số nhập siêu cũng như đối tác nhập siêu có thể khiến cho giới làm
chính sách hướng vào những chính sách sai lầm như xây dựng thêm các hàng rào bảo hộ
thương mại thay vì tập trung giải quyết nguyên nhân đích thực gây ra nhập siêu dai dẳng
và ngày một lớn như hiện nay. Điều quan trọng là phải biết nhìn nhận điểm yếu,thách
thức qua đó kết hợp với những cơ hội,điểm mạnh vốn có để xây dựng cơ chế,biện pháp
phù hợp.Rõ ràng để hạn chế tình trạng nhập siêu khơng thế dung biện pháp riêng lẻ mà
phải có sự phối hợp kết hợp đồng bộ giữa các giải pháp thì mới có hiệu quả.
24
Tài liệu tham khảo:
1.Giáo trình kinh tế quốc tế-Thạc sỹ Nguyễn Hữu Lộc
2.Cán cân thương mại Việt Nam-TS Đỗ Văn Tính
3.Báo cáo thâm hụt thương mại của Việt Nam và các điều khoản về cán cân thương
mại của Việt Nam-Peter Naray
4.Số liệu Của tổng cục thống kê
5. Bộ Thưiơng mại (2000) Chiến lược phát triển xuất nhập khẩu thời kì 2001 – 2010
6. Bộ Thương mại (2005), Đề án phát triển xuất khẩu 2006 – 2010
25