Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên trung học cở sở huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.34 MB, 126 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

VŨ QUANG HOÀNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NAM SÁCH,
TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

VŨ QUANG HOÀNG

QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN
TRUNG HỌC CƠ SỞ HUYỆN NAM SÁCH,
TỈNH HẢI DƯƠNG
Ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.14.01.14

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC


Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Các kết quả nghiên cứu được trình
bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nào khác và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả

Vũ Quang Hoàng

i


LỜI CẢM ƠN
Với tất cả sự kính trọng và tình cảm chân thành của mình, cho phép tôi được bày
tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ban Giám hiệu, Phòng sau đại học thuộc trường Đại học
Sư phạm - ĐHTN, toàn thể các thầy giáo, cô giáo Khoa Tâm lý Giáo dục, các thầy cô
giáo đã trực tiếp giảng dạy và tham gia quản lý tôi trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Thị Thanh Huyền Trưởng khoa Tâm lý Giáo dục trường Đại học Sư phạm - ĐHTN, đã tận tình và giúp
đỡ tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí lãnh đạo Nhà trường, các thầy giáo,
cô giáo và các em học sinh các trường THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã
nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp cho tôi những thông tin, số liệu, tạo điều kiện thuận lợi
trong quá trình nghiên cứu. Cảm ơn gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ

tinh thần giúp đỡ để tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý và giúp đỡ của Hội đồng khoa học và Quý thầy cô, anh chị
em đồng nghiệp và bạn bè.
Xin trân trọng cảm ơn./.
Thái Nguyên, tháng 7 năm 2018
Tác giả

Vũ Quang Hoàng

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................. i
Lời cảm ơn .....................................................................................................................ii
Mục lục ........................................................................................................................ iii
Danh mục các chữ viết tắt............................................................................................. iv
Danh mục các bảng ........................................................................................................ v
Danh mục các hình ....................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................ 2
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 2
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 3
5. Giả thuyết khoa học .................................................................................................. 3
6. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................ 3
7. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Đóng góp của luận văn ............................................................................................. 5
9. Cấu trúc luận văn ...................................................................................................... 5

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG THCS ......................................................................................................... 6
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................... 6
1.1.1. Trên thế giới ........................................................................................................ 6
1.1.2. Ở Việt Nam ......................................................................................................... 1
1.2. Một số khái niệm ................................................................................................... 3
1.2.1. Quản lý ................................................................................................................ 3
1.2.2. Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên ...................................................................... 4
1.2.3. Chương trình giáo dục ........................................................................................ 5
1.2.4. Chương trình nhà trường .................................................................................... 6
1.2.5. Phát triển chương trình giáo dục......................................................................... 7
1.2.6. Phát triển chương trình nhà trường ..................................................................... 7
1.2.7. Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường .................................... 8
1.2.8. Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường ....................... 9

iii


1.3. Lý luận về phát triển chương trình giáo dục nhà trường ..................................... 10
1.3.1. Định hướng phát triển chương trình giáo dục phổ thông Việt Nam ................. 10
1.3.2. Giới thiệu khái quát về chương trình giáo dục cấp THCS trong chương
trình giáo dục tổng thể ................................................................................................ 12
1.3.3. Các cách tiếp cận phát triển chương trình ........................................................ 14
1.3.4. Qui trình phát triển chương trình giáo dục nhà trường ..................................... 17
1.4. Một số vấn đề về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên trường THCS ............................................................................................... 22
1.4.1. Vai trò công tác bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ giáo viên THCS ......... 22
1.4.2. Mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo
viên THCS .................................................................................................................. 23

1.4.3. Nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo
viên THCS .................................................................................................................. 23
1.4.4. Phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình cho
giáo viên THCS .......................................................................................................... 24
1.5. Nội dung quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên THCS .......................................................................................................... 26
1.5.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng .......................................................................... 26
1.5.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ............................................................ 27
1.5.3. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng ............................................................. 29
1.5.4. Kiểm tra, đánh giá kết quả bồi dưỡng .............................................................. 30
1.6. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường ................................................................................................................... 31
1.6.1. Các yếu tố khách quan ...................................................................................... 31
1.6.2. Các yếu tố chủ quan .......................................................................................... 32
Kết luận chương 1 ....................................................................................................... 34
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT
TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC
TRƯỜNG THCS HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG ........................... 35
2.1. Khái quát chung về các Trường THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ........ 35
2.2. Khái quát về khảo sát thực trạng ......................................................................... 37
2.2.1. Mục tiêu khảo sát .............................................................................................. 37
2.2.2. Khách thể khảo sát ............................................................................................ 37

iv


2.2.3. Nội dung khảo sát ............................................................................................. 38
2.2.4. Phương pháp khảo sát và xử lý kết quả ............................................................ 38
2.3. Thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo
viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ........................................................... 38

2.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên về phát triển chương trình nhà
trường ở các trường THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương .................................. 38
2.3.2. Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực của giáo viên về phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ........................................................... 43
2.3.3. Thực trạng về phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương. ........................ 44
2.3.4. Thực trạng về hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ................................ 46
2.4. Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường
cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ............................................ 47
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển nhà trường
cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ............................................ 47
2.4.2. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển
nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ......................... 49
2.4.3. Thực trạng việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ................................ 51
2.4.4. Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá, kết quả bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương .... 53
2.5. Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực
phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương................................................................................................................... 55
2.6. Đánh giá chung về thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình
nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ......................... 57
2.6.1. Ưu điểm ............................................................................................................ 57
2.6.2. Hạn chế ............................................................................................................. 58
2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế ...................................................................... 59
Kết luận chương 2 ....................................................................................................... 61

v



Chương 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT
TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN THCS
HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG .......................................................... 62
3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp .............................................................................. 62
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích .................................................................. 62
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn ................................................................... 62
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa ..................................................................... 62
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ...................................................................... 63
3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ các biện pháp ............................................. 64
3.2. Các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương ................................ 64
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL và giáo viên về tầm quan trọng của hoạt
động bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường .................................... 64
3.2.2. Khảo sát đánh giá năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo
viên để xác định nhu cầu, nội dung, chương trình bồi dưỡng .................................... 66
3.2.3. Huy động các nguồn lực để bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho đội ngũ giáo viên THCS .............................................................................. 69
3.2.4. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng năng lực
phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ........................................... 71
3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả đối với việc bồi dưỡng năng lực
phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ........................................... 74
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp .......................................................................... 76
3.4. Khảo sát kiểm chứng tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp ................ 77
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm ..................................................................................... 77
3.4.2. Đối tượng khảo nghiệm .................................................................................... 77
3.4.3. Nội dung khảo nghiệm...................................................................................... 78
3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm ............................................................................... 78
3.4.5. Kết quả khảo nghiệm ........................................................................................ 78
Kết luận chương 3 ....................................................................................................... 81

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ........................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 86
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BDGV
CBQL
CSVC

: Bồi dưỡng giáo viên
: Cán bộ quản lý
: Cơ sở vật chất

ĐNGV
GD
GD&ĐT

: Đội ngũ giáo viên
: Giáo dục
: Giáo dục và đào tạo

GV
HS

: Giáo viên
: Học sinh


HT
QL

: Hiệu trưởng
: Quản lý

SGK
TB&XH
THCS
TTGDTX

: Sách giáo khoa
: Thương binh và xã hội
: Trung học cơ sở
: Trung tâm giáo dục thường xuyên

iv


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thống kê tình hình đội ngũ CBQL, GV, NV năm học 2015 – 2016 ..........36
Bảng 2.2: Đánh giá của CBQL và GV về mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ...........................................39
Bảng 2.3: Thực trạng về năng lực phát triển chương trình nhà trường của giáo
viên THCS ..................................................................................................41
Bảng 2.4: Đánh giá của CBQL và GV về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng
năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ............42
Bảng 2.5: Thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên THCS .......................................................................43
Bảng 2.6: Thực trạng việc sử dụng các phương pháp bồi dưỡng năng lực phát

triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS...................................45
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát về thực trạng hình thức bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ...........................................46
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát về thực trạng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực
phát triển nhà trường cho giáo viên THCS ................................................48
Bảng 2.9: Khảo sát thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng năng
lực phát triển nhà trường cho giáo viên THCS ..........................................50
Bảng 2.10: Khảo sát thực trạng việc chỉ đạo bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ...........................................52
Bảng 2.11: Thực trạng việc kiểm tra, đánh giá, kết quả bồi dưỡng năng lực phát
triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS...................................54
Bảng 2.12: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý bồi dưỡng năng lực
phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS ........................... 56
Bảng 3.1: Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về mức độ cấp thiết của
các biện pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường
cho giáo viên THCS ...................................................................................78
Bảng 3.2: Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về tính khả thi của các
biện pháp bồi dưỡn năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên THCS .......................................................................................... 80

v


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Các bước phát triển chương trình giáo dục ................................................17
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về mức độ cấp thiết của
các biện pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường
cho giáo viên THCS ...................................................................................79
Biểu đồ 3.2: Đánh giá của CBQL, GV các trường THCS về tính khả thi của các
biện pháp bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho

giáo viên THCS .......................................................................................... 80

vi


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nhấn
mạnh: Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố cơ bản về giáo dục và đào tạo
theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực người học. Những đòi hỏi cấp
thiết của việc đổi mới giáo dục theo xu hướng giáo dục tiếp cận và phát triển năng lực
người học, trước hết là giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay đã bắt buộc
chúng ta phải xác định vai trò rất quan trọng của mỗi nhà trường, thậm chí mỗi giáo
viên trong việc phát triển chương trình giáo dục để có thể hiện thực hoá được mục
tiêu giáo dục một cách hiệu quả nhất đồng thời đảm bảo tính sáng tạo và định hướng
như là bản chất trong hoạt động của người thầy và tính chủ động, tích cực, hứng thú
trong hoạt động của học trò chủ thể thực sự của hoạt động học tập.
Để có thể thực hiện được yêu cầu phát triển chương trình nhà trường, cần xác
định: năng lực phát triển chương trình là một trong những năng lực cốt lõi trong
nhóm năng lực sư phạm của mỗi giáo viên. Điều này đòi hỏi việc thay đổi, phải
quan tâm đến bồi dưỡng năng lực cho giáo viên, giáo viên phải được bồi dưỡng,
tập huấn về các phương pháp, cách thức, kỹ năng phân tích, đánh giá, điều chỉnh
và thiết kế lại chương trình khung - cốt lõi của quốc gia, chương trình của mỗi
môn học, đồng thời phải liên kết, hợp tác được với giáo viên các môn học khác
để có thể thiết kế được hệ thống chủ đề, dự án học tập, các chuyên đề tích hợp
nội môn hoặc liên môn và tổ chức, kiểm soát được quá trình thực hiện các hoạt
động học tập phù hợp nhằm đạt được mục tiêu mong đợi.
Quá trình bồi dưỡng năng lực cho giáo viên chưa thực sự tiếp cận phát triển
năng lực nghề của giáo viên, trong đó có năng lực phát triển chương trình. Thêm nữa,
các giáo viên đang dạy học trong các trường phổ thông hiện nay cũng chưa được đào

tạo lại để có thể đáp ứng được việc chủ động trong nghiên cứu, thiết kế, mở rộng và
phát triển chương trình môn học nói riêng và chương trình nhà trường nói chung một
cách có hệ thống. Đội ngũ lãnh đạo và quản lý các nhà trường cũng còn đang phải
lúng túng trong việc triển khai chủ trương phát triển chương trình nhà trường nhằm
nâng cao hiệu quả giáo dục và phát huy sức sáng tạo liên tục của đội ngũ giáo viên. Đặc
biệt là áp lực và thói quen của việc thụ động thực hiện một chương trình và một bộ sách
giáo khoa đã quá lâu ngày tạo nên sức ỳ của cả các cấp quản lý và đội ngũ giáo viên
trong nhà trường.

1


Với những định hướng và thực tế nêu trên, việc bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên phổ thông nói chung, giáo viên THCS nói
riêng phù hợp với điều kiện thực tế, đảm bảo nâng cao chất lượng giáo dục có ý nghĩa
hết sức quan trọng. Nếu thực sự làm được điều này chúng ta sẽ tạo ra được một môi
trường giáo dục đầy sáng tạo và năng động. Mỗi giáo viên thực sự vừa là một nhà sư
phạm, nhà khoa học và nhà văn hoá. Học sinh thực sự trở thành chủ thể của quá trình
học tập, tri thức được kiến tạo thông qua các hoạt động thực tế. Và điều quan trọng
nhất: nhà trường thực sự chủ động trong việc thực hiện chương trình giáo dục, có giá
trị và bản sắc rõ nét. Có như vậy, giáo dục Việt Nam mới có cơ hội bắt kịp với các
nền giáo dục tiên tiến. Các nhà trường, cấp quản lý giáo dục đang tích cực triển khai,
thực hiện việc bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên,
tuy nhiên trong quá trình thực hiện gặp không ít khó khăn. Công tác bồi dưỡng năng
lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương cũng còn tồn tại nhiều bất cập trong phát triển chương trình nhà trường do
nhận thức chưa bắt kịp, tư duy theo lối mòn, cán bộ quản lý, giáo viên hạn chế về
năng lực phát triển chương trình, việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy
học, công tác bồi dưỡng năng lực đội ngũ chưa.
Vì những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển

chương trình nhà trường cho giáo viên trung học cở sở huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương” làm đề tài nghiên cứu luận văn Thạc sỹ.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao bồi dưỡng năng lực phát
triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS nhằm nâng cao chất lượng giáo
dục, thực hiện tốt đổi mới chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên THCS.

2


3.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoat động quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho
giáo viên THCS trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
4.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi tìm hiểu thực trạng và đề xuất một số biện
pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên
THCS trên địa bàn huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, của trưởng phòng giáo dục và
đào tạo.
4.2.Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Đề tài được triển khai, nghiên cứu tại 10 trường THCS trên địa bàn huyện
Nam Sách, tỉnh Hải Dương bao gồm: Trường THCS Nam Hồng, THCS An Sơn,
THCS Hồng Phong, THCS Thái Tân, THCS Minh Tân, THCS Đồng Lạc, THCS
THCS An Lâm, THCS Phú Điền, THCS Nguyễn Trãi, THCS Nam Trung.
Giới hạn khách thể điều tra: Tổng số 110 người (20 cán bộ quản lý, 90 giáo viên).

5. Giả thuyết khoa học
Chương trình giáo dục ở các trường THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương
đang thực hiện được xây dựng trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và
Đào tạo hướng dẫn thực hiện chương trình của Sở Giáo dục và Đào tạo Thái Bình.
Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục tại các trường THCS nói riêng phụ thuộc
rất lớn vào năng lực phát triển chương trình nhà trường của người giáo viên. Thực
tiễn cho thấy đội ngũ giáo viên THCS huyện Nam Sách đã có những bước phát triển
nhất định về cơ cấu, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, về năng lực quản lý,… song vẫn
còn nhiều bất cập, khó khăn và chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.
Nếu xây dựng được hệ thống các biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS một cách phù hợp với môi trường thực
tiễn thì sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên THCS huyện Nam Sách
theo định hướng đổi mới giáo dục THCS.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
6.1. Xác định cơ sở lý luận về phát triển chương trình nhà trường và quản lý bồi
dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên ở các trường THCS.

3


6.2. Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng phát triển chương trình và quản lý bồi
dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên các trường THCS
huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
6.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên các trường THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương và khảo sát
ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các văn bản pháp qui, các công trình nghiên
cứu khoa học về bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường. Từ đó phân

tích và tổng hợp các vấn đề lý luận liên quan đến luận văn.
7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Bảng hỏi cán bộ quản lý, giáo viên về những công việc liên quan đến phát
triển chương trình nhà trường.
+ Bảng hỏi hiệu trưởng, phó hiệu trưởng về quản lý bồi dưỡng năng lực giáo
viên và những biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực giáo viên hiệu quả.
+ Bảng hỏi phụ huynh học sinh về những công việc giáo viên đã làm liên quan
đến thực hiện chương trình nhà trường.
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế việc dạy và học của giáo viên về
thực hiện phát triển chương trình nhà trường.
- Phương pháp phỏng vấn:
+ Phỏng vấn học sinh, cha mẹ học sinh để làm rõ thực trạng quản lý chất
lượng giáo dục khi thực hiện phát triển chương trình nhà trường.
+ Phỏng vấn cán bộ quản lý và giáo viên để làm rõ thực trạng quản lý bồi
dưỡng năng lực phát triển nhà trường.
- Phương pháp chuyên gia: tư vấn các chuyên gia có kinh nghiệm về quản lí
bồi dưỡng năng lực phát triển nhà trường cho giáo viên THCS.
- Nghiên cứu sản phẩm: Phân tích những sáng kiến, đồ dùng dạy học, khung
phát triển chương trình nhà trường, kết quả chất lượng giáo dục, xây dựng kế hoạch
giáo dục các trường THCS.

4


7.3. Phương pháp xử lý thông tin
- Phương pháp thống kê trong toán học: Sử dụng phương pháp thống kê trong
toán học để xử lý và phân tích các số liệu từ các bảng hỏi thu thập được.
8. Đóng góp của luận văn
8.1. Về mặt lý luận

Hệ thống các cơ sở lý luận và pháp lý về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên các trường THCS.
8.2. Về mặt thực tiễn
Nghiên cứu thực trạng và đề xuất một số biện pháp quản lý bồi dưỡng năng
lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh
Hải Dương.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu; Kết luận, khuyến nghị; Tài liệu tham khảo và Phụ lục;
luận văn được cấu trúc thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên các trường THCS.
Chương 2: Thực trạng quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Chương 3: Biện pháp quản lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà
trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.

5


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ BỒI DƯỠNG NĂNG LỰC PHÁT TRIỂN
CHƯƠNG TRÌNH NHÀ TRƯỜNG CHO GIÁO VIÊN CÁC TRƯỜNG THCS
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Trên thế giới
Có nhiều công trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới về phát triển
chương trình nhà trường và các vấn đề liên quan.
Từ thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, trường học trong nền văn minh Tây Âu
với sự ảnh hưởng tư tưởng triết học của Plato và Aristotle, từ chương trình nhà
trường được sử dụng để miêu tả các môn học được giảng dạy trong thời kỳ cổ điển
của nền văn minh Hy Lạp. Theo thời gian, tuỳ thuộc vào quan điểm triết học, quan

điểm về giáo dục trong nhà trường của mỗi người mà cách hiểu và giải thích về
chương trình của họ sẽ khác nhau, chẳng hạn họ hiểu và giải thích chương trình giáo
dục nhà trường là: 1) Những gì được giảng dạy trong nhà trường; 2) Tập hợp các môn
học; 3) Tất cả những gì diễn ra trong nhà trường, bao gồm việc dạy, những hoạt động
trong giờ, ngoài giờ học, và các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau; 4) Những gì
được dạy trong và ngoài trường do nhà trường định hướng; 5) Những hoạt động, kinh
nghiệm mà người học trải qua trong trường, và những gì người học thu nhận được
qua quá trình học của chính mình t rong trường; 6) Là những môn học hữu ích nhất
cho cuộc sống xã hội hiện tại; 7) Là toàn bộ các hoạt động, kinh nghiệm học tập mà
nhà tường tổ chức cho người học để họ có thể đạt được những kỹ năng, kiến thức
chung ở các môi trường học khác nhau; v.v… và 8) Là tất cả những kiến thức mà
người học thu nhận được trong trường đời. Theo những cách giải thích và quan niệm
trên đây, thì chương trình giáo dục nhà trường được hiểu theo nghĩa hẹp là những
môn học, hoặc theo nghĩa rộng hơn là tất cả những hoạt động, kinh nghiệm của người
học ở cả trong và ngoài nhà trường [7].
Đến thế kỷ XX, ý nghĩa của thuật ngữ phát triển chương trình nhà trường được
mở rộng hơn. Tuỳ theo quan điểm về cách tiếp cận xây dựng chương trình, quan điểm
về phương thức tổ chức triển khai g sư phạm cần có các công trình
nghiên cứu, biện pháp để nâng cao năng lực phát triển chương trình nhà trường, nhằm
đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục phổ thông.
Quan tâm hơn nữa đến quản lí bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, thực hiện tốt các
chế độ đãi ngộ đối với giáo viên, cải tiến chế độ làm việc và tiền lương của nhà giáo,
cán bộ quản lí giáo dục.

83


Tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, đổi mới công tác thanh
tra, kiểm tra theo hướng phân cấp, phân quyền cho cơ sở.
2.2. Đối với Sở GD&ĐT tỉnh Hải Dương

Chỉ đạo các đơn vị, phòng ban chuyên môn thuộc Sở GD&ĐT xây dựng đội
ngũ giáo viên cốt cán cấp tỉnh có năng lực, trình độ và kinh nghiệm giảng dạy để bồi
dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên.
Điều tra cơ bản về phẩm chất, năng lực của đội ngũ giáo viên và CBQL trong toàn
tỉnh để có kế hoạch bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường kịp thời.
Tổ chức hội thảo chuyên đề, trao đổi kinh nghiệm quản lý, tổ chức bồi dưỡng
năng lực phát triển chương trình nhà trường và đổi mới phương pháp dạy học.
Tổ chức cho CBQL, GV học tập kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình tiên tiến
trong và ngoài tỉnh.
2.3. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Nam Sách
Cần có những văn bản hướng dẫn các nhà trường và những yêu cầu cụ thể về
thực hiện chương trình giáo dục theo yêu cầu đổi mới. Đẩy mạnh hơn nữa về công tác
BD năng lực phát triển chương trình cho GV theo chu kỳ để việc bồi dưỡng đem lại
hiệu quả thiết thực. Tăng cường hỗ trợ thiết bị dạy học, hỗ trợ kinh phí cho các
trường THCS để thực hiện công tác BD năng lực phát triển chương trình cho GV.
Đôn đốc, kiểm tra nghiêm túc các trường THCS trong tự chủ về phát triển
chương trình giáo dục nhà trường.
Xây dựng thí điểm mô hình BD năng lực phát triển chương trình tại một số
đơn vị, để GV các trường có điều kiện tham quan học tập, đúc rút kinh nghiệm từ đó
nhân rộng, tạo thành phong trào trong toàn huyện. Chỉ đạo các nhà trường, tăng
cường sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính cho GV thực hiện BD.
Tham mưu cho UBND huyện và các ngành liên quan điều chỉnh, bổ sung chế
độ, chính sách cho GV đi đào tạo lại, học nâng cao; hỗ trợ kinh phí cho công tác BD
năng lực phát triển chương trình cho GV tại các trường THCS nhất là GV học sau
Đại học hoặc nghiên cứu sinh, đặc biệt ưu tiên cho các trường vùng nông thôn.
2.4. Đối với Ban giám hiệu các trường THCS
Cán bộ quản lý nhà trường cần chủ động, sáng tạo, đổi mới phương pháp quản
lý bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên, phát huy
được năng lực của GV, thực hiện xã hội hóa công tác bồi dưỡng.


84


Làm tốt công tác khuyến khích, động viên GV thực hiện tự bồi dưỡng năng
lực phát triển chương trình nhà trường ở các cấp độ khác nhau, có chế độ khen
thưởng GV thực hiện tốt, nhắc nhở giáo viên chưa tự giác thực hiện. Tạo điều kiện
cho GV học tập, BD nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; hạn chế giao những
công việc hành chính kiêm nhiệm và những quy định gò bó khiến GV không phát huy
được khả năng sáng tạo.
Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học phục vụ việc dạy và học của GV,
HS. Áp dụng các biện pháp đã đề xuất trong nghiên cứu này một cách linh hoạt, sáng
tạo, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường hiện nay.
Tích cực khuyến khích GV tự giác trong tự BD, tự học tập nâng cao phẩm
chất, năng lực chuyên môn nói chung, năng lực phát triển chương trình nói riêng của
mỗi GV.
2.5. Đối với GV các trường THCS
Cần phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ ý nghĩa, tác dụng của công cuộc đổi mới
căn bản và toàn diện giáo dục & đào tạo và vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của
GV đối với sự nghiệp đổi mới giáo dục.
Cần xác định trách nhiệm của giáo viên trong BD năng lực phát triển chương
trình là một nhiệm vụ bắt buộc, góp phần trực tiếp nâng cao chất lượng giảng dạy của
người GV và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao và luôn biến động của nhu cầu xã hội.
Mỗi GV cần tự giác, tích cực, chủ động để tự nghiên cứu, cập nhật các nội dung về
chuyên môn, các năng lực dạy học theo yêu cầu mới vận dụng vào thực hiện giảng
dạy, giáo dục HS, coi đó là nhiệm vụ cần thiết, thường xuyên và liên tục, để rèn luyện
và củng cố năng lực nghề nghiệp trong suốt cuộc đời làm nghề dạy học.

85



TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt

1. Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (2013), Nghị quyết 29-NQ/TW ngày
04/11/2013, Hội nghị lần thứ tám.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình GDPT ban hành theo Quyết định
số 16/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/5/2006.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thông chương trình
tổng thể, Dự thảo ban hành ngày 27/7/2017

4. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT (2014), Kế hoạch hành động của ngành giáo dục: Triển
khai Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế Ban hành kèm theo Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT
ngày 25 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung
học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông
tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011.
5. Bezzina, Một số vấn đề về phát triển chương trình nhà trường.
6. Các Mác, Ph. Ănghen, V. I. Lênin (1987), Về giáo dục, NXB Sự thật, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Châu, Một số vấn đề cơ bản về phát triển chương trình giáo dục,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Châu (2005), Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình
dạy học; NXBGD, HN.
9. Nguyễn Đức Chính (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Trường Đại học
quốc gia Hà Nội.

10. Công văn số 5737/BGDĐT-GDTH ngày 21/8/2013 của Bộ GDĐT hướng dẫn thí
điểm đánh giá học sinh tiểu học Mô hình trường học mới Việt Nam.
11. Công văn số 5842/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 của Bộ GDĐT hướng dẫn điều
chỉnh nội dung dạy học GDPT.
12. Công văn 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ GDĐT hướng dẫn triển
khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông.

86


13. Công văn số 3535/BGDĐT-GDTrH ngày 27/5/2013 của Bộ GDĐT hướng dẫn
triển khai thực hiện phương pháp “Bàn tay nặn bột” và các phương pháp dạy
học tích cực khác.
14. Công văn số 5111/BGDĐT ngày 23/7/2013 của Bộ GDĐT hướng dẫn Cuộc
thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn dành cho
HS trung học.
15. Cổng thông tin điện tử Sở GD&ĐT Bến Tre. bentre.edu.vn ngày 26/03/2010
16. Hoàng Văn Cường (2015), Phát triển chương trình giáo dục nhà trường ở trường
THPT Chuyên Hùng Vương.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành
Trung ương khoá XI, Văn phòng Trung ương Đảng.7
18. Hiến pháp nước cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992.
19. Trần Hữu Hoan (2011), Phát triển chương trình giáo dục, bài giảng, ĐHQG Hà Nội
20. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực
tiễn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.23
21. Kỷ yếu Hội thảo về Phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông của Bộ
GD&ĐT (năm 2014).
22. Nguyễn Văn Lê (1988), Đạo đức và lãnh đạo, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
23. Nguyễn Lộc và Vũ Quốc Chung, Kinh nghiệm quốc tế về phát triển chương trình
giáo dục phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội.

24. Luật Giáo dục năm 2005.
25. Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1988), Giáo dục học, T1, 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
26. Phạm Hồng Quang, Phát triển chương trình đào tạo giáo viên - Những vấn đề
lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Thái Nguyên
27. Phạm Hồng Quang (2014), Môi trường nghiên cứu khoa học giáo dục trong
trường sư phạm, Nxb Đại học Thái Nguyên.
28. Phạm Hồng Quang (2008), Phát triển chương trình và tổ chức quá trình đào tạo.
29. Quyết định số 4763/QĐ-BGDĐT ngày 01/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT phê
duyệt đề án "Xây dựng mô hình trường phổ thông đổi mới đồng bộ PPDH và kiểm tra
đánh giá kết quả giáo dục giai đoạn 2012 - 2015".
30. Skilbeck (1984), Trích theo Marsh và cộng sự 1990, tr48.
31. Tài liệu Hội thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong chương trình
giáo dục phổ thông mới của Bộ GD&ĐT (tháng 11 năm 2014);
32. Tài liệu Hội thảo xây dựng và triển khai Chương trình giáo dục phổ thông mớinhững vấn đề đặt ra và giải pháp của Bộ GD&ĐT (tháng 12 năm 2014)

87


33. Tài liệu Hội thảo - Tập Huấn Thí điểm Phát triển chương trình giáo dục nhà trường
phổ thông của Bộ GD&ĐT (tháng 8 năm 2013).
34. Nguyễn Thị Tính, Bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình giáo dục nhà
trường cho giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
mới, bài báo, ĐHSP Thái Nguyên
35. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 (Ban
hành kèm theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012).
36. Nguyễn Quốc Tuấn (2002), Một số lý luận và thực tiễn phát triển chương trình
tiểu học của một số nước trên thế giới và Việt Nam.
37. Từ điển tiếng Việt (1998), NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học, Viện Ngôn ngữ,
Hà Nội - Đà Nẵng.
38. Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X, XI.

39. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương XVII (2011).
40. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, NXB Văn hóa thông
tin, TPHCM. (37)
II. Tài liệu tiếng Anh
41. Allan C. Ornstein and Francis P. Hunkins (1998 ), Curriculum: Foundations,
Principles, and Issu es, Allyn and Bacon.
42. Colin, J. (1999), Key Concepts for Understanding Curriculum, Falmer Press,
London.
43. Hilda Taba (1962 ), Curriculum Development: Theory and Practice, Harcourt,
Brace & World, Inc, New York, Chicago, San Francisco,Atlanta.
44. Kell y A.V. (1977 ), The Curriculum: Theory and Practice:. Pau l Chapman
Publishing Ltd.,
45. McNeil, J. (1990), Curriculum: A Comprehensive Introduction, Harper Collin
Publisher, Los Angeles.
46. Robert M. Diamond (1997 ), Designing and Assessing Courses and Curricula,
John – Bass Publishers, San Francisco.
47. Ross, A. (2000), Curriculum: Construction and Critique, Falmer Press, London.

88


Phụ lục 1:
PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dành cho cán bộ quản lý)
Kính thưa Quý Thầy (Cô)!
Để nghiên cứu “Thực trạng bồi dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường
cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” và đề xuất “Biện pháp quản lý bồi
dưỡng năng lực phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách,
tỉnh Hải Dương ”.
Xin Thầy (Cô) vui lòng cho biết ý kiến của mình về một số nội dung dưới

đây (đánh dấu X vào nội dung lựa chọn). Ý kiến của Thầy (Cô) chỉ phục vụ cho
mục đích nghiên cứu khoa học. Rất mong nhận được sự hợp tác của Thầy (Cô).
Trân trọng cảm ơn!
Phần 1: Thông tin chung
1. Giới tính:
Nam □
Nữ □
2. Chuyên môn giảng dạy:……………………………………..
3. Thâm niên công tác: Dưới 5 năm □
Trên 5 năm □
Phần 2. Thông tin cần trưng cầu ý kiến:
Câu 1: Thầy (cô) cho ý kiến về về mục tiêu bồi dưỡng năng lực phát triển chương
trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương?
STT

Mục tiêu

1

Phát triển năng lực thiết kế và tổ chức thực hiện
chương trình dạy học theo hướng chuẩn hóa đáp ứng
nhu cầu người học

2

Hình thành năng lực phát triển chương trình nhà
trường theo chủ đề liên môn và chương trình môn học
nói riêng cho giáo viên.

3


Hình thành năng lực tự chủ trong thực hiện chương
trình giáo dục, dạy học, phát huy khả năng sáng tạo
của giáo viên trong đáp ứng nhu cầu người học

4

Phát triển năng lực triển khai thực hiện chương trình
giáo dục, dạy học theo kế hoạch

5

Nâng cao năng lực dạy học, giáo dục phù hợp với nhu
cầu của học sinh theo vùng miền

Đồng ý


Câu 2: Thầy (cô) đánh giá thực trạng về năng lực phát triển chương trình nhà trường
của giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương?
Nội dung năng lực

TT

Mức độ thực hiện
Tốt

Khá

TB


Yếu

Năng lực khảo sát nắm bắt nhu cầu
1

học tập, rèn luyện của học sinh phù
hợp với điều kiện vùng miền và năng
lực của học sinh.

2

3

4

5

Năng lực phân tích chương trình
quốc gia
Năng lực thiết kế chương trình giáo
dục dành cho địa phương
Năng lực thiết kế chủ đề dạy học liên
môn, nội môn
Năng lực tổ chức dạy học theo các
chủ đề đã xây dựng

6 Năng lực đánh giá chương trình
Câu 3: Thầy (cô) đánh giá về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương?

+ Rất cần thiết
+ Cần thiết
+ Bình thường
+ Ít cần thiết
+ Không cần thiết


Câu 4: Thầy (cô) đánh giá về thực trạng nội dung bồi dưỡng năng lực của giáo
viên về phát triển chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam
Sách, tỉnh Hải Dương ?
Mức độ thực hiện
TT

1
2
3
4
5
6

Nội dung bồi dưỡng

Thường
xuyên

Chưa
thường
xuyên

Chưa

bồi
dưỡng

Năng lực xây dựng quy trình cấu trúc, sắp
xếp lại nội dung môn học
Năng lực xây dựng các chủ đề tích hợp
liên môn
Năng lực thiết kế nội dung, phương pháp
dạy học tích hợp chương trình môn học với
chương trình giáo dục địa phương
Năng lực xây dựng các chủ đề tự chọn
theo hướng dạy học phân hoá
Năng lực thiết kế chuyển một số nội dung
dạy học thành nội dung các hoạt động giáo
dục
Năng lực thiết kế bổ sung các hoạt động
giáo dục khác

Câu 5. Thầy (cô) đánh giá về thực trạng phương pháp bồi dưỡng năng lực phát triển
chương trình nhà trường cho giáo viên THCS huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương?
TT
1
2
3
4
5
6
7
8


Phương pháp bồi dưỡng
Thuyết trình của báo cáo viên
Thuyết trình kết hợp minh họa bằng hình
ảnh
Thuyết trình kết hợp luyện tập, thực hành
Nêu vấn đề, thảo luận theo nhóm
Nêu tình huống, tổ chức giải quyết theo
nhóm
Nêu vấn đề, cá nhân nghiên cứu tài liệu,
trình bày báo cáo
Tọa đàm, trao đổi
Phối hợp các phương pháp

Mức độ thực hiện
Chưa
Chưa
Thường
thường
sử
xuyên
xuyên
dụng


×