Tải bản đầy đủ (.pdf) (244 trang)

QUẢN lý NHÀ nước đối với KINH tế NÔNG NGHIỆP TRÊN địa bàn VÙNG DUYÊN hải bắc bộ THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.5 MB, 244 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM NGỌC QUỲNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ CÔNG

HàNội – 2018


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NỘI VỤ

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

PHẠM NGỌC QUỲNH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP


TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ THEO
HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA

Chuyên ngành:

Quản lý công

Mãsố: 62.34.04.03
Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS Đinh Văn Tiến
2. PGS.TS Trang Thị Tuyết

HàNội – 2018

LỜI CẢM ƠN


3

Tác giả xin trân trọng cảm ơncác thầy cô giáo ở Học viện Hành chính
Quốc gia, đặc biệt làcác cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý nhà nước về
Kinh tế, Khoa Đào tạo Sau Đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả
hoàn thành bản luận án này. Đặc biệt tác giả xin trân trọng cảm ơn tập thể
giáo viên hướng dẫn: GS.TS Đinh Văn Tiến; PGS.TS Trang Thị Tuyếtđã hết
lòng ủng hộ và hướng dẫn tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Vụ Kế hoạch, Cục chăn nuôi, Cục
trồng trọt, Tổng cục Thủy sản... thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh Quảng Ninh, Hải
Phòng, Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định..,Viện chính sách và chiến lược phát
triển nông nghiệp nông thôn... đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi

cho tác giả trong công tác thu thập thông tin, số liệu và tài liệu phục vụ cho
nghiên cứu luận án này.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó
khăn và động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !

LỜI CAM ĐOAN


4

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân
với sự giúp đỡ của các giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu
đưa ra trong luận án được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số
liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung
thực.

Tác giả

Phạm Ngọc Quỳnh


5

MỤC LỤC
Nội dung

Trang

Danh mục chữ viết tắt

Danh mục các bảng
Danh mục hình vẽ
PHẦN MỞ ĐẦU
Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1
8

Tổng hợp các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan
đến QLNN về kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH

8

1.1.1. Tổngquantìnhhìnhnghiêncứuvềkinhtếnôngnghiệpvàcácnhântốản
hhưởngđếnpháttriểnkinhtếnôngnghiệp

9

1.1.

1.1.2. Tổngquantìnhhìnhnghiêncứuvềcôngnghiệphóa,
hiệnđạihóanôngnghiệp,
pháttriểnnôngnghiệptheohướngcôngnghiệphóa, hiệnđạihóa

19

1.1.3. Tổngquantìnhhìnhnghiêncứuvềquảnlýnhànướcđốivớikinhtếnông
nghiệp


22

NHỮNG VẤN ĐỀ CHƯA ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ VÀ
HƯỚNG NGHIÊN CỨU CHÍNH CỦA LUẬN ÁN

32

Chương 2 CƠ SỞ KHOA HỌC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG CHNH-HĐH

35

1.2.

2.1.

Tổng quan về kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH

35

2.1.1. Khái niệm kinh tế nông nghiệp

35

2.1.2. Vai trò của kinh tế nông nghiệp đối với tăng trưởng và phát
triển kinh tế

36


2.1.3. Những nhân tố tác động đến kinh tế nông nghiệp

38

2.1.4. Khái niệm CNH-HĐH nông nghiệp

42

2.1.5. Đặc trưng của phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNHHĐH

43

Lý luận về QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH-HĐH

44

2.2.1. Khái niệm QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH-HĐH

44

2.2.2. Sự cần thiết QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH-HĐH

51

2.2.3. Chức năng QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo hướng

57


2.2.


6

CNH-HĐH
2.2.4. Nội dung QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo hướng CNHHĐH

59

2.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng đến QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp theo hướng CNH-HĐH

70

Kinh nghiệm trong nước vàquốc tế về QLNN đối với kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH và bài học có thể vận
dụng cho VDHBB

74

2.3.1. Kinh nghiệm về QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo hướng
CNH, HĐH

74

2.3.2 Bài học kinh nghiệm về QLNN đối với kinh tế nông nghiệp
theo hướng CNH, HĐH có thể vận dụng cho VDHBB


83

2.3.

Tiểu kết chương 2
Chương 3 THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN VÙNG DUYÊN HẢI BẮC BỘ
3.1.

Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội ảnh hưởng đến phát triển
kinh tế nông nghiệp VDHBB

86
87
87

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

87

3.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội

89

3.2.

Tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
VDHBB

90


3.2.1. Tìnhhìnhsảnxuấtnôngnghiệp VDHBB

90

3.2.2. Năng suất trong nông nghiệp VDHBB

101

3.2.3. Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp
VDHBB

104

3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp VDHBB

108

Thực trạng công tác QLNN đối với kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn VDHBB

110

3.3.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp VDHBB

111

3.3.2. Thực trạng hệ thống pháp luật có liên quan đến phát triển kinh
tế nông nghiệp tại VDHBB


115

3.3.3. Thực trạng quy hoạch, kế hoạch, chương trinh, đề án về phát
triển nông nghiệp theo hướng CNH-HĐN ở VDHBB

122

3.3.4. Thực trạng ban hành và thực thi hệ thống chính sách phát triển
kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH ở VDHBB

130

3.3.5. Thực trạng công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn VDHBB

144

3.3.


7

Đánh giá thực trạng QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo
hướng CNH-HĐH trên địa bàn VDHBB

148

3.4.1. Những kết quả đạt được trong công tác QLNN đối với kinh tế
nông nghiệp VDHBB


148

3.4.2. Những hạn chế còn tồn tại trong QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp VDHBB

151

3.4.3. Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế

156

3.4.

Tiểu kết chương 3
Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLNN
ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG
CNH-HĐH TRÊN ĐỊA BÀN VDHBB

159
160

Phương hướng hoàn thiện QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn VDHBB

160

4.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới và những tác động tới kinh tế nông
nghiệp VDHBB


160

4.1.2. Định hướng phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn VDHBB
theo hướng CNH-HĐH đến 2025

162

4.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về QLNN đối với kinh tế
nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH tại VDHBB

165

4.1.

Giải pháp tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn VDHBB

167

4.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức và nguồn nhân lực cho phát triển
kinh tế nông nghiệp ở VDHBB

168

4.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch, định hướng phát
triển kinh tế nông nghiệp VDHBB

170

4.2.3. Hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp

VDHBB theo hướng CNH-HĐH

172

4.2.4. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp VDHBB theo hướng nông
nghiệp hữu cơ và nông nghiệp sạch

180

4.2.5. Thúc đẩy nông nghiệp VDHBB phát triển sản xuất quy mô lớn

182

4.2.6. Hoàn thiện công tác thanh, kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế
nông nghiệp VDHBB

173

4.2.

4.3.

Điều kiện thực hiện giải pháp

185

4.3.1. Đổi mới quan điểm về vai trò của Nhà nước trong phát triển
kinh tế nông nghiệp, đồng thời nâng cao vai trò của các tổ chức
hiệp hội ngành


186

4.3.2. Nâng cao nhận thức, năng lực cho người nông dân về CNH,
HĐH nông nghiệp

186


8

4.3.3. Phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn vùng DHBB.
4.4.

Một số kiến nghị đối với Quốc hội và Chính phủ

18
190

4.4.1. Khắc phục những bất cập trong Luật Đất đai 2013

190

4.3.2. Hoàn thiện dự thảo Luật Thủy sản theo hướng khắc phục những
bất cập còn tồn tại trong dự luật

192

4.3.3. Ban hành Luật Nông nghiệp thống nhất điều chỉnh các chuyên
ngành trong lĩnh vực nông nghiệp


193

Tiểu kết chương 4

195

KẾT LUẬN

196

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

198

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ

204

PHỤ LỤC 1 + 2

205


9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá


ĐBSCL

Đồng bằng Sông Cửu Long

HTX

Hợp tác xã

KH-CN

Khoa học công nghệ

KH-KT

Khoa học kỹ thuật

KTNN

Kinh tế nông nghiệp

KT-XH

Kinh tế xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

NGO


Tổ chức phi chính phủ

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NSLĐ

Năng suất lao động

NSNN

Ngân sách nhà nước

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ODA

Viện trợ phát triển chính thức

PPP

Hợp tác giữa Nhà nước và tư nhân

QLNN

Quản lý nhà nước


VAC

Vườn – Ao – Chuồng

VDHBB

Vùng Duyên hải Bắc bộ

WB

Ngân hàng Thế giới

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


10

DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng Trang

Bảng 3.1

Tình hình sản xuất cây lương thực có hạt VDHBB

91

Bảng 3.2


Tình hình sản xuất lúa VDHBB

93

Bảng 3.3

Tình hình sản xuất ngô VDHBB

94

Bảng 3.4

Tình hình chăn nuôi trâu bò VDHBB

95

Bảng 3.5

Tình hình chăn nuôi lợn VDHBB

97

Bảng 3.6

Tình hình chăn nuôi gia cầm VDHBB

98

Bảng 3.7


Tổng hợp tình hình sản xuất thủy sản VDHBB

101

Bảng 3.8

Sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng VDHBB

101

Bảng 3.9

So sánh năng suất lúa, ngô VDHBB với các vùng khác
trong cả nước

102

Bảng 3.10

Năng suất lao động xã hội trong ngành nông nghiệp so
với toàn nền kinh tế

102

Bảng 3.11

Giá trị và tỷ trọng sản xuất nông nghiệp VDHBB

109


Bảng 3.12

Thuế sử dụng đất nông nghiệp

131

Bảng 3.13

Các sản phẩm liên quan nông nghiệp thực hiện bình ổn giá

134

Bảng 3.14

Hệ thống khuyến nông theo vùng

135

Bảng 3.15

Số lượng trang trại VDHBB

149

Bảng 3.16

Cánh đồng mẫu lớn tại VDHBB

150


Bảng 3.17

Hệ thống hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nông thôn
VDHBB

151


11

DANH MỤC CÁC HÌNH
Tên hình

Trang

Hình 3.1

Bản đồ vùng VDHBB trong tổng thể Miền Bắc

88

Hình 3.2

So sánh sản lượng lương thực bình quân đầu người
giữa các vùng

92

Hình3.3


Phân bổ đàn lợn theo vùng trong cả nước

97

Hình 3.4

Tỷ trọng nuôi trồng và khai thác thủy sản giữa các
vùng trong cả nước

100

Hình 3.5

Giá trị gia tăng/ lao động theo ngành kinh tế ở Việt Nam

103

Hình 3.6

Năng suất lao động ngành nông nghiệp Việt Nam so
với một số nước Châu Á

104

Hình 3.7

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp VDHBB

109


Hình 3.8

Sơ đồ bộ máy QLNN đối với kinh tế nông nghiệp
VDHBB

112

Hình 3.9

Mô hình phối hợp Bộ NN&PTNT với các bộ quản lý
ngành khác trong QLNN về kinh tế nông nghiệp

114


12

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Nhìn lại lịch sử phát triển của xã hội loài người, nông nghiệp luôn luôn
giữ một vai trò quan trọng, là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm cho xã
hội, cung cấp nhiều nguyên liệu cho công nghiệp, nhiều hàng cho xuất khẩu.
Bước vào thế kỷ XXI, với những thách thức về an ninh lương thực, dân số,
môi trường sinh thái,… nông nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng ấy.
Trong suốt thế kỷ XX, nông nghiệp thế giới đã có những bước tiến vượt bậc,
phát triển từ giai đoạn sản xuất nông nghiệp truyền thống sang giai đoạn hiện
đại hoá nông nghiệp, nhờ vậy kinh tế nông thôn và đời sống của người dân
nông thôn cũng có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, trong vài thập kỷ trở lại đây,
với sự tiến triển nhanh chóng của những xu thế lớn trên thế giới, như cách

mạng khoa học và công nghệ, toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, kinh
tế thị trường hiện đại, kinh tế tri thức,… nhận thức về nông nghiệp, nông thôn
và nông dân đã có những sự thay đổi.
Ở Việt Nam, trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân, nông nghiệp là
ngành có sức lan tỏa lớn nhất, có tính kết nối rất cao với nhiều ngành kinh tế.
Nông nghiệp cung cấp đầu vào cho công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến
xuất khẩu; đồng thời, sử dụng sản phẩm của các ngành công nghiệp và dịch
vụ, như: nhiên liệu, phân bón, hóa chất, máy móc cơ khí, năng lượng, tín
dụng, bảo hiểm...Ngoài ra, nông nghiệp còn liên quan mật thiết đến sức mua
của dân cư và sự phát triển thị trường trong nước. Với 50% lực lượng lao
động cả nước đang làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp và 70% dân số sống
ở nông thôn, mức thu nhập trong nông nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến sức
cầu của thị trường nội địa và tiềm năng đầu tư dài hạn. Nông nghiệp Việt
Nam đã đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương
thực, tạo việc làm và thu nhập cho trước hết là khoảng 70% dân cư, là nhân tố
quyết định xóa đói giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế đất nước và ổn
định chính trị - xã hội của đất nước. Đặc biệt trong những năm gần đây, tình
hình kinh tế gặp khó khăn do bị tác động của khủng hoảng và suy thoái kinh
tế thế giới, nông nghiệp Việt Nam ngày càng thể hiện rõ vai trò là trụ đỡ của
nền kinh tế, tiếp tục ổn định và có mức tăng trưởng.


13

Tuy vậy, tăng trưởng nông nghiệp thời gian qua ở nước ta chủ yếu theo
chiều rộng thông qua tăng diện tích, tăng vụ và dựa trên mức độ thâm dụng
các yếu tố vật chất đầu vào cho sản xuất (lao động, vốn, vật tư) và đất đai.
Sản xuất nông nghiệp đã và đang gây tác động tiêu cực đến môi trường như:
mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm nguồn nước,
đất đai bị bạc màu, chi phí sản xuất tăng… đe dọa tính bền vững của tăng

trưởng của ngành nông nghiệp. Trong tương lai, nguồn lực cho tăng trưởng
nông nghiệp sẽ không còn được dồi dào do đất trong nông nghiệp bị thu hẹp
dần trong quá trình đô thị hóa, nông nghiệp sẽ phải cạnh tranh với các ngành
công nghiệp và dịch vụ khác. Chí phí sản xuất ngày càng cao cũng bắt đầu
làm giảm khả năng cạnh tranh của các sản phẩm của nông nghiệp Việt Nam
với vị thế là nước sản xuất có chi phí thấp so với các nước và vùng lãnh thổ
trên thế giới.
Vùng duyên hải Bắc Bộ là một vùng kinh tế quan trọng của Việt Nam,
nằm ven vịnh Bắc Bộ. Vùng duyên hải Bắc Bộ bao gồm 5 tỉnh ven biển phía
Bắc Việt Nam là Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Theo Quyết định số 865/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ban
hành năm 2008, Vùng Duyên hải Bắc Bộ được định hướng sẽ trở thành vùng
kinh tế quan trọng tầm quốc gia và quốc tế. Vùng duyên hải Bắc Bộ có tiềm
năng rất lớn về phát triển kinh tế nông nghiệp với vị trí là trung tâm của vùng
Đồng bằng Sông Hồng – vựa lúa phía bắc, với tiềm năng về thủy hải sản và
khí hậu nhiệt đới thuận lợi cho trồng trọt, chăn nuôi.
Không nằm ngoài tình hình chung của cả nước, kinh tế nông nghiệp
vùng Duyên hải Bắc bộ hiện nay có nhiều hạn chế. Thành tựu khoa học công
nghệ, đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến nông sản được
đưa vào ứng dụng sản xuất chưa nhiều nên năng suất, chất lượng hiệu quả
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, khai thác hải sản còn thấp. Công nghiệp chế
biến nông sản vẫn còn kém phát triển. Rõ ràng, CNH-HĐH nông nghiệp
chính là hướng đi duy nhất để nâng cao giá trị gia tăng của nông sản hàng
hóa, khi mà các động lực khác cho phát triển như đất đai, lao động đều bị giới
hạn. Giải pháp quan trọng cho phát triển nông nghiệp vùng là đẩy mạnh
nghiên cứu khoa học công nghệ trong nông nghiệp; tích cực chuyển giao công
nghệ, đào tạo và dạy nghề cho nông dân nhằm phát huy tài nguyên con người
và áp dụng khoa học - công nghệ có hiệu quả.



14

Những hạn chế, yếu kém trên có nhiều nguyên nhân, cả khách quan và
chủ quan, nhưng nguyên nhân cơ bản nhất là công tác QLNN đối với kinh tế
nông nghiệp VDHBB còn bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập. Chưa có một cơ quan
làm nhiệm vụ điều phối phát triển nông nghiệp trong vùng; không có quy
hoạch phát triển nông nghiệp toàn vùng theo hướng dựa trên tiềm năng, lợi
thế của từng địa phương mà quy hoạch được xây dựng theo từng tỉnh, thành
mang tính cạnh tranh nhau nhiều hơn là hợp tác; chưa xây dựng chính sách
phát triển nông nghiệp theo chuỗi giá trị, liên kết 5 nhà; công tác thanh kiểm
tra về ATVSTP trong chăn nuôi còn kém; tình trạng sử dụng thuốc BVTV
trong trồng trọt tràn lan ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người tiêu dùng
cũng như uy tín, thương hiệu của sản phẩm vùng…
Với những lý do phân tích trên đã và đang đặt ra sự cần thiết phải
nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện QLNN đối với kinh tế nông nghiệp kết hợp
với quá trình CNH-HĐH ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, tác giả đã lựa
chọn hướng nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp trên
địa bàn Vùng Duyên Hải Bắc Bộ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” làm đề tài Luận án Tiến sĩ, với mong muốn có những đóng góp thiết
thực cho quá trình đổi mới QLNN đối với kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
VDHBB trong đó có thành phố Hải Phòng – là quê hương của tác giả.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án hướng tới mục đích xây dựng một khung khổ thuyết về QLNN
đối với kinh tế nông nghiệp, từ đó làm nền tảng cho phân tích và đánh giá
thực trạng QLNN đối với kinh tế nông nghiệp của một vùng lãnh thổ. Trên cơ
sở đó, mục đích nghiên cứu cuối cùng của luận án là nhằm hoàn thiện công
tác QLNN đối với kinh tế nông nghiệp trên địa bàn VDHBB theo hướng
CNH-HĐH.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu đã trình bày ở trên, luận án đặt ra
những nhiệm vụ nghiên cứu chủ yếu sau đây:
- Bổ sung và hoàn thiện cơ sở lý luận về QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp trong thời kỳ CNH-HĐH.


15

- Khảo cứu kinh nghiệm QLNN đối với kinh tế nông nghiệp ở một số
vùng trong cả nước và một số quốc gia khác trên thế giới và rút ra những bài
học có thể vận dụng vào VDHBB.
- Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp trên địa bàn các tỉnh VDHBB, chỉ ra những hạn chế còn tồn tại trong
công tác QLNN và xác định những nguyên nhân khách quan và chủ quan của
những hạn chế đó.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện QLNN về kinh tế
nông nghiệp có giá trị thực tiễn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp
theo hướng CNH-HĐH trên địa bàn các tỉnh VDHBB.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận án là hoạt động QLNN đối với kinh tế
nông nghiệp trên phạm vi một vùng lãnh thổ, gắn với quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Phạm vi về nội dung:
Thứ nhất, luận án nghiên cứu và đánh giá thực trạng QLNN theo các
nội dung của quá trình quản lý bao gồm: tổ chức bộ máy; xây dựng hệ thống
pháp luật; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch; ban hành
chính sách; thanh kiểm tra giám sát…
Thứ hai, kinh tế nông nghiệp nghiên cứu trong luận án này bao gồm:

trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Luận án không nghiên cứu tiểu ngành lâm
nghiệp. Sở dĩ như vậy vì lâm nghiệp không phải là thế mạnh của các địa
phương trong VDHBB, trừ tỉnh Quảng Ninh; tuy vậy, lâm nghiệp của Quảng
Ninh nếu so với các vùng khác trong cả nước cũng không đáng kể.
Thứ ba, chủ thể của QLNN được đề cập trong luận án bao gồm Chính
phủ Trung ương và chính quyền địa phương, trong đó tập trung vào cấp tỉnh.
Thứ tư, do trên thực tế không có bộ máy quản lý cấp vùng ở VDHBB,
vì vậy, trong quá trình triển khai nghiên cứu luận án, tác giả thu thập số liệu
và tư liệu của từng địa phương sau đó tổng hợp và đưa ra những đánh giá
chung cho toàn vùng.
3.2.2. Phạm vi về không gian:


16

Không gian nghiên cứu của luận án là VDHBB bao gồm toàn bộ địa
giới hành chính của 5 tỉnh: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,
Ninh Bình.
3.2.3. Phạm vi về thời gian:
Luận án thu thập số liệu và phân tích các tư liệu nghiên cứu trong
khoảng thời gian từ 2008 đến 2016. Sở dĩ tác giả lựa chọn mốc thời gian bắt
đầu từ 2008 bởi vì đây là thời điểm đánh dấu sự hình thành vùng kinh tế
duyên hải Bắc Bộ sau khi Chính phủ ban hành Quyết định 865/QĐ-TTg ngày
10/7/2008 về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ đến
2025, tầm nhìn đến 2050.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử,
các lý thuyết về quản lý nhà nước, tác giả luận án đã kết hợp sử dụng các
nhóm phương pháp nghiên cứu sau đây:
+ Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng chủ yếu để thu thập và phân tích các số
liệu về tình hình phát triển kinh tế nông nghiệp cũng như các số liệu mô tả
thực trạng QLNN đối với kinh tế nông nghiệp của VDHBB trong chương 3
của luận án. Nguồn số liệu được thu thập, tổng hợp, xử lý dựa vào kết quả các
cuộc tổng điều tra nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Tổng cục Thống
kê, các số liệu từ Cục thống kê của 5 địa phương nằm trong vùng Duyên hải
Bắc Bộ.
+ Phương pháp so sánh, tổng hợp
Phương pháp này được vận dụng trong luận án khi tổng hợp kinh
nghiệm trong QLNN đối với kinh tế nông nghiệp của một số vùng, địa
phương và một số quốc gia khác, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho công
tác QLNN đối với kinh tế nông nghiệp của VDHBB. Đồng thời, phương pháp
so sánh cũng được sử dụng để chỉ ra sự thay đổi về số lượng và giá trị của các
mặt hàng chủ yếu trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản qua các
năm; giữa các địa phương trong vùng. Từ đó, luận án rút ra xu hướng phát
triển cũng như tiềm năng phát triển của hoạt động kinh tế nông nghiệp
VDHBB.
+ Phương pháp chuyên gia:


17

Để có thêm tư liệu và ý kiến về các vấn đề trong QLNN đối với kinh tế
nông nghiệp của VDHBB, luận án đã tiến hành phỏng vấn 5 chuyên gia trong
lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, trong đó có 3 nhà quản lý cấp cao trong các
vụ, cục và trung tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 1 nghiên
cứu viên chính đến từ Viện Nghiên cứu chính sách và chiến lược phát triển
nông nghiệp; và 1 người là cán bộ làm công tác giảng dạy ở Viện trên. Danh
sách những người tham gia phỏng vấn cũng như thông tin cơ bản và nội dung
các câu hỏi và trả lời phỏng vấn được mô tả cụ thể trong Phụ lục 1 của luận

án. Các quan điểm, nhận định của các chuyên gia về chính sách, quản lý đối
với kinh tế nông nghiệp nói chung và VDHBB đều rất hữu ích và đã được
NCS bổ sung vào một số nội dung của luận án.
+ Nhóm phương pháp kỹ thuật khác
Xử lý số liệu thu thập được bằng một số công cụ thống kê, chương trình
Word, Excel trong phần mềm Microsoft Office.
5. Giải thuyết khoa học và câu hỏi nghiên cứu
* Giả thuyết khoa học:
Nếu công tác QLNN đối với kinh tế nông nghiệp vùng Duyên hải Bắc
Bộ được thực hiện tốt hơn và có hiệu quả hơn, kinh tế nông nghiệp vùng
Duyên hải Bắc Bộ sẽ đạt được những kết quả khả quan hơn, xứng đáng với
tiềm năng và vị trí của vùng trong tổng thể nền nông nghiệp của cả nước.
* Câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: CNH-HĐH nông nghiệp là gì? Tại sao phải tiến hành CNHHĐH trong nông nghiệp?
Câu hỏi 2: Thế nào là QLNN đối với KTNN theo hướng CNH-HĐH?
Mục tiêu, chủ thể và nội dung quản lý là gì?
Câu hỏi 3: Hiện trạng sản xuất nông nghiệp của VDHBB trong giai
đoạn 2008-2015 diễn ra như thế nào?
Câu hỏi 4: Kết quả và những hạn chế trong công tác QLNN đối với
KTNN VDHBB như thế nào? Những nguyên nhân nào dẫn đến những bất
cập, hạn chế đó?
Câu hỏi 5: Cần có những giải pháp nào để hoàn thiện tốt hơn công tác
QLNN đối với kinh tế nông nghiệp trong VDHBB nhằm thúc đẩy hoạt động


18

sản xuất của vùng này theo hướng nâng cao giá trị và năng suất, hướng tới
phát triển bền vững.
6. Những đóng góp mới của luận án

- Luận án đã xây dựng và hoàn thiện khung lý thuyết tương đối hoàn
chỉnh về QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH bao
gồm: khái niệm, sự cần thiết, chức năng và nội dung của QLNN đối với kinh
tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH.
- Luận án xác định được hai nhóm nhân tố khách quan và chủ quan có
ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả của QLNN đối với kinh tế nông nghiệp
nói chung và ở các tỉnh, thành phố VDHBB nói riêng.
- Luận án đã phân tích và đánh giá thực trạng QLNN đối với kinh tế
nông nghiệp ở VDHBB theo các nội dung của QLNN. Từ đó, luận án đã chỉ
ra được những hạn chế, yếu kém trong công tác QLNN đối với kinh tế nông
nghiệp; xác định các nguyên nhân dẫn tới những hạn chế còn tồn tại trong
QLNN đã cản trở sự phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng CNH-HĐH ở
VDHBB.
- Luận án đã đề xuất một hệ thống giải pháp về QLNN mang tính khả
thi nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp ở các địa phương thuộc
VDHBB theo hướng CNH-HĐH.
7. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có
kết cấu 4 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án
- Chương 2:Cơ sở khoa học của quản lý nhà nước đối với kinh tế nông
nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
- Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp
trên địa bàn Vùng Duyên Hải Bắc Bộ
- Chương 4: Phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện quản lý
nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp trên địa bàn Vùng Duyên Hải Bắc Bộ
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.



19

CHƯƠNG 1:

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

1.1. TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA

Kinh tế nông nghiệp và QLNN đối với kinh tế nông nghiệp không phải
là một chủ đề mới; nội dung này đã được các học giả, các nhà nghiên cứu và
các học viên sau đại học lựa chọn làm đề tài nghiên cứu tương đối phổ
biến.Sở dĩ như vậy bởi từ trước đến nay nông nghiệp vẫn luôn giữ vai trò chủ
chốt trong phát triển kinh tế ở nước ta, kể cả trong giai đoạn CNH-HĐH đất
nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Trong quá trình nghiên cứu luận án này,
NCS đã thu thập được gần 100 đầu tài liệu có liên quan đến luận án, bao gồm
cả những tài liệu trong nước và nước ngoài dưới nhiều hình thức khác nhau:
bài tạp chí, đề tài nghiên cứu khoa học, đề án, văn bản QLNN, luận văn thạc
sĩ, luận án tiến sĩ, giáo trình, các sách tham khảo và chuyên khảo.... Các tư
liệu này tập trung vào 3 hướng nghiên cứu chính sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp và phát triển kinh tế nông
nghiệp bao gồm 3 tiểu ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản…, chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp...
Thứ hai, nghiên cứu về CNH-HĐH nông nghiệp và phát triển nông
nghiệp theo hướng bền vững
Thứ ba, nghiên cứu về QLNN đối với kinh tế nông nghiệp theo các nội
dung của quản lý như các chính sách phát triển, quy hoạch và kế hoạch phát
triển, công tác thanh kiểm tra và giám sát, đội ngũ cán bộ quản lý nông

nghiệp…
Phần dưới đây, luận án tổng hợp lại các tài liệu có liên quan đã thu thập
được theo 3 nội dung đã đề cập ở trên, tuy nhiên việc phân loại này chỉ mang
tính chất tương đối bởi vì đa phần các công trình nghiên cứu đi xuyên suốt từ
thực trạng đến chính sách, quản lý của Nhà nước. Đồng thời, tác giả cũng chỉ
ra những nội dung phục vụ cho việc nghiên cứu luận án này cũng như những


20

điểm khác biệt của các công trình khoa học đã công bố trước đó so với luận
án của tác giả.
1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp và các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp
Công trình nghiên cứu “Effects of Trade Liberalisation on Agriculture
in Vietnam: Institutional and Structural Aspects” (Ảnh hưởng của Tự do
hóa thương mại đến nông nghiệp ở Việt Nam: xem xét khía cạnh thể chế và cơ
cấu kinh tế)được thực hiện bởi tác giả Nguyen Trung Que 12/2008 – Trung
tâm Điều phối vùng về Nghiên cứu và Phát triển khu vực Châu Á – Thái Bình
Dương của Liên Hợp Quốc (CGPRT). Nghiên cứu này đã chỉ ra vai trò rất
quan trọng của nền nông nghiệp đối với kinh tế của Việt Nam cũng như
những biến chuyển trong nước và quốc tế tác động đến nông nghiệp Việt
Nam. Theo tác giả Nguyễn Trung Quế, trong bối cảnh đó, Chính phủ Việt
Nam đã nhận thức một cách rõ ràng vấn đề này, từ đó, rất nhiều định hướng,
giải pháp cũng như chiến lược đã được thực thi, khuyến khích nông dân và
đại lý nông sản tăng cường sản xuất nông nghiệp, tạo khả năng cho việc mở
rộng thị trường. Nghiên cứu này cũng khẳng định rằng, những thành tựu mà
Việt Nam có được trong nông nghiệp chủ yếu và quan trọng nhất là do Việt
Nam đã định hướng sự phát triển của nông nghiệp theokinh tế thị trường.
Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách khuyến khích hộ gia đình và doanh

nghiệp sản xuất hàng hóa, tự do lưu thông hàng hóa trong nước và xuất khẩu
sang khu vực cũng như thị trường thế giới. Các chính sách về thuế, đầu tư,
vốn, cơ sở hạ tầng v.v… đã dần từng bước vững chắc bắt kịp với tình hình
phát triển kinh tế... Mặc dù, nghiên cứu này cho biết bức tranh tương đối toàn
diện về tình hình sản xuất nông nghiệp cũng như xuất khẩu nông sản ở nước
ta cùng với những hạn chế cốt lõi trong ngành này, tuy vậy, phần nội dung đề
cập đến chính sách của Nhà nước đối với nông nghiệp còn tương đối ít và tính
cập nhật không cao, chủ yếu chỉ phân tích về thực trạng của ngành nông
nghiệp trong khoảng thời gian cách đây khoảng 20 năm về trước. [79]
Báo cáo nghiên cứu Vietnam country Programming Framework
2012-2016 (Chương trình Quốc gia Việt Nam) của Tổ chức Lương thực và
Nông nghiệp của Liên Hợp quốc (FAO) (6/2013).Trong báo cáo này, phần
đầu đề cập đến hiện trạng phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam giai
đoạn 2012-2016. Báo cáo nhấn mạnh đến những thành tựu mà Việt Nam đã


21

đạt được trong suốt 25 năm đổi mới trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản như
tốc độ tăng trưởng 5,22% mỗi năm, cơ cấu nông nghiệp đã và đang thay đổi
mạnh mẽ theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng trưởng
hướng ra thị trường, đáp ứng nhu cầu… Bên cạnh những thành tựu to lớn đã
đạt được, báo cáo cũng chỉ ra những hạn chế trong khu vực nông nghiệp ở
nước ta. Cụ thể là, tăng trưởng nông nghiệp bị chững lại do các yếu tố như đất
đai, phân bón, thuốc trừ sâu cũng như hệ thống tưới tiêu đã đạt ngưỡng giới
hạn. Việc chia cắt đất đai, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sản xuất thấp và chất
lượng sản phẩm kém, vệ sinh thực phẩm yếu, dây chuyền cung cấp manh mún
và quản lý, kiểm soát yếu kém đã và đang là những nguyên nhân chính dẫn
đến năng lực cạnh tranh thấp của sản xuất nông nghiệp.Báo cáo cũng đã đề
cập mang tính liệt kê các chính sách và chương trình của Chính phủ trong

nông nghiệp, nông thôn như: (1) Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ; (2) Chiến
lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020; (3) Nghị quyết 26/NQ-TU về Tam
nông (Nông nghiệp, nông dân và nông thôn); (4) Chỉ thị của Thủ tướng Chính
phủ về tái cơ cấu khu vực nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị và phát
triển bền vững; (5) Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn đến 2020;
(6) Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu; (7) Chương trình cắt giảm khí
thải nhà kính trong phát triển nông nghiệp và nông thôn 2010-2020… Nhìn
chung, báo cáo này đã cho NCS có một cái nhìn khách quan về hiện trạng
nông nghiệp của Việt Nam, những thành công, những hạn chế cũng như hệ
thống các chính sách và chương trình của Nhà nước đối với lĩnh vực này. Tuy
nhiên, do mục đích của báo cáo là làm căn cứ cho việc thiết lập các chương
trình hỗ trợ của FAO cho Việt Nam nên phần nội dung có liên quan đến
QLNN mới chỉ dừng lại ở mức hệ thống hóa chứ chưa đề cập đến việc thực
thi và đánh giá. [76]
Kết quả nghiên cứu dự án mang tên: “Srategic Choices for
Agricultural and Rural Development in Vietnam” (Lựa chọn chiến lược cho
phát triển nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020) của
các tác giả Ian Coxhead, Kim N.B Ninh, Vu Thi Thao, Nguyen Thi Phuong
Hoa thuộc Quỹ Châu Á (The Asia Foundation) tháng 1/2010.Đây là công
trình nghiên cứu nằm trong khuôn khổ thực hiện “Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội của Việt Nam 2011-2020”. Cũng như những nghiên cứu khác, tài
liệu này trước hết cũng trình bày tổng quan về phát triển nông nghiệp và nông


22

thôn ở Việt Nam như nông nghiệp với tăng trưởng kinh tế, gia tăng thu nhập
cho nông thôn. Có một điểm khác biệt trong nghiên cứu này là có đề cập đến
việc phát triển nông nghiệp ở một số nền kinh tế Châu Á như: Trung Quốc,
Ấn Độ, Hàn Quốc, Thái Lan, Indonesia, Phillippines… và đồng thời có sự so

sánh với nông nghiệp Việt Nam trên các mặt: GDP trong nông nghiệp, lao
động nông nghiệp, đất nông nghiệp bình quân đầu người… Phần nội dung
này rất hữu ích cho tác giả trong việc nghiên cứu những kinh nghiệm quốc tế
trong QLNN đối với kinh tế nông nghiệp để rút ra các bài học có thể vận
dụng vào luận án. Phần cuối của nghiên cứu, các tác giả đã dành 6 trang để
phân tích lựa chọn chính sách phát triển nông nghiệp mang tính gợi mở cho
Chính phủ Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020. [78]
Công trình nghiên cứu: “Moving out of agriculture: structural change
in Vietnam”(Những bước tiến trong nông nghiệp: thay đổi cơ cấu ở Việt
Nam) (2013) của các tác giả Brian McCaig và Nina Pavenick. Tài liệu này tập
trung nghiên cứu vai trò của sự thay đổi cấu trúc trong phát triển kinh tế ở
Việt Nam từ 1990 đến 2010.Các tác giả đã thảo luận về vai trò của cải cách
trong lĩnh vực nông nghiệp, doanh nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế. Cùng
với sự dịch chuyển mạnh mẽ lực lượng lao động từ nông nghiệp sang các
ngành dịch vụ và gia công sản xuất, nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự di chuyển
nhân công từ các hộ gia đình sang các hãng trong khu vực doanh nghiệp, và
sự phân phối lại công nhân từ doanh nghiệp Nhà nước sang khu vực tư nhân
trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài. Những thay đổi trong chính sách
thương mại, gia tăng lao động trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
và giảm vai trò của DNNN đã đóng góp mạnh mẽ vào thay đổi cơ cấu lao
động trong các ngành kinh tế ở Việt Nam. Như vậy, nghiên cứu này chủ yếu
giải thích quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam nói chung và trong
nông nghiệp nói riêng, trong đó đi kèm với sự di chuyển lao động từ nông
nghiệp sang các ngành khác. Tuy nhiên, phần về chính sách và giải pháp của
nhà nước trong nghiên cứu này chưa có nhiều và cũng chưa tập trung vào khu
vực nông nghiệp – là nội dung nghiên cứu chính của luận án.[74]
Nghiên cứu phân tích “Vietnam drought and saltwater intrusion:
Transitioning from Emergency to Recovery”(Hạn hán và xâm nhập mặn ở
Việt Nam: quá trình chuyển đổi từ Khẩn cấp sang Phục hồi) của UNDP –
Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (2016). Khác với các nghiên cứu



23

trước, nghiên cứu này tập trung vào một yếu tố bất lợi về tự nhiên đối với
phát triển nông nghiệp ở Việt Nam: đó là vấn đề hạn hán và xâm nhập mặn.
Kể từ cuối năm 2015, Việt Nam đã trải qua đợt hạn hán và xâm nhập mặn dài
nhất và mạnh nhất trong lịch sử do hiện tượng El Nino gây ra, đã ảnh hưởng
nghiêm trọng đến hơn 18 tỉnh thuộc 3 vùng sản xuất nông nghiệp chính và
đảm bảo an ninh lương thực, bao gồm cả Đồng bằng sông Mekong, Trung
Nam Bộ và Tây Nguyên… Báo cáo này đã tập trung đưa ra các hàm ý chính
sách để phục hồi, cũng như huy động các nguồn lực cho quá trình phục hồi
nền kinh tế những năm tiếp theo. Tình trạng hạn hán hiện nay là cơ hội duy
nhất cho không chỉ việc khôi phục lại tốt hơn mà còn rút ra những bài học cho
việc xây dựng khả năng chống đỡ trong tương lai. Điều đó đặc biệt quan trọng
trong bối cảnh nguy cơ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng. Nghiên cứu này
đã đưa ra một cái nhìn mới cho tác giả luận án trong việc tiếp cận đến chức
năng và vai trò của QLNN đối với kinh tế nông nghiệp. Trong bối cảnh khí
hậu, thiên nhiên biến đổi không ngừng và khó dự báo như vậy, hơn nữa, nông
nghiệp lại là ngành sản xuất phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên, vì thế
vai trò của nhà nước trong việc hạn chế những tác động xấu của thiên nhiên
đến nông nghiệp sẽ ngày càng quan trọng, đồng thời Nhà nước cần có những
giải pháp bảo vệ tự nhiên. [80]
Báo cáo phát triển Việt Nam “Chuyển đổi nông nghiệp Việt Nam:
Tăng giá trị, giảm đầu vào” của Ngân hàng thế giới WB (2016). Báo cáo này
là kết quả hợp tác giữa Nhóm Ngân hàng Thế giới và Viện Chính sách và
Chiến lược Phát triển Nông nghiệp Nông thôn (IPSARD). Mối quan tâm ở
đây là so sánh nông nghiệp Việt Nam với các nước khác nhằm xây dựng tầm
nhìn phát triển nông nghiệp của Việt Nam trong 1-2 thập kỷ tới và đưa ra
những biện pháp cải cách chính sách và thể chế ngắn hạn nhằm đưa nông

nghiệp vào đúng quỹ đạo phát triển. Báo cáo phân tích cho thấy trong vài
thập kỷ gần đây, những người nông dân Việt Nam đã thực hiện thành
công việc cung cấp đầy đủ lương thực cho đất nước, mở rộng thương mại,
cung cấp nguồn lao động và nguyên liệu ổn định cho sản xuất công
nghiệp. Ngành nông nghiệp đã giữ vai trò cơ bản trong công cuộc giảm
nghèo và đảm bảo ổn định xã hội. Nhưng các thay đổivề nhân khẩu học,
kinh tế, thời tiết và các thay đổi khác đã làm cho sân chơi nông nghiệp
cũng thay đổi theo. Vì vậy ngành nông nghiệp cũng phải điều chỉnh để đối


24

mặt với thách thức và nắm bắt cơ hội mới. Báo cáo cũng đã phân tích và
chỉ ra rằng nông nghiệp Việt Nam hiện đang đứng trước ngã ba đường.
Ngành nông nghiệp đang bị cạnh tranh về nhân công, tài nguyên đất và
nước bởi quá trình đô thị hóa, phát triển công nghiệp và dịch vụ. Chi phí
lao động tăng làm ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh vốn dựa trên lợi thế
về chi phí sản xuất thấp của nông sản thô. Sử dụng quá mức vật tư đầu
vào và tài nguyên thiên nhiên đang trở thành vấn đề nóng bỏng. Một số
vấn đề môi trường đang cản trở tăng năng suất lao động và vị thế cạnh
tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường quốc tế. Về vai trò của Nhà
nước, báo cáo đánh giá Đề án Tái cơ cấu Nông nghiệp ban hành năm 2013
của Chính phủ và cho rằng đã nêu rõ cần thực hiện chuyển hướng chiến
lược ngành, tăng cường thể chế cơ bản, và điều chỉnh vai trò và công cụ
hỗ trợ của chính phủ. Báo cáo Phát triển Việt Nam đi sâu phân tích các
chủ điểm này và ủng hộ một chiến lược nhằm “tăng giá trị, giảm đầu vào”
(tức là tăng phúc lợi cho nông dân, người tiêu dùng, và xã hội đồng thời
sử dụng ít nguồn lực hơn và giảm bớt tác động tới môi trường). Có thể
thực hiện mục tiêu đó bằng cách thay đổi cơ cấu mà trong đó chính phủ
“giảm chỉ đạo, tăng kiến tạo”, nhất là trong mối liên hệ với nông dân, đầu

tư tư nhân, tăng năng suất lao động và phát triển thị trường. Về các giải
pháp cụ thể, báo cáo đề xuất những hàm ý chính sách bao gồm: (1) Tạo
điều kiện cho các nông hộ nhỏ đạt lợi thế quy mô; (2) Tiếp tục khuyến
khích đa dạng hóa nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu mới về thực phẩm;
(3) Hỗ trợ, khuyến khích đổi mới sáng tạo trong toàn ngành kinh doanh
nông nghiệp; (4) Hỗ trợ bảo vệ môi trường để cạnh tranh về chất lượng;
(5) Quản lý rủi ro khí hậu theo hướng thích ứng; (6) Tăng cường năng lực
cả khu vực công và khu vực tư nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm; (7) Xác
định lại vi thế và xây dựng lại hình ảnh về nông nghiệp Việt Nam nhằm
thúc đẩy thương mại trong ngành thực phẩm và các ngành nông nghiệp
khác…. Đây là một tài liệu tham khảo rất có giá trị cho NCS trong nghiên
cứu luận án này, giúp cho NCS thấy được toàn bộ hiện trạng của toàn nền
nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm qua. Đồng thời, hệ thống các
hàm ý chính sách mà báo cáo đưa ra có thể giúp ích rất nhiều cho NCS
trong việc đề xuất các giải pháp cho phát triển kinh tế nông nghiệp ở
VDHBB. Báo cáo nghiên cứu trên phạm vi nông nghiệp của cả nước,
trong khi đó luận án này chỉ giới hạn trong VDHBB với những nét đặc


25

trưng, đặc thù riêng trong nông nghiệp, do vậy mà không có sự trùng
lặp.[56]
Kết quả nghiên cứu đề tài khoa học “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh
mới” (2014) – Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương.Báo cáo nghiên
cứu này tập trung nghiên cứu về vấn đề tái cơ cấu nông nghiệp, thực hiện theo
Đề án Tái cơ cấu nông nghiệp năm 2013 của Thủ tướng Chinh phủ. Cũng như
các nghiên cứu khác, báo cáo này cũng cũng phân tích những cơ hội và thách
thức đối với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, theo đó báo cáo đã chỉ ra những

khó khăn trong nông nghiệp bao gồm: Quy mô sản xuất của hộ nông dân quá
nhỏ, manh mún, kết cấu hạ tầng nghèo nàn, trình độ áp dụng các tiến bộ kỹ
thuật thấp, các hình thức tổ chức dựa trên hợp tác, liên kết như: tổ hợp tác,
hợp tác xã, liên hiệp, hiệp hội…chưa phát triển tương xứng với đòi hỏi của
nông dân;Trình độ, kỹ năng của người lao động nông nghiệp Việt Nam thấp,
cùng với quy mô sản xuất nhỏ, kỹ thuật canh tác truyền thống, lạc hậu đã dẫn
tới năng suất lao động thấp hơn nhiều so với năng suất lao động nông nghiệp
ở các nước trong khu vực. Tình trạng nông dân bỏ hoang ruộng hoặc sản xuất
cầm chừng (không đầu tư lớn vào sản xuất) đã diễn ra trong những năm gần
đây ở các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và miền Trung; Ngoài ra, ngành
nông nghiệp còn phải đối mặt với những thách thức lớn khác từ: việc cắt giảm
thuế quan nhập khẩu hàng hóa nông sản từ nước ngoài vào Việt Nam; các
biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và hàng rào kỹ thuật thương mại
(TBT) và siết chặt các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, rào cản kỹ thuật,
tăng cường minh bạch hóa về nguồn gốc sản phẩm làm ra… Trước những khó
khăn đó, nghiên cứu đã đề xuất một số phương hướng và 3 nhóm giải pháp
nhằm thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp ở nước ta: (1) Nâng cao chất
lượng quy hoạch, định hướng tái cơ cấu; (2) Thu hút đầu tư tư nhân tham gia
vào tái cơ cấu nông nghiệp; (3) Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
ngân sách cho tái cơ cấu nông nghiệp. Nghiên cứu này đã cho thấy một hướng
đi mới trong nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay, là tái cơ cấu nông nghiệp
– đây là xu hướng tất yếu đối với nền nông nghiệp Việt Nam.Qua đó, NCS
thấy được vai trò quản lý của Nhà nước đối với kinh tế nông nghiệp là thúc
đẩy quá trình tái cơ cấu này nhằm nâng cao giá trị cho nông phẩm và phát
triển bền vững. Tuy nhiên, hạn chế trong nghiên cứu này là không đưa ra các


×