Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Chuyên đề 1Khái luận về triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.51 KB, 34 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1: KHÁI LUẬN VỀ TRIẾT HỌC
1.1 Đối tượng và đặc điểm của triết học
a) Sự thống nhất giữa yếu tố nhận thức và nhận định trong
triết học; tính khoa học và tính đảng trong triết học
- Sự thống nhất giữa yếu tố nhận thức và nhận định trong
triết học
Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thức VI
trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung
Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp cổ đại.
Triết học, theo gốc từ chữ Hán là sự truy tìm bản chất của đối
tượng, là sự hiểu biết sâu sắc của con người, đi đến đạo lý của
sự vật.
Theo người Ấn Độ, triết học là darshana. Điều đó có nghĩa là
sự chiêm ngưỡng dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn
dắt con người đến với lẽ phải.
Theo chữ Hy Lạp, triết học là philosophia, có nghĩa là yêu
thích sự thông thái. Nhà triết học được coi là nhà thông thái, có
khả năng nhận thức được chân lý, làm sáng tỏ được bản chất
của sự vật.
Như vậy, dù ở phương Đông hay phương Tây, khi triết học mới
ra đời, đều coi triết học là đỉnh cao của trí tuệ, là sự nhận thức
sâu sắc về thế giới, đi sâu nắm bắt được chân lý, được quy luật,
được bản chất của sự vật.
Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác
nhau về triết học. Trong các quan điểm khác nhau đó vẫn có
những điểm chung. Đó là, triết học là một hệ thống trong đó có
hai yếu tố khác nhau, thậm chí đối lập nhau là nhận thức và
nhận định. Nhận thức là sự tìm kiếm, khám phá, nó đem lại
những tri thức nhất định về đối tượng. Những tri thức mà triết



học tìm kiếm là những tri thức lý luận, khái quát chung nhất.
Nhận định là đánh giá, bày tỏ thái độ, nó đem lại những quan
điểm hay những cái nhìn nhất định về đối tượng.
- Tính khoa học và tính đảng trong triết học
Quan điểm về thế giới được gọi là thế giới quan, quan niệm về
con người được gọi là nhân sinh quan. Triết học định hướng
chung nhất cho hoạt động của con người bằng phương pháp
luận.
Chủ nghĩa hư vô trong quan điểm lịch sử đồng nghĩa với sự
dửng dưng đối với chính các vấn đề hiện tại, bởi lẽ nó hiểu lịch
sử chỉ như những lát cắt rời rạc, không có mối liên hệ với nhau.
Quan điểm máy móc, siêu hình xem lịch sử triết học thuần túy
chỉ như lịch sử đấu tranh giữa hai hệ thống thế giới quan và hai
phương pháp triết học đối lập nhau, theo sự phân tuyến đơn
giản: tốt – xấu, đúng – sai, khoa học – phản khoa học. Lý luận
khoa học chân chính không nhìn vấn đề một chiều như thế, mà
cố gắng làm sáng tỏ bức tranh đa dạng và phức tạp của sự phát
triển tư duy triết học, từ đó rút ra tính quy luật của nó.
Sự thống nhất tính đảng (tính đảng phái) và tính khoa học
(tính khách quan, chuẩn mực) trong việc xem xét các tư tưởng,
học thuyết triết học trong lịch sử nhân loại đòi hỏi dựa vào cơ sở
thế giới quan và phương pháp luận khoa học, đồng thời nắm
vững nguyên tắc toàn diện và nguyên tắc lịch sử cụ thể, nhằm
tránh sự áp đặt một cách võ đoán, chủ quan đối với lịch sử.
b) Một số định nghĩa triết học
Thời cổ đại, các nhà triết học như Plato, Aristotle định nghĩa
triết học là học thuyết về “tồn tại tối cao” hay là học thuyết về
bản chất cuối cùng (substance) - bản thể của vạn vật. Tồn tại
tối cao không phải là tồn tại cảm tính, tồn tại vật chất, hữu hình
(phisika), mà là tồn tại nói chung, là bản thể, “cái đằng- sau-



của vật chất”, “siêu hình” (meta-phisika). Cho đến thời kỳ cận
đại, triết học được coi là bản thể luận - học thuyết về tồn tại
(bản chất thế giới). Thời cận đại triết học quan tâm đến nhận
thức bản chất thế giới và được coi là nhận thức luận - học
thuyết về nhận thức, bên cạnh truyền thống bản thể luận có từ
trước. Chẳng hạn như Kant cho rằng triết học là học thuyết về
những khả năng và giới hạn tuyệt đối của mọi tri thức.
Theo

Oxford

Advanced

Learner’s

Dictionary

1992,

thì

philosopy là:
1. Sự nghiên cứu để hiểu rõ bản chất của vũ trụ và cuộc đời
con người.
2. Một hay hệ thống những niềm tin do nhận thức đem lại.
3. Tập hợp các niềm tin hoặc một cách nhìn về cuộc sống chỉ
đạo các nguyên tắc xử thế.
4. Thái độ bình tĩnh, thản nhiên trước cuộc sống ngay cả khi

đối mặt với đau khổ, nguy hiểm.
Trong truyền thống của Marxism - Leninism có thể thấy các
định nghĩa:
1. Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất về thế
giới, về con người và về vai trò của con người trong thế giới.
2. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới,
về con người và về vai trò của con người trong thế giới.
Trải qua quá trình phát triển, đã có nhiều quan điểm khác
nhau về triết học. Trong các quan điểm khác nhau đó vẫn có
những điểm chung. Đó là, tất cả các hệ thống triết học đều là
hệ thống tri thức có tính khái quát, xem xét thế giới trong tính
chỉnh thể của nó, tìm ra các quy luật chi phối trong chỉnh thể
đó, trong tự nhiên, xã hội và bản thân con người. Khái quát lại,
có thể hiểu: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung


nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và vị trí
của con người trong thế giới đó.
c) Triết học và triết lý
Triết lý là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một
quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là
nguồn cội tâm thế, giá trị tinh thần, sức mạnh ứng xử được phát
biểu ngắn gọn, xúc tích. Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho
cách xử thế, hành động hay lối sống của một cá nhân hay một
cộng đồng.
Những Triết lý thường dựa trên và tiệm cận đến những phạm
trù thuộc chân lý, đạo đức, sức mạnh, trí tuệ, tiền tài, địa vị,
sống chết, … xoay quanh sự bảo tồn, thể hiện, tranh đấu, mưu
cầu….Hướng đến sự giáo dục bởi tính đúng đắn, tính hệ quả của
nó mà khích lệ các cá nhân, cộng đồng đều có thể tham khảo

tích cực.
Khác với các hệ thống triết học bác học do các nhà tư tưởng,
các nhà khoa học hoàn toàn xác định tạo ra, các triết lý, thường
là vô danh, xuất hiện và tồn tại trong các hình thức khác nhau:
ca dao, tục ngữ, trong cuộc sống thường ngày, trong kiến trúc,
v.v.. Không thể xác định được chính xác thời gian ra đời của một
cái chung, một triết lý cụ thể nào đó. Nhưng có thể xác định
được tác giả và thời gian xuất hiện của một hệ thống triết học
cụ thể. Những triết lý, những cái chung phong phú và đa dạng
đó tồn tại lâu đời trong cuộc sống của mỗi cộng đồng dân tộc,
nhưng chúng chỉ có thể tồn tại bên cạnh nhau, phản ánh các
mặt, các quá trình cụ thể của đời sống xã hội mà không thể tạo
thành một hệ thống triết học có kết cấu lôgíc bên trong, như
một lý thuyết hay hệ thống lí luận triết học. Chúng không thể có


tính khái quát cao và tính hệ thống chặt chẽ như các hệ thống
triết học bác học.
Các triết lý mới đạt tầm kinh nghiệm chứ chưa phải ở tầm
trình độ lý luận. Do vậy, chúng dễ hiểu, dễ vận dụng, sát hợp
với tâm thức, bản sắc, tính cách của cộng đồng và dễ đi sâu vào
con người, dễ tiếp thu và định hướng hoạt động, giao tiếp của
con người nhẹ nhàng hơn so với các nguyên lý lý luận trong các
hệ thống triết học.
d) Vấn đề cơ bản của triết học, các trào lưu và các loại hình
triết học cơ bản
 Vấn đề cơ bản của triết học
Theo Ph. Ăng ghen, ngay từ thời cổ xưa, con người đã gặp
phải vấn đề quan hệ giữa linh hồn với thể xác của con người. Từ
việc giải thích những giấc mơ, người ta đi đến quan niệm về sự

tách rời giữa linh hồn với thể xác, về sự bất tử của linh hồn. Như
vậy, ngay từ thời đó, con người phải suy nghĩ về mối quan hệ
giữa linh hồn với thế giới bên ngoài. Từ khi triết học ra đời, vấn
đề đó được tiếp tục nghiên cứu giải quyết nhưng trên cơ sở khái
quát cao hơn, đó là mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại , giữa
tinh thần với tự nhiên, giữa ý thức với vật chất. Đó chính là vấn
đề cơ bản của triết học. Ph. Ăng ghen viết: "Vấn đề cơ bản lớn
của mọi triết học, đặc biệt là của triết học hiện đại là vấn đề
quan hệ giữa tư duy với tồn tại".
Vấn đề mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại, hay giữa ý thức
với vật chất được gọi là "vấn đề cơ bản lớn" của triết học vì việc
giải quyết vấn đề này là cơ sở và điểm xuất phát để giải quyết
các vấn đề khác của triết học.
Việc giải quyết vấn đề này là tiêu chuẩn để phân chia các
trường phái triết học trong lịch sử. Vấn đề cơ bản của triết học
có hai mặt:


- Mặt thứ nhất trả lời câu hỏi: vật chất và ý thức, cái nào
có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?
- Mặt thứ hai trả lời câu hỏi: con người có khả năng nhận
thức được thế giới hay không?
 Các trào lưu và các loại hình triết học cơ bản
- Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
Căn cứ vào cách giải quyết mặt thứ nhất vấn đề cơ bản của
triết học, các nhà triết học được chia làm hai trường phái chính:
chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm.
+ Chủ nghĩa duy vật cho rằng, vật chất có trước, ý thức có
sau, vật chất quyết định ý thức. Chủ nghĩa duy vật được thể
hiện ba hình thức lịch sử cơ bản là: chủ nghĩa duy vật chất

phác, chủ nghĩa duy vật siêu hình và chủ nghĩa duy vật biện
chứng.
Chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại là hình thức đầu tiên
của chủ nghĩa duy vật. Vào thời kỳ này, khoa học tự nhiên mới
hình thành cho nên các quan điểm duy vật được hình thành dựa
trên cơ sở trực quan, trực giác nên mang tính mộc mạc, chất
phác. Khi đó, các nhà duy vật giải thích thế giới vật chất bằng
cách đi tìm một hay một số sự vật ban đầu, từ đó sinh ra mọi sự
vật, hiện tượng trên thế giới. Mặc dù còn mang tính mộc mạc,
chất phác của nó, nhưng chủ nghĩa duy vật thời kỳ này đã xuất
phát từ bản thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên, không viện
đến thần linh, thượng đế.
Chủ nghĩa duy vật siêu hình thời cận đại (Thế kỷ XVII- XVIII) ở
các nước Tây Âu là thế giới quan của giai cấp tư sản cách mạng
chống lại thế giới quan duy tâm, tôn giáo của giai cấp phong
kiến. Dựa trên những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, chủ
nghĩa duy vật thời kỳ này đã có một bước phát triển so với chủ
nghĩa duy vật thời cổ đại. Tuy nhiên, do hạn chế bởi trình độ


khoa học và lợi ích giai cấp, cho nên duy vật chưa triệt để và
mang tính chất siêu hình, máy móc.
Chủ nghĩa duy vật biện chứng do C. Mác và Ph. Ăng ghen
sáng lập ra và không ngừng phát triển gắn liền với thực tiễn đấu
tranh cách mạng của giai cấp vô sản và các thành tựu của khoa
học hiện đại. Nó đã thống nhất được chủ nghĩa duy vật với phép
biện chứng, và không chỉ duy vật trong lĩnh vực tự nhiên mà còn
duy vật trong cả lĩnh vực xã hội. Đó là chủ nghĩa duy vật triệt
để.
+ Đối lập với chủ nghĩa duy vật, chủ nghĩa duy tâm cho

rằng: ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật
chất. Chủ nghĩa duy tâm chia làm hai hình thức: chủ nghĩa duy
tâm chủ quan và chủ nghĩa duy tâm khách quan.
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng: cảm giác, ý thức là cái
có sẵn trong con người, là cái có trước, quyết định sự tồn tại của
mọi sự vật, hiện tượng. Sự vật, hiện tượng chỉ là "tổng hợp các
cảm giác". Như vậy, họ phủ nhận sự tồn tại khách quan của sự
vật và cho rằng, cảm giác của con người quy định sự tồn tại của
sự vật. Quan điểm đó không thể tránh khỏi đi đến chủ nghĩa
duy ngã.
Chủ nghĩa duy tâm khách quan lại cho rằng: ý thức, tinh thần
("ý niệm", "ý niệm tuyệt đối", "tinh thần thế giới"...) là cái có
trước con người trước thế giới vật chất; nó quyết định sinh ra tự
nhiên, xã hội và bản thân con người. Tất cả các sự vật, hiện
tượng trong thế giới vật chất đều là biểu hiện (hay hiện thân)
của một thứ ý thức, tinh thần nào đó có trước thế giới vật chất.
- Thuyết khả tri (có thể biết) và thuyết bất khả thi (không
thể biết)
Căn cứ vào cách giải quyết mặt thứ hai vấn đề cơ bản của
triết học, các nhà triết học chia ra: thuyết khả tri (thừa nhận


khả năng nhận thức) và thuyết bất khả tri (phủ nhận khả năng
nhận thức).
Đại đa số các nhà triết học đều thừa nhận khả năng nhận
thức của con người, trong đó có cả các nhà triết học duy vật lẫn
các nhà triết học duy tâm. Tuy nhiên, quan điểm của các nhà
triết học duy vật và chủ nghĩa duy tâm khác nhau về cơ bản.
Các nhà triết học duy vật xuất phát từ chỗ cho rằng vật chất có
trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức, cho nên nhận

thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc con người
và con người hoàn toàn có khả năng nhận thức đúng đắn thế
giới khách quan. Ngược lại, các nhà triết học duy tâm xuất phát
từ chỗ cho rằng ý thức có trước, vật chật có sau, ý thức quyết
định vật chất, cho nên nhận thức là ý thức, tinh thần hay "ý
niệm tuyệt đối" tự nhận thức.
Trong lịch sử triết học lại có một số người phủ nhận khả năng
nhận thức của con người. Học thuyết của họ gọi là "thuyết
không thể biết". Theo thuyết này, con người không thể biết
được sự vật, nếu có biết thì cũng chỉ biết được hiện tượng bề
ngoài, chứ không thể hiểu được bản chất của sự vật. Chẳng
hạn, Hium (nhà triết học Anh) cho rằng: chúng ta không biết
được sự vật là như thế nào, thậm chí cũng không biết được sự
vật có tồn tại hay không. Còn Cantơ (nhà triết học Đức) thừa
nhận tồn tại các sự vật, mà ông gọi là "vật tự nó", nhưng không
nhận thức được "vật tự nó" mà chỉ có thể nhận thức được hiện
tượng của nó mà thôi.
1.2 Sự khác nhau cơ bản giữa triết học phương Đông và triết học phương Tây

Triết học phương Đông

Triết học phương Tây

1. Đối tượng ưu tiên và những lĩnh vực

1. Đối tượng ưu tiên và những lĩnh vực

quan tâm chủ yếu của triết học phương

quan tâm chủ yếu của triết học phương



Đông:

Tây:

- Triết học phương Đông lấy xã hội, cá

- Đối tượng của triết học phương Tây rất

nhân làm gốc là tâm điểm để nhìn xung

rộng gồm toàn bộ tự nhiên, xã hội, tư duy

quanh. Do đó đối tượng của triết học

mà gốc là tự nhiên. Nó ngả theo hướng lấy

phương Đông chủ yếu là xã hội, chính trị,

ngoại (ngoài con người) để giải thích trong

đạo đức, tâm linh và do vậy xu hướng là

(con người), nói chung xu hướng nổi trội

hướng nội, lấy trong để giải thích ngoài.

là duy vật.


Đa số trường phái thiên về duy tâm.
2. Hình thức thể hiện và phương pháp

2. Hình thức thể hiện và phương pháp

tư duy của của triết học phương Đông:

tư duy của của triết học phương Tây:

- Triết học phương Đông thường dùng trực
giác, tức là đi thẳng đến sự hiểu biết, vào
cái sâu thẳm bản chất của sự vật, hiện
tượng. Trực giác giữ được cái tổng thể mà

- Triết học phương Tây ngả về tư duy duy
lý, phân tích mổ xẻ còn phương Đông thì
ngả về dùng trực giác.

tư duy phân tích, mổ xẻ đạt đến. Nhưng nó Cái mạnh của phương Tây là cho khoa
có tiềm tàng nhược điểm là không phổ
học, kỹ thuật và về sau là công nghệ phát
biến rộng được. Trực giác mỗi người mỗi

triển... và nhận thức luôn hướng đến nhận

khác. Và không phải lúc nào trực giác

thức cái chân lý vô hạn cùng. Phương Tây

cũng đúng. Thực ra 2 biện pháp kết hợp


đi gần mãi đến chân lý qua hàng loạt

lẫn nhau, nhưng ở đây nói về thiên hướng.

những trừu tượng, khái niệm, quy luật...
của toàm thể vũ trụ, liên tiếp đi từ cấp độ
bản chất thấp đến mức độ bản chất cao
hơn... cũng do vậy họ có xu hướng cô lập
hoá , cách ly hoá, làm mất đi tính tổng thể.
- Triết học phương Tây có xu hướng tách

- triết học phương Đông cho rằng người

chủ thể với khách thể để nhận thức cho

nhận thức và đối tượng nhận thức cùng

khách quan

hoà hợp vào nhau (đặt cùng trong 1 hệ quy - Phương tiện nhận thức của triết học
phương Tây là khái niệm, mệnh đề, biểu
chiếu.) thì nhận thức sẽ dễ dàng.


- Phương tiện nhận thức của triết học

thức lôgíc để đối tượng mô tả rõ ràng,

phương Đông lại là ẩn dụ, liên tưởng, hình thống nhất hơn

ảnh, ngụ ngôn... để không bị lưới giả về
nghĩa do khái niệm che phủ. Nhưng điểm
yếu của triết học phương Đông chính là sự
đa nghĩa, nhập nhằng khác biệt khi qua các
phân tích khác nhau.

- Triết học phương Tây thay đổi theo

- Triết học phương Đông biến đổi tuần tự

hướng nhảy vọt về chất, nên càng tiến hoá

thay đổi dần về lượng, dù thay đổi bao

càng phong phú hơn, xa rời gốc ban đầu.

nhiêu vẫn giữa lấy phần gốc phần lõi làm

Thậm chí có xu hướng cái sau phủ định

nền, không rời xa gốc đã có.

hoàn toàn cái ở giai đoạn trước.
- Trong phép biện chứng giải thích quy

- Trong phép biện chứng giải thích quy

luật của sự vận động - phát triển cũng có

luật của sự vận động - phát triển cũng có


nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về

nét khác biệt. Phương Đông nghiêng về

thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần

thống nhất hay vận động vòng tròn, tuần

hoàn. Phương tây nghiêng về sự đấu tranh

hoàn.

và vận động, phát triển theo hướng đi lên.
- triết học phương Tây thiện về hướng
ngoại, chủ động, tư duy lý luận, đấu tranh

- Khuynh hướng nổi trội của phương Đông sống còn, hiếu chiến, cạnh tranh, bành
lại là hướng nội, bị động, trực giác huyền

trướng, cá thể, phân tích, tri thức suy luận,

bí, hoà hợp, quân bình chủ nghĩa, thống

khoa học, tư duy cơ giới, chú ý nhiều đến

nhất, hợp tác, giữ gìn, tập thể, tổng hợp,

thực thể...


minh triết, tôn giáo, tâm lý, tâm linh, tư

*Tóm lại: Tây (Âu)

duy hữu cơ, chú ý nhiều tới quan hệ...

- Vật chất - Máy móc - Mạnh mẽ, quyết

*Tóm lại: Đông (Á)

liệt, Sức động, quan tâm thực thể độc lập

- Tinh thần - Đời người - Tĩnh lặng cảm

- Thiên về khoa học công nghệ

nhận các mối quan hệ

- Sử dụng trí tuệ, tư tưởng, quan tâm sự

- Thiên về tôn giáo, mỹ thuật, nghệ thuật

vật/hiện tượng -- Vũ trụ, học thuyết

- Sử dụng tình cảm, quan tâm đạo đức --

- Dùng lý trí, mất dần tổng thể, ngày càng


Con người, đạo học


phong phú, cụ thể

- Dùng trực giác, tổng thể vẫn loanh quanh - Quan tâm phần gốc: thế giới quan, bản
những lối cũ, bề ngòai

thể luận, nhận thức luận

- Quan tâm phần ngọn: nhân sinh quan,

- Ảnh hưởng tới: giải thích/lý luận về thế

cách sống, lối sống

giới, thực hành kỹ nghệ, tự do cá nhân,

- Ảnh hưởng tới: kinh nghiệm/hoàn thiện

cách mạng xã hội

cá nhân, ổn định xã hội
3. Sự phát triển của triết học phương

3. Sự phát triển của triết học phương

Đông

Tây

- Phương Đông


- Phương Tây

để chỉ các nước châu Á các nên văn minh

Phương Tây chủ yếu là các nước Tây âu

trên ba lưu vực sông lớn: sông Nin, sông

như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Tây Ban

Hằng, sông Hoàng Hà, chủ yếu là Ai Cập,

Nha... Ngày nay chúng ta gộp cả Mỹ vào

ả rập, ấn độ và Trung Hoa. Hầu hết các
nền tôn giáo lớn của thế giới đều xuất hiện
ở đây.
- triết học phương Đông đi từ ngọn xuống

- Triết học phương Tây đi từ gốc lên ngọn

gốc (từ nhân sinh quan, vấn đề cách sống,

(từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể

lối sống sau đó mới là vũ trụ quan, bản thể

luận... từ đó xây dựng nhân sinh quan con


luận...)

người;)

- ở phương Đông, triết học gắn với những

- ở phương Tây, triết học được xây dựng

hiền triết - nhà tôn giáo, nhà giáo dục đạo

bởi chủ yếu là các nhà khoa học, gắn liền

đức, chính trị-xã hội

với các thành tựu khoa học, đặc biệt là
khoa học tự nhiên

- mục đích chính của phương Đông là cải

- Vậy nên đặc điểm chủ đạo là các nhà

tạo thế giới gồm có: ổn định xã hội, giải

Triết học phương Tây thiên về giải thích

thoát cho con người và làm sao cho con

thế giới theo nhiều cách. Nguồn gốc là do

người hoà đồng với thiên nhiên. Nguồn


ở phương Tây hạ tầng cơ sở quyết định


gốc là do ở phương Đông, thượng tầng

đến thượng tầng kiến trúc.

kiến trúc ra đời trước và thúc đẩy dự phát
triển của hạ tầng cơ sở.

1.3 Triết học Ấn độ và Trung hoa cổ đại

a. Tư tưởng cơ bản của Veda về Mối quan hệ giữa Brahmana và Atmana, về
Vấn đề giải thoát.
- Thành tựu lớn nhất và có nhiều ảnh hưởng của văn hóa tinh thần Ấn độ là
Veda. Đó là một thế giới quan hỗn hợp chứa đựng từ những quan niệm tôn giáo
đa thần đến những quan điểm đạo đức và triết học. Veda được thể hiện dưới
dạng những bài hát, bài thơ dài, các nghi lễ. Toàn bộ Veda có 4 bộ, trong đó
quan trọng nhất là Upanishad. Trong Upanishad có 2 vấn đề mang tính chất và
ý nghĩa triết học lớn. Thứ nhất là vấn đề mối quan hệ giữa vạn vật và cơ sở
chung của chúng (giữa “tất cả” và “một”, giữa các “atman” và “brahman”).
Theo đó thì vạn vật, kể cả con người đều có một linh hồn làm nên cái “bản ngã”
độc đáo của nó là atman. Các atman này thực ra lại chỉ là một bộ phận, một phần
của tinh thần thế giới là brahman. Thứ hai là thuyết luân hồi (samasana). Thuyết
này cho rằng vạn vật đều chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác do
nghiệp (karma).
- Thứ nhất là vấn đề mối quan hệ giữa vạn vật và cơ sở chung giữa các
“Atman” và “Brahman”. Brahman là toàn tri, toàn năng, là nguyên lý cấu tạo và
chi phối vũ trụ, là nguyên nhân của mọi sự sống. Brahman là nguồn sáng của

mọi ánh sáng, là cái ở đằng trước, đằng sau, bên phải, bên trái, ở chót vót trên
cao, ở tận cùng đáy sâu. Brahman là cái vĩ đại nhất. Tinh thần vũ trụ tối cao
Brahman là tinh thần của thế giới, là nguồn sống của tất cả, nó là bản chất nội tại
của tất cả, là nguyên bản của tất cả. Mọi sự vật, hiện tượng, thiên hình vạn trạng,
luôn vận động biến đổi, kể cả con người là biểu hiện khác nhau của tinh thần vũ


trụ tối cao Brahman. Tinh thần vũ trụ tối cao biểu hiện trong con người và chúng
sinh là linh hồn tối cao bất diệt Atman. Atman là bộ phận của Brahman. Không
ở đâu không có Brahman tồn tại tác động, chi phối. Brahman là cái ngã vũ trụ
đại đồng thì Atman là cái ngã cá nhân. Vì Atman đồng nhất với Brahman nên
bản chất linh hồn cũng tồn tại vĩnh viễn, bất diệt như tinh thần tối cao Brahman.
- Song do những tình cảm ý chí, dục vọng và những hành động của thể xác
nhằm làm thỏa mãn mọi ham muốn của con người đã che lấp bản tính của mình,
gây nên hậu quả là linh hồn bất tử, đầu thai hết thân xác này đến thân xác khác,
từ kiếp này sang kiếp khác gọi là thuyết “Luân hồi”.
b. Phe chính thống và phi chính thống trong triết học Ấn đô cổ đại.
- Triết học Ấn độ cổ đại mang nặng màu sắc tôn giáo chứa đựng nhiều yếu tố
thần bí, hình thành và phát triển chủ yếu trong khoảng thời gian 1000 năm (tcn).
Theo cách phân chia truyền thống triết học Ấn độ có 9 hệ thống triết học và
được chia thành hai phái chính thống và phi chính thống.
Phái chính thống là phái trung thành với các truyền thống tư tưởng có trong
Veda, bao gồm 6 hệ thống và vẫn thường được gọi chung là Ấn độ giáo
(Mimamsa, Vedanta, Samkhya, Yoga, Nyaya và Vaisesika).
Phái phi chính thống là phái có những tư tưởng ít nhiều khác với Veda, bao
gồm 3 hệ thống (Lokayata, Jaina và Buddhism).
- Tư tưởng của các trường phái này bao gồm những tư tưởng duy vật vừa có
những tư tưởng duy tâm. Có thể coi Mimamsa và Vedanta có khuynh hướng duy
tâm mà tiêu biểu nhất là Vedanta. Có tính nhị nguyên luận là phái Samkhuya.
Chứa đựng nhiều yếu tố duy vật có phái Lokayata, Nyaya và Vaisesika. Trong

đó học thuyết duy vật của phái Lokayata (Cha-rơ-vac) là triệt để nhất, nó đối lập
với thuyết Vedenta (kinh Vê đà) của đạo Bàlamôn.
c. Các học thuyết chủ yếu của triết học Trung hoa cổ đại


- Từ khoảng thế kỷ thứ VIII tcn trở đi, quyền lực nhà Chu suy yếu, các nước
chư hầu nổi lên tranh giành gây chiến tranh liên miên trong suốt gần 300 năm.
Lịch sử gọi đây là thời kỳ “xuân thu chiến quốc” kết thúc vào năm 221(tcn) với
việc Tần Thủy Hoàng thôn tính các nước và thống nhất Trung quốc. Thời kỳ
xuân thu chiến quốc xã hội phát triển rất sôi động, các học thuyết triết học lớn
hình thành trong thời kỳ này. Đó là thời kỳ mà sử sách ghi nhận là “bách gia chư
tử”, “bách gia tranh minh”, “vương hầu trọng kẻ sỹ”. Chín học thuyết lớn được
sàng lọc và tồn tại, có ảnh hưởng rất lớn cho mãi đến sau này là: Nho gia, Pháp
gia, Đạo gia, Mặc gia, Âm dương gia, Tạp gia, Nông gia, Binh gia, Tung hoành
gia.
d. Quan điểm của Nho gia về con người, xã hội, chính trị và đạo đức.
- Nho gia là học thuyết nổi bật trong số các học thuyết triết học Trung quốc
và có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội không chỉ của Trung
quốc mà còn của các quốc gia phương Đông khác trong thời gian dài.
- Quan niệm chính trị xã hội của Nho gia.
Lý tưởng của Nho gia là một xã hội có trật tự kỷ cương, sung túc, mọi
người sống hòa thuận, yêu thương lẫn nhau.
Xã hội ấy trước hết phải có “ Lễ”. Lễ là phép tắc nhà nước, là nghi thức
sinh hoạt xã hội, là tật tự kỷ cương. Để có Lễ cần phải thực hiện Chính danh,
nghĩa là mọi người trong xã hội phải có ngôi thứ rõ ràng, chỉ làm những gì đúng
với danh phận của mình.
Xã hôi ấy phải “Túc thực” tức là no đủ (Phú quý sinh Lễ Nghĩ, Tiên phú
hậu giáo, Dân dĩ thực vi Thiên, Hằng sản là điều kiện của Hằng tâm)
Xã hội ấy phải “Hòa” tức là mọi người phải yêu thương đoàn kết lẫn nhau
như anh em trong một nhà (tứ hải giai huynh đệ, bất hoạn nhi bần hoạn bất an)

Xã hội ấy phải công bằng (bất hoạn quả nhi hoạn bất quân)
Nho gia chủ trương cai quản đất nước bằng đạo đức (đường lối Đức trị, Lễ
trị), lấy nêu gương đạo đức, thuyết phục nhân nghĩa (dĩ Đức, hành Nhân, giả
Vương), coi dân không chỉ là đối tượng sai khiến, cai quản mà còn phải chú


trọng đem lại ân huệ cho dân, phải coi việc dân là quan trọng nhất (dân vi quý),
vì dân là gốc nước (dân vi bang bản, bản cố bang ninh)
- Quan niệm về con người và đạo đức của Nho gia xoay quanh vấn đề bản
tính con người và giáo dục đạo đức cho con người. Về bản tính con người các
nhà Nho đều nhất trí cho rằng con người ta sinh ra với bản tính như nhau,
nhưng hoàn cảnh sống, giáo dục mà có những phẩm chất khác nhau. Mục đích
của giáo dục là đem đến những phẩm chất tốt đẹp cho con người, nhất là
“Nhân”. Về cơ bản thì Nhân có nghĩa là yêu người (nhân giả ái nhân), tuy
nhiên, tùy từng trường hợp mà có nhiều biểu hiện. Cha mẹ là những người thân
thiết nhất của ta, đối với họ ta phải kính yêu và biết ơn, - đó là Hiếu; anh chị em
là những người ruột thịt của ta, ta phải trên kính dưới nhường, - đó là Đễ; đối
với mọi người ai cũng như ta cho nên cái gì mình muốn thì làm cho người, - đó
là Trung, cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người, - đó là Thứ.
Theo các nhà Nho, để đạt được đức Nhân không dễ, việc tu Nhân, tích Đức
phải làm thường xuyên. Người đạt được đức Nhân ở mức cao nhất, mức tuyệt
đối thì gọi là Thánh nhân. Dưới một bậc lần lượt là Đại nhân, Quân tử và Tiểu
nhân.
Quan niệm về trời, mệnh trời của các nhà Nho không rõ ràng và nhất quán.
Đối với Khổng tử thì “Thiên” vừa có nghĩa là tự nhiên (thiên hà ngôn tai),
nhưng cũng có nghĩa là một đấng quyền năng (sinh tử hữu mệnh, phú quý tại
thiên).
1.4 Triết học Hi Lạp cổ đại:

a. Đặc điểm triết học Hi Lạp cổ đại:

- Triết học Hy Lạp cổ đại là sự kết tinh những gì tinh tuý nhất của nhận thức
nhân loại từ phương thức sản xuất thứ nhất đến phương thức sản xuất thứ
hai ở phương Tây. Vì vậy, ở đó đã dung chứa hầu hết các vấn đề cơ bản
của thế giới quan và là một hệ thống tập hợp các tri thức về tự nhiên, về
con người, mặc dầu chưa thoát khỏi trạng thái phôi thai mộc mạc nhưng
cũng vô cùng phong phú, muôn hình muôn vẻ…Ph. Ăngghen nhận xét


như sau: “Chính vì trong các hình thức muôn vẻ của triết học Hi Lạp đã có
mầm mống và đang nảy nở hầu hết tất cả các loại thế giới quan sau này”.
- Triết học Hi Lạp đặc biệt quan tâm đến vấn đề con người, khẳng định con
người là vốn quý, là trung tâm hoạt động của thế giới. Mặc dù vậy, con
người ở đây cũng chỉ là con người cá thể, giá trị thẩm định chủ yếu ở khía
cạnh đạo đức, giao tiếp và nhận thức.
- Triết học Hi Lạp cổ đại mang tính chất duy vật tự phát và biện chứng sơ
khai, cố gắng giải thích các sự vật hiện tượng trong một khối duy nhất
thường xuyên vận động và biến đổi không ngừng. Với ý nghĩa đó, những
tư tưởng biện chứng của triết học Hi Lạp cổ đại đã làm thành hình thức
đầu tiên của phép biện chứng.
b. Chủ nghĩa duy vật chất phác:
- Chủ nghĩa duy vật chất phác Hy Lạp cổ đại ra đời ở Hy Lạp vào thời kì
mà xã hội xuất hiện trong chế độ chiếm hữu nô lệ. Nhìn chung nó mang
tính duy vật tự phát. Ngay khi mới ra đời, nó đã tìm cách giải thích thế
giới như một chỉnh thể thống nhât trong đó các sự vật vận động và biến
đổi không ngừng. Đề cao vai trò trí tuệ, vai trò của tư duy lý tính thể
hiện
trình độ tư duy trừu tượng hết sức cao.
-

Về thế giới quan là duy vật có ý nghĩa chống lại những tư tưởng sai lầm

của triết học duy tâm và tôn giáo; nhưng về mặt phương pháp luận thì
chưa có cơ sở khoa học, bởi nó mang tính trực quan, cảm tính chủ yếu
dựa vào tri thức kinh nghiệm của chính bản thân các nhà triết học hơn là
những khái quát khoa học của bản thân tri thức triết học. Vì, quan niệm
về thế giới là vũ trụ, là vạn vật, vật chất là vật thể cụ thể hoặc thuộc tính
của vật thể cụ thể, v.v… còn ý thức là linh hồn, là cảm giác nhưng nó
phụ thuộc vào vật chất.


-

Anghen viết: “Quan niệm về thế giới một cách nguyên thủy, ngây thơ,
nhưng căn bản là đúng, là quan niệm của các nhà triết học Hy lạp thời
cổ, và nguời đầu tiên diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Héraclite:
mọi vật đều tồn tại nhưng đồng thời lại không tồn tại, vì mọi vật đều trôi
đi, mọi vật đều không ngừng thay đổi, mọi vật đều luôn ở trong quá
trình
xuất hiện và biến đi”.

-

Chủ nghĩa duy vật chất phác là kết quả nhận thức của các nhà triết học
duy vật thời cổ đại, mang nặng tính trực quan, ngây thơ, chất phác, chưa
dựa vào các thành tựu của các bộ môn khoa học chuyên ngành vì lúc đó
chưa phát triển. Tuy còn hạn chế nhưng chủ nghĩa duy vật chất phác
thời
cổ đại về cơ bản là đúng vì đã lấy giới tự nhiên để giải thích tự nhiên,
không sử dụng đến thần linh hay thượng đế khi nói về vũ trụ.

- Thời cổ đại, các ngành khoa học của Hy Lạp đã rất phát triển, đặc biệt

thiên văn, toán học, y học… Triết học duy vật nhờ đó phát triển rực rỡ,
chứa đựng hầu hết các nội dung cơ bản của nó.
c. Phép biện chứng tự phát
- Theo đánh giá của các nhà kinh điển Mác - Lênin thì Heraclit là người
sáng lập ra phép biện chứng. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng phép
biện chứng dựa trên lập trường duy vật. Phép biện chứng của Heraclit
chưa được trình bày dưới dạng một hệ thống các luận điểm khoa học mà
hầu như các luận điểm cốt lõi của phép biện chứng được đề cập dưới
dạng các câu danh ngôn mang tính thi ca và triết lý. Tư tưởng biện
chứng của Heraclit được thể hiện như sau: Một là Quan niệm về sự vận
động vĩnh cửu của vật chất. Theo Heraclit thì không có sự vật, hiện
tượng nào của thế giới là đứng im tuyệt đối, mà trái lại, tất cả đều trong
trạng thái biến đổi và chuyển hoá. Ông nói: "Chúng ta không thể tắm
hai lần trên một dòng sông vì nước mới không ngừng chảy trên sông";


"Ngay cả mặt trời cũng mỗi ngày một mới". Theo quan điểm của
Heraclit thì lửa chính là bản nguyên của thế giới, là cơ sở duy nhất và
phổ biến nhất của tất cả mọi sự vật, hiện tượng. Đồng thời lửa cũng
chính là gốc của mọi vận động, tất cả các dạng khác nhau của vật chất
chỉ là trạng thái chuyển hoá của lửa mà thôi.
- Hai là Heraclit nêu lên tư tưởng về sự tồn tại phổ biến của các mâu
thuẫn trong mọi sự vật, hiện tượng. Điều đó thể hiện trong những phỏng
đoán về vai trò của những mặt đối lập trong sự biến đổi phổ biến của tự
nhiên về "sự trao đổi của những mặt đối lập", về "sự tồn tại và thống
nhất của các mặt đối lập". Ông nói: "cùng một cái ở trong chúng ta sống
và chết, thức và ngủ, trẻ và già. Vì rằng cái này biến đổi là cái kia; và
ngược lại, cái kia mà biến đổi thành cái này ...". Heraclit đã phỏng đoán
về sự đấu tranh và thống nhất của những mặt đối lập. Lê nin viết: "Phân
đôi cái thống nhất và nhận thức các bộ phận đối lập của nó là thực chất

của phép biện chứng. Điều này chúng ta đã thấy xuất hiện ngay từ nhà
biện chứng Heraclit".
- Ba là Theo Heraclit thì sự vận động phát triển không ngừng của thế giới
do quy luật khách quan (mà ông gọi là Logos) quy định. Logos khách
quan là trật tự khách quan là mọi cái đang diễn ra trong vũ trụ. Logos
chủ quan là từ ngữ học thuyết của con người. Logos chủ quan phải phù
hợp với logos khách quan. Người nào càng tiếp cận được logos khách
quan bao nhiêu thì càng thông thái bấy nhiêu. Lý luận nhận thức của
Heraclit mang tính biện chứng và duy vật sơ khai nhưng cơ bản là đúng.
ở thời cổ đại, xét trong nhiều hệ thống triết học khác không có được tư
tưởng biện chứng sâu sắc như vậy. Chính là những tư tưởng biện chứng
sơ khai của Heraclit sau này đã được các nhà biện chứng cổ điển Đức kế
thừa và các nhà sáng lập triết học Macxít đánh giá cao. C.Mác và
Ph.Ănghen đã đánh gía một cách đúng đắn giá trị triết học của Heraclit
và coi ông là đại biểu xuất sắc nhất của phép biện chứng Hy Lạp cổ đại:


"Quan niệm về thế giới một cách nguyên thuỷ, ngây thơ nhưng căn bản
là đúng ấy, là quan niệm của các nhà Hy Lạp thời cổ và người đầu tiên
diễn đạt được rõ ràng quan niệm ấy là Heraclit".
d. Ý nghĩa lịch sử của triết học Hi Lạp cổ đại.
- Triết học Hy Lạp-La Mã cổ đại là tiếng chuông vàng, là nhịp cầu vững
chắc, nối những bến bờ triết học sau này. Đến nay những gì mà triết học
Hy Lạp cổ đại mang đến cho nhân loại vẫn còn nguyên giá trị đó. Triết
học Hy Lạp cổ đại chia làm ba thời kỳ. Thời ky tiền Socrate, thời kỳ
Socrate là thời kỳ cực thịnh, thời kỳ hậu Socrate. Trong giai đoạn này có
rất nhiều triết gia nổi bậc như: Thales, Anaximandre, Heraclite,
Pythagore, Xenophane, Parmenide, Zenon, Anaxagore, Empedocle,
Democrite, Socrate, Platon, Aristote…Triết lý Hy Lạp cổ đại là những
viên gạch đầu tiên xây nên toàn bộ ngôi nhà văn minh của Châu Âu

ngày nay. Ta có thể thấy cả bề mặt và bề trái của Châu Âu ngày nay qua
nền triết học Hy Lạp cổ đại. Điều đó làm cho nó sáng rực rỡ trên vũ đài
triết học nhân loại và trở nên bất hủ. Marx nói: “Dại dột cho ai không
thấy giá trị Hy Lạp cổ đại”. Những triết gia đã đóng góp vào kho tàng
triết học ấy nổi bậc và ngời sáng là Socrate, triết gia đã sống và chết
không phải cho riêng mình.
- Nếu nền triết học phương tây là bản nhạc giao hưởng vu vươn đầy màu
sắc, âm hưởng tuyệt vời. Thì triết học cổ Hy Lạp là khúc dạo đầu hoàn
mĩ. Người nghệ sĩ tài ba đánh lên những nốt nhạc dạo đầu ấy chính là
nghệ sĩ Socracte, làm say mê lòng người với những giai điệu quyến rũ,
như cô gái mười bảy đang xỏa tóc dưới ánh trăng vàng thơ mộng. Bản
giao hưởng của triết học phương tây có lúc trầm lúc bổng, có lúc lắng
đọng, là những khỏang lặng đến tê lòng người. Khúc dạo đầu của bản
giao hưởng ấy trầm hùng từ Thales rồi bay bổng âm điệu tuyệt vời của
Socrate, vu vươn của Platon, Aristote v.vv..đến khoảng lặng nghẹt thở
của thời kỳ trung cổ, rồi nó lại thăng hoa lên vào thời phục hưng. Rồi


huy hoàng tráng lệ thời cận đại và hiện đại của Schopanhaure, Hegel,
Karl Marx….
- Trong những nhà triết gia phương tây ví như những nghệ sĩ chơi đàn ấy,
góp phần cho bản giao hưởng triết học phương tây còn âm vang mãi, thì
nghệ sĩ Socrate và khúc dạo đầu của triết học Hy Lạp cổ đại bao giờ
cũng lắng đọng trong lòng người với những cảm xúc dịu dàng, yên ả.
Dù thời gian có qua đi tiết đấu bản giao hưởng có cách tân cách mấy thì
khúc dạo đầu vẫn còn nguyên giá trị với thời gian.
1.5 Triết học Tây Âu thời kỳ trung đại.
a) Kyto giáo và ảnh hưởng của nó đến triết học.

- Giai đoạn đầu của trung đại, Ky-to giáo phải đấu tranh với các tôn giáo đa

thần khác vốn rất đa dạng trong các địa phương rộng lớn của đề quốc La mã. Chính trong cuộc đấu tranh này đã hình thành nên cái gọi là “Triết
học Ky-to giáo”. Thực ra thì đó là thần học (theology). Các nhà “triết học
Ky-to giáo” viết rất nhiều tác phẩm, trong đó trình bày các giáo điều, giáo
lý của Ky-to giáo, nhưng họ lại khẳng định rằng Ky-to giáo cũng chỉ đặt ra
và giải quyết các vấn đề mà triết học Hy- lạp đã đặt ra nhưng không thể
giải quyết được. Đó là các vấn đề về khởi nguyên (nguồn gốc), bản chất
(bản thể) của thế giới, về bản chất và vai trò trong thế giới của con người.
Đề cập những vấn đề đó, “triết học Ky-to giáo” đưa ra các khái niệm về
“tồn tại tuyệt đối”, “tồn tại tối cao”, ‘sự sáng tạo” “tận thế”, “sứ mệnh”,
“tội lỗi”, “trừng phạt”, “địa ngục”, “thiên đường”,…Trong số các “nhà
triết học Kyto giáo” , tiêu biểu nhất phải kể đến là Augustin(354 -430).
Trong một loạt các tác phẩm của thần học mình, Augustin chứng minh
rằng Chúa Trời là tồn tại cao nhất. Trong Chúa Trời có các ý niệm bất tử,
vĩnh cửu quy định trật tự thế giới. Chúa Trời sáng tạo ra thế giới từ hư vô
và theo thiện ý của mình, chứ không theo một tính tất yếu nào. Thế giới
không thống nhất, mà như là một chiếc thang đi lên mãi. Con người có vị
trí đặc biệt trong chiếc thang này. Con người là một thế giới thu nhỏ, một


tiểu vũ trụ. Nó không chỉ có bản tính vật chất, - như cỏ cây động vật - mà
còn kết hợp với linh hồn và ý chí. Linh hồn là bất tử và tự do. Con người
là tự do trong các quyết định của mình, nhưng tất cả những gì nó làm là
thông qua Chúa Trời. Bằng quyết định trước của mình, Chúa Trời lựa chọn
một số người để cứu rỗi và cho hưởng hạnh phúc, số khác thì bị phán xét
và đẩy xuống địa ngục. Đây thực chất là thuyết tiền định nổi tiếng của Kyto giáo. Sự tiền định của Chúa Trời là nguồn gốc của hai thế giới đối lập
nhau: Thiên đường Trần thế. Trần thế là thế giới của tranh giành, bạo lực
và tội ác. Nhà thờ là nơi con người có thể xa lánh tội ác, là sự chuẩn bị đến
Thiên đường.
- Bên cạnh đó việc thảo luận một số các vấn đề tôn giáo cũng đã đưa đến
các vấn đề triết học. Quan trọng nhất trong số đó là vấn đề quan hệ giữa

cái chung với cái riêng. Lịch sử triết học gọi đây là cuộc tranh luận về bản
tính của cái chung hay các khái niệm (universanlia; genera). Các nhà kinh
viện đưa ra nhiều cách giải quyết vấn đề này, nhưng nổi lên là hai quan
điểm. Chủ nghĩa duy thực (realism) cho rằng các khái niệm chung là
những bản chất thực sự, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào tư tưởng,
ý thức con người. Trái lại, chủ nghĩa duy danh (nominalism) cho rằng các
khái niệm chung chỉ là các danh từ, tên gọi. Cuộc tranh luận giữa chủ
nghĩa duy danh và chủ nghĩa duy thực có thể coi như là sự tiếp tục “đường
lối Democrit” và “đường lối Platon”. Nó đã làm sâu sắc hơn vấn đề cơ bản
của triết học, đặt ra nhiều khía cạnh về mối quan hệ giữa cảm tính và lý
tính, giữa cụ thể và trừu tượng, giữa kinh nghiệm và tiên nghiệm,… Chúng
trở thành những vấn đề chủ yếu của lý luận nhận thức trong triết học và
khoa học sau này.
b) Thần học và triết học kinh viện.

- Bắt đầu từ khoảng thế kỷ IX trở đi, khi mà Ky-to giáo đã trở thành thống
trị trong đời sống xã hội, triết học dần biến mình thành công cụ phục vụ


cho tôn giáo. Xu hướng triết học coi nhiệm vụ chủ yếu là “chứng minh”
(hiểu theo nghĩa là minh họa) cho Ky-to giáo gọi là Triết học kinh viện
(scholatica). Triết học đã chỉ dựa vào uy tín một cách mù quáng, xa rời
cuộc sống thực tế, coi thường sự kiện kinh nghiệm. Vấn đề chủ yếu mà
triết học kinh viện là vấn đề quan hệ giữa tri thức và niềm tin. Phần lớn
các nhà kinh viện đều cho rằng niềm tin cao hơn và quan trọng hơn tri
thức. Nhà triết học kinh viện tiêu biểu nhất và có ảnh hưởng lớn nhất là
Thomas d’Aquin (1225 -1274). Ông “chứng minh” rằng, lý trí và niềm tin
không chỉ khác nhau, mà còn thống nhất hài hòa với nhau, trong đó niềm
tin giữ vai trò quyết định. Trên con đường đến với chân lý tối cao, lý trí có
thể mâu thuẫn với niềm tin, nhưng như thế chỉ chứng tỏ rằng lý trí thấp

hơn niềm tin. Credo, quia absurdum; triết học thấp hơn thần học. Thomas
d’ Aquin khai thác và phát triển yếu tố duy tâm trong triết học của
Aristotle. Theo Aristotle thì vật chất và hình thức thống nhất với nhau.
Thomas cho rằng vật chất không thể tồn tại tách rời hình thức, nhưng hình
thức thì hoàn toàn có thể tồn tại độc lập với vật chất. Vật chất và hình thức
chỉ thống nhất với nhau trong các sự vật cảm tính, còn trong các tồn tại
tinh thần, thì hình thức hoàn toàn không cần đến vật chất. Chúa Trời là tồn
tại tinh thần cao nhất. Thomas cũng đưa ra cái gọi là “chứng minh vũ trụ
luận về sự tồn tại của Thượng đế. Theo đó thì Thượng đế (Chúa Trời) là
nguyên nhân của mọi nguyên nhân, hay là nguyên nhân cuối cùng của vạn
vật.

1.6 Triết học tây Âu thời kỳ Phục hưng

Văn hóa thời kỳ Phục hưng và những tư tưởng triết học tiêu biểu
Phong trào Phục hưng là sự phát triển văn hóa rực rỡ bắt đầu từ cuối thế kỷ
XIV. Nó bắt nguồn từ bắc Italy và nhanh chóng lan rộng lên phía bắc trong các
thế kỷ XV và XVI, Lịch sử gọi đây là thời đại “phục hưng”, theo nghĩa là tái


sinh, khôi phục lại nền văn hóa và nghệ thuật cổ đại, nhất là văn hóa và nghệ
thuật Hy- lạp. Sau “đêm trường trung cổ” khi mọi khía cạnh của cuộc sống đều
được nhìn qua lăng kính tôn giáo, giờ đây mọi thứ lại xoay quanh con người.
Giai đoạn phục hưng là giai đoạn bắt đầu hình thành phương thức sản xuất tư
bản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa nhân văn (Hummanism) thời đại Phục hưng đã tạo ra một cách
nhìn mới về con người, một niềm tin mới vào con người và giá trị của con
người, ngược lại hoàn toàn với với những tuyên bố thiên lệch thời Trung cổ về
bản chất tội lỗi của con người. Giờ đây con người được coi là vĩ đại nhất và là
giá trị cao nhất. Con người tồn tại không chỉ vì Chúa Trời. Con người có thể và

phải được tận hưởng cuộc sống ngay trong hiện tại, chứ không phải là sự chuẩn
bị cho đời sau.
Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng còn tiến xa hơn đến chủ nghĩa cá nhân
(individualism): chúng ta không chỉ là người, chúng ta còn là những cá nhân độc
nhất vô nhị, tự do và sáng tạo không giới hạn, tự quyết định cuộc sống và vận
mệnh của mình. Tư tưởng này đã dẫn đến cảm hứng bao trùm mọi khía cạnh của
cuộc sống, bao gồm cả một cái nhìn mới về tự nhiên. Tự nhiên giờ đây không
còn là cái mà con người chỉ đơn giản là một bộ phận hay một phần của nó. Con
người cần phải và có thể can thiệp, cải tạo, chinh phục và thống trị tự nhiên.
Thuyết phiếm thần (Pantheism): Theo Jordano Bruno (1548 -1600) cho
rằng mục đích của nhận thức triết học không phải là Chúa Trời, mà là tự nhiên;
chính Chúa Trời cũng hiện hữu trong tự nhiên, và tự nhiên là vô tận. Triết học
Phục hưng không thực sự là triết học của các nhà chuyên nghiệp. Nó là tập hợp
những tư tưởng được nêu lên trong quan điểm của các nhà trí thức đương thời:
các nhà khoa học, các nhà sáng chế kỹ thuật, các nhà hoạt động nghệ thuât, các
nhà thám hiểm,… Nhìn chung, triết học Phục hưng có xu hướng chống kinh
viện, quay trở về với nhận thức con người và tự nhiên. Nó khác với quan niệm
chính thống của các triết gia thời Trung cổ, những người quả quyết rằng giữa
Chúa Trời và thế giới do Chúa Trời tạo ra là một ranh giới không thể vượt qua.


Triết học Phục hưng cũng là triết học tự nhiên (naturphilosophie). Bằng
các học thuyết vẫn ít nhiều mang tính tư biện của mình, các nhà khoa học tự
nhiên đem đến những cái nhìn mới về thế giới. Trong suốt thời kỳ Trung cổ,
không ai nghi ngờ về việc trái đất là trung tâm của vũ trụ; rằng trái đất đứng im
trong khi các thiên thể di chuyển theo quỹ đạo xung quanh nó. Nicolaus
Copernicus (1473- 1543) nhà thiên văn học người Ba-lan đã làm “một cuộc
cách mạng” khi tuyên bổ rằng không phải mặt trời quay xung quanh trái đất mà
là ngược lại. Từ việc quan sát các thiên thể, ông cho rằng sẽ dễ hiểu hơn nếu giả
thiết rằng cả trái đất và các hành tinh khác đều quay quanh mặt trời. Galileo

Galilei (1564 - 1642) nhà khoa học tự nhiên thực nghiệm, người đặt nền móng
cho môn cơ học cổ điển. Tư tưởng triết học của Galile chủ yếu là liên quan đến
các vấn đề phương pháp nhận thức khoa học. Ông tin rằng, con đường nhận thức
cần phải đi từ các tri giác cảm tính về các hiện tượng của tự nhiên đến những
hiểu biết lý luận về chúng; cần thiết phải sử dụng hai phương pháp phân tích và
tổng hợp. Tri thức đúng đắn là sự thống nhất của phân tích và tổng hợp, của cảm
tính và trừu tượng. Lý thuyết khoa học không thể tách rời thực nghiệm.
Chú ý nếu anh chị nào muốn đầy đủ có thể tham khảo thêm ở mục 1.6 trang
112 trong giáo trình.
1.7 Triết học Tây Âu thời cận đại.

a. Chủ nghĩa duy vật siêu hình và máy móc ( cơ giới):
- Nguyên nhân:
Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của cơ học, khoa học thực
nghiệm khiến cho chủ nghĩa duy vật thời kỳ này chịu sự
tác động mạnh mẽ.
- Bản chất:
Chủ nghĩa duy vật giai đoạn này chịu sự tác động mạnh
mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc của cơ
học cổ điển. Do đó theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật
siêu hình, thế giới giống như một cỗ


máy cơ giới khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn ở
trạng thái
biệt lập, tĩnh tại; nếu có biến đổi thì đó chỉ là sự tăng giảm
đơn
thuần về số lượng và do những nguyên nhân bên ngoài
gây ra.
- Ý nghĩa lịch sử:

Góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan
duy tâm và tôn giáo, nhất là giai đoạn lịch sử chuyển tiếp
từ thời
Trung cổ sang thời Phục Hưng ở các nước Tây Âu
b. Vấn đề phương pháp nhận thức trong triết học của Bacon(1561- 1626) và
Descartes (1596 -1650)
Trong nhiều tác phẩm triết học của mình, Bacon nêu lên quan niệm mới
về khoa học. Theo đó khoa học phải mang tính thực tiễn, phải giúp con
người chinh phục tự nhiên và hoàn thiện bản thân. “Tri thức là sức mạnh”
là tuyên bố mà Bacon dùng để nhấn mạnh giá trị thực tiễn của tri thức.
Nhưng muốn chinh phục được tự nhiên, thì phải nắm vững các quy luật
của nó. Theo Bacon để có những “tri thức sức mạnh”, thì trước hết phải
có phương pháp đúng. Phương pháp là “ngọn đuốc soi đường” trong đêm
tối của khoa học. Phương pháp khoa học không thể giáo điều chỉ xuất
phát từ những luận điểm trừu tượng chung để rút ra mọi tri thức riêng. Nó
cũng không thể chỉ là kinh nghiệm, không đi quá các sự kiện riêng biệt.
Các kết luận khoa học phải là sự khái quát chung dựa trên các sự kiện
điển hình, các mối liên hệ tất yếu nhân quả và đã được kiểm tra bằng thực
nghiệm. Phương pháp ấy được gọi là quy nạp khoa học (induction). Mặt
khác, tri thức đúng đắn cũng chỉ có được khi trí tuệ sáng suốt, không bị u
mê bởi cái gọi là “các thần tượng” (idola) như chủ quan áp đặt, thành kiến
bảo thủ, a dua đám đông và tin tưởng uy tín mù quáng.
c. Chủ nghĩa duy cảm giác (Sensualism)và chủ nghĩa duy lý (Rationalism).


×