Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Báo cáo thực tập phương pháp xác định giá thầu xây lắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 30 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
LỜI NÓI ĐẦU

Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh, lĩnh vực đầu tư xây dựng
cũng không phải là ngoại lệ. Với sự xuất hiện của nhiều vấn đề mới nảy sinh cần được
nghiên cứu giải quyết. Theo cơ chế quản lý cũ, trong xây dựng cơ bản chủ yếu quản lý
bằng phương pháp giao thầu, nhận thầu theo kế hoạch nên khó tránh khỏi thất thoát
hàng ngàn tỉ đồng và chất lượng công trình cũng ko được đảm bảo.
Trong bối cảnh đó việc đổi mới phương thức quản lý đầu tư và xây dựng là
việc rất cần thiết và đấu thầu xuất hiện là một điều tất yếu. Đấu thầu là một hình thức
kinh doanh dựa vào hình thức cạnh tranh trên thị trường. Kinh nghiệm cho thấy đấu
thầu nếu được thực hiện đúng sẽ tiết kiệm hoặc làm lợi đáng kể so với các phương
pháp đã thực hiện trước đây.
Đấu thầu có nhiều hình thức khác nhau nhưng trong đó đấu thầu rộng rãi là
hoàn chỉnh nhất và mang lại hiệu quả cho các công trình xây dựng. Hình thức này
đang rất phổ biến và Việt Nam áp dụng nó trong hầu hết các công trình xây dựng cơ
bản. Tuy nhiên việc thực hiện công tác đấu thầu trong nhưng năm qua là vừa làm vừa
rút kinh nghiệm để hoàn thiện nên còn nhiều hạn chế và bất cập.
Qua quá trình thực tế ở xí nghiệp cầu 17 – CIENCO 1 và được sự giúp đỡ nhiệt
tình của phòng kế hoạch, sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị Loan em đã quyết
định chọn mảng dự thầu để tìm hiểu và báo cáo.

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

1


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ XÍ NGHIỆP CẦU 17 - TỔNG CÔNG TY XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 1
1.1. Giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển của Xí nghiệp Cầu 17 CIENCO 1.


1.1.1. Thông tin cơ bản về Xí nghiệp.
- Tên gọi : Xí nghiệp Cầu 17 – CIENCO 1
- Tên viết tắt: BRE17
- Trụ sở chính: Tầng 12 + 13, tòa nhà 623, La Thành, Ba Đình, Hà Nội
- Điện thoại: 04.38350926
- Fax: 04.38350935
- Giám đốc: Kĩ sư Đào Việt Tiến
- Mã số thuế: 0100104274 - 013
- Hoạt động theo đăng ký số: 0116001151, ngày 09/11/2009 do Sở kế hoạch Đầu
Tư thành phố Hà Nội cấp.
1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển.
Năm 2008, Xí nghiệp cầu 17 - CIENCO 1 được thành lập theo quyết định của
Hội đồng quản trị Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1. Đây là đơn vị hạch
toán phụ thuộc Tổng công ty. Những năm đầu khi mới thành lập bên cạnh những
thuận lợi rất cơ bản là doanh nghiệp trực thuộc Tổng công ty với bề dày truyền thống
hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, Tổng công ty đã điều động nhiều cán bộ khoa
học kỹ thuật, cán bộ quản lý từ các phòng ban tham mưu nghiệp vụ của Tổng công ty,
điều động số công nhân lành nghề từ các đơn vị đến làm việc tại Xí nghiệp, đồng thời
cung cấp các thiết bị thi công tiên tiến, hiện đại. Bên cạnh đó Xí nghiệp cũng gặp rất
nhiều khó khăn về công tác thị trường, thu hút các nguồn lực để xây dựng và phát
triển nhưng bằng sự nỗ lực vươn lên, sự phấn đấu không ngừng của ban lãnh đạo cùng
toàn thể cán bộ nhân viên, Xí nghiệp đã ngày càng trưởng thành và phát triển vững
mạnh.
Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, Xí nghiệp cũng ngày càng vững
mạnh hơn. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành của mình, Xí nghiệp đã tham gia
thi công nhiều dự án lớn về cầu đường bộ, góp phần tích cực vào sự phát triển giao
thông vận tải nói riêng và cho nền kinh tế quốc dân nói chung.
Bằng sự lãnh đạo tài tình của Ban lãnh đạo Xí nghiệp, cùng với sự hăng say
làm việc của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp, năm 2011 Xí nghiệp đã đạt được
chứng chỉ quản lý chất lượng ISO9001:2000 số NVQ34099 do tổ chức DAS Vương

Quốc Anh chứng nhận. Song song với sự đi lên của Xí nghiệp, ban lãnh đạo Xí nghiệp
cũng rất quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên, mức thu nhập của cán bộ
công nhân viên ngày càng được nâng cao.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

2


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
1.1.3. Quy mô của Xí nghiệp Cầu 17.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, có sự đầu tư đúng đắn của Nhà nước
trong việc phát triển cơ sở hạ tầng. Hòa mình vào nhịp điệu phát triển đó, Xí nghiệp
Cầu 17 - CIENCO 1 đã không ngừng nâng cao năng lực của mình trong sản xuất, góp
phần xây dựng nên những cây cầu, những con đường...
Xí nghiệp đã đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, tạo
nhiều nguồn vốn, nhiều khách hàng, cải tổ và nâng cao năng lực kịp thời đại nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hành và đặc biệt là tiêu chuẩn và chất lượng
của các công trình kiến trúc.

1.2. Nội dung ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp Cầu 17.
Từ khi hình thành và phát triển, xí nghiệp tập trung hoạt động sản xuất kinh
doanh trong những lĩnh vực sau :
- Xây dựng các công trình giao thông trong và ngoài nước.
- Xây dựng các công trình thủy lợi, công nghiệp, dân dụng.
- Sửa chữa phương tiện, thiết bị thi công.
- Tư vấn đầu tư xây dựng công trình giao thông (không bao gồm tư vấn pháp
luật).
- Lập dự án đầu tư xây dựng các công trình công nghiệp thực phẩm, dân dụng,
nông nghiệp và phát triển nông thôn.
- Khảo sát địa hình phục vụ lập dự án và thiết kế các công trình xây dựng.

1.3. Cơ cấu tố chức bộ máy quản lí của Xí nghiệp Cầu 17
Xí nghiệp Cầu 17 – CIENCO 1 tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực
tuyến, ra quyết định từ trên xuống, chức năng cao nhất là giám đốc chịu trách nhiệm
điều hành công việc chính của Xí nghiệp, các phó giám đốc chịu trách nhiệm giúp
việc cho giám đốc và chịu trách nhiệm trước giám đốc và pháp luật. Cuối cùng các
phòng ban chịu trách nhiệm tham mưu và giúp việc cho giám đốc trong việc ra quyết
định quản lý.

Bộ máy quản lí của Xí nghiệp được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ bộ máy quản lý xí nghiệp
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

3


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

Nguồn: website của công ty ( )

+ Ban Giám Đốc: Bao gồm giám đốc và các phó giám đốc, trong đó có một phó
giám đốc phụ trách kinh doanh và một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, giám đốc phụ
trách chung các hoạt động của xí nghiệp.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

4


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
+ Phòng kế toán: quản lý công ty trong lĩnh vực tài chính, kế toán nhằm phục vụ

và phản ánh đúng trung thực nhất năng lực của xí nghiệp về tài chính, nhằm đánh giá ,
tham mưu trong lĩnh vực quản lý cho ban giám đốc.
+ Phòng kế hoạch thị trường: Khai thác khách hàng, tìm việc và ký kết các hợp
đồng kinh tế, phụ trách các việc hoàn thiện thủ tục thanh toán công nợ cũng như các
tài liệu, công nợ, nghiệm thu bàn giao tài liệu … đồng thời phối hợp với phòng kế
toán trong việc xác định chính xác công nợ của khách hàng, có kế hoạch thu nợ và
khai thác khách hàng, …
+ Phòng tổ chức hành chính an toàn lao động: Quản lý xí nghiệp trong lĩnh vực
hành chính nhân sự nhằm đáp ứng kịp thời và đồng nhất cho hoạt động của xí nghiệp,
đánh giá đúng nhất năng lực cán bộ về hình thức và chất lượng lao động để tham mưu
cho Ban giám đốc từ đó có sự phân công lao động phù hợp năng lực nhất. Hướng dẫn
và tổ chức công tác an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp cho các đội công trình.
+ Phòng kỹ thuật - vật tư: Quản lý biện pháp tổ chức thi công các dự án tập hợp
tài liệu phục vụ công tác đấu thầu và các điều kiện của hợp đồng. Quản lý tiến độ của
các dự án, tiếp nhận và phổ biến kịp thời các công nghệ mới, tham gia công tác xây
dựng định mức kinh tế kỹ thuật công trình.
+ Phòng thiết bị - Vật tư thi công: . Quản lý và theo dõi thiết bị. Theo dõi, hướng
dẫn các Đội công trình quản lý, sử dụng và bảo trì sửa chữa thiết bị trong xí nghiệp.
Các đơn vị sản xuất trực tiếp của xí nghiệp bao gồm:
+ Đội công trình 1
+ Đội công trình 2
+ Đội công trình 3
+ Đội công trình 4
+ Đội công trình 5
1.4. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp Cầu 17
Bảng 1-1
Kết quả kinh doanh của Xí nghiệp trong giai đoạn 2010- 2013
Đơn vị tính: VNĐ
S
T


Chỉ tiêu

2010

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

2011

5

2012

2013


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
T

1

2

3

Doanh thu bán hàng
210.113.834.845 304.989.879.741 529.043.389.423
và cung cấp dịch vụ

599.899.645.122


192.513.346.234 291.895.911.594 518.142.753.945

582.274.732.734

17.600.688.611

Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận gộp
( 3=1 -2 )

13.093.968.147

10.900.535.478

17.624.912.388

1.038.463.063

1.582.347.236

1.623.734.855

655.522.817

1.263.010.417

1.362.934.635


1.398.262.835

5.806.119.279

11.475.297.779

10.284.836.782

9.725.483.274

4 Doanh thu tài chính 1.264.047.401

5

Chi phí tài chính

6

Chi phí QLDN

7

Lợi nhuận thuần
{7= 3 +(4 -5 ) – 6}

8

Số lượng lao động

308


386

427

532

9

Thu nhập bình
quân/người/năm

20.543.646

41.647.258

60.745.832

83.344.735

Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh năm 2010-2013
Nhận xét :
* Sản lượng

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

6


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP


Nguồn: website của công ty ( )
1.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty
* Thiết bị
ST
T

Tên máy

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

Số
lượn
7

Nước sản
xuất

Ký hiệu máy


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
g
I.
1
2
3
4
5
6


Thiết bị bơm
Máy bơm HL980- 9
Máy bơm LT470- 16
Máy bơm HL190- 55
Máy bơm Tsurumi 11KW
Máy bơm Tsurumi 9KW
Máy bơm trục đứng 22KW

3
3
2
1
3
1

7

Máy bơm dưới nươc 15KW

1

8

Máy bơm áp lực

1

9
10


Máy bơm Tsurumi
Máy bơm nước thải Tsurumi

1
2

1

Thiết bị dự ứng lực
Kích YCW 500B-200

2

2

Kích YCW 300B

2

3

Kích YCW 250B

2

4

Kích YCW 100B-200


7

5

Kích YCQ

1

6

Kích YDC

3

7

9

Kích đánh xù đầu cáp loại củ 1
hành
Kích ép đầu neo chết loại
1
ống
Kích đầy dàn 25T
4

10

Kích đẩy ngang 10T


3

11

Kich thủy lực 6T

2

12

Kích thủy lực 10T

1

13

Kích thủy lực 16T

1

14

Trạm kích ZB4- 500

6

II.

8


Nguyễn Việt Hoàng Long k52

8

Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Nhật Bản
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Nhật Bản
Nhật Bản

HL980- 9, 33KW- 980v/p
LT470- 16, 33KW- 980v/p
HL190- 55, 45KW- 1450/p
KTZ 611-150- 11KW
KRS2-150, 9KW
22KW

Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung

Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung
Quốc
Trung

YCW 500B-200

15KW
YK120
KRS2-150, 9KW/ 380V
KTZ475, 7,5KW380v/50hz


YCW 300B
YCW 250B
YCW 100B-200
YCQ 60T
YDC 240Q
YH3
GIJC50- 150
25 ton
10 ton
6 ton
16 ton
10ton
ZB4- 500


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
15
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

1
2
3
1
2
1
2
3
4
1
2
3
4
5
6

Bộ nguồn thủy lực
III.
Thiết bị khoan nhồi
Máy khoan cọc nhồi Soilmec
Máy khoan cọc nhồi Soilmec
Máy khoan cọc nhồi Soilmec
Máy khoan cọc nhồi Bauer
Máy khoan cọc nhồi Bauer
Máy khoan cọc nhồi Bauer
Máy khoan cọc nhồi Hitachi
Máy khoan cọc nhồi Hitachi
Máy khoan cọc nhồi IMT
Gầu khoan D1500


Quốc
Đài Loan

1

Ý
Soilmec R625
Ý
Soilmec SR80C
Ý
Soilmec SR90C
Đức
Bauer BG25C
Đức
Bauer BG28
Đức
Bauer BG36
Nhật Bản
Hitachi KH180- 3
Nhật Bản
Hitachi KH250HD
Singapo
IMT ÀF-220
Trung
D1500
Quốc
Gàu khoan D2000
1
Trung
D2000

Quốc
Thùng đựng bentonite 15m3 1
Trung
15m3
Quốc
Máy trộn bentonite
1
Trung
Quốc
IV.
Trạm trộn bê tông
Trạm trộn 60m3/h
2
Việt Nam
60m3/h
Trạm trộn 30m3/h
1
Việt Nam
30m3/h
Trạm trộn bê tông 60m3/h
3
Nhật Bản
60m3/h
V.
Thiết bị vận chuyển bê tông
Xe Mix Huyndai HD270
3
Hàn Quốc
Huyndai HD270
Xe trộn bê tông

1
Trung
Quốc
VI. Máy bơm bê tông
Máy bơm bê tông
1
Đức
BSA2109-D
Puztaimater
Máy bơm bê tông
1
Trung
Quốc
Máy bơm bê tông Deawoo
1
Hàn Quốc
Deawoo
Máy bơm bê tông 87m3/h
1
Hàn Quốc
VII. Thiết bị làm đất
Máy xúc lật ZL30E
1
Trung
ZL30E
Quốc
Máy đào Kobelco sk120
1
Nhật Bản
Kobelco sk120

Máy đào Mitshubitshi
1
Nhật Bản
Mitshubitshi FBC230
FBC230
Máy xúc bánh xích Komatsu 1
Nhật Bản
Komatsu PC200
Máy xúc đào PC200
1
Trung
PC200
Quốc
Máy xúc lật bánh lốp
1
Nhật Bản
Komatsu 100

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

3
3
1
2
1
1
1
1
1
1


0,5-1m/ph, max 200pa

9


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Komatsu
7 Máy xúc lật bánh lốp LX70
8 Máy xúc lật bánh lốp
Komatsu
9 Máy xúc lật bánh lốp Hitachi
10 Máy xúc lật bánh lốp
Kwasaki
11 Máy xúc bánh xích Komatsu
12 Máy xúc bánh xích CAT
318BL
13 Máy xúc bánh xích Solar
14 Máy xúc bánh xích Dosan
Solar
15 Máy xúc bánh xích CAT
VIII. Thiết bị điện
1 Máy phát điện
CUMIN200KVA
2 Máy phát điện 225KVA
3 Máy phát điện 213KVA
IX. Búa rung
1 Búa rung DZ60
2 Búa rung 60KW
3

X.
1
2
3
4
5
6
7

1
1

Nhật Bản
Nhật Bản

LX70-2
Komatsu 150

2
1

Nhật Bản
Nhật Bản

Hitachi
Kwasaki

1
2


Nhật Bản
Nhật Bản

Komatsu PC2007
CAT318BL

1
1

Hàn Quốc
Hàn Quốc

Deawoo Solar
Dolan Solar

1

Mỹ

CAT 320C

1

Trung
Quốc
Nhật Bản
Nhật Bản

CUMIN200KVA


Nhật Bản
Trung
Quốc
Trung
Quốc

DZ60
60KW

1
1
1
1

Búa đóng cọc Diesel HD36

1

Xà lan, tàu đẩy các loại
Xà lan 800T
Xà lan 600T
Xà lan 650T
Xà lan 500T
Xà lan 450T
Xà lan trục vớt 400T
Tàu đẩy 185CV

1
1
1

1
1
1
1

225KVA
213KVA

Diesel HD36

Việt Nam
800T
Việt Nam
600T
Việt Nam
650T
Việt Nam
500T
Việt Nam
450T
Việt Nam
400T
Trung
185CV
Quốc
8 Tàu đẩy 135CV
1
Trung
135CV
Quốc

9 Tàu đẩy 350CV
1
TrungQuốc 350CV
Nguồn: website của công ty ( )

* Vật tư

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

10


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
STT

Tên và quy cách

I.

DV
T
M
M
M
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn
Tấn

Tấn

Số
lượng
18391
17091
1300
1808
750
893
165
832
481
351

Ghi chú

Cọc ván thép
1
Cọc ván théo lasser IV
2
Cọc ván théo lasser VI
II.
Thép hình
3
Thép hình H 500-1000
4
Thép hình H 200-400
5
Thép hình H <200

III.
Tôn + ống vách
1
Tôn các loại
2
ống vách
IV.
Ván khuôn + nẹp
1
Ván khuôn tiêu chuẩn
M2 2960
2
Ván khuôn đặc biệt
M2 3360
3
Nẹp các loại
M
2150
V.
Xe đúc
1
Xe đúc hẫng
Bộ
02
2
Xe đúc lan can
Bộ
12
VI. Vật tư khác
Tấn 196

Nguồn: Website của công ty ( )
1.6. Một số công trình xí nghiệp đã và đang thi công.
- Cầu Đông Trù là gói thầu đầu tiên mà xí nghiệp thực hiện. Cầu Đông Trù là một
cây cầu được xây dựng bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài,thuộc địa
phận xã Đông Hội,huyện Đông Anh, Hà Nội, nằm về phía Tây cầu Đuống. Cầu Đông
Trù dài 1,1 km bắc qua sông Đuống, mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống
đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa
sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần
đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á. Cầu được khởi công xây dựng từ năm 2006 và được
thông xe vào ngày 9/10/2014. Đây là cây cầu có ý nghĩa đặc biệt và là dốc mốc quan
trọng trong sự phát triển của xí nghiệp.
- Cầu Vĩnh Thịnh là cây cầu bắc qua sông Hồng, nối thị xã Sơn Tây với huyện Vĩnh
Tường thuộc tỉnh Vinh Phúc, trên quốc lộ C2 thuộc tuyến đường vành đai 5 thành
phố Hà Nội. Tổng mức đầu tư của dự án là 2.323 tỷ VNĐ bao gồm nguồn vốn đầu tư
lấy từ Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc và vốn đối ứng của Việt Nam. Chủ đầu
tư là Ban quản lý dự án Thăng Long. Cầu được khởi công xây dựng ngày 18 tháng 12
năm 2011và thông xe vào ngày 8/6/2014.
- Cầu Nguyền Văn Trỗi – Trần Thị Lý Cầu Nguyễn Văn Trỗi – Trần Thị Lý nằm trong
thành phố Đà Nẵng, cách Hà Nội 764 Km về phía Bắc và thành phố Hồ Chí Minh 964
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

11


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Km về phía Nam. Đây là một thành phố cảng với vai trò vô cùng quan trọng của vùng
duyên hải trên bờ biển Đông và nút giao thông nối liền Bắc Nam bằng đường bộ,
đường sắt, đường biển và đường không. Cầu dây văng với các nhịp sẽ trải dài bắt
ngang qua sông Hàn, nối liền quận Hải Châu, quận Sơn Trà và Quận Ngũ Hành Sơn,
tại vị trí của hai cây cầu cũ là Nguyễn Văn Trỗi và Trần Thị Lý. Hai cây cầu này sẽ

được tháo dỡ sau khi Cầu dây văng mới hoàn thành.
- Cầu Rồng – Đà Nẵng. Khánh thành ngày 29/3, đúng dịp kỷ niệm ngày giải phóng Đà

Nẵng, cầu Rồng với tổng vốn đầu tư 1.700 tỷ đồng được đánh giá là điểm nhấn du lịch
của Đà Nẵng. Tuổi thọ của cầu là vĩnh cửu. Cây cầu này cũng được thành phố Đà
Nẵng đăng ký kỷ lục Guinness "Con rồng thép dài nhất" với mô hình rồng thép dài
560 mét.
- Cầu vượt ngã ba Huế - Đà Nẵng. Sáng 28/9, UBND TP Đà Nẵng và Bộ GTVT đã
khởi công công trình cầu vượt ngã ba Huế. Công trình quy mô cấp 1, tổng mức đầu tư
giai đoạn một là 1.797 tỷ đồng, đầu tư theo hình thức BT – xây dựng, chuyển giao.
Cầu vượt tại nút giao thông ngã ba Huế (Đà Nẵng) khi hoàn chỉnh sẽ gồm 3 tầng, mỗi
tầng 4 làn xe, bề rộng từ 15 đến 17m. Dự kiến hoàn thành ngày 29/3/2015.
-Ngoài ra xí nghiệp còn tham gia xây dựng một số cây cầu như : Cầu Ngân Sơn ( Đà
Nẵng), Cầu Xuân Tảo (Thái Nguyên)…

PHẦN II : LĨNH VỰC KINH TẾ- KẾ HOẠCH
2.1. Chức năng nhiệm vụ
Công tác lập dự toán: Chủ trì lập dự toán công trình, dự toán mua sắm vật tư
thiết bị và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tham mưu về trình tự thủ tục đầu tư - xây dựng, đấu thầu - giao thầu, hợp đồng
kinh tế đối với công trình và nguồn vốn do công ty làm chủ đầu tư.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

12


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
- Xây dựng chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty trong từng giai
đoạn
- Lập, trình duyệt, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn về đầu

tư sửa chữa và xây dựng mới hệ thống cầu đường và cơ sở vật chất phục vụ công tác
quản lý.
- Thực hiện phân phối vốn thanh toán theo kế hoạch cấp phát.
- Thực hiện công tác báo cáo thống kê về kinh tế kế hoạch; Lưu trữ, bảo quản các loại
hồ sơ theo chức năng nhiệm vụ được giao.
- Lập kế hoạch đấu thầu, lập hồ sơ pháp lý, hồ sơ quản lý, hồ sơ quản lý kỹ thuật thi
công, hồ sơ dự thầu điều hành quản lý kỹ thuật các công trình do công ty thi công, lập
hồ sơ quản lý chất lượng, hồ sơ thanh quyết toán.
- Quản lý chất lượng kỹ thuật tại hiện trường , lập biểu đồ tiến độ thi công, tập kết vật
liệu, tiến độ thanh quyết toán, giải ngân các công trình xây lắp.
- Thực hiện điều hành quản lý kỹ thuật, chất lượng,tiến độ trược tiếp tại hiện trường
công trình.

2.2. Những vấn đề chung về đấu thầu.
2.2.1. Khái niệm đấu thầu, sự cần thiết phải đấu thầu.
Đất nước ta đang ngày một đổi mới, đời sống người dân được cải thiện , nhu cầu
về vật chất cũng như tinh thần ngày một nâng cao, do đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng
là một việc hết sức cần thiết cho sự phát triển tổng thể của nền kinh tế quốc dân. Đấu
thầu đã tạo nên sức cạnh tranh lớn và lành mạnh trong ngành xây dựng cơ bản, đấu
thầu tác động lớn đến hiệu quả và chất lượng của công trình .
Đấu thầu là một hoạt động của nền kinh tế thị trường, nó tuân theo các quy luật
khách quan của thị trường như quy luật cung- cầu, quy luật giá cả- giá trị. Thông qua hoạt
động đấu thầu, những người mua có nhiều cơ hội để lựa chọn những người bán phù hợp
với mình, mang lại hiệu quả cao nhất- xứng với giá trị của đồng tiền mà người mua sẵn
sàng bỏ ra. Đồng thời những người bán là các nhà thầu có nhiều cơ hội để cạnh tranh
nhằm đạt được các hợp đồng, có thể cung cấp các hàng hóa sản xuất ra, cung cấp các kiến
thức mà mình có hoặc các dịch vụ mà mình có khả năng đáp ứng nhằm tối đa hóa lợi
nhuận.

Nguyễn Việt Hoàng Long k52


13


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.2.2. Một số khái niệm trong đấu thầu.
- Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng được các yêu
cầu về xây dựng, lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, của bên mời thầu
trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng.
- Đấu thầu trong nước: là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu
của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.
- Nhà thầu trong nước : là nhà thầu được thành lập và hoạt động theo pháp
luật Việt nam.
- Đấu thầu quốc tế: là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của
bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và các nhà thầu trong
nước.
- Chủ đầu tư là người sở hữu vốn hoặc được giao trách nhiệm thay mặt
người sở hữu vốn, người vay vốn trực tiếp quản lý và thực hiện dự án quy định .
- Nhà thầu chính là nhà thầu chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu
đứng tên dự thầu, kí kết và thực hiện hợp đồng nếu trúng thầu. Nhà thầu tham gia
một cách độc lập gọi là nhà thầu độc lập. Nhà thầu cùng với một số nhà thầu khác
tham gia gọi là nhà thầu liên danh.
- Nhà thầu tư vấn là nhà thầu tham gia đấu thầu cung cấp các sản phẩm đáp
ứng yêu cầu và kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn.
- Nhà thầu phụ là nhà thầu tham gia thực hiện một phần công việc của gói
thầu trên cơ sở thỏa thuận hoặc hợp đồng được kí với nhà thầu chính. Nhà thầu phụ
không phải nhà thầu chịu trách nhiệm trong tham gia đấu thầu.
- Hồ sơ mời thầu là toàn bộ tài liệu sử dụng cho đấu thầu rộng rãi hoặc đấu
thầu hạn chế bao gồm các yêu cầu cho một gói thầu làm căn cứ pháp lý để nhà thầu
chuẩn bị hồ sơ dự thầu và để bên mời thầu đánh giá hồ sơ dự thầu nhằm lựa chọn nhà

thầu trúng thầu; là căn cứ cho việc thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- Giá mời thầu do chủ đầu tư công bố , về nguyên tắc chỉ được nhỏ hơn hoặc
bằng giá thành dự toán công tác xây lắp theo thiết kế
- Giá dự thầu là giá mà nhà thầu đưa ra nhằm mục đích trúng thầu, là toàn bộ
chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu( bao gồm cả thuế giá trị gia tăng ), được xác

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

14


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
định trên cơ sở các giải pháp kỹ thuật công nghệ đã được lựa chọn, các định mức,
đơn giá, các biện pháp tổ chức quản lý và chiến lược tranh thầu của nhà thầu .
- Giá đề nghị trúng thầu là giá do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầu
của nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch của hồ sơ
mời thầu.
- Giá trúng thầu là giá được phê duyệt trong kết quả lựa chọn nhà thầu làm cơ
sở để thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
- Kết quả lựa chọn nhà thầu là kết quả đấu thầu khi áp dụng hình thức đầu
thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế hoặc kết quả khi lựa chọn bằng các hình thức khác.
- Gói thầu lựa tổng thầu xây dựng gồm việc lựa chọn tổng thầu để thực hiện
gói thầu thiết kế (E); thi công (C); thiết kế và thi công ( EC); thiết kế, cung cấp
thiết bị, vật tư và xây lắp (EPC); lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị, vật tư xây
dựng…
2.3. Các hình thức lựa chọn nhà thầu.
Căn cứ vào luật đấu thầu số 61/2005/ QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, nghị
định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo
Luật xây dựng. Quyết định số 50 /2012/QĐ-TTg ban hành ngày 9/11/2012 về việc áp
dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu thuộc trường hợp đặc biệt do thủ

tướng xem xét, quyết định.
2.3.1.Đấu thầu rộng rãi:
Đấu thầu rộng rãi là hình thức đấu thầu không hạn chế số lượng nhà thầu tham
gia. Bên mời thầu phải thông báo công khai về các điều kiện, thời gian dự thầu trên
các phương tiện thông tin đại chúng trước khi phát hành hồ sơ mời thầu. Đấu thầu
rộng rãi là hình thức chủ yếu được áp dụng trong đấu thầu. Hình thức đấu thầu này có
ưu điểm nổi bật là tính cạnh tranh trong đấu thầu cao, hạn chế tiêu cực trong đấu thầu,
kích thích các nhà thầu phải thường xuyên nâng cao năng lực cạnh tranh.
2.2.2. Đấu thầu hạn chế.
Đấu thầu hạn chế là hình thức đấu thầu mà bên mời thầu mời một số nhà thầu
(tối 5thiểu là 5) có đủ năng lực tham dự. Danh sách nhà thầu tham dự phải được người
có thẩm quyền hoặc cấp có thẩm quyền chấp thuận, đấu thầu công khai, phải mình
bạch
2.3.3.Chỉ định thầu.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

15


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Chỉ định thầu là hình thức bên mời thầu hoặc chủ đầu tư chỉ định sẵn một nhà
thầu thực hiện gói thầu.
Áp dụng đối với các trường hợp:
- Gói thầu cấp bách để thực hiện các sự kiện quan trọng quốc gia mà sự kiện đó
đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt.
- Gói thầu cấp bách nhằm mục tiêu bảo vệ chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh
thổ, hải đảo.
- Gói thầu chuẩn bị dự án thuộc trường hợp cấp bách cần triển khai thực hiện
ngay để đảm bảo thu hút, huy động được nguồn tài trợ từ nước ngoài.
- Gói thầu cấp bách để trực tiếp phục vụ công tác chuẩn bị dự án, xây dựng cơ sở

hạ tầng ban đầu để đảm bảo yêu cầu và tiến độ với các dự án phát triển năng lượng
quốc gia.
- Gói thầu cấp bách cung cấp sản phẩm cơ khí do doanh nghiệp trong nước sản
xuất, chế tạo phục vụ trực tiếp cho các dự án phát triển năng lượng quốc gia.
- Gói thầu cấp bách chống ùn tắc giao thông để đảm bảo an toàn giao thông ở
các thành phố trực thuộc trung ương.
- Gói thầu mà người có thẩm quyền xem xét thấy cấp bách không thể tổ chức
đấu thầu cần phải chỉ định thầu để mang lại hiệu quả cao hơn so với công việc đấu
thầu.
2.3.4.Chào hàng cạnh tranh.
Hình thức này được áp dụng cho những gói thầu mua sắm hàng hóa có giá trị
dưới 2 tỷ đồng. Mỗi gói phải có ít nhất 3 chào hàng của 3 nhà thầu khác nhau trên cơ
sở yêu cầu chào hàng của bên mời thầu. Việc gửi chào hàng có thể thực hiện bằng
cách gửi trực tiếp, bằng fax, bằng đường bưu điện hoặc bằng các phương tiện khác.
Gói thầu được áp dụng hình thức này thường có sản phẩm cụ thể, đơn vị trúng thầu
thường là đơn vị đưa ra giá có giá trị thấp nhất, không thương thảo về giá.
2.3.5. Mua sắm trực tiếp.
Được áp dụng trong trường hợp bổ sung hợp đồng cũ đã thực hiện xong (dưới
một năm) hoặc hợp đồng đang thực hiện với điều kiện chủ đầu tư có nhu cầu tăng
thêm số lượng hàng hóa hoặc khối lượng công việc mà trước đó đã được tiến hành đấu
thầu, nhưng phải đảm bảo không được vượt mức giá hoặc đơn giá trong hợp đồng đã
ký trước đó.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

16


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.3.6.Tự thực hiện:
Hình thức này chỉ được áp dụng đối với các gói thầu mà chủ đầu tư có đủ năng

lực thực hiện trên cơ sở tuân thủ quy định Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng.
2.3.7. Mua sắm đặc biệt:
Hình thức này được áp dụng đối với các ngành hết sức đặc biệt mà nếu không
có những quy định riêng thì không thể đấu thầu được.
2.3.8. Lựa chọn nhà thầu tư vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.
Việc lựa chọn nhà thầu vấn thiết kế kiến trúc công trình xây dựng được thực hiện
thông qua việc thi tuyển thiết kế kiến trúc công trình xây dựng, các công trình sau đây
trước khi lập dự án đầu tư xây dựng phải tổ chức thi tuyển thiết kế kiến trúc: Trụ sở cơ
quan nhà nước từ cấp huyện trở lên ; các công trình văn hóa thể thao, công cộng có
quy mô lớn, các công trình khác có kiến trúc đặc thù.
2.3.9. Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt.
Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức
lựa chọn nhà thầu trên thì chủ đầu tư phải lập phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm
mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế trình Thủ tướng chính phủ xem xét và quyết
định. Trường hợp có đặc thù về đấu thầu quy định ở các luật khác thì thực hiện theo
quy định hướng dẫn thi hành của luật đó.
2.4. Các phương thức lựa chọn nhà thầu.
Căn cứ vào luật đấu thầu số 61/2005/ QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005, nghị
định số 85/2009/NĐ-CP hướng dẫn thi hành luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo
Luật xây dựng.
2.4.1. Đấu thầu một túi hồ sơ.
Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ được áp dụng với hình thức đấu thầu rộng
rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC. Nhà
thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu
của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.
2.4.2.Đấu thầu hai túi hồ sơ.
Là phương thức mà nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về giá trong
từng túi hồ sơ riêng vào cùng một thời điểm. Túi hồ sơ đề xuất kỹ thuật sẽ được xem
xét trước để đánh giá. Các nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật từ 70 % trở lên sẽ được mở
Nguyễn Việt Hoàng Long k52


17


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
tiếp túi hồ sơ đề xuất về giá để đánh giá. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với
đấu thầu tuyển chọn tư vấn.
2.4.3. Đấu thầu hai giai đoạn.
- Phương thức đầu thầu này áp dụng cho những trường hợp đấu thầu rộng rãi,
đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp, gói thầu EPC có kỹ thuật
mới, công nghệ phức tạp, đa dạng được thực hiện theo trình tự sau:
+) Trong giai đoạn một, theo hồ mời thầu ở giai đoạn một, các nhà thầu nộp đề
xuất kĩ thuật, đề xuất về tài chính nhưng chưa có giá dự thầu, trên cơ sở trao đổi với
từng nhà thầu tham gia giai đoạn này sẽ xác định được hồ sơ mời thầu giai đoạn hai.
+) Trong giai đoạn hai, theo hồ sơ mời thầu giai đoạn hai, các nhà thầu tham gia
giai đoạn một được mời nộp hồ sơ dự thầu giai đoạn hai bao gồm: đề xuất về kỹ thuật,
đề xuất về tài chính, trong đó có giá dự thầu, biện pháp bảo đảm dự thầu.
2.5. Phương pháp xác định giá thầu xây lắp với các công trình được xây dựng
bằng nguồn vốn trong nước.
Căn cứ vào nghị định số 112/2009/NĐ-CP của chính phủ về quản lý chi phí đầu
tư xây dựng công trình, Thông tư 04/2010/TT- BXD ban hành ngày 26/5/2010 hướng
dẫn lập và quản lý đầu tư xây dựng công trình, giáo trình : Định mức kỹ thuật và định
giá sản phẩm trong xây dựng – Ths.Nguyễn Tài Cảnh ( chủ biên) . Ths. Lê Thanh Lan.
Phương pháp xác định giá dự thầu là cách thức mà nhà thầu xây dựng lên đơn
giá dự thầu sao cho đạt được khả năng trúng thầu cao nhất, xác suất trúng thầu là cao
nhất, phù hợp với năng lực và yêu cầu của chủ đầu tư, đúng với quy định của pháp
luật.
Giá dự thầu là một trong những yếu tố quan trọng để lựa chọn các nhà thầu trong
cuộc đấu thầu. Do đó, các nhà thầu phải chuẩn bị giá dự thầu riêng của mình. Giá dự
thầu được xác định theo công thức:

n



Gdth = i 1 Qi x Đi
Trong đó:
 Qi: Khối lượng công tác thứ i do bên mời thầu cung cấp trên cơ sở tiên lượng
được bóc ra từ hồ sơ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công.

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

18


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 Đi: Đơn giá dự thầu công tác xây lắp thứ i do nhà thầu lập ra theo hướng dẫn
chung về lập giá xây dựng trên cơ sở điều kiện cụ thể của mình và giá cả thị trường
hoặc theo mặt bằng giá được ấn định trong hồ sơ mời thầu.
 n: Số lượng công tác xây lắp do chủ đầu tư xác định lúc mời thầu.
2.5.1.Các thành phần chi phí trong đơn giá dự thầu.
Trong đơn giá dự thầu bao gồm các loại chi phí sau đây:
Đ = VL + NC + M + TT + C + TL + GTGT + GXDNT

Chi phí vật liệu : VL
Chi phí nhân công : NC
Chi phí máy thi công: M
Trực tiếp phí khác : TT
Cộng chi phí trực tiếp : VL + NC+M+TT
Chi phí chung : C
Thu nhập chịu thuế tính trước: TL

Đơn giá dự thầu trước thuế: = T + C + TL
Thuế giá trị gia tăng: VAT
Đơn giá dự thầu sau thuế: = + GTGT
Trong một số gói thầu, nhà thầu có thể tính thêm hệ sô trượt giá và hệ số xem
xét đến yếu tố rủi ro.
Hệ số trượt giá : Ktrg
Hệ số xem xét đến yếu tố rủi ro : Krr
 Đơn giá dự thầu được xác định theo công thức :
Đi =ĐGdth (1 + Ktrg+ Krr )
2.5.2 Phương pháp xác định từng khoản mục chi phí trong đơn giá dự thầu.

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

19


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.5.2.1. Phương pháp xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu.
Vật liệu trong xây dựng bao gồm vật liệu chính, vật liệu phụ, vật liệu luân
chuyển.
Vật liệu chính : bao gồm các loại vật liệu cấu thành nên sản phẩm và các loại vật
liệu hao hụt trong quá trình thi côngTất cả số vật liệu này đã được tính vào định mức
của nhà thầu. Các hao hụt ngoài công trường đã được tính vào giá vật liệu. Cách tính
này rất phù hợp với cơ chế thị trường vì đơn vị nào cung cấp vật liệu đến chân công
trình rẻ hơn thì nhà thầu mua.
Vật liệu phụ thông thường được tính theo tỷ lệ phần trăm so với vật liệu chính.
Vật liệu phụ là tùy thuộc vào từng loại vật liệu chính cho từng công tác nhất định. Nhà
thầu phải tính thêm khoản chi phí cho vật liệu phụ này, thông thường tính bằng tỷ lệ
phần trăm so với vật liệu chính ( khoảng từ 5 -10 %)
Vật liệu luân chuyển là vật liệu được sử dụng nhiều lần và giá trị của vật liệu này

được luân chuyển nhiều lần sau mỗi lần sử dụng, chủ yếu là các loại vật liệu như ván
khuôn, đà giáo,…
Có thể tính toán giá trị lượng vật liệu luân chuyển bằng công thức kinh nghiệm
sau :
Klc
Trong đó:
Klc:hệ số luân chuyển của vật liệu luân chuyển qua mỗi lấn sử dụng(hệ số
chuyển giá trị)
n :số lần sử dụng VL luân chuyển.
h: tỉ lệ bù hao hụt từ lần thứ 2 trở đi tính bằng %.
Chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu được tính bằng công thức bình quân sau:
VL =(1 + Kp ) +
Trong đó:
Kp:hệ số tính đến chi phí vật liệu phụ (Kp=0.05-0,10)
ĐMvl(i): định mức vật liệu nhà thầu đối với loại VL chính thứ i
Gvl(i): giá một đơn vị tính loại vật liệu chính thứ i đến hiện trường do nhà thầu tự
xác định( hoặc đơn giá thống nhất trong hồ sơ mời thầu), giá này chưa bao gồm thuế
VAT.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

20


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
n: số loại VL chính được sử dụng cho công tác xây lắp
m: số loại Vl luân chuyển dùng cho công tác xây lắp với m≤n
Cvl(j): tiền mua VL luân chuyển loại j(Đ)
Klc(j): hệ số chuyển giá trị vào sản phẩm qua 1 lần sử dụng vật liệu luân chuyển
loại j.
Số hạng thứ nhất tính cho chi phí vật liệu chính và vật liệu phụ, số hạng thứ 2

tính chi phí sử dụng vật liệu luân chuyển.
2.5.2.2 Phương pháp xác định chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu.
Chi phí nhân công trong đơn giá dự thầu của nhà thầu xây dựng là gía nhân công
cá biệt của doanh nghiệp, được xây dựng dựa trên cơ sở cấp bấc thợ bình quân cho
từng loại công việc nhất định được bố trí với từng tổ, từng đội xây dựng với gía nhân
công xét theo giá nhân công của những công trình đã thi công trước đó và giá cả thị
trường. Mỗi một nhà thầu, khi xây dựng đơn giá nhân công đều có sự xem xét dựa
trên khảo sát thiết kế tại địa điểm, khu vực xây dựng, với từng điều kiện làm việc cụ
thể sẽ có hệ số điều chỉnh phù hợp.
Chi phí nhân công có thể được xác định theo công thức:
NC = B x gNC
Trong đó:
B: Lượng hao phí lao động tính bằng ngày công trực tiếp theo cấp bậc bình quân
cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng.
gNC: Mức đơn giá tiền lương ngày công trực tiếp xây dựng bình quân tương ứng
với cấp bậc quy định.
Đơn giá tiền lương ngày công có thể được xác định như sau:
g NC = (LTTxH cb + LTTxf 1 + LCBxf 2 )/26
Trong đó:
LTT: Mức lương tối thiểu theo quy định. (đồng/tháng)
Hcb: Hệ số cấp bậc lương theo quy định.
LCB: Lương cấp bậc (lương cơ bản); LCB=LTTxHcb (đồng/tháng)
f1: Các khoản phụ cấp theo lương tối thiểu (LTT) tính theo %

Nguyễn Việt Hoàng Long k52

21


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP

f2: Các khoản phụ cấp theo lương cấp bậc (LCB) tính theo %
26: Số ngày làm việc trong tháng.
2.5.2.3 Chi phí máy thi công trong đơn giá dự thầu.
- Trường hợp thuê máy.
Nhà thầu xây dựng có thể lựa chọn phương án thuê máy trong trường hợp không
đủ máy thi công cho gói thầu, có thể do phương án thuê máy sẽ tiết kiệm chi phí hơn,
hoặc công trình ở xa không thuận tiện cho việc vận chuyển máy.
Khi khối lượng công việc thi công cơ giới không lớn, thời gian sử dụng máy ít
thì thuê máy theo ca, giá ca máy là giá trên thị trường xây dựng. Thông thường giá ca
máy được xây dựng dựa trên giá mà nhà nước ban hành với một mặt bằng nhất định
và có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với điều kiện.
Trường hợp khối lượng công việc lớn, thời gian sử dụng lớn, nhà thầu sẽ lựa
chọn phương án thuê cả máy để sử dụng cho công trình. Cách nào có lợi thì nhà thầu
sẽ lựa chọn. Để giải quyết việc lựa chọn phương án thuê máy ta áp dụng kiến thức về
chi phí cố định và chi phí khả biến, nhà thầu sẽ so sánh về chi phí để có thể có phương
án tối ưu, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí, tăng khả năng trúng thầu lại vừa đảm bảo
doanh nghiệp làm ăn có lãi.
- Trường hợp máy là tài sản của nhà thầu :
Việc xây dựng giá ca máy được xác định theo thành phần tạo nên giá ca máy sao
cho phù hợp với căn cứ khoa học và giá cả thị trường.
Chi phí máy thi công có thể được xác định bằng công thức sau:
n

M=


i 1

(Mi x GiMTC) (1 + KMTC)


Trong đó:
 n: Số loại máy, thiết bị thi công chính;
 KMTC : hệ số tính chi phí máy khác (nếu có) so với tổng chi phí máy, thiết bị thi
công chủ yếu;
 Mi: lượng hao phí ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1n)
tính cho một đơn vị khối lượng công tác xây dựng trong định mức dự toán xây dựng
công trình;
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

22


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 GiMTC: giá ca máy của loại máy, thiết bị thi công chính thứ i (i=1n) theo bảng
giá ca máy và thiết bị thi công của công trình hoặc giá thuê máy xác định theo hướng
dẫn của Bộ Xây dựng.
Công thức tổng quát xây dựng giá ca máy:
GCM = CKH + CSC + CNL + CTL + CK.
Trong đó :
CKH : chi phí khấu hao, đây là khoản chi phí về hao mòn của máy và thiết bị thi
công trong thời gian sử dụng.
CSC : chi phí sửa chữa, là khoản chi nhằm duy trì và khôi phục năng lực hoạt
động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn của máy.
CNL : chi phí nhiên liệu, năng lượng tính trong giá ca máy là khoản chi về nhiên
liệu, năng lượng tạo ra động lực cho máy hoạt động và các loại nhiên liệu phụ như dầu
mỡ bôi trơn, nhiên liệu để điều chỉnh…
CTL : chi phí tiền lương cho thợ điều khiển máy, là khoản chi phi về tiền lương
và các khoản phụ cấp tương đương với cấp bậc thợ điều khiển máy.
CK : chi phí khác, là khoản mục chi phí để đảm bảo cho máy hoạt động bình
thường: chi phí bảo hiểm máy, chi phí bảo quản máy.

2.5.2.4 Phương pháp xác định chi phí trực tiếp phí khác.
Chi phí trực tiếp phí khác trong đơn giá dự thầu được xác định theo tỷ lệ phần
trăm của chi phí trực tiếp, tỷ lệ phần trăm là do nhà thầu quy định ( có thể là 1,5 %
hoặc 2 %). Chi cho các công việc bơm nước, vét bùn, thí nghiệm thiết bị, di chuyển
thiết bị nhân lực đến công trường…
TT = Tỷ lệ % . ( VL + NC + MTC).
Ta có chi phí trực tiếp : T = VL +NC +M+TT.
2.5.2.5. Phương pháp xác định chi phí chung trong đơn giá dự thầu.
Chi phí chung là những chi phí không liên quan trực tiếp tới quá trình thi công
công trình nhưng cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy
quản lý và chỉ đạo sản xuất để xây dựng công trình.Về mặt quản lý, có thể phân chia
chi phí này thành 2 bộ phận:
+ Phần chi phí chung tính trực tiếp cho từng hạng mục xây dựng:
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

23


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Nó phụ thuộc vào vị trí địa lý và từng loại công trình xây dựng, bao gồm: chi
phí quản lý công trường, các chi phí tăng thêm do điều kiện ăn ở, đi lại tại địa điểm
xây dựng gây ra.
+ Phần chi phí chung và quản lý hành chính của doanh nghiệp phân bổ cho từng
hạng mục công trình xây dựng như :
Chi phí thuê nhà đất làm trụ sở doanh nghiệp, chi phí các dụng cụ văn phòng,
sửa chữa khấu hao tài sản cố định cho văn phòng,..
Chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm của chi phí trực tiếp.Công thức
tính chi phí chung :
C = Tỷ lệ % . (VL+NC+M+TT)
Trong đó tỷ lệ % là do nhà thầu xác định thông thường là 5- 5,5 %.

2.5.2.6.Thu nhập chịu thuế tính trước.
Đây là khoản lãi trước thuế của nhà thầu xác định, tùy vào tình hình kinh doanh
và vị thế của doanh nghiệp để xác định sao cho phù hợp và đảm bảo khả năng thắng
thầu.thu nhập chịu thuế tính trước được xác định dựa trên tỷ lệ phần trăm nhất định.
Do đặc thù của ngành xây dựng là giá trị lớn nên một tỷ lệ phần trăm nhỏ cũng là giá
trị rất lớn. Công thức tính chi phí thu nhập chịu thuế tính trước :
TL = Tỷ lệ %.(VL+NC+M+TT+C)
Tỷ lệ % do nhà thầu tự chọn với mức tối đa là 6% và đảm bảo 3 nguyên tắc:
 Thực hiện được nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước;
 Đảm bảo cho nhà thầu có tích lũy để phát triển và mở rộng sản xuất;
 Đảm bảo xác suất trúng thầu là cao nhất.
2.5.2.7. Thuế giá trị gia tăng.
Đây là khoản thuế đầu ra để trả cho thuế giá trị gia tăng đầu vào mà doanh
nghiệp đã ứng trước để mua các loại nguyên vật liệu để thực hiện thi công công trình.
Công thức tính thuế giá trị gia tăng trong đơn giá dự thầu:
VAT = TGTGT-XD. (VL+NC+M+TT+C + TL )
TGTGT-XD: Mức thuế suất thuế GTGT quy định cho công tác xây dựng. Theo quy
định hiện hành thì TGTGT-XD = 10%.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

24


BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
2.5.2.8. Phương pháp xác định chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi
công.
Chi phí xây dựng nhà tạm để ở và điều hành thi công còn được gọi là chi phí lán
trại, chi phí này được tính bằng tỷ lệ phần trăm( là 1 % hoặc 2 % tùy thuộc vào loại
công trình đã quy định) của tổng các loại chi phí đã được liệt kê trên : Chi phí trực
tiếp, chi phí chung, chi phí thu nhập chịu thuế tính trước, chi phí thuế VAT.

Công thức tính :
GXDNT = tỷ lệ %. (VL+NC+M+TT+C +TL+VAT))

2.6. Phương pháp lập giá dự thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế đối với các dự
án xây dựng sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam.
Giá dự thầu khi tham gia đấu thầu quốc tế đối với các dự án xây dựng sử dụng
vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài tại Việt nam cũng được xác định theo công thức
sau:
n

G dth =
2.6.1.

 Q .Đ
i

i

i 1

Xác định chi phí vật liệu trong đơn giá dự thầu quốc tế.

+) Khối lượng vật liệu: Nhà thầu khi xác định khối lượng vật liệu có thể sử dụng
định mức của Việt Nam có điều chỉnh tùy theo điều kiện của mỗi nhà thầu, nhưng cần
kiểm tra lại để loại trừ những chỗ tính trùng lặp. Bên cạnh đó, nếu có những công việc
thực hiện theo tiêu chuẩn kĩ thuật nước ngoài thì cần điều chỉnh cho phù hợp.
+) Giá cả vật liệu:
+ Đối với vật liệu nhập ngoại: tính đầy đủ các chi phí theo hướng dẫn về tính
giá xây dựng của nhà nước:
Giá VL tại

chân công =
trình

Giá nhập VL
tại kho, cảng
nhận

+

Chi phí lưu
thông

+

Chi phí tại
hiện trường

Trong đó:
- Giá nhập vật liệu tại kho cảng nhận: tính theo giá ngoại tệ chuyển đổi sang tiền
Việt Nam tại thời điểm nhập và tỉ giá của ngân hàng ngoại thương công bố.
Nguyễn Việt Hoàng Long k52

25


×