Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả phương tiện của thanh tra giao thông hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (231.65 KB, 36 trang )

Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

MỤC LỤC
MỤC LỤC................................................................................................................. 1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................. 3
1. Lý do lựa chọn đề tài..............................................................................................................................................3
2. Mục đích của tiểu luận:.........................................................................................................................................4
3. Phương pháp và phạm vi của tiểu luận:.............................................................................................................4
4. Bố cục của tiểu luận gồm các phần chính sau:..................................................................................................4

CHƯƠNG 1.............................................................................................................. 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG TIỆN Ở
THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI............................5
1.1. Những vấn đề chung về quản lý........................................................................................................................5
1.1.1. Quản lý.............................................................................................................................................. 5

KHÁI NIỆM.............................................................................................................. 5
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quản lý.................................................................................................. 6
1.2. Quản lý và sử dụng phương tiện ô tô...............................................................................................................8
1.2.1. Quản lý phương tiện ô tô.................................................................................................................... 8
1.2.2. Hình thức quản lý, sử dụng xe ô tô tại cơ quan, tổ chức, đơn vị:.........................................................8
1.3. Các văn bản liên quan đến quản lý và sử dụng phương tiện ô tô của Thanh tra giao thông..................9

CHƯƠNG 2............................................................................................................ 10
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN Ở THANH TRA SỞ
GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HÀ NỘI......................................................................10
2.1. Giới thiệu về Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội.........................................................10
2.2. Thực trạng phương tiện ô tô của Thanh tra Giao thông Hà Nội...............................................................13
2.2.1. Đánh giá phương tiện ô tô năm 2010:............................................................................................... 13
2.2.2. Đánh giá phương tiện từ năm 2010 đến năm 2015............................................................................14
2.2.3. Đánh giá chung:............................................................................................................................... 18


2.2. Thực trạng các biện pháp quản lý và sử dụng phương tiện đang áp dụng..............................................19
NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CHUNG.........................................................................................................................26

CHƯƠNG 3:.......................................................................................................... 30

Nguyễn Trung Hải

1


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ PHƯƠNG TIỆN Ở
THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI..........................30
3.1. Xây dựng hoàn thiện các biện pháp quản lý:...............................................................................................30
3.2. Tiếp tục duy trì hệ thống giám sát hành trình GPS khai thác hiệu quả các ứng dụng..........................31
3.3. Phối hợp các phòng nghiệp vụ - Tổ tư vấn KTPT - Chỉ huy đơn vị được giao phương tiện trong công
tác quản lý sử dụng phương tiện............................................................................................................................31
3.4. Thành lập đội xe cứu hộ...................................................................................................................................32
3.5. Phát huy vai trò người lái xe...........................................................................................................................33
3.6. Kiểm tra, giám sát.............................................................................................................................................33
3.7. Đề nghị bổ sung phương tiện thiếu, thanh lý phương tiện cũ....................................................................33

KIẾN NGHỊ............................................................................................................. 34
KẾT LUẬN............................................................................................................. 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 36

Nguyễn Trung Hải

2



Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Thực tế hiện nay, việc quản lý và sử dụng tài sản công có nhiều bất cập,
gây lãng phí, thất thoát... không phát huy hiệu quả sử dụng. Quản lý và sử dụng
tài sản công đang là vấn đề cấp thiết đặt ra cho toàn xã hội. Đặc biệt là phương
tiện ô tô đang là vấn đề có nhiều khe hở trong quản lý cũng như sử dụng
phương tiện không có hiệu quả trong các cơ quan hành chính, đơn vị hành
chính sự nghiệp...
Thanh tra Sở giao thông vận tải thành phố Hà Nội (Thanh tra giao thông
Hà Nội) là đơn vị thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra
chuyên ngành giao thông vận tải. Thanh tra giao thông Hà Nội được trang bị
nhiều loại trang thiết bị kỹ thuật như phương tiện ô tô (ô tô con, ô tô bán tải,
máy san gạt, xe cứu hộ, xe tải), cano, cân điện tử, máy ảnh, máy ghi âm, bộ
đàm... Trong đó phương tiện ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của
Thanh tra giao thông Hà Nội được giao.
Từ năm 2008, khi Sở giao thông công chính Hà Nội (cũ) và Sở giao
thông vận tải Hà Tây (cũ) hợp nhất, Lực lượng Thanh tra giao thông vận tải
được hợp nhất trên cơ sở lực lượng Thanh tra giao thông của 2 Sở. Số lượng
phương tiện ô tô được giao cho Thanh tra giao thông Hà Nội (từ phương tiện ô
tô của Thanh tra giao thông vận tải của hai Sở) với số lượng lớn và đa dạng
chủng loại. Đây cũng đặt ra vấn đề trong công tác quản lý và sử dụng phương
tiện ô tô của Thanh tra giao thông Hà Nội.

Nguyễn Trung Hải

3



Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Trong công tác kiểm tra xử lý vi phạm, đảm bảo về trật tự an toàn giao
thông, phương tiện ô tô đóng vai trò quan trọng, là trang bị cần thiết không thể
thiếu của lực lượng. Việc quản lý và sử dụng phương tiện ô tô ở Thanh tra giao
thông Hà Nội đảm bảo phục vụ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của lực lượng là
việc làm quan trọng, là yếu tố quyết định kết quả hoạt động của đơn vị. Đây
cũng là lý do mà học viên lựa chọn đề tài tiểu luận “Thực trạng và giải pháp
quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra Sở giao thông vận
tải thành phố Hà Nội”.
2. Mục đích của tiểu luận:
- Đánh giá thực trạng trong quản lý và sử dụng phương tiện của Thanh
tra giao thông Hà Nội, từ đó xác định những mặt đã làm được, những bất cập,
vướng mắc, hạn chế bộc lộ qua quá trình quản lý và sử dụng phương tiện.
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục những hạn chế nhằm quản lý và sử
dụng có hiệu quả phương tiện tại Thanh tra giao thông Hà Nội.
3. Phương pháp và phạm vi của tiểu luận:
• Phương pháp
-

Thống kê, tổng hợp

-

Phương pháp hồi cứu, thông qua khảo sát thực tế và các báo cáo tổng kết
số liệu của đơn vị từ năm 2010 đến 2015
• Phạm vi:


-

Nghiên cứu đánh giá thực trạng quản lý và sử dụng phương tiện trong đó
chủ yếu là phương tiện ô tô ở Thanh tra giao thông Hà Nội

-

Thời gian đánh giá trong giai đoạn từ năm 2010 đến hết năm 2015

4. Bố cục của tiểu luận gồm các phần chính sau:
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý và sử dụng hiệu quả phương tiện ở
Thanh tra Sở GTVT Thành phố Hà Nội
Nguyễn Trung Hải

4


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Chương 2: Thực trạng quản lý và sử dụng phương tiện ở Thanh tra Sở
Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp quản lý và sử dụng hiệu quả phương tiện ở
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
PHƯƠNG TIỆN Ở THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN
TẢI THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Những vấn đề chung về quản lý

1.1.1. Quản lý
• Khái niệm
Quản lý là một khái niệm rất rộng bao gồm nhiều dạng. Chúng ta chỉ đề
cập tới Quản lý xã hội. Quản lý xã hội là dạng quản lý phức tạp nhất, bao gồm
nhiều lĩnh vực như: quản lý Nhà nước, quản lý hành chính công, quản lý kinh
tế, quản lý xã hội, quản lý ngành. Theo Ông Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự
tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt
động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" (Cơ sở khoa học quản lý,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội 1997). "Quản lý là việc đạt tới mục đích của
tổ chức một cách có kết quả và hiệu quả thông qua quá trình lập kế hoạch, tổ
chức, lãnh đạo và kiểm tra các nguồn lực của tổ chức" (Khoa học quản lý, tập
I, Trường ĐH KTQD, Hà Nội 2001). Từ những quan niệm này cho thấy, quản
lý là một hoạt động liên tục và cần thiết khi con người kết hợp với nhau trong
tổ chức. Đó là quá trình tạo nên sức mạnh gắn liền các hoạt động của các cá
nhân với nhau trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu chung.
Quản lý bao gồm các yếu tố sau:
Nguyễn Trung Hải

5


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

- Chủ thể quản lý là tác nhân tạo ra các tác động và đối tượng bị quản lý
tiếp nhận trực tiếp các tác động của chủ thể quản lý và các khách thể khác chịu
các tác động gián tiếp từ chủ thể quản lý. Tác động có thể liên tục nhiều lần.
- Muốn quản lý thành công, trước tiên cần phải xác định rõ chủ thể, đối
tượng và khách thể quản lý. Điều này đòi hỏi phải biết định hướng đúng.
- Chủ thể quản lý phải thực hành việc tác động và phải biết tác động. Vì
thế chủ thể phải hiểu đối tượng và điều khiển đối tượng một cách có hiệu quả.

- Chủ thể có thể là một người, một nhóm người; còn đối tượng có thể là
con người (một hoặc nhiều người).
Tóm lại: Quản lý là một quá trình tác động, gây ảnh hưởng của chủ thể
quản lý đến khách thể quản lý một cách hợp quy luật nhằm đạt được mục tiêu
chung.
1.1.2. Tính tất yếu khách quan của quản lý

Nguyễn Trung Hải

6


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Nguồn gốc phát triển loài người là lao động của cá nhân và lao động
chung. C. Mác đã khẳng định: “Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao
động chung nào tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng cần đến
một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức
năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ chế sản xuất... Một người
độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có
nhạc trưởng”. Lao động chung cần có tổ chức và thống nhất nhằm tạo ra sức
mạnh để đạt được mục đích chung. Trong lịch sử phát triển loài người xuất
hiện một dạng lao động mang tính đặc thù là tổ chức - điều khiển con người
với các hoạt động theo những yêu cầu nhất định; dạng lao động đó được gọi là
quản lý. Quản lý là một chức năng lao động bắt nguồn từ tính chất lao động
của xã hội. Từ khi con người bắt đầu hình thành các nhóm để thực hiện những
mục tiêu mà họ không thể đạt được với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, thì
nhu cầu quản lý cũng hình thành như một yếu tố cần thiết để phối hợp những
nỗ lực cá nhân hướng tới những mục tiêu chung. Xã hội phát triển qua các
phương thức sản xuất từ cộng sản nguyên thủy đến nền văn minh hiện đại,

trong đó quản lý luôn là một thuộc tính tất yếu lịch sử khách quan gắn liền với
xã hội ở mọi giai đoạn phát triển của nó. Thuộc tính đó bắt nguồn từ bản chất
của hệ thống xã hội đó là hoạt động lao động tập thể - lao động xã hội của con
người. Trong quá trình lao động con người buộc phải liên kết lại với nhau, kết
hợp lại thành tập thể. Điều đó đòi hỏi phải có sự tổ chức, phải có sự phân công
và hợp tác trong lao động, phải có sự quản lý. Như vậy, quản lý là một hoạt
động xã hội bắt nguồn từ tính chất cộng đồng dựa trên sự phân công và hợp tác
để làm một công việc nhằm đạt được mục tiêu chung đề ra. Mặc dù quản lý là
một thuộc tính tất yếu gắn liền với xã hội nhưng chỉ khi xã hội phát triển đến
một trình độ nhất định thì quản lý mới được tách ra thành một 2 chức năng
riêng của lao động xã hội; dần dần hình thành những tập thể, những tổ chức và
cơ quan chuyên hoạt động quản lý - hệ thống quản lý (chủ thể quản lý). Xã hội
càng phát triển về trình độ và quy mô sản xuất, về văn hóa, khoa học, kỹ thuật
Nguyễn Trung Hải

7


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

công nghệ, thì trình độ quản lý, tổ chức, điều hành và công nghệ quản lý cũng
càng được nâng lên và phát triển không ngừng. Quản lý là một trong những
hoạt động vừa khó khăn, phức tạp; vừa là một nhân tố có ý nghĩa quyết định
đối với sự tồn tại và phát triển xã hội, suy thoái hay thịnh vượng của một tổ
chức, một quốc gia, thậm chí là toàn cầu. Sự phát triển xã hội dựa vào nhiều
yếu tố: sức lao động, tri thức, nguồn vốn, tài nguyên, năng lực quản lý. Trong
đó năng lực quản lý được xếp hàng đầu. Năng lực quản lý là sự tổ chức, điều
hành, kết hợp tri thức với việc sử dụng sức lao động, nguồn vốn và tài nguyên
để phát triển xã hội. Quản lý tốt thì xã hội phát triển, ngược lại nếu buông lỏng
hay quản lý tồi thì sẽ mở đường cho sự rối loạn, kìm hãm sự phát triển xã hội.

1.2. Quản lý và sử dụng phương tiện ô tô.
1.2.1. Quản lý phương tiện ô tô
Từ khái niệm trên có thể thấy: Quản lý phương tiện ô tô là việc đơn vị tổ
chức được giao quản lý sử dụng phương tiện ô tô áp dụng các phương pháp,
cách thức, sắp xếp, quản lý, xây dựng các chương trình, kế hoạch, giám sát tác
động lên tập thể, cá nhân sử dụng phương tiện ô tô do đơn vị được giao quản lý
nhằm đảm bảo cho việc thực hiện sử dụng, vận hành xe ô tô ở đơn vị đó đúng
theo quy định, có hiệu quả cao nhất đảm bảo hiệu quả và tiết kiệm.
1.2.2. Hình thức quản lý, sử dụng xe ô tô tại cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Mỗi đơn vị căn cứ vào đặc điểm tình hình, yêu cầu nhiệm vụ để lựa chọn
cách thức quản lý, xây dựng quy chế quản lý và sử dụng phương tiện ô tô. Quy
chế đều dựa trên các nội dung chính đó là:
- Nguyến tắc việc quản lý và sử dụng phương tiện ô tô phải theo các tiêu
chuẩn định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện của Nhà nước; đảm
bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
- Thẩm quyền điều động xe ô tô
- Trách nhiệm của lái xe:
- Trách nhiệm của Văn phòng và Đơn vị được giao quản lý xe;
Nguyễn Trung Hải

8


Tiu lun: Thc trng v gii phỏp qun lý v s dng cú hiu qu phng tin Thanh tra giao thụng H Ni

- Trỏch nhim ca n v, cỏ nhõn s dng xe;
- Quy nh khỏc v Lnh iu xe; iu kin khi xe lu hnh;Qun lý xng
du vt t sa cha
Vic la chn hỡnh thc qun lý xe ụ tụ ti cỏc c quan, t chc, n v,
tựy thuc vo mi n v.

1.3. Cỏc vn bn liờn quan n qun lý v s dng phng tin ụ tụ ca
Thanh tra giao thụng.
- Nghị định số 136/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 6 năm
2004 của Thủ tớng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của
Thanh tra giao thông vận tải;
- Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7 tháng 5 năm
2007 của Thủ tớng Chính phủ quy định tiêu chuẩn, định mức
và chế độ quản lý, sử dụng phơng tiện đi lại trong cơ quan
nhà nớc, đơn vị sự nghiệp công lập, công ty nhà nớc. Trong
đó có quy định về ô tô chuyên dùng;
- Quyết định số 343/PC-VT ngày 22 tháng 02 năm 1997
của Bộ giao thông vận tải quy định nhiệm vụ, quyền hạn,
chức danh, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu, trang phục và trang
bị của lực lợng Thanh tra giao thông; Trong đó quy định,
Thanh tra giao thông đợc trang bị: ô tô con, ô tô tải, xe cần
cẩu;
- Quyết định số 28/2005/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 5
năm 2005 của Bộ trởng Bộ Giao thông vận tải về việc quy
định về cờ hiệu, trang phục, phù hiệu, cấp hiệu, biển hiệu;
phơng tiện, thiết bị kỹ thuật của Thanh tra giao thông vận tải
các cấp. Trong đó quy định phơng tiện, thiết bị kỹ thuật
phục vụ cho hoạt động của Thanh tra giao thụng.
ỏnh giỏ: Cỏc quy nh ny phự hp vi ch trng, nh hng ca
ng v Nh nc trong qun lý ti sn cụng (trong ú cú xe ụ tụ cụng)
Nguyn Trung Hi

9


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội


Việc áp dụng đúng chính sách sẽ đưa việc quản lý xe công đi vào nề nếp,
tiết kiệm, hiệu quả hơn, hạn chế việc sử dụng xe công sai mục đích, lãng phí.
Ngoài ra, cùng với đó thì việc quan tâm, sát sao của Thủ trưởng cơ quan, đơn
vị và ý thức của người được sử dụng xe cũng là yếu tố tích cực góp phần vào
việc quản lý và sử dụng hiệu quả đối với xe công nói chung.

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN Ở
THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI TP HÀ NỘI
2.1. Giới thiệu về Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội
Thanh tra Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hà Nội được thành lập theo
Quyết định số 36/2008/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2008 của UBND
thành phố Hà Nội về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn, cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội.
Nguyễn Trung Hải

10


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Trong đó nêu rõ: Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội trực thuộc Sở
giao thông vận tải thành phố Hà Nội trên cơ sở hợp nhất Thanh tra Sở giao
thông công chính thuộc Sở giao thông vận tải thành phố Hà Nội (cũ) và Thanh
tra Sở giao thông vận tải tỉnh Hà Tây (cũ).
• Vị trí, chức năng của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội:
- Thanh tra giao thông Hà Nội là cơ quan chuyên môn của Sở giao
thông vận tải Thành phố Hà Nội, có trách nhiệm giúp Giám đốc Sở thực hiện
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên

ngành trong phạm vi quyền hạn của Giám đốc Sở giao thông vận tải TP. Hà
Nội.
- Thanh tra giao thông Hà Nội có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và được cấp kinh phí.
- Thanh tra giao thông Hà Nội chịu sự hướng dẫn, kiểm tra về công tác,
nghiệp vụ thanh tra hành chính, kiểm tra về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành
của Bộ Giao thông vận tải.
• Nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra Giao thông Hà Nội:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra hành chính, thanh tra
chuyên ngành giao thông vận tải trình Giám đốc Sở phê duyệt và tổ chức thực
hiện chương trình, kế hoạch đó sau khi được phê duyệt
- Thanh tra hành chính: Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật,
nhiệm vụ được giao của tổ chức, cá nhân thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp
của Sở giao thông vận tải.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong việc thực hiện các quy
định của pháp luật về hoạt động giao thông vận tải.
- Thanh tra, kiểm tra, xử lý các vi phạm trong quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông.
- Thực hiện công tác phòng ngừa, chống tham nhũng trong lĩnh vực
giao thông vận tải theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng; theo dõi,
kiểm tra các tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý của Sở trong việc thi hành pháp
luật chống tham nhũng.
Nguyễn Trung Hải

11


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo; Theo dõi kiểm tra thực hiện kiến nghị,

quyết định sau thanh tra.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn pháp luật và kiểm tra các đơn vị
thuộc Sở thực hiện các quy định của pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo;
- Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ thanh tra hành chính, thanh tra chuyên
ngành cho thanh tra viên, cộng tác viên thanh tra; được sử dụng cộng tác viên
thanh tra theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Quản lý tổ chức, biên chế, tài sản và kinh phí phục vụ hoạt động của
Thanh tra Sở giao thông vận tải theo quy định;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật hoặc
khi Giám đốc Sở giao thông vận tải giao.
• Cơ cấu tổ chức:
- Lãnh đạo Thanh tra Sở giao thông vận tải có Chánh Thanh tra và các
Phó Chánh Thanh tra (hiện có 6 Phó Chánh Thanh tra).
- Cơ cấu tổ chức bộ máy bao gồm: Phòng Tổ chức; Phòng Hành chính –
Quản trị; Phòng Tham mưu tổng hợp; Phòng Tài chính – Kế toán; Phòng
Thanh tra hành chính; Đội Thanh tra giao thông đường thủy nội địa; Đội thanh
tra giao thông cầu, đường bộ; Đội Thanh tra giao thông vận tải đường bộ; Đội
Thanh tra cơp động; Các Đội Thanh tra giao thộng quận, huyện, thành phố trực
thuộc (hiện có 30 Đội quận huyện, thị xã)
Thanh tra giao giao thông Hà Nội gồm có:
+ 05 phòng nghiệp vụ, trong đó Phòng Thanh tra hành chính thực hiện
chức năng Thanh tra hành chính
+ Có 30 Đội thanh tra giao thông quận huyện và 04 đội Thanh tra
chuyên ngành (34 đội)
Chính phủ đã phê duyệt Quyết định số 321/QĐ-TTg ngày 05/3/2010
về phê duyệt Đề án “Tăng cường biên chế, trang thiết bị cho lực lượng Thanh
tra Giao thông vận tải”. Theo đề án 321 về nâng cao năng lực cho Thanh tra
giao thông thì mỗi đội Thanh tra giao thông vận tải cần được trang bị ít nhất 2
phương tiện ô tô (xe tải và bán tải), chưa kể khối phòng ban và phương tiện ô
tô chuyên dùng như xe cứu hộ, xe cẩu kéo, xe con, xe trạm cân lưu động.


Nguyễn Trung Hải

12


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

2.2. Thực trạng phương tiện ô tô của Thanh tra Giao thông Hà Nội
Hiện nay, Thanh tra giao thông Hà Nội đang quản lý, sử dụng 67 xe ô
tô các loại (không tính 05 xe u-oát đã thanh lý tháng 9/2014; 01 máy xúc; 01
máy san gạt đã chuyển đi), bao gồm: 07 xe ô tô từ 4 – 8 chỗ; 01 xe ô tô 16 chỗ;
37 xe ô tô bán tải (33 xe bán tải Ford, 03 xe bán tải Mazda, 01 xe bán tải 2 chỗ
Nissan); 12 xe tải các loại từ 1.000kg đến 8.000kg; 02 xe tải gắn cẩu; 05 xe cứu
hộ giao thông; 01 xe ô tô chở thiết bị cân xe lưu động.
2.2.1. Đánh giá phương tiện ô tô năm 2010:
Thống kê phương tiện ô tô ở Thanh tra giao thông Hà Nội cuối năm
2010 có tổng số 48 phương tiện ô tô các loại. Cụ thể như sau:
- Theo niên hạn:
+ Số lượng xe có niên hạn sử dụng từ năm 1994 đến 2000 có : 7 xe
+ Số lượng xe có niên hạn sử dụng từ năm 2001 đến 2004 có : 23 xe
+ Số lượng xe có niên hạn sử dụng từ năm 2005 đến 2010 có : 18 xe
- Theo loại xe:
+ Xe UAZ có 6 xe (trong đó 1 xe niên hạn từ năm 1997 và 5 xe niên hạn
sử dụng từ năm 2004);
+ Xe cứu hộ có : 3 xe; Xe bán tải có: 27 xe;
+ Xe tải + xe tải có cẩu tự hành: 5 xe;
+ Xe chuyên dụng khác ( máy san gạt, máy xúc): 2 chiếc;
+ Xe con từ 2 đến 7 chỗ: 7 xe (không kể xe UAZ); Xe 16 chỗ: 01 xe
 Nhận xét, đánh giá

Phương tiện ô tô tại thời điểm cuối năm 2010, qua thống kê có thể thấy
một số đặc điểm nổi bật như sau:
1) Nhìn chung thời điểm năm 2010, phương tiện ô tô của Thanh tra
giao thông Hà Nội có nhiều chủng loại nhưng cơ bản là cũ, số lượng xe tốt là
Nguyễn Trung Hải

13


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

ít, đây là điều quan trọng và đặc điểm cơ bản gây khó khăn cho quản lý điều
hành và sử dụng phương tiện ô tô.
2) Cá biệt có những phương tiện không phát huy được tác dụng như:
Xe U oat không sử dụng hiệu quả, 1 xe từ năm 1997 không sử dụng được; máy
san gạt và máy xúc ít sử dụng.
3) Cơ bản phương tiện thiếu chưa đáp ứng yêu cầu
Số lượng xe thiếu so với nhu cầu và cũ nhiều trong khi nhu cầu sử dụng
cao thì việc điều động xe gặp khó khăn dẫn đến sử dụng phương tiện ô tô với
thời gian hoạt động cao và điều này gây khóa khăn cho cán bộ quản lý và lái
xe.
2.2.2. Đánh giá phương tiện từ năm 2010 đến năm 2015
Trong quá trình hoạt động từ 2010 đến 2015, Thanh tra giao thông Hà
Nội được bổ sung nhiều phương tiện ô tô và cũng thanh lý được nhiều phương
tiện không đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Cụ thể đến cuối năm 2015 số lượng
và tình trang xe theo bảng thống kê sau:
BẢNG THỐNG KÊ PHƯƠNG TIỆN Ô TÔ PHỤC VỤ CÔNG TÁC
ĐẾN CUỐI NĂM 2015
Theo bảng, viết tắt tên đơn vị quản lý là Hoàn Kiếm được hiểu là Đội
Thanh tra GTVT quận Hoàn Kiếm, Quốc Oai được hiểu là Đội thanh tra GTVT

huyện Quốc Oai…

TT

Đơn vị quản


Nhãn hiệu
xe

Biển kiểm
soát

Số chỗ
Năm
ngồi Năm đưa
hoặc
sản
vào
tải
xuất
sử
trọng
dụng

01

Phòng HCQT

31A 6779


7 chỗ

2000

2000

Cũ, đang sử dụng

02

Phòng HCQT

29A 00289

7 chỗ

2010

2010

Tốt, đang sử dụng

03

Phòng HCQT

Toyota Zace
Toyota
Fortuner

Ford Everest

31B 0558

7 chỗ

2005

2005

Cũ, đang sử dụng

04

Phòng HCQT

33A 6768

4 chỗ

2005

2005

Cũ, đang sử dụng

05

Phòng HCQT


29A 00739

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng

Nguyễn Trung Hải

Ford Laser
Ford Ranger
Bán tải

Đánh giá

14


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

06

Phòng HCQT

07

Phòng HCQT


08

Phòng HCQT

09

Hoàn Kiếm

10

Hai Bà Trưng

11

Hai Bà Trưng

12

Hai Bà Trưng

13

Ba Đình

14

Đống Đa

15


Đống Đa

16

Tây Hồ

17

Tây Hồ

18

Cầu Giấy

19

Cầu Giấy

20

Thanh Xuân

21

Hoàng Mai

22

Long Biên


23

Hà Đông

24

Hà Đông

25

Hà Đông

26

Nam từ Liêm

27

Nam từ Liêm

28
29
30

Bắc Từ Liêm
Bắc Từ Liêm
Bắc Từ Liêm

Nguyễn Trung Hải


Ford Ranger
Bán tải
Ford transit
Mitsubishi
Jolie
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Mitsubishi
cứu hộ
Daihatshu
Picup
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Daihatshu
Picup
Ford Ranger
Bán tải
Mitsubishi
cứu hộ
Daihatshu
Picup
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải

Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Huyndai HD
120
Hino tải
Ford Ranger
Bán tải
Daihatshu
Picup
Ford Ranger
Bán tải
Daihatshu
Picup
Mazda bán

29A 01615

4 chỗ

2005

2006

Cũ, đang sử dụng
(đổi biển 8252)


31A 6996

16 chỗ

2005

2005

Cũ, đang sử dụng

33A 2728

7 chỗ

2001

2002

Cũ, đang sử dụng

31A 8303

4 chỗ

2009

2009

Tốt, đang sử dụng


31A 7543

4 chỗ

2006

2006

Khá, đang sử dụng

31A 8099

2 chỗ

2010

2010

Tốt, đang sử dụng

31A 5333

1,6 tấn

2001

2002

Cũ, đang sử dụng


31A 8242

4 chỗ

2008

2008

Khá, đang sử dụng

29A 00011

4 chỗ

2010

2011

Tốt, đang sử dụng

31A 6127

1,6 tấn

2003

2003

Cũ, hỏng chờ
thanh lý


29A 00546

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng

31A 8151

2 chỗ

2008

2010

Tốt, đang sử dụng

31A 5334

1,6 tấn

2001

2002

Cũ, đang sử dụng


29A 00727

4 chỗ

2011

2013

Tốt, đang sử dụng

29A 00014

4 chỗ

2010

2011

Tốt, đang sử dụng

31A 8312

4 chỗ

2009

2009

Tốt, đang sử dụng


31A 8326

4 chỗ

2009

2009

Tốt, đang sử dụng

33A 2636

4 chỗ

2007

2007

Khá, đang sử dụng

29A 01628

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

33A 5455


2004

2004

Cũ, đang sử dụng

29A 00012

4 chỗ

2010

2011

Tốt, đang sử dụng

31A 6125

1,6 tấn

2003

2003

Cũ, đang sử dụng

29A 06022

4 chỗ


2015

2015

Tốt, đang sử dụng

31A 6128

1,6 tấn

2003

2003

Cũ, đang sử dụng

31A 3213

2 chỗ

1997

1997

Cũ, hỏng đề nghị
15


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội


31

Thanh Trì

32

Gia Lâm

33

Đông Anh

34
35

Đông Anh
Đông Anh

36

Sóc Sơn

37

Hoài Đức

38

Thường Tín


39

Phú Xuyên

40

Phú Xuyên

41

Sơn Tây

42

Ứng Hòa

43

Ứng Hòa

44

Chương Mỹ
Chương Mỹ

45
46

Thạch Thất


47

Thạch Thất

48

Thanh Oai

49

Thanh Oai

50

Thanh Oai

51

Quốc Oai

52

Đan Phượng

53

Mê Linh

54


Phúc Thọ

Nguyễn Trung Hải

tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Daihatshu
Picup
Hino có cẩu
tự hành
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Mitsubishi tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải


Thanh lý
29A 00700

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng

29A 01673

4 chỗ

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

29A 00013

4 chỗ

2010

2011

Tốt, đang sử dụng


31A 6126

2 chỗ

2003

2003

Cũ, đang sử dụng

33A 5418

2 chỗ

2007

2007

Cũ, đang sử dụng

29A 00729

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng


29A 00747

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng

29A 00734

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng

29A 06034

4 chỗ

2015

2015

Tốt, đang sử dụng


31A 6522

2 chỗ

2003

2003

Cũ, đang sử dụng

33A 2222

4 chỗ

2004

2004

Khá, đang sử dụng

33A 3646

4 chỗ

2004

2004

Khá, đang sử dụng


1994

Xe đăng ký của Sở
GTVT Hà Tây (cũ),
hỏng, hiện không sử
dụng – chờ thanh lý

UAZ

33A 0728

Mitsubishi tải
Ford Ranger
Bán tải
Mitsubishi tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Daihatshu
Picup

33A 5266

2 chỗ

2007

2007


Khá, đang sử dụng

29A 00520

4 chỗ

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

31A 1296

2 chỗ

2003

2003

cũ, đang sử dụng

31A 7530

4 chỗ

2006

2006


Khá, đang sử dụng

29A 06043

4 chỗ

2015

2015

Tốt, đang sử dụng

31A 5332

2 chỗ

2001

2002

cũ, đang sử dụng

31A 0315

4 chỗ

1993

1994


Cũ, hỏng đề nghị
thanh lý

29A 01667

4 chỗ

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

29A 00513

4 chỗ

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

31A 6999

4 chỗ

2005


2005

Khá, đang sử dụng

29A 00524

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng

Mazda
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải

16


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

55


Mỹ Đức

Nissan bán
tải

31A 5722

2 chỗ

56

Mỹ Đức

Mitsubishi tải

31A 6191

2 chỗ

57

Ba Vì

29A 00713

58

Đường Thủy


59

GTVT

60

GTVT

61

Cầu đường bộ

62

Cầu đường bộ

63

Cơ động

64
65
66
67

Cơ động
Cơ động
Cơ động
Trạm cân


Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Ford Ranger
Bán tải
Mazda bán
tải
Ford Ranger
Bán tải
Huyndai HD
72
Ford Ranger
Bán tải
Mazda bán
tải
Mitsubishi
cứu hộ
Huyndai HD
120
Huyndai
Hoán cải

2003

Bị cháy ngày
18/3/2015

2003


2003

cũ, đang sử dụng

4 chỗ

2011

2012

Tốt, đang sử dụng

31A 8299

4 chỗ

2001

2001

cũ, đang sử dụng

29A 01664

4 chỗ

2013

2014


Tốt, đang sử dụng

31A 3212

2 chỗ

1997

1997

Cũ, hỏng đề nghị
thanh lý

29A 00511

4 chỗ

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

29A 01649

29A 00721

4 chỗ

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

31A 3230

2 chỗ

1996

1997

Cũ, hỏng đề nghị
thanh lý

31A 8280

2 chỗ

2010

2010

Tốt, đang sử dụng


29A 01695

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

29A 01601

2013

2014

Tốt, đang sử dụng

 Nhận xét, đánh giá:
Qua bảng thống kê phương tiện ô tô đến hết 2015 và so sánh với thống
kê phương tiện năm 2010 có thể thấy một số đặc điểm nổi bật như sau:
- Phương tiện ô tô ở Thanh tra giao thông Hà Nội gồm có xe ô tô con và
xe ô tô chuyên dung.
Trong đó:
+ Xe ô tô con: xe từ 4 chỗ đến 16 chố chủ yếu phục vụ công tác các
đoàn thanh tra kiểm tra, thanh tra hành chính và tập trung tại văn phòng do
phòng HCQT quản lý trực tiếp.
+ Xe chuyên dùng gồm xe bán tải, xe tải có cẩu tự hành và xe cứu hộ,
xe trạm cân: các phương tiện ô tô này chủ yếu giao về các Đội thanh tra giao
thông phục vụ hoạt động thanh tra chuyên ngành
Nguyễn Trung Hải


17


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

- Số lượng xe thanh lý năm 2012 là 5 xe UAZ
- Xe máy san gạt và Máy xúc do ít sử dụng đã được điều chuyển về Sở
GTVT Hà Nội từ năm 2013 để giao cho đơn vị có nhu cầu sử dụng cao tránh
lãng phí và không xuất hiện trong bảng thống kê năm 2015
- Số lượng xe mới được bổ sung qua các năm từ 2010 – 2015 là 27 xe
mới chủ yếu là xe ô tô bán tải.
- Cơ bản các Đội thanh tra GTVT đều được đáp ứng có ít nhất 1 xe ô tô
(có 18 đơn vị /tổng số 34 đơn vị có 1 xe ô tô) trong khi theo đề án 321 được
phê duyệt số lượng xe cần đáp ứng cho 1 đội quận huyện là 2 xe: Số lượng
phương tiện ô tô cơ bản là còn thiếu.
- Số lượng xe có niên hạn sử dụng từ năm 1994 đến 2000 chỉ còn 5 xe
và đều chờ thanh lý, cá biệt có xe ô tô Daihatshu picup do Đội Đống Đa quản
lý niên hạn sử dụng từ 2003 bị hỏng chờ thanh lý trong khi còn hạn sử dụng:
chứng tỏ quá trình sử dụng còn có đơn vị quản lý và lái xe sử dụng xe chưa tốt
dẫn đến hỏng xe nặng.
- Vẫn còn những xe cũ hỏng chờ thanh lý: 6 xe điều này cũng thấy rõ số
xe đang được sử dụng chỉ là 61/67 xe (91%)
- Xe ô tô cũng được điều chuyển đến các đơn vị trực thuộc Thanh tra
GTVT Hà Nội linh động để sử dụng có hiệu quả hơn: như xe cứu hộ được giao
về khu vực có nhiều vi phạm cần xử lý cẩu kéo xe vi phạm….
2.2.3. Đánh giá chung:
- Từ năm 2010 đến 2015, được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo,
Thanh tra Sở đã đầu tư mua sắm mới hoặc được trang cấp 27 phương tiện vận
tải đường bộ. Thanh lý 5 xe ô tô U oat. Đa số các phương tiện đều phát huy

công năng sử dụng, phục vụ công tác chuyên môn. Tuy nhiên, một số phương
tiện thời gian sử dụng đã lâu, năm 2000 – 2004, cá biệt có những phương tiện
từ những năm 1994, 1997 nên đã cũ, hỏng nhiều, mặc dù đầu tư sửa chữa nhiều
Nguyễn Trung Hải

18


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

lần nhưng không hiệu quả. Bên cạnh đó, một số phương tiện thời gian sử dụng
đã lâu nên chu kỳ kiểm định chỉ được 6 tháng/lần.
- Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, căn cứ đặc điểm tình
hình thực tế và yêu cầu nhiệm vụ, Thanh tra giao thông Hà Nội đã điều chuyển
một số phương tiện của một số đơn vị cho phù hợp để phục vụ công tác chuyên
môn.
- Việc sử dụng phương tiện ô tô tại Thanh tra giao thông Hà Nội cơ bản
là tốt, phát huy hiệu quả, đa số các đơn vị đều có ý thức trách nhiệm trong việc
quản lý phương tiện, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng, hỗ trợ phục vụ công
tác chuyên môn.
2.2. Thực trạng các biện pháp quản lý và sử dụng phương tiện đang áp
dụng
Hiện nay, Thanh tra giao thông Hà Nội đang áp dụng các biện pháp
quản lý và sử dụng phương tiện ô tô gồm 5 nhóm giải pháp:
- Các văn bản hướng dẫn quản lý và sử dụng phương tiện: Xây dựng
quy chế sử dụng xe, các văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng xe; Sắp xếp
phương tiện và giao xe về các đơn vị quản lý
- Tham mưu và trực tiếp quản lý từ các phòng ban, các đơn vị được
giao xe; Thành lập Tổ tư vấn kỹ thuật phương tiện, phân cấp quản lý.
- Áp dụng khoa học kỹ thuật trong quản lý, sử dụng phương tiện ô tô

- Nâng cao trách nhiệm, đạo đức người lái xe
- Kiểm tra giám sát việc quản lý, sử dụng phương tiện
• Ban hành các văn bản hướng dẫn, sắp xếp bố trí phương tiện và
xây dựng kế hoạch quản lý và sử dụng phương tiện:
Ban hành quy chế sử dụng xe
Thanh tra giao thông Hà Nội ban hành quy chế sử dụng phương tiện tập
trung vào quy định cụ thể:
Nguyễn Trung Hải

19


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

- Nguyến tắc việc quản lý và sử dụng phương tiện ô tô phải theo các tiêu
chuẩn định mức và chế độ quản lý, sử dụng phương tiện của Nhà nước; đảm
bảo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.;
- Thẩm quyền điều động xe ô tô
- Trách nhiệm của lái xe:
- Trách nhiệm của Văn phòng và Đơn vị được giao quản lý xe;
- Trách nhiệm của đơn vị, cá nhân sử dụng xe;
- Lệnh điều xe; Điều kiện khi xe lưu hành;
- Quản lý xăng dầu vật tư sửa chữa…
Sắp xếp bố trí phương tiện giao về các đơn vị quản lý, sử dụng
Tùy theo mục đích sử dụng, phân loại xe, Thanh tra giao thông Hà Nội
giao cho các Đội Thanh tra giao thông vận tải và các Đội chuyên ngành quản lý
và sử dụng phương tiện (cụ thể như bảng thống kê phương tiện năm 2015).
Trong đó xe cứu hộ phục vụ cẩu kéo hiện có 5 xe chia thành cụm các
đơn vị sử dụng chung trên cơ sở giao cho 1 đơn vị chủ đạo trong cụm trực tiếp
quản lý và sử dụng, Các đơn vị còn lại trong cụm đăng ký sử dụng theo kế

hoạch.
Xe trạm cân chia về đội chuyên ngành để phục vụ cân xe quá tải và
phối hợp sử dụng với các đơn vị.
Xây dựng kế hoạch sử dụng phương tiện:
Các đơn vị căn cứ vào nhu cầu sử dụng phương tiện, đăng ký việc sử
dụng phương tiện và yêu cầu tăng cường phương tiện đến hỗ trợ như xe cứu
hộ, cẩu kéo thì đăng ký từ thứ năm tuần trước và sẽ được Lãnh đạo Thanh tra
giao thông Hà Nội phê duyệt lịch trình hoạt động phương tiện tuần tiếp theo.
Khi đã được phê duyệt kế hoạch mà đơn vị có nhu cầu sử dụng phương
tiện chưa có trong lịch được duyệt hoặc phương tiện phối hợp công tác ngoài
địa bàn thì Chỉ huy đơn vị báo cáo Lãnh đạo Thanh tra giao thông Hà Nội và
chịu trách nhiệm, chủ động điều động phương tiện phục vụ công tác.
Nguyễn Trung Hải

20


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Đây là nội dung quan trọng trong quản lý và sử dụng phương tiện ở
Thanh tra giao thông Hà Nội
Nhận xét đánh giá về nhóm giải pháp quản lý:
- Đây là cơ sở trong quản lý phương tiện và sử dụng phương tiện, tuy
nhiên xây dựng quy chế trong đó có định mức nhiên liệu còn chưa linh hoạt
trong việc điều chỉnh kịp thời tăng định mức cho phương tiện qua nhiều lần sửa
chữa hay thời gian sử dụng nhiều.
- Kế hoạch hoạt động phương tiện được duyệt khi các đơn vị đăng ký, tuy
nhiên trong thực tế công việc của Thanh tra giao thông luôn phát sinh và thực
hiện các công việc đột xuất đòi hỏi sử dụng phương tiện, khi không có trong kế
hoạch, đơn vị quản lý không chủ động thì việc sử dụng phương tiện lại bị động

không sử dụng hiệu quả phương tiện.
- Sắp xếp phương tiện cũng không thể đảo chuyển liên tục mà cần có sự
ổn định vì vậy những phương tiện ít mà nhu càu sử dụng cao như xe cứu hộ
không thể đáp ứng hết nhu cầu cần sử dụng phương tiện của các đơn vị trong
khi địa bàn hoạt động là trên toàn thành phố với phạm vi rộng lớn.
• Quản lý của các phòng nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ và Thành
lập Tổ tư vấn kỹ thuật phương tiện
Quản lý của các phòng nghiệp vụ theo chức năng nhiệm vụ:
Các phòng nghiệp vụ đã tư vấn tham mưu cho lãnh đạo thực hiện xây
dựng quy trình, phối hợp trong quản lý sử dụng phương tiện và trực tiếp được
giao quản lý, một số nội dung:
1) Sửa chữa tập trung
- Trong thực tế nhiều hãng xe không còn đại lý tại Hà Nội như
Daihatshu, Mazda nên việc thay thế phụ tùng, sửa chữa dòng xe của hang này
gặp khó khăn và để tránh tình trạng các đơn vị đưa xe vào các cơ sở sửa xe
không đảm bảo uy tín, chất lượng. Các phòng nghiệp vụ đã tham mưu cho

Nguyễn Trung Hải

21


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Lãnh đạo Thanh tra giao thông Hà Nội ký hợp đồng sửa chữa tập trung theo
từng loại xe với đơn vị sửa chữa bảo dưỡng xe phù hợp.
- Qua đó cũng xây dựng quy trình sửa chữa bảo dưỡng xe và bộ các thủ
tục từ đánh giá tình trạng kỹ thuật xe, thương thảo ký hợp đồng, nghiệm thu,
quyết toán đảm bảo thủ tục khi thanh toán từ kho bạc nhà nước.
2) Mua nhiện liệu qua phiếu:

Các phòng nghiệp vụ đã tham mưu cho Lãnh đạo Thanh tra giao thông
Hà Nội ký hợp đồng mua xăng dầu tại đại lý xăng dầu là Công ty vật liệu chất
đốt Hà Nội, đơn vị có đại lý trên toàn địa bàn thành phố Hà Nội. Thuận tiện
mua xăng dầu cho các đơn vị
Thực hiện quy trình mua nhiên liệu qua phiếu, thuận tiện không dùng
tiền mặt tránh được các thủ tục tạm ứng và tiện việc quản lý, tập trung khi
thanh quyết toán theo từng tháng. Xây dựng quy trình thanh toán nhiên liệu
phù hợp, dung quy định.
3) Tham mưu cho Lãnh đạo trong việc điều chuyển phương tiện, sắp
xếp hợp lý phương tiện về các đơn vị để phát huy khả năng và sử dụng phương
tiện tốt nhất. tham mưu giúp Ban Lãnh đạo Thanh tra Sở thanh lý 05 xe YAZ
(U – oát) đã hỏng, cũ của các đơn vị: Thanh Trì, Sóc Sơn, Hoài Đức, Phúc Thọ
và Đường thủy.
Nhận xét đánh giá:
Các phòng nghiệp vụ thường xuyên phối hợp với Tổ tư vấn KTPT
trong việc kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thực hiện nghiêm túc các quy định về
quản lý, sử dụng phương tiện, đồng thời hướng dẫn các thủ tục sửa chữa, bảo
dưỡng, thanh quyết toán đảm bảo đúng quy định.
- Năm 2012, khi áp dụng mua xăng dầu qua phiếu so với năm 2011 dã
làm giảm khối lượng công việc qua việc giảm bớt các thủ tục cũng như thanh
toán nhỏ lẻ, tiết kiệm thời gian cho lái xe, văn phòng các đơn vị (các đội) và kế
toán Thanh tra Sở.
Nguyễn Trung Hải

22


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

- Việc sửa chữa tập trung và xây dựng quy trình sửa chữa bảo dưỡng đã

thuận lợi cho theo dõi quản lý phương tiện, tiết kiệm thời gian thủ tục khi vào
nhiều hãng khác nhau với nhiều thủ tục khác nhau không đúng quy định dẫn
đến khó khăn và nhiều thủ tục trong thanh toán. Đảm bảo chất lượng sửa chữa
phương tiện. Tiết kiệm thời gian làm việc ở nhiều khâu công việc và tiết kiệm
chi phí sửa chữa.
Thành lập Tổ tư vấn kỹ thuật phương tiện
Do số lượng xe lớn và nhiều chủng loại xe, để quản lý tốt phương tiện,
Thanh tra Giao thông Hà Nội đã thành lập Tổ tư vấn Kỹ thuật phương tiện (Tổ
tư vấn KTPT): Tổ trưởng là 1 đồng chí Phó Chánh Thanh tra và gồm Trưởng
phòng HCQT, Trưởng phòng Tài chính – kế toán, các thành viên khác là lái xe
có chuyên môn cao (5đồng chí)
Hoạt động của tổ thường xuyên và kiêm nhiệm. Lượng xe được chia
thành các nhóm xe và mỗi đồng chí thành viên có chuyên môn trực tiếp về lĩnh
vực, loại xe đó phụ trách:
Việc mở sổ theo dõi phương tiện cũng giúp việc quản lý giám sát trong
sử dụng phương tiện được kịp thời và đôn đốc chỉ huy đơn vị cũng như lái xe
thực hiện khám định kỳ xe, bảo dưỡng thường xuyên, giữ gìn xe.
Nhận xét đánh giá:
Trong những năm qua, Tổ tư vấn KTPT đã phối hợp với các phòng
nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc giúp Ban lãnh đạo Thanh tra Sở theo dõi tình
trạng kỹ thuật phương tiện; kiểm tra đánh giá và tham mưu, đề xuất phương án
sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện của toàn Thanh tra Sở phục vụ công tác
thường xuyên và đột xuất, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động công tác của
Thanh tra Sở; Phối hợp với các phòng nghiệp vụ tiếp nhận 27 xe ô tô bán tải
Ford Ranger, 01 xe ô tô chở thiết bị cân xe lưu động, 02 xe cứu hộ và đề xuất
cấp phát cho các đơn vị phục vụ công tác chuyên môn.
Năm 2014 tiết kiệm gần 200 triệu tiền sửa chữa phương tiện theo dự
toán năm 2013.
Nguyễn Trung Hải


23


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Tuy nhiên, một số thành viên Tổ tư vấn KTPT chưa quan tâm theo dõi
thường xuyên, liên tục và cập nhật việc sửa chữa, thay thế phụ tùng vào Sổ lý
lịch xe. Do kiêm nhiệm nên có lúc thành viên tổ chưa sát sao công việc.
• Sử dụng thiết bị giám sát hành trình GPS
Qua thực tế từ năm 2010 - 2013: Có phương tiện sử dụng không đúng
mục đích như đi đình chùa, đi ra khỏi địa phận Hà Nội mà không báo cáo xin
lệnh điều xe, đi sai lịch trình được duyệt…
Năm 2013, Thanh tra GT Hà Nội đã tiến hành lắp thiết bị giám sát
hành trình trên các phương tiện ô tô. Qua năm 2014 việc sử dụng xe đúng lịch
trình đã được thực hiện tốt. Đặc biệt qua giám sát đã làm giảm đáng kể lượng
tiêu hao nhiên liệu.
Lắp thiết bị giám sát hành trình là thiết bị định vị cho phép biết đường
đi di chuyển của phương tiện. Thiết bị cho biết số lần dừng đỗ…. Phòng HCQT
được giao quản lý trực tiếp có thể thông qua chương trình quản lý và theo dõi
trực tiếp hành trình của phương tiện. Giám sát nhằm kiểm soát phương tiện đi
đúng lịch trình yêu cầu.
So sánh năm 2013 và 2014: Qua đánh giá về cùng mặt bằng về giá cả
nhiên liệu và thời gian, hiệu quả sử dụng xe đã tiết kiệm được hơn 800 triệu
đồng về sử dụng nhiên liệu của các đơn vị trong khi số giờ xe hoạt động tăng
và tiết kiệm hơn 200 triệu đồng trong việc sửa chữa phương tiện so với dự toán
năm 2014;
Đánh giá, nhận xét:
Khi lắp thiết bị GSHT việc sử dụng phương tiện đúng mục đích so với
các năm trước đó. Từ đó tiết kiệm chi phí nhiên liệu: Tránh được việc sử dụng
sai lịch trình, sai mục đích.

Khi kết hợp xây dựng kế hoạch hoạt động phương tiện và giám sát hành
trình đã phát huy hiệu quả quản lý và sử dụng phương tiện rõ rệt.

Nguyễn Trung Hải

24


Tiểu luận: Thực trạng và giải pháp quản lý và sử dụng có hiệu quả phương tiện ở Thanh tra giao thông Hà Nội

Việc giám sát hành trình xe cũng cho biết vị trí hoạt động của đơn vị từ
đó giúp việc điều động lực lượng nhanh chóng phối hợp giải quyết công việc.
1) Nâng cao trách nhiệm, đạo đức người lái xe
Thanh tra giao thông thực hiện việc giao xe cho 1 lái xe. Việc giao xe cụ
thể đảm bảo quản lý xe tốt nhất và sử dụng hiệu quả phương tiện.
Đánh giá:
Còn có lái xe để xe va chạm làm xây xước, móp méo xe, không vệ sinh
thường xuyên làm hình ảnh đơn vị bị ảnh hưởng; Việc bảo quản, bảo dưỡng có
lái xe còn làm chưa tốt dẫn hỏng xe.
Cá biệt có cá nhân còn dừng đỗ sai vi phạm trật tự ATGT (bị phê bình
tại đơn vị). Sử dụng xe còn sai lịch trình theo lịch duyệt. Sử dụng còn có lúc sai
mục đích.
Lái xe được giao chưa thực hiện việc quản lý xe theo quy trình: khi
giao xe cho lái xe khác không bàn giao kỹ dẫn đến đùn đẩy trách nhiệm và bảo
dưỡng xe không tốt như hết nước làm mát, chậm thay dầu dẫn tới hỏng xe ảnh
hưởng tuổi thọ của xe….
Trình độ và trách nhiệm, đạo đức của người lái xe cũng có lúc còn
chưa làm hết trách nhiệm, không làm đúng quy trình trong sử dụng xe. Đây
cũng là vấn đề cần xem xét.
2) Các biện pháp kiểm tra, giám sát, quy định thưởng phạt

Thanh tra giao thông còn tiến hành kiểm tra công vụ đột xuất, trong đó
có việc kiểm tra phương tiện. Đây cũng là biện pháp giúp các đơn vị quan tâm
trong quản lý, sử dụng phương tiện. Đồng thời kịp thời uốn nắn trong việc
quản lý và sử dụng phương tiện ô tô tại đơn vị được giao quản lý và sử dụng
trực tiếp.
Thông qua giám sát, phát hiện đơn vị và lái xe quản lý, sử dụng tốt
phương tiện có hình thức khen thưởng động viên kịp thời.
Nhận xét:
Nguyễn Trung Hải

25


×