Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực thương mại dịch vụ trên địa bàn quận ninh kiều, thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.72 MB, 116 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
---oOo---

NGUYỄN TÂM ÂN

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

CẦN THƠ, 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
--oOo---

NGUYỄN TÂM ÂN

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TRÊN
ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ



Ngành Quản trị kinh doanh
Mã ngành: 60340102

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGUYỄN PHÚ SON

CẦN THƠ, 2017


i

CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Luận văn này, với đề tựa là “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương
mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” do học viên

Nguyễn Tâm Ân thực hiện theo sự hướng dẫn của PGS.TS. Nguyễn Phú
Son. Luận văn đã được báo cáo và được Hội đồng chấm luận văn thông qua
ngày / /2017.
Ủy viên
(ký tên)

Phản biện 1
(ký tên)

Ủy viên-Thư ký
(ký tên)

Phản biện 2

(ký tên)

Chủ tịch Hội đồng
(ký tên)


ii

LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài nghiên cứu này, trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn đến
Ban Giám Hiệu cùng quý Thầy Cô trong khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh,
Trường Đại học Tây Đô. Trong thời gian qua, quý Thầy Cô đã tạo điều kiện
thuận lợi cho tôi học tập và nghiên cứu, đã tận tình truyền đạt những kiến thức
quý báo để tôi có thể nâng cao trình độ và kỹ năng sống.
Tác giả xin chân thành cảm ơn PSG.TS Nguyễn Phú Son thầy PSG.TS Đào
Duy Huân đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tác giả rất nhiều trong suốt quá trình
nghiên cứu để tác giả có thể hoàn thành tốt nhất bài luận văn. Đồng thời, xin gửi
lời cám ơn đến quý thầy cô Khoa sau đại học, trường Đại học Tây Đô đã nhiệt
tình giảng dạy và hướng dẫn trong suốt khóa học.
Song, để hoàn thành đề tài này, bên cạnh những nỗ lực của chính bản thân
thì cần phải kể đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên tôi, tạo điều
kiện cả về vật chất lẫn tinh thần và luôn theo sát bên tôi mỗi khi tôi gặp khó
khăn, vướng mắc.
Bên cạnh đó, cho tôi gửi lời cảm ơn đến với các thành viên trong lớp cao
học quản trị sản xuất kinh doanh khoá 2A, những người đã chia sẻ những kinh
nghiệm, cho tôi những lời khuyên trong học tập và trong việc thực hiện đề tài
này.
Cuối cùng, tôi Xin gửi lời cám ơn đến các cơ quan ban ngành thành phố
Cần Thơ, Chi cục thuế quận Ninh Kiều đã nhiệt tình cung cấp số liệu. Cám ơn
gia đình, bạn bè đã động viên và giúp đỡ tác giả trong quá trình thực hiện và

hoàn thành luận văn của mình.
Trân trọng kính chào!


iii

TÓM TẮT
Để giúp cho Chính quyền địa phương có được cơ sở khoa học để đưa ra
chính sách phù hợp và hiệu quả, đồng thời giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa
(DNNVV) phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt động đầu tư và phát
triển sản xuất kinh doanh đề tài “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mạiDịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” thực hiện từ tháng
04 năm 2016 đến tháng 12 năm 2016.
Mục tiêu của nghiên cứu đề tài nhằm đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ ở quận Ninh Kiều với
mục đích xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cho các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ ở quận Ninh Kiều,
thành phố Cần Thơ và từ đó tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả
hoạt động sản xuất kinh doanh cho các DNNVV ở quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
Phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận với các chuyên gia am hiểu lĩnh
vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều kết hợp với phương pháp
phân tích hồi quy nhằm đánh giá, tìm ra nguyên nhân và các nhân tố ảnh hưởng
đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực Thương
mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các doanh nghiệp ở quận Ninh Kiều có quy
mô chủ yếu là siêu nhỏ và nhỏ, với thời gian hoạt động trung bình là năm năm
và sử dụng nguồn vốn chủ yếu là vốn tự có để đầu tư trong sản xuất kinh doanh.
Đặc biệt khó khăn của các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ ở quận

Ninh Kiều đó là tình trạng: Thiếu vốn và khó tiếp cận các nguồn tài chính,
nguồn nhân lực và khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp hạn chế, năng lực
công nghệ, kỹ thuật chưa cao, tính liên kết, hợp tác sản xuất của các DNNVV
kém, hàng tồn kho lớn, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp luật và thông lệ
quốc tế trong sản xuất kinh doanh hạn hẹp.
Từ kết quả đó tác giả đã đề xuất những hàm ý chính sách để nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp DNNVV trong lĩnh vực
Thương mại-Dịch vụ ở quận Ninh Kiều, Tp. Cần Thơ đó là: Tăng cường khả
năng tiếp cận vốn, cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và kỹ năng quản lý của
chủ Doanh nghiệp, tăng cường kỹ năng sử dụng công nghệ mới, đẩy mạnh hợp
tác liên kết với các doanh nghiệp, giải phóng hàng tồn kho và tranh thủ sự hỗ trợ
chình sách pháp luật từ cơ quan quản lý nhà nước.


iv

STRACT
To help the local authorities to be a scientific basis to make appropriate
policies and effective, and help SMEs to promote energy efficiency in the
operation of their investment and business development project "Analyze the
performance of small and medium enterprises in the field of trade and services
in Ninh Kieu district, Can Tho city" was carried out from April 2016 to
December 2016.
The objective of the study was to evaluate the effectiveness of SMEs in
the trade and services sector in Ninh Kieu District with the aim to identify factors
affecting the efficiency of production and business activities. For SMEs in the
field of Commerce and Services in Ninh Kieu District, Can Tho City and from
there the author offers some solutions to improve business performance for
SMEs in Ninh Kieu District, Can city. Rabbit.
The authoritative method of research using qualitative research

methodology was conducted through discussion techniques with knowledgeable
experts in the field of trade and services in Ninh Kieu district, Can Tho city in
combination with Regression analysis methodology for assessing, identifying the
causes and factors affecting the efficiency of SMEs in trade and services in Ninh
Kieu District, Can Tho City.
The results show that enterprises in Ninh Kieu District are mainly small
and small, with an average operating time of 5 years and use capital mainly to
invest in manufacturing business. Especially difficult for SMEs in the trade and
services sector in Ninh Kieu District is the situation: lack of capital and difficult
access to financial resources, human resources and management capacity of
business owners limited, Low technical and technological capacity, poor
cohesion, production coopera- tion, large inventories, limited access to legal and
international business practices.
From that result, the author has proposed policy implications to improve
the efficiency of business operations for SMEs in the trade and services sector in
Ninh Kieu District, Can Tho City: Improve access to capital, improve the quality
of human resources and management skills of business owners, strengthen skills
in using new technologies, strengthen cooperation with enterprises, release
inventory Warehouse and legal aid support from the state management agencies.


v

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam kết luận văn “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mạiDịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Riêng phần cơ sở lý luận được tham khảo từ các tài liệu
nêu ở phần phụ lục tài liệu tham khảo. Tôi cam đoan số liệu và kết quả được
trình bày trong luận văn là trung thực, không sao chép của bất cứ công trình

nghiên cứu nào trước đây.
Cần Thơ, ngày 22 tháng 4 năm 2017
Học viên thực hiện

Nguyễn Tâm Ân


vi

MỤC LỤC
CHƯƠNG MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.................................................................................... 1
2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ................................................................................ 2
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ............................................................................ 3
3.1. Mục tiêu chung ................................................................................................ 3
3.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ............................................................................... 4
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU................................................ 4
5.1. Đối tượng nghiên cứu...................................................................................... 4
5.2. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4
6. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG .......................................................................... 5
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................... 6
7.1. Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 6
7.2. Phân tích tỷ số tài chính .................................................................................. 6
7.3. Phương pháp chuyên gia ................................................................................. 6
7.4. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến .......................................................... 7
8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN ............................................................................... 10
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV .................................................... 11
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................................................. 11

1.1.1. Khái niệm và tiêu thức phân loại DNNVV ................................................ 11
1.1.2. Loại hình doanh nghiệp .............................................................................. 13
1.1.3. Khái quát hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh ............................. 16
1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh ................. 18
1.1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp ........................................................................................................ 19
1.2. CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DNNVV Ở VIỆT NAM ......... 23
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DNNVV TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠIDỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
.............................................................................................................................. 31
2.1. BỐI CẢNH KINH TẾ-XÃ HỘI VÀ YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DNNVV
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ. .......................................... 31
2.1.1. Bối cảnh trong và ngoài nước tác động đến khu vực DNNVV ................. 31
2.1.2. Yêu cầu mới từ nền kinh tế đối với công tác phát triển DNNVV trong thời
gian tới .................................................................................................................. 31
2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động của các DNNVV ở nước ta ....................... 32


vii
2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA
DNNVV TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TRÊN ĐỊA BÀN
QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN THƠ ............................................. 37
2.2.1. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................... 37
2.2.2. Thực trạng hoạt động của các DNNVV quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ............ 40
2.2.3. Thực trạng hoạt động của các DNNVV họat động trong lĩnh vực Thương mạiDịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ ............................................. 44
2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV HOẠT ĐỘNG
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ Ở QUẬN NINH KIỀU, TP.
CẦN THƠ ........................................................................................................... 46
2.3.1. Tình hình hoạt động DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch

vụ quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. ............................................................. 46
2.3.4. Thuận lợi, khó khăn và đề xuất của các DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực
thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. ............................ 62
2.4. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÁC DNNVV KINH DOANH
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TẠI QUẬN NINH KIỀU,
THÀNH PHỐ CẦN THƠ. ................................................................................. 65
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH
DOANH CHO CÁC DNNVV KINH DOANH TRONG LĨNH VỰC
THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TẠI QUẬN NINH KIỀU, THÀNH PHỐ CẦN
THƠ ..................................................................................................................... 73
3.1. NHỮNG ĐIỂM MẠNH VÀ HẠN CHẾ.................................................... 73
3.1.1. Điểm mạnh ................................................................................................. 73
3.1.2. Hạn chế....................................................................................................... 73
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CHO CÁC DNNVV KINH DOANH TRONG
LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TẠI QUẬN NINH KIỀU ............... 74
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cho các
DNNVV kinh doanh trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều .. 74
3.2.2. Một số giải pháp đối với DNNVV và các cơ quan, ban ngành có liên quan
nhằm hỗ trợ phần nào cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều. .................................... 78
3.2.2.2 Giải pháp cho các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các
DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ ở quận Ninh Kiều. ...................... 80
3.3. HÀM Ý CHÍNH SÁCH ĐỂ PHÁT TRIỂN DNNVV KINH DOANH
TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI-DỊCH VỤ TẠI QUẬN NINH KIỀU 82
3.3.1. Đối với địa phương .................................................................................... 82


viii

3.3.2. Đối với Cơ quan ban ngành của Nhà Nước ............................................... 83
3.3.3. Định hướng phát triển ngành Thương mại-Dịch vụ tại quận Ninh Kiều .............. 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 86
1. KẾT LUẬN ..................................................................................................... 86
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 88
PHỤ LỤC ............................................................................................................ 91


ix

DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính .................... 8
Bảng 2 Mô tả các biến với kỳ vọng về xu hướng ảnh hưởng của biến độc lập đến
biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy. .................................................................. 9
Bảng 2.1 Tình hình đăng ký thành lập doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015 ........ 34
Bảng 2.2 Lao động quận Ninh Kiều giai đoạn 2011-2015 .................................. 38
Bảng 2.3 Tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ quận Ninh Kiều năm
2015 ...................................................................................................................... 44
Bảng 2.4 Một số siêu thị điển hình trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần
Thơ. ...................................................................................................................... 44
Bảng 2.5 Loại hình hoạt động của doanh nghiệp ................................................. 47
Bảng 2.6 Thời gian hoạt động của doanh nghiệp................................................. 48
Bảng 2.7 Quy mô lao động của doanh nghiệp ..................................................... 48
Bảng 2.8 Quy mô vốn của doanh nghiệp ............................................................. 49
Bảng 2.9 Vòng quay tài sản của doanh nghiệp năm 2012-2015 .......................... 51
Bảng 2.10 Doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực
Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều năm 2012-2015 ................... 53
Bảng 2.11 Chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp .................................................. 54
Bảng 2.12 Ma trận tương quan của các biến độc lập ........................................... 59

Bảng 2.13 Kết quả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROS ........................... 59


x

DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Số lượng doanh nghiệp đăng ký mới giai đoạn 2006-2015 .................. 33
Hình 2.2 Tình hình doanh nghiệp đăng ký thành lập mới theo vùng lãnh thổ năm
2015 ...................................................................................................................... 35
Hình 2.3 Số lượng doanh nghiệp và tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm
của các doanh nghiệp tại quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ giai đoạn 2011-2015 ... 40
Hình 2.4 Số lao động trong các doanh nghiệp giai đoạn 2011-2015 ................... 41
Hình 2.5 Lao động trong doanh nghiệp ............................................................... 42
Hình 2.6 Thu nhập trong doanh nghiệp ............................................................... 43
Hình 2.7 Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực Thương
mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều năm 2012-2015 ................................. 50
Hình 2.8 Mối quan hệ xã hội doanh nghiệp họat động trong lĩnh vực Thương
mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều năm 2012-2015 ................................. 52


xi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CP
ĐBSCL
DN
DNNVV
DNTN
HCSN
HĐND

NHPTVN
ROA
ROE
ROS
KD
TBXH
TCTD
TCVN
TNHH
TP
TW
UBND
VXH
SX-KD
TM-DV

Cổ phần
Đồng bằng Sông Cửu Long
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Doanh nghiệp tư nhân
Hành chính sự nghiệp
Hội đồng nhân dân
Ngân hàng Phát triển Việt Nam
Return on tatal assets
Return on equity
Return on sales
Kinh doanh
Thương binh xã hội
Tổ chức tín dụng

Tiêu chuẩn Việt Nam
Trách nhiệm hữu hạn
Thành phố
Trung ương
Ủy ban nhân dân
Vốn xã hội
Sản xuất-Kinh doanh
Thương mại-Dịch vụ


1

CHƯƠNG MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam cũng như của nhiều nước khác trên thế giới, doanh nghiệp nhỏ
và vừa (DNNVV) có vai trò cực kỳ quan trọng trong tạo việc làm, tăng thu nhập
cho người lao động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển
kinh tế xã hội của mỗi nước. Riêng ở nước ta, tính đến cuối năm 2015 cả nước có
542.808 doanh nghiệp. Nếu chỉ tính riêng năm 2015, cả nước có 94.754 doanh
nghiệp được thành lập mới với tổng số vốn đăng ký là 601.519 tỷ đồng, tăng
26,6% về số doanh nghiệp và tăng 39,1% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm
trước. Trong đó DNNVV chiếm 97%, sử dụng 51% lao động xã hội, tỷ trọng
xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 25% tổng kim ngạch xuất
khẩu toàn quốc; chiếm khoảng 35% tổng vốn đầu tư toàn xã hội; đóng góp 40%
GDP cả nước; 30% tổng thu ngân sách nhà nước (NSNN); tạo thêm 3,5-4 triệu
việc làm mới trong giai đoạn 2011-2015…. Không chỉ đóng góp đáng kể vào sự
phát triển kinh tế của đất nước, DNNVV còn tạo ra hơn một triệu việc làm mới
mỗi năm cho số lao động phần lớn chưa qua đào tạo, góp phần giảm nghèo, tăng
cường an sinh xã hội. Thành phố Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của đồng bằng
sông Cửu Long, là thành phố loại 1 trực thuộc trung ương. Chính vì thế, Tp. Cần

Thơ có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển thương mại và dịch vụ thời gian qua.
Đặc biệt từ khi hoàn thành xây dựng và đưa vào lưu thông cầu Cần Thơ (4/2010)
nối liền tuyến giao thông huyết mạch vùng ĐBSCL và cả nước. Trong những
năm gần đây, Tp. Cần Thơ có nhiều chuyển biến tích cực trong hoạt động thương
mại và dịch vụ, năm 2015 tổng mức bán hàng hoá và dịch vụ đạt 68.290.202
triệu đồng, trong đó, thương mại và dịch vụ chiếm 95,13%. Tuy nhiên, ngành
dịch vụ và thương mại Tp. Cần Thơ vẫn còn một số hạn chế như: vẫn chưa khẳng
định vai trò trung tâm thương mại cấp vùng, tốc độ phát triển của dịch vụ và
thương mại quá nhanh dẫn đến các vấn đề bất cập, ngược lại phát triển dịch vụ
thương mại ở các cụm nông thôn của thành phố còn chậm,… Hơn nữa, trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, với vai trò “đầu tàu” của
khu vực ĐBSCL, thành phố Cần Thơ cần vượt qua những khó khăn, hạn chế hiện
tại, xây dựng chiến lược phát triển ngành thương mại và dịch vụ xứng tầm với
thành phố “Trung tâm động lực phát triển thương mại và dịch vụ khu vực
ĐBSCL”.
Do đó, để giúp cho địa phương có được cơ sở khoa học để đưa ra chính
sách phù hợp và hiệu quả, đồng thời giúp các DNNVV nói chung và DNNVV
ngành Thương mại-Dịch vụ phát huy hiệu quả năng lực của mình trong hoạt
động đầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ,


2

đề tài “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” được nghiên cứu nhằm tìm hiểu về tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như xác định những yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động cho các DNNVV ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, từ
đó có thể đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh cho các DNNVV ở quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

2. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Luận văn thạc sĩ kinh tế (2010),“Phân tích tác động của các nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Hậu
Giang” của tác giả Trần Thúy Vân. Luận văn sử dụng thống kê học, phân tích,
so sánh, hệ thống hóa về các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại về các
nhân tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
DNNVV.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế (2011), “Thực trạng và giải pháp hỗ trợ DNVVN
trong lĩnh vực chế biến lương thực thực phẩm ở Thừa Thiên - Huế” của tác giả
Phan Thị Minh Lý. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, kết
hợp định lượng, luận văn đã hệ thống hóa các nhân tố ành hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của các DNNVV trên đạ bàn Thừa Thiên Huế, chỉ ra ưu
điểm, hạn chế, từ đó đề xuất các giải pháp và kiến nghị góp phần nâng cao hiệu
quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trên địa bàn.
- Tác giả Phạm Hữu Thịnh (2011) với nghiên cứu “Phân tích hiệu quả hoạt
động của Công ty cổ phần Nông sản thực phẩm Quảng Ngãi”, Luận văn Thạc sỹ
kinh tế-Chuyên ngành kế toán-Đại học Đà Nẵng. Trong luận văn này, qua việc
phân tích thực trạng tác giả đã tổ chức hoàn thiện được công tác phân tích tại
doanh nghiệp như phân tích huy động vốn bằng kỹ thuật phân tích quan hệ giữa
EBIT và EPS; hoàn thiện nội dung phân tích năng suất hoạt động của các nhà
máy tại công ty; hoàn thiện nội dung phân tích hiệu quả qua phương trình
Dupont; hoàn thiện công tác phân tích hiệu quả hoạt động bằng phương pháp sử
dụng các chỉ tiêu đánh giá của cơ quan nhà nước và tổ chức tài trợ vốn và luận
văn cũng đưa ra các một số giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của công
ty hoàn thiện kế toán trách nhiệm, đẩy mạnh nguồn nhân lực, ...
- Đề tài nghiên cứu (2012), “Giải pháp phát triển ngành thương mại và
dịch vụ để thành phố cần thơ trở thành trung tâm động lực phát triển đồng bằng
sông Cửu Long” của tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Quốc Nghi các nhân
đã chỉ ra các tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ siêu thị, và trên cơ sở đó đề



3

xuất một số giải pháp góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ các doanh nghiệp
bán lẻ trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
- Luận văn thạc sỹ kinh tế (2013), “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Long” tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hương. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu định tính, kết hợp với định lượng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả hoạt động kinh doanh cũa các DNNVV tại Vĩnh Long, từ đó đề xuất một số
giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD cho DN.
- Nghiên cứu của hai tác giả Lưu Thanh Đức Hải và Lê Trương Linh Thoại
(2014), “Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Siêu thị bán lẻ trên địa
bàn Thành phố Cần Thơ” Nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định
tính, kết hợp với định lượng xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động kinh doanh cũa các DNNVV tại các Siêu Thị, từ đó đề xuất một số giải
pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ tại các Siêu thị bán lẻ trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ.
Nét mới của đề tài tài “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mại-Dịch
vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ” so với các đề tài đã
tham khảo: Các công trình khoa học này đa số nghiên cứu hiệu quả hoạt động
kinh doanh chung nhưng chưa phân tích và đi sâu vào lĩnh vực Thương mạiDịch vụ chính vì lẽ đó đề tài của tác giả sẽ đi sâu vào phân tích và tìm ra nguyên
nhân, giải pháp để giúp cho các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong
quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu chung
Phân tích đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ ở Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ, nhằm đề xuất giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả hoạt
động cho doanh nghiệp.
3.2. Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại địa bàn quận Ninh Kiều.


4

Mục tiêu 2: Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại địa bàn
quận Ninh Kiều.
Mục tiêu 3: Đề xuất những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh cho DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại địa bàn
quận Ninh Kiều.
4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Câu hỏi 1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV
trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại địa bàn quận Ninh Kiều trong thời gian
qua như thế nào?
Câu hỏi 2: Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của các DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại địa bàn
quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ?
Câu hỏi 3: Để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các
DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ thì cần có những giải pháp gì?
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Mục tiêu của đề tài là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại
địa bàn quận Ninh Kiều vì vậy đối tượng khảo sát của đề tài là các DNNVV
(phân loại theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP) trên địa bàn quận Ninh Kiều,

thành phố Cần Thơ.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung
Nghiên cứu này phân tích hiệu quả hoạt động và các nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh DNNVV trong lĩnh vực Thương mạiDịch vụ tại địa bàn quận Ninh Kiều. Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung ước lượng
ảnh hưởng của một số yếu tố vi mô đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
như: Tình trạng vốn của DNNVV và các nguồn tài chính, nguồn nhân lực và khả
năng quản lý của chủ doanh nghiệp, năng lực công nghệ, tính liên kết, hợp tác
sản xuất của các DNNVV, hàng hóa, năng lực tiếp cận với các chính sách pháp
luật, lao động, số năm hoạt động của doanh nghiệp, vốn xã hội.


5

- Về không gian
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra nghiên cứu
DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tại 13 phường trên địa
bàn Quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
- Về thời gian
+ Số liệu thứ cấp: Được thu thập từ các cơ quan ban ngành trong thành phố
Cần Thơ như: Cục Thống Kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chi cục thuế quận Ninh
Kiều…. Niên giám thống kê và các bài viết liên quan đến tình hình hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp trên các website, báo, tạp chí.
+ Số liệu sơ cấp: Được thu thập từ Chi cục thuế quận ninh kiều, kết hợp
phương pháp chuyên gia (danh sách chuyên gia bổ sung phụ lục E) và phương
pháp phỏng vấn nhóm (PRA) các DNNVV tại 13 phường của quận Ninh Kiều
thông qua bảng câu hỏi (phụ lục).
- Phương pháp chọn mẫu: Mẫu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên DNNVV hoạt động trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ tên địa bàn Quận
Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

- Cở mẫu: Tác giả đã xác định cỡ mẫu nghiên cứu phù hợp thông qua công
thức xác định cỡ mẫu của nhà nghiên cứu Yamane (1967) nhằm đảm bảo mẫu
khảo sát là đại diện cho tổng thể nghiên cứu:
n = N/(1+Ne2)
Trong đó:
n: là cỡ mẫu cần khảo sát
N: là tổng thể nghiên cứu
e: là sai số lấy mẫu (e <10% thì mẫu khảo sát đại diện được cho tổng thể)
Theo thống kê của Chi cục thuế quận Ninh Kiều, tổng số doanh nghiệp trên
địa bàn quận năm 2015 (N) là 4.607 doanh nghiệp, ta chọn sai số lấy mẫu (e) là
5% thì cỡ mẫu được chọn là 369 doanh nghiệp.
6. ĐỐI TƯỢNG THỤ HƯỞNG
Kết quả nghiên cứu này có thể giúp cho các DNNVV trong lĩnh vực
Thương mại-Dịch vụ tại địa bàn quận Ninh Kiều có thể tham khảo về các yếu tố
ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, để từ
đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho doanh nghiệp mình
ngày càng phát triển.
Nghiên cứu cũng kỳ vọng sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về tình hình
hoạt động sản xuấ kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ
tại địa bàn quận Ninh Kiều cho các Sở ban ngành, chính quyền địa phương, hiệp


6

hội doanh nghiệp có được cơ sở khoa học để đưa ra những quyết định, chính sách
phù hợp và hiệu quả hơn.
7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Về phương pháp phân tích, hai tác giả trên đã sử dụng phương pháp thống
kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tỷ lệ, tuần suất, độ lệch chuẩn để
phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV trong lĩnh vực

Thương mại-Dịch vụ kết hợp với phương pháp phân tích tỷ số tài chính ,phương
pháp chuyên gia và phương pháp phân tích hồi quy đa biến.
7.1. Phương pháp thống kê mô tả
Trên cơ sở số liệu thu thập được, đề tài sử dụng phương pháp thống kê mô
tả để mô tả và đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV
trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên đại bàn quận Ninh Kiều. Các chỉ tiêu
bao gồm: số lượng doanh nghiệp, ngành nghề sản xuất kinh doanh, thời gian hoạt
động, quy mô lao động và nguồn vốn, doanh thu và lợi nhuận hằng năm của
doanh nghiệp, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, vốn xã hội.
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày
số liệu, lập bảng phân phối tần số. Tần số là số lần xuất hiện của một quan sát.
Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập
làm cơ sở để phân tích, kết luận và đây là bảng trình bày kết quả nghiên cứu.
7.2. Phân tích tỷ số tài chính
Để đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNVV trong
lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trong giai đoạn 2012-2015. Nghiên cứu sử dụng
những tỷ số tài chính sau:
- Lợi nhuận/doanh thu (ROS) để đánh giá khả năng sinh lợi của DN.
- Lợi nhuận/tài sản (ROA) đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của DN.
- Lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp.
7.3. Phương pháp chuyên gia
Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận với các
chuyên gia am hiểu lĩnh vực đầu tư xây dụng cơ bản nhằm khám phá, điều chỉnh,
bổ sung các tiêu chí và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả DNNVV trong lĩnh vực
Thương mại-Dịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều. Kỹ thuật thảo luận với các
chuyên gia gồm các bước sau:
Một là: Chọn 12 chuyên gia và nhà quản lý (danh sách kèm theo).



7

Hai là: Đưa ra các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến 3 nội dung cốt lõi của
chủ đề nghiên cứu gồm các bước sau:
+ Các tiêu chí nào ảnh hưởng đến hiệu quả họat động SX-KD của DNNVV
trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ của quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
+ Các nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả họat động SX-KD của DNNVV
trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ của quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
+ Giải pháp nào của DNNVV nâng cao hiệu quả quả họat động SX-KD của
DNNVV trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ của quận Ninh Kiều, thành phố
Cần Thơ.
Sau khi phỏng vấn xong sẽ được xử lý để cho ra kết quả từng nội dung theo
tỷ lệ tán thành từng nội dung.
7.4. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến
Khái niệm về phân tích hồi quy Hồi quy là công cụ chủ yếu của kinh tế
lượng, thuật ngữ hồi quy được Francis Galton sử dụng vào năm 1886 bằng cụm
từ “regression to mediocrity” nghĩa là “quy về giá trị trung bình”.
Bản chất của phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một
biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác
(gọi là các biến độc lập hay biến giải thích).
Mô hình hồi quy đa biến là thủ tục ước lượng các hệ số trong một phương
trình hồi quy, khi kết quả dự báo phụ thuộc một cách tuyến tính vào các biến mô
tả. Phương trình hồi quy tuyến tính tốt nhất được xác định thông qua sai số bình
phương tối thiểu. Mô hình hồi quy đa biến có biến phụ thuộc là Y, phụ thuộc vào
nhiều biến độc lập X khác nhau. Do đó mô hình có dạng như sau:
Yi = βo+ β1X1i+ β2X2i +......+ βpXpi + ei
Trong đó: Ký hiệu Xpi biểu hiện giá trị của biến độc lập thứ p tại quan sát
thứ i. βo: Hệ số tự do (hệ số chặn), nó là giá trị trung bình của biến Y khi βp = 0.
Các hệ số βp được gọi là hệ số hồi qui riêng phần. Thành phần ei là một biến độc

lập ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình là 0 và phương sai không đổi
σ2. Độ phù hợp của mô hình:
- Đánh giá độ phù hợp của mô hình: Hệ số xác định R2 và R2 hiệu chỉnh
(Adjusted R square) được dùng để đánh giá độ phù hợp của mô hình. Vì R2 sẽ
tăng khi đưa thêm biến độc lập vào mô hình nên dùng R2 hiệu chỉnh sẽ an toàn
hơn khi đánh giá độ phù hợp của mô hình, R2 hiệu chỉnh càng lớn thể hiện độ
phù hợp của mô hình càng cao.


8

- Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Để kiểm định độ phù hợp của mô
hình hồi quy đa biến ta dùng giá trị F ở bảng phân tích ANOVA. Giả thuyết H0:
β1 = β2 = …. = βp = 0. Nếu Sig F < α (α là mức ý nghĩa) thì bác bỏ giả thuyết
H0, khi đó mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể suy rộng ra cho toàn tổng
thể. Nếu Sig F ≥ α thì chấp nhận giả thuyết H0, khi đó mô hình không phù hợp
với tập dữ liệu và không thể suy rộng ra cho toàn tổng thể (trong đó, mức ý nghĩa
α được sử dụng phổ biến là 1%, 5% và 10%).
Hai nhà nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích số liệu cho
việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến DNNVV tại địa bàn thành phố Cần Thơ
bằng Phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như số trung bình, tỷ lệ, tần suất,
độ lệch chuẩn được sử dụng để phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của
DNNVV là Nguyễn Quốc Nghi và Mai Văn Nam trường Đại Học Cần Thơ.
Mô hình nghiên cứu như sau:
Y = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4D4 + B5D5 + B6X6 + ε
Trong đó: Biến phụ thuộc Y là tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (ROS - return on
sales) của doanh nghiệp. Các biến X1, X2, X3, D4, D5, X6 là các biến độc lập (biến
giải thích).
Bảng 1 Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính
Biến số


Diễn giải

Kỳ
vọng

TCCSHT

X1

Số hình thức hỗ trợ của nhà nước mà doanh nghiệp đã
từng được tiếp nhận

+

TUOIDN

X2

Số năm hoạt động của doanh nghiệp

+

HOCVAN X3

Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp. Nhận giá trị 1 nếu
chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn trung học phổ thông
trở xuống; giá trị 2 nếu trình độ là trung học chuyên
nghiệp; giá trị 3 nếu có trình độ đại học, cao đẳng; giá trị 4
nếu có trình độ trên đại học.


+

QUYMO

D4

Qui mô của doanh nghiệp (Biến giả), nhận giá trị bằng 1
nếu là doanh nghiệp nhỏ hoặc vừa; bằng 0 nếu là doanh
nghiệp siêu nhỏ.

+

VONXH

D5

Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp (Biến giả), nhận
giá trị 1 nếu doanh nghiệp có mối quan hệ tốt với Hiệp
hội hoặc tổ chức tín dụng và có giá trị 0 nếu không có

+

TANGDT

X6

Tốc độ tăng doanh thu của doanh nghiệp

+



9

Để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
thương mại-dịch vụ của các DNNVV quận Ninh Kiều, nghiên cứu sử dụng mô
hình hồi quy đa biến với phương trình như sau:
Y = B0 + B1X1 + B2X2 + B3X3 + B4X4 + B5X5 + B6X6+α1D1 + ε i
Trong đó:
- Y: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
- i: Sai số
- Xi và Di: Là các biến độc lập chỉ các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh
lời của doanh nghiệp. Cùng với căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu của đề tài, mô
hình nghiên cứu được đề xuất vẫn kế thừa các mô hình của các nghiên cứu trước
đó nhưng vẫn có sự điều chỉnh và bổ sung để phù hợp với đặc thù của địa bàn
nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn căn cứ vào kết quả nghiên cứu ở mục
tiêu 1 và mục tiêu 2 cùng với việc tham khảo một số chính sách liên quan, để làm
cơ sở đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của
DNNVV trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Dựa vào các nghiên cứu trước đây, và qua khảo sát nhanh một số doanh ghiệp
tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Bảng 2 Mô tả các biến với kỳ vọng về xu hướng ảnh hưởng của biến độc
lập đến biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy.
Tên biến

1. Số năm hoạt động (X1)
2. Số lao động (X2)

Diễn giải


Kỳ
vọng
Số năm hoạt động của DN tính từ khi
+
thành lập đến thời điểm nghiên cứu năm
(2015)
Số lượng lao động trong năm (người)
+

3. Tài sản cố định/tổng tài sản (X3) Tỷ trọng tài sản cố định/tổng tài sản (%)

+

4. Lợi nhuận năm trước (X4)

Lợi nhuận sau thuế năm trước (triệu đồng)

+

5. Tăng doanh thu (X5)

Tốc độ tăng doanh thu của doanh ghiệp

+

6. Nợ phải trả/vốn chủ sở hữu (X6) Nợ phải trả/vốn chủ sở sở hữu của DN (%)

7. Vốn XH (D1)

Mối quan hệ xã hội của doanh nghiệp

(Biến giả), nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp
có mối quan hệ tốt với Hiệp hội hoặc tổ
chức tín dụng và có giá trị 0 nếu không có

-

+


10

8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Tên luận văn “Phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên
địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ”.
Ngoài phần mở đầu, kiến nghị kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và
phục vụ, nội dung luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
các DNNVV.
Chương 2: Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mại-Dịch vụ trên địa
bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Chương 3: Đề suất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực Thương mạiDịch vụ trên địa bàn quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.


11

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH

DOANH CỦA CÁC DNNVV
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1.1. Khái niệm và tiêu thức phân loại DNNVV
a) Khái niệm về DNNVV
Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở nước mình.
Ở Việt Nam, theo Điều 3, Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/6/2009 của
Chính phủ, quy định DN siêu nhỏ là DN có số lao động từ 10 người trở xuống;
DN nhỏ là DN có tổng nguồn vốn từ 20 tỷ đồng trở xuống hoặc có số lao động từ
trên 10 người đến 200 người. Đối với DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại
và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ 10 tỷ đồng trở xuống
hoặc có số lao động từ trên 10 người đến 50 người;
DN vừa là DN có tổng nguồn vốn từ trên 20 tỷ đồng đến 100 tỷ đồng hoặc
có số lao động từ trên 200 người đến 300 người. Đối với DN hoạt động trong
lĩnh vực thương mại và dịch vụ thì tiêu chí tổng nguồn vốn được xác định là từ
trên 10 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng hoặc có số lao động từ trên 50 người đến 100
người.
Ở mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thỗ, các DNNVV có thể giữ những vai
trò với mức độ khác nhau, song nhìn chung có một số vai trò tương đồng như
sau:
Giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế: các DNNVV thường chiếm tỷ
trọng lớn, thậm chí áp đảo trong tổng số doanh nghiệp (Ở Việt Nam DNNVV
chiếm tỷ lệ trên 80%). Vì thế, đóng góp của họ vào phát triển các dịch vụ và tạo
việc làm là rất đáng kể. DNNVV giữ vai trò ổn định nền kinh tế: ở phần lớn các
nền kinh tế, các doanh nghiệp nhỏ và vừa là những nhà thầu phụ cho các DN lớn.
Là trụ cột của kinh tế địa phương: nếu như DN lớn thường đặt cơ sở ở những
trung tâm kinh tế của đất nước, thì DNNVV nói chung và DNNVV ngành
Thương mại-Dịch vụ nói riêng lại có mặt ở khắp các địa phương và là người
đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, vào sản lượng và tạo công ăn việc làm ở
địa phương, đóng góp không nhỏ giá trị GDP cho quốc gia.
Trong nhiều năm tới, khối DNVVN vẫn là động cơ chạy chính cho nền kinh

tế Việt Nam. Nhưng cũng phải thừa nhận một thực tế, là khối này cũng chỉ phát
triển mạnh trong những lĩnh vực có tỷ suất lợi nhuận khiêm tốn, công nghệ thấp
do không có lợi thế về quy mô (tiềm lực tài chính, địa bàn hoạt động, thị phần…)
mà thường tập trung vào các vấn đề như lựa chọn mục tiêu sản xuất kinh doanh


12

phù hợp với khả năng, ổn định, củng cố thị phần đã có hay phát triển thị trường
từng bước và có chọn lọc khâu, điểm đột phá thuận lợi nhất. Các DNVVN vẫn
phải tự vận động và liên kết để hợp tác sản xuất kinh doanh mà thiếu vắng vai trò
rõ nét của chính sách nhà nước.
Việc phân loại của Chính phủ thể hiện sự coi trọng vai trò, vị trí quan trọng
của DNNVV trong nền kinh tế quốc dân vừa để triển khai các chủ trương, chính
sách hỗ trợ của nhà nước trong việc trợ giúp phát triển DNNVV; mặt khác để
tăng cường quản lý nhà nước ở nước ta… Trong điều kiện cụ thể của Việt Nam
hiện nay thì định nghĩa nêu trên là khá hợp lý và sẽ được sử dụng để phân tích
trong đề tài này.
b) Tiêu chí phân loại DNNVV ở một số quốc gia trên thế giới và khu vực
Doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa hay còn gọi thông dụng là DNNVV là
những DN có quy mô nhỏ bé về mặt vốn, lao động hay doanh thu. DNNVV có
thể chia thành ba loại cũng căn cứ vào quy mô đó là DN siêu nhỏ (micro), DN
nhỏ và DN vừa. Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, DN siêu nhỏ là
DN có số lượng lao động dưới 10 người, DN nhỏ có số lượng lao động từ 10 đến
dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn doanh nghiệp vừa có từ 200
đến 300 lao động nguồn vốn 20 đến 100 tỷ.
Dựa theo quy mô có thể phân loại DN thành DN có quy mô lớn, vừa và
nhỏ. Trong đó, việc xác định các tiêu chí và định mức để đánh giá quy mô của
một DNNVV có sự khác biệt ở các quốc gia trên thế giới. Ngay trong cùng một
quốc gia, những tiêu chí này cũng có thể được thay đổi theo thời gian vì sự phát

triển của DN, đặc điểm nền kinh tế hay tốc độ phát triển kinh tế của quốc gia
đó... Tuy nhiên, các tiêu chí phỗ biến nhất được nhiều quốc gia sử dụng là: số
lượng lao động bình quân mà doanh nghiệp sử dụng trong năm, tổng mức vốn
đầu tư của DN, tổng doanh thu hàng năm của doanh nghiệp.
Hầu hết các quốc gia đều lấy tiêu chí số lao động bình quân làm cơ sở quan
trọng để phân loại DN theo quy mô. Điều này là hợp lý hơn so với việc lựa chọn
các tiêu chí khác như doanh thu, vốn... là các chỉ tiêu có thể lượng hóa được bằng
giá trị tiền tệ. Các tiêu chí như doanh thu, vốn tuy rất quan trọng nhưng thường
xuyên chịu sự tác động bởi những biến đổi của thị trường, sự phát triển của nền
kinh tế, tình trạng lạm phát... nên thiếu sự ổn định trong việc phân loại DN. Điều
này giải thích tại sao tiêu chí số lao động bình quân được nhiều quốc gia lựa
chọn, tiêu chí này thường có tính ổn định lâu dài về mặt thời gian, lại thể hiện
được phần nào tính chất, đặc thù của ngành, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà DN
đang tham gia.


×