Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.99 KB, 4 trang )
6 phương thuốc làm hài lòng khách hàng
1. Những cạm bẫy trong giao tiếp
Nghe và lắng nghe là hai vấn đề hoàn toàn khác biệt. Hầu hết những
người làm kinh doanh đã làm cho khách hàng của mình không hài lòng
bởi họ không biết lắng nghe những gì khách hàng mong muốn. Ví dụ:
Một khách hàng tìm đến một nhà tạo mẫu tóc và nói rằng: “Tôi muốn
một kiểu tóc với một vài sợi cong, mềm, loăn xoăn”. Khi cô thợ tóc ấy
kết thúc công việc, tóc của người khách thẳng như khúc gỗ, cô nói: “Đẹp
rồi đấy, bạn có thể về”. Về ư? Liệu cô ấy có lắng nghe những gì khách
hàng đã nói? Sự thiếu quan tâm của cô ấy tới những gì khách hàng đã
nói khiến họ phải thử tiếp một nhà thiết kế tóc khác cho lần tiếp theo.
Khách hàng sẽ không hài lòng khi bạn không quan tâm và thực hiện tốt
nhất những yêu cầu của họ trong khả năng có thể để thỏa mãn sự hài
lòng từ phía Khách hàng.
2. Chia sẻ trách nhiệm
Mỗi nhân viên cần có trách nhiệm để công việc được hoàn thành tốt.
Hầu hết chúng ta đều mệt mỏi khi công việc kinh doanh không suôn sẻ.
“Máy tính của tôi bị hỏng; Đó không phải là vấn đề của tôi; Tôi chỉ bắt
đầu ở đó; Tôi không biết làm thế nào để làm việc đó”, đó là những điều
bạn hay nghe được từ các nhân viên. Trách nhiệm của mọi công ty là
phải đào tạo nhân viên thành thạo với các công cụ cũng như đáp ứng
được những gì họ cần có để thỏa mãn khách hàng. Tức là bạn cần chia
sẻ trách nhiệm với các nhân viên bằng cách hỗ trợ để họ làm tốt nhiệm
vụ của mình.
3. Chú ý tới sự thể hiện của các nhân viên
Mỗi nhân viên đều là một sứ giả đại diện cho công ty của bạn. Một công
ty lớn với hàng ngàn nhân viên, tức là bạn có hàng ngàn đại diện, vấn đề
là bạn phải làm thế nào để họ tạo ra một hình ảnh nhất quán thể hiện
được mục tiêu trong kinh doanh của bạn. Các khách hàng có thể không
bao giờ gặp người đứng đầu công ty, nhưng họ luôn “cho điểm” hoặc
“trừ điểm” công ty của bạn thông qua những người “đại diện” bất đắc dĩ