Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

KIEM TRA VAN HOC TRUNG DAI ( LAN 18 19)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.79 KB, 13 trang )

TUẦN:10
Tiết PPCT : 46

Ngày soạn: 18/10/2018
Ngày dạy: 22/10/2018

KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Giúp học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về truyện trung đại Việt Nam:những thể loại chủ
yếu,giá trị nội dung và nghệ thật của những tác phẩm tiêu biểu
- Qua bài kiểm tra viết 1 tiết,HS tự đánh giá kết quả học tập, trình độ tiếp nhận và nắm vững các mặt
kiến thức về truyện trung đại và năng lực diễn đạt.
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Hình thức : Tự luận
- Cách thức tổ chức kiểm tra : học sinh làm bài kiểm tra tự luận: 45 phút
III. THIẾT LẬP MA TRẬN
- Liệt kê chuẩn kiến thức, kĩ năng về văn học trung đại mà các em đã học: Chuyện người con gái
Nam Xương; Hồng Lê nhất thống chí; Truyện Kiều; Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
- Chọn nội dung kiểm tra: Hồn cảnh sáng tác, thể loại, nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
- Xác định khung ma trận


KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA TRUYỆN TRUNG ĐẠI
NỘI DUNG

MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nhận biết

Thông hiểu

I. Trắc


nghiệm

Ngữ liệu:
Chuyện
người
…Xương;
Truyện
Kiều;
Hoàng
Lê…thống
chí
- Tiêu chí
lựa chọn
ngữ liệu:
Tác phẩm
tự sự,
truyện thơ

- Hiểu biết
về tác giả
- Quan điểm
sang tác
- Thể loại

- Nhận định
về nhân vật
- Nội dung
và nghệ
thuật được
sử dụng

trong một
câu văn(thơ)
cụ thể

Tổng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

Số câu:6
Sốđiểm:1.5
Tỉ lệ:15%
-Phương
thức
biểu
đạt
-Giá trị nội
dung
-Ý nghĩa
-Nguồn gốc,
Xuất xứ

Số câu:6
Số điểm:1.5
Tỉ lệ:15%
- Lời dẫn
trực
tiếp,
gián tiếp

- Tác dụng
nghệ thuật
có trong
đoạn trích
-Xác
định
yếu tố kỳ ảo
(CNCGNX)
- Nội dung
của
đoạn
trích..

Số câu:1
Sốđiểm:1.5
Tỉ lệ:15%
7
3.0
30%

Số câu:1
Số điểm:1.5
Tỉ lệ:15%
7
3.0
30%

II.Tự
luận


Tổng
Tổng
cộng

Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ

Vận
dụng

TỔNG
SỐ
Vận dụng cao

Số câu:12
Số điểm:3
Tỉ lệ:30%
Viết đoạn văn
(10-12 câu):
nhân vật Vũ
Nương; Quang
trung; tám câu
cuối
“Kiều…Ngưng
Bích”


Số câu:1
Số điểm:4
Tỉ lệ:40%
1
4.0
40%

Số câu:3
Số điểm:7
Tỉ lệ:70%
15
10
100%


IV . BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
ĐỀ 1
I. TRẮC NGHIỆM: 12 câu (3 điểm)
Học sinh chọn và khoanh tròn chữ cái đúng nhất của mỗi câu.
Câu 1. Từ “bẽ bàng” trong câu thơ :
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya;
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng” ( Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du), có nghĩa là:
A. chán nản, tuyệt vọng
B.ngượng ngập, e dè.
C. run sợ, hoảng hốt. D. xấu hổ, tủi thẹn .
Câu 2. Trong văn bản Hoàng lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái), khi phủ dụ quân lính ở Nghệ An,
vua Quang Trung đã không nhắc đến:
A. tội ác của giặc phương Bắc đối với nước ta.
B.những gương anh hùng chống ngoại xâm của nước ta.
C. kêu gọi anh em binh lính đánh giặc

D. những tội lỗi, sai lầm của vua Lê, chúa Trịnh
Câu 3. Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là:
A.thành ngữ .
B.tục ngữ.
C. thuật ngữ.
D .trạng ngữ.
Câu 4. Thời đại của Nguyễn Đình Chiểu có sự kiện lịch sử đáng chú ý nhất là:
A.Trịnh Nguyễn phân tranh.
B.Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
C.Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
D.Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 5. Cụm từ “Nghề riêng” trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) là
nói về tài.......của Thúy Kiều:
A.làm thơ.
B.đánh đàn.
C.vẽ.
D.chơi cờ.
Câu 6. Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du có câu:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ,hội là đạp thanh”
cụm từ “Thanh minh trong tiết tháng ba” được hiểu là:
A. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo, mọi người đi minh oan, rửa tội cho mình..
B. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người dọn dẹp nhà cửa cho sáng sủa,sạch
đẹp .
C. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người đi du xuân và viếng, sửa soạn phần
mộ của người thân.
D. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ,trong trẻo mọi người đi du xuân ngắm cảnh.
Câu 7. Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” được hiểu là:
A.Ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê.
B. Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê

C.Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
D. Ghi chép lại trang sử vàng đầu tiên của triều đại nhà Lê
Câu 8. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ được đánh giá là:
A.Thiên cổ kì bút
B. Bài ca bất hủ
C.Thiên cổ hùng văn
D.Thiên diễm tình tuyệt đẹp
Câu 9. Câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) nhằm mục đích:
A. miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên qua hoa mai và tuyết trắng.
B. giới thiệu vẻ đẹp chung của người thiếu nữ.
C. gợi tả vóc dáng thanh cao, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ.
D. thể hiện cốt cách thanh cao, trong sáng của nhà thơ
Câu 10. Câu: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
(Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu), có nghĩa là:
A. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn
B. Làm ơn thì không cần được trả ơn
C. Làm người phải có tấm lòng bao dung, nhân ái


D. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.
Câu 11. Qua hành động đánh cướp và trò chuyện với Nguyệt Nga của Vân Tiên cho thấy chàng
là người
A. nóng tính, giỏi võ nghệ.
B. ngang tàng, quyết đoán.
C. gan dạ, lịch sự.
D. anh hùng,chính trực, nghĩa hiệp
Câu 12. Khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất
thống chí), các tác giả đã đứng trên quan điểm:
A ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử.

B.quá ngưỡng mộ tài năng của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
C. sự cảm tình và hết lòng phụng sự Quang Trung – Nguyễn Huệ.
D. dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca.
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ? Nêu
ý nghĩa của văn bản? (1.5 điểm)
2. Việc sử dụng điệp ngữ “ buồn trông” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1.5 điểm)
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu ) nêu cảm nhận của em về tám câu thơ cuối
trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du). (4.0 điểm)
ĐỀ 2
I. TRẮC NGHIỆM: 12 câu (3 điểm)
Học sinh chọn và khoanh tròn chữ cái đúng nhất của mỗi câu.
Câu 1. Trong văn bản Hoàng lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái), khi phủ dụ quân lính ở Nghệ An,
vua Quang Trung đã không nhắc đến:
A. tội ác của giặc phương Bắc đối với nước ta. B.những gương anh hùng chống ngoại xâm của nước ta.
C. những tội lỗi,sai lầm của vua Lê,chúa Trịnh D. kêu gọi anh em binh lính đánh giặc
Câu 2. Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là:
A.thành ngữ .
B.tục ngữ.
C. thuật ngữ.

D .trạng ngữ.
Câu 3. Từ “bẽ bàng” trong câu thơ :
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya;
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng” ( Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du), có nghĩa là:
A. chán nản, tuyệt vọng
B.ngượng ngập, e dè.
C. run sợ, hoảng hốt.
D. xấu hổ, tủi thẹn .
Câu 4. Thời đại của Nguyễn Đình Chiểu có sự kiện lịch sử đáng chú ý nhất là:
A.Trịnh Nguyễn phân tranh.
B.Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C.Pháp xâm lược Việt Nam.
D.Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Câu 5. Câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) nhằm mục đích:
A. miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên qua hoa mai và tuyết trắng.


B. giới thiệu vẻ đẹp chung của người thiếu nữ.
C. gợi tả vóc dáng thanh cao, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ.
D. thể hiện cốt cách thanh cao, trong sáng của nhà thơ.
Câu 6. Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” được hiểu là:
A. Ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê.
B. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
C. Ghi chép lại trang sử vàng đầu tiên của triều đại nhà Lê.
D. Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhàLê

Câu 7. Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du có câu:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
cụm từ “Thanh minh trong tiết tháng ba” được hiểu là:

A.thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo, mọi người đi minh oan, rửa tội cho mình.
B. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người dọn dẹp nhà cửa cho sáng sủa,sạch đẹp .

C. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người đi du xuân ngắm cảnh.
D.thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người đi du xuân và viếng, sửa soạn phần
mộ của người thân.
Câu 8. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ được đánh giá là:
A.Thiên cổ kì bút
B. Bài ca bất hủ
C.Thiên cổ hùng văn
D.Thiên diễm tình tuyệt đẹp
Câu 9. Câu: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
(Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu), có nghĩa là:
A. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn
B. Làm ơn thì không cần được trả ơn
C. Làm người phải có tấm lòng bao dung, nhân ái

D. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.

Câu 10. “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ thuộc thể loại:
A.truyền kì
B.tiểu thuyết.
C.tùy bút.
bút kí.
Câu 11. Khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống
chí), các tác giả đã đứng trên quan điểm:
A ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử.
B.quá ngưỡng mộ tài năng của Quang Trung – Nguyễn Huệ.

C. sự cảm tình và hết lòng phụng sự Quang Trung – Nguyễn Huệ.
D. dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca.
Câu 12 . Nhà thơ Nguyễn Du quê ở tỉnh:
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Hà Giang .
D. Nghệ An.
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”


(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ?
Nêu ý nghĩa của văn bản? (1.5 điểm)
2. Việc sử dụng điệp ngữ “ buồn trông” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1.5 điểm)
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu ) nêu cảm nhận của em về tám câu thơ cuối
trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du). (4.0 điểm)
V. HƢỚNG DẪN CHẤM,BIỂU ĐIỂM
1. Hƣớng dẫn chung
- GV chấm bài lưu ý đọc kỹ,chấm cản thận,không đếm ý cho điểm mà cân nhắc tổng thể bài làm theo
từng câu,cho điểm từng phần rồi mới cho điểm chung.
- Hướng dẫn chỉ mang tính định hướng,gợi ý,không đi vào chi tiết.GV chấm bài cần có sự thống nhất

biểu điểm trước khi chấm.Cần lưu ý những điều sau.
+ Trong từng câu,tùy vào thực tế bài làm của học sinh,GV cần xem xét trừ điểm về các lỗi chính
tả,ngữ pháp,diễn đạt,trình bày ,…… sao cho phù hợp.
+ GV cần vận dụng,biểu điểm,đáp án một cách linh hoạt,cần căn cứ vào tình hình thực tế bài làm của
học sinh để đánh giá điểm sao cho hợp lý;trân trọng và đánh giá cao những bài làm có sáng tạo của
học sinh.
2. Đáp án biểu điểm
Trắc nghiệm:
ĐỀ 1
1D
2D
3A
4D
5B
6D

ĐỀ 2
7B
8A
9C
10D
11D
12A

1C
2A
3D
4C
5C
6D


7D
8A
9D
10A
11A
12B

TỰ LUẬN:
Câu
Hƣớng dẫn chấm
Câu 1 - Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm
- Trình bày nội dung chính của đoạn thơ: Phản chiếu tâm trạng nhân vật trở về
với thực tại phũ phàng, nỗi buồn của Thúy Kiều không thể vơi, cảnh nào cũng
buồn, cũng gợi thân phận con người trong cuộc đời vô định.
- Nêu ý nghĩa của văn bản: đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và
tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều.
Câu 2 Tác dụng điệp ngữ “ buồn trông” trong đoạn thơ trên :
Điệp ngữ “buồn trông” tạo nhịp điệu buồn, da diết cho đoạn thơ đồng thời
nhấn mạnh nỗi buồn dài dặc, vô tận, vô hạn, như những lớp sóng đang trào
dâng trong lòng Thúy Kiều.

Điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
0.5 điểm
1.5 điểm


Câu 3 Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu ) nêu cảm nhận của em về tám câu

thơ cuối trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Trích “ Truyện Kiều”Nguyễn Du).
- Hình thức: 1 đoạn văn: Có câu mở đoạn, phát triển đoạn và kết thúc
đoạn)
- Nội dung: Đảm bảo các ý sau

4.0 điểm

* Mở đoạn: Đoạn thơ là bức tranh tâm tình đầy xúc động và là sự thể hiện bút (0.5
điểm)
pháp tài hoa của Nguyễn Du trong miêu tả nội tâm nhân vật.
* Thân đoạn: Phân tích, cảm nhận:
- Cửa bể mênh mông lúc ngày tàn chiều hôm gợi nỗi cô đơn của kiếp người
lưu lạc “Buồn trông cửa bể … xa xa?”

(1.0
điểm)

->Nỗi buồn nhớ về gia đình,quê hương da diết ,nàng cảm thấy lẻ loi,bơ vơ nơi
góc bể chân trời.
- Dõi theo những cánh hoa trôi dạt và tự hỏi “về đâu”đến phương trời vô định
nào “Buồn trông ngọn nước ….. về đâu?”
(1.0
->Nhìn cánh hoa trôi nàng liên tưởng đến thân mình. Buồn cho số kiếp trôi nổi điểm)
bập bềnh.
- Sau hai câu hỏi tu từ về “thuyền ai”, về hoa trôi “biết là về đâu” thì Kiều đã
“buồn trông” về phía “chân mây mặt đất”:Buồn trông nội cỏ …… xanh xanh
->Nội cỏ rầu rầu tàn úa chính là tâm trạng lo âu của Kiều khi nghĩ đến tương (1.0
điểm)
lai mờ mịt, nghĩ đến cuộc sống nhàm chán,tẻ nhạt,vô vị.
- Nhìn xa rồi lại nhìn gần, vừa “buồn trông” vừa lắng tai nghe, nàng Kiều nghe

tiếng gió gào, “tiếng sóng” kêu: Buồn trông gió cuốn …… ghế ngồi.
->Nỗi buồn của nàng đã trở thành nỗi đau lớn lan tràn vô tận,nàng kinh
hoàng,lo sợ như đang đứng trước một cơn tai biến dữ dội ập lên cuộc đời nàng. (0.5
điểm)
- Nghệ thuật: Điệp ngữ” Buồn trông” . Đây là đoạn thơ miêu tả nội tâm nhân
vật thành công nhất.Đặc biệt là bút pháp tả cảnh ngụ tình tinh tế và hài hòa.
* Kết đoạn: Qua đoạn trích cảm người đọc không khỏi xót thương trước số
phận của Thúy Kiều đồng thời trân trọng biết bao tài năng cùng tấm lòng của
thi sĩ họ Nguyễn.

(1.0


điểm)

VI. RÚT KINH NGHIỆM


TRƯỜNG THCS&THPT ĐỐNG ĐA
TỔ VĂN

KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 1
Điểm

Nhận xét của giáo viên


Chữ kí của giáo viên coi kiểm tra

I. TRẮC NGHIỆM: 12 câu (3 điểm) *HS làm bài trắc nghiệm trên tờ đề
Học sinh chọn và khoanh tròn chữ cái đúng nhất của mỗi câu. Ví dụ: 1A, 2B,…
Câu 1. Từ “bẽ bàng” trong câu thơ :
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya;
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng” ( Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du), có nghĩa là:
A. chán nản, tuyệt vọng
B.ngượng ngập, e dè.
C. run sợ, hoảng hốt. D. xấu hổ, tủi thẹn .
Câu 2. Trong văn bản Hoàng lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái), khi phủ dụ quân lính ở Nghệ An,
vua Quang Trung đã không nhắc đến:
A. tội ác của giặc phương Bắc đối với nước ta.
B.những gương anh hùng chống ngoại xâm của nước ta.
C. kêu gọi anh em binh lính đánh giặc
D. những tội lỗi, sai lầm của vua Lê, chúa Trịnh
Câu 3. Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là:
A.thành ngữ .
B.tục ngữ.
C. thuật ngữ.
D .trạng ngữ.
Câu 4. Thời đại của Nguyễn Đình Chiểu có sự kiện lịch sử đáng chú ý nhất là:
A.Trịnh Nguyễn phân tranh.
B.Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
C.Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
D.Pháp xâm lược Việt Nam.
Câu 5. Cụm từ “Nghề riêng” trong đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) là
nói về tài.......của Thúy Kiều:
A.làm thơ.

B.đánh đàn.
C.vẽ.
D.chơi cờ.
Câu 6. Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du có câu:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ,hội là đạp thanh”
cụm từ “Thanh minh trong tiết tháng ba” được hiểu là:
A. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo, mọi người đi minh oan, rửa tội cho mình..
B. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người dọn dẹp nhà cửa cho sáng sủa,
sạch đẹp .
C. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người đi du xuân và viếng, sửa soạn
phần mộ của người thân.
D. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ,trong trẻo mọi người đi du xuân ngắm cảnh.
Câu 7. Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” được hiểu là:
A.Ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê.
B. Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê


C.Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
D. Ghi chép lại trang sử vàng đầu tiên của triều đại nhà Lê
Câu 8. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ được đánh giá là:
A.Thiên cổ kì bút
B. Bài ca bất hủ
C.Thiên cổ hùng văn
D.Thiên diễm tình tuyệt đẹp
Câu 9. Câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) nhằm mục đích:
A. miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên qua hoa mai và tuyết trắng.
B. giới thiệu vẻ đẹp chung của người thiếu nữ.
C. gợi tả vóc dáng thanh cao, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ.
D. thể hiện cốt cách thanh cao, trong sáng của nhà thơ

Câu 10. Câu: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
(Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu), có nghĩa là:
A. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn
B. Làm ơn thì không cần được trả ơn
C. Làm người phải có tấm lòng bao dung, nhân ái
D. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.
Câu 11. Qua hành động đánh cướp và trò chuyện với Nguyệt Nga của Vân Tiên cho thấy chàng
là người
A. nóng tính, giỏi võ nghệ.
B. ngang tàng, quyết đoán.
C. gan dạ, lịch sự.
D. anh hùng,chính trực, nghĩa hiệp
Câu 12. Khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất
thống chí), các tác giả đã đứng trên quan điểm:
A ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử.
B.quá ngưỡng mộ tài năng của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
C. sự cảm tình và hết lòng phụng sự Quang Trung – Nguyễn Huệ.
D. dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca.
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015)

1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ? Nêu
ý nghĩa của văn bản? (1.5 điểm)
2. Việc sử dụng điệp ngữ “ buồn trông” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1.5 điểm)
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu ) nêu cảm nhận của em về tám câu thơ cuối
trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du). (4.0 điểm)
--------------------------HẾT---------------------


TRƯỜNG THCS&THPT ĐỐNG ĐA
TỔ VĂN

KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN TRUNG ĐẠI
NĂM HỌC 2018 – 2019
MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 9
Thời gian làm bài 45 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 2
Điểm

Nhận xét của giáo viên

Chữ kí của giáo viên coi kiểm tra

I. TRẮC NGHIỆM: 12 câu (3 điểm)
Học sinh chọn và khoanh tròn chữ cái đúng nhất của mỗi câu.
Câu 1. Trong văn bản Hoàng lê nhất thống chí (Ngô Gia văn phái), khi phủ dụ quân lính ở Nghệ
An, vua Quang Trung đã không nhắc đến:
A. tội ác của giặc phương Bắc đối với nước ta. B.những gương anh hùng chống ngoại xâm của nước ta.
C. những tội lỗi,sai lầm của vua Lê,chúa Trịnh D. kêu gọi anh em binh lính đánh giặc
Câu 2. Cụm từ “quạt nồng ấp lạnh” được gọi là:

A.thành ngữ .
B.tục ngữ.
C. thuật ngữ.
D .trạng ngữ.
Câu 3. Từ “bẽ bàng” trong câu thơ :
“Bẽ bàng mây sớm đèn khuya;
Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng” ( Kiều ở lầu Ngưng Bích- Nguyễn Du), có nghĩa là:
A. chán nản, tuyệt vọng B.ngượng ngập, e dè.
C. run sợ, hoảng hốt.
D. xấu hổ, tủi thẹn .
Câu 4. Thời đại của Nguyễn Đình Chiểu có sự kiện lịch sử đáng chú ý nhất là:
A.Trịnh Nguyễn phân tranh.
B.Pháp khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
C.Pháp xâm lược Việt Nam.
D.Chiến tranh thế giới lần thứ nhất
Câu 5. Câu thơ “Mai cốt cách, tuyết tinh thần” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) nhằm mục đích:
A. miêu tả vẻ đẹp tuyệt vời của thiên nhiên qua hoa mai và tuyết trắng.
B. giới thiệu vẻ đẹp chung của người thiếu nữ.
C. gợi tả vóc dáng thanh cao, tâm hồn trong trắng của người thiếu nữ.
D. thể hiện cốt cách thanh cao, trong sáng của nhà thơ.
Câu 6. Tên tác phẩm “Hoàng Lê nhất thống chí” được hiểu là:
A. Ý chí quyết tâm thống nhất đất nước của vua Lê.
B. Vua Lê nhất định thống nhất đất nước.
C. Ghi chép lại trang sử vàng đầu tiên của triều đại nhà Lê.
D. Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhàLê

Câu 7. Trong đoạn trích Cảnh ngày xuân ( trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du có câu:
“Thanh minh trong tiết tháng ba,
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh”
cụm từ “Thanh minh trong tiết tháng ba” được hiểu là:

A.thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo, mọi người đi minh oan, rửa tội cho mình.
B. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người dọn dẹp nhà cửa cho sáng sủa,sạch đẹp .

C. thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người đi du xuân ngắm cảnh.
D.thời gian đầu tháng ba, khí trời mát mẻ, trong trẻo mọi người đi du xuân và viếng, sửa soạn phần
mộ của người thân.


Câu 8. “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ được đánh giá là:
A.Thiên cổ kì bút
B. Bài ca bất hủ
C.Thiên cổ hùng văn
D.Thiên diễm tình tuyệt đẹp
Câu 9. Câu: “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi

Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”
(Truyện Lục Vân Tiên – Nguyễn Đình Chiểu), có nghĩa là:
A. Thọ ơn người thì phải biết đền ơn
B. Làm ơn thì không cần được trả ơn
C. Làm người phải có tấm lòng bao dung, nhân ái

D. Thấy việc nghĩa không làm không phải là anh hùng.

Câu 10. “Chuyện người con gái Nam Xương” – Nguyễn Dữ thuộc thể loại:
A.truyền kì
B.tiểu thuyết.
C.tùy bút.
bút kí.
Câu 11. Khi tạo dựng hình ảnh lẫm liệt hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ (Hoàng Lê nhất thống
chí), các tác giả đã đứng trên quan điểm:

A ý thức dân tộc và quan điểm tôn trọng sự thật lịch sử.
B.quá ngưỡng mộ tài năng của Quang Trung – Nguyễn Huệ.
C. sự cảm tình và hết lòng phụng sự Quang Trung – Nguyễn Huệ.
D. dụng ý nâng tác phẩm lên tầm vóc anh hùng ca.
Câu 12 . Nhà thơ Nguyễn Du quê ở tỉnh:
A. Thanh Hóa.
B. Hà Tĩnh.
C. Hà Giang .
D. Nghệ An.
II. TỰ LUẬN: (7.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa?
Buồn trông ngọn nước mới sa,
Hoa trôi man mác biết là về đâu?
Buồn trông nội cỏ rầu rầu,
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh,
Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi.”
(SGK Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, năm 2015)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ. Trình bày nội dung chính của đoạn thơ?
Nêu ý nghĩa của văn bản? (1.5 điểm)
2. Việc sử dụng điệp ngữ “ buồn trông” trong đoạn thơ trên có tác dụng gì? (1.5 điểm)
3. Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 10-12 câu ) nêu cảm nhận của em về tám câu thơ cuối
trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích” ( Trích “ Truyện Kiều”- Nguyễn Du). (4.0 điểm)

--------------------------HẾT---------------------





×