Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Chiến lược lịch sự trong hành động cầu khiến qua tác phẩm Con nhà nghèo Hồ Biểu Chánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (355.13 KB, 23 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA NGỮ VĂN

BÀI KẾT THÚC HỌC PHẦN NGỮ DỤNG HỌC

CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
QUA TIỂU THUYẾT CON NHÀ NGHÈO CỦA HỒ BIỂU CHÁNH

SVTH: Nguyễn Thị Thanh Nguyên
MSSV: 1521402170154
GVGD: ThS. Hoàng Thị Thắm

Bình Dương, 5/2018


CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN
QUA TIỂU THUYẾT CON NHÀ NGHÈO CỦA HỒ BIỂU CHÁNH
Nguyễn Thị Thanh Nguyên – 1521402170154
D15NV04 - Khoa Ngữ văn
I. Đặt vấn đề
1. Lịch sự là một yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp xã hội, đó là một
nhân tố ảnh hưởng đến các phát ngôn trong giao tiếp và góp phần tạo nên hiệu quả giao tiếp.
Vì thế lịch sự cũng được xem là một nguyên tắc hội thoại – nguyên tắc lịch sự ( principle of
politeness). Trong đó, chiến lược lịch sự là một phạm trù được giới nghiên cứu rất quan tâm
vì nó liên quan đến những gì xảy ra trong cuộc thoại chứ không bị ràng buộc bởi các quy tắc
xã hội như lịch sự quy ước, nghĩa là chỉ hình thành và phát huy tác dụng khi có sự tương tác
giữa các thoại nhân. Như vậy, chiến lược lịch sự thể hiện sự khôn khéo, tế nhị của người nói
thông qua cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp với người nghe. Mục đích của lịch sự chiến
lược là "để tỏ ra rằng thể diện của người đối thoại với mình được thừa nhận và tôn trọng"
[1; tr.267].
Theo lý thuyết của Brown và Levision, lịch sự chiến lược liên quan mật thiết với


những khái niệm như thể diện, thể diện dương tính, thể diện âm tính, hành vi đe dọa thể diện
và hành vi tôn vinh thể diện. Nghiên cứu chiến lược lịch sự, trước hết tôi xin điểm qua
những khái niệm này:
Thể diện âm tính (TDAT) “là mong muốn không bị can thiệp, mong muốn được
hành động tự do theo như cách mình đã lựa chọn” (J.Thomas) hay nói cách khác đó là “nhu
cầu được độc lập, tư do trong hành động, không bị người khác áp đặt” (G.Yule) [1; tr.264].
Thể diện dương tính (TDDT) là cái “được phản ánh trong ý muốn mình được ưa
thích, tán thưởng, tôn trọng, đánh giá cao” (J.Thomas) [1; tr.264]. Đó là thể diện mà người
tiếp nhận đã cố xây dựng nên và có sự áp đặt người khác phải tôn trọng, chấp nhận.
Thể diện âm tính và dương tính là hai phạm trù bổ sung cho nhau. Nếu thể diện âm
tính là nhu cầu được độc lập, tự do hành động thì thể diện dương tính là nhu cầu mong muốn
hòa đồng, gắn kết với người khác.

2


Hành vi đe dọa thể diện (Face Threatening Acts – FTA) là những
hành vi ngôn ngữ nhất định và bản thân chúng đều tiềm tàng khả năng đe dọa,
làm tổn hại đến bốn loại thể diện (thể diện âm tính người nói, thể diện âm tính
người nghe, thể diện dương tính người nói, thể diện dương tính người nghe).
Hành vi tôn vinh thể diện (Face Flattering Acts – FFA) là hành động
mà khi thực hiện thể diện âm tính và dương tính của người nói và người nghe
được đề cao, được tôn trọng, còn gọi là hành vi giữ thể diện.
Trong giao tiếp, các hành vi đều tiềm tàng nguy cơ đe dọa thể diện, vì
thế, để đạt hiệu quả, người nói và người nghe cần tính đến mức độ đe dọa của
hành động ở lời và tìm cách điều phối, giảm nhẹ nó. Cách thức đó được trình
bày qua hệ thống các chiến lược lịch sự do được Brown và Levision tổng hợp,
đây được xem là lý thuyết được xem là nhất quán và có ảnh hưởng sâu rộng
hơn cả.
Các chiến lược lịch sự bao gồm chủ yếu chiến lược lịch sự âm tính và

chiến lược lịch sự dương tính.
Chiến lược lịch sự âm tính (CLLSAT) là hướng vào thể diện âm tính
của người tiếp nhận, vào lãnh địa cá nhân của đối tác. Nó có tính né tránh hay
hạn chế dùng những FTA và phải có hành vi bù đắp, giảm nhẹ hiệu lực trong
trường hợp buộc phải sử dụng. CLLSAT được liệt kê với 15 chiến lược.
Chiến lược lịch sự dương tính (CLLSDT) chú ý đến thể diện dương
tính của người tiếp nhận. Phép lịch sự dương tính “nhằm thực hiện hành vi tôn
vinh hai thể diện, tức những hành vi làm gia tăng một trong hai thể diện của
đối tác” [1; tr.270]. CLLSDT được hệ thống thành 10 chiến lược.
Ngoài ra, các tác giả còn đề cập đến hình thức nói kín như một chiến
lược lịch sự với cách dùng hàm ngôn và lối nói mơ hồ, nhiều nghĩa. Tuy nhiên,
trong bài viết này chủ yếu tôi đề cập đến hai chiến lược chính là CLLSAT và
CLLSDT.
Về các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện, CLLS chủ yếu được thể hiện
bằng các biện pháp dịu hóa (hành vi ngôn ngữ gián tiếp, phương tiện tu từ,
công thức cầu khiến, biện pháp giảm xốc, xin lỗi, xin phép, nêu lý do…); giảm
3


thiểu hiệu quả xấu, các yếu tố tình thái hóa, biện pháp "tháo ngòi nổ", yếu tố
vuốt ve, cứng rắn hóa…
2. Hành động cầu khiến là "hành động mà người nói sử dụng để khiến
người nghe làm cái gì đó" [4; tr.48]. Theo sự phân chia của Searle, hành động
cầu khiến thuộc nhóm hành động điều khiển hay khuyến lệnh (directives). Đích
ở lời là đặt người nghe vào trách nhiệm thực hiện một hành động nào đó trong
tương lai. Trạng thái tâm lý là sự mong muốn người nghe thực hiện. Nội dung
mệnh đề là hành động trong tương lai của Sp2. Các hành động ở lời thường gặp
thông qua các động từ ngôn hành như ra lệnh, sai, yêu cầu, đề nghị, xin phép,
khuyên, nhờ vả, xin… Hiệu lực ở lời của hành động cầu khiến được thể hiện
qua vị từ. Ở góc độ lịch sự, hành vi cầu khiến có bản chất là sự áp đặt nên mức

độ đe dọa thể diện người nghe cao vì có lực ngôn trung mạnh. Do đó, để đảm
bảo tính lịch sự trong giao tiếp, người nói cần khéo léo sử dụng các chiến lược
lịch sự.
3. Vấn đề chiến lược lịch sự trong hành động cầu khiến cũng đã được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tuy nhiên, những bài nghiên cứu chỉ dừng lại
ở việc xem xét tính lịch sự của một số hành động ngôn từ trong giao tiếp hằng
ngày (Lịch sự trong hành động cầu khiến trong tiếng Việt) hay lịch sự trong
giao tiếp trong sự đối sánh giữa tiếng Việt với tiếng Anh, tiếng Nhật. Một số
công trình nghiên cứu, các luận văn, bài báo khoa học cũng đã đề cập đến các
phương tiện biểu hiện lịch sự nhưng không đặt nghiên cứu sâu mà nằm chung
trong phần hội thoại trong khảo sát các tác phẩm văn học của một tác giả (Hội
thoại trong Dế Mèn phiêu lưu ký, Hội thoại trong Nỗi buồn chiến tranh, Hội
thoại trong Truyện Kiều, Hội thoại trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp).
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu chưa đi vào phân tích hệ thống chiến lược lịch
sự qua các lời thoại trong tác phẩm văn học, họ chỉ dừng lại ở phương tiện
ngôn ngữ biểu hiện nó và đôi khi có sự nhầm lẫn giữa phương tiện biểu hiện và
chiến lược lịch sự.
4. Vì thế, với hệ thống lý thuyết về chiến lược lịch sự, trong phạm vi bài
viết này, tôi tìm hiểu chiến lược lịch sự trong hành động cầu khiến qua khảo sát
lời thoại nhân vật trong tiểu thuyết "Con nhà nghèo" của nhà văn Hồ Biểu
Chánh. Qua đó, trước hết chúng ta thấy được việc sử dụng các chiến lược lịch
sự trong hành động cầu khiến như thế nào qua cách ứng xử của các nhân vật
4


trong tác phẩm, nhờ đó chúng ta có thể tìm được chiến lược tối ưu cho mỗi
hành động thuộc phạm trù cầu khiến để có thể ứng dụng trong giao tiếp hằng
ngày. Đặc biệt, cũng nhờ việc tìm hiểu này, chúng ta có thể thấy được tính cách
nhân vật được khắc họa rõ nét thông qua việc sử dụng chiến lược lịch sự khi
nói lời cầu khiến và điều đó cũng góp phần thể hiện tư tưởng của nhà văn, đồng

thời, thể hiện màu sắc văn hóa Nam Bộ trong văn hóa giao tiếp ứng xử. Đồng
thời, khẳng định được phong cách riêng của tác giả trong việc sử dụng ngôn
ngữ thuần Nam Bộ để thể hiện tính cách con người Nam Bộ.
II. Đặc điểm các chiến lược lịch sự trong hành động cầu khiến qua
tác phẩm "Con nhà nghèo"
1. Kết quả khảo sát
Bảng1: Các chiến lược trong hành động ngôn từ cầu khiến
Chiến lược lịch sự

Tần số

Tỉ lệ %

Chiến lược lịch sự dương tính (+)
23
24.73
Chiến lược lịch sự âm tính (-)
86
92.57
Qua kết quả khảo sát 93 lời thoại cầu khiến được thống kê ở bảng trên,
chúng ta có thể nhận thấy rằng với hành động cầu khiến thì người nói sử dụng
cả hai CLLS, trong đó, chủ yếu sử dụng CLLS âm tính hơn là dương tính, vì
như đã trình bày, bản chất của hành vi cầu khiến là có nguy cơ đe dọa thể diện
âm tính người nghe, tức mang tính áp đặt, xâm phạm quyền tự do của người
nghe. Ngoài ra, cũng có những trường hợp sử dụng kết hợp cả hai chiến lược
dương tính và âm tính, vừa làm giảm thiểu áp đặt, đe dọa thể diện âm tính vừa
làm tăng thể diện tạo mối quan hệ thân tính.
Bảng 2: Các CLLSDT và CLLSAT trong hành động cầu khiến
qua tác phẩm "Con nhà nghèo"
Chiến lược lịch sự

Chiến lược lịch sự
dương tính
Chiến lược lịch sự
âm tính

CLLSDT số 1
CLLSDT số 3
CLLSDT số 4
CLLSDT số 10
CLLSDT số 11
CLLSAT số 1
CLLSAT số 2
CLLSAT số 3
CLLSAT số 4
5

Tần số
8
5
6
3
1
8
34
6
19

Tỉ lệ %
8.60
5.38

6.45
3.22
1.08
8.60
36.56
6.45
20.43


CLLSAT số 5
16
17.20
CLLSAT số 7
1
1.08
CLLSAT số10
2
2.15
Kết quả ở bảng 2, cho chúng ta hình dung được cụ thể các chiến lược
âm tính và dương tính đã được sử dụng trong tác phẩm. CLLSAT chiếm đa số
trong đó CLLSAT số 2 – dùng yếu tố rào đón, CLLSAT số 4 – giảm thiểu sự áp
đặt, CLLSAT số 5 – tỏ ra kính trọng có tần số sử dụng nhiều hơn.
Để rõ hơn từng chiến lược được nhân vật trong tiểu thuyết "Con nhà
nghèo" vận dụng như thế nào, phần sau đây tôi sẽ phân tích các ngữ liệu tiêu
biểu ở từng chiến lược cụ thể và phương tiện ngôn ngữ biểu hiện chúng.
2. Đặc điểm các chiến lược lịch sự trong hành động cầu khiến
II.1. Chiến lược lịch sự dương tính
II.1.1. Chiến lược bày tỏ cho người nghe (Sp2) sự chú ý của mình đối
với Sp2 (chiến lược số 1)
Trong lời cầu khiến, bày tỏ cho người nghe sự chú ý của mình với họ

khi thể hiện ở việc đề cập, quan tâm đến mong muốn, nhu cầu của họ hay biểu
hiện bằng một lời chào, reo mừng thân hữu.
Nhờ vả: À ông Chủ, may dữ không! Vô đây ông Chủ, vô mà xử giùm vụ
này một chút [A; tr. CCXXXIII]
Kinh lý Hai thể hiện sự vui mừng khi thấy ông Chủ qua nhà và cũng
đúng lúc ông cần nhờ Hương Chủ Khanh phân xử hộ vụ bất đồng quan điểm về
ăn tiền đúc lót của dân với ông Hương bộ. Ông bày tỏ sự chú ý đến người nghe
bằng lời chào thân hữu, tỏ ra quý mến, đề cao người đối diện, chứng tỏ ông
Hương Chủ là người quan trọng với ông. Như thế, người nghe không có cảm
giác bị áp đặt mà tự nguyện chấp nhận lời cầu khiến.
II.1.2.Chiến lược gia tăng sự quan tâm của mình đối với người nghe
(CLLSDT số 3)
Người nói thể hiện sự quan tâm đến người tiếp nhận lời cầu khiến bằng
việc ngỏ lời muốn giúp đỡ hay yêu cầu Sp2 để mình giúp đỡ:
- Con nhỏ bới tóc vụng quá. Đem đây cô bới lại giùm cho. [A; tr.
CCXXII]
6


Bà Hương Chủ Khanh yêu cầu cô Tư Thục để mình giúp bới lại tóc. Bà
Chủ đã lịch sự để vừa làm tăng thể diện dương tính cho người nghe vừa làm
cho thể diện âm tính không bị đe dọa vì áp đặt, vì đây là hành động có lợi cho
Sp2.
Người nói cũng gia tăng sự quan tâm hướng về người nghe trong lời xin
phép như hành động của bà Hương chủ:
- Quan Kinh lý nói phải lắm. Mời quan Kinh lý ngồi uống nước, cho
phép tôi vô lễ ra sau dạy bầy trẻ sửa soạn dọn cơm cho quan Kinh lý dùng. [A;
tr. CCVI]
Khách đến nhà mà mình không tiếp thì thật là thất lễ, không lịch sự vì
thế để người nghe vui vẻ chấp nhận cho hành động không thể tiếp chuyện, bà

Hương Chủ trước tiên thể hiện sự quan tâm đến người nghe: bày tỏ sự tán đồng
với ý kiến trước của quan Kinh lý, mời quan ngồi uống nước và khi này bà mới
chen lời xin phép vào. Như vậy, gia tăng quan tâm đến người nói giúp bà tạo
được thiện cảm trong mắt người đối diện và có thể nhận được hồi đáp tích cực
từ người nghe.
- Đi về đi. Bà với mợ Hai đương giận mà anh nói thế nào được. Để mai
mốt bớt giận rồi sẽ lên [A; tr. LXIX]
Lời thoại trên là lời khuyên của thằng Phùng (thằng bếp nhà cậu Hai
Nghĩa) dành cho Cai tuần Bưởi khi anh lên gặp bà Cai Hiếu và mợ Hai Nghĩa
xin tha cho vợ mình nhưng bị mắng chửi nặng nề. Người nói khuyên người
nghe bằng việc gợi ý, chỉ dẫn thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với nỗi lo của
người nghe.
II.1.3. Chiến lược sử dụng những dấu hiệu báo mình cùng nhóm với Sp2
(CLLSDT số 4)
Trong giao tiếp, người đưa ra lời cầu khiến mong muốn người nghe thực
hiện nội dung yêu cầu của mình, nhưng để người nghe cảm thấy thoải mái và
thực hiện thì người phát ngôn thường gộp ngôi để thể hiện mình cùng nhóm
với người nghe.

7


- Tôi muốn khi nào tôi với dượng về Gò Công chơi một chuyến. Mình đi
đã hơn hai mươi mấy năm rồi mà không về lần nào hết, tôi nhớ bà con ở dưới
quá. [A; tr. CLXVI]
- Bây giờ mình làm ăn khá rồi, mình về chơi, ai dám khinh khi mà sợ.
Thôi để chừng gặt hái rồi, hai anh em mình đi. [A; tr. CLXVI]
Cai tuần Bưởi có lời yêu cầu, đề nghị Hương sư Cu quay về quê với
mình nhưng e rằng Hương sư Cu sẽ từ chối nên đã có chủ ý gộp ngôi để tạo
cho người nghe sự đoàn kết thân mật. Cai tuần Bưởi khôn khéo, tỏ ý rằng mình

rất mong muốn thực hiện yêu cầu cùng với người nghe, rất mong tạo mối quan
hệ tốt đẹp. Thay vì nói một lời yêu cầu hướng về người nghe đúng cách thức
"tôi muốn dượng về Gò Công với tôi chơi một chuyến…" thì dùng "tôi muốn tôi
với dượng về Gò Công…" lịch sự hơn và dễ nhận được sự đồng ý hơn.
Bà Cai Hiếu cũng dùng cách xưng hô gộp ngôi khi khuyên cô con dâu
nóng nảy của mình:
- Thôi, con. Mình bỏ tù vợ thằng Bưởi được rồi, mà con nó ở nhà liu
chiu lít chít tôi nghiệp [A; tr. XIII]
Như vậy, có thể thấy xưng hộ gộp ngôi với ý yêu cầu người nghe cùng
thực hiện hành động với mình, như vậy, thể diện dương tính của người nghe
được nâng cao và có tính lịch sự hơn là một lời yêu cầu đơn phương.
II.1.4. Chiến lược hứa hẹn đề nghị, giúp đỡ (CLLSDT số 10)
Trong hành động cầu khiến, để Sp2 thực hiện nội dung cầu khiến mà
Sp1 muốn Sp2 làm. Người nói thể hiện qua việc hứa giúp đỡ hay tỏ ra sẵn sàng
giúp đỡ.
Điển hình là trong lời khuyên, chủ ngôn thường đưa ra chỉ dẫn hay hứa
giúp đỡ người tiếp nhận nhằm làm cho họ cảm thấy thể diện dương tính của
mình được tôn vinh mà nghe theo. Đó là sự khéo léo trong giao tiếp, bởi lời
khuyên nếu không tính trước mức độ đe dọa thể diện, có thể dẫn đến bất lịch sự
vì mang tiếng "dạy đời" hay trở nên quá soi mói vào việc riêng của người khác.

8


- Qua tính như vầy có lẽ được. Em bưng trầu rượu lên lạy bà Cai…
Đem đi liền bây giờ đi, rồi chiều tối qua về qua òn ỉ nói giùm cho. [A; tr.
LXII]
- Thôi, em về đi. Để qua nói giùm coi được không [A; tr. LXIX]
(Hương quản khuyên Cai tuần Bưởi)
Hương quản thể hiện sự sẵn lòng giúp đỡ Cai tuần Bưởi để mong hắn

thực hiện ý mà mình đã đề ra.
Lời hứa hẹn trong hành vi xin phép cũng giúp người nói tạo mối thân
tình với người nghe: Trưa rồi. Tôi kiếu cô, để tôi về kẻo trời nắng. Để tôi về tôi
tính lại ít bữa rồi tôi sẽ cho cô hay [A; tr. CCXVII].
II.1.5. Chiến lược tỏ ra lạc quan (CLLSDT số 11)
…Em ưng đi, đừng ái ngại chi nữa. Qua dám chắc vợ chồng như hai
em đây trời không nỡ để nghèo khổ đâu, mà dầu có nghèo đi nữa, cũng
thuận hòa vui vẻ, hơn vợ chồng họ nhiều lắm. [A; tr. CXLIV]
Ba Rạng tỏ ra lạc quan khi đưa ra lời đề nghị, yêu cầu Tư Lựu cưới anh
Cu. Người nói có ý đề cao người nghe, thể hiện sự tin tưởng nhằm làm cho
người nghe cảm thấy sự thân tình mà thực hiện yêu cầu. Tỏ ra lạc quan với
nhìn tích cực là cách tạo ra sự thoải mái, thân mật trong giao tiếp cũng là cách
làm giảm thiểu sự áp đặt lên người nghe và cho thấy người nói đang tôn vinh
người nghe.
II.2. Chiến lược lịch sự âm tính
II.2.1. Chiến lược dùng lối nói gián tiếp đã thành quy ước (CLLSAT số
1)
Người nói tránh việc đe dọa thể diện người nghe bằng cách dùng lối nói
gián tiếp, cách nói đã trở nên quen thuộc trong ứng xử thông thường. Đối với
hành động cầu khiến, người nói thường sử dụng hình thức câu hỏi cầu khiến để
thay câu cầu khiến trực tiếp gây cảm giác áp đặt, bất lịch sự và nêu lên được
nguyện vọng của chủ ngôn mong người nghe thực hiện
- Nó sổ rồi con trai. Thằng nhỏ trộng đến, tóc đen trạy. Tôi muốn mình
chạy lên nói cho cậu Hai hay đặng cậu mừng, được không? [A; tr. XXV]
- Con nó gửi thơ nói như vậy, má nó liệu lẽ nào? Sao nãy giờ ngồi lặng
thinh, không nói chi hết [A; tr. CCLXVI]
9


- …Bây giờ anh Hai với anh Ba tôi bị chuyện, vậy anh làm ơn để cho tôi

mượn số tiền ấy đặng lo cho anh Hai tôi, rồi thủng thẳng tôi sẽ trả được
không? [A; tr. CXXXII]
Cấu trúc "…muốn…được không?", "…nào?" "Sao…" chúng ta thường
rất ưa dùng trong cuộc sống, đó là cách hỏi – cầu khiến, hỏi nhưng là yêu cầu
người nghe thực hiện và so với cách nói trực tiếp thì rõ ràng tế nhị hơn.
II.2.2. Chiến lược dùng yếu tố rào đón (CLLSAT số 2)
Yếu tố rào đón đối với hiệu lực ở lời nhằm giảm nhẹ mức độ đe dọa thể
diện người nghe khi người nói thực hiện hành động cầu khiến được phổ biến
trong hành vi nhờ vả, yêu cầu, thỉnh cầu.
- Cậu Hai đây cũng như mẹ. Vậy cậu biết việc gì xin cậu làm phước nói
giùm lại cho cháu hiểu [A; tr. CCLXXIX]
- Tôi cậy anh Thôn làm ơn hỏi giùm chung quanh đây có ai sẵn lòng
chịu nấu cơm… Kiếm giùm chút nghe anh Thôn…[A; tr. CCI]
Các yếu tố rào đón "làm ơn/ làm phước…giùm" được người nói đưa vào
như một sự ràng buộc để người nghe thực hiện nhưng bằng một cách khéo léo
cho người nghe thấy được sự chân thành của người nói. Yếu tố rào đón làm
giảm đi hiệu lực ngôn hành của hành động cầu khiến làm cho nó "dịu hóa" hơn
và người cầu khiến có thể nhận được lời hồi đáp tích cực từ người nghe.
Ngoài ra, người nói còn sử dụng hình thức nêu lý do, mục đích thêm vào
lời cầu khiến như một yếu tố rào đón:
- Bẩm thầy, vợ tôi nó làm chuyện gì đâu, xin thầy làm ơn nói cho tôi
biết, thiệt tôi không hay chuyện gì hết. [A; tr. LVII]
- Thưa cậu, xin cậu thương giùm chớ tôi có biết liệu làm sao bây giờ
[A; tr. LXXXI]
-… Xin anh Hai chị Hai làm ơn nói giùm lại với cô Tư không biết
duyên nợ trời khiến làm sao mà tôi thương cô lung lắm…Tôi nói thiệt với
anh Hai chị Hai, phận của tôi bây giờ là vậy đó. Nếu anh Hai chị Hai
thương tôi, nói giùm thì chắc cô hết chê tôi nữa. [A; tr. XXI]
10



Trong lời nhờ vả này, anh Cu còn rào đón bằng cách dùng lại thông tin
cũ (người nghe đã nói trước đó) theo lối giả định "nếu anh Hai chị Hai thương
tôi" và sự tiên đoán với lời rào đón phương châm về chất "thì chắc" "tôi nói
thiệt" làm cho lời nhờ vả chân thành, khẩn thiết và bày tỏ niềm mong muốn
người nghe thực hiện lời nhờ đó.
Những lời rào đón như vậy thể hiện cho người nghe thấy rằng người nói
hoàn toàn không ép buộc, áp đặt người nghe thực hiện mà vì hoàn cảnh bắt
buộc (nêu lý do) và người nói mong người nghe hiểu mà thực hiện. Lời rào đón
vừa giúp giảm nhẹ sự tác động của hành vi cầu khiến vừa làm cho người nói
không bị phản hồi tiêu cực từ người nghe.
Trong lời xin phép, rào đón còn thể hiện được rằng người nói biết trước
sự "vô phép"của mình, biết hành động đó là gây cho người nghe sự áp đặt
nhưng "rào đón" mong người nghe thông cảm mà chấp nhận yêu cầu.
- Thưa ông, tuy ông mới tới, công việc sắp đặt chưa yên, song tôi xin
phép mà thỉnh ông qua nhà dùng bữa cơm chiều với tôi, đặng trước là ông biết
nhà tôi, sau nói chuyện chơi. [A; tr. CC]
Lời rào đón trong giao tiếp được biến đổi với nhiều dạng phong phú,
cho nên việc sử dụng rào đón như một chiến lược lịch sự là một cách thức tốt
để tránh nguy cơ làm mất lòng người khác mà vẫn đạt được mong ước của
mình.
II.2.3. Chiến lược tỏ ra bi quan (CLLSAT số 3)
Khi cầu khiến, người nói có thể tỏ ra mình chán chường, buồn rầu,
không hy vọng nếu như người nghe không thực hiện yêu cầu của mình.
- Tôi nói thiệt nếu con tôi mà hiểu thấu thói hư của tôi hồi trước, thì tôi
phải chết chớ tôi không thể nào dám ngó mặt nó nữa. Mình nghĩ lại mà coi,
con mình nó ăn học, chớ không phải là đứa ngu dốt…. Xin mình thương giùm
phận tôi. [A; tr. CCXXV]
-…Con đã nên người rồi, nếu có chuyện chi, xin cha tỏ thiệt cho con
hiểu. Nãy giờ thấy cha buồn, thì con buồn lắm. Nếu cha giấu con thì cha

buồn hoài, rồi con làm sao mà vui được. [A; tr. CCLXXVIII]
11


Tỏ ra bi quan để tác động vào tình cảm người nghe, mong tìm sự đồng
cảm và như thế hiệu lực cầu khiến cũng được giảm thiểu đi bởi người nói đã né
tránh đe dọa thể diện người nghe, làm người cảm thấy sự áp đặt nặng nề mà
ngược lại tỏ cho người nghe niềm mong mỏi thiết tha được chấp thuận.
Chiến lược này thường được dùng nhiều trong lời thỉnh cầu, van xin của
các nhân vật:
- Bẩm bà, xin bà thương giùm thân phận bọt bèo. Vợ con nó dại, nên
nói bậy nói bạ, xin bà miễn chấp nó. Nếu bà không thương, bà bỏ tù nó, thì
khổ cho con lắm. Lúa của con gặt còn ê hề, sắp nhỏ của còn liu nhiu lít chít,
con biết làm sao được. Trăm lạy bà thương cho. [A; tr. LXVII]
- Xin bà thương, phận tôi là tôi tớ của bà sống thác cũng nhờ bà tôi
đâu dám bày mưu bày kế gì. [A; tr. LIII]
Người nói ý thức hạ thể diện của mình mà tỏ ra bi quan, không còn hy
vọng để mong người nghe thực hiện yêu cầu của mình. Chiến lược này làm cho
lời cầu khiến trở nên khẩn thiết hơn.
II.2.4. Chiến lược giảm thiểu sự áp đặt (CLLSAT số 4)
Trong giao tiếp, khi đưa ra lời cầu khiến người nói thường ý thức làm
giảm mức độ của nó bằng biểu thức giảm thiểu (tôi chỉ dám xin phép, phiền
anh một chút, có lẽ là…) hay sử dụng các yếu tố tình thái giảm nhẹ (có lẽ, có
thể là, hình như là, nghe đồn, nghe đâu, tôi đoán, tôi nghĩ, một chút, một tí,
một cũng, chỉ, hơi,…). Theo khảo sát, trong tác phẩm chủ yếu người nói thường
dùng các yếu tố tình thái "một chút", "tôi tưởng…", "có lẽ…", "…đi mà",
"nhé", "nghe"…
- Quan Kinh lý không uống nhiều thì uống ít, phải uống một chút đặng
đói bụng mà dùng cơm chớ. [A; tr. CCXXIV]
- Tôi về đây trước thăm anh chị, sau nói chuyện riêng với con tôi một

chút [A; tr. CCLXXV]
- …Tôi tưởng quan Kinh lý muốn ông bà lên chơi thì mời trong lúc này
có lẽ tiện hơn. [A; tr. CCXXVIII].
- Tôi không có con, tôi thầy thằng nhỏ tôi thương quá, cho tôi nuôi đi
mà [A; tr. CLI]
- Mở cửa cho tôi vô chơi với, anh Hai [A; tr. XVI]
12


- …Vậy anh đừng có cho anh Hai hay nhé! [A; tr. CX]
Ngoài việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ, trong lời thoại của các nhân
vật của tác phẩm, có những trường hợp, người nói yêu cầu người nghe bày tỏ ý
kiến nhưng đoán chừng người nghe do dự không dám nói và người nói kèm
thêm câu lệnh "đừng ngại chi…". Tôi xem câu lệnh này như một cách giảm
thiểu sự áp đặt, bởi tạo điều kiện cho người nói thực hiện yêu cầu một cách
thoải mái hơn.
- Việc gì? Anh Hai đừng ngại chi hết, anh nói đại ra đi. Hay là có chỗ
nào tử tế hơn tôi họ nói rồi chớ gì? [A; tr. XXII]
- …Thôi để qua đứng ra làm ông tơ bà Nguyệt cho đôi bên. Em ưng
đi, đừng ái ngại chi nữa. [A; tr. CXLV]
II.2.5. Chiến lược tỏ ra kính trọng (CLLSAT số 5)
Tỏ ra kính trọng không chỉ là một chiến lược lịch sự mà còn là nét văn
hóa ứng xử của người Việt, đặc biệt là người nông dân quê trọng lối sống nghĩa
tình.Trong tác phẩm, chiến lược tỏ ra kính trọng khi thực hiện hành động cầu
khiến thể hiện qua lớp từ xưng hô, có thể là từ hô gọi, các kính ngữ (bẩm, thưa,
lạy), từ xưng hô (từ chỉ chức vụ, nghề nghiệp, từ thuộc quan hệ gia đình, thân
tộc)…và sử dụng các vị từ cầu khiến thể hiện sự kính trọng "xin", "cậy",
"lạy"…
- Quan Kinh lý nói phải lắm. Mời quan Kinh lý ngồi xuống uống nước,
cho phép tôi vô lễ ra sau dạy bầy trẻ sửa soạn dọn cơm cho quan Kinh lý dùng

[A; tr. CCVI]
- Cám ơn bà, xin bà cho phép tôi từ. Vì quan Kinh lý mới nên không lẽ
tôi ở bên này ăn cơm mà bỏ ông [A; tr. CCCXIII]
- ... Trăm lạy bà thương cho [A; tr. LXVII]
- Xin bác làm ơn cho tôi biết coi mấy ông đây ông nào làm chức chi…
[A; tr. CLXLVIII]
- … Dượng nghe tôi đi mà… [A; tr. CCLXIV]
- Bẩm thầy, … xin thầy làm ơn nói cho tôi biết…[A; tr. LXXXVII]
13


Trong hành động cầu khiến, các nhân vật có khi ở địa vị thấp hơn nhưng
vẫn thể hiện sự kính trọng đối với người nghe để thể hiện sự lịch sự, tế nhị.
Trường hợp Kinh lý Hai là một điển hình, dù ở địa vị cao hơn nhưng khi xưng
hô trong lời cầu khiến, ông luôn giữ sự kính trọng người đối diện, kính người
lớn hơn mình là một truyền thống văn hóa của người Việt. Còn đối với người
khác có chức vụ, địa vị cao hơn thì thường gọi bằng tên chức vụ của họ để bày
tỏ sự kính trọng, tự hạ thể diện mình để tôn vinh đối tác. Đó cũng là một nét
đẹp trong văn hóa ứng xử của người Việt.
Trong lời cầu khiến xin phép, từ xưng hô hướng vào người nghe sẽ tạo
nên sự lịch sự hơn nhiều so với hướng vào người nói, điều đó thể hiện sự khéo
léo, không áp đặt người nghe và người nghe cũng sẽ khó lòng từ chối lời yêu
cầu.
So sánh với "tôi xin phép bà…" thì lời xin phép:
- Cám ơn bà, xin bà cho phép tôi từ. Vì quan Kinh lý mới nên không lẽ
tôi ở bên này ăn cơm mà bỏ ông [A; tr. CCCXIII]
Lời xin phép này tỏ ra lịch sự hơn và cho thấy sự lựa chọn cách nói để
đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất của quan Kinh lý Hai.
II.2.6. Chiến lược phi cá nhân hóa cả Sp1 và Sp2 (CLLSAT số 7)
Phi cá nhân hóa cả hai chủ ngôn và tiếp ngôn, tức là dùng diễn ngôn

phiếm chỉ, không có chủ thể rõ ràng để tránh việc đe dọa thể diện của một
người cụ thể nào đó.
- Trong nhà còn ai nữa, xin mời hết ra đây ăn cho vui. Tôi cũng như bà
con chớ phải xa lạ hay sao mà sợ. [A; tr. CCXXVI]
Quan Kinh lý không nắm được số người hiện tại trong nhà nên việc sử
dụng này góp phần tránh làm tổn hại thể diện dương tính của một người cụ thể
nào đó nếu không được mời và cũng tránh xâm phạm thể diện âm tính khi yêu
cầu người khác thực hiện.
II.2.7. Chiến lược bày tỏ lối nói trắng rằng mình mang ơn Sp2…
(CLLSAT số 10)

14


Trong hành động cầu khiến, chiến lược này được sử dụng như một hoạt
động bù đắp thể diện người nghe và làm cho lời cầu khiến trở nên nhẹ nhàng
hơn:
- Vậy xin anh Hai chị Hai liệu coi có gả cô Tư Lựu cho tôi được thì tôi
mang ơn lắm. [A; tr. XX]
Phát ngôn này, anh Cu thể hiện sự mang ơn của mình đối với vợ chồng
Cai tuần Bưởi nếu như họ chấp thuận cho anh cưới cô Tư Lựu. Vấn đề cưới hỏi
thuộc vào vấn đề riêng tư của mỗi gia đình, vì thế, thỉnh cầu để hỏi cưới mà
không thông qua việc "ăn nói" với người lớn, người có uy tín hơn có thể xem là
một việc chưa phải phép. Nhưng ở đây mối quan hệ giữa hô đã thân thiết nên
anh Cu tự mình thỉnh cầu và mong được vợ chồng Cai tuần Bưởi cho mình
cưới cô Lựu. Anh đã đặt vị thế mình thấp hơn thể hiện sự kính trọng, đồng thời
cũng bày tỏ tấm lòng biết ơn của mình với người tiếp nhận lời thỉnh cầu.
Hay trong lời phát ngôn mà Kinh lý Hai yêu cầu cô Thục cũng cho thấy
sự lịch sự, tế nhị đó:
- Thưa cô, tôi không biết uống rượu. Xin cô cho tôi một ly nước lạnh, tôi

cám ơn lắm. [A; tr. CCXLV]
3. Phương tiện ngôn ngữ thể hiện các chiến lược
Trong tác phẩm, các phương tiện biểu hiện chiến lược được sử dụng
trong hành động cầu khiến chủ yếu là sử dụng biện pháp dịu hóa, giảm thiểu
hiệu quả xấu, tình thái hóa với các yếu tố ngôn ngữ như từ tình thái, từ xưng
hô, công thức cầu khiến, qua các hành động ngôn ngữ gián tiếp…Trong khi
phân tích các chiến lược, tôi cũng có những điểm dừng lại để phân tích. Vì thế,
phần này chủ yếu người viết tổng hợp lại những phương tiện sử dụng phổ biến
trong hội thoại của các nhân vật.
Về các hành vi gián tiếp, các biểu thức cầu khiến hay các biểu thức giảm
thiểu phần trên cũng đã có đề cập, vì thế, trong phần này, tôi sơ lược qua các
trường hợp đã đề cập và trình bày rõ hơn các biểu hiện còn lại.
* Hành vi gián tiếp
Hành vi gián tiếp sử dụng để đảm bảo tính lịch sự trong giao tiếp như đã
trình bày ở chiến lược âm tính số 1 với các công thức: "(muốn)…được
không?", "Sao…", "…làm gì"… Cách sử dụng này với mục đích né tránh câu
cầu khiến trần thuật mang tính áp đặt cao, ví dụ nói "Má nó hãy tính coi" thì
15


anh Cu lại nói "Má nó liệu lẽ nào? Sao nãy giờ ngổi lặng thinh…" [A; tr.
CCLXVI].
* Biểu thức cầu khiến có yếu tố giảm nhẹ
Các biểu thức cầu khiến được vận dụng nhiều nhất trong tiểu thuyết của
Hồ Biểu Chánh: "làm ơn/làm phước/cậy/ nhờ + động từ (ĐT) + giùm", "xin…
hãy + ĐT+ giùm", "xin …cho", ĐT + giùm (cho), "(xin)…đừng+ ĐT + nữa".
Trong đó, vị từ cầu khiến "xin" (28 lần xuất hiện) hầu như có mặt trong
tất cả các loại hành động cầu khiến, giúp cho lời cầu khiến lịch sự, thể hiện
được thái độ chân thành, tha thiết của người nói rất mong đạt được nguyên
vọng khi người nghe thực hiện nội dung cầu khiến.

* Biểu thức giảm thiểu: thường bắt gặp nhiều là "…một chút", mục đích
làm giảm thiểu hiệu quả xấu hay sự áp đặt nặng lên người nghe.
* Tình thái hóa:
Yếu tố tình thái hóa được sử dụng giúp giảm nhẹ áp đặt trong hành vi
ngôn từ cầu khiến. Các nhân vật trong "Con nhà nghèo" thường chen thêm các
tình thái từ ở cuối câu để làm cho câu cầu khiến trở nên nhẹ nhàng, lịch sự hơn,
có thể kể đến như: với, nhé, đi, nghe, nè, chớ, nữa...
Đặc biệt, tiểu từ cầu khiến mang ý tính thái "thôi", thường nằm ở đầu
các phát ngôn, có tần số xuất hiện phổ biến. "Thôi" mở đầu hành động yêu cầu,
khuyên, thỉnh cầu… biểu thị tình thái yêu cầu người nghe thực hiện hành động
không để lâu hơn nữa. Khi sử dụng tiểu từ này người nói một mặt có ý mong
muốn người nghe thực hiện hành động mình đưa ra, một mặt mang tính "dịu
hóa", điều hòa để không làm người nghe cảm thấy bị ràng buộc, áp đặt phải
thực hiện theo yêu cầu:
- Thôi, má đuổi thằng Bưởi phải dỡ nhà đi nữa [A; tr. LXXIII]
- Thôi, tôi xin kiếu ông bà, tôi đi về [A; tr. CCCXIII]
* Xưng hô: từ xưng hô, kính ngữ, hô ngữ
Trong tác phẩm, để tạo sắc thái thân mật, gần gũi hay kính trọng, nhằm
làm giảm hiệu lực ở lời cầu khiến, người nói và người nghe thường biểu thị
thông qua việc xưng hô. Theo khảo sát, trong tác phẩm "Con nhà nghèo" các
yếu tố ngôn ngữ sử dụng trong xưng hô đa dạng: kính ngữ, hô ngữ, từ xưng hô.
Kính ngữ chủ yếu là "thưa", "bẩm", "lạy" thể hiện thái độ kính cẩn, kính
trọng của người bậc dưới đồi với bậc trên. Trong tác phẩm, chủ yếu sử dụng kết
hợp giữa kính ngữ và từ xưng hô: bẩm thầy, bẩm bà, thưa cậu, trăm lạy bà …

16


Từ xưng hô trong tác phẩm được sử dụng khá phong phú nhưng đáng
chú ý là lớp từ chỉ quan hệ, gia đình, thân tộc và từ chỉ chức danh, nghề nghiệp.

Khi thực hiện hành động cầu khiến, người dân quê thường sử dụng các
từ chỉ quan hệ gia đình, thân tộc dù hai bên không có mối quan hệ gì. Ví dụ
như kiểu xưng hô "qua – em":
- Thưa cậu, xin cậu thương giùm tôi, chớ tôi có biết liệu làm sao bây
giờ [A; tr. LXXXI]
- Không phải là qua không thương em, nếu qua không thương thì hôm
đó trước em hỏi qua có cho đâu… Thôi, qua khuyên em kiếm đất khác hỏi mà ở
thì tiện hơn [A; tr. LXXXI]
Hay kiểu xưng hô "chú", "bác", "bà", "anh…chị…" khi cầu khiến người
khác tạo mối quan hệ thân thiết góp phần dẫn đến hiệu quả cho cuộc thoại.
* Biện pháp vuốt ve
Vuốt ve là biện pháp được ví như những "viên kẹo ngọt" giúp người
nghe "nuốt trôi viên thuốc đắng". Trước những hành vi có mức độ đe dọa thể
diện cao như hành vi cầu khiến thì vuốt ve là một biện pháp khá hữu hiệu.
Khảo sát các hành động cầu khiến trong tác phẩm, tôi ghi nhận được 16
trường hợp dùng "vuốt ve" để thực hiện cầu khiến. Vuôt ve bằng những lời tán
dương, tôn vinh thể diện người nghe, nâng cao hình ảnh của người nghe:
- Bẩm bà, vợ chồng nó muốn giết chừng nào mà lại không được… Nếu
làm cho vợ nó ở tù, thì tội nghiệp cho nó. Xin bà với mợ Hai rộng lượng bao
dung cho nó một lần cho nó nhờ. [A; tr. LXXI]
Hương quản thỉnh cầu bà Cai Hiếu và mợ Hai Nghĩa tha cho vợ Cai tuần
Bưởi bằng việc đề cao tấm lòng "rộng lượng bao dung" của bà. Trước sự tức
giận của bà Cai Hiếu thì lời khen của Hương quản đã làm dịu lại cơn tức giận
mà chấp nhận lời thỉnh cầu của ông
Trong đoạn thoại cô Ba Nhân (bà Hương Chủ) đến xin con của vợ chồng
anh Cu, cô Ba đã chuyển từ giọng điệu yêu cầu với tính khiến mạnh sang lời
thỉnh cầu tha thiết mong được nhận thằng Hai (Kinh lý Hai) làm con nuôi
nhưng vợ chồng anh Cu một mực chối từ. Cô dịu giọng "vuốt ve" bằng cách
đưa ra những ích lợi cho thằng bé:
17



- Thôi, cho tôi đặng tôi nuôi. Tôi thấy thằng nhỏ tôi thương quá. Tôi
không có con. Tôi nuôi nó, tôi may quần áo lụa cho nó bận, chừng nó lớn
tôi cho nó đi học… [A; tr. CXLIX - CXL]
- Tôi không có con, tôi thấy thằng nhỏ tôi thương quá, cho tôi nuôi đi
mà. [A; tr. CLXI]
Kinh lý Hai khẩn khoản xin cha nói sự thật về nguồn gốc của mình nhưng
Hương sư Cu có ý né tránh, Kinh lý Hai đành nhờ cậu Hai (Cai tuần Bưởi)
nhưng sợ rằng cậu cũng từ chối nên ông "vuốt ve" đề cao thể diện:
- … Cậu Hai đây cũng như mẹ. Vậy cậu biết việc gì xin cậu làm phước
nói giùm lại cho cháu hiểu. [A; tr. CCLXXIX]
"Vuốt ve" vừa làm cho thể diện dương tính của người tiếp nhận được
nâng lên vừa tác dụng làm giảm nguy cơ áp đặt lên người nghe.
III. Ý nghĩa của việc ứng dụng các chiến lược lịch sự trong hành
động cầu khiến qua tiểu thuyết "Con nhà nghèo"
1. Tính cách nhân vật trong văn học được biểu thị chủ yếu qua hành
động, ngôn ngữ, suy nghĩ. Như vậy, qua việc tìm hiểu các chiến lược lịch sự
trong giao tiếp của các nhân vật, chúng ta có thể nắm bắt được tính cách của
các nhân vật. Việc xây dựng ngôn ngữ đối thoại, nhà văn Hồ Biểu Chánh giúp
người đọc chung ta hình dung những nét phẩm chất, tính cách của từng nhân
vật qua lời thoại của họ. Qua cách nói năng ta có thể nhận định được người đó
thể hiện sự tinh tế, tế nhị, lịch sự như thế nào trong giao tiếp, họ có khôn khéo
trong ứng xử hay không và họ là người như thế nào? Kinh lý Hai được nhà vă
khắc họa qua cách ứng xử cũng khá rõ nét, đó là một người ăn nói nhã nhặn, có
lễ độ và chân thành, biết quan tâm đến người khác và rất tế nhị, lịch sự trong
mọi hành động, nhất là những hành động mang tính khuyến lệnh. Anh Cu dù là
một nông dân cục mịch, hiền lành, chất phác, không được thông chữ nghĩa
nhiều nhưng cách anh ứng xử tỏ ra anh là người rất hiểu chuyện, tinh tế. Khi
xin phép Ba Rạng cho mình đi theo lên tòa án dự phiên xử Ba Cam và Cai tuần

Bưởi, anh tế nhị đưa ra lời gợi ý và thể hiện sự ràng buộc để người nghe chấp
thuận bằng xưng hô gộp ngôi tạo sự thân hữu "Sáng mai anh Ba đi hỏi thăm đi.
Anh nghe chắc bữa nào giải anh cho tôi hay, rồi anh em mình đi" [A; tr.
CXXXIII]. Qua những lời cầu khiến, anh Cu hiện lên là một người rất trọng
tình, trọng nghĩa, giàu lòng vị tha. Anh chấp nhận cưới cô Tư Lựu, tha thiết
thỉnh cầu vợ chồng cai tuần Bưởi cho mình kết duyên với Tư Lựu dù cô đã có
con, anh cũng chấp nhận làm cha của thằng Hai, dù đó không phải là con ruột
của mình. Từ đầu đến cuối, tính cách của anh Cu không thay đổi vẫn là một
18


con người giàu tình thương và biết nghĩ cho người khác. Đoạn thoại anh
khuyên vợ đừng buồn và lo lắng về việc con sẽ biết chuyện năm xưa và tính
cách giải quyết, rồi đoạn đề nghị để được nói cho con rõ tường tận gốc tích, để
con biết cha ruột của mình cũng như để sau này nó không trách mình nhưng vì
lời thỉnh cầu của vợ, anh đành chấp nhận, làm người đọc rất cảm phục vì sự
thấu hiểu lẽ đời. Vợ chồng Hương Chủ Khanh cũng hiện lên là mẫu người tinh
tế, khôn khéo trong ứng xử và hiểu chuyện. Dường như chỉ qua việc tìm hiểu
chiến lược lịch sự trong hành động cầu khiến, chúng ta có thể thấy rõ những
nét phẩm chất, tính cách của từng nhân vật. Một điều rất dễ hiểu đó chính là
phong cách của nhà văn, Hồ Biểu Chánh thường viết về con người Nam Bộ, có
thể nói ông lấy tất cả những gì chân thật nhất, mộc mạc nhất, hiện thực nhất
của họ mà phản ánh trong các sáng tác, vì thế, chỉ qua ngôn ngữ đối thoại
chúng ta có thể cảm nhận được từng nét tính cách ấy và nhất là với các chiến
lược lịch sự, người đọc càng khám phá những nét tinh tế trong phẩm chất
tưởng chừng rất bình thường bên ngoài.
2. Những chiến lược lịch sự không chỉ thể hiện được tính cách nhân vật
mà qua đó còn thể hiện được tư tưởng của nhà văn. Nhà văn đã thể hiện nét
tính cách tinh tế qua việc khôn khéo, lịch sự trong giao tiếp, tỏ ra đồng cảm và
hiểu lẽ đời của những người nông dân dù mang phận nghèo khổ, thất học, để

chứng tỏ nét đẹp của họ, cái đẹp con người luôn hiện diện ở bất cứ đâu và nhất
là trong những gì mộc mạc, đơn giản nhất. Giá trị con người được thể hiện ở
nội lực bên trong phát xuất ra bên ngoài, tâm đẹp và ý đẹp, nhân vật của Hồ
Biểu Chánh luôn nhất quán như vậy, ít có sự xung đột bên trong và bên ngoài,
đó cũng là một hạn chế của nhà văn khi là thế hệ người đi đầu cho thể loại tiểu
thuyết ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX. Qua đó, nhà văn thể hiện tấm
lòng yêu thương những con người nghèo khổ, những người nông dân hiền lành
nhưng bị sự cưỡng chế của những tên địa chủ, kẻ giàu có. Người nông dân
chưa có vị trí xứng đáng trong xã hội dù họ mang những nét tính cách tốt đẹp
như vậy. Kinh lý Hai là một ông quan rất được lòng mọi người ở cách ông giao
tiếp với mọi người, là một ông quan thanh liêm, chuẩn mực, nhà văn muốn đặt
sự tương phản với Hai Nghĩa là cha ruột của Kinh lý Hai. Kinh lý Hai được
như vậy một phần chính nhờ người cha nuôi nghĩa tình và nhân hậu. Như vậy,
nhà văn muốn thể hiện quy luật "nhân – quả" và con người sống tốt hay không
là bản thân họ quyết định chứ không thuần ở nguồn gốc, dòng máu. Nhiều nhà
19


phê bình vẫn luôn đánh giá tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh giàu tính triết lý quả
thật rất đúng.
3. Hồ Biểu Chánh là nhà văn của đất và người Nam Bộ, ông xuất thân từ
tầng lớp nông dân nên có lẽ mọi nếp sống văn hóa của người Nam Bộ đã thấm
đẫm trong nguồn mạch cảm và nghĩ của ông. Vì thế, không riêng gì tiểu thuyết
"Con nhà nghèo", trong các tác phẩm của mình, nhà văn luôn thổi vào đó
phong vị của một nền văn hóa Nam Bộ giản dị, mộc mạc, chân chất nhưng
trọng tình, trọng nghĩa. Và thể hiện rõ nét nhất là ở lời ăn tiếng nói mang thuần
màu sắc làng quê Nam Bộ mà bất cứ ai đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đều
cảm nhận được. Qua việc tìm hiểu chiến lược lịch sự trong tác phẩm "Con nhà
nghèo", chúng ta có thể cảm nhận được nét đẹp trong văn hóa ứng xử của con
người Nam Bộ thời kì Pháp thuộc. Đó là lối ứng xử tế nhị, lịch sự, biết tạo mối

quan hệ thân hữu với nhau và tránh làm mất lòng nhau trong nói năng, giao tiếp
mà cụ thể là qua các hành động cầu khiến. Mặc dù họ là những con người
mang thuần chất nông dân quê mùa, chân chất, hiền lành nhưng rõ ràng họ
không hề tỏ ra là người "không biết điều". Họ khôn khéo trong ứng xử khi yêu
cầu, nhờ vả hay khuyên bảo, thỉnh cầu, xin phép, mọi hành động đều toát lên
những nét văn hóa rất tế nhị.
Khi yêu cầu, nhân vật thường không nói trắng ra hay nói "toạc" ra như
kiểu ra lệnh mà biết chừng mực và tùy vào hoàn cảnh giao tiếp mà lựa chọn
cách thức yêu cầu. Họ thường ưa sử dụng theo lối nói gián tiếp, thay vì câu trần
thuật cầu khiến thì sử dụng câu hỏi cầu khiến với "…được không?" để tránh áp
đặt người nghe, bởi vì câu hỏi thì có thể đáp lại có hoặc không, nghĩa là khi hỏi
như vậy người nghe có thể hiểu được mong muốn, yêu cầu của người nói và
thường có hồi đáp tích cực. Còn nếu như khi nói câu yêu cầu trực tiếp thì họ
thường thêm những tình thái từ cuối câu và từ xưng hô để câu nói trở nên thân
tình và gần gũi hơn, ví dụ lời yêu cầu của anh Cu "Mở cửa cho tôi vào chơi
với, anh Hai" [A; tr.16]. Hay khi thực hiện lời khuyên thì họ thường tế nhị
chiêm thêm lời hứa giúp đỡ để thể hiện sự quan tâm, đồng cảm với người nghe
để tránh hiểu nhầm rằng đó là việc chỉ dạy áp đặt. Đối với hành động nhờ vả
hay van xin thì theo thói thường trong giao tiếp người Nam Bộ hay dùng lối
than thở hay gọi là chiến lược tỏ ra bi quan của lý thuyết lịch sự. Họ muốn
người nghe để ý thực hiện điều họ đang cầu khiến trong khi đang ở vị thế thấp
20


hơn thì họ bày tỏ nỗi khổ của mình, "kể khổ" để người nghe thương cảm, hiểu
khó khăn của người nói để sẵn lòng giúp đỡ. Đặc biệt là lối sống trọng tình,
thiên về tình cảm hơn lý trí nên người Nam Bộ nói riêng, người Việt Nam nói
chung luôn lấy lễ nghĩa làm chuẩn mực, cho nên khi xưng hô thường tỏ ra kính
trọng, "xưng khiêm hô tôn", hạ thể diện mình để nâng cao thể diện đối tác và
như thế khi thực hiện hành động cầu khiến dễ làm vừa lòng nhau và biểu thị sự

lịch sự, lễ độ.
Có thể nói tất cả những chiến lược lịch sự đã phân tích trong hành động
cầu khiến qua tác phẩm "Con nhà nghèo" chính là phần nào đang tái hiện lại
những nét văn hóa trong ứng xử của người Việt mà Hồ Biểu Chánh đã khéo tạo
nên. Một bức tranh cuộc sống con người Nam Bộ, con người Việt Nam hiện lên
rất gần gũi, vừa mang một nét mộc mạc, giản dị vừa toát lên một sự tinh tế.
IV. Kết luận
1. Các chiến lược lịch sự sử dụng trong hành động cầu khiến qua khảo
sát tác phẩm "Con nhà nghèo" có những biểu hiện rất khá phong phú ở cả hai
CLLS. Trong CLLSDT, các nhân vật trong tác phẩm chủ yếu sử dụng các chiến
lược như bày tỏ sự chú ý với người nghe, gia tăng sự quan tâm, sử dụng dấu
hiệu báo mình cùng nhóm, hứa hẹn, tỏ ra lạc quan. Tuy nhiên, với đặc trưng là
những hành động có nguy cơ đe dọa thể diện cao nên CLLS sử dụng nghiêng
về âm tính hơn là dương tính. Theo kết quả, nhân vật vận dụng 7 CLLSAT trên
tổng số 10 chiến lược đã đề ra. Đó là các chiến lược sử dụn hành động gián tiếp
mang tính quy ước, dùng yếu tố rào đón, tỏ ra bi quan, giảm thiểu áp đặt, tỏ ra
kinh trọng, phi cá nhân hóa, bày tỏ lối nói trắng sự biết ơn đối với Sp2. Trong
đó, chiến lược dùng yếu tố rào đón, và giảm thiểu sự áp đặt được vận dụng
nhiều hơn cả. Rào đón thì chính yếu là rào đón đối với hiệu lực ở lời, mở rộng
thêm thành phần nêu lý do; giảm thiểu áp đặt chủ yếu thông các lối nói giảm
nhẹ với các yếu tố tình thái.Có những trường hợp, nhân vật vận dụng cả hai
chiến lược trong cùng một hành động cầu khiến, tạo hiệu quả giao tiếp cao.
Qua đó, chúng ta có thể ghi nhận những chiến lược tối ưu cho những
loại hành động ngôn từ cầu khiến và có thể ứng dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Hành động yêu cầu có lực ngôn trung mạnh nhất nên thường vận dụng dạng sử
dụng rào đón, giảm thiểu áp đặt và hành vi gián tiếp ở dạng câu hỏi cầu khiến.
Hành động nhờ vả thì tối ưu nhất là dùng rào đón làm giảm hiệu lực ở lời với
các công thức cầu khiến đi kèm "làm ơn/làm phước/xin…giùm", "xin…cho"….
21



Hành động khuyên là hành động có tính cầu khiến trung hòa, cho nên có thể
vận dụng đồng thời chiến lược giảm áp đặt kèm thêm tăng thể diện dương tính
người nghe bằng lời hứa giúp đỡ và gia tăng quan tâm, khi đó hành động
khuyên sẽ không bị trở thành hành động chủ dẫn, dạy bảo người khác. Hành
động xin phép, van xin thì chiến lược tỏ ra kính trọng là phổ biến, tôn thể diện
đê bù đắp việc tổn hại thể diện. Và vận dụng chiến lược rào đón và kính trọng
đối với hành động thỉnh cầu người nghe.
2. Việc phân tích các chiến lược lịch sự trong hành động cầu khiến góp
phần thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng tác giả và nhất là thể hiện được văn
hóa ứng xử của người Nam Bộ. Qua các chiến lược lịch sự trong lời đối thoại,
mỗi nhân vật đều được phản ánh tính cách rõ nét, từ đó, thể hiện tư tưởng của
nhà văn Hồ Biểu Chánh trong việc nhìn nhận vấn đề giá trị con người trong
những cái rất mộc mạc, bình dị nhưng giàu tình thương, hiểu lẽ đời. Nhờ vậy,
người đọc cảm nhận được tấm lòng nhân đạo của nhà văn dành nh cho những
người nghèo khổ.
3. Bài viết nhìn chung đã trình bày được cụ thể các chiến lược lịch sự
được sử dụng trong hành động cầu khiến qua lời đối thoại của các nhân vật
trong tác phẩm. Tuy nhiên, do phạm vi bài viết nên có những trường hợp kết
hợp nhiều CLLS chưa được phân tích kĩ và giữa các chiến lược vẫn chưa có
những ranh giới rõ ràng nên trong khi phân tích, phân loại có thể xảy ra các sai
sót.
4. Vấn đề lịch sự chiến lược là một đề tài khá hấp dẫn và cần nghiên cứu
sâu hơn để trở nên hữu ích cho việc ứng dụng vào thực tế giao tiếp. Vấn đề này
có thể đi đến việc nghiên cứu toàn diện các chiến lược (CLLSDT, CLLSAT, nói
kín) trong một số tác phẩm văn học. Hay có thể đi sâu vào nghiên cứu một
chiến lược hay một hành động ngôn từ từ góc độ chiến lược lịch sự. Hy vọng
những vấn đề liên quan đến chiến lược lịch sự trong thể hiện văn hóa ứng xử
của con người cũng sẽ tạo nên những hướng nghiên cứu trong tương lai. Tuy
nhiên, theo tôi việc chia các chiến lược lịch sự cần có sự linh hoạt trong phân

loại, có những loại dường như chưa có ranh giới nên gây khó khăn cho người
làm, ví dụ CLLSAT số 2 – rào đòn và tình thái hóa trong khi sang CLLSAT số
4 là giảm thiểu sự áp đặt, có vẻ có sự trùng lập và chưa rõ ràng, bởi mục đích
của cả CLLSAT là né tránh, là giảm áp đặt lên người nghe.

22


Tài liệu tham khảo
* Sách
1. Đỗ Hữu Châu, Đại cương ngôn ngữ học, tập 2 – Ngữ dụng học
(2009), NXB Giáo dục, Hà Nội
2. Đỗ Hữu Châu, Đỗ Việt Hùng, Giáo trình Ngữ dụng học ( 2007), NXB
Đại học sư phạm
3. Nguyễn Đức Dân, Ngữ dụng học (tập 1) (2001), NXB Giáo dục, Hà
Nội
4. Nguyễn Thiện Giáp, Dụng học Việt ngữ (2009), NXB Đại học quốc
gia Hà Nội, Hà Nội
5. Đào Thanh Lan, Ngữ pháp ngữ nghĩa lời cầu khiến tiếng Việt (2010),
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội
* Trang web
1. , truy cập ngày 1/5/2018.
2. , truy cập ngày 25/4/2018.
3. truy cập ngày 29/4/2018.
4. />iNongDan/ThanPhanNguoiNongDanNamBo.htm />ent/2484891-dau-an-van-hoa-nam-bo-trong-tieu-thuyet-ho-bieu-chanh.htm,
truy cập 13/5/2018
5. truy cập ngày 11/5/2018
* Tư liệu khảo sát
A. Hồ Biểu Chánh, Con nhà nghèo (2006), NXB Văn hóa Sài Gòn, TP.
HCM


23



×