Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

hợp tác nghiên cứu xây dựng quy trình đánh giá tương dương sinh học của thuốc tác dụng kéo dài và hệ điều trị qua da

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.72 MB, 201 trang )


BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BỘ Y TẾ




CHƯƠNG TRÌNH
HỢP TÁC QUỐC TẾ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ
VIỆT NAM – HÀN QUỐC




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NHIỆM VỤ

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH
GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC CỦA THUỐC TÁC
DỤNG KÉO DÀI VÀ HỆ ĐIỀU TRỊ QUA DA


Chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Nguyễn Văn Tựu
Cơ quan chủ trì: Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương






7554


03/11/2009
HÀ NỘI - 2009



BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
BỘ Y TẾ


CHƯƠNG TRÌNH
HỢP TÁC QUỐC TẾ THEO NGHỊ ĐỊNH THƯ
VIỆT NAM – HÀN QUỐC




BÁO CÁO TỔNG HỢP
KẾT QUẢ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ NHIỆM VỤ

HỢP TÁC NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH ĐÁNH
GIÁ TƯƠNG ĐƯƠNG SINH HỌC CỦA THUỐC TÁC DỤNG
KÉO DÀI VÀ HỆ ĐIỀU TRỊ QUA DA




Chủ nhiệm nhiệm vụ Cơ quan chủ trì:




TS. Nguyễn Văn Tựu PGS. TS. Trịnh Văn Lẩu



HÀ NỘI - 2009

MỤC LỤC



STT Nội dung
Trang
LỜI MỞ ĐẦU
1
1 TỔNG QUAN
3
1.1 Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học
3
1.2 Tình hình nghiên cứu và ban hành hướng dẫn về nghiên cứu
SKD và TĐSH các dạng thuốc
4
1.2.1 Ngoài nước 4
1.2.2 Trong nước 5
1.3 Tổng quan về hai dạng bào chế nghiên cứu
7
1.3.1 Thuốc tác dụng kéo dài 7
1.3.2 Dạng thuốc hệ điều trị qua da 10
1.4 Tổng quan về hai chế phẩm dùng trong nghiên cứu thực nghiệm
12
1.4.1 Chế phẩm tác dụng kéo dài có chứa Gliclazid 12

1.4.2 Chế phẩm Ketoprofen hệ điều trị qua da 14
2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
15
2.1 Đánh giá tương đương sinh học in vivo thuốc tác dụng kéo dài
15
2.1.1 Thuốc nghiên cứu, thiết bị, hóa chất, dung môi 15
2.1.2 Thiết kế nghiên cứu 16
2.1.3 Đảm bảo các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu 16
2.1.4 Người tình nguyện 17
2.1.5 Phương pháp cho uống thuốc và lấy mẫu 17
2.1.6 Phương pháp phân tích 19
2.1.7 Phân tích mẫu huyết tương NTN sau khi uống thuốc 21
2.1.8 Xác định các thông số dược động học và đánh giá tương đương sinh
học
21
2.2 Đánh giá tương đương in vitro hệ điều trị qua da
25
2.2.1 Thuốc nghiên cứu, thiết bị, nguyên vật liệu 25
2.2.2 Thiết kế nghiên cứu 26
2.2.3 Chuẩn bị mẫu thử - lấy mẫu 28
2.2.4 Phương pháp phân tích 28
2.2.5 Đánh giá kết quả 29
2.3 Xây dựng qui trình đánh giá tương đương cho 2 chế phẩm
29
2.4 Xây dựng Hướng dẫn cho 2 dạng bào chế
30
2.4.1 Phân tích tài liệu tham khảo 30
2.4.2 Xây dựng và hoàn thiện hướng dẫn 30
3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
31

3.1 Đánh giá tương đương sinh học viên nén Gliclazid tác dụng kéo
dài
31
3.1.1 Phương pháp phân tích 31
3.1.2 Kết quả giai đoạn lâm sàng 32
3.1.3 Kết quả phân tích, thống kê, đánh giá tương đương sinh học 33
3.1.4 Kết quả xác định sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học 42
3.2
Đánh giá tương đương in vitro Thuốc dán Ketoprofen
48
3.2.1 Xây dựng phương pháp phân tích 48
3.2.2 Xác định lượng ketoprofen thấm qua da theo thời gian 48
3.2.3 Đánh giá tương đương in vitro 51
3.3 Nghiên cứu xây dựng Qui trình
52
3.4 Nghiên cứu xây dựng Hướng dẫn
53
3.4.1 Phân tích các tài liệu tham khảo 53
3.4.2 Xây dựng hướng dẫn 57
3.5 Kết quả hợp tác nghiên cứu
59
3.6 Kết quả khác
60
4 BÀN LUẬN
61
4.1 Nghiên cứu thực nghiệm
61
4.1.1
Yêu cầu về cơ sở vật chất
61

4.1.2
Nghiên cứu thuốc tác dụng kéo dài
61
4.1.3
Nghiên cứu in vitro hệ điều trị qua da
64
4.2 Nghiên cứu xây dựng qui trình
65
4.3 Nghiên cứu xây dựng hướng dẫn
65
4.4 Hiệu quả của sự hợp tác nghiên cứu theo nghị định thư
67
5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
68
5.1 Nghiên cứu thực nghiệm (sản phẩm 1)
68
5.2 Nghiên cứu thực nghiệm (sản phẩm 2)
68
5.3 Xây dựng Qui trình (sản phẩm 3)
68
5.4 Xây dựng Hướng dẫn (sản phẩm 4)
68
5.5 Kiến nghị
69
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO
70

DANH MỤC CÁC BẢNG KẾT QUẢ
Bảng 3.1: Bố trí uống thuốc theo bảng ngẫu nhiên
Bảng 3.2: Nồng độ Gliclazid trung bình trong huyết tương

Bảng 3.3: Nồng độ Gliclazid tối đa trong huyết tương (Cmax)
Bảng 3.4: Thời gian đạt đến nồng độ tối đa trong huyết tương (Tmax)
Bảng 3.5: Diện tích dưới đường cong nồng độ – thời gian (AUC)
Bảng 3.6: Nồng độ Cmin trong khoảng thời gian
τ
ở trạng thái ổn định
Bảng 3.7: Nồng độ Cav trong khoảng thời gian
τ
khi thử đa liều
Bảng 3.8: Độ dao động DF và DF/
τ
trong khoảng thời gian
τ
khi thử đa liều
Bảng 3.9: Sinh khả dụng tương đối của thuốc thử so với thuốc chứng
Bảng 3.10: So sánh Cmax

bằng phương pháp khoảng tin cậy 90%, đơn liều
Bảng 3.11: So sánh AUC
0-∞
bằng phương pháp khoảng tin cậy 90%, đơn liều
Bảng 3.12: So sánh Tmax bằng phương pháp thống kê phi tham số, đơn liều
Bảng 3.13: So sánh Cmax

bằng phương pháp khoảng tin cậy 90%, đa liều
Bảng 3.14: So sánh AUCss

bằng phương pháp khoảng tin cậy 90%, đa liều
Bảng 3.15: So sánh Tmax bằng phương pháp thống kê phi tham số, đa liều
Bảng 3.16: Thông số dược động học trung bình sau khi uống viên Gliclazid MR

Bảng 3.17: Lượng Ketoprofen thấm qua da từ chế phẩm thử tích lũy theo thời gian
Bảng 3.18: Lượng Ketoprofen thấm qua da từ chế phẩm chứng tích lũy theo thời gian
Bảng 3.19- Tập hợp hệ số flux của chế phẩm thử và chứng
Bảng 3.20. Phân tích một số Hướng dẫn đã tham khảo
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ
Hình 2.1. Quá trình tuyển chọn, kiểm tra sức khỏe, uống thuốc, lấy mẫu, xử lý và phân tích
Hình 2.2. Thiết bị xác định độ thấm qua da
Hình 2.3. Qui trình chuẩn bị miếng da làm thsi nghiệm
Hình 3.1: Đường cong nồng độ thuốc trung bình – thời gian khi thử đơn liều
Hình 3.2: Đường cong nồng độ thuốc trung bình – thời gian khi thử đa liều
Hình 3.3: Lượng Ketoprofen từ chế phẩm thử thấm qua da tích lũy theo thời gian
Hình 3.4: Lượng Ketoprofen từ chế phẩm chứng thấm qua da tích lũy theo thời gian
DANH MỤC CÁC SẢN PHẨM:
SẢN PHẨM 1

SẢN PHẨM 3
- Qui trình đánh giá tương đương sinh học viên nén Gliclazid tác dụng kéo dài
- Qui trình đánh giá tương đương hệ điều trị qua da Ketoprofen
SẢN PHẨM 4
- Hướng dẫn đánh giá tương đương thuốc tác dụng kéo dài
- Hướng dẫn đánh giá tương đương hệ điều trị qua da

CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt Nội dung
ASEAN Hiệp hội các nước khu vực đông nam châu Á
AUC Diện tích dưới đường cong
AUC
0-t

Diện tích dưới đường cong từ thời điểm 0 đến t
AUC
0-∞
Diện tích dưới đường cong từ thời điểm 0 đến vô cùng
BCS Hệ thống phân loại sinh dược
Cmax Nồng độ thuốc tối đa
CV Hệ số biến thiên
ĐHT Độ hoà tan
FDA Cơ quan Quản lý thuốc - thực phẩm Mỹ
GCP Thực hành lâm sàng tốt
GLP Thực hành phòng thí nghiệm tốt
MeCN Acetonitril
MeOH Methanol
MR Thuốc phóng thích biến đổi (Modified release)
NTN Người tình nguyện
SD Độ lệch chuẩn
SKD Sinh khả dụng
T
1/2
Thời gian bán thải
TB Trung bình
TĐSH Tương đương sinh học
Tmax Thời gian đạt nồng độ thuốc tối đa
TW Trung ương
USP Dược điển Mỹ
VKNTTW Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương
WHO Tổ chức y tế thế giới




1
LỜI MỞ ĐẦU
Nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học đã được áp dụng trong
phát triển thuốc mới và thuốc generic ở các nước có nền công nghiệp dược tiên tiến
từ mấy thập kỷ trước. Thuốc mới được đưa ra thị trường phải có đầy đủ các dữ liệu
nghiên cứu về hóa học, tiền lâm sàng, lâm sàng, các thông số về dược động học.
Thuốc generic được lưu hành phả
i có đủ bằng chứng tương đương sinh học với
thuốc phát minh. Hầu hết các quốc gia đều ban hành qui chế trong cấp phép lưu
hành thuốc cũng như các hướng dẫn cụ thể cho việc thực hiện nghiên cứu. Chính vì
vậy, thuốc của các nước tiên tiến được đảm bảo chất lượng và có uy tín cao. Trong
khi đó, Việt Nam và các nước trong khu vực mới tiếp cận các nghiên cứu này và
triển khai trong vài năm trở lạ
i đây. Một số nước khối ASEAN đã có qui chế và các
hướng dẫn nghiên cứu cho các loại thuốc thông thường. Cho đến nay, cơ quan quản
lý ngành chưa ban hành một qui chế hoặc hướng dẫn nào về việc cấp phép lưu hành
liên quan tới bằng chứng sinh khả dụng và tương đương sinh học. Trước tình trạng
thị trường thuốc Việt Nam đang quá nhiều chủng loại, qui chế đăng ký thuốc hiện
hành chưa đủ các tiêu chí để đánh giá chất lượng thuốc một cách đích thực, việc áp
dụng qui định về sinh khả dụng và tương đương sinh học trong xét cấp phép lưu
hành sẽ góp phần đảm bảo chất lượng thuốc dùng trong điều trị. Đặc biệt với các
thuốc có tác dụng kéo dài (dạng tác dụng kéo dài), quá trình phóng thích dược chất
đã được thay đổi bằng tác động kỹ thuật theo ý muốn củ
a con người, nên cần thiết
xây dựng chuẩn mực chất lượng để đánh giá.
Trong thời gian qua, một số nghiên cứu đã được thực hiện, nhưng hầu hết
còn mang tính chất tự phát, nhằm tiếp cận các kỹ thuật phân tích và đánh giá chất
lượng sản phẩm. Hơn nữa, với các dạng thuốc đặc biệt, hiểu biết của các nhà quản
lý về kỹ thuật bào chế
và yêu cầu chất lượng của dạng thuốc còn hạn chế. Cũng

chính vì vậy, việc xem xét khi cấp phép cho các dạng thuốc này còn nhiều lúng
túng, do chưa xây dựng được những tiêu chí chất lượng rõ ràng, đầy đủ.
Trước xu thế toàn cầu hóa, khi mà yêu cầu về sinh khả dụng và tương đương
sinh học có thể coi như một tiêu chí kỹ thuật được hầu hết các nước trên thế giới

2
thừa nhận. Nếu quốc gia nào không áp dụng thì sẽ có những kẽ hở để thuốc kém
chất lượng đưa vào thị trường, gây thiệt hại cho chất lượng điều trị và nền kinh tế
nói chung. Về trình độ kỹ thuật và trang thiết bị của Việt Nam còn chênh lệch nhiều
so với thế giới, khả năng đầu tư cho lĩnh vực này còn hạn chế, nên việc áp dụng
nh
ững qui chế, hướng dẫn của các nước tiên tiến trong điều kiện hiện tại đã gặp
nhiều điều bất cập. Để dần dần nâng cao năng lực, có khả năng hòa hợp khu vực và
toàn cầu, việc xây dựng và ban hành các Hướng dẫn và qui trình thử nghiệm phù
hợp với điều kiện trong nước là cần thiết.
Khoa Dược, Trường Đại học Sung Kyun Kwan là một đơ
n vị hợp tác với
Việt Nam nói chung và Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương nói riêng từ nhiều
năm qua. Một số cán bộ của Viện đã được gửi đào tạo và tốt nghiệp trên đại học tại
Trường. Trên cơ sở đó, Viện đã đề xuất chương trình hợp tác nghiên cứu, trao đổi
kinh nghiệm và đào tạo với Trường dựa trên sự kế thừa và các kinh nghi
ệm thực tế,
với mục tiêu chung của nhiệm vụ: xây dựng tài liệu đánh giá tương đương sinh học
của thuốc tác dụng kéo dài và hệ điều trị qua da phù hợp điều kiện Việt Nam. Các
mục tiêu cụ thể như sau:
- Xây dựng qui trình đánh giá tương đương sinh học của thuốc tác dụng kéo dài
- Xây dựng qui trình đánh giá tương đương sinh học của hệ đi
ều trị qua da.
Đề cương nghiên cứu của nhiệm vụ đã được Hội đồng khoa học xem xét và Bộ
Khoa học-Công nghệ phê duyệt cho Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương thực hiện

trong 2 năm với các nội dung như sau:
- Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tương đương sinh học chế phẩm tác dụng
kéo dài có chứa gliclazid
- Nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tương đương in vitro chế ph
ẩm hệ điều trị
qua da có chứa ketoprofen.
- Xây dựng qui trình đánh giá tương đương cho 2 loại chế phẩm có chứa 2 dược
chất đã nghiên cứu thực nghiệm.
- Xây dựng hướng dẫn đánh giá tương đương cho 2 dạng bào chế tác dụng kéo
dài và hệ điều trị qua da.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.1. Nghiên cứu sinh khả dụng và đánh giá tương đương sinh học
Sinh khả dụng (SKD) là đặc tính biểu thị tốc độ và mức độ hấp thu của một
dược chất hoặc nhóm chất có tác dụng vào tuần hoàn chung và sẵn có ở nơi tác
động. Nghiên cứu sinh khả dụng là những nghiên cứu về khả năng hấp thu, phân bố,
chuyển hóa và thải trừ của dượ
c chất hay chất có tác dụng trong cơ thể. Nghiên cứu
có thể áp dụng cho dược chất mới, dạng bào chế mới, hoặc trên các đối tượng khác
nhau, thường được thực hiện thông qua theo dõi nồng độ thuốc trong máu sau khi
dùng. Trên thực tế, đa số các dược chất có tác dụng toàn thân và người ta cho rằng
nồng độ dược chất trong hệ tuần hoàn có tương quan với nồng độ dược chất ở nơi
tác độ
ng. Do vậy, có thể đánh giá sinh khả dụng của thuốc thông qua theo dõi nồng
độ thuốc trong máu.
Khái niệm tương đương sinh học (TĐSH) được dùng để chỉ hai thuốc tương đương
bào chế và có sinh khả dụng tương tự sau khi dùng cùng một mức liều, trong cùng
điều kiện thử nghiệm. Trong hầu hết các trường hợp, nghiên cứu TĐSH là so sánh

SKD của 2 thuốc có chứa cùng dược chất trên người tình nguyện sau khi dùng cùng
một m
ức liều, trong cùng điều kiện thử nghiệm. Một số trường hợp nghiên cứu
TĐSH có thể là các nghiên cứu so sánh dược lực hoặc so sánh lâm sàng. Những
khái niệm này đã được đề cập trong Hướng dẫn nghiên cứu sinh khả dụng và tương
đương sinh học [3].
Như vậy, nghiên cứu sinh khả dụng và tương đương sinh học có thể có mục tiêu và
ý nghĩa khác nhau, nhưng phương pháp và quá trình thực hiện là tươ
ng tự như nhau.
Nghiên cứu thường được thực hiện trên người tình nguyện (NTN) khỏe mạnh. Sinh
khả dụng được đánh giá dựa trên nồng độ thuốc theo thời gian từ khi thuốc được
dùng cho tới khi thuốc thải trừ ra khỏi cơ thể. Để đường biểu diễn nồng độ - thời
gian phản ánh chính xác quá trình thuốc ở trong cơ thể, phải có đủ số mẫu máu và
phân bố ở
những thời điểm phù hợp. Thời gian lấy mẫu thường kéo dài bằng
khoảng 5 – 7 lần thời gian bán thải của dược chất. Sự hấp thu, phân bố thuốc phụ

4
thuộc nhiều vào từng cá thể. Do vậy, để hạn chế sự khác nhau đó, các nghiên cứu
SKD và TĐSH thường được thiết kế chéo (mỗi NTN sẽ sử dụng cả 2 loại thuốc
nghiên cứu (thử và chứng), sau một khoảng thời gian đủ dài để thuốc có thể thải trừ
ra khỏi cơ thể. Số lượng NTN cho mỗi nghiên cứu phải đủ cho xử lý thống kê,
nhưng cũng không nên quá nhi
ều vì chi phí cho các nghiên cứu này khá nhiều. Bên
cạnh đó, các nghiên cứu thực hiện trên người phải đảm bảo nguyên tắc về đạo đức.
Đề cương nghiên cứu phải được phê duyệt bởi một hội đồng đạo đức. Quá trình
nghiên cứu phải được kiểm soát chặt chẽ với các hồ sơ, số liệu ghi chép đầy đủ,
chính xác và rõ ràng. Báo cáo kết quả trình bày quá trình nghiên cứu và các kết quả
có thể kiểm soát đượ
c.

1.2 Tình hình nghiên cứu và ban hành hướng dẫn về nghiên cứu SKD và
TĐSH các dạng thuốc
1.2.1 Ngoài nước
Trên thế giới, đánh giá SKD và TĐSH đã được thực hiện từ nhiều thập kỷ
trước ở các nước có nền công nghiệp dược phát triển như Mỹ, Canada, Đức, Bỉ, Ấn
độ và một số nước trong khu vực. Mỗi quốc gia khi qui định thử nghiệm đều ban
hành các Hướng dẫn nghiên cứ
u và các qui chế trong quản lý. Tuy nhiên, các hướng
dẫn chung thì rất phổ biến, nhưng hướng dẫn cho các dạng thuốc cụ thể thì chưa có
nhiều. Trong đó, Mỹ là quốc gia đầu tiên thực hiện luật bản quyền trong sản xuất
dược phẩm và qui định rõ việc cấp phép lưu hành cho các thuốc generic. Cho đến
nay, cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm của Mỹ (FDA) đã ban hành nhiều qui chế
và hướng dẫn cho việ
c nghiên cứu và cấp phép lưu hành thuốc. Các qui chế của Mỹ
qui định khá rõ ràng về hồ sơ cần đệ trình khi đăng ký sản xuất và lưu hành các loại
thuốc, cũng như trường hợp thay đổi sau khi được cấp phép. Đồng thời, FDA cũng
ban hành các tài liệu mang tính chất hướng dẫn kỹ thuật cho thực hiện nghiên cứu
như hướng dẫn thẩm định phương pháp phân tích, hướng dẫn xử lý và bảo qu
ản
mẫu sinh học và xem xét miễn thử SKD hoặc TĐSH in vivo cho những thuốc uống
dạng rắn. [12],[18] [19] [20]. Cùng với đó, Dược điển Mỹ cũng ban hành chuyên
luận Hướng dẫn nghiên cứu tương đương sinh học in vivo, kèm theo là qui trình thử

5
cho một số chế phẩm cụ thể, trong đó có 2 thuốc tác dụng kéo dài (Diclofenac và
Pentoxyphillin) [37]. Hiệp hội các nước Châu Âu cũng đã ban hành hướng dẫn
nghiên cứu chung và hướng dẫn cho dạng thuốc tác dụng kéo dài [33]. Nói chung,
hướng dẫn của các nước tiên tiến, đặc biệt của châu Âu thường chung chung và đưa
ra các yêu cầu cao mà điều kiện hiện tại của Việt Nam chưa thể thực hiện được.
Tổ chức y t

ế thế giới (WHO) đã dự thảo hướng dẫn chung cho các nghiên
cứu đánh giá thuốc generic, trong đó đề cập đến dạng thuốc phóng thích kéo dài cần
phải thực hiện nghiên cứu, nhưng chưa có hướng dẫn chi tiết. Theo hướng dẫn của
WHO, các qui định cụ thể sẽ được ban hành riêng để phù hợp với trình độ quản lý
và năng lực kỹ thuật thực tế của của từ
ng quốc gia [39].
Một số nước châu Á như Hàn quốc, Trung Quốc cũng đã có những hướng
dẫn cho việc thử nghiệm SKD/TĐSH (bằng tiếng địa phương). Mặc dù vậy, cho đến
nay Hàn Quốc chưa chính thức ban hành hướng dẫn cho dạng thuốc tác dụng kéo
dài cũng như hệ điều trị qua da.
Trong quá trình triển khai hội nhập kinh tế của các nước khối ASEAN, Ủy
ban tư vấn v
ề tiêu chuẩn và chất lượng của ASEAN (ASEAN Consultative
Committee for Standard and Quality - ACCSQ) đã có nhiều cuộc họp thường niên
để bàn về việc thống nhất các tiêu chí hoà hợp. Trong tiến trình này, bản “Hướng
dẫn thực hiện đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học của thuốc” đã được
xây dựng để áp dụng cho việc công nhận kết quả nghiên cứu lẫn nhau về thuốc khi
xét cấp phép lưu hành giữa các nước trong kh
ối. Đây là tài liệu hướng dẫn chung
nhất cho việc thực hiện đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học. Các cuộc
họp chủ yếu thảo luận các dạng thuốc uống thông thường, chưa đề cập tới dạng bào
chế đặc biệt như tác dụng kéo dài hay hệ điều trị qua da. Trên thực tế, nghiên cứu
của các nước ASEAN cũng thực hiện với các chế
phẩm qui ước, và hiếm có nghiên
cứu trên chế phẩm tác dụng kéo dài.
1.2.2. Trong nước

6
Cho tới nay, Việt Nam chưa ban hành một văn bản nào hướng dẫn thực hiện
các thử nghiệm đánh giá SKD và TĐSH. Năm 2008, bản Hướng dẫn thực hành tốt

thử thuốc trên lâm sàng (GCP) đã được ban hành (số 799/2008/QĐ-BYT) là những
tài liệu hướng dẫn chi tiết về đảm bảo vấn đề đạo đức trong nghiên cứu thực hiện
trên người. Đồng thời, kèm theo quyết định số 2626, ngày 17/05/2008, B
ộ Y tế
cũng ban hành Qui chế hoạt động của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh
học của Bộ Y tế. Bản qui chế này qui định cụ thể các hoạt động của Hội đồng theo
chuẩn mực GCP hiện hành [4].
Trong thời gian gần đây, trường đại học Dược đã thực hiện một số nghiên cứu dạng
phóng thích kéo dài như: bào chế viên nén Nifedipin [5]; viên nén Salbutamol [11];
Nghiên cứu chất l
ượng viên Ketoprofen tác dụng kéo dài [1]. Một số nghiên cứu
khác về tương đương điều trị cũng đã bước đầu được đề cập đến như nghiên cứu
đánh giá tương đương điều trị của chế phẩm Rifampicin, Omeprazol. Những nghiên
cứu này đã góp phần rất tích cực trong đào tạo đội ngũ cán bộ ngành dược có thêm
kiến thức về SKD và TĐSH. Kết quả có ý nghĩ
a lớn trong đào tạo, nhưng còn hạn
chế về thực tiễn đánh giá sản phẩm thuốc; các qui định về GCP (trong pha lâm
sàng) cũng như GLP (trong phân tích) chưa được áp dụng và tuân thủ một cách đầy
đủ. Với chế phẩm phóng thích kéo dài, chưa có một nghiên cứu đặc biệt nào được
áp dụng để đánh giá về ảnh hưởng của thức ăn hoặc đánh giá ở trạng thái ổn định.
Vi
ện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương là đơn vị đầu tiên triển khai thực hiện
các nghiên cứu đánh giá TĐSH một cách chính quy theo yêu cầu của nhà nước.
Việc tiếp cận phương pháp nghiên cứu, tài liệu hướng dẫn, chuẩn bị cơ sở vật chất
đã được tiến hành từ năm 2003. Cho đến nay, một số nghiên cứu đã được thực
hiện, có thể theo yêu cầu của cơ quan qu
ản lý để xem xét cấp phép lưu hành hoặc
một số nghiên cứu khác theo yêu cầu của chính các doanh nghiệp nhằm tự đánh giá
chất lượng thuốc của mình như Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, Công ty Cổ
phần Dược phẩm Imexpharm.

Trước nhu cầu hội nhập và mục tiêu tăng cường đảm bảo chất lượng cho
thuốc, Cục Quản lý Dược đang soạn thảo ban hành danh mục các thuốc yêu cầu

7
phải cung cấp dữ liệu về SKD và TĐSH khi xin cấp phép lưu hành. Danh mục này
đã được gửi lấy ý kiến của các doanh nghiệp dược trong và ngoài nước đang kinh
doanh dược phẩm ở Việt Nam. Do có nhiều ý kiến bàn luận chưa được giải quyết
thỏa đáng, nên thời điểm áp dụng dự kiến ban đầu là tháng 1/ 2009 đã phải lui lại
đến tháng 07/ 2009. Theo đó các thuốc phóng thích kéo dài đều bắt buộc phải có
kết quả đánh giá SKD và TĐSH khi xin cấp phép lưu hành. Chính vì vậy, việc xây
dựng tiêu chí đánh giá và hướng dẫn nghiên cứu càng cấp thiết hơn.
1.3 Tổng quan về hai dạng thuốc nghiên cứu
1.3.1 Thuốc tác dụng kéo dài
Trong nghiên cứu phát triển dược phẩm, nghiên cứu bào chế làm thay đổi
khả năng hoặc vị trí phóng thích dược chất ra khỏi dạng thuốc ngày càng được
quan tâm. Những nghiên cứu này có thể tạo ra các dạng bào chế đặc biệt nhằm cải
thiện hiệu quả điều trị và sử dụng. Mong muốn thường gặp nhất là điều chỉnh sự
phóng thích dược chất nhằm duy trì tác dụng điều trị trong một thời gian dài, giảm
các phản ứng bất lợi hoặc vì một vài mục đích điều trị khác.
Nghiên cứu dạng thuốc tác dụng kéo dài chưa được phổ biến ở
Việt Nam. Gần đây,
một số nghiên cứu cũng đã được thực hiện nhưng chủ yếu ở qui mô phòng thí
nghiệm của các trường đại học hoặc viện nghiên cứu [5], [11] , việc nâng cỡ lô và
triển khai ở qui mô sản xuất công nghiệp còn hạn chế.
Tại các nước có nền công nghiệp dược phát triển, để có được một chế phẩm tác
dụng kéo dài, phải trải qua quá trình nghiên cứu rấ
t công phu từ giai đoạn lựa chọn
công thức, kỹ thuật bào chế đến đánh giá chất lượng [34]. Chất lượng của dạng
thuốc phóng thích kéo dài được chú trọng cải thiện liên tục trong quá trình nghiên
cứu phát triển một chế phẩm mới. Từ xây dựng công thức, nghiên cứu tăng cỡ lô

theo qui mô sản xuất. Việc điều chỉnh công thức có thể gây ảnh hưởng lên tính chất
của thuố
c. Người ta cho rằng, phép thử độ hòa tan có thể dự đoán những thay đổi
ảnh hưởng tới hiệu quả và độ an toàn của thuốc. Phép thử độ hòa tan phải được xây
dựng với các điều kiện thử sao cho có thể xác định mức đáp ứng của chế phẩm với

8
môi trường sinh lý mong muốn sau khi dùng. Trong nghiên cứu chuẩn mực, người
ta xác định khả năng phân biệt điều kiện thử đã chọn của phép thử bằng so sánh dữ
liệu độ hòa tan in vitro và dữ liệu SKD in vivo của những công thức khác nhau. Nếu
đạt được một tương quan in vitro – in vivo (IVIVC, in vivo – in vitro corelation),
phương pháp thử ĐHT sau khi thẩm định có thể được coi là phép đánh giá chất
lượng tin c
ậy nhất liên quan tới hiệu quả in vivo.
Giống như nghiên cứu bào chế các dạng thuốc khác, bào chế các dạng thuốc tác
dụng kéo dài cần xem xét đến mục đích điều trị muốn đạt được. Với mỗi dược chất,
cần đánh giá đặc tính dược động học (AUC, Cmax, Tmax, t
1/2
). Những thay đổi đối
với dược chất (kích thước tiểu phân, hình dạng), và tá dược kiểm soát phóng thích
(kích thước tiểu phân, đặc tính tạo gel- dính) hoặc qui trình sản xuất là những yếu tố
gây ảnh hưởng nhiều nhất tới sinh khả dụng của thuốc.
Do vậy, với các chế phẩm phóng thích kéo dài, nghiên cứu sinh khả dụng là bắt
buộc trong hầu hết các trường hợp. Nghiên cứu SKD cần phải thực hiệ
n trên mẫu
sản xuất có cỡ lô ít nhất bằng 1/10 lô sản xuất qui mô công nghiệp. Có thể chấp
nhận mẫu nghiên cứu SKD lấy từ cỡ lô nhỏ hơn nếu những lô này được sản xuất
trong điều kiện cơ bản của qui trình sản xuất theo cỡ lô qui mô công nghiệp.
Do cơ chế theo hướng phóng thích muộn hoặc kéo dài, các thuốc tác dụng
kéo dài thường tồn tại lâu trong đường tiêu hóa nên có nhiều khả nă

ng thức ăn ảnh
hưởng tới sinh khả dụng của thuốc. Do vậy, ngoài những nghiên cứu sinh khả dụng
theo yêu cầu chung như những thuốc qui ước, cần đánh giá ảnh hưởng của thức ăn
với các chế phẩm tác dụng kéo dài. Sự ảnh hưởng của thức ăn có thể do:
- Chậm vận chuyển qua dạ dày;
- Kích thích lưu lượng mật;
- Thay đổi pH đườ
ng tiêu hóa;
- Tăng lưu lượng máu nội tạng;
- Thay đổi chuyển hóa dược chất trong đường tiêu hóa;
- Tương tác về vật lý hoặc hóa học với dược chất hoặc dạng thuốc.

9
Với các thuốc phóng thích ngay thuộc nhóm 2, 3, 4 của hệ phân loại BCS và tất cả
các thuốc tác dụng kéo dài, ảnh hưởng của thức ăn thường là do sự kết hợp của
nhiều yếu tố phức tạp làm ảnh hưởng tới độ hòa tan in vivo và sự hấp thu của thuốc.
Ảnh hưởng của thức ăn nhiều nhất khi thuốc được dùng ngay sau bữa ăn. Lượng
thức ăn, tỷ
lệ chất dinh dưỡng, nhiệt độ của thức ăn đều có thể gây nên những thay
đổi sinh lý trong đường tiêu hóa, làm ảnh hưởng tới thời gian vận chuyển thuốc qua
đó, ảnh hưởng tới độ tan, khả năng thấm của thuốc và khả năng tuần hoàn. Nói
chung, các bữa ăn có lượng chất béo cao và nhiều năng lượng sẽ làm ảnh hưởng tới
sinh lý đường tiêu hóa nhiều hơn, gây ảnh hưởng nhi
ều hơn tới SKD của thuốc. Do
vậy, trong các nghiên cứu cần đánh giá ảnh hưởng của thức ăn hoặc nghiên cứu
TĐSH trong tình trạng không đói, nên dùng bữa ăn có nhiều chất béo và giàu năng
lượng. Trên thực tế, thật khó để xác định chính xác cơ chế thức ăn làm thay đổi
SKD của thuốc nếu không thực hiện những nghiên cứu đặc hiệu về cơ chế. Với mộ
t
số thuốc, ảnh hưởng có thể do thuốc chuyển hóa lần đầu qua gan; thuốc dễ bị hấp

phụ, tạo phức với thức ăn; hoặc không bền trong đường tiêu hóa. Hơn nữa, tá dược
hoặc chính những thay đổi do thức ăn trong ruột có thể góp phần thêm vào những
ảnh hưởng của thức ăn tới sinh khả dụng của thuốc. Tuy nhiên, trong những nghiên
cứu đánh giá tương
đương sinh học, người ta hy vọng rằng ảnh hưởng của thức ăn
sẽ tương tự nhau giữa thuốc thử và thuốc đối chứng, nên nếu thực hiện so sánh với
thiết kế chéo trong cùng điều kiện, hai thuốc chịu sự ảnh hưởng sẽ có thể xác định
được mức độ ảnh hưởng [18], [7].
Bên cạnh các qui định về SKD và TĐSH khi cấp phép lưu hành, qui chế đăng ký
thuốc của hầu hết các quốc gia đều yêu cầu xem xét hoặc cần thiết phải nghiên cứu
cho trường hợp thay đổi sau khi đã cấp phép lưu hành. Nói chung, với các trường
hợp thay đổi sau lưu hành, cần cung cấp dữ liệu nghiên cứu SKD/TĐSH so với sản
phẩm trước khi thay đổi, đặc biệt với trường hợp không có sự tương quan in vitro –
in vivo hoặc tương quan ở mức thấp.
Nếu vẫn chưa thể nộp được kết quả đánh giá
SKD/TĐSH, cần phải giải thích rõ. Nếu chế phẩm có mức tương quan in vitro – in
vivo tốt (mức A) và tiêu chuẩn phóng thích không thay đổi, (ví dụ những thay đổi

10
thuộc loại II, thay đổi với tá dược không kiểm soát sự phóng thích; thay đổi không
đáng kể với những tá dược kiểm soát sự phóng thích, hoặc những thay đổi về cách
bố trí sản xuất), có thể được chấp nhận dựa trên các dữ liệu in vitro và chỉ số điều trị
của dược chất [34].
Một trong những dạng thuốc phóng thích biến đổi là dạng thuốc phóng thích muộn,
do chủ ý c
ủa nhà sản xuất muốn cho dược chất phóng thích muộn lại trong một
khoảng thời gian định trước sau khi dùng và sau đó thì phóng thích như dạng thuốc
thông thường. Với dạng thuốc này, chỉ có thêm một khoảng thời gian thuốc tiềm
tàng trong cơ thể mà không gây thay đổi về các thông số dược động học khác.
Trong nghiên cứu bào chế, cần xác định rõ ý nghĩa của thuốc phóng thích muộn, là

để bảo vệ niêm mạc dạ dày, bả
o vệ dược chất khỏi ảnh hưởng của môi trường acid
dạ dày hoặc dự định cho dược chất phóng thích trong một đoạn xác định của đường
tiêu hóa để điều trị tại chỗ. Cần giải thích rõ về việc lựa chọn tá dược để thuốc có
thể chịu đựng được môi trường acid dịch vị (hoặc phóng thích ở một pH nào đó
trong ruột)
Việ
c đánh giá sinh khả dụng và tương đương sinh học cho các thuốc tác dụng kéo
dài là bắt buộc, nhưng trên thực tế ở nước ta và các nước khác trong khu vực
ASEAN còn rất hạn chế. Chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện ở khu vực này,
và cũng chưa có một hướng dẫn nào cho nghiên cứu SKD và TĐSH các thuốc này.
Từ giữa năm 2008, Cục Quản lý Dược yêu cầu bổ sung kết quả nghiên cứu SKD và

SH cho dạng thuốc này khi nộp hồ sơ đăng ký lưu hành, nhưng chưa có qui định
cụ thể về yêu cầu nghiên cứu.
1.3.2 Dạng thuốc hệ điều trị qua da
Cho tới nay, hệ điều trị qua da vẫn còn khá mới ở Việt Nam, tài liệu hướng
dẫn về bào chế cũng như đánh giá chất lượng còn hạn chế. Trên thực tế, chưa có
chế phẩm nào
được nghiên cứu sản xuất ở trong nước được phép lưu hành dựa trên
những nghiên cứu, đánh giá chất lượng một cách đầy đủ.

11
Hệ điều trị qua da là một dạng thuốc được bào chế dưới dạng thuốc dán trên da để
dược chất được hấp thu qua da vào máu. Bằng cách sử dụng hệ tá dược kết hợp với
cấu trúc đặc biệt của da làm cho hệ điều trị qua da có khả năng điều chỉnh theo
hướng kéo dài sự phóng thích và hấp thu dược chất vào cơ thể. Dạng thuốc sử dụ
ng
đơn giản, đa số các trường hợp đều có khả năng kéo dài tác dụng điều trị, nên ngày
càng có triển vọng phát triển. Tuy nhiên, lựa chọn hệ tá dược và kỹ thuật bào chế

cho một chế phẩm đáp ứng được các yêu cầu chất lượng của hệ điều trị qua da cũng
rất phức tạp. trong quá trình nghiên cứu phát triển sản phẩm, phải thực hiện các
nghiên c
ứu để đạt được tốc độ và mức độ dược chất ra khỏi dạng bào chế và hấp thu
vào cơ thể như mong muốn.
Về mặt bào chế, dựa theo sự phân tán dược chất trong dạng thuốc, có thể phân làm
4 loại như sau [7], [8]:
- Dược chất được phân tán vào màng
- Dược chất được phân tán vào cốt trơ
- Dược chất phân tán trong nền dính
- Dược chất phân tán vào các polymer thân n
ước
Một số nhóm dược chất đã được nghiên cứu bào chế dạng hệ điều trị qua da như:
- Các chất chống viêm phi steroid: như ketoprofen, piroxicam, diclofenac
- Các nội tiết tố: estradiol và các dẫn chất, thuốc tránh thai
- Thuốc dùng trong hệ tim mạch, huyết áp: nitroglycerin, isosorbid dinitrat,
clonidin
- Một số thuốc khác: hyoscin, scopolamin, chlopheniramin (chống say tàu xe);
nicotin (cai nghiện thuốc lá)
So với thuốc dùng qua đường uống, hệ điều trị qua da có m
ột số ưu điểm như sau:
- Thuốc hấp thu qua da nên tránh được những yếu tố ảnh hưởng của đường
tiêu hóa như pH, dịch tiêu hóa, thức ăn trong dạ dày.
- Dược chất được hấp thu thẳng vào hệ mạch, tránh được những chuyển hóa
qua gan lần đầu, hạn chế thuốc bị phân hủy hoặc giảm hiệu lực điều trị.

12
- Thuốc được dự trữ và phóng thích theo tốc độ và mức độ xác định, nên có
thể cải thiện được thời gian tác dụng cho những dược chất có thời gian bán
thải ngắn. Có thể điều chỉnh để nồng độ thuốc luôn nằm trong khoảng điều

trị. Do vậy, thuốc thích hợp cho các bệnh hen suyễn, tim mạch và huyết áp.
- Sử dụng thuốc đơn giản, b
ệnh nhân không phải dùng thuốc nhiều lần.
Tuy nhiên, chỉ một số dược chất có thể thích hợp để bào chế và sử dụng dưới dạng
hệ điều trị qua da, như phải có tác dụng tương đối mạnh, rõ ràng; bền, không quá
nhạy cảm và kích ứng trên da. [7], [8].
Để có thể đưa ra thị trường một sản phẩm hệ điều trị qua da đáp ứng yêu cầu
và có hiệu quả
điều trị như mong muốn, cần thực hiện các nghiên cứu trong quá
trình sản xuất như:
- Nghiên cứu động học quá trình phóng thích dược chất, bằng phép thử độ hòa
tan hoặc tính thấm qua da in vitro.
- Nghiên cứu quá trình thấm qua da người in vivo, điều chỉnh công thức và kỹ
thuật bào chế để đạt được tốc độ thấm qua da mong muốn.
- Nghiên cứu tương quan in vitro –
in vivo để xác định được phương pháp
thích hợp dùng trong đánh giá chất lượng trong quá trình sản xuất và lưu
hành.
Sinh khả dụng của hệ điều trị qua da chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố:
- Đặc tính của dược chất, chủ yếu về tính thân dầu hay nước, hệ số khuếch tán
của dược chất.
- Đặc điểm, cấu trúc của da (phụ
thuộc vào loại da khô hay da dầu, vị trí da
trên cơ thể ). Do đặc điểm của da có nhiều lớp: biểu bì, trung bì và hạ bì có
cấu trúc phức tạp, các lớp mỡ xen kẽ, các tuyến, mạch dẫn Ngoài ra, các
yếu tố như nhiệt độ, nước cũng tác động nhiều tới khả năng hấp thu của da.
- Tá dược: tá dược nền, cốt phân tán
1.4 Tổng quan về hai chế phẩm dùng trong nghiên cứu thự
c nghiệm
1.4.1 Chế phẩm tác dụng kéo dài có chứa gliclazid


13
Gliclazid dưới dạng bột kết tinh màu trắng, hầu như không tan trong nước,
tan nhiều trong methylen chlorid, tan ít trong aceton và alcol. Công thức hóa học và
công thức phân tử như dưới đây [36].
- Công thức phân tử : C
15
H
21
N
3
O
3
S
- Khối lượng phân tử : 323,4

- Công thức cấu tạo :



Gliclazid là một acid yếu (pKa = 5,98). Hệ số phân bố dầu/nước của gliclazid
là logP = 2,418, do đó có khả năng dùng phương pháp chiết lỏng – lỏng bằng dung
môi hữu cơ để chiết tách ra khỏi dịch sinh học.
Gliclazid được dùng làm thuốc chống đái tháo đường thuộc nhóm sulfonylure,
thuốc tác dụng do kích thích tế bào tuyến tụy giải phóng insulin. Do vậy, thuốc chỉ
có tác d
ụng khi tuyến tụy còn hoạt động. Gliclazid dễ hấp thu qua đường tiêu hóa.
Thời gian đạt đến nồng độ thuốc tối đa sau khi uống thuốc: khoảng 2-4 giờ với các
thuốc qui ước và khoảng 7 giờ với các thuốc giải phóng chậm. Thời gian bán thải
khoảng 10-14 giờ. Thuốc thải trừ chủ yếu qua đường thận và một phần qua phân.

Gliclazid là một thuốc chống đái tháo đường nhóm sulfonylure, thuốc tác dụ
ng do
kích thích tế bào tuyến tụy giải phóng insulin. Do vậy, thuốc chỉ có tác dụng khi
tuyến tụy còn hoạt động. Gliclazid dễ hấp thu qua đường tiêu hóa. Thời gian đạt đến
nồng độ thuốc tối đa sau khi uống thuốc: khoảng 2-4 giờ với các thuốc qui ước và
khoảng 7 giờ với các thuốc giải phóng chậm. Thời gian bán thải khoảng 10-14 giờ.
Thuốc thải trừ chủ yếu qua đường thận và mộ
t phần qua phân.
Liều thường dùng hàng ngày ở người lớn là 40 – 320mg/ ngày (1 - 4 viên 30mg),
chia 1 - 2 lần. Liều có thể điều chỉnh tăng tùy theo đáp ứng của bệnh. Liều tối đa
320mg/ngày, chia làm 2 lần [2].

14
Hiện nay, gliclazid thường được dùng trong điều trị dưới cả dạng thuốc
phóng thích ngay (viên nén 80mg) và dạng tác dụng kéo dài (viên nén 30mg). Chế
phẩm Diamicron MR 30mg là dạng viên tác dụng kéo dài đầu tiên được phép lưu
hành (thuốc phát minh). Liều dùng cho dạng thuốc tác dụng kéo dài là 1 - 4 viên,
một lần/ ngày. Hiện nay một số nhà sản xuất đang nghiên cứu dạng tác dụng kéo dài
60mg, dùng 1-2 viên / lần/ ngày.
1.4.2 Chế phẩm Ketoprofen hệ điều trị qua da
Ketoprofen là chất rắn dưới dạng bột kết tinh trắng, hầu như không tan trong
nước, tan trong benzen, dễ tan trong ethanol, chlorofor, aceton và ether. Ketoprofen
là một acid yếu (pKa = 5,94). Công thức hóa học và công thức phân tử như dưới
đây [36].
- Công thức phân tử : C
16
H
14
O
3


- Khối lượng phân tử : 254,28
- Công thức cấu tạo :


Hệ số phân bố dầu/nước của ketoprofen là logP = 0,97, do đó có khả năng dùng
phương pháp chiết lỏng – lỏng bằng dung môi hữu cơ để chiết tách ra khỏi dịch sinh
học.
Ketoprofen được dùng đường uống hoặc dạng hệ điều trị qua da. Do thời
gian bán thải ngắn của thuốc nên đường uống ketoprofen được dùng dưới dạ
ng viên
nén bao hoặc viên nang với liều 50mg, 3 lần/ngày, có thể tăng liều tới 100 mg, dùng
2-3 lần/ngày. Hệ điều trị qua da có thể hạn chế các tác dụng phụ thường gặp của
ketoprofen ở đường tiêu hóa, tăng tác dụng tại chỗ và giảm tần xuất dùng thuốc so
với đường uống, được dùng dạng miếng dán 30 mg, một lần/ngày. Trên thực tế,
thuốc vừa có tác dụng tại chỗ, vừa có khả
năng hấp thu qua da và có tác dụng toàn
thân. Mức độ hấp thu tùy thuộc vào từng chế phẩm do công thức và kỹ thuật bào
chế khác nhau.

15
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đánh giá tương đương sinh học in vivo thuốc tác dụng kéo dài
2.1.1 Thuốc nghiên cứu, thiết bị, hóa chất, dung môi:
Thuốc nghiên cứu
Theo thỏa thuận về việc bảo mật các thông tin của nhà sản xuất, trong báo cáo này,
các mẫu thuốc dùng trong nghiên cứu được gọi là Thuốc thử (sản xuất trong nước)
và thuốc đối chứng (chế phẩm nhập ngoại)
Thuốc thử (mã hóa: T):

Gliclazide controlled release tablets 60mg.
Số lô: 06031; Hạn dùng: 11/08
Nơi sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm A, Việt Nam
Thuốc được dự kiến dùng 1 -2 viên, một lần/ ngày
Thuốc đối chứng (mã hóa: R):
Gliclazide Modified release 30mg, nhập khẩu
Số lô: 797982; Ngày sản xuất: 08/2007; Hạn dùng: 08/2010
Nơi sản xuất: Nhà phát minh, Pháp
Thuốc được chỉ định dùng 1 -4 viên, một lần/ ngày
Chất chuẩn:
- Chất chuẩn Gliclazid: SKS: 0105187 của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW, hàm
lượng: 100,6% (tính theo khan), độ ẩm: 0,15%.
- Chuẩn nội Glibenclamid: SKS: 0103129 của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW,
hàm lượng 99,7% (tính theo khan), độ ẩm: 0,09%.
Dung môi, hoá chất:
- Acetonitril, methanol, dicloromethan loại dùng cho HPLC - Merck.
- Isopropanol, n - hexan và các hoá chất, dung môi khác đạt tiêu chuẩn tinh
khiết phân tích (P.A.) dùng trong chi
ết tách và sắc ký.
Huyết tương: dùng huyết tương trắng của người, mua tại Viện Huyết học và Truyền
máu Trung ương.
Thiết bị: đã được hiệu chuẩn theo qui định, đáp ứng yêu cầu ISO 17025 và GLP.

16
- Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao HPLC SHIMADZU detector UV.
- Các thiết bị: máy ly tâm lạnh, máy lắc, tủ bảo quản mẫu ở - 40
o
C và các loại
dụng cụ thuỷ tinh có độ chính xác thích hợp.
- Cột sắc ký: RP18 (250mm x 4mm, 5µm)

2.1.2 Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu: Thiết kế chéo, 2 thuốc, 2 giai đoạn, đơn liều và đa liều, trong
tình trạng đói. Thời gian nghỉ giữa 2 giai đoạn là 10 ngày.
Cỡ mẫu (số lượng người tình nguyện):
Tiến hành thử nghiệm thăm dò trên 3 người tình nguyện để khảo sát khoảng
nồng độ thuốc và điều chỉnh thời gian lấy mẫu phù hợ
p. Nghiên cứu chính thức
thực hiện trên 20 NTN được tuyển chọn đạt yêu cầu chấp nhận.
Ngẫu nhiên hóa (bố trí uống thuốc): Lựa chọn ngẫu nhiên bằng phần mềm excel để
xác định thứ tự loại thuốc sẽ uống trong giai đoạn 1.
Theo thiết kế chéo, mỗi người tình nguyện sẽ uống cả 2 loại thuốc, theo trình tự AB
hoặc BA.
2.1.3 Đảm bảo các nguyên tắc đạ
o đức trong nghiên cứu
Theo hướng dẫn thực hành tốt lâm sàng (GCP) và các quy định về đạo đức trong
nghiên cứu y sinh học, đề cương nghiên cứu chi tiết được Hội đồng đạo đức cơ sở
của Viện Kiểm nghiệm thuốc TW xem xét và thông qua. Phiếu chấp thuận số
05/HĐ-ĐĐ ngày 06/06/2008.
Tất cả người tình nguyện khi tham gia nghiên cứu đều phải được thông báo chi tiết
về nội dung và phương pháp cho uống thu
ốc, lấy mẫu. NTN ký bản cam kết tham
gia nghiên cứu một cách hoàn toàn tự nguyện trước khi bắt đầu nghiên cứu. Quá
trình đăng ký, tuyển chọn đều có kế hoạch, phân công cụ thể và tuân thủ theo đúng
các phương pháp đã nêu trong đề cương.
2.1.4. Người tình nguyện
Nguồn gốc: Tuyển chọn NTN là sinh viên của các trường đại học và một số người
đang làm việc trong khu vực Hà Nội.

17
Tiêu chuẩn chấp nhận:

- Tiêu chuẩn chung: nam giới khoẻ mạnh, tuổi 18 – 40. Chỉ số BMI về cân
nặng và chiều cao phải trong khoảng từ 18 – 25kg/m
2
;
- Đánh giá chung về tình hình sức khoẻ, khám tổng quát về tim mạch, tiêu
hoá, thần kinh, chiều cao, cân nặng, huyết áp, nhịp thở, tất cả phải trong giới hạn
bình thường;
- Các chỉ số xét nghiệm máu đều phải trong giới hạn bình thường. Xét
nghiệm bao gồm: hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, hemoglobin, hematocrit; Sinh hoá
lâm sàng: AST(GOT), ALT(GPT), creatinine, glucose;
- Xét nghiệm (bằng test thử nhanh) kháng thể HIV và kháng nguyên viêm
gan B phải âm tính.
Tiêu chuẩn loại trừ:
- NTN nghiện ma tuý, rượu ho
ặc thuốc lá;
- Người đang có những rối loạn về tim mạch, hô hấp, thận, tiêu hóa, miễn dịch,
huyết học, nội tiết, hệ thần kinh hoặc bệnh tâm thần ;
- Người có các giá trị xét nghiệm nằm ngoài khoảng bình thường ;
- Người nghi ngờ có nhiễm HIV và HbsAg (dương tính với phép thử nhanh)
- Người có tiền sử dị ứng với thuốc nghiên cứu hoặc các thuốc cùng nhóm;
- Người mới bị ốm trong vòng 2 tuần trước khi uống thuốc giai đoạn I;
- Người đã dùng bất kỳ một loại thuốc nào gây cảm ứng hoặc ức chế chuyển hoá
thuốc ở gan trong vòng 28 ngày trước khi uống thuốc giai đoạn I;
Qui trình kiểm tra NTN khi tuyển chọn:
Tuyển chọn và kiểm tra NTN theo các chỉ
tiêu trên trong vòng 2 tuần trước khi bắt đầu uống thuốc giai đoạn 1.


2.1.5. Phương pháp cho uống thuốc và lấy mẫu
Liều dùng và cách dùng:

- Đơn liều: 1 viên 60mg thuốc thử hoặc 2 viên 30mg thuốc đối chứng.

×