Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Tuyển tập những bài văn nghị luận xã hội đạt điểm cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.6 KB, 18 trang )

Đề bài 1:
Martin Luther King từng nói: "Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì
những hành động và lời nói của người xấu mà còn cả vì sự im lặng đáng sợ của
người tốt". Anh (chị) có suy nghĩ gì về ý kiến trên?
Bài làm
Cách đây không lâu, cư dân mạng truyền tay nhau một đoạn clip tại một bến xe
buýt ở Hà Nội. Nhân vật trong clip là một thanh niên gầy gò, gương mặt vô cùng
khắc khổ, đã bị kẻ gian lấy cắp chiếc ví. Dẫu rằng, chiếc ví ấy không hề có tiền mà
chỉ có một giấy phép lái xe, nhưng giấy phép lái xe này lại là một vật vô cùng có giá
trị với người thanh niên ấy nên anh ta thảm thiết nhìn ra xung quanh van nài kẻ trộm:
“Cho em xin… không có tiền đâu, chỉ có bằng lái xe thôi…”. Vậy mà trướchoàn cảnh
đáng thương của anh thanh niên, không ai dám lên tiếng, không ai hỏi han hay có ý
giúp đỡ người đàn ông tội nghiệp. Câu chuyện này để lại trong tôi nhiều suy nghĩ,
suy nghĩ về cách sống và thái độ ứng xử của con người trong xã hội hiện nay. Cũng
bàn về vấn đề này, MartinLuther King - nhà hoạt động nhân quyền Mĩ gốc Phi, từng
đoạt giải Nobel Hòa Bình năm 1964, cho rằng: “Trong thế giới này, chúng ta không
chỉ xót xa trước lời nói và hành động của kẻ xấu mà còn cả vì sự im lặng đến đáng sợ
của người tốt”.
Con người sinh ra và lớn lên, họ luôn đối diện với nhiều cung bậc cảm xúc,
nhiều trạng thái khác nhau trong cuộc sống. Xót xa là một cảm giác đau đớn, nuối
tiếc vô cùng sâu sắc. Còn im lặng tức là không có hành động hay phản ứng cụ thể
trước những tình huống, sự việc đáng lẽ cần có thái độ, có phản ứng. Sự im lặng ấy
trở nên đáng sợ khi nó là một biểu hiện bất thường trong cách ứng xử của con người
có thể gây ra cảm giác bất an cho người khác. Thực tế, chúng ta sống trong một xã
hội luôn tồn tại hai loại người: kẻ xấu là người kém đạo đức, đáng khinh ghét, có thể
gây hại, mang lại những điều không hay. Lời nói và hành động của họ đều không phù
hợp với các quy tắc chuẩn mực đạo đức, làm tổn thương người khác và có những tác
động tiêu cực đến xã hội. Ngược lại, người tốt luôn có những biểu hiện đáng quý về
tư cách đạo đức, về thái độ hành vi trong các mối quan hệ và được mọi người đánh
giá cao. Như vậy, thông qua câu nói của mình, Martin Luther King muốn gửi gắm tới
người đọc một thông điệp sâu sắc: Nỗi đau đớn nuối tiếc do những lời nói và hành


động của người xấu không xót xa bằng việc người tốt không có hành động thái độ
hay bất kì phản ứng nào trước việc làm sai trái ấy.
Khi còn nhỏ, ta không mấy khi quan tâm đến những thứ xung quanh mình mà
chỉ thường quan tâm tới chính bản thân: Hôm nay sẽ được ăn món gì, sẽ học gì, sẽ
cóphim hoạt hình gì, có truyện tranh gì sắp ra… Lớn lên một chút, bước vào tuổi biết
nghĩ, ta thấy bạn bè quay cóp trong giờ kiểm tra trong khi chính mình phải học cật
lực, ta thấy bãi gửi xe gần trường thu 3.000 đồng một chiếc xe đạp trong khi đó quy
định là 2.000 đồng. Rồi ta còn thấy người ta vượt đèn đỏ, lượn lách đánh võng, thấy
đám côn đồ dối trá, lừa lọc bà cụ bán nước ven đường. Chứng kiến những hành động
như thế, thử hỏi ai mà không bất bình? Bởi lẽ, những hành động ấy là biểu hiện của
sự thấp kém về nhận thức và ý thức, nó gây ra những tổn thất cả về vật chất và tinh


thần cho mọi người và xã hội. Hơn thế nữa, sự tồn tại của những lời nói và hành động
của kẻ xấu cũng là biểu hiện của sự bất ổn của xã hội ở một mức độ nhất định.
Xót xa trước hành động của người xấu là lẽ tất nhiên. Nhưng tại sao chúng ta
lại xót xa hơn trước sự im lặng đến đáng sợ của người tốt? Trong suy nghĩ của mọi
người, người tốt luôn có tư cách đạo đức, có khả năng và trách nhiệm trong việc thực
hiện những hành vi đem lại lợi ích cho cộng đồng xã hội. Với phẩm chấtvốn có ấy, họ
không thể nào không có phản ứng trước cái xấu, cái tiêu cực, những điều “chướng tai
gai mắt” trong xã hội. Vậy nên, thái độ im lặng của họ chính là một biểu hiện bất
thường. Sự im lặng ấy xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Họ im lặng bởi họ
bất lực khi thấy phản ứng của mình không hề có hiệu quả. Họ im lặng khi cảm thấy
cô độc, lạc lõng vì những việc tốt mình làm không nhận được sự ủng hộ của số đông.
Chăm lo làm kinh tế khiến đời sống khá giả, nhưng mê mải quá nhiều lại đẩy người
ta ra xa nhau hơn, lo cho lợi ích của mình hơn là lợi ích người khác.
Có rất ít người sẽ la lên khi thấy một tên trộm đang trộm xe trên vỉa hè hay
đứng ra bênh vực nạn nhân trong một vụ va chạm trên đường phố - nhất là kẻ gây sự
lại là đám côn đồ, lưu manh. Người tốt im lặng khi họ mất niềm tin, khi họ thấy kết
quả của những lời nói, hành động xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm lại trở thành

sự coi nhẹ, chế nhạo của người khác, thậm chí còngây ra những tổn thương không
đáng có cho chính họ.
Quay trở lại câu chuyện của anh thanh niên trên chuyến xe buýt không ít người
cảm thấy buồn và xót xa. Xung quanh đó có rất nhiều người đang chờ xe, nhưng đáp
lại lời khẩn cầu của anh thanh niên là sự im lặng. Cuối cùng người đàn ông bơ vơ
đành phải bước đi với gương mặt tuyệt vọng. Rõ ràng, muốn bắt tên trộm kia không
phải là chuyện khó. Tài xế đóng cửa xe lại, yêu cầu tất cả mọi người bảo quản hành
lí, gọi điện cho cơ quan chức năng khám xét từng người. Nhưng sao không ai dám lên
tiếng? Phải chăng chúng ta không dám bênh vực người lương thiện, phải chăng nỗi
sợ hãi cái xấu, cái ác đang giết chết dần lương tâm chúng ta? Xét cho cùng, im lặng
vì bất kì lí do nào đi nữa thì đó cũng là biểu hiện của sự tha hóa ở mỗi cá nhân và cho
thấy dấu hiệu bất ổn của xã hội. Nói cách khác, khi người tốt im lặng là khi xã hội
đang đứng trên bờ vực của sự phá sản những giá trị tinh thần.
Vậy làm thế nào để người tốt không im lặng nữa? Hãy trao quyền và khuyến
khích người tốt cất lên tiếng nói của mình bằng cách lắng nghe tiếp thu ý kiến và sẵn
sàng sửa đổi theo những ý kiến đóng góp đúng đắn của họ. Hãy đưa ra những chính
sách bảo vệ để tránh tối đa những tổn thất mỗi khi người tốt cất tiếng nói.Chúng ta
không phải lúc nào cũng có thể đứng lên bảo vệ chính nghĩa, ủng hộ cái tốt điều hay,
bởi có thể cá nhân ấy không đủ sức mạnh. Nhưng không có nghĩa chúng ta phải thỏa
hiệp với cái xấu, cái ác. Bởi ngay cả khi không đủ sức mạnh để thay đổi nó, ta vẫn
luôn có đủ quyết tâm để không đồng tình và không bị nó lôi kéo. Chúng ta đang sống
trong một xã hội mà những mối quan hệ với cộng đồng đã trở nên không thể thiếu.
Không ai có thể đơn độc trong cuộc sống được, vì vậy, trong quá trình đấu tranh
chống lại cái ác, cần xây dựng những hiệp hội của những người cùng chí hướng mục
đích để phấn đấu cho sự phát triển chung của xã hội, để người tốt có chỗ đứng và
điểm tựa. Khi đó họ sẽ không ngần ngại bày tỏ ý kiến quan điểm của mình. Tất cả
những gì chúng ta cần làm là sống dũng cảm, là làm những điều tốt đẹp cho cuộc


sống, và để nó tự nhân bản.

Ý kiến của Martin Luther King là một lời cảnh báo nghiêm khắc để cảnh tỉnh
con người trước nguy cơ về sự băng hoại của những giá trị tinh thần, biểu hiện những
hành vi ứng xử của con người trong đời sống. Có người đã nói: “Lùi bước cho cái
xấu cũng là một tội ác”. Hãy nhớ rằng, cái xấu chỉ mạnh khi nó thấy cái tốt dường
như đồng tình với nó. Và nó sẽ bị rút hết không khí và tắt thở khi chúng ta nhìn nó
với ánh mắt khinh miệt và xa lánh. Đây là một ý kiến thể hiện tinh thần trách nhiệm
đối với sự phát triển chung của toàn xã hội. Đó cũng là một thái độ đúng, tích cực,
xuất phát từ nhận thức về yêu cầu đối với hành vi của con người trong một xã hội tiến
bộ, nhân văn. Khi đơn độc một mình, người tốt sẽ trở nên yếu đuối, nhu nhược và
thất bại cay đắng. Họ chỉ đủ mạnh khi họ kết nối với nhau trong một tập thể, trong
một xã hội biết coi trọng giá trị nhân văn đích thực của con người. Trước sự im lặng
của người tốt, xót xa là điều khó tránh song điều đó là chưa đủ mà ta còn phải hành
động, phải có những giải pháp tích cực để thay đổi hiện trạng đó trong mỗi cá nhân
con người và toàn xã hội.
Mỗi chúng ta luôn mong muốn xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, mà
ở đó con người được sống trong yên vui hạnh phúc. Hãy coi câu nói của Martin
Luther King là một bài học, hãy xắn tay áo lên và hành động ngay từ hôm nay, bắt
đầu từ những việc nhỏ bé nhất mà chúng ta có thể. Tôi tin rằng điều đó không phụ
thuộc vào tuổi tác, mạnh yếu hay giàu nghèo, mà bất kì ai cũng làm được.
Đừng bao giờ thỏa hiệp và làm ngơ trước cái xấu, bạn nhé!
Đề bài 2: Suy nghĩ của anh (chị) từ bài thơ " Đường tắt" của Đặng Chân Nhân:
Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật nào.
Nhưng
Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào

Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn
Và nó luôn là con đường sai.
Nhưng
Con người vẫn đi con đường nhỏ ấy
Những kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Những kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một cách khó nhọc
Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học
Liệu chúng có thể tồn tại?
Đặng Chân Nhân
(Sinh năm 1993)
Bài làm


Có một sự thật luôn tồn tại mà ai cũng biết: rằng nhiều kẻ bằng "ô dù", bằng
nịnh nọt, bằng cách này hay cách khác mà trèo lên được chức vụ cao, làm ông to bà
lớn, ung dung hưởng kết quả mà lẽ ra phải đánh đổi bằng rất nhiều cố gắng nỗ lực. Ai
cũng biết và ai cũng bức xúc. Ai cũng bức xúc nhưng không ai dám nói to. Không ai
dám nói to nhưng người ta thì thầm "ông ấy... bà nọ..." và ai cũng tặc lưỡi "biết rồi".
Nói như Đặng Chân Nhân là ta đã quen nhìn nhiều người đi "Đường tắt"
"Luôn có một con đường ở trước bạn
Con đường dài mà bạn đang đi, hướng tới đích
Có một con đường ngắn hơn, cũng ở đó
Con đường nhỏ, ngắn và dễ đi hơn
Nó không dài, không tốn thời gian và không có một chướng ngại vật
nào"
Mở đầu bài thơ "Đường tắt", Đặng Chân Nhân mở ra trước mắt ta hai con
đường với hai viễn cảnh hoàn toàn trái ngược dù nó cũng dẫn tới một đích. Con
đường dài là biểu tượng cho hành trình gian khó, phải trải qua bao gian nan thử thách

mới có thể gặt hái được thành công. Còn con đường ngắn - đường tắt lại là ẩn dụ cho
một hành trình ngắn hơn với những luồn lách, thậm chí gian trá để có thể được hưởng
thành quả. Đặng Chân Nhân đã xây dựng một tương quan hoàn toàn đối lập: một bên
dài - một bên ngắn; một bên đầy bão tố thử thách - một bên "không có chướng ngại
vật nào" và "không tốn thời gian". Đánh vào tâm lí sợ khổ, sợ cực của con người,
việc lựa chọn đường tắt quả là có một sức cám dỗ rất lớn.
Nhưng, cái gì cũng có giá của nó!
Lửa thử vàng, phải trải qua khó khăn con người mới có thể trở nên cứng cáp,
phát huy hết năng lực bản thân, thậm chí bộc lộ những năng lực tiềm ẩn. Ta có thể sẽ
vấp ngã rất đau nhưng giá trị là những bài học thu về. Đi trên con đường dài, vất vả
song sẽ giúp ta ngày một trưởng thành hơn. Ta có quyền tự hào vì những gì tự mình
gây dựng lấy. Niềm vui, niềm hạnh phúc khi đạt được thành quả cũng trở nên trọn
vẹn.
Và như thế có nghĩa là, khi chọn đi con đường tắt, người ta đã bỏ qua tất cả
những điều tuyệt vời đó
" Con đường nhỏ ấy
Nó bỏ qua rất nhiều thứ
Nó không cho bạn một tí kinh nghiệm nào
Nó không làm cho bạn mạnh mẽ hơn
Nó không làm cho bạn tốt hơn"
Tôi nghĩ, thứ mất đi có lẽ không chỉ có chừng ấy. Đường tắt dễ đi nhưng lệ phí
để đi con đường ấy thực không nhỏ chút nào. Muốn đi đường tắt, người ta phải dùng
không biết bao nhiêu là thủ đoạn, hoặc là khom gối mà xin, hoặc là cướp trắng trợn
thứ đáng lẽ thuộc về người khác. Hay nói đúng hơn, họ phải bán rẻ nhân cách, bán rẻ
những giá trị người của chính mình. Kẻ dám bán có hai loại: kẻ trộm và kẻ lừa dối.
Bán đi rồi thì còn lại những gì?
"Kẻ trộm đi con đường ấy để trở thành kẻ giàu
Kẻ lừa dối đi con đường ấy để trở nên thành công
Chúng dễ dàng đạt được những thứ người khác đạt được một
cách khó nhọc

Chúng trở nên thành công với nhưng ý nghĩ vô học"
Đúng là đi đường tắt thì cái gì cũng dễ. Đi dễ, thành công dễ và mất cũng dễ.
Mà đã mất là mất hết. Vì không có năng lực thực sự thì không khả năng giải quyết


các yêu cầu công việc ở vị trí đó. Họ lúc nào cũng sống trong lo sợ sẽ có người hạ bệ
mình, lúc nào cũng bất an, lúc nào cũng phải tìm cách lấp liếm sự kém cỏi. Nhưng,
dù sớm hay muộn, họ chắc chắc cũng sẽ bị lật tẩy.
Câu hỏi cuối bài thơ vang lên đầy day dứt: "Liệu chúng có thể tồn tại?". Đây
có thể cũng là một lời nhắc nhở, một lời cảnh báo. Đặng Chân Nhân khẳng định
đường tắt "luôn là con đường sai". Nó chỉ đem đến thành công trước mắt mà không
thể duy trì lâu dài, hơn nữa cái giá phải trả cho nó là quá lớn. Không chỉ với một
người mà với cả cộng đồng, với cả kẻ đi dường tắt và người lựa chọn đường dài. Vì
thành công bằng lối tắt là không công bằng với những người đã và đang nỗ lực bằng
tất cả khả năng của mình. Nó sẽ khiến những người có năng lực thực sự mất niềm tin,
hao mòn ý chí phấn đấu và nhiệt huyết cống hiến cho xã hội. Không dừng lại ở đấy.
Hậu quả của nó còn khủng khiếp hơn rất nhiều.
Hãy là một phép nhẩm đơn giản. Rằng những người đi đường tắt thì thường
ngồi lên chức vị cao. Ngồi ở chức vị cao thì đưa ra những quyết sách quan trọng.
Nhưng vì không có năng lực nên quyết sách quan trọng hay bị sai lầm. Một quyết
sách sai lầm thì hậu quả nặng nề của nó cả cộng đồng phải gánh chịu. Hơn nữa những
kẻ đi đường tắt sẽ khiến cả xã hội mất cân bằng ghê gớm. Chính vì đi đường tắt,
không có năng lực thực sự, nên những kẻ ấy luôn cố gắng tìm cách che đậy sự kém
cỏi của mình. Nhu cầu ấy sẽ kéo theo một loạt tệ nạn khác trong xã hội: mua quan
bán chức, mua bằng, thi hộ... Những cái giả cứ thế lên ngôi, các giá trị cũng bị làm
giả một cách trắng trợn. Niềm tin cũng theo đấy đổ vỡ. Xã hội bị gặm rỗng từ bên
trong.
Ta phải nhìn thằng vào sự thật: rằng ngày càng có nhiều người muốn đi đường
tắt. Từ cậu học trò không học nhưng muốn thi đỗ nên giờ bài quay cóp cho đến ông
bộ trưởng nào đấy với cái bằng trị giá nghìn đô. Nó không ở một cá nhân mà đang lây

lan trong cộng đồng như một thứ bệnh dịch. Gần đây người ta xôn xao vì clip ghi
hình giám thị đáp bài cho thí sinh, thí sinh ngang nhiên giở tài liệu chép trong kì thi
tốt nghiệp THPT. Nó trắng trợn quá. Và sự trắng trợn ấy đã diễn ra từ rất lâu rồi. Vì
sao? Vì ai cũng muốn đi đường tắt. Đường tắt đã nhân bản muôn hình vạn trạng trong
cuộc sống.
Không phải tự dưng mà những kẻ đi đường tắt có thể tồn tại. Không có người
dung túng mở đường thì liệu những kẻ đó có thể đi được? Và, chúng còn được tiếp
sức bởi chính cộng đồng. Vì chúng ta thích những thứ hào nhoáng, quá coi trọng
bằng cấp mà quên đi giá trị thực sự bên trong. Tâm lí ấy dường như đã ăn sâu vào
con người chúng ta.
Hãy thay đổi.
Vì dẫu biết những kể đi đường tắt sớm muộn cũng bị lật tẩy, bị thay thế nhưng
cho đến lúc ấy thì không biết đã kịp gây ra bao nhiêu hậu quả. Có thể khắc phục
nhưng sẽ mất rất nhiều thời gian mà không thể phục hồi nguyên trạng ban đầu. Cùng
giống như xây nhà vậy hãy xây cẩn thận ngay từ đâu còn hơn xây rối và sau này phải
hì hục sửa chữa,chắp vá.
Bài thơ "Đường tắt" của Đặng Chân Nhân có lẽ sẽ khiến không ít người giật
mình trước những suy nghĩ quá đỗi sâu sắc của một cậu bé 15 tuổi. Bởi nó đã vạch ra,
phân định rõ ràng cho ta thấy bản chất đúng - sai giữa hai con đường, hai sự lựa chọn,
giữa sống giả và sống thật.
Và bạn, bạn sẽ chọn con đường nào?
-------------•
Hoàng Quỳnh Phương


(Lớp 11 Văn, Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - đường Ngô Quyền - thành phố Hải
Dương - tỉnh Hải Dương)
Đề bài 3: 'Trái tim tật nguyền'
Cuộc sống hiện đại mỗi lúc một nâng cao mức sống của mỗi chúng ta. Con
người hài lòng với những bước tiến của công nghệ. Y học tự tin cứu chữa mọi căn

bệnh, chứng tật nguyền,… Nhưng điều đáng nói là rất nhiều người trong cuộc sống
hiện nay đang mang một khiếm khuyết rất lớn mà họ ít khi biết cũng như y học
không thể phát hiện và chữa trị. Đó là những con người mang “trái tim tật nguyền”.
Cụm từ trên nghe có vẻ lạ tai, nhưng nó trầm trọng và đáng quan tâm hơn bất
cứ mất mát nào. Câu chuyện của một thanh niên hư hỏng và một con người cao
thượng càng làm ta nhức nhối thêm về cụm từ “trái tim tật nguyền”.
Một thanh niên mang nickname “Kẹo mút chơi bời” đã kể lại câu chuyện mình
và nhóm bạn đâm chết cụ già ngay trên mạng với thái độ lạnh lùng đến đáng sợ,
giọng điệu xấc xược đến đáng kinh ngạc! Trong khi đó ở Bình Dương, anh Trần Đỗ
Huy tuy không may mắn được lành lặn, nhưng anh đã dùng tất cả tấm lòng, khả năng
của mình để cứu giúp người cùng cảnh ngộ và bản thân anh thì từ chối mọi sự giúp
đỡ. Hai câu chuyện đã gợi cho ta nhiều suy ngẫm, đặc biệt là với người thanh niên
thứ nhất.
Cuộc sống vốn đòi hỏi con người phải luôn nỗ lực vươn lên không ngừng để
tồn tại, để khẳng định mình. Sự vươn lên ấy, đối với người bình thường đã là cả một
thách thức, đương nhiên đối với những người không may mắn bị mất đi một phần
thân thể, lại càng khó khăn gấp bội. Thật cảm động vì những người bất hạnh, tật
nguyền ấy, bằng ý chí, bằng niềm tin vẫn đang vươn lên không mệt mỏi để khẳng
định giá trị của mình và đóng góp cho cuộc đời những điều tốt đẹp.
Vậy mà đáng buồn thay, trong cuộc sống lại đang tồn tại những người tuy
không tật nguyền về thể xác nhưng lại tật nguyền về tâm hồn. Đó là điều đáng sợ
nhất, bởi lẽ họ là những con người lành lặn nhưng mang “trái tim tật nguyền”. “Trái
tim tật nguyền” là một trái tim không lành lặn hiểu theo nghĩa bóng, nó là sự mất mát
những khả năng kỳ diệu của con tim như tình yêu đồng loại, sự cảm thông, bao dung
tha thứ,…
Người mang “trái tim tật nguyền” tuy không bị pháp luật xử lí, nhưng thái độ
vô cảm, thậm chí vô nhân tính của họ thực sự đã làm tổn thương đến nhiều người, là
mối nguy hại đối với xã hội. Hành vi đáng lên án của người thanh niên có tên “Kẹo
mút chơi bời” có lẽ mới chỉ như một phần nổi của tảng băng. Đâu đó trong cuộc
sống, ngày hôm nay, hôm qua, người ta vẫn phải chứng kiến cảnh những thanh niên

lợi dụng “hôi của” từ một tại nạn trên đường phố, hay gây tại nạn rồi bình thản bỏ đi,
mặc người bị nạn rên xiết trên đường vắng. Tội ác của kẻ sát nhân Lê Văn Luyện ở
Bắc Giang đến hôm nay vẫn còn như một ám ảnh và làm đau lòng bất cứ một người
có lương tâm nào…
Có vẻ như cuộc sống gấp gáp hiện tại mỗi lúc một đẩy con người ra xa nhau
hơn. Ngày càng nhiều đứa trẻ cảm thấy thiếu vắng mối quan tâm, sự gần gũi, thiếu
vắng bàn tay chăm sóc, bảo ban ân cần của cha mẹ. Những ảnh hưởng của phim ảnh,
trò chơi bạo lực, sự tràn lan của lối sống cá nhân, thực dụng,… đã khiến nhiều trái
tim của giới trẻ trở nên “tật nguyền”. Điều này có thể còn xuất phát từ những nguyên
nhân chủ quan. Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo
dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi lẽ, họ không có ý thức hoàn


thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những tình cảm nhân ái, yêu
thương đồng loại…
Cho dù xuất phát từ nguyên nhân nào thì lối sống của “trái tim tật nguyền”
cũng đã mang lại rất nhiều nguy hại cho xã hội. Nó đẩy con người ra xa nhau, chia rẽ
và làm mất đi niềm tin, tình thân ái… Một gia đình có một đứa con hư, gia đình ấy
không thể yên bình. Một xã hội cứ mãi phải hứng chịu hậu quả từ lối sống ích kỷ,
mất nhân tính sẽ khó mà phát triển. Thế hệ tương lai sẽ ra sao? Con người Việt Nam
trong mắt bạn bè quốc tế sẽ còn lại ấn tượng gì? Còn đâu bao truyền thống đạo lý tốt
đẹp mà ông cha ta đã cố công gìn giữ bao đời?...
Giải quyết vấn đề nan giải này không đơn giản chút nào! Mỗi người cần tự
xem lại mình, quan tâm nhiều hơn đến đời sống xung quanh. Xã hội cần nhân rộng,
học tập những tấm gương sống đẹp như anh Trần Đỗ Huy trong câu chuyện của báo
Tuổi trẻ, bởi lẽ, con người ấy “tàn mà không phế”. Chính anh, với trái tim tràn đầy
nhân ái và nghị lực, lại đang “đánh thức”, cảnh tỉnh nhiều người. Nhà trường và đoàn
thanh niên nên tổ chức thường xuyên các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh
niên về lối sống đẹp và có ích. Bên cạnh đó, những dòng tin tức vô cảm theo kiểu
Kẹo mút chơi bời cần được các cơ quan chức năng theo dõi, nhắc nhở và thậm chí

trừng trị, bởi đó không đơn giản chỉ là trò đùa trên mạng! Cần nghiêm trị đối với
những thanh niên có hành vi côn đồ, coi thường pháp luật như vậy.
Để hoàn thiện mình, tôi tự biết mình phải nỗ lực nhiều. Đôi khi phải thay đổi
một cách nhìn, thay đổi một thái độ. Có thể đó là chúng ta tự thấy mình đáng sống
hơn, có giá trị hơn? Hãy bắt đầu bằng thái độ nghiêm khắc với bản thân mình, tự
nhận thức những giá trị, giúp đỡ người thân rồi giúp đỡ mọi người xung quanh, biết
đâu đó lại là bước khởi đầu cho liệu trình điều trị “trái tim tật nguyền”.
Cuộc sống đang trôi qua từng phút, từng giờ. Ai cũng có khả năng cải tạo cuộc
sống này, nhưng nếu mang “trái tim tật nguyền”, ta sẽ không làm được điều gì cả.
------------------(Đồng Lê Mỹ Thiên – lớp 12 chuyên văn, THPT chuyên Lê Hồng Phong,
TP.HCM)

Đề bài 4: Một bài học sâu sắc, ý nghĩa mà cuộc sống đã tặng cho em
Bài làm :
Bản chất của thành công
Đã bao giờ bạn tự hỏi thành công là gì mà bao kẻ bỏ cả cuộc đời mình theo
đuổi? Phải chăng đó là kết quả hoàn hảo trong công việc, sự chính xác đến từng chi
tiết? Hay đó là cách nói khác của từ thành đạt, nghĩa là có được một cuộc sống giàu
sang, được mọi người nể phục? Vậy thì bạn hãy dành chút thời gian để lặng mình suy
ngẫm. Cuộc sống sẽ chỉ cho bạn có những người đạt được thành công theo một cách
giản dị đến bất ngờ.
Thành công là khi bố và con trai có dũng khí bước vào bếp, nấu những món ăn
mẹ thích nhân ngày 8-3. Món canh có thể hơi mặn, món cá sốt đáng lẽ phải có màu
đỏ sậm thì lại ngả sang màu… đen cháy. Nhưng nhìn mâm cơm, mẹ vẫn cười. Bởi vì
hai bố con không thể thành công trên “chiến trường” bếp núc, nhưng lại thành công


khi tặng mẹ “đoá hồng” của tình yêu. Một món quà ý nghĩa hơn cả những món quà
quý giá, hạnh phúc ấy long lanh in trong mắt mẹ.
Thành công còn là hình ảnh một cậu bé bị dị tật ở chân, không bao giờ đi lại

bình thường được. Từ nhỏ cậu đã nuôi ước mơ trở thành cầu thủ bóng đá. Sau bao nỗ
lực khổ luyện, cậu bé trở thành cầu thủ dự bị trong một đội bóng nhỏ, và chưa bao
giờ được chính thức ra sân. Nhưng đó không phải là thất bại. Trái lại, thành công đã
nở hoa khi cậu bé năm xưa, với bao nghị lực và quyết tâm, đã chiến thắng hoàn cảnh
để theo đuổi ước mơ từ ngày thơ bé. Thành công ấy, liệu có mấy người đạt được?
Sau mỗi mùa thi đại học, có bao “sĩ tử” buồn rầu khi biết mình trở thành “tử sĩ”. Hai
bảy điểm, cao thật đấy. Nhưng cao mà làm gì khi NV1 lấy tới hai bảy phẩy năm? Đó
thật ra không phải là thất bại, chỉ là khi thành công - bị - trì - hoãn mà thôi. Cuộc
sống vẫn chào đón họ với NV2, NV3. Quan trọng là họ đã nỗ lực hết sức để khẳng
định mình. Đó là ý nghĩa vẹn nguyên của các kỳ thi, và cũng là bản chất của thành
công.
Ngày còn nhỏ, tôi đã được đọc một câu chuyện rất xúc động. Truyện kể về một
cậu bé nghèo với bài văn tả lại mẹ - người phụ nữ đã che chở cuộc đời em. Cậu bé
viết về một người mẹ với mái tóc pha sương, với đôi bàn tay ram ráp nhăn nheo
nhưng dịu hiền và ấm áp. Cậu kết luận rằng: bà ngoại là người mẹ - người phụ nữ đã
nâng đỡ em trong suốt hành trình của cuộc đời. Bài văn lạc đề, phải về nhà viết lại.
Nhưng đó mới chính là một tác phẩm thành công, bởi ở đó chất chứa tình yêu thương
của đứa cháu mồ côi dành cho bà ngoại. Liệu có thành công nào, tình cảm nào thiêng
liêng hơn thế?
Nhiều năm trước, báo chí từng vinh danh một cậu học trò nghèo thi đậu đại
học với vị trí thủ khoa. Đối với cậu, đó là một thành công lớn. Nhưng có một thành
công khác, lặng thầm mà lớn lao, đó là chiến thắng của một người cha gần 20 năm
trời đạp xích lô nuôi con ăn học. Bao niềm tin và hi vọng hiện lên trên gương mặt
vốn đã chịu nhiều khắc khổ. Và ngày con trai đậu đại học cũng là ngày tốt nghiệp
khoá - học - của - một- người – cha.
Tôi biết có một nữ sinh tốt nghiệp đại học với tấm bằng loại ưu gần hai mươi
năm trước. Với tài năng của mình, cô có thể gặt hái thành công trên con đường sự
nghiệp và danh vọng. Nhưng cô sinh viên năm ấy đã chấp nhận hi sinh những cơ hội
của đời mình để trở thành một người vợ đảm đang, một người mẹ dịu hiền của hai cô
công chúa nhỏ. Cho tới bây giờ, khi đã là một phụ nữ trung niên, Người vẫn nói với

tôi rằng: “Chăm sóc bố và hai con chu đáo, đối với mẹ đã là một thành công lớn”.
Mỗi khi nghe câu nói ấy, tôi lại rơi nước mắt. Gia đình là hạnh phúc, là thành quả đẹp
đẽ của đời mẹ, và chúng tôi phải cảm ơn mẹ vì điều đó.
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công
thì thật là vô nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates?
Vậy thì hãy gấp đồng tiền một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường.
Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật
chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự thành công.


Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich
– ông chủ của đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần
bạn dành thời gian chăm sóc cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được
tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà Abramovich không nhận lại được từ những cầu
thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của
bạn là phải gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ
rằng cuộc sống là một chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói:
“Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà
thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ
chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của mình vào trang viết,
với tôi, đó là một thành công.
Hà Minh Ngọc (6/9/2006)
Lời phê của cô giáo dạy Văn
"Cảm ơn em đã tặng cô một bài học, một lời động viên vào lúc cô cần nó nhất.
Em đã thực sự thành công đấy. Mong em tiếp tục thành công."
Đề bài 6: Anh/chị hãy trình bày những suy ngẫm của mình sau khi đọc câu
chuyện sau:
NHỮNG DẤU CHẤM CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu

phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý
nghĩa đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe
khé, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không gì có thể
làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thiếu quan
tâm với mọi điều.
Một thời gian sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê
được, không còn giải thích được hành vi của mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích dẫn lời
của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quyên mất cách tư duy.
Cứ như vậy, anh ta đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu chấm câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì
bài văn của bạn mất ý nghĩa. Nhưng mất những dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy
không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng mấy ý nghĩa như vậy.
Mong bạn giữ gìn cẩn thận những dấu chấm câu của mình, bạn nhé!
(Theo Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2010)
Cuộc sống là kết nối, vũ trụ bao la, vô tận là sự góp nhặt, là sự tổng hợp từ
những điều bé nhỏ nhất. Chính những lẽ đơn giản ấy làm nên một cuộc sống có ý
nghĩa, hay như nhà văn Cleck đã nói, đại ý rằng: Ai trong chúng ta cũng mong muốn
làm những điều lớn lao nhưng không biết rằng cuộc sống làm nên từ những điều thật
nhỏ bé. Cuộc đời chỉ có ý nghĩa khi ta biết nâng niu, trân trọng và gìn giữ những điều
vi mô ấy. Những dòng văn tự sự trong mạch suy ngẫm, tự nhận thức của câu chuyện
"Những dấu chấm câu" đã đem đến cho tôi thật nhiều xúc cảm, thật nhiều suy nghĩ về


cuộc sóng, về những hạt giống tâm hồn bé nhỏ đang ươm lên trong tâm hồn ta đợi
ngày kết trái, đơm hoa.
Câu chuyện "Những dấu chấm câu" gợi cho ta trường suy nghĩ về cuộc đời.
Ngay khi đọc tiêu đề câu chuyện, ta đã không khỏi bất ngờ và đề câu chuyện, ta đã
không khỏi bất ngờ và tự hỏi: Tại sao lại là "những dấu chấm câu"? Nó thì có liên
quan gì đến ta? Trong ngôn ngữ, mỗi dấu chấm câu có chức năng riêng của mình, tuy

nhỏ nhưng "thiếu những dấu chấm câu trong bài văn" thì "bài văn của bạn mất ý
nghĩa". Bởi lẽ, những dấu chấm câu có nhiệm vụ chia tách thành phần câu, hay làm
rõ, các thành phần phụ chú, hoặc chỉ đơn giản là biểu hiện ngữ điệu câu. Từ nghĩa
tường minh của "những dấu chấm câu" ta có thể nhận ra rằng chính nhờ những dấu
câu mà bài văn rõ ràng, mạch lạc, hợp logich và quan trọng hơn cả dấu chấm câu chia
tách ý nghĩa các câu văn. Thiếu dấu chấm câu cũng đồng nghĩa với việc bài văn mất
đi sự mạch lạc trong bố cục và sự tường minh trong ý nghĩa. Vậy nên chính những
dấu câu là nền tảng sự thành công của một bài văn. Câu chuyện là dòng nhận thức khi
con người mất dần từ dấu phẩy, rồi dấu chấm than, chấm hỏi, tiếp đó là hai chấm,
cuối cùng dẫn đến anh ta đi đến dấu chấm hết nghĩa là anh ta mất tất cả. Bởi anh ta đã
mất dần đi sự suy nghĩ, sự tư duy của chính bản thân mình. Ý nghĩa câu chuyện chính
là đánh mất giá trị của bản thân.
Từ trong câu chuyện "Những dấu chấm câu" ta đã thấy được quá trình đánh
mất chính bản thân mình, đi đến dấu chấm hết của nhân vật "anh". Ban đầu, anh ta
"chẳng may đánh mất dấu phẩy" và trở nên "sợ những câu phức tạp", "chỉ tìm những
câu đơn giản". Cuộc sống của anh không có sự tìm hiểu, suy xét mà chỉ đơn giản
sống một cách bằng phẳng, nhợt nhạt - một lỗi "sống mòn". Rồi anh ta mất dấu chấm
than, anh "không cảm thán , xuýt xoa, không gì làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay
phẫn nộ nữa cả". Anh ta thờ ơ với mọi điều tức là anh ta đã bước một chân vào hỗ sâu
của sự vô cảm và đến khi anh ta đánh mất dấu chấm hỏi, nghĩa là anh không còn khả
năng học hỏi, không còn quan tâm mọi điều. Anh ta đã rơi vào hỗ sâu của bóng tối,
đứng ngoài cuộc đời - vô cảm, lãnh đạm với tất cả. Một thời gian sau, anh ta "mất dấu
hai chấm", đồng nghĩa với việc không thể liệt kê, giải thích hành vi của mình" và chỉ
biết "trích dẫn lời người khác" tức là anh ta chỉ là cái bóng, chỉ có thể sống trông theo
cách nghĩ của người khác, "không được là tôi trọn vẹn". Cuối cùng, anh mất tất cả.
Anh đã không còn là anh, cuộc đời cũng mất ý nghĩa. Những dấu chấm câu tuy chỉ bé
nhỏ, đơn giản nhưng nó cũng chính là điều vĩ mô. Lời nhận xét cuối câu chuyện cũng
là lời nhận thức, lời đánh giá nhẹ nhàng mà vô cùng sâu sắc: Mất những dấu chấm
câu trong bài viết của mình bạn có thể bị điểm thấp vì bài văn mất ý nghĩa "nhưng
mất dấu chấm câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời của bạn

cũng mất ý nghĩa như vậy". Lời tác phẩm cũng như một lời khuyên nhẹ nhàng "mong
bạn giữ gìn, những dấu chấm câu của mình", mong bạn hãy giữ gìn những điều nhỏ
bé làm nên cuộc sống của mình và đừng bao giờ đánh mất bản thân mình. Từ trong
câu chuyện nhân vật anh đã rơi rớt, đã đánh mất dần những thứ nhỏ bé nhất, những
dấu chấm câu ngỡ nhỏ nhoi ấy, nhưng khi mất đi cũng có nghĩa là anh ta đã mất đi
những điều lớn lao, những giá trị của cuộc sống. Bạn có biết vì sao lá cây có màu
xanh không? Bởi lá được cấu tạo từ chất diệp lục - những chất diệp lục ngỡ như nhỏ
bé ấy đã làm nên sự sống của lá, mất dần đi chất diệp lục, lá xanh sẽ thành lá vàng rồi
sẽ rơi, sẽ "chết". Bạn có biết để xây một ngôi trường người ta cần những hạt cát bé
nhỏ, những viên gạch, viên đá. Bạn thấy không, tất cả những gì quanh ta đều được
cấu thành từ những điều bé nhỏ. Vậy tại sao trong cuộc sống hiện nay chúng ta lại
đánh mất những điều nhỏ bé? Biểu hiện rõ ràng nhất của sự đánh mất bản thân là khi


ta không còn là ta 'bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo", ta sống bằng những thứ
của chính mình. Từ một con người giản dị ta có thể ào theo cơn lốc thời trang, cơn
lốc thần tượng, khoác lên mình những vỏ bọc không phù hợp với bản thân mình. Ta
không còn ăn những bát cơm mẹ nấu bên gia đình mà đến với những quán bar, quán
cà phê xập xình tiếng nhạc. Chúng ta mất dần sự liên kết với phần hồn trinh bạch ban
đầu và đi đến sự đánh mất bản thân khi ta rơi mất những điều thật nhỏ bé.
Nguyên nhân của lỗi sống ấy chính là do ngày nay chúng ta sống quá vội - lỗi sống
"mì ăn liền". Chính vì lỗi sống không biết nghĩ đến tương lai giữ gìn giá trị bản thân
đã dẫn đến sự đánh mất chính mình. Thế giới không ngừng thay đổi, bố mẹ lao vào
guồng quay bạc tiền, con cái cũng rời xa sự chăm lo gia đình êm ấm, và chỉ mải mê
học hoặc mải mê ăn chơi chạy theo những giá trị vật chất tầm thường bên ngoài.
Một trong nhiều điều đáng lo ngại là lối sống ấy hiện nay đang lan ra rất nhiều, rất
nhanh, rất mạnh mẽ, như một 'khối u" băng hoại nhân cách con người. Dù lối sống
đánh mất giá trị con người ấy chỉ tồn tại trong một nhóm ít giới trẻ những ai dám
chắc rằng: "khối u" ấy không di căn? Đất nước ta đang ngày càng phát triển và những
giá trị truyền thống của dân tộc như: "tranh Đông Hồ gà lợ nét tươi trong" như phẩm

chất, vẻ đẹp lỗi sống "lối sống dùng dằng con sông không chảy/sông chảy vào dòng
nên Huế rất sâu". Cũng dễ dàng bị mất đi. Tôi đã chứng kiến rất nhiều người để tuột
khỏi tay mình "những dấu chấm câu" rồi đi đến "dấu chấm hết" trong đời. Trong
truyền thống Á Đông, con người Việt Nam luôn hiền hòa, biết yêu thương con người
và người phụ nữ luôn là những người hiền hòa, biết yêu thương con người hiền lành,
nhỏ nhẹ. Nhưng một câu hỏi lớn đang đặt ra: Nạn bạo hành trong xã hội của lớp trẻ
ngày nay liệu có phải là sự mất dần bản thân? ngay trong văn hóa ứng xử đi đường văn hóa giao thông tôi cũng đã thấy người ta dần mất đi chính bản thân mình, người
ta chen lẫn xô đẩy nhau. Đâu rồi những con người hiền hậu? trong tiếng còi xe, tôi
cũng nghe thấy lời de dọa: tránh ra không tôi sẽ cho anh biết tay! Những clip học sinh
đánh nhau, lột áo, lăng mạ nhau được phát tán rộng rãi trên mạng chứng tỏ giới trẻ
đang thiếu trầm trọng văn hóa ứng xử, ký năng sống cũng như cách tháo gỡ mâu
thuẫn.
"Những dấu chấm câu" cấu thành nên những cuộc đời đang dần bị ta đánh mất
nhưng trong tôi vẫn ánh lên những niềm tin về con người Việt - nhân cách Việt.
Những làng nghề được xây dựng để bảo vệ, gìn giữ, và ai trong chúng ta cũng biết
đến vẻ đẹp nhân cách Việt tỏa sáng cùng trí thức hoa hậu Nguyễn Thị Huyền, Mai
Phương Thúy...
Cuộc sống bộn bề kia, cuộc sống công nghiệp đang giành lấy, cướp đi nhiều
thứ nhưng ta phải biết gìn giữ, nâng niu, coi trọng những điều bé nhỏ nhất, "yêu cái
cây trồng ở trước nhà yêu con đường đổ ra phố nhỏ" và hơn hết là yêu chính bản thân
mình như lẽ sống mà nhân vật "Trương ba" trong tác phẩm "Hồn Trương Ba - Da
Hàng Thịt" (Lưu Quang Vũ) đã gửi gắm: "không thể sống bên trong một đằng bên
ngoài một nẻo được, tôi muốn đưa được là tôi trọn vẹn".
Ta hãy yêu hơn chính mình, yêu hình hài, dáng vóc cái tên mà cha mẹ đã cho ta
để ta sống là chính mình. "Một ngày là quá ngắn ngủi so với đời người. Nhưng đời
người lại được làm nên từ những ngày thật ngắn ngủi ấy". Từ cách sống trân trọng
những gì nhỏ nhất, chúng ta sẽ làm nên thành công lớn của mình. Bởi bản chất của
thành công chính là sự nâng niu, gìn giữ những giá trị sống bé nhỏ của cuộc đời.
Thông điệp trao gửi từ câu chuyện "những dấu chấm câu" cũng đã dõng lên hồi
chuông cảnh báo về lỗi sống vội vàng không ai coi trọng giá tri bản thân bởi hạnh



phúc của một cuộc đời không phải là ở những trang phục thời thượng bạn khoác lên
hay phong cách sống bạn theo đuổi mà là ở việc, ở lẽ sống là chính mình.
Đề bài 6 :
Đọc đoạn văn sau đây, hãy làm bài theo yêu cầu.
Có một nhà điêu khắc đang khắc gọt từng nhát dao lên một khối đá cẩm
thạch, một em bé trai đứng gần đó nhìn ông ta một cách hiếu kỳ. Khối đá cẩm
thạch này dần dần hiện lên đầu, bờ vai, cánh tay, thân hình, tiếp theo là tóc, đôi
mắt, mũi, miệng v v …, thế là một em bé gái hiện lên trước mắt.
Em bé trai cảm thấy rất kinh ngạc liền hỏi nhà điêu khắc rằng: “Tại sao ông biết
có Thiên sứ ở trong khối đá này? ”
Nhà điêu khắc cười ha hả nói với em rằng: “Trong khối đá này vốn chẳng có gì
cả, chẳng qua là bác đưa sứ giả này ra từ trong trái tim bác bằng con dao khắc
này mà thôi.”
Hãy làm bài văn trên 800 chữ với đầu đề “Điêu khắc Thiên sứ trong trái tim
mình”. Tự đặt tựa đề, tự chọn thể loại (trừ thơ ca ra), nội dung bài văn phải nằm
trong phạm vi đầu đề câu chuyện.
BÀI LÀM:
Tôi là Thiên sư
Hồi còn rất nhỏ, tôi thường thấy mẹ mặc chiếc váy màu trắng, trông mẹ sao mà
xinh đẹp, sao mà vui vẻ vậy. Bàn tay nhỏ xíu của tôi nằm trong bàn tay mẹ sao mà
hạnh phúc vậy! Hồi đó, mẹ chính là Thiên sứ trong trái tim tôi. Thế nhưng mẹ cứ lại
hay gọi yêu tôi rằng “An Kỳ, con mới là Thiên sứ của mẹ!”
Tôi không phải là Thiên sứ, bằng không thì người được đón lên thiên đường
chính là mẹ, chứ đâu phải là tôi?
Trong nhật ký của mình, mẹ viết: “Mong An Kỳ của mẹ tốt đẹp như Thiên Sứ
vậy!” Tôi lau khô nước mắt, mẹ mong tôi trở thành Thiên sứ, giống như Thiên sứ
vậy, thế thì tôi sẽ làm một Thiên sứ, cho dù tôi không phải là Thiên sứ thì tôi cũng
phải cố gắng. Song, Thiên sứ là như thế nào nhỉ?

Có lẽ giống như mẹ chăng?
Thế là tôi để tóc dài, chải chuốt cho thật đẹp. Tôi mặc chiếc váy trắng dài,
bước chân nhẹ nhàng. Lời ăn tiếng nói nhỏ nhẹ, cử chỉ động tác cũng nhẹ nhàng. Tôi
ngắm mình trong tấm gương, trông tôi sao mà giống mẹ vậy. Trái tôi nói với tôi rằng:
“Trông em giống Thiên Sứ thôi, chẳng qua vì trông em xinh xắn, chứ em không phải
là Thiên sứ !”
Làm thế nào để thành Thiên sứ nhỉ? Tôi tự hỏi mình như vậy, song không có
đáp án. Có lẽ Thiên sứ là tốt đẹp thật sự chăng? Tôi lại nghĩ, thế là tôi đi tìm cái tốt
đẹp thật sự vậy.
Tôi bắt đầu bắt chước nụ cười trên môi mẹ, rất ấm áp, rất thoải mái. Tôi tặng
cho mỗi người nụ cười như vậy, bất kể người đó nghèo nàn hay là già yếu bệnh tật.
Có lẽ trên đời này rất cần những nụ cười như vậy, có lẽ là tôi, trái tim tôi ngày càng
trở nên trong suốt, nhẹ nhàng. Thế giới rất đẹp, nụ cười rất đẹp, song tôi không phải
là Thiên sứ. Tôi thường nói chuyện với trái tim tôi rằng, làm thế nào để trở thành
Thiên sứ nhỉ? Tâm hồn tôi không có đáp án rõ ràng, song tôi đang cố gắng!
Mãi cho đến một hôm, tôi cầm chiếc phiếu phục vụ tình nguyện của mẹ để lại, đến
“Ngôi nhà trẻ em”, tôi dường như cảm thấy tại nơi đây sẽ chắp cho tôi đôi cánh của
Thiên Sứ.


Những đứa trẻ mồ côi, những đứa bé khuyết tật trông mà tội nghiệp, song tôi
cảm thấy mình rất hạnh phúc khi được làm những việc giúp đỡ các em. Cho dù
những công việc đó chẳng qua chỉ là quét dọn nhà cửa cho các em, dạy các em vẽ
tranh, viết chữ và tập đọc, rồi cùng các em chơi các trò chơi. Trông nụ cười ngây thơ
của các em, tôi cảm thấy, các em mới là Thiên sứ, tôi cũng là thiên sứ.
“Chị Thiên sứ ơi, chị chơi cùng em với nhé.” Một em bé gái trông như một
Thiên sứ mỉm cười nói với tôi, “Chị hiền lành quá nhỉ.” Đây chính là một lời khen tốt
nhất dành cho tôi.
“Soạt.” Thế là đôi cánh của tôi giang ra. Thì ra, lương thiện và chân thành mới
là đôi cánh của Thiên sứ. Thế là tôi nghĩ đến mẹ tôi.

Thì ra, mẹ luôn hy vọng tôi trở thành con người lương thiện, chân thành, tốt đẹp như
Thiên sứ vậy.
Tôi vỡ lẽ ra rồi, và cũng đã làm như vậy rồi.
Tôi là một Thiên sứ, rất tốt đẹp.
--------------Theo Cri
Đề bài 7:
Bài học cuộc sống rút ra từ lời tâm sự của nữ nhà văn Mĩ Helen Keller:
"Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có
chân để đi giày."
Cuộc sống quả thật rất kì lạ. Có những con người sinh ra được hưởng đầy đủ
mọi ưu ái vật chất và tinh thần. Nhưng lại có những người bất hạnh mất đi một phần
ưu ái đó. Và trớ trêu thay khi những người có đầy đủ mọi thứ lại thường cảm thấy
không thỏa mãn khi thiếu đi một thứ vật chất thông thường nào đó. Họ cứ mãi nghĩ
về bản thân mình mà không biết rằng xung quanh còn có biết bao nhiêu người còn
kém may mắn hơn mình rất nhiều. Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller đã từng như thế cho
đến một ngày bà chợt nhận ra những may mắn mà mình được hưởng, bà tâm sự "Tôi
đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để
đi giày". Lời tâm sự chân thành đó đã đánh thức biết bao cảm xúc trong trái tim mỗi
người.
Không đề cập trực tiếp đến vấn đề hay nêu ra bài học, chỉ bằng một câu kể rất
thực nhưng chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu xa, Hellen Keller đã khiến mọi người phải
suy ngẫm, phải nhìn nhận lại những gì mình đang có để trân trọng, để giữ gìn.
"Tôi đã khóc vì không có giày để đi" đó là một lời thú nhận rất chân thành,
trung thực bởi lẽ đối với những người sống trong đủ đầy, quen có đủ mọi thứ thì sẽ
cảm thấy buồn, thấy chán nản khi không có "giày" hay có thể nói là những phụ kiện
vật chất cần thiết để làm đẹp cho mình, làm mình tự tin. Tôi đã thấy nhiều cô bé, cậu
bé, nhiều bạn học sinh-những người sinh ra được nhận tình yêu thương của bố mẹ,
được sống hạnh phúc, ấm no... trở nên bướng bĩnh, giận dỗi hay khóc vì bố mẹ không
đáp ứng những nhu cầu của mình, thậm chí có những người nông nổi vì giận bố mẹ
mà bỏ nhà đi hay làm bất cứ việc gì để được thứ mình muốn. Thế nhưng, họ đâu biết

rằng ở ngoài xã hội, ở xung quanh chúng ta hay thậm chí ngay cạnh nhà bạn lại có
những cảnh đời bất hạnh, tồn tại biết bao con người "không có chân để đi giày". Hình
ảnh rất thực ấy nói về những người khuyết tật hay nói rộng ra là những người thiếu
may mắn, những người sinh ra đã không được cuộc sống, được tạo hóa thương yêu
để ban tặng những thứ cần thiết cho mỗi con người. Hai vế câu đối lập trong lời tâm
sự của nhà văn Mĩ được kết nối với nhau bởi cụm từ "cho đến khi tôi nhìn thấy"


giống như một sự nhận thức, một lời thức tỉnh đối với biết bao người. Sống trên đời
đâu phải chỉ có riêng mình gặp khó khăn hay thiếu thốn. Hãy tự nhìn bên ngoài kia
còn biết bao người kém may mắn hơn, họ không chỉ thiếu thốn vật chất, không chỉ
thiếu thốn tình thương mà có người còn không thể tự chăm sóc mình, phải sống nhờ
vào người khác hay phải nhận những ánh nhìn tội nghiệp của người xung quanh.
Những người như vậy mới thực sự là kém may mắn, đáng để "khóc" hơn chúng ta.
Đọc lời tâm sự của Hellen, tôi chợt nhớ đến người thầy giáo đáng kính Nguyễn Ngọc
Ký - người bị tật nguyền đôi tay và phải dùng đôi chân của mình để tập viết. Đã
nhiều lần, những khó khăn, vất vả, những lần bị chuột rút đến quặp cả bàn chân, đau
đớn đến vã mồ hôi nhưng sức mạnh của niềm tin, sức mạnh được nhân lên cả với sự
mặc cảm đối với cuộc sống đã giúp thầy "đứng vững", dũng cảm bước tiếp và trở
thành một nhà giáo ưu tú. Hay những cậu học sinh bị mất đôi chân, những người mù
hoặc không thể nói nhưng bằng trí óc, bằng những gì mà họ còn lại vẫn dũng cảm
vượt qua khó khăn để sống tốt đẹp. Tôi tin chắc rằng không ít lần họ rơi nước mắt,
không ít lần muốn bỏ cuộc nhưng họ vẫn can đảm, chính những gì họ đang thiếu hay
không có đã thúc đẩy họ, đem đến sức mạnh giúp họ thành công. Vậy thì mỗi chúng
ta, những người có đầy đủ chân tay, những người có thể lao động để nuôi sống mình
tại sao phải buồn khi ta thiếu đi một đôi giày hay chiếc áo, chiếc quần? Hãy nhìn
những tấm gương đó, hãy soi mình vào đó để tự hỏi và tự biết chúng ta hơn họ những
gì nhưng lại thua họ những thứ căn bản này. Có một triết gia nổi tiếng đã nói rằng:
"Tôi hạnh phúc vì có đủ cả tay lẫn chân". Được sinh ra trọn vẹn là một con người,
được có thể bằng đôi tay và đôi chân để tự lao động, tự nuôi sống bản thân, kiếm

được đồng tiền chính nghĩa đã là một hạnh phúc lớn nhất cả đời người! Đừng vì
những thứ nhỏ nhất, những vật phòng thân bên ngoài mà tự cho mình là khổ, mà đánh
mất sức mạnh của mình.
Chỉ là một lời tâm sự, cảm nhận rút ra từ cuộc sống, từ thực tế mình quan sát
nhưng Hellen Keller đã thức tỉnh, đã đánh lên một hồi chuông báo động cho những
người chỉ chăm chăm nghĩ đến mình, ích kỉ hay tự ti. Lời tâm sự đó đã trở thành một
bài học ý nghĩa một chiêm nghiệm sâu sắc không chỉ dành riêng cho một cá nhân nào
mà là cho tất cả mọi người về một cuộc sống, một cách sống tích cực trong xã hội:
Phải biết ơn cuộc sống ban cho ta những điều đáng quý, hãy trân trọng những gì mình
đang có và cố gắng hết sức mình để giành lấy những gì mình mong muốn. Đừng bao
giờ buông xuôi bởi "không có gì là không thể"! Hãy sống dũng cảm và kiên cường
như cô bé Aya trải qua năm tháng bệnh tật, đã qua đời trong nước mắt thương tiếc của
mọi người và những đóa hồng đỏ thắm bao quanh.
Người chiến thắng cuối cùng chưa hẳn là người mạnh nhất mà là người có đủ
niềm tin, dũng cảm và nghị lực nhất.
Cuộc sống không lấy hết của ai điều gì và con đường đi đến thành công không
phải bao giờ cũng trải đầy hoa hồng. Chính vì thế hãy sống tích cực để đến "khi
chúng ta qua đời, mọi người khóc còn chúng ta cười". Nữ nhà văn Mĩ Hellen Keller
thực sự đã tìm ra một chân lí cuộc sống, một cách sống đẹp, sống tốt và quan trọng
hơn hết là để lại một bài học đáng quý cho tất cả chúng ta.
----------------Nguyễn Tam Giang,
Lớp 12 Chuyên Văn - Quốc Học, Huế
Nguồn website Sở GD&ĐT Thừa Thiên Huế
Đề bài 8:


Nhà thơ Tố Hữu có quan niệm sống như sau:
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”
Anh ( chị ) có suy nghĩ như thế nào?
Bài làm 1

Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn có câu: “ Sống trên đời cần có một tấm lòng…Để gió
cuốn đi”. Tấm lòng ấy chính là cửa sổ để đem tình yêu thương của mình đến với mọi
người, mang hương vị yêu thương đến với cuộc sống. Cũng như Trịnh Công Sơn, Tố
Hữu có quan niệm sống như sau: “ Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Thật vậy, “cho” tức là cống hiến, “nhận” thức là hưởng thụ. Sống là cho, là
cống hiến, chia sẻ chứ không phải chỉ sống cho bản thân, cho cá nhân mỗi người.
Sống là phải đem tình yêu thương của mình chia sẻ với người thân, với bạn bè, xóm
giềng và với tất cả mọi người xung quanh chúng ta. Bởi người thân là những người
gần gũi nhất và luôn thương yêu chúng ta. Như cha mẹ mình đã sinh và nuôi dưỡng ,
dạy dỗ chúng ta nên người, luôn dành trọn tình yêu thương cho chúng ta. Vì sống
cống hiến sẽ đem lại hạnh phúc và làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa hơn.
Như đất nước cho ta quyền tự do, cho ta quyền tự hào dân tộc. Có được điều đó,
chính là nhờ các vị anh hùng dân tộc đã cống hiến tuổi trẻ của mình, đã hy sinh trên
chiến trường để dành lại nền độc lập tự do cho dân tộc ngày nay. Như Bác Hồ là tấm
gương sáng ngời về quan điểm sống. Bác luôn sống giản dị, gần gũi với quần chúng
nhân dân và giàu đức hy sinh vì Tổ quốc thân yêu. Bác hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc
của mình để đi ra nước ngoài tìm đường cứu nước, cứu dân.
Trong cuộc sống, con ong cho mật, hoa cho hương, chim cho tiếng hót; điều đó
tạo nên cuộc sống đầy màu sắc và tràn đầy sức sống. Con người cho nhau tình yêu
thương và cao hơn nữa là đức hy sinh, vị tha vì người khác.
Hiện nay, những tình nguyện viên đã dành nhiều thời gian, của cải, sức khoả của
mình để đem lại nhiều nụ cười cho những em bé bất hạnh, những cụ già neo đơn và
giúp đỡ những người nghèo khổ trong cuộc sống khó khăn này. Chính họ mang trái
tim đầy yêu thương và nhiệt huyết để sưởi ấm những mảnh đời bất hạnh. Và điều đó
cũng mang đến cho những người tình nguyện nhiều niềm vui và hạnh phúc. Bởi “cái
cho đi là cái còn ở lại”.
Trong trường học, thầy cô cho chúng ta kiến thức, kinh nghiệm, những bài học
cuộc sống. Những trải nghiệm cuộc sống cho ta kinh nghiệm. Những lần vấp ngã đã
cho ta niềm tin để sống tốt hơn và quá khứ cho ta nền tảng để bước tiếp trên đường
đời. Cho nên chúng ta cần phải sống, học tập và rèn luyện thật tốt để sau này giúp đỡ

gia đình, cống hiến cho đất nước, góp phần đưa đất nước phát triển vững mạnh “ sánh
vai với các cường quốc năm châu” như mong ước của Bác Hồ kính yêu.
Chúng ta cũng từng nghe “ Vì nước quên thân. Vì dân phục vụ.” Đó là những
chú công an sống vì dân, phục vụ nhân dân, đem lại sự bình yên cho nhân dân và xã
hội. Các chú phải chịu nhiều gian khổ để góp phần xây dựng một nền tảng đất nước
ổn định, vững mạnh và phát triển.
Có ai đó nói rằng: “ Gia đình là tất cả”, nhưng bạn đã làm già cho gia đình ấy?
Một sự chăm sóc ân cần khi mẹ ốm, một cái nắm tay chia sẻ khi em buồn. Đó là tình
yêu thương bạn dành cho những người thân yêu. Bạn sẽ được gì từ những việc làm
đó? Bạn đâu biết rằng mẹ đang mỉm cười và thầm cảm ơn thượng đế đã cho mình
một người con ngoan, biết chăng mẹ bạn sẽ nhanh hết ốm vì chính hành động của
bạn. Còn đứa em bạn sẽ cảm thấy được quan tâm, chi sẻ phần nào và bạn sẽ bắt gặp
một nụ cười thương mến.


Cũng có một người, sống chỉ biết hưởng thụ mà không muốn sẻ chia. Bạn
muốn được tình yêu của mọi người nhưng bạn đâu có mở rộng trái tim mình với mọi
người xung quanh. Như thế làm sao bạn có được tình yêu mến của mọi người quanh
bạn? Đó là một cách sống ích kỷ chỉ có mình với mình. Sống chỉ biết vì mình sẽ
chẳng bao giờ nhận được niềm vui và hạnh phúc thực sự và vĩnh viễn, có chăng chỉ
là niềm vui và sự hạnh phúc giả dối, nhất thời. Có nhiều người đi tìm niềm vui trong
cuộc sống đua đòi, thác loạn trong những cơn say của “ma men”, “ma thuốc”. Họ có
quan niệm sống là cho một cách sai lầm nên đã cho đi thân xác, cho đi nhân cách, cho
đi chính mạng sống của mình một cách vô ích khi sa vào các tệ nạn xã hội, chìm đắm
trong cuộc sống thác loạn, huỷ hoại tuổi trẻ và cuộc đời của mình. Bởi ăn chơi sa đoạ,
tệ nạn xã hội và HIV/AIDS có mối quan hệ mật thiết để huỷ diệt cuộc sống của con
người.
Bạn có thể dành một ít thời gian được không? Để làm gì? Để dắt những em
nhỏ hay những cụ già qua đường lúc đường phố đông xe qua lại hay đường trơn khi
trời mưa hay có những vật cản trên đường…Bạn có thể cho đi một ít tiền đối với

người già yếu hay những em nhỏ ăn xin thực sự để sống. Lúc đó bạn đã đem đến cho
họ một niềm tin vào cuộc sống…
“ Sống là cho” thì ta sẽ nhận được nhiều điều cho dù ta không muốn. Chúng ta
sẽ nhận được nhiều tiếng “cảm ơn”, nhiều tình cảm của mọi người, nhiều nụ cười và
cả nước mắt hạnh phúc. Đó là những hoạt động cứu trợ cho đồng bào không may
mắn trong nhiều trận bão, lũ lụt đã mang đến nhiều niềm vui cho mọi người. Đó là
tinh thần “ Lá lành đùm lá rách”, “ Thương người như thể thương thân” đã là cho
cược sống tươi đẹp hơn. Trên truyền hình, có những chương trình đã giúp đỡ người
nghèo vượt qua khó khăn, có vốn làm ăn như “ Vượt lên chính mình” hay chương
trình “ Trái tim cho em” xúc động và nồng thắm tình người.
Có bao giờ bạn suy ngẫm câu hát:
“Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta
Mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay”
Bạn đã góp phần làm gì cho đất nước chưa? Nếu chưa thì tại sao bạn không nổ
lực để đóng góp xây dựng Tổ quốc bằng những việc làm phù hợp với khả năng của
mình. Bạn đừng đòi hỏi đất nước hay cộng đồng cho bạn hay đem lại hạnh phúc cho
bạn! Bởi đó là cách suy nghĩ và lối sống ích kỉ và hèn nhát. Nếu bạn đã đóng góp một
phần cho đất nước thì hãy cố gắng hơn nữa để cống hiến xây dựng Tổ quốc thanh
bình, hạnh phúc. Bởi sống là cống hiến, đó là sự thể hiện của một cách sống đẹp,
sống có ý nghĩa, sống có ích cho đời và cho bản thân. Câu thơ của Tố Hữu đã khích
lệ chúng ta biết sống, sống nên “cho” hơn là nên “nhận”.
Dẫu biết rằng ngọn lửa lúc nào cũng có tàn. Nhưng hãy để cho ngọn lửa yêu
thương trong trái tim bạn sưởi ấm đến lúc có thể. Bời vì “ Sống là cho đâu chỉ nhận
riêng mình”
NGUYỄN THỊ BÍCH TRÂM
---------------------------Nhận xét:
- Hiểu đề, cảm nhận tốt, ý sâu sắc, diễn đạt tương đối rõ ràng mạch lạc, văn viết có
cảm xúc, có tham khảo tư liệu phù hợp, còn mắc một số lỗi dùng từ.
- Bài viết đã được sửa chữa, thêm bớt một số từ ngữ bị mắc lỗi dùng từ.
Bài làm 2



Tố Hữu có câu thơ: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Câu thơ đã thể hiện
một quan niệm sống để chúng ta suy nghĩ, mở rộng tấm lòng để đón nhận. Hai chữ
sống “cho” và “nhận” vừa bình dị, quen thuộc nhưng cũng vừa sâu sắc, lắng đọng;
chúng ta phải mở cửa con tim để ngắm nhìn và cảm nhận.
Vậy, “sống cho” là gì? Nó có được hiểu như là một phần của “sống đẹp” hay
không? Theo các bạn, “cho” ở đây là cho về mặt của cải vật chất hay cho về mặt tinh
thần, tình cảm hay cho một tấm lòng? Điều này còn phải tuỳ thuộc vào cảm nhận của
mỗi người. Theo tôi, “sống cho” là phải sống vì người khác, vì lợi ích cộng đồng, có
tấm lòng nhân ái, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh mà không đắn đo,
suy nghĩ về lợi ích của riêng mình, không cần “nhận” lại. Sống là để mang lại hạnh
phúc cho những người xung quanh, cho cuộc sống.
Thế nhưng, hiện nay có một số người đang bóp méo hai chữ “sống cho” này. Họ
cứ đem vật chất ra đong đếm lương tâm, tình cảm trong con người của mình. Chẳng
hạn như có một người ăn xin vào nhà giàu kiếm sống; họ cho ít tiền rồi mặc sức
khinh bỉ, chửi rủa. Xin hỏi: “ Đây có phải là “cho” mà nhân nhân ta thường gọi hay
không?”
Cuộc sống luôn tuần hoàn và sự “cho” và “nhận” cũng vậy. Có cho thì sẽ có nhận
mà có nhận thì chúng ta phải cho đi một thứ gì đó. Nếu ta làm được điều này thì ta sẽ
thấy cuộc sống “ôi sao mà tươi đẹp, ngọt ngào đến thế !”. Những vấn đề mấu chốt là:
Cho và nhận đã trở thành một bài toán. Nó còn tạo nên đức tính nhỏ nhen, ích kỷ của
con người. Có người cho mà không cần nhận – là đức tính hiếm có những cần có của
con người. Cho mà không nhận làm người ta cảm thấy không thú vị, mất đi niềm vui
của cuộc sống…Trong khi đó, có người chỉ nhận mà không hề cho đi. Họ tính toán
từng ly từng tí cho lợi ích của mình. Và họ sẽ mất đi những thứ lớn lao, quan trọng
hơn những cái họ đã nhận. Nên tốt nhất là chúng ta cần kết hợp hài hoà giữa “cho và
nhận”, “cho nhiều hơn nhận” để tạo thêm niềm vui, niềm tin vào cuộc sống, vào
chính mình. Lúc đó chúng ta sẽ thấy trái đất to lớn đến dường nào và con tim chúng
ta sẽ mở rộng tấm lòng, chúng ta sẽ dang rộng vòng tay với mọi người.

“Có ai đó nói rằng, khi quay ngược trái tim mình lên, trái tim sẽ có hình ngọn lửa.
Có phải đó là ngọn lửa của tình yêu thương, của tình người ấm áp? Ngọn lửa ấm áp
cho tình yêu đi đến phút cuối cùng”. Tôi đã đọc điều này trên một trang web nhỏ.
Nhưng tôi đã cảm nhận được cái gọi là “sống cho” trong những câu văn “có lửa” trên.
Họ cho tình yêu thương, bằng sự nồng nhiệt của ngọn lửa trái tim mình. Tuy nó nhỏ
bé nhưng thật lớn lao, vĩ đại. Đôi lúc, những tấm lòng tạo nên một niềm tin và sức
sống mới cho những “chiếc lá vàng trên cây”. Và tôi càng thấm thía câu thơ: “Sống là
cho đấu chỉ nhận riêng mình”.
“Tôi được dạy từ nhỏ: Tôi phải thương yêu đồng loại mình, yêu thương gia đình
mình, yêu thương bạn bè mình và yêu thương anh chàng sẽ là chồng mình, tuyệt đối
chung thuỷ và hết lòng. Tôi chưa bao giờ được dạy, tôi phải yêu thương chính tôi”
đây phải chăng là sống cho, sống cho một cách tuyệt đối, không điều kiện. Những
điều này diễn ra quá bình thường trong cuộc sống của chúng ta nhưng mấy ai thực
hiện được? Bởi mấy ai hiểu được: Sống cho là cái gì? Con người là vậy “Sống vì bản
thân và nhu cầu của chính mình”. Một bộ phận không nhỏ con người hiện nay đang
sống vị kỷ vì mình. Họ không hề biết xung quanh họ có nhiều hoàn cảnh chờ mong
chỉ một chút rung động, liếc qua của con tim họ, đồng cảm với nỗi đau khổ của người
khác. Họ chỉ sống vì bản thân và gia đình của họ. Còn chúng ta hãy làm những gì
chúng ta làm được trong khả năng của chúng ta ! Hãy cho đi, chia sẻ một phần dư của
mình để bù đắp vào những phần thiếu hụt mà người khác đang gánh phải ! Hãy sống


như “ lá lành đùm lá rách”, hay “lá rách ít đùm lá rách nhiều”! Có như thế ta mới thấy
lòng nhẹ nhàng , thanh thản và có nhiều niềm vui. Bởi một lí do đơn giản: “ Mười
phần trăm cuộc sống của chúng ta là do những gì ta tạo ra, chín mươi phần trăm còn
còn lại tuỳ thuộc vào cách ta suy nghĩ và cảm nhận. Chúng ta không thể phủ nhận
điều đó! Thời gian chúng ta không có nhiều, mà một khi thời gian đã đi qua thì không
lấy lại được.” Do đó chúng ta hãy cùng cố gắng để có thể “cho và nhận”, “cho nhiều
hơn nhận”.
Bây giờ tôi mới hiểu rõ cái gọi là nghệ thuật trong câu thơ của Tố Hữu. Mỗi câu

thơ ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Chỉ với tám từ “Sống là cho đấu chỉ nhận riêng mình”
nhưng có nhiều điều để chúng ta phải suy luận, khám phá. “Cho và nhận” sẽ là điều
kiện cần và đủ cho mỗi người; là điều tối thiểu nhất của mỗi người. Con người sống
cần có một tấm lòng, một trái tim yêu thương. Một trái tim sẽ thắp sáng vùng trời.
Nhiều trái tim sẽ thắp sáng cho cả thế giới. Khi chúng ta cho đi một thứ, chúng ta sẽ
nhận không chỉ một mà hai, ba, bốn và nhiều thứ dù chúng ta không mong chờ. Một
trong số đó là niềm vui và hạnh phúc. Những thứ này làm cuộc sống dạt dào hơn, tâm
hồn ta tươi đẹp hơn và ta thấy ta sống có ý nghĩa hơn khi chúng ta giúp đỡ mọi người.
Đó là thứ tình cảm tuyệt diệu như Tố Hữu đã nói: “Sống là cho đấu chỉ nhận riêng
mình”. Cuộc sống đang hiện hữu nhiều tấm lòng yêu thương và chia sẻ nhiều hơn
những con người ích kỷ, vô cảm đến đáng thương.
“Có những mảnh đời, có những cuộc sống mà chỉ khi về ta mới bắt gặp. Tương lai
của họ chỉ là ngày mai, là bữa ăn kế tiếp. Chỉ ở phía sau ánh nắng ta mới bắt gặp
được một phần khác của đời sống. Có nhiều người chỉ cần một chai dầu là qua được
lúc nguy hiểm trong lúc trái gió trở trời”…Những tấm lòng …ơi hỡi những tấm
lòng…!
TRẦN THỊ MINH NGUYỆT - LỚP 12A
-----------------------* Nhận xét:
- Hiểu đề, cảm nhận tốt, ý sâu sắc, diễn đạt tương đối rõ ràng mạch lạc, văn viết có
cảm xúc, có tham khảo tư liệu phù hợp.
- Ý và dẫn chứng chưa phong phú, còn mắc một số lỗi dùng từ.
- Bài viết đã được sửa chữa, thêm bớt một số từ ngữ bị mắc lỗi dùng từ.



×