Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

CÂU HỎI ÔN TẬP MÁC LÊ NIN 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.2 KB, 6 trang )

Lê Hoàng Việt – YH401

CHƯƠNG IV
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ
1. Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa.
- Phân công lao động xã hội
- Sự tách biệt tương đối về mặt kinh tế giữa những người sản xuất

2. Hàng hoá là gì?
Là sản phẩm của người lao động, có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao
đổi, mua bán.

3. Thời gian lao động xã hội cần thiết là gì?
Là thời gian cần thiết để sản xuất ra hang hóa trong điều kiện bình thường của xã hội, tức là với
một trình độ kĩ thuật trung bình, trình độ khéo léo trung bình và cường độ lao động trung bình so
với hoàn cảnh xã hội nhất định

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của hàng hóa.
- Năng suất lao động
- Mức độ phức tạp của lao động

5. Khi năng suất lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên
hay giảm xuống? Vì sao?
Giảm. Năng suất lao động xã hội tăng, thời gian lao động xã hội cần thiết giảm, lượng giá trị của
một đơn vị sản phẩm giảm

6. Khi cường độ lao động tăng lên thì lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa sẽ tăng lên
đúng hay sai? Vì sao?
Sai. Cường độ lao động tăng, mức độ khẩn trương, mệt nhọc tăng, lượng lao động hao phí trong
cùng một thời gian và lượng sản phẩm tạo ra cũng tăng lên tương ứng, còn lượng giá trị của một
đơn vị sản phẩm là không đổi.



7. Sự phát triển các hình thái giá trị trong nền kinh tề hàng hóa biểu hiện như thế nào?
- HTGT giản đơn, hay ngẫu nhiên
- HTGT đầy đủ, hay mở rộng
- HT chung của GT
- HT tiền tệ

8. Trình bày bản chất của tiền tệ?
Tiền tệ là hàng hóa đặc biệt được tách ra làm vật ngang giá chung, thống nhất cho các hàng hóa
khác. Nó thể hiện lao động xã hội và biểu hiện quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa

9. Tiền tệ những chức năng nào?.
- Thước đo giá trị
- Phương tiện lưu thông
- PT cất trữ
- PT thanh toán *
- Tiền tệ thế giới

10. Trình bày yêu cầu của quy luật giá trị?
Việc trao đổi và sản xuất hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết

11. Trình bày tác động của quy luật giá trị?
- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa
- Kích thích cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc đẩy lực lượng sản
xuất xã hội phát triển
- Thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người SX hàng hóa thành người giàu, người nghèo


Lê Hoàng Việt – YH402


CHƯƠNG V
HỌC THUYẾT GIÁ TRỊ THẶNG DƯ
12. Trình bày mâu thuẫn công thức chung của tư bản?
*Trong lưu thông: có 2 trường hợp:
- Trao đổi ngang giá: 2 bên đều không được lợi về giá trị, chỉ được về GT sử dụng
- Trao đổi không ngang giá: 3 trường hợp:
+ Bán cao hơn giá trị: lợi khi bán, thiệt khi mua, người bán cũng là người mua
+ Mua thấp hơn giá trị: lợi khi mua, thiệt khi bán, người mua cũng là người bán
+ Mua rẻ, bán đắt: tổng giá trị toàn xã hội không tăng bởi số giá trị mà người này thu
được là số giá trị mà người khác bị mất
 Lưu thông không tạo ra GT thặng dư
*Ngoài lưu thông: Nếu người trao đổi vẫn đứng một mình với hàng hóa thì giá trị của nó không
tăng lên

13. Sức lao động là gì?
Là toàn bộ các thể lực và trí lực ở trong thân thể một con người, trong nhân cách sinh động của
con người, thể lực và trí lực mà con người phải làm cho hoạt động để sản xuất ra những vật có ích

14. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt gì?
- Là nguồn gốc sinh ra giá trị, tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó
- Là chìa khóa để giải thích mâu thuẫn của công thức chung tư bản
- Làm cho sự xuất hiện của hàng hóa sức lao động trở thành điều kiện để tiền tệ chuyển hóa thành
tư bản

15. Giá trị thặng dư là gì?
Là một bộ phận của giá trị mới, dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và
bị nhà tư bản chiếm không

16. Nhà tư bản thu giá trị thặng dư tuyệt đối bằng cách nào?
Kéo dài tuyệt đối ngày lao động của người công nhân trong điều kiện thời gian lao động tất yếu

không đổi

17. Nguồn gốc giá trị thặng dư siêu ngạch?
Là giá trị thặng dư thu được do người áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác, làm
cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó.

18. Nội dung quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản là gì?
Là sản xuất ra giá trị thặng dư

19. Bản chất tiền công trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động, hay giá cả sức lao động, nhưng lại biểu
hiện ra ngoài thành giá cả của lao động

20. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là gì?
- Tiền công tính theo thời gian
- Tiền công tính theo sản phẩm

21. Tiền công danh nghĩa và tiền công thực tế là gì?
- TC danh nghĩa là số tiền mà người công nhân nhận được do bán sức lao động của mình cho nhà
tư bản
- TC thực tế là tiền công được biểu hiện bằng số lượng hàng hóa tiêu dùng và dịch vụ mà công
nhân mua được bằng tiền công danh nghĩa của mình

22. Thực chất của tích lũy tư bản là gì?
Là chuyển hóa một phần GT thặng dư thành tư bản


Lê Hoàng Việt – YH403

23. Nếu tỷ lệ phân chia quỹ tích lũy và quỹ tiêu dùng của nhà tư bản đã được xác định, thì

quy mô tích lũy tư bản phụ thuộc vào yếu tố nào?
Khối lượng giá trị thặng dư, cụ thể:
- Trình độ bóc lột sức lao động
- Năng suất lao động xã hội
- Chênh lệch giữa TB dược sử dụng và TB tiêu dùng
- Quy mô của tư bản ứng trước
24. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản.
Giống

Khác

Làm tăng quy mô của tư bản cá biệt
- Nguồn là GT thặng dư
- Nguồn là những tư bản cá biệt có sẵn
trong xã hội
- Làm tăng quy mô của TB xã hội
- Không làm tăng quy mô của TB xã
hội
- Phản ánh trực tiếp mối quan hệ giữa tư - Phản ánh trực tiếp mối quan hệ cạnh
bản và lao động
tranh trong nội bộ giai cấp các nhà tư
bản, tác động đến mối quan hệ giữa tư
bản với lao động

25. Tổng sản phẩm xã hội là gì?
Là toàn bộ sản phẩm mà xã hội sản xuất ra trong một thời kì nhất định, thường là 1 năm
26. Chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa là gì?
Là chi phí về tư bản mà nhà tư bản bỏ ra để sản xuất hàng hóa
27. Lợi nhuận bình quân là gì?
Là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào những ngành khác

nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ tư bản như thế nào
28. Những nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận?
- Tỷ suất giá trị thặng dư
- Cấu tạo hữu cơ của tư bản
- Tốc độ chu chuyển của tư bản
- Tiết kiệm tư bản bất biến
29. Bản chất lợi nhuận thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Là một phần của giá trị thặng dư được sáng tạo trong lĩnh vực sản xuất và do tư bản công
nghiệp nhượng lại cho tư bản thương nghiệp, để tư bản thương nghiệp thực hiện chức năng
lưu thông
30. Bản chất của lợi tức cho vay trong chủ nghĩa tư bản là gì?
Lợi tức cho vay có nguồn gốc từ giá trị thặng dư do giai cấp công nhân làm công tạo ra
trong quá trình sản xuất mà nhà tư bản đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay
31. Địa tô tư bản chủ nghĩa là gì?
Là phần giá trị thặng dư còn lại khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân mà tư bản
kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ
32. Địa tô tuyệt đối là gì?
Là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, được hình thành do cấu tạo hữu
cơ của tư bản trong nông nghiệp luôn thấp hơn trong công nghiệp, nó là số chệnh lệch giữa
giá trị nông phẩm và giá cả sản xuất chung


Lê Hoàng Việt – YH404

CHƯƠNG VI
33. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì?
Là CNTB mà trong đó hầu hết các lĩnh vực, ngành đều tồn tại các tổ chức độc quyền chi phối và
kiểm soát sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế

34. Tổ chức độc quyền là gì?

Là tổ chức liên minh giữa các nhà TB lớn để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu
thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu được lợi nhuận độc quyền cao

35. Những đặc diểm kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản độc quyền?
- Sự tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền
- TB tài chính và bọn đầu sỏ tài chính
- Xuất khẩu TB
- Sự phân chia thế giới về kinh tế giữa các tổ chức độc quyền
- Sự phân chia thế giới về lãnh thổ giữa các cường quốc đế quốc

36. Trong giai đoạn chủ nghĩa tư bản độc quyền có những loại cạnh tranh nào?
- Giữa những người SX nhỏ
- Giữa những nhà TB vừa và nhỏ
- Giữa các tổ chức độc quyền và xí nghiệp ngoài độc quyền
- Giữa các tổ chức độc quyền với nhau
- Trong nội bộ các tổ chức độc quyền

CHƯƠNG VII
37. Nội dung sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.
Lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ TBCN, xóa bỏ mọi chế độ áp bức, bóc lột và
xây dựng xã hội mới – Xã hội XHCN và Cộng sản CN

38. Cách mạng xã hội chủ nghĩa là gì?
Là cuộc cách mạng nhằm thay đổi chế độ TBCN lỗi thời bằng chế độ XHCN

39. Những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng khối liên minh công nhân, nông dân và các
tầng lớp lao động khác trong CM XHCN?
- Phải đảm bảo vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
- Phải bảo đảm nguyên tắc tự nguyện
- Kết hợp đúng đắn các lợi ích


40. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì?
Là thời kì cải tạo cách mạng, thay đổi xã hội TBCN thành xã hội XHCN, bắt đầu từ khi giai cấp
công nhân giành được chính quyền, kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở của chủ nghĩa xã hội.

CHƯƠNG VIII
41. Nhà nước là gì?
Là một tổ chức xã hội đặc biệt của quyền lực chính trị, được giai cấp thống trị thành lập nhằm
thực hiện quyền lực chính trị của mình

42. Văn hóa là gì?
Là toàn bộ những giá trị vật chất, tinh thần do con người sáng tạo ra bằng lao động và hoạt động
thực tiễn rong quá trình lịch sử của mình; biểu hiện trình độ phát triển xã hội trong từng thời kì
lịch sử nhất định

43. Những nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa Xã hội chủ nghĩa?
- Cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ tri thức của xã hội mới
- Xây dựng con người phát triển toàn diện
- Xây dựng lối sống XHCN
- Xây dựng gia đình văn hóa

44. Nội dung cương lĩnh dân tộc của Lênin.
- Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng
- Các dân tộc được quyền tự quyết
- Liên hiệp công nhân tát cả các dân tộc


Lê Hoàng Việt – YH405

Chương IV:

1. Trình bày đặc trưng và ưu thế của nền sản xuất hàng hóa?
*Đặc trưng:
- Thứ nhất, SX hàng hóa là SX để trao đổi, mua bán, không phải để người sản xuất ra nó tiêu
dung
- Thứ hai, lao động của người SX hàng hóa vừa mang tính chất tư nhân, vừa mang tính chất xã
hội. Mâu thuẫn giữa lao động tư nhân và lao động xã hội là cơ sở, mầm mống của khủng
hoảng trong kinh tế hàng hóa
- Thứ ba, mục đích của SX hàng hóa là giá trị, là lợi nhuận chứ không phải GT sử dụng
*Ưu thế:
- Một là, sự phát triển của SXHH làm cho phân công lao động xã hội phân hóa ngày càng sâu sắc;
chuyên môn hóa, hợp tác hóa ngày càng tăng; mối liên hệ giữa các ngành, vùng ngày càng chặt chẽ.
Từ đó, xóa bỏ tự cấp, tự túc, bảo thủ, trì trệ của nền kinh tế; đẩy mạnh quá trình xã hội hóa SX và lao
động
- Hai là, tính tách biệt về kinh tế đòi hỏi người SX phải năng động, họ phải ra sức cải tiến kĩ thuật, hợp
lí hóa sản xuất, nâng cao chất lượng, cải tiến quy trình, mẫu mã hàng hóa, tổ chức tốt quá trình tiêu
thụ,… Từ đó, tăng năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển
- Ba là, sản xuất hàng hóa quy mô lớn có ưu thế so với sản xuất tự cấp tự túc về quy mô, trình độ kĩ
thuật, công nghệ, về khả năng thỏa mãn nhu cầu… Vì vậy, sản xuất hàng hóa quy mô lớn là hình thức
kinh tế xã hội hiện đại, phù hợp với xu thế ngày nay
- Bốn là, sản xuất hàng hóa là mô hình kinh tế mở, thưc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa, tạo điều kiện
nâng cao, cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của xã hội

2. Trình bày yêu cầu và phân tích tác động của quy luật giá trị?
Yêu cầu : Việc sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
Quy luật giá trị là quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa, ở đâu có sản xuất và
trao đổi hàng hóa thì ở đó có sự tồn tại và phát huy tác dụng của quy luật giá trị.
Thứ nhất, điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa.
+ Điều tiết sản xuất tức là điều hòa, phân bổ các yếu tố sản xuất giữa các ngành, các lĩnh vực của nền
kinh tế. Thông qua sự biến động của giá cả hàng hóa trên thị trường dưới tác động của quy luật cung
cầu.

+ Điều tiết lưu thông: Sự biến động của giá cả thị trường cũng có tác dụng thu hút luồng hàng từ nơi
giá cả thấp đến nơi giá cao, do đó làm cho lưu thông hàng hóa thông suốt.
Thứ hai, kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa sản xuất, tăng năng suất lao động, thúc
đẩy lực lượng sản xuất xã hội phát triển.
Trong nền kinh tế hàng hóa, để giành lợi thế trong cạnh tranh, tránh bị lỗ vốn, người sản xuất phải hạ
thấp hao phí lao động cá biệt của mình sao cho bằng hoặc nhỏ hơn hao phí lao động xã hội. Muốn vậy,
họ cần phải cải tiến kỹ thuật, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm chặt chẽ, tăng năng suất lao
động. Sự cạnh tranh quyết liệt càng thúc đẩy quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn.
Thứ ba, thực hiện sự lựa chọn tự nhiên và phân hóa người sản xuất hàng hóa thành
người giàu, người nghèo.
+ Những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ, kiến thức cao, trang bị kỹ thuật tốt nên có
hao phí lao động cá biệt thấp hơn hao phí lao động xã hội cần thiết, nhờ đó phát tài giàu lên nhanh
chóng.
+ Ngược lại, những người không có điều kiện thuận lợi, làm ăn kém cỏi, hoặc bị rủi ro trong kinh
doanh nên bị thua lỗ dẫn đến phá sản trở thành nghèo khó.
Tác động của quy luật giá trị có ý nghĩa:
+ Tích cực: Quy luật giá trị chi phối sự lựa chọn tự nhiên, đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố
tích cực phát triển.
+ Hạn chế: Phân hóa xã hội giàu nghèo, tạo ra sự bất bình đẳng trong xã hội.


Lê Hoàng Việt – YH406

Chương V
3. Tìm hiểu chu kỳ của khủng hoảng kinh tế trong chủ nghĩa tư bản?
Trung bình khoảng 8-12 năm lại có một cuộc khủng hoảng kinh tế. Khoảng thời gian đó gọi là chu
kì kinh tế. Gồm 4 giai đoạn:
- Khủng hoảng: hàng hóa ế thừa, ứ đọng, giá giảm mạnh, sản xuất đình trệ. Các mâu thuẫn thể
hiện dưới hình thức xung đột dữ dội
- Tiêu điều: Sản xuất trì trệ, không đi xuống cũng không đi lên. TB nhàn rỗi nhiều, các nhà TB

thực hiện thay đổi, nhất là tư bản cố định, từ đó tăng nhu cầu Tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng,
tạo điều kiện cho sự phục hồi
- Phục hồi: SX được phục hồi, mở rộng. Số công nhân tăng, giá cả tăng, lợi nhuận TB tăng
- Hưng thịnh: SX phát triển vượt mức trước khủng hoảng. Từ đó lại tạo điều kiện cho một cuộc
khủng hoảng mới

Chương VI
4. Trình bày vai trò của CNTB đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội?
- Giải phóng loài người khỏi CNPK
- Phát triển lực lượng SX
- Thực hiện xã hội hóa SX
- Xây dựng tác phong công nghiệp cho người lao động
- Thiết lập nền dân chủ đầu tiên – nền dân chủ tư sản

Chương VII
5. Phân tích những đặc điểm chính trị - xã hội của giai cấp công nhân?
+ Thứ nhất, giai cấp công nhân là giai cấp tiên phong cách mạng. Vì họ đại biểu cho phương
thức sản xuất tiên tiến. Đó là giai cấp được trang bị bởi một lý luận khoa học cách mạng và
luôn luôn đi đầu trong các phong trào cách mạng.
+ Thứ hai, giai cấp công nhân là giai cấp có tinh thần cách mạng triệt để nhất thời đại ngày
nay. Giai cấp công nhân có lợi ích cơ bản đối lập trực tiếp với lịch sử của giai cấp tư sản. Điều
kiện sống, điều kiện lao động trong chế độ tư bản chủ nghĩa đã chỉ cho họ thấy: họ chỉ có thể
được giải phóng bằng cách giải phóng toàn xã hội khỏi chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Thứ ba, giai cấp công nhân là giai cấp có ý thức tổ chức kỷ luật cao.
+ Thứ tư, giai cấp công nhân có bản chất quốc tế.

Chương VIII
6. Phân tích nội dung cơ bản của quá trình xây dựng nền văn hóa XHCN?
- Một là, cần phải nâng cao trình độ dân trí, hình thành đội ngũ tri thức của xã hội mới. Đây
vừa là nhu cầu cấp bách, vừa là nhu cầu lâu dài vì quần chúng nhân dân càng được chuẩn bị

tốt về tinh thần, trí lực, tư tưởng,... càng ảnh hưởng tích cực đến tiến trình xây dựng CNXH.
- Hai là, xây dựng con người phát triển toàn diện. Con người là sản phẩm của lịch sử, nhưng
chính hoạt động của con người đã tạo ra lịch sử. Sự phát triển của con người luôn gắn liền với
sự hình thành và phát triển của xã hội. Do đó, giai cấp cầm quyền ở mỗi thời kì khác nhau khi
đã ý thức được về xã hội mà mình đang tạo dựng, thi trước tiên phải quan tâm đến việc xây
dựng con người.
- Ba là, xây dựng lối sống XHCN
- Bốn là, xây dựng gia đình văn hóa



×