Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh đầu đen trên gà cáy củm tại Thái Nguyên (Khóa luận tốt nghiệp)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (463.33 KB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI LAN HƢƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG VÀ TRỊ BỆNH ĐẦU ĐEN
TRÊN GÀ CÁY CỦM TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013-2017

Thái Nguyên – 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VI LAN HƢƠNG
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÕNG VÀ TRỊ BỆNH ĐẦU ĐEN
TRÊN GÀ CÁY CỦM TẠI THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo:

Chính quy

Chuyên ngành: Thú y
Lớp:

K45 – Thú y - N02

Khoa:

Chăn nuôi Thú y

Khóa học:

2013-2017

Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Bùi Thị Thơm

Thái Nguyên - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp và nghiên cứu khoa học là rất cần thiết với mỗi sinh

viên. Đây là khoảng thời gian để cho tất cả sinh viên có cơ hội đem những kiến thức
đã tiếp thu được trên ghế nhà trường ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, nâng cao tay
nghề cho mỗi sinh viên theo phương châm “học đi đối với hành” . Sau thời gian tiến
hành nghiên cứu khoa học, để hoàn thành được bản báo cáo này ngoài sự nỗ lực của
bản thân, tôi luôn nhận được sự giúp đỡ quý báu , sự chỉ bảo tận tình của các thầ y cô
trong khoa cũng như cá c thầ y cô trong Ban giám hiê ̣u nhà trường đã tạo điều kiện
giúp đỡ trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Trước tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y, tập thể các thầy cô giáo trong khoa cùng các bác, anh,
chị công nhân viên trong trại chăn nuôi thuộc Chi nhánh nghiên cứu và phát triển
động thực vật bản địa – Công ty cổ phần khai khoáng miền núi tại xã Tức Tranh –
huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian thực hiện đề tài. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn
TS. Bùi Thị Thơm đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập
và hoàn thành báo cáo đề tài.
Cuối cùng tôi xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
đạt được nhiều thành tích trong công tác, có nhiều thành công trong nghiên cứu
khoa học và giảng dạy.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày 08 tháng 1 năm 2017
Sinh viên

Vi Lan Hƣơng


ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 22

Bảng 4.1. Lịch dùng vaccine cho gà Cáy củm ............................................... 27
Bảng 4.2. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 27
Bảng 4.3. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm (g/con) ............................. 30
Bảng 4.4. Sinh trưởng tuyệt và tương đối của đàn gà..................................... 32
Bảng 4.5. Tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm qua các tuần tuổi (%) .............. 34
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc đầu đen theo tuổi gà ....................................................... 36
Bảng 4.7. Triệu chứng cuả gà bị bệnh đầu đen ............................................... 39
Bảng 4.8. Bệnh tích mổ khám của gà bị đầu đen ............................................ 40
Bảng 4.9. Kết quả điều trị bệnh....................................................................... 41


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Sinh trưởng tích lũy của gà thí nghiệm .......................................... 31
Hình 4.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của đàn gà thí nghiệm ..................... 33
Hình 4.3. Biểu đồ sinh trưởng tương đối của đàn gà ...................................... 33
Hình 4.4. Biểu đồ tỷ lệ nhiễm bệnh Đầu đen theo tuổi gà .............................. 37


iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

%

: Tỷ lệ phần trăm



: Nhỏ hơn hoặc bằng




: Lớn hơn hoặc bằng

Cm

: Centimet

Cs

: Cộng sự

H. meleagridis

:Histomonas meleagridis

KCTG

: Ký chủ trung gian

Kg

: Kilogram

mm

: Milimet

NC&PT


: nghiên cứu và phát triển

Nxb

: Nhà xuất bản

TT

: Thể trọng


v
MỤC LỤC
Trang

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................. iv
MỤC LỤC ...................................................................................................................... v
PHẦN 1.MỞ ĐẦU........................................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................................ 1
1.2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................... 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................ 2
1.4. Ý nghĩa của đề tài .................................................................................................... 2
1.4.1. Ý nghĩa khoa học.................................................................................................. 2
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn ........................................................................... 2
PHẦN 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................................... 3
2.1. Cơ sở khoa học ........................................................................................................ 3

2.1.1. Đặc điểm của đơn bào Histomonas meleagridis ký sinh ở gia cầm ................. 3
2.1.2. Bệnh đầu đen (Histomonosis) ở gà ......................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước.......................................................... 17
2.2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới ......................................................... 17
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................................... 17
2.3. Một số thông tin về địa điểm nghiên cứu - Chi nhánh công ty nghiên cứu và
phát triển động thực vật bản địa................................................................................... 18
2.3.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình chăn nuôi của xã Tức Tranh huyện
Phú Lương. ..................................................................................................... 18
2.3.2. Tình hình sản xuất của Trại chăn nuôi động vật bán hoang dã thuộc Công ty
nghiên cứu & Phát triển động thực vật bản địa (NC&PT động thực vật bản địa) 19


vi

Phần 3.ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .... 21
3.1. Đối tượng ............................................................................................................... 21
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................................ 21
3.3. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................. 21
3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ............................................... 21
3.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm.............................................................. 21
3.4.2. Phương pháp theo dõi ........................................................................... 22
PHẦN 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 24
4.1 Công tác phục vụ sản xuất ..................................................................................... 24
4.1.1 Công tác chăn nuôi ................................................................................. 24
4.1.2 Công tác thú y ........................................................................................ 26
4.1.3. Kết quả công tác phục vụ sản xuất ........................................................ 27
4.1.4. Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà: ................................. 28
4.1.5. Công tác khác ........................................................................................ 29
4.2. Kết quả thực hiện chuyên đề nghiên cứu ............................................................. 30

4.2.1. Sinh trưởng tích lũy của đàn gà thí nghiệm .......................................... 30
4.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối và sinh trưởng tương đối của gà ........................ 31
4.2.3. Kết quả về tỷ lệ nuôi sống của gà thí nghiệm ....................................... 33
4.2.4. Tình hình mắc Đầu đen theo lứa tuổi ở đàn gà cáy củm thả vườn ....... 35
4.2.5. Triệu chứng, bệnh tích bệnh đầu đen .................................................... 38
Phần 5.KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 43
5.1. Kết luận .................................................................................................................. 43
5.2. Đề nghị ................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 45
PHỤ LỤC


1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm là một nghề truyền thống lâu đời của người dân Việt
Nam. Hiện nay chăn nuôi đang là ngành giữ vai trò quan trọng trong nền nông
nghiệp ở nước ta, song song với việc chăn nuôi gia súc là để lấy thịt, sữa, da, lông…
thì chăn nuôi gia cầm cũng đóng góp một phần không nhỏ trong việc cung cấp
những thực phẩm giàu dinh dưỡng, làm phong phú thêm thực đơn trong mỗi bữa ăn.
Ngoài ra phát triển chăn nuôi gia cầm còn mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho các
trang trại, hộ gia đình, đồng thời giải quyết việc làm cho nhiều lao động ở nông thôn
và còn là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, chăn nuôi gà còn
tạo nguồn phân bón hữu cơ, góp phần nâng cao năng suất cây trồng.
Tuy nhiên, những năm gần đây tình hình dịch bệnh xảy ra nhiều và diễn biến
phức tạp. Dù chăn nuôi theo phương thức nào thì dịch bệnh cũng là một trong
những yếu tố gây thiệt hại nặng nề nhất, ảnh hưởng không nhỏ đến ngành chăn
nuôi. Trong đó bệnh đầu đen ở gà là một trong những bệnh thường xuyên xảy ra và
gây thiệt hại lớn đến chăn nuôi gà. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây nên.

Bệnh đầu đen ở gà có tên khoa học là Histomoniasis, do một loại đơn bào
Histomonas Meleagridis gây ra chủ yếu trên gà thả vườn giai đoạn 3 – 14 tuần.
Bệnh gây nhiều thiệt hại, vì thường chẩn đoán sai hoặc nhầm sang bệnh cầu trùng,
viêm ruột hoại tử… với tỷ lệ chết cao lên đến 80 – 90%.
Gà cáy củm là một giống gà địa phương mới được phát hiện tại Cao Bằng,
theo người dân địa phương thì đây là giống gà không có phao câu, thịt thơm ngon
nhưng lại ít người biết đến. Hiện nay, giống gà này có mặt tai xã Đức Xuân, huyện
Hòa An và một vài hộ ở xã Lưu Ngọc, huyện Trà Lĩnh, tỉnh Cao Bằng và đang được
nuôi nghiên cứu ở Thái Nguyên.
Gà cáy củm đang ngày càng giảm dần về số lượng, còn lại rất ít được nuôi
rải rác tại một số hộ dân của người dân tộc H’mông ở vùng sâu, vùng xa, địa hình
hẻo lánh. Để chăm sóc tốt giống gà cáy củm, tăng số lượng giống gà này thì chúng
ta cần biết về đặc tính sinh sản của giống gà này và quy trình phòng trị bệnh để đạt
được hiệu quả chăn nuôi tốt nhất.


2
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, nhằm bảo tồn nguồn gen, dưới sự
hướng dẫn của TS. Bùi Thị Thơm chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Nghiên
cứu biện pháp phòng và trị bệnh đầu đen trên gà cáy củm tại Thái Nguyên".
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiêncứu tình hình mắc bệnh đầu đen gặp trên gà cáy củm tại Thái Nguyên.
- Đưa ra các biện pháp phòng trị bệnh đầu đen đạt hiệu quả cao cho gà
Cáy củm.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Phát hiện, chẩn đoán được bệnh đầu đen ở gà cáy củm và đưa ra phương
pháp điều trị cho gà cáy củm tại trại chăn nuôi của chi nhánh nghiên cứu và phát
triển động thực vật bản địa – Công ty CP khai khoáng miền núi tỉnh Thái Nguyên.
1.4. Ý nghĩa của đề tài
1.4.1. Ý nghĩa khoa học

- Giúp sinh viên củng cố và hệ thống hóa kiến thức đã học, áp dụng vào thực
tế. Đồng thời cung cấp số liệu khoa học cho giảng dạy, chăn nuôi gà nói riêng và
chăn nuôi gia cầm nói chung.
- Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học có giá trị góp phần vào việc
hoàn thiện nghiên cứu biện pháp phòng và trị bệnh đầu đen cho gà cáy củm.
1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn
- Kết quả của đề tài là cơ sở cho người chăn nuôi biết được một số triệu
chứng của bệnh và quy trình phòng bệnh để áp dụng vào việc chăn nuôi và nhân
giống để phát triển giống gà cáy củm quy mô đại trà, hạn chế thiệt hại do bệnh đầu
đen gây ra, góp phần nâng cao năng suất chăn nuôi.
- Đánh giá khả năng điều trị bệnh của loại thuốc và đưa ra những liệu trình
điều trị hiệu quả, để áp dụng rộng rãi trên thực tiễn chăn nuôi.
- Làm quen với phương pháp nghiên cứu khoa học.
- Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn nuôi
và củng cố, nâng cao kiến thức của bản thân.


Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full

















×