ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––––
VŨ THỊ LÝ
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
THIÊN THUẬN TƢỜNG,QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Khóa học
: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi thú y
: 2013 - 2017
THÁI NGUYÊN - 2017
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
–––––––––––––––––––––––
VŨ THỊ LÝ
Tên chuyên đề:
ÁP DỤNG QUY TRÌNH CHĂM SÓC, NUÔI DƢỠNG
VÀ PHÕNG TRỊ BỆNH CHO LỢN NÁI SINH SẢN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
THIÊN THUẬN TƢỜNG,QUẢNG NINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Lớp
Khoa
Khóa học
Giảng viên hƣớng dẫn
: Chính quy
: Thú y
: K45 - TY - N01
: Chăn nuôi thú y
: 2013 - 2017
: PGS.TS.Nguyễn Quang Tính
THÁI NGUYÊN - 2017
i
LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên và sau 6 tháng thực tập tốt nghiệp tại trại lợn của công ty CP KTKS
Thiên Thuận Tường - Quảng Ninh, nhờ sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ
của thầy cô, gia đình và bạn bè tôi đã hoàn thành tốt đợt thực tập tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, cùng toàn thể các
thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi thú y đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đến thầ y
giáo PGS.TS.Nguyễn Quang Tính, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt
thời gian thực tập, giúp tôi hoàn thành khóa luận này.
Cuối cùng, tôi xin trân trọng gửi tới các thầy giáo, cô giáo trong hội đồng
đánh giá khóa luận lời cảm ơn chân thành và lời chúc tốt đẹp nhất.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng
Sinh viên
VŨ THỊ LÝ
năm 2017
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Biểu hiện lâm sàng của bệnh viêm tử cung .................................... 18
Bảng 3.1. Lịch sát trùng chuồng trại của trại lợn ............................................ 36
Bảng 3.2. Lịch tiêm vaccine phòng bệnh cho đàn lợn tại trại ........................ 37
Bảng 4.1. Tình hình chăn nuôi lợn tại trại lợn công ty CP KTKS Thiên
Thuận Tường - Quảng Ninh qua 3 năm(2015 - 2017).................... 44
Bảng 4.2. Kết quả thực hiện tiêm phòng tại trại ............................................. 47
Bảng 4.3. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại .............. 48
Bảng 4.4. Kết quả thực hiện công tác điều trị ................................................. 49
Bảng 4.5. Tình hình mắc một số bệnh sản khoa trên đàn lợn nái nuôi tại trại .... 50
Bảng 4.6. Tỷ lệ mắc bệnh sản khoa trên đàn lợn nái theo lứa đẻ ................... 51
Bảng 4.7. Những triệu chứng chính của lợn nái mắc một số bệnh sản
khoa (n=182 ) .................................................................................. 53
Bảng 4.8. Kết quả điều trị bệnh trên đàn lợn nái ............................................ 54
Bảng 4.9. Kết quả thực hiện các công việc khác ............................................ 57
iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ACTH
: Adreno Cortico Tropin Hormone
CP
: Cổ phầ n
Cs
: Cộng sự
˚C
: Độ C
E. coli
: Escherichia Coli
FSH
: Folliculo Stimulin Hormone
GSH
: Gonado Stimulin Hormone
KTKS : Khai thác khoáng sản
LH
: Lutein Stimulin Hormone
PGF2
: Prostagladin
Nxb
: Nhà xuất bản
STH
: Somato Tropin Hormone
STT
: Số thứ tự
TT
: Thể trọng
VTM
: Vitamin
UBND
: Ủy ban nhân dân
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ....................................................... iii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iv
Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài ................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu của đề tài .................................................................................. 2
1.2.2. Yêu cầu của đề tài ................................................................................... 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 2
1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 2
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập ...................................................................... 3
2.1.1.Điề u kiê ̣n của trang tra ̣i ............................................................................ 3
2.1.2. Thuận lợi, khó khăn ................................................................................ 5
2.2. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 6
2.2.1. Đặc điểm về sinh lý, sinh dục và sinh sản của lợn nái ............................ 6
2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự nhiễm bệnh của lợn nái ......................... 15
2.2.3. Một số bệnh sản khoa thường gặp ở lợn nái sinh sản ........................... 16
2.2.4. Một số hiểu biết về thuốc phòng và trị bệnh sử dụng trong đề tài........ 28
2.3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước .............................................. 30
2.3.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... 30
2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước ...................................................... 32
v
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH34
3.1. Đối tượng ................................................................................................. 34
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 34
3.3. Nội dung thực hiê ̣n ................................................................................... 34
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 34
3.4.2. Phương pháp thực hiê ̣n.......................................................................... 35
Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 44
4.1. Kết quả đánh giá tình hình chăn nuôi tại trại trong 3 năm gầ n đây ......... 44
4.2. Kết quả áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng cho đàn lợn nái nuôi tại
trại .................................................................................................................... 45
4.2.2. Kết quả phòng bệnh cho đàn lợn tại trại bằng thuốc và vaccine .......... 46
4.2.3. Phòng bệnh bằng phương pháp vệ sinh, sát trùng tại trại ..................... 47
4.3. Kết quả chẩn đoán và điều trị bệnh .......................................................... 48
4.3.2.Tình hình mắc một số bệnh sản khoa trên đàn lợn nái nuôi tại trại ....... 49
4.3.3. Tình hình mắc bệnh sản khoa theo lứa đẻ ............................................. 51
4.3.4. Triệu chứng chính của lợn nái mắc bệnh sản khoa ............................... 53
4.3.5. Kết quả điều trị bệnh viêm vú, viêm tử cung của lợn nái tại trại .......... 54
4.4. Kết quả thực hiện một số công tác khác .................................................. 56
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 58
5.1. Kết luận .................................................................................................... 58
5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
I. Tiếng việt ..................................................................................................... 60
II. Tiếng Anh ................................................................................................... 63
III. Tài liệu trên internet .................................................................................. 63
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA CHO ĐỀ TÀI
1
Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp truyền thống, trong đó chăn
nuôi là một ngành chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò rất quan trọng trong cơ cấu
của nền kinh tế, đặc biệt là chăn nuôi lợn. Hiện nay, bên cạnh những phương
thức chăn nuôi lợn kiểu truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, hộ gia đình thì mô
hình chăn nuôi trên quy mô lớn như trang trại ngày càng được mở rộng theo
hướng nuôi gia công cho doanh nghiệp nước ngoài, nhằm tận dụng nguồn
vốn, khoa học kỹ thuật, áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi tiến tới xây dựng một
nền nông nghiệp sạch đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong nước cũng
như xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Chăn nuôi lợn là một trong những mũi nhọn của ngành chăn nuôi nước
ta, đóng một vị trí quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thịt lợn là
nguồn Protein động vật có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người, nó
không chỉ cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, đáp ứng nhu cầu
thực phẩm cho xã hội mà còn là nguồn thu nhập đáng kể cho người chăn nuôi.
Ngoài ra, chăn nuôi lợn còn cung cấp một lượng lớn phân bón cho trồng trọt
và thủy sản. Có thể nói ngành chăn nuôi lợn đã đóng góp một phần đáng kể
vào công tác xóa đói giảm nghèo, ổn định đời sống xã hội và thúc đẩy sự phát
triển kinh tế chung của đất nước.
Trong chăn nuôi lợn thì lợn nái có vai trò quan trọng làm tăng số lượng
cũng như chất lượng của đàn lợn. Tuy nhiên, lợn nái thường mắc một số bệnh
đường sinh sản như: viêm tử cung, viêm vú, đẻ khó, bại liệt sau đẻ… gây thiệt
hại lớn do làm giảm năng suất sinh sản, mất khả năng sinh sản, chết thai, tiêu
thai, tỷ lệ thụ thai thấp và là nguồn kế phát các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm
cho đàn lợn ở trại.
Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn của sản xuất, đồng thời để thấy rõ hơn về tình
hình nhiễm, triệu chứng của lợn nái mắc bệnh đường sinh sản góp phần
2
khống chế bệnh và làm giảm bớt thiệt hại về kinh tế, tôi tiến hành thực hiện
chuyên đề: “Áp dụng quy trình chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng trị bệnh cho
lợn nái sinh sản tại công ty cổ phần khai thác khoáng sản Thiên Thuận
Tường, Quảng Ninh”.
1.2. Mục tiêu và yêu cầu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu của đề tài
- Nắm được tình hình chăn nuôi tại công ty CP KTKS Thiên Thuận
Tường - Quảng Ninh.
- Xác định được tình trạng mắc một số bệnh sản khoa ở đàn lợn nái.
- Tìm ra biện pháp tốt nhất để phòng và điều trị một số bệnh sản khoa.
- Hoàn thiện thêm kỹ năng, tay nghề trong thời gian thực tập.
1.2.2. Yêu cầu của đề tài
- Nắm được tình hình và tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa trên đàn lợn
nái nuôi tại công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường - Quảng Ninh.
- Xây dựng được phác đồ điều trị một số bệnh sản khoa trên đàn lợn
hiệu quả nhất.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
Từ tình hình mắc bệnh và tỷ lệ mắc một số bệnh sản khoa cũng như kết
quả điều trị bệnh trên lợn là cơ sở khoa học cho những biện pháp phòng và trị
bệnh có hiệu quả.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Xác định hiệu lực của một số loại thuốc trong điều trị một số bệnh sản
khoa trên lợn từ đó đưa ra những liệu trình điều trị hiệu quả, kinh tế để áp
dụng rộng rãi trên thực tiễn chăn nuôi.
- Nâng cao kiến thức thực tiễn, tăng khả năng tiếp xúc với thực tế chăn
nuôi, điều trị bệnh cho lợn từ đó nâng cao và củng cố kiến thức của bản thân.
- Từ kết quả của đề tài đưa ra những khuyến cáo giúp cho người chăn
nuôi hạn chế được những thiệt hại do bệnh gây ra.
3
Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1.Điều kiê ̣n của trang traị
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại giống hạt nhân của công ty CP KTKS Thiên Thuận Tường nằm
trên địa phận tổ 2, khu 1, phường Cửa Ông, thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng
Ninh. Trại hoạt động từ giữa năm 2012. Là trại lợn tư nhân do ông Trần Hòa
làm chủ trại kiêm tổng giám đốc công ty.
2.1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Cẩm Phả là một thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh, ở vùng Đông Bắc
Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, trại lợn của Công
ty CP KTKS Thiên Thuận Tường - Quảng Ninh cũng chịu ảnh hưởng chung
của khí hậu vùng.
Nhiệt độ trung bình năm là 230C, nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 là 390C,
nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 là 120C.
Lượng mưa: lượng mưa trung bình năm là 2.567,8 mm/ năm. Lượng
mưa hàng năm tương đối lớn, chế độ mưa chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa
bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tổng lượng mưa cả năm gần như tập trung
vào mùa mưa, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô thì lượng
mưa rất nhỏ chỉ chiếm khoảng 10 - 20% tổng lượng mưa cả năm.
Độ ẩm: độ ẩm tương đối trong khu vực khá cao, trung bình tháng thấp
nhất đạt 78% (tháng 10) và độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất đạt
88% (tháng 3).
Bão, giông: mỗi năm Quảng Ninh (trong đó có Cẩm Phả) chịu ảnh
hưởng trung bình của 5 - 6 cơn bão, năm nhiều có tới 9 - 10 cơn. Bão thường
tới cấp 8 - 9, cá biệt đã có những cơn bão cấp 12. Tháng 7, tháng 8 là những
Khóa luận đủ ở file: Khóa luận full