Tải bản đầy đủ (.docx) (97 trang)

quan ly to chuc y te

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (629.43 KB, 97 trang )

CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
MÔN QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TẾ

STT

TÊN BÀI HỌC

1

Hệ thống tổ chức Ngành Y tế, và hệ thống tổ
chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam
Những quan điểm, đường lối cơ bản của Đảng về
công tác chăm sóc vả bảo vệ sức khỏe nhân dân .
Chiến lược chăm sóc vả bảo vệ sức khỏe nhân
dân trong giai đoạn hiện nay
Đạo đức của người cán bộ y tế
Tổ chức và quản lý y tế cơ sở
Tổ chức và quản lý bệnh viện
Chức trách, chế độ quy định đối với cán bộ y tế
Đại cương về quản lý y tế
Lập kế hoạch Y tế
Theo dõi, đánh giá hoạt động y tế
Giám sát
Truyền thông giao tiếp với đồng ghiệp
Huy động sự tham gia của cộng đồng
Làm việc theo nhóm
Kiểm tra định kỳ
Tổng cộng

2


3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

1

SỐ TIẾT
LT TH TC
3
3
3

3

2
2
2
2
1
5
2
2

2
2
2
1
31

2
2
2
2
1
5
2
2
2
2
2
1
31

GHI
CHÚ


Bài 1

HỆ THỐNG TỔ CHỨC
NGÀNH Y TẾ VÀ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:

1. Về kiến thức:
1.1. Mô tả được hệ thống tổ chức các tuyến của Ngành Y tế Việt Nam.
1.2. Trình bày được nguyên tắc tổ chức và điều hành của hệ thống điều dưỡng.
1.3. Trình bày được nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng bệnh viện.
2. Về kỹ năng:
2.1. Phân tích được chức năng của các tuyến.
2.2. Vẽ và giải thích được sơ đồ hệ thống tổ chức Ngành Y tế và hệ thống điều
dưỡng các cấp ở Việt Nam.
3. Về thái độ:
Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
I. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH Y TẾ VIỆT NAM
1.Tổ chức chung của Ngành Y tế Việt Nam.
Theo Thông tư 02 ngày 27 / 6 / 1998, nghị định 172/ 2003/ NĐ – CP ngày 29/ 09/
2004 của chính phủ, thông tư liên tịch số 11/ 2005/ TTLT – BYT – BNV ngày 12/ 04 /
2005 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ, nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008, thông tư
liên tịch số 03/2008/ TTLT-YT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế -Bộ Nội vụ thì tổ chức
Ngành Y tế Việt Nam tóm tắc như sau:
1.1. Tuyến Trung ương: bao gồm.
- Bộ Y tế
- Các bệnh viện, viện trung ương.
- Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc bộ y tế.
1.2. Tuyến điạ phương: bao gồm.
1.2.1. Tuyến tỉnh -thành phố trực thuộc TW: gồm.
- Sở y tế tỉnh.
- Bệnh viện Đa khoa tỉnh, thành phố, Bệnh viện Đa khoa khu vực.
- Các bệnh viện, các trung tâm chuyên khoa tỉnh, thành phố.
- Trường Cao đẳng, trường Trung cấp y tế tỉnh, thành phố .
1.2.2. Tuyến cơ sở: gồm.
- Bệnh viện đa khoa huyện, thành phố thuộc tỉnh.

- Trung tâm y tế dự phòng huyện, thành phố thuộc tỉnh.
- Phòng y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh.
- Phòng khám đa khoa khu vực.
- Trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế thôn bản.
( Riêng các huyện miền núi và hải đảo những nơi khó khăn chưa hội đủ diều kiện thì
còn tổ chức Phòng y tế và Trung tâm y tế huyện).
1.3. Y tế ngành:
- Bệnh viện riêng của 6 bộ (Giao thông - Vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn, Công nghiệp, Bưu chính viễn thông, Giáo dục - Đào tạo).


Biên soạn: BS CKI Nguyễn
Miền

Hiệu đính: BS CKII Mai
Lượm

- Bệnh viện Bộ Quốc phòng, Bộ công an, nhà Điều dưỡng thương bệnh binh thuộc Bộ lao
động thương binh và xã hội.
2. Tổ chức của các tuyến y tế:
2.1. Tuyến Trung ương - Bộ Y tế:
Theo nghị định số 49/2003/NĐ - CP ngày 15/5/2003 của chính phủ Bộ Y tế có các
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
* Chức năng chung: pháp luật, chiến lược, quy hoạch, hợp tác quốc tế...
* Nhiệm vụ - quyền hạn: quản lý Nhà nước và điều hành 13 lĩnh vực cụ thể sau:
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của ngành nói chung.
- Về YTDP
- Về ĐT CBYT
- Về KCB, PHCN
- Về NCKH, ứng dụng CN

- Về YHCT
- Thẩm định và kiểm tra các dự án đầu tư.
- Về Thuốc và Mỹ phẩm
- Thanh tra chuyên ngành .
- Về VSATTP
- Về các dịch vụ công.
- Về TTB và công trình Y tế
- Về các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Bộ y tế.
Về tổ chức Bộ y tế gồm có 14 cơ quan và 6 lĩnh vực trực thuộc Bộ y tế đó là:
2.1.1. Cơ quan Bộ Y tế: Có 14 cơ quan.
- Vụ Điều trị
- Vụ Pháp chế
- Vụ YHCT
- Vụ Tổ chức cán bộ
- Vụ SKSS
- Văn phòng
- Vụ TTB và công trình y tế
- Thanh tra
- Vụ Khoa học - Đào tạo
- Cục YTDP và phòng chống HIV/AIDS
- Vụ Hợp tác quốc tế
- Cục Quản lý Dược
- Vụ Kế hoạch - Tài chính
- Cục ATVSTP
2.1.2. Các lĩnh vực y tế: có 6 lĩnh vực.
- YTDP
- KCB, Điều dưỡng, PHCN
- Đào tạo
- Giám định, Kiểm nghiệm
- Giáo dục truyền thông và chiến lược, chính sách y tế

- Dược - Thiết bị Y tế
2.2. Tuyến địa phương:
Theo nghị định số 01/1998 NĐ - CP ngày 03/01/1998 và Nghị định 172/ 2003/ NĐ CP ngày 29/9/2004 của chính phủ và thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT - BYT- BNV ngày
12/04 2005 của Bộ y tế - Bộ Nội vụ và nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008,
thông tư liên tịch số 03/2008/ TTLT-YT-BNV ngày 25/4/2008 của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ thì
tuyến địa phương của Ngành Y tế bao gồm:
2.2.1. Sở y tế :
2.2.1.1. Vị trí - Chức năng:
- Sở y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- Chịu sự quản lý toàn diện của UBNH tỉnh, thành phố, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn
chuyên môn nghiệp vụ của Bộ y tế.
- Chức năng của Sở y tế là giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý Nhà nước về y tế trên địa
bàn; đồng thời quản lý kinh phí và nhân lực y tế đối với hệ thống y tế theo phân cấp của cơ
quan có thẩm quyền.
2.2.1.2.Tổ chức thuộc Sở y tế:
* Các tổ chức chuyên môn - kỹ thuật
- Trung tâm YTDP


- Trung tâm CSSKSS
- Trung tâm Phòng chống bệnh xã Hội ( Mắt, Da liễu, Sốt rét, Nội tiết...)
- Trung tâm TTGDSK
- Trung tâm Kiểm nghiệm Thuốc, Mỹ phẩm
- Các BVĐK, BVCK, BVĐKKV.
- Trường Cao đẳng y tế hoặc THYT
- Các tổ chức kinh doanh, sản xuất Dược, TTBYT
- Phòng Giám định y khoa
- Tổ chức Giám định y pháp tỉnh, thành phố.
* Các phòng chức năng giúp việc Giám đốc sở có:
- Phòng KHTH

- Phòng TCCB
- Phòng Nghiệp vụ Y
- Phòng HC- QT
- Phòng Quản lý dược
- Thanh tra Y tế
- Phòng TC- KT
2.2.2.Y tế cơ sở: gồm có.
2.2.2.1. Phòng y tế quận, huyện, thành phố, thị xã ( thuộc tỉnh)
* Vị trí, chức năng:
- Là cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh.
- Chịu sự chỉ đạo về quản lý, tổ chức, tài chính, của UBND huyện, quận, thị xã, thành phố,
đồng thời chịu sự kiểm tra, chỉ đạo chuyên môn của Sở y tế.
- Chức năng là quản lý Nhà nước về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trên
địa bàn bao gồm: YTDP, KCB - PHCN, YHCT, Mỹ phẩm, ATVSTP, TTBYT; thực hiện
một số nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp của UBND cấp huyện và uỷ quyền của Sở Y tế.
* Tổ chức biên chế:
Tuỳ tình hình thực tế, CT UBND cấp huyện (nói chung) quyết định biên chế và tổ
chức của Phòng y tế để đảm bảo chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Biên chế
thường bao gồm:
- 1 Trưởng phòng
- 1 đến 2 phó trưởng phòng
- 1 CB phụ trách công tác Tài chính - kế toán.
- 1 CB phụ trách Thủ quỷ - Văn thư - Lưu trữ.
- 3- 4 CB phụ trách công tác tổ chức cán bộ, hành chính quản trị, thống kê báo cáo, chuyên
trách các chương trình y tế mục tiêu...
2.2.2.2. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện - ( phòng khám đa khoa khu vực)
* Vị trí, chức năng:
- Là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra,
kiểm tra của Giám đốc Sở y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế.
- Chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện ( nói chung) trong việc xây dựng kế hoạch

KCB - Điều dưỡng - PHCN và tổ chức thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn.
- Chức năng là KCB, chăm sóc, PHCN cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn, đồng thời hỗ trợ
chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế xã, phường, thị trấn.
* Tổ chức BV huyện:
+ Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật gồm:
- Các Khoa lâm sàng, cận lâm sàng
- Đội Y tế lưu động
- Phòng khám đa khoa khu vực


+ Các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc
- Phòng KH - Nghiệp vụ
- Phòng Tài chính Kế toán
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị.
2.2.2.3. Trung tâm y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
* Vị trí - chức năng:
- Là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở y tế, chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y
tế.
- Chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND cấp huyện trong việc xây dựng kế hoạch phòng bệnh,
vệ sinh phòng dịch và tổ chức thực hiện kế hoạch đó trên địa bàn.
- Chức năng là phòng bệnh, phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch và triển khai các chương
trình y tế mục tiêu quốc gia trên địa bàn, quản lý y tế xã, phường, thị trấn
* Tổ chức TT YTDP huyện
+ Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật
- Các Khoa: Bệnh xã hội, BVSKBM - TE, Dịch tể
ATVSTP, HIV/AIDS, Sốt rét.
- Đội Y tế lưu động
- Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
+ Các phòng chức năng giúp việc Giám đốc

- Phòng Kế hoạch - Nghiệp vụ
- Phòng Tài chính - Kế toán
- Phòng Tổ chức - Hành chính - Quản trị
Những nơi địa phương / vùng còn khó khăn chưa đủ điều kiện tách rời Bệnh viện
huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện thì vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức Phòng y tế
huyện, và Trung tâm y tế huyện
2.2.2.4. Trạm y tế xã, phường, thị trấn.
* Vị trí, chức năng:
- Là đơn vị kỹ thuật y tế đầu tiên tiếp xúc với nhân dân trong hệ thống Y tế Nhà nước.
- Chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của phòng y tế về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí,
nhân lực y tế.
- Chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã, phường, thị trấn trong việc xây dựng, thực hiện
các kế hoạch y tế trên địa bàn, đồng thời chịu sự giám sát và chỉ đạo chuyên môn kỹ thuật
của BVĐK và chịu sự quản lý toàn diện của Trung tâm YTDP cấp huyện.
- Chức năng là thực hiện các dịch vụ kỹ thuật CSSK BĐ, phát hiện và báo cáo dịch, phòng
chống dịch thực hiện các chương trình y tế mục tiêu quốc gia.
- Giúp Trung tâm y tế dự phòng cấp huyện và UBND xã, phường, thị trấn quản lý y tế thôn
bản cũng như thực hiện các nhiệm vụ được giao về công tác y tế trên địa bàn
* Tổ chức chế biến: tuỳ điều kiện thực tế, thông thường là:
- 1 Trưởng trạm
- 1 Phó trưởng trạm
- 1 CB chuyên trách các công tác TCMR, VSPD, các chương trình y tế mục tiêu.
- 1 CB chuyên trách công tác BVSKBM -TE- KHHGĐ
- 1-2 CB chuyên trách công tác KCB - Dược - YTCT.
2.2.2.5. Y tế thôn bản:
Không có trong tổ chức y tế Nhà nước, chỉ có nhân lực bán chuyên trách, có tên là
nhân viên y tế thôn bản ( y tế thôn) do nhân dân chọn cử, được ngành y tế đào tạo và cấp
chứng chỉ.



- Chịu sự quản lý của Trưởng thôn, Trưởng bản và chỉ đạo của Trạm Y tế xã. Phòng Y tế
quản lý nhân lực, kinh phí và chuyên môn.
- Nhiệm vụ của nhân viên y tế thôn bản là truyền thông - GDSK, hướng dẫn nhân dân vệ
sinh phòng dịch, CSSKBMTE - KHHGĐ, sơ cứu ban đầu, chăm sóc bệnh thông thường,
thực hiện các chương trình y tế trong thôn - bản
CHÍNH PHỦ

CÁC BỘ KHÁC

BỘ Y TẾ

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC BỘ Y TẾ
UBND TỈNH

CÁC CƠ SỞ Y TẾ NGÀNH

SỞ Y TẾ

CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC SỞ Y
UBND HUYỆN
PHÒNG Y TẾ HUYỆN
TRUNG TÂM Y TẾ
TTYT DỰ PHÒNG
BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN

UBND XÃ

TRẠM Y TẾ XÃ

NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN


Ghi chú:

THÔN, BẢN

Cơ quan quản lý y tế
Đơn vị sự nghiệp y tế

Quản lý và chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo gián tiếp
Chỉ đạo chuyên môn
Sơ đồ 2. Hệ thống tổ chức Ngành Y tế


II. HỆ THỐNG TỔ CHỨC NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VIỆT NAM
1. Tổ chức Ngành Điều dưỡng Việt Nam:
1.1. Quá trình hình thành:
Mặc dù các bệnh viện của Việt Nam đã được hình thành từ đầu thế kỷ thứ 20 và lúc
đó, đã có các y tá làm việc trong các bệnh viện nhưng công việc của người y tá hoàn toàn
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của các bác sĩ và vì thế, không có hệ thống tổ chức riêng cho y
tá.
Đến năm 1965, Bộ Y tế đặt ra chức vụ Y tá trưởng bệnh viện và Y tá trưởng khoa.
Nhiệm vụ chính của y tá trưởng là làm các công việc kiểm tra chăm sóc và vệ sinh trong
các khoa và bệnh viện, chưa được giao nhiệm vụ quản lý và điều hành toàn bộ hệ thống y
tá trong bệnh viện cũng như điều hành công tác chăm sóc bệnh nhân
Năm 1987, với sự hỗ trợ của các chuyên gia Điều dưỡng Thụy Điển, phòng y tá
thí điểm đầu tiên được thành lập tại Bệnh viện Nhi Trung ương và Ban Y tá được thành lập
tại bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí. Cũng vào những năm này, Bộ Y tế thành
lập tổ nghiên cứu công tác y tá quốc gia và nhiều hội thảo cấp vùng đã được tổ chức với
sự hỗ trợ của SIDA Thụy Điển, để nghiên cứu kinh nghiệm công tác y tá của hai bệnh viện

do Thụy Điển giúp đỡ và kinh nghiệm công tác điều dưỡng tại các tỉnh phía Nam và bệnh
viện Việt Nam - Cu Ba tại Đồng Hới, Quảng Bình.
Năm 1990, Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong
các bệnh viện toàn quốc và giao nhiệm vụ cho Phòng Y tá tổ chức điều hành các hoạt động
chăm sóc và toàn bộ y tá, hộ lý trong bệnh viện. Đây là một điểm rất quan trọng mở đường
cho công tác y tá của nước ta phát triển.
Năm 1992, sau khi hàng loạt các bệnh viện thành lập phòng y tá, làm xuất hiện
nhu cầu cần có một tổ chức cao hơn để chỉ đạo các hoạt động của các phòng y tá bệnh
viện. Vì vậy Phòng Y tá thuộc Vụ Quản lý Sức khỏe nay là Vụ Điều trị được thành lập.
Việc ra đời Phòng Y tá thuộc Vụ Điều trị là một mốc lịch sử thứ hai, mở ra hướng xây
dựng hệ thống điều dưỡng thành một chuyên ngành riêng biệt bên cạnh các hệ thống y dược trong Ngành Y tế.
Năm 1999, sau nhiều cố gắng của Hội Điều dưỡng và trên cơ sở đề nghị của các
vụ của BộY tế, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có quyết định ban hành chức vụ Điều dưỡng trưởng
Sở Y tế và là phó phòng Nghiệp vụ y.
Như vậy, sau gần một trăm năm, đặc biệt từ năm 1990 trở lại đây, sau nhiều nỗ lực
của Bộ Y tế và Hội Điều dưỡng Việt Nam. Hệ Thống tổ chức Điều dưỡng Việt Nam đã
được hình thành. Cùng với việc ra đời của Hội Nghề nghiệp và đưa chương trình điều
dưỡng vào đào tạo trong các trường đại học, đã làm cho điều dưỡng trở thành một nghề
chuyên nghiệp và thay đổi cơ bản hình ảnh cũng như vị thế của người điều dưỡng trong
xã hội.
1.2. Hệ thống tổ chức:


- Tại Vụ Điều trị Bộ Y tế: Phòng y tá được thành lập 1992, hiện tại là một bộ phận thuộc Vụ
được giao nhiệm vụ chỉ đạo hệ thống y tá điều dưỡng, nữ hộ sinh, kỹ thuật viên (gọi chung
là y tá điều dưỡng) trong toàn quốc.
- Tại các Sở Y tế: Bộ Y tế đã có quyết định bổ nhiệm chức vụ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế từ
năm 1999. Điều dưỡng trưởng Sở Y tế được cơ cấu là phó phòng nghiệp vụ y chuyên trách
công tác y tá điều dưỡng trong toàn tỉnh.
- Tại các Trung tâm Y tế quận / huyện: Tùy theo số giường bệnh mà có, Tổ điều dưỡng

trưởng hoặc một Điều dưỡng trưởng Trung tâm Y tế huyện. Vai trò của Điều dưỡng
trưởng các trung tâm y tế đối với điều dưỡng làm việc tại các trạm y tế đang được nghiên
cứu xác định cụ thể.
- Tại các bệnh viện hạng I, II và III: Các bệnh viện có Phòng Y tá điều dưỡng hoạt động theo
quy chế bệnh viện ban hành năm 1997. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của phòng, nhiệm vụ và
quyền hạn của Trưởng phòng Y tá điều dưỡng trưởng bệnh viện và Y tá điều dưỡng trưởng
khoa đã được xác định rõ và hoạt động ngày càng có hiệu quả (xem sơ đồ 3).
2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng các cấp:
2.1. Nhiệm vụ của Phòng điều dưỡng, Vụ Điều trị, Bộ Y tế:
( Ban hành theo quyết định 356/BYT – QĐ,/ 14/3/1992)
- Xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên trong toàn ngành.
- Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế chuyên môn, điều lệ kỹ thuật trong lĩnh vực y tá điều
dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
- Kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và theo dõi hoạt động của hệ thống y tá điều dưỡng,
kỹ thuật viên và hộ sinh trong cả nước.
- Tham mưu cho lãnh đạo Vụ Điều trị về các vấn đề liên quan tới y tá điều dưỡng, kỹ thuật
viên và hộ sinh.
- Tham gia quản lý và biên soạn các chương trình đào tạo, bổ túc, tập huấn cho y tá điều
dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
2.2. Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế:
( Theo Quyết định 1936/1999/QĐ – BYT, ngày 02/7/1999)
- Xây dựng kế hoạch, phương án công tác y tá điều dưỡng của tỉnh và tổ chức triển khai thực
hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân ở các cơ sở y tế.
- Quản lý, chỉ đạo y tá điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm y tế huyện
về lĩnh vực y tá điều dưỡng.
- Phối hợp với trường trung học y tế và các bệnh viện xây dựng chương trình và tổ chức đào
tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho y tá điều dưỡng.



BỘ Y TẾ

Điều dưỡng trưởng Sở Y tế

Phòng điều dưỡng Bệnh viện trung ương

Điều dưỡng trưởng Trung tâm y tế quận/ huyện
Phòng điều dưỡng bệnh viện đa khoa / chuyên khoa

Điều dưỡng trưởng các khoa

Điều dưỡng trưởng
các khoa

Điều dưỡng
trưởng các
khoa

Điều dưỡng
trạm y tế

Ghi chú:
Chỉ đạo trực tiếp
Chỉ đạo gián tiếp
Sơ đồ 3: Hệ thống tổ chức Ngành Điều dưỡng

- Phối hợp với các phòng chức năng của sở y tế trong việc lập kế hoạch, quy hoạch và đề
xuất việc đào tạo, tuyển dụng, điều động và sử dụng đội ngũ y tá điều dưỡng trên địa bàn.
- Nghiên cứu về tổ chức, quản lý, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực y tá điều dưỡng. Đề
xuất các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ sức khỏe

nhân dân.
- Phối hợp Ban chấp hành Hội Điều dưỡng tỉnh, tổ chức và triển khai các hoạt động của
Hội Điều dưỡng.
- Tổng hợp công tác y tá điều dưỡng của địa phương, để trình Giám đốc Sở và báo cáo Bộ Y
tế theo định kỳ.
2.3. Vị trí, tổ chức, nhiệm vụ của Phòng điều dưỡng bệnh viện:
(Theo Quyết định 1895/1997/BYT – QĐ, ngày 19/09/1997)
Phòng điều dưỡng bệnh viện là phòng chỉ đạo nghiệp vụ chăm sóc. Quản lý hệ
thống y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ lý toàn bệnh viện.

9


Với các bệnh viện hạng I, II và III đều có phòng điều dưỡng bệnh viện. Phòng
điều dưỡng có các bộ phận: chăm sóc, đào tạo và nghiên cứu khoa học (xem sơ đồ 4)
GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN

CHI HỘI ĐIỀU DƯỠNG

TRƯỞNG/ PHÓ PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG

ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHỐI KHÁM
ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHỐI NGOẠI

Các điều dưỡng
Các điều dưỡng
trưởng khoa
trưởng khoa
Sơ đồ 4. Tổ chức Phòng Điều dưỡng bệnh viện


Các điều dưỡng
trưởng khoa

Phòng điều dưỡng bệnh viện có các nhiệm vụ sau:
- Tổ chức, chỉ đạo chăm sóc bệnh nhân toàn diện. Với chức năng chỉ đạo nghiệp vụ chăm
sóc, Phòng điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm trước giám đốc bệnh viện trong việc tổ
chức cung cấp các dịch vụ chăm sóc và phục vụ cho bệnh nhân toàn diện. Nội dung chăm
sóc toàn diện bao gồm các chăm sóc về y tế, chăm sóc về thể chất, tinh thần và xã hội cho
bệnh nhân khi nằm viện.
- Kiểm tra thực hiện kỹ thuật và quy chế bệnh viện.Việc kiểm tra được thực hiện hàng ngày
bởi các Điều dưỡng trưởng khối và kiểm tra định kỳ. Nội dung kiểm tra theo


-

-

-

-

-

-

tiêu chuẩn kiểm tra của Bộ Y tế và tập trung vào việc thực hiện các quy trình kỹ thuật
chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm khuẩn bệnh viện, thực hiện các quy định về giao tiếp và
quy chế bệnh viện.
Đào tạo, hướng dẫn học sinh, kiểm tra tay nghề. Phòng điều dưỡng và các điều dưỡng
trưởng chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, để cập nhật kiến thức và kỹ năng cho điều

dưỡng viên. Nội dung đào tạo trong giai đoạn hiện nay là tập trung đào tạo về chăm sóc
toàn diện, chống nhiễm khuẩn và kỹ năng giao tiếp. Ngoài ra, tạo điều kiện và giúp đỡ
cho học sinh sinh viên đến thực tập.
Dự trù, kiểm tra sử dụng và bảo quản vật tư. Phòng y tá chịu trách nhiệm xây dựng định
mức tiêu hao vật tư và dụng cụ y tế phục vụ cho công tác chăm sóc và phục vụ bệnh nhân,
để lập kế hoạch mua sắm và đề nghị việc cấp phát cho các khoa, đồng thời kiểm tra việc sử
dụng bảo đảm tiết kiệm.
Chỉ đạo công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn tại các buồng bệnh và các khoa. Phối hợp
chặc chẻ với khoa chống nhiễm khuẩn để chỉ đạo công tác và kỹ thuật vệ sinh bệnh viện
của hộ lý, công tác khử khuẩn, tiệt khuẩn, xử lý chất thải y tế và các kỹ thuật phòng chống
lây chéo trong bệnh viện.
Phối hợp với phòng tổ chức cán bộ để bố trí và điều hành điều dưỡng viên, nữ hộ sinh, kỹ
thuật viên và hộ lý trong toàn bệnh viện. Theo quy chế của Bộ Y tế, mọi điều dưỡng viên
làm việc trong bệnh viện đều thuộc quyền điều hành của phòng điều dưỡng
và Điều
dưỡng trưởng bệnh viện. Phòng điều dưỡng tham gia với phòng tổ chức cán bộ bệnh viện
trong việc lập kế hoạch nhân lực chăm sóc, trong quá trình tuyển chọn và bố trí, cũng như
luân chuyển điều dưỡng viên tại các khoa trong bệnh viện.
Tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. Hàng năm, phòng xây dựng kế hoạch
nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến để trình giám đốc bệnh viện phê duyệt. Những lĩnh
vực nghiên cứu và cải tiến trọng tâm hiện nay là thực hành chăm sóc, vệ sinh chống nhiễm
khuẩn, quản lý kinh tế và viện phí trong bệnh viện.
Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo. Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm
tổ chức sơ kết các hoạt động chăm sóc bệnh nhân hàng tháng, hàng quý và hàng năm, đồng
thời báo cáo cho Giám đốc bệnh viện và Điều dưỡng trưởng cấp trên.
Tóm lại:
Ngành Điều dưỡng thế giới trong vòng 50 năm trở lại đây đã có những bước chuyển
biến rất quan trọng trong cả 4 lĩnh vực: quản lý, giáo dục, nghiên cứu và thực hành.
Ở nước ta, trong vòng 10 năm trở lại đây, kể từ khi Bộ Y tế cho phép thành lập
Phòng Y tá điều dưỡng trong các bệnh viện, và kể từ khi Nhà nước cho phép thành lập

Hội Điều dưỡng Việt Nam đã tạo cho ngành Điều dưỡng có những thay đổi mang tính
chất nền móng rất cơ bản, đó là đã hoàn thành hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp;
đào tạo điều dưỡng đã nâng lên được hai bậc ở trình độ cao đẳng và đại học; thực hành
điều dưỡng đang có chuyển biến thông qua thực hiện chăm sóc bệnh nhân toàn diện; vị


trí xã hội của người điều dưỡng đã được lãnh đạo các cấp của Ngành Y tế và xã hội nhìn
nhận ngày càng đúng mức.
Ngành Điều dưỡng đang đứng trước nhiều triển vọng, song cũng có nhiều thử
thách. Bên cạnh sự quan tâm, động viên của ngành và xã hội, bản thân người điều dưỡng
cũng cần nổ lực vươn lên hơn nữa, để khẳng định vị trí của chính mình.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1. Tuyến Y tế Trung ương: bao gồm.
A. ……
B. …… C. Các trường đại học, cao đẳng trực thuộc bộ y tế.
2. Năm …(A)…, phòng y tá thí điểm đầu tiên được thành lập tại và đến năm
…(B)… Bộ Y tế ban hành quyết định thành lập Phòng Y tá - Điều dưỡng trong
các bệnh viện toàn quốc.
3. Năm …(A)…, Phòng Y tá thuộc Vụ Điều trị được thành lập và năm …(B)…, Bộ
Y tế đã có quyết định ban hành chức vụ Điều dưỡng trưởng Sở Y tế.
4. Tuyến y tế điạ phương gồm:
A. ……
B. ……
5. Tuyến y tế cơ sở gồm có các cơ sở Y tế:
A. ……
B. …… C. Phòng y tế huyện, thành phố thuộc tỉnh.
D. Phòng khám đa khoa khu vực.
E. Trạm y tế xã, phường, thị trấn và y tế
thôn bản.

6. Phòng Y tá tại Vụ Điều trị Bộ Y tế là một bộ phận thuộc …(A)… được giao nhiệm
vụ chỉ đạo hệ thống …(B)…(gọi chung là y tá điều dưỡng) trong toàn quốc.
7. Điều dưỡng trưởng Sở Y tế được cơ cấu là …(A)…. chuyên trách công tác
…(B)… trong toàn tỉnh.
8. Phòng Điều dưỡng bệnh viện là phòng chỉ đạo …(A)…. Quản lý hệ thống
…(B)… toàn bệnh viện.
9. Tuyến tỉnh - thành phố trực thuộc TW gồm các cơ sở y tế:
A. …….
B. ……
C. Các bệnh viện, các trung tâm chuyên khoa tỉnh,
thành phố. D. Trường Cao đẳng, trường Trung cấp y tế tỉnh, thành phố.
10. Phòng Điều dưỡng có các bộ phận: …(A)…và …(B)…
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
11. Sở Y tế là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
12. Sở Y tế chịu sự quản lý toàn diện và sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp
của UBNH tỉnh, thành phố.
13. Chức năng của Sở y tế là giúp UBND tỉnh, thành phố quản lý Nhà nước về y tế
trên địa bàn.
14. Phòng Y tế quận, huyện, thành phố, thị xã ( thuộc tỉnh) chịu sự chỉ đạo về quản lý,
tổ chức, tài chính, của UBND tỉnh, đồng thời chịu sự kiểm tra, chỉ đạo chuyên
môn của Sở y tế.
15. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế, chịu sự
quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về
chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí và nhân lực y tế.
16. Bệnh viện đa khoa tuyến huyện chịu sự quản lý, chỉ đạo của UBND tỉnh trong
việc xây dựng kế hoạch KCB - Điều dưỡng – PHCN.
17. Những nơi địa phương / vùng còn khó khăn chưa đủ điều kiện tách rời Bệnh
viện huyện, Trung tâm y tế dự phòng huyện thì vẫn giữ nguyên mô hình tổ chức
Phòng Y tế huyện, và Trung tâm Y tế huyện.



18. Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của UBND xã
về chuyên môn nghiệp vụ, kinh phí, nhân lực y tế.
19. Trạm y tế xã, phường, thị trấn chịu sự quản lý Nhà nước của UBND xã, phường,
thị trấn trong việc xây dựng, thực hiện các kế hoạch y tế trên địa bàn.
20. Y tế thôn bản có trong tổ chức y tế Nhà nước, là nhân lực chuyên trách, có tên là
nhân viên y tế thôn bản ( y tế thôn) do nhân dân chọn cử, được ngành y tế đào tạo
và cấp chứng chỉ.
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
21. Chức năng Bệnh viện đa khoa tuyến huyện là:
A. Khám chữa bệnh cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn
B. Hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật cho tuyến y tế xã, phường, thị trấn.
C. Chăm sóc, PHCN cho cán bộ và nhân dân trên địa bàn
D. Các câu A, B, C đều đúng
22. Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật của BV huyện gồm:
A. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng B. Các Trạm y tế xã.
C. Các khoa lâm sàng, cận lâm sàng; đội y tế lưu động; Phòng khám đa khoa
khu vực
D. Các câu A, B, C đều đúng
23. Các phòng chức năng giúp việc cho Giám đốc của BV huyện gồm:
A. Phòng vật tư B. Phòng KH - Nghiệp vụ, Phòng Tài chính kế toán, Phòng Tổ chức
- Hành chính - Quản trị
C. Phòng Điều dưỡng. D. Các câu
A, B, C đều đúng
24. Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh:
A. Là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ trực thuộc Sở y tế.
B. Chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y
tế về chuyên môn nghiệp vụ. C. Chịu sự quản lý, chỉ đạo và hướng dẫn,
thanh tra, kiểm tra của Giám đốc Sở Y tế về kinh phí và nhân lực y tế.
D. Các câu A, B, C đều đúng

25. Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có chức
năng là:
A. Phòng bệnh, phòng chống dịch, xây dựng kế hoạch và triển khai các chương trình y tế.
B. Điều trị bệnh. C. Quản lý bệnh viện huyện. D. Các câu A, B, C đều đúng
26. Các đơn vị chuyên môn kỹ thuật của Tổ chức TT YTDP huyện
A. Các khoa B. Đội y tế lưu động C. Các trạm y tế xã, phường, thị trấn.
D. Các câu A, B, C đều đúng
27. Các khoa TT YTDP huyện gồm :
A. Truyền nhiễm. B. Nội, Ngoại.
C. Bệnh xã hội; BVSKBM – TE, Dịch tể, ATVSTP; HIV/AIDS, Sốt rét.
D. Các câu A, B, C đều đúng
28. Tuỳ điều kiện thực tế, tổ chức biên chế Trạm y tế xã, phường, thị trấn thông
thường là:
A. 1 Trưởng trạm, 1 phó trưởng trạm,- 1 CB chuyên trách các công tác TCMR, VSPD
B. 1 CB chuyên trách công tác BVSKBM -TE- KHHGĐ
C. 1-2 CB chuyên trách công tác KCB - Dược - YTCT. D. Các câu A, B, C đều đúng
29. Nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng, Vụ Điều trị, Bộ Y tế:
A. Xây dựng kế hoạch công tác điều dưỡng, nữ hộ sinh và kỹ thuật viên trong toàn
ngành. B. Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng chăm sóc bệnh nhân ở các
cơ sở y tế. C. Quản lý, chỉ đạo y tá điều dưỡng trưởng các bệnh viện tuyến
tỉnh và trung tâm y tế huyện về lĩnh vực y tá điều dưỡng.


30.

D. Phối hợp với trường trung học y tế và các bệnh viện xây dựng chương trình
và tổ chức đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ, y đức cho y tá điều dưỡng.
Nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế:
A. Xây dựng kế hoạch, phương án công tác y tá điều dưỡng của tỉnh và tổ chức
triển khai thực hiện kế hoạch sau khi đã được phê duyệt.

B. Nghiên cứu bổ sung, sửa đổi quy chế chuyên môn, điều lệ kỹ thuật trong lĩnh
vực y tá điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.
C. Kiểm tra, đánh giá công tác chăm sóc và theo dõi hoạt động của hệ thống y tá
điều dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh trong cả nước.
D. Tham mưu cho lãnh đạo Vụ Điều trị về các vấn đề liên quan tới y tá điều
dưỡng, kỹ thuật viên và hộ sinh.

ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG KHỐI NỘI


Bài 2

NHỮNG QUAN ĐIỂM - ĐƯỜNG LỐI CƠ BẢN CỦA ĐẢNG
VỀ CÔNG TÁC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN
CHIẾN LƯỢC CS VÀ BVSK NHÂN DÂN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được 5 quan điểm chỉ đạo công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân từ
nay cho đến năm 2010.
1.2. Nêu được mục tiêu chung và 4 mục tiêu cụ thể của chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức
khỏe nhân dân giai đoạn 2001 – 2010.
1.3. Trình bày được 11 giải pháp chính để thực hiện chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
2. Về kỹ năng:
Vận dụng được các quan điểm, mục tiêu, giải pháp trên vào trong học tập và công tác.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Tôn trọng và nghiêm túc xây dựng cho bản thân những quan điểm, tình cảm đúng đắn về

chăm sóc, bảo vệ, nâng cao SKND.
B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Quan điểm chỉ đạo của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân trong giai
đoạn hiện nay.
Nghị quyết TW4 khoá VII đã khẳng định 5 quan điểm bao gồm:
1.1. Sức khoẻ và con người:
Con người là nguồn tài nguyên quan trọng nhất quyết định sự phát triển của đất
nước, trong đó sức khoẻ là vốn quý nhất của con người và toàn xã hội. Vì vậy đầu tư cho
sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng
cuộc sống cho mỗi cá nhân và mỗi gia đình.
1.2. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ:
Bản chất nhân đạo và định hướng XHCN của hoạt động y tế đòi hỏi sự công bằng
trong CSSK. Chính sách y tế hướng tới công bằng sẽ giải quyết vấn đề làm sao cho mọi
người, các tầng lớp dân cư được hưởng cùng một chất lượng và số lượng dịch vụ y tế,
làm cho các tầng lớp dân cư sẽ có chung một mức độ sức khoẻ, giảm chênh lệch về tình
trạng sức khoẻ và bệnh tật giữa các nhóm dân cư.
Nhà nước XHCN đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với khả năng kinh tế
của đất nước, đồng thời có chính sách khám sức khoẻ miễn phí và giảm phí đối với người
có công với nước, người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn, dân tộc ít
người.
1.3. Dự phòng tích cực và chủ động:
Là quan điểm xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển nền y tế Việt Nam XHCN.
Quan điểm này là nhận thức sâu sắc và vận dụng trong việc tạo ra lối sống lành mạnh và
văn minh, đảm bảo môi trường sống, lao động và học tập có lợi cho việc phòng bệnh và
tăng cường sức khoẻ, chủ động phòng chống các tác nhân có hại cho sức khoẻ trong đô thị
và công nghiệp hóa. Triển khai các chương trình y tế quốc gia như Sức khỏe


-


2.2.2.

2.2.3.
2.2.4.

sinh sản, làm mẹ an toàn, KHHGĐ, phòng chống tai nạn và thương tích... chủ động trong
công tác phòng chống dịch, không để dịch lớn xảy ra.
1.4. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền:
Là quan điểm toàn diện của Đảng ta. YHCT là một di sản văn hóa của dân tộc cần được
bảo vệ, phát huy và phát triển. Triển khai mạnh mẽ việc nghiên cứu ứng dụng và hiện đại
hoá YHCT kết hợp với YHHĐ, nhưng không làm mất bản chất của YHCT Việt Nam. Tăng
cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực YHCT, ngăn chặn và loại trừ những hành vi lợi dụng
chính sách của Đảng, nhà nước đối với YHCT gây tổn hại tới sức khoẻ nhân dân.
1.5. Đa dạng hoá các hình thức chăm sóc sức khoẻ:
Trong đó, Y tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các loại hình thức CSSK
nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về các hình thức CSSK của nhân dân trong điều
kiện nguồn lực nhà nước đầu tư cho y tế còn hạn chế.
Cần khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân
nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân, chống mọi biểu
hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ.
2. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010.
2.1. Mục tiêu chung:
Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện tiếp cận và sử
dụng các dịch vụ y tế có chất luợng.
- Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và tinh thần.
- Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
Gồm 4 mục tiêu.
2.2.1. Đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ cụ thể là:
Tuổi thọ trung bình: 71

Tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống.
Tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 32 %
Tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 %
Tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 6 %
Tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng
Chiều cao trung bình của thanh niên đạt ≥ 1,60 m
Có 4- 5 bác sỹ và 1 dược sỹ đại học/ 10.000 dân .
Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các bệnh lây nhiễm qua
đường tình dục, không để dịch lớn xảy ra. Duy trì kết quả thanh toán bại liệt, loại trừ uốn
ván sơ sinh. Hạn chế tốc độ gia tăng tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS.
Phòng chống các bệnh tim mạch, ung thư, tai nạn thương tích, đái tháo đường, bệnh
nghề nghiệp, tâm thần, ngộ độc, tự tử, nghiện rượu, nghiện ma tuý, béo phì...
Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK, đặc biệt là các dịch
vụ khám chữa bệnh.
Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế trong các lĩnh vực phòng bệnh, khám
chữa bệnh, phục hồi chức năng và nâng cao sức khoẻ. Ứng dụng các tiến bộ khoa học xã
hội để ngành y tế nước ta phát triển kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực.
3. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược chăm sóc và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 –
2010.
3.1. Về đầu tư: gồm nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu
tư của nhà nước giữ vai trò chủ đạo, cần chú ý:
- Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.


- Thực hiện thí điểm cơ chế, chính sách tài chính mới dựa trên bảo hiểm y tế và viện phí.
Điều chỉnh giá viện phí, đầu tư kỹ thuật và trình độ chuyên môn theo từng tuyến kỹ thuật
phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân và khả năng chi trả của đối tượng.
- Mở rộng BHYT tự nguyện, củng cố BHYT bắt buộc, tiến tới thực hiện BHYT bắt buộc
toàn dân.
- Tăng cường huy động và điều phối các nguồn viện trợ, đặc biệt là các khoản viện trợ

không hoàn lại cho hỗ trợ kỹ thuật và các khoản vay ưu đãi cho đầu tư phát triển.
3.2. Kiện toàn tổ chức:
- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện Hệ thống tổ chức Ngành Y tế, xây dựng và hoàn thiện các
mạng lưới y tế dự phòng, khám chữa bệnh, Dược theo hướng tinh giảm đầu mối để đạt
hiệu quả cao. Hoàn thiện cơ chế quản lý từ cấp tỉnh đến cơ sở.
- Phát triển các bệnh viện đa khoa khu vực, ở những địa bàn xa trung tâm tỉnh.
- Nâng cao năng lực hệ thống y tế dự phòng từ trung ương đến cơ sở đặc biệt là trung tâm y
tế dự phòng tuyến tỉnh và đội vệ sinh phòng dịch các huyện, quận. Củng cố các khoa y tế
lao động và thành lập các phòng khám bệnh nghề nghiệp tại các tỉnh trọng điểm công
nghiệp. Hoàn thiện mạng lưới quản lý chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Kiện toàn hệ thống thanh tra chuyên ngành.
- Sắp xếp lại mạng lưới và nâng cấp cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo cán bộ y
tế. Đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng đào tạo, tăng cường đội ngủ cán bộ giảng dạy
tại một số trường trung học y tế để phát triển thành các trường cao đẳng y tế.
3.3. Tăng cường công tác quản lý:
- Đào tạo cán bộ y tế và quản lý y tế ở các cấp. Phân cấp quản lý rõ ràng cho các tuyến Y tế,
các địa phương.
- Nâng cao năng lực lập kế hoạch trong các hoạt động của Ngành Y tế, thường xuyên theo
dõi, giám sát và đánh giá kết quả hoạt động lập và thực hiện kế hoạch.
- Tổ chức thực hiện tốt chủ trương tăng cường có thời hạn cán bộ chuyên môn y tế cho các
tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn thiếu. Kết hợp quân y và dân y trong CSSK nhân dân.
- Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về y tế, xây dựng và ban hành Luật dược, Pháp lệnh
thực phẩm, Pháp lệnh sữa đổi bổ sung, Pháp lệnh hành ngề Y, Dược tư nhân... Ban hành
các quy chế, tiêu chuẩn chuyên môn và danh mục tiêu chuẩn về cơ sở vật chất và trang bị
cho các lĩnh vực chuyên ngành y tế. Xây dựng các chế độ, chính sách áp dụng cho cán
bộ y tế công tác tại vùng núi, vùng sâu, vùng xa.
- Nâng cao kiến thức quản lý Nhà nước và pháp luật cho cán bộ trong ngành.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ tại tất cả các cơ sở y tế. Xây dựng phong trào thi đua, đặc
biệt là xây dựng các đơn vị và cá nhân điển hình tiên tiến trong ngành.
3.4. Phát triển nhân lực y tế:

- Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo các loại cán bộ y tế cho từng tuyến.
- Đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành để đảm bảo số lượng cán bộ y tế theo đầu dân,
cân đối giữa các chuyên khoa.
- Sắp xếp lại các nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện để có thể điều động luân
phiên các bác sĩ về tăng cường cho y tế cơ sở. Nâng cao trình độ chuyên môn, tăng cường
kỹ thuật lao động và Y đức, Dược đức cho cán bộ y tế.
- Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đối với
bác sĩ mới tốt nghiệp.
3.5. Củng cố và phát triển y tế cơ sở:


- 100 % xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh thái và nhu cầu
khám chữa bệnh của từng vùng.
- 100 % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất 80%). 100 % trạm y tế có HSTH hoặc YS
chuyên khoa sản nhi, có cán bộ y tế có trình độ dược tá phụ trách công tác dược. Phát triển
đội ngủ tình nguyện viên y tế tại các thôn, ấp, bản, làng...
- Tăng cường công tác quản lý y tế cơ sở, triển khai các giải pháp quản lý mới như lồng ghép
các hoạt động y tế, nâng cao năng lực quản lý CSSKBĐ dựa vào cộng đồng...
3.6. Đẩy mạnh công tác y tế dự phòng, nâng cao sức khỏe:
- Tiếp tục thực hiện các chương trình quốc gia thanh toán một số bệnh xã hội và bệnh dịch
nguy hiểm. Triển khai thực hiện các chương trình phòng chống các bệnh tim mạch, đái tháo
đường...
- Chủ động phòng chống dịch bệnh, củng cố hệ thống báo dịch, không để dịch lớn xảy ra.
- Xây dựng các phương án đề phòng và khắc phục nhanh chóng hậu quả của thảm hoạ, thiên
tai, phòng chống tai nạn giao thông, lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Triển khai các vấn đề sức khỏe và môi trường lao động trong các doanh nghiệp.
- Tăng cường quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Triển khai các chương trình sức khỏe sinh sản, làm mẹ an toàn, chăm sóc sản khoa thiết
yếu và dịch vụ KHHGĐ. Phấn đấu giảm mạnh tỷ lệ chết mẹ, tỷ lệ nạo phá thai và tỷ lệ
mắc bệnh phụ khoa.

- Thực hiện chương trình chăm sóc sức khỏe trẻ em.
- Phát huy phong trào toàn dân tập TDTT, dưỡng sinh, nâng cao sức khỏe và tầm vóc người
Việt Nam.
3.7. Khám chữa bệnh:
- Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống khám chữa bệnh phù hợp với nhu cầu từng vùng và
khả năng kinh tế xã hội. Tiếp tục đẩy mạnh và tăng cường hoạt động phục hồi chức năng,
phòng ngừa di chứng bệnh tật.
- Triển khai thực hiện tốt quy chế bệnh viện, cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa
bệnh.
- Đa dạng hoá các hoạt động khám chữa bệnh.
3.8. Phát triển y học cổ truyền:
Đẩy mạnh xã hội hoá YHCT tại cơ sở kể cả khu vực Y tế Nhà nước, thôn bản, cụm
dân cư và gia đình. Phát triển YHCT gắn liền với công việc xoá đói, giảm nghèo, phát triển
kinh tế gia đình nhằm đạt 3 mục tiêu: kinh tế, sức khoẻ, cải tạo cảnh quan môi trường
sống.
3.9. Thuốc và trang thiết bị y tế
- Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc “Nhằm đảm bảo cung ứng thường xuyên
và đủ thuốc có chất lượng đến với người dân; thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, có
hiệu quả.
- Quy hoạch và tổ chức lại ngành công nghiệp dược theo hướng tập trung, chuyên môn hoá
và đầu tư có trọng điểm, bảo đảm đầu tư có hiệu quả.
- Hoàn chỉnh văn bản pháp quy về trang thiết bị y tế, kiện toàn về tổ chức và xây dựng trung
tâm dịch vụ và kỹ thuật trang thiết bị y tế.
3.10. Phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế:
- Từng bước hiện đại hoá về chẩn đoán hình ảnh.
- Phát triển công nghệ sinh học nhất là công nghệ Gen, công nghệ nhân giống và nuôi cấy mô
phục vụ cho sản xuất thuốc, vaccin, chế phẩm sinh học cho chẩn đoán và điều trị.
- Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, thông tin quản lý và cung cấp thông tin kịp thời.



- Phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý ngành từ trung ương
đến cơ sở.
3.11. Xã hội hoá công tác y tế:
- Đa dạng hoá các loại hình CSSK, tìm kiếm và khai thác các nguồn đầu tư khác
nhau cho y tế.
- Tiếp tục củng cố và phát triển các trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe các tỉnh,
thành phố. Phát triển mạng lưới tuyên truyền viên đến xã. Sử dụng các hình thức và biện
pháp truyền thông phù hợp để mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức quần chúng tự nguyện
tham gia và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân mình và cho cộng đồng.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1. Năm quan điểm chỉ đạo của Đảng về chăm sóc và bảo vệ sức bảo vệ sức khoẻ
nhân dân trong giai đoạn hiện nay:
A. ……
B. …… C. Dự phòng tích cực và chủ động.
D. Kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. E. Đa dạng hoá các hình thức chăm
sóc sức khoẻ.
2. Con người là nguồn…(A)… quyết định sự phát triển của đất nước, trong đó sức
khoẻ là …(B)…của con người và toàn xã hội.
3. Nhà nước XHCN đảm bảo cho mọi người được CSSK phù hợp với …(A)… của
đất nước, đồng thời có chính sách …(B)… đối với người có công với nước,
người nghèo, người sống ở các vùng có nhiều khó khăn, dân tộc ít người.
4. Dự phòng tích cực và chủ động là …(A)…xuyên suốt quá trình xây dựng và
phát triển …(B)…XHCN.
5. Y học cổ truyền là một …(A)… của dân tộc cần được …(B)….
6. Đa dạng hoá các hình thức…(A)… trong đó, Y tế nhà nước giữ …(B)…
7. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được chỉ tiêu sức khoẻ về tuổi thọ trung
bình là …(A)… và chiều cao trung bình của thanh niên đạt…(B)… 8. Mục tiêu
cụ thể đến năm .
8. Mục tiêu cụ thể đến năm 2010 phải đạt được các chỉ tiêu sức khoẻ như: có

…(A)…bác sỹ và …(B)… dược sỹ đại học/ 10.000 dân .
9. Giải pháp về đầu tư gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế
trong đó có đầu tư của …(A)… giữ vai trò …(B)….
10. Củng cố và phát triển y tế cơ sở với …(A)… % xã đồng bằng có bác sĩ (miền
núi ít nhất 80%). …(B)… % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi.
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
11. Đầu tư cho sức khoẻ là đầu tư cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
12. Nghiên cứu ứng dụng và hiện đại hoá y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại,
nhưng không làm mất bản chất của y học cổ truyền Việt Nam.
13. Không khuyến khích và quản lý tốt hoạt động của y tế dân lập, y tế tư nhân
nhằm mục tiêu phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và CSSK nhân dân.
14. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ chết mẹ còn 70/ 100.000 trẻ đẻ sống.
15. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ chết trẻ < 5 tuổi còn 40 %.
16. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ chết trẻ < 1 tuổi còn < 25 % .
17. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010

19


về tỷ lệ trẻ mới đẻ có trọng lượng < 2500g còn < 10 %.
18. Mục tiêu chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001 – 2010
về tỷ lệ trẻ em < 5 tuổi bị SDD còn < 20 %, không còn SDD nặng.
19. Các giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về đầu
tư: gồm Nhà nước, đóng góp của cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp
của cộng đồng đóng vai trò chủ đạo.
20. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về củng
cố và phát triển y tế cơ sở với 100 % xã đồng bằng có bác sĩ (miền núi ít nhất

80%). 100 % trạm y tế có HSTH hoặc YS chuyên khoa sản nhi.
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
21. Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ nghĩa là:
A. Làm sao cho mọi người được hưởng cùng một chất lượng và số lượng dịch
vụ y tế B. Làm cho các tầng lớp dân cư sẽ có chung một mức độ sức khoẻ.
C. Giảm chênh lệch về tình trạng sức khoẻ và bệnh tật giữa các nhóm dân cư.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
22. Mục tiêu chung chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giaiđoạn 2001 –
2010.
A. Phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ CSSKBĐ, có điều kiện
tiếp cận và sử dụng các dịch vụ y tế có chất luợng.
B. Mọi người được sống trong cộng đồng an toàn, phát triển tốt về thể chất và
tinh thần.
C. Giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và phát triển giống nòi.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
23. Mục tiêu cụ thể chiến lược chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn
2001 – 2010:
A. Giảm tỷ lệ mắc và tử vong do các bệnh truyền nhiễm.
B. Nâng cao tính công bằng trong tiếp cận và sử dụng các dịch vụ CSSK.
C. Nâng cao chất lượng CSSK ở tất cả các tuyến y tế.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
24. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về
đầu tư gồm:
A. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó có đầu tư của nhà nước giữ
vai trò chủ đạo.
B. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó viện trợ quốc tế giữ vai trò
chủ đạo.
C. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó đóng góp của cộng đồng giữ
vai trò chủ đạo
D. Nhà nước, cộng đồng, viện trợ quốc tế trong đó cộng đồng và viện trợ quốc tế

giữ vai trò chủ đạo
25. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về
vùng đầu tư:
A. Ưu tiên đầu tư cho vùng nghèo, vùng núi, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số.
B. Ưu tiên đầu tư cho vùng thành thị dân cư đông đúc.
C. Ưu tiên đầu tư cho vùng nông thôn.
D. Ưu tiên đầu tư cho vùng biên giới, hải đảo.
26. Giải pháp thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 – 2010 về
đầu tư liên quan đến BHYT
A. Mở rộng bảo hiểm y tế tự nguyện
B. Củng cố bảo hiểm y tế bắt buộc


C. Tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc toàn dân.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
27. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn
2001 – 2010 về phát triển nhân lực y tế:
A. Tiêu chuẩn hoá việc đào tạo và đào tạo cán bộ y tế theo các chuyên ngành.
B. Sắp xếp lại các nhân lực ở các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến huyện.
C. Tiến tới thực hiện chế độ nghĩa vụ phục vụ công tác ở miền núi, vùng sâu, vùng
xa đối với bác sĩ mới tốt nghiệp.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
28. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn
2001 – 2010 về củng cố và phát triển y tế cơ sở:
A. 100 % xã có trạm y tế phù hợp với điều kiện kinh tế địa lý, môi trường sinh
thái và nhu cầu Khám chữa bệnh B. 100 % trạm y tế xã có bác sĩ .
C. 100 % trạm y tế có bác sĩ sản khoa.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
29. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn 2001 –
2010 về khám chữa bệnh:

A. Đẩy mạnh xã hội hoá y học cổ truyền.
B. Đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống KCB phù hợp với nhu cầu từng vùng và khả
năng KT- XH. C. Tiếp tục triển khai chính sách quốc gia về thuốc.
D. Các câu A, B, C đều đúng.
30. Các giải pháp chính thực hiện chiến lược CS và BVSK nhân dân giai đoạn
2001 – 2010 về phát triển khoa học công nghệ và thông tin y tế:
A. Từng bước hiện đại hoá về chẩn đoán hình ảnh.
B. Phát triển công nghệ sinh học.
C. Củng cố hệ thống báo cáo thống kê, phát triển và ứng dụng có hiệu quả công
nghệ thông tin. D. Các câu A, B, C đều đúng.


Bài 3

ĐẠO ĐỨC CỦA NGƯỜI CÁN BỘ Y – DƯỢC
( Y ĐỨC, DƯỢC ĐỨC )
A. MỤC TIÊU HỌC TẬP:
Sau khi học xong bài này, học sinh có khả năng:
1. Về kiến thức:
1.1. Trình bày được khái niệm, vị trí và tầm quan trọng của y đức.
1.2. Liệt kê được 12 điều y đức, 10 điều dược đức
2. Về kỹ năng:
2.1. Phân tích được 6 mối quan hệ trong y đức/ dược đức.
2.2. Vận dụng được những qui định về y đức và 10 qui định về dược đức trong
công tác hằng ngày.
3. Về thái độ:
3.1. Có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực, chủ động xây dựng bài.
3.2. Thường xuyên có ý thức rèn luyện y đức, dược đức cho bản thân, tích cực ,
nhiệt tình trong việc tuyên truyền phổ biến y đức, dược đức cho đồng nghiệp
cũng như cho cộng đồng.

B. NỘI DUNG HỌC TẬP:
1. Y đức:
1.1. Khái niệm, vị trí, tầm quan trọng của y đức:
1.1.1. Khái niệm:
Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những tiêu chuẩn, nguyên
tắc đạo đức được xã hội thừa nhận, nhằm điều chỉnh hành vi, cách ứng xử của thầy thuốc
với bệnh nhân và cộng đồng.
Y đức xác định trách nhiệm, lương tâm, danh dự và niềm hạnh phúc của người thầy thuốc.
1.1.2. Vị trí, tầm quan trọng của y đức:
Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần một lỗi lầm, một thiếu sót cho dù là rất nhỏ
cũng có thể gây nên những tác hại lớn đến sức khoẻ và sinh mạng con người, đến hạnh
phúc của từng gia đình, tương lai giống nòi, đến sức khoẻ và sự cường thịnh của dân tộc
và toàn xã hội.
Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị đau
đớn cả về thể xác lẫn tinh thần. Sức khoẻ và sự sống của họ được giao phó cho thầy
thuốc. Vì vậy, không thể tha thứ cho một sự cẩu thả, bàng quang và chủ nghĩa hình thức ở
người thầy thuốc.
Chính vì những lý do trên mà từ bao đời nay đạo đức của nghề y luôn được đề cao.
Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng nhiệm vụ
cao cả của ngành và sự yêu mến tín nhiệm của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ
tịch “Lương y phải như từ mẫu”.
1.2. Những quy định về y đức:
Gồm 12 điều được ban hành theo quyết định 2088/ BYT - QĐ ngày 6 / 11 / 1996
của Bộ trưởng Bộ Y tế.
1.2.1. Phải có lương tâm và trách nhiệm cao, hết lòng yêu nghề, luôn rèn luyện nâng cao
phẩm chất đạo đức của người thầy thuốc không ngừng học tập và nghiên cứu khoa
học để nâng cao trình độ chuyên môn, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn gian khổ vì
sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.



1.2.2. Tôn trọng luật pháp và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được

sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị,
nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ y tế và sự chấp thuận của bệnh
nhân.
1.2.3. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân, tôn trọng những bí mật
riêng tư của bệnh nhân, khi thăm khám, chăm sóc cần đảm bảo kín đáo, lịch sự.
Quan tâm đến bệnh nhân trong diện chính sách ưu đãi của xã hội; không được đối xử
phân biệt với bệnh nhân; không có thái độ ban ơn lạm dụng nghề nghiệp và gây
phiền hà cho bệnh nhân. Phải trung thực khi thanh toán các phí khám bệnh, chữa
bệnh.
1.2.4. Khi tiếp xúc với bệnh nhân và gia đình họ, luôn có thái độ niềm nở, tận tình; trang
phục phải chỉnh tề, sạch sẽ để tạo niềm tin cho bệnh nhân; phải giải thích tình hình
bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu để cùng hợp tác điều trị, phổ biến cho họ
về chính sách quyền lợi và nghĩa vụ của bệnh nhân; động viên, an ủi, khuyến khích
bệnh nhân điều trị, tập luyện mau chóng hồi phục. Trong trường hợp bệnh nặng
hoặc tiên lượng xấu cũng phải hết lòng cứu chữa và chăm sóc đến cùng, đồng thời
báo cho bệnh nhân biết.
1.2.5. Khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, xử trí kịp thời không được đùn đẩy bệnh
nhân.
1.2.6. Kê đơn phải phù hợp với chẩn đoán và đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý,
không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém phẩm chất, thuốc không
đúng với nhu cầu và mức độ bệnh.
1.2.7. Không được rời bỏ vị trí làm nhiệm vụ, theo dõi và xử trí kịp thời các diễn biến của
bệnh nhân.
1.2.8. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự chăm
sóc và giữ gìn sức khoẻ.
1.2.9. Khi bệnh nhân tử vong, phải thông cảm sâu sắc, chia buồn và hướng dẫn, giúp đỡ gia
đình họ làm các tủ tục cần thiết.
1.2.10. Thật thà, đoàn kết, tôn trọng đồng nghiệp, kính trọng các bậc thầy sẵn sàng truyền

thụ kiến thức, học hỏi kinh nghiệm giúp đỡ lẫn nhau.
1.2.11. Khi bản thân có thiếu sót, phải tự nhận trách nhiệm về mình, không đỗ lỗi cho đồng
nghiệp, cho tuyến trước.
1.2.12. Hăng hái tham gia công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ, phòng chống dịch bệnh,
cứu chữa người bị tai nạn, ốm đau tại cộng đồng, gương mẫu thực hiện nếp sống vệ
sinh, giữ gìn môi trường trong sạch.
1.3. Những mối quan hệ trong y đức:
1.3.1. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp:
Phải vun đắp cho mình lòng yêu nghề, ham công việc, cần cù học tập, phấn đấu
vươn lên để đạt “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức là rất quan trọng;
“chuyên” là giỏi chuyên môn; “muốn hồng thắm phải chuyên sâu”. Nghĩa là muốn cứu
chữa được người thì vừa phải có y đức vừa phải giỏi chuyên môn.
1.3.2. Quan hệ của người cán bộ y tế với bệnh nhân:
Phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau đớn cũng như mình
đau đớn”. Không phân biệt đối xử với các đối tượng bệnh nhân. Thực hiện chữa theo
bệnh, thận trọng trong chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân theo phương châm:
- Đến: tiếp đón niềm nở.
- Ở: chăm sóc tận tình.
- Đi: dặn dò ân cần.
1.3.3. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học:


Phải luôn tìm tòi, nghiên cứu nhằm nâng cao hiểu biết, nâng cao trình độ và năng
lực tay nghề nhằm phục vụ nhân dân được tốt hơn. Không bao giờ được bằng lòng, thoả
mãn với những gì đã biết.
1.3.4. Quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy, với đồng nghiệp:
Dân tộc Việt Nam có truyền thống “tôn sư trọng đạo”, đã học thầy phải kính trọng
và nhớ ơn thầy, giúp đỡ thầy khi già yếu hoặc gặp khó khăn.
Đối với đồng nghiệp phải khiêm tốn, học hỏi, thật thà, đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau,
không nói xấu đỗ lỗi cho đồng nghiệp. Tự giác nhận trách nhiệm về mình khi có sai sót.

1.3.5. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò:
Tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, dạy dỗ cho học trò nhằm giúp họ trở thành những người
thầy thuốc có đủ năng lực và phẩm chất để kế tục và phát huy truyền thống của ngành.
1.3.6. Quan hệ giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội:
Phải luôn quan tâm đến sức khoẻ của cộng đồng, kể cả người nhà của bệnh nhân.
Gương mẫu thực hiện và tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh, rèn luyện sức khoẻ và cứu
chữa người bị nạn.
Tóm lại, thực hiện tốt 6 mối quan hệ nêu trên thì sẽ đạt được chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp (y đức) và người thầy thuốc mới thực sự là người thầy thuốc của nhân dân,
mẹ hiền của bệnh nhân.
2. Dược đức:
Gồm 10 điều được ban hành theo quyết định 2397/1999/QĐ- BYT ngày 10 / 8 / 1999.
2.1. Phải đặt lợi ích của người bệnh và sức khỏe của nhân dân lên trên hết.
2.2. Phải hướng dẩn sử dụng thuốc hợp lý; an toàn và tiết kiệm cho người bệnh và nhân dân.
2.3. Phải tôn trọng và bảo vệ quyền, những bí mật liên quan đến bệnh tật của người bệnh.
2.4. Phải nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật và nhữmg qui định chuyên môn, thực hiện Chính sách
Quốc gia về thuốc. Không lợi dụng hoặc tạo điều kiện cho người khác lợi dụng nghề nghiệp để
mưu cầu lợi ích cá nhân, vi phạm pháp luật.
2.5. Phải tôn trọng và hợp tác với cơ quan quản lý Nhà nước, kiên quyết đấu tranh với những hiện
tượng tiêu cực trong hoạt động nghề nghiệp.
2.6. Phải trung thực, thật thà, đoàn kết, kính trọng các bậc thầy, tôn trọng đồng nghiệp, sẵn sàng học
hỏi kinh nghiệm, trao đổi kiến thức với đồng nghiệp và giúp đở nhau cùng tiến bộ.
2.7. Phải hợp tác chặt chẽ với các cán bộ y tế khác để thực hiện tốt nhiệm vụ phòng chống dịch
bệnh, khám chữa bệnh, nghiên cứu khoa học.
2.8. Phải thận trọng, tỉ mĩ, chính xác trong khi hành nghề. Không vì mục đích lợi nhuận mà làm thiệt
hại sức khỏe và quyền lợi của người bệnh, ảnh hưởng xấu đền danh dự và phẩm chất nghề
nghiệp.
2.9. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, tích cực nghiên
cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, phát huy sáng kiến, cải tiền đáp ứng các nhu
cầu phục vụ xã hội trong mọi tình huống.

2.10.
Phải nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hành nghề, gương mẫu thực hiện nếp sống văn
minh, tích cực tham gia đấu tranh phòng chống các tệ nạn xã hội.
C. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ:
Phần 1: Câu hỏi điền khuyết
1. Y đức là đạo đức của người hành nghề y tế, thể hiện qua những …(A)…được xã hội
thừa nhận, nhằm điều chỉnh …(B)… của thầy thuốc với bệnh nhân và cộng đồng.
2. Y đức xác định …(A)… và …(B)… của người thầy thuốc.
3. Nghề y là một nghề đặc biệt, vì chỉ cần …(A)… cho dù là rất nhỏ cũng có thể
gây nên những …(B)… đến sức khoẻ và sinh mạng con người.
4. Người làm công tác y tế không ngừng rèn luyện nâng cao y đức, để đáp ứng
…(A)… của ngành và sự …(B)… của nhân dân. Thực hiện lời dạy của Hồ chủ


tịch “Lương y phải như từ mẫu”.
5. Điều 5 y đức quy định: khi cấp cứu phải khẩn trương chẩn đoán, …(A)… kịp
thời không được …(B)… bệnh nhân.
6. Điều 6 y đức quy định: kê đơn phải phù hợp với …(A)… và đảm bảo sử dụng
thuốc …(B)… , không vì lợi ích cá nhân mà giao cho bệnh nhân thuốc kém
phẩm chất, thuốc không đúng với nhu cầu và mức độ bệnh.
7. Điều 11 y đức quy định: Khi bản thân có thiếu sót, phải …(A)… về mình, không
…(B)… cho đồng nghiệp, cho tuyến trước.
Phần 2: Câu hỏi phân biệt đúng sai
8. Đối tượng phục vụ của thầy thuốc là bệnh nhân, những con người cụ thể đang bị
đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần.
9. Quy định về y đức gồm 10 điều.
10. Điều 1 y đức quy định về lương tâm và trách nhiệm của người thầy thuốc.
11. Y đức quy định người thầy thuốc không được sử dụng bệnh nhân làm thực nghiệm
cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học.
12. Người thầy thuốc phải tôn trọng và thông cảm sâu sắc với bệnh nhân “coi họ đau

đớn cũng như mình đau đớn”.
13. Người thầy thuốc “vừa hồng vừa chuyên” trong đó “hồng” tức là đạo đức và
“chuyên” là chuyên cần.
14. Khi bệnh nhân ra viện phải dặn dò chu đáo, hướng dẫn họ tiếp tục điều trị, tự
chăm sóc và giữ gìn sức khoẻ.
Phần 3: Câu hỏi chọn trả lời đúng nhất
15. Điều 3 quy định về y đức qui định:
A. Tôn trọng quyền được khám bệnh, chữa bệnh của nhân dân.
B. Tôn trọng những bí mật riêng tư của bệnh nhân.
C. Không được đối xử phân biệt với bệnh nhân. D. Các câu A, B, C.
16. Để bệnh nhân, gia đình bệnh nhân cùng hợp tác điều trị người thầy thuốc cần
phải:
A. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ hiểu.
B. Giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân hiểu.
C. Giải thích tình hình bệnh tật cho gia đình bệnh nhân.
D. Không nên giải thích tình hình bệnh tật cho bệnh nhân và gia đình họ.
17. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề
nghiệp:
A. “vừa hồng vừa chuyên”
B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
C.“tôn sư trọng đạo” D. Đến: tiếp đón niềm nở.
18. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với bệnh nhân :
A. “vừa hồng vừa chuyên”
B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
C.“tôn sư trọng đạo”
D.“muốn hồng thắm phải chuyên sâu”.
19. Khái niệm nào sau đây thể hiện mối quan hệ giữa cán bộ y tế với người thầy:
A. “vừa hồng vừa chuyên”
B. “coi họ đau đớn cũng như mình đau đớn”.
C.“tôn sư trọng đạo”

D. Đi: dặn dò ân cần.
20. Cần thực hiện mối quan hệ nào sau đây để đạt được chuẩn mực đạo đức
nghề nghiệp (y đức) :
A. Quan hệ giữa cán bộ y tế với nghề nghiệp, quan hệ của người cán bộ y tế với
bệnh nhân. B. Quan hệ của người cán bộ y tế với khoa học, quan hệ giữa cán bộ y tế
với người thầy, với đồng nghiệp C. Quan hệ giữa cán bộ y tế với học trò, quan hệ
giữa cán bộ y tế với cộng đồng xã hội D. Các câu A, B, C.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×