Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tham vấn phụ nữ bị khủng hoảng tinh thần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.96 KB, 20 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Con người luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong cuộc sống, nhiều khi họ
không tự giải quyết được và cần tới sự giúp đỡ bên ngoài. Tham vấn chiếm vị trí
quan trọng giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm đảm bảo công bằng và tiến bộ xã
hội trong mỗi quốc gia.
Để đảm bảo cuộc sống tốt đẹp cho mọi người nhà tham vấn áp dụng những
kiến thức,kỹ năng, phương pháp trong tham vấn để giúp thân chủ giải quyết
những khó khăn. Những kiến thức, kỹ năng đó giúp nhà tham vấn hiểu sâu sắc
thế giới thân chủ theo từng khía cạnh cụ thể. Khi áp dụng các kỹ năng giúp nhà
tham vấn có thể lý giải và hiểu rõ ràng vì sao thân chủ lại có những hành vi và
suy ngĩ, cảm xúc như vậy và gợi ý cho thân chủ những phương hướng can thiệp
hiệu quả.
Theo chương trình học của nhà trường đến năm ba em được học và thực hành
môn học này. Em thấy đây là một học bổ ích, là một nghề có triển vọng trong
tương lai. Bản thân em luôn cố gắng học tập và có thể vận dụng những hiểu biết
của môn học vào cuộc sống. Trong những năm gần đây, tình trạng khủng hoảng
tâm lý, hay tình trạng stress, trầm cảm... ngày càng gia tăng và có xu hướng xảy
ra nhiều ở phụ nữ. Nguyên nhân có thể là do áp lực của công việc, học tập, gia
đình, con cái, hay bản thân đã gây ra lỗi lầm nào đó... Chính vì vậy, để kết thúc
môn học em đã chọn đề tài Tham vấn tâm lý cho phụ nữ bị khủng hoảng tinh
thần. Bài viết còn nhiều thiếu sót mong nhận được sự góp ý của cô để bài được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


PHẦN NỘI DUNG
1. Cơ sở lý luận.
1.1 Khái quát chung về tham vấn
1.1.1. Kiến thức về tham vấn
- Khái niệm tham vấn: Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý trong đó nhà
tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết


lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ nhằm giúp họ nhận thức được
hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ và hành vi và tìm kiếm giải pháp
cho vấn đề của mình.
- Các khái niệm liên quan:
+ Tư vấn: Được xem là quá trình tham khảo về lời khuyên hay sự trao đổi quan
điểm về vấn đề nào đó đi đến một quyết định.
+ Tư vấn tâm lý theo tác giả Đõ Long cho rằng, tư vấn tâm lý được thực hiện bởi
các nhà tâm lý học và ở đó quá trình giao tiếp được tổ chức một cách đặc biệt
giữa nhà tâm lý học và người có nhu cầu, nhà tâm lý học giúp người khách thể
huy động được khả năng sẵn có hoặc năng lực còn tiềm ẩn để vượt qua khỏi
tình trạng khó khăn hoặc không có lối thoát về tâm lý và ứng xử.
+ Cố vấn: được xem là chuyên gia với những hiểu biết chuyên môn sâu sắc có
khả năng tham mưu về một lĩnh vực hay hoạt động nào đó.
+ Giáo duc: Đây là hoạt động mang tính hướng dẫn, dạy bảo, giáo dục ý thức xã
hội và cung cấp phương thức tư duy khoa học cho con người nói chung.
+ Tâm thần học: là khoa học chuẩn đoán, trị liệu và ngăn ngừa những bệnh tâm
thần. Những bác sỹ tâm thần học chuyên sâu về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe
tâm thần trong lĩnh vực y học.
+ Công tác xã hội: là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi, phát
triển của xã hội. Bằng việc tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội,
tăng năng lực và sự phát triển con người, công tác xã hội đem lại cuộc sống tốt
đẹp cho mọi người
==> Đánh giá mức độ: 8.
- Mục đích của tham vấn:
+ Thúc đẩy sự nhận biết của thân chủ về cảm xúc, hành vi và những trải nghiệm
của bản thân.
+ Thúc đẩy việc ra quyết định của thân chủ một cách đúng đắn thông qua cảm
xúc, hành vi và giải pháp.
+ Giúp thân chủ triển khai hành động và tăng cường chức năng xã hội của cá
nhân.



==> Đánh giá mức độ: 8.
- Ý nghĩa:
+ Giúp các nhân và gia đình giải tỏa được những cảm xúc tiêu cực, giúp họ trở
nên sáng suốt hơn, có lý trí hơn để nhìn nhận vấn đề và hoàn cảnh thực tại, từ đó
đưa ra giải pháp phù hợp nhất với điều kiện của mình.
+ Không những giúp cá nhân và gia đình giả quyết vấn đề kịp thời mà còn giúp
họ phòng ngừa những hành vi tiêu cực có thể bột phát trong tình huống khủng
hoảng.
+ Hướng tới việc giúp cá nhân tang cường kỹ năng sống, biết cách nhìn nhận vấn
đề, tự tin vào chính mình, giúp thân chủ khơi dậy tiềm năng và sức mạnh đang
tồn tại.
+ Tăng cường khả năng thích nghi xã hội của cá nhân và gia đình.
==> Đánh giá mức độ: 8.
- Các nguyên tắc trong tham vấn
+ Nguyên tắc tôn trọng và chấp nhận đối tượng: Điều này được thể hiện ở phong
cách đối xử giữa một cá nhân với một cá nhân độc lập. Khi đến với nhà tham vấn
họ có thể có những hành vi suy nghĩ mà những người bình thường không chấp
nhận được, nhưng nhà tham vấn lại cần chấp nhận tất cả những biểu hiện tiêu cực
đó. Tuy nhiên điều này không có nghĩa rằng nhà tham vấn đồng tình với điều mà
họ làm, cách mà họ nghĩ. Cần nhìn nhận rằng, những hành vi suy nghĩ tiêu cực đó
là hậu quả của một nguyên nhân nhất định chứ không phải do chính họ gây ra
Như vậy, nhiệm vụ của nhà tham vấn là giúp họ tháo bỏ những rào cản xã hội để
họ thay đổi hành vi, suy nghĩ cho phù hợp với thực tiễn.
+ Nguyên tắc không phán xét đối tượng: Thể hiện ở việc không chỉ trích hành vi,
suy nghĩ của họ, dù cho những điều mà họ làm là không đúng, cách suy nghĩ của
họ là không hợp lý. Nhà tham vấn cần chân thành và không lên án khi họ mắc sai
lầm.
+ Nguyên tắc dành quyền tự quyết cho thân chủ: Tham vấn không phải là cho lời

khuyên. Nhà tham vấn không quyết định thay thân chủ mà để họ tự đưa ra quyết
định, có sự lựa chọn cách giải quyết vấn đề riêng của họ trên cơ sở thông tin, kết
quả trao đổi với nhà tham vấn. Nhà tham vấn chỉ đóng vai trò là người xúc tác và
giúp đỡ thân chủ có hướng đi phù hợp nhất với hoàn cảnh của bản thân. Điều này
đòi hỏi nhà tham vấn cần có niềm tin ở thân chủ.
+ Nguyên tác đảm bảo tính bí mật: Mọi thông tin mà thân chủ chia sẻ cần được
đảm bảo kín đáo. Nhà tham vấn không được tiết lộ những thông tin liên quan về
thân chủ với những người khác khi chưa có ý kiến chấp thuận của họ. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp đặc biệt khi tính mạng của thân chủ hay người khác bị
đe dọa, nhà tham vấn có thể trao đổi với cơ quan hay cá nhân có liên quan mà
không cần sự chấp thuận của đối tượng.
==> Đánh giá mức độ: 9.
- Phân loại thân vấn: có nhiều cách phân loại tham vấn
+ Căn cứ theo nhóm đối tượng được tham vấn
• Tham vấn cá nhân
• Tham vấn gia đình


• Tham vấn nhóm
+ Căn cứ theo hình thức can thiệp tham vấn
• Tham vấn trực tiếp
• Tham vấn gián tiếp
==> Đánh giá mức độ: 8.
- Tiến trình tham vấn: theo E.D Neukrug có 6 bước hoạt động
+ Bước 1: xây dựng mối quan hệ
+ Bước 2: xác định vấn đề ban đầu
+ Bước 3: hiểu sâu vấn đề hơn và xác định mục tiêu
+ Bước 4: thực hiện kế hoạch
+ Bước 5: kêt thúc
+ Bước 6: theo dõi

==> Đánh giá mức độ: 7
- Một số lý thuyết và cách tiếp cận trong tham vấn
+ Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
+ Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson
+ Cách tiếp cận phân tâm
+ Cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm
+ Cách tiếp cận Gestalt
+ Cách tiếp cận hành vi
+ Cách tiếp cận nhận thức
==> Đánh giá mức độ: 7
1.1.2. Tham vấn cá nhân
1.1.2.1 Khái niệm
- Khái niệm chung về tham vấn các nhân: tham vấn cá nhân là quá trình trao đổi
tương tác tích cực giữa nhà tham vấn – người được đào tạo – và cá nhân – người
có vấn đề mà họ không tự giải quyết được – để giúp họ thay đổi cảm xúc, suy ngĩ
và hành vi và tìm ra giả pháp cho vấn đề đang tồn tại
1.1.2.2 Một số lý thuyết và cách tiếp cận trong tham vấn
- Lý thuyết nhu cầu của Abraham Maslow
- Lý thuyết về các giai đoạn phát triển của Erik Erikson
- Cách tiếp cận phân tâm
- Cách tiếp cận lấy thân chủ làm trọng tâm
- Cách tiếp cận Gestalt
- Cách tiếp cận hành vi
- Cách tiếp cận nhận thức
==> Đánh giá mức độ: 8.
1.1.2.3 Quy trình tham vấn cá nhân
Giai đoạn 1: tạo lập mối quan hệ và lòng tin
- Nhà tham vấn cần tạo được lòng tin của thân chủ đối với mình. Mối quan hệ
thoải mái, tin tưởng và hợp tác cần được xây dựng ngay trong giai đoạn khởi
đầu này.

- Để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với thân chủ nhà tham vấn cần:


+ Tạo ra bầu không khí thoải mái giúp người được tham vấn cảm thấy an toàn
để nói ra những khó khăn của họ.
+ Cần nhận thức được rằng thân chủ là người có khả năng tự giúp chính mình.
+ Cần bình tĩnh, không đùa cợt khi thân chủ chia sẻ.
+ Không phán xét và bình luận hay lên án họ.
+ Thể hiện sự bình đẳng với thân chủ.
Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu không dùng ngôn ngữ hàn lâm, khoa học.
+ giữ bí mật điều mà thân chủ trao đổi.
+ Nếu tham vấn cho người thân, quen, họ hàng thì không có lợi vì thiếu khách
quan
Giai đoạn 2: xác định vấn đề - giúp thân chủ phát hiện vấn đề đang tồn tại đối
với họ
- Nhà thâm vấn cần thu thập các thông tin về thân chủ và vấn đề của họ cũng
như các thông tin liên quan.
- Khai thác những suy nghĩ cảm xúc, hành vi của họ để phát hiện ra nguồn gốc
vấn đề.
- Xác định nhu cầu, mong muốn và tiềm năng có sẵn của họ.
- Khám phá chiều sâu vấn đề của họ và tránh vội vàng đưa ra những giải pháp
ngay khi thân chủ mới trình bày.
- Thể hiện sự thấu hiểu chứ không phải thông cảm.
- Tin tưởng vào thân chủ
Giai đoạn 3: lựa chọn giải pháp
- Khi bắt đầu giai đoạn này, nhà tham vấn bắt đầu bằng những câu hỏi hướng tới
giải pháp, nhà tham vấn cần cung cấp thông tin để họ định hướng.
- Dành quyền tự quyết cho thân chủ.
- Khuyến khích, động viên thân chủ thực hiện kế hoạch
Giai đoạn 4: triển khai giải pháp

- Trong giai đoạn này nhà tham vấn cần sử dụng những kỹ năng chuyên môn để
thúc đẩy tiến trình, đôi khi cũng cần phải rà soát các mục tiêu đã đặt ra trong giai
đoạn trước. Nhà tham vấn đóng vai trò là người xúc tác và trợ giúp thân chủ giải
quyết vấn đề.
- Nếu nhà tham vấn cảm thấy mình không thể giúp thân chủ được nên giới thiệu
họ tới một nhà tham vấn khác nhiều kinh nghiệm hơn.
Giai đoạn 5: kết thúc
- Khi vấn đề đã được giải quyết, thân chủ trưởng thành hơn và có thể tự giải
quyết vấn đề có thể xảy ra trong tương lai thì nhà tham vấn có thể kết thúc ca.
Còn đối với hoạt động trợ giúp không đi đến kết quả cần phải chuyển ca cho nhà
tham vấn khác.
Giai đoạn 6: theo dõi
- Kết thúc quá trình giúp đỡ không có nghĩa là chấm dứt.
- Hoạt động theo dõi là thân chủ xem liệu thân chủ có quay trở lại không, họ có
cần chuyển giao nào nữa không và chất lượng dịch vụ như thế nào.
- Việc theo dõi giúp nhà tham vấn đánh giá mức độ thay đổi của thân chủ.
==> Đánh giá mức độ: 9.
1.1.2.4. Các kỹ năng trong tham vấn cá nhân


1. Kỹ năng giao tiếp không lời:
-Đó là nói tới việc sử dụng thái độ, nét mặt, cử chỉ, hành vi để giao tiếp với
thân chủ.
- G. Egan đề xuất những hành vi giao tiếp không lời nên có trong tham vấn
như:
+ Giao tiếp bằng mắt hợp lý.
+ Tư thế ngồi đối diện với thân chủ.
+ Thái độ cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ
+ Tư thế ngả về phía trước một chút.
+Phong cách thư giãn, thoải mái.

==> Đánh giá mức độ: 8.
2. Kỹ năng lắng nghe:
- Lắng nghe trong tham vấn, ngoài việc thu thập thông tin trong quá trình trợ
giúp, còn là công cụ quan trọng cho việc tạo nên môi trường tương tác giữa
nhà tham vấn và thân chủ, hay sự khích lệ thân chủ tìm thấy giá trị. Do vậy G.
Egan cho rằng lắng nghe trong tham vấn là lắng nghe tích cực, đòi hỏi sự tập
trung chú ý để nghe những gì thân chủ nói bằng lời và cả không lời, những gì
họ quan tâm.
==> Đánh giá mức độ: 9.
3. Kỹ năng hỏi
- Hỏi trong tham vấn là hoạt động đa chức năng xuyên suốt trong quá trình
tham vấn. Ngoài chức năng thu thập thông tin, kỹ năng này còn giúp thân chủ
nhận thức cảm xúc, suy nghĩ, hành vi cũng như tiềm năng của bản thân.
- Các loại câu hỏi thường sử dụng trong tham vấn:
+ Câu hỏi đóng/ mở.
+ Câu hỏi hướng tới cảm xúc suy nghĩ hành vi.
+ Câu hỏi hướng tới khai phá vấn đề.
+ Câu hỏi tăng năng lực tập trung vào giải pháp
+ Câu hỏi trực tiếp/ gián tiếp
+ Câu hỏi tại sao/ vì sao
==> Đánh giá mức độ: 9
4. Kỹ năng phản hồi
- Phản hồi trong tham vấn là hành vi gửi lại những thông tin tiếp nhận từ thân
chủ, hướng tới mục đích và ý nghĩa khác nhau trong tham vấn. Nói cách khác,
phản hồi trong tham vấn là việc truyền tải lại những cảm xúc, suy nghĩ, hành
vi của thân chủ nhằm kiểm tra thông tin và thể hiện sự quan tâm chú ý, đồng
thời khích lệ thân chủ nhận thức rõ hơn về cảm xúc, suy nghĩ của bản thân từ
đó thay đổi.
- Các hình thức chính của phản hồi trong tham vấn:
+ Phản hồi nội dung

+ Phản hồi cảm xúc.
==> Đánh giá mức độ: 8
5. Kỹ năng thấu hiểu


- Thấu hiểu trong tham vấn là sự đặt mình vào thân chủ để cảm nhận sâu sắc
những cảm xúc của người kia trên cơ sở đặt mình vào họ để nhìn nhận thế giới
theo lăng kính của họ.
==> Đánh giá mức độ: 8
6. Kỹ năng tóm lược
- Tóm lược trong tham vấn là việc tập hợp lại một cách khái quát, ngắn gọn
các thông tin mà thân chủ đã trình bày, những sự kiện đã diễn ra trong buổi
nói chuyện hay trong toàn bộ tiến trình giúp đỡ.
7. Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý
- Khuyến khích là nhắc lại một vài từ chính của thân chủ và đưa ra những
phản hồi ngắn bằng những cử chỉ, câu từ để khích lệ thân chủ tiếp tục nói rõ
hơn.
==> Đánh giá mức độ: 9
8. Kỹ năng giúp thân chủ trực diện với vấn đề.
- Kỹ năng này còn được gọi là kỹ năng thách thức hay kỹ năng đối chất. Đây
là sự đáp ứng bằng lời của nhà tham vấn để mô tả hay chỉ ra sự khác biệt trong
thông điệp bằng lời, suy nghĩ cảm xúc hành vi của thân chủ nhằm hướng thân
chủ tới điều họ nhận thức được.
==> Đánh giá mức độ: 7
9. Kỹ năng xử lý im lặng
- Xử lý im lặng không phải nhà tham vấn vội vàng với những câu hỏi hay
những lời giải thích mà hãy giữ một khoảng im lặng nhất định. Cùng họ im
lặng và sau đó đưa ra phản hồi về sự im lặng đó. Nhà tham vấn quan sát thái
độ, cử chỉ, hành vi của họ khi họ im lặng.
==> Đánh giá mức độ: 8

10.Kỹ năng khai thác cảm xúc, suy ngĩ và hành viiêu cực của đối tượng
- Một trong những mục tiêu của tham vấn là tạo ra những thay đổi tích cực với
hành vi, suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực của đối tượng. Muốn vậy nhà tham vấn
cần giúp đối tượng nhận biết được họ đang suy nghĩ như thế nào, cảm xúc gì
và hành vi ra sao.
==> Đánh giá mức độ: 8
11.Kỹ năng chia sẻ bản thân
- Trong tham vấn đôi khi việc chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân của nhà
tham vấn với thân chủ có tác dụng khích lệ họ thổ lộ những thông tin của họ
với nhà tham vấn, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng kỹ năng này.
==> Đánh giá mức độ: 8
12.Kỹ năng cung cấp thông tin
- Đây là cách thức nhà tham vấn đưa ra những thông tin hữu ích cho giải quyết
vấn đề nhưng thân chủ chưa biết tới. Những thông tin sẽ giúp thân chủ có
thêm kiến thức và họ trở nên tự tin hơn trong giải quyết vấn đề.
==> Đánh giá mức độ: 9
13.Kỹ năng giao nhiệm vụ về nhà
- Đây là kỹ năng tham vấn hướng đối tượng tới một công việc, hành động
mới. Hoạt động giao nhiệm vụ về nhà thường được thực hiện cuối buổi hoặc
cuối ca tham vấn


==> Đánh giá mức độ: 7
1.1.3. Tham vấn gia đình.
1.1.3.1.Khái niệm.
- Khái niệm tham vấn gia đình là quá trình tương tác của nhà tham vấn với
các thành viên trong gia đình nhằm giúp họ giải quyết những vấn
==> Đánh giá mức độ: 9
1.1.3.2. Một số mô hình can thiệp gia đình
- Mô hình can thiệp cấu trúc gia đình

- Mô hình học tập xã hội
- Mô hình can thiệp tập trung vào giải pháp
- Mô hình can thiệp hệ thống gia đình
==> Đánh giá mức độ: 8.
1.1.3.3. Quy trình tham vấn trong gia đình:
Có 3 giai đoạn
- Giai đoạn 1: tiếp xúc ban đầu – tạo lập mối quan hệ
+ Trong buổi đầu làm việc nhà tham vấn nên giới thiệu về bản thân và giúp các
thành viên tự giới thiệu nhãng thông tin cơ bản về mình.
+ Nêu rõ mục đích của buổi tham vấn
+ Thống nhất với các thành viên về những nội dung cần thiết của buổi tham vấn
+ Nên tạo bầu không khí thoải mái, cởi mở
+ Sau đó nên tìm hiểu nguyên nhân mà họ đến gặp nhà tham vấn.
- Giai đoạn 2: giai đoạn triển khai – giai đoạn trung gian
+ Thu thập thông tin - xác định vấn đề
• Khuyến khích gia đình xác định mối quan tâm chung
• Xác định các mối quan hệ, kiểu giao tiếp trong gia đình
• Khai thác những cảm xúc suy nghĩ của các thành viên
• Xác định mỗi thành viên có thể tham gia vào quá trình giải quyết như thế
nào
+ Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch
• Xác định mục tiêu cần đạt được là gì
• Công việc sẽ thực hiện và trình tự thực hiện công việc
• Nhiệm vụ của các thành viên là gì
• Triển khai công việc
• Rà soát lại tiến trình thực hiện công việc và động viên khích lệ các thành
viên.
- Giai đoạn 3: giai đoạn kết thúc
+ Cần lượng giá lại quá trình hỗ trợ, sự thay đổi của các thành viên
+ Sử dụng kỹ năng tóm lược là chủ đạo.

+ Khi vấn đề đã được giải quyết, các thành viên đã tỏ ra hợp tác, giao tiếp thoải
mái ==> Kết thúc ca.
+ Ca tham vấn không đi đến kết quả, nhà tham vấn cần chuyển giao cho nhà tham
vấn khác.


==> Đánh giá mức độ: 8.
1.1.3.4. Các kỹ năng trong tham vấn gia đình
1. Kỹ năng hướng dẫn vẽ cây phả hệ:
- Cây phả hệ là sơ đồ hóa lịch sử gia đình. Nó bao gồm thông tin về tình
trạng gia đình như: hôn nhân, ly hôn, chết, sự kiện khác liên quan
- Sử dụng cây phả hệ là cách mà nhà tham vấn ghi lại thông tin, đồng thời
còn là công cụ để phân tích, đánh giá sự giao tiếp giữa các thánh viên và
vấn đề trong gia đình.
==> Đánh giá mức độ: 8
2. Kỹ năng lắng nghe và quan sát các thành viên trong gia đình.
- Đối với tham vấn gia đình, nhà tham vấn một lúc phải làm việc với ít nhất
từ hai người trở lên, do vậy đòi hỏi nhà tham vấn cần phải quan sát bao
quát điệu bộ, cử chỉ, hành vi của tất cả mọi người.
==> Đánh giá mức độ: 8
3. Kỹ năng thấu hiểu với các thành viên trong gia đình
- Nhà tham vấn cần phải thấu hiểu với cảm xúc suy nghĩ của tất cả mọi
thành viên, chứ không phải với một người.
==> Đánh giá mức độ: 7
4. Kỹ năng giao nhiệm vụ cho các thành viên.
- Nhà tham vấn giao nhiệm vụ về nhà nhằm thay đổi hành vi, thái độ, chia
sẻ cảm xúc suy nghĩ của các thành viên khác trong gia đình với nhau khi
họ giao tiếp.
==> Đánh giá mức độ: 8
5. Kỹ năng điều phối sự tham gia của các thành viên

- Kỹ năng điều phối sẽ giúp các thành viên tạo nên những cảm xúc tích cực
ở nhau, nhìn nhận vấn đề theo hướng tích cực hơn là đổ vỡ.
- Nhà tham vấn đóng vai trò là người trung gian, giải hòa, không thiên vị
bất kỳ ai và được khởi xướng bằng câu hỏi, hành vi khích lệ sự tham gia
của mọi thành viên, sự di chuyển chú ý từ người này sang người khác.
==> Đánh giá mức độ: 9
6. Kỹ năng đặt câu hỏi xoay vòng.
- Đây là loại câu hỏi đặt ra cho một thành viên trong gia đình để xem họ có
suy nghĩ hay cảm nhận gì về suy nghĩ hay cảm nhận của thành viên khác
khi họ chia sẻ hoặc trình bày trong buổi tham vấn.
==> Đánh giá mức độ: 9
7. Kỹ năng làm mẫu
- Là kỹ thuật mà nhà tham vấn sử dụng để làm mẫu hoặc giúp đối tượng
làm mẫu qua việc sắm vai những hành vi cử chỉ của cha mẹ hay con cái
trong gia đình nhằm giúp họ hiểu thành viên khác trong gia đình mình một
cách chính xác.
==> Đánh giá mức độ: 8
8. Kỹ năng làm việc với những thành viên tỏ ra không hợp tác.
- Khi một thành viên tỏ ra không hợp tác, thì lúc này nhà tham vấn cần
giúp họ thấy được họ có vai trò quan trọng đối với việc giả quyết vấn đề,


thậm chí họ có hể là đầu mối cho việc khai thông những bế tắc trong gia
đình
==> Đánh giá mức độ: 7
9. Kỹ năng hướng dẫn sử dụng mệnh đề tôi
- Đó là cách giao tiếp khi người nói bắt đầu bằng từ Tôi- xưng hô ngôi thứ
nhất của bản thân người đó, sau đó mới đến cảm nhận của người đó hay
hành vi của ai đó
==> Đánh giá mức độ: 8

2.2. Gía trị và thái độ trong tham vấn.
2.2.1. Gía trị trong tham vấn
- Theo Muriel PumPhrey gía trị là một quan niệm hành vi mong muốn do cá nhân
hay nhóm người đưa ra. G Egan lại cho rằng giá trị không chirlaf những quan
niệm mà nó còn là hệ thống tiêu trí và ảnh hưởng tới sự ra quyết định của con
người.
- G Egan đề xuất một số giá trị trong hoạt động trợ giúp trong đó có tham vấn
như sau:
+ Hành động và suy nghĩ một cách thực tế
+ Khả năng phù hợp.
+ Thái độ tôn trọng.
+ Sự trung thực trong công việc
+ Trách nhiệm của đối tượng trong giải quyết vấn đề.
2.2.2. Thái độ
a, Thái độ của sinh viên trên giảng đường, trong lớp học
- Trên giảng đường: tuân thủ nội quy, quy định của trường của lớp đưa ra.
-Học tập và cố gắng vận dụng thái độ tác phong làm việc của một nhà tham vấn
trên giảng đường.
- Tham khảo các tài liệu trên thư viện
- Có tinh thần học thầy cô, học bạn bè
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ, nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp
- Phát biểu, xây dựng bài.
- Khiêm tốn, thật thà, không dấu dốt
b, Thái độ khi làm việc với thân chủ, những người xung quanh:
- Trung thực, nhân ái, vị tha
- Nhiệt tình cởi mở.
- Khiêm tốn, lịch sự, lễ phép, không khoe khoang.
- Thận trọng trong giả quyết vấn đề.
- Cần có thái độ khách quan.
- Quan tâm, để ý đến mong muốn và nhu cầu của họ.

- Vững vàng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, được đào tạo tham vấn chuyên
nghiệp
- Kinh nghiệm và bản lĩnh nghề nghiệp
- Phán đoán, suy luận linh hoạt, nhạy cảm, chính xác
3. Vận dụng giải quyết một ca tham vấn cá nhân.
3.1. Mô tả ca


Chị Nguyễn Thu Hà, năm nay 27 tuổi, là giáo viên tiểu học được sinh ra trong
một gia đình gia giáo, nề nếp, quy củ. Chị lấy chồng đượ 3 năm. Chồng chị anh
Toàn, 30 tuổi, hiện đang đi xuất khẩu lao đọng ở Hàn Quốc, còn 3 năm nữa mới
hết thời gian ký hợp đồng và trở về. Hai năm đầu mọi chuyện trôi qua cũng tốt
đẹp. Mỗi năm đến tết chồng lại về thăm gia đình một lần. Mặc dù ở xa nhưng tình
cảm hai vợ chồng dành cho nhau rất thắm thiết, tranh thủ rảnh là gọi nói chuyện
bằng video kể cho nhau về các hoạt động thường ngày. Mọi chuyện sẽ không có
gì, nếu ngày hôm đấy cơ quan không tổ chức đi du lịch cho cán bộ, giảng viên
của trường, chị uống say và có quan hệ bất chính với một thầy giáo khác. Thầy
này là một người ít nói, tính tình lạnh lùng, đang góa vợ. Thầy đã nhận lỗi với chị
và mong chị tha thứ và hứa sẽ không nói chuyện này với ai. Sau khi mọi chuyện
xảy ra, chị cảm thấy mình rất dơ bẩn và tội lỗi, chị không biết nên nói với chồng
hay không. Nếu không nói, chị cảm thấy cắn rứt lương tâm, lo lắng, sợ hãi, sợ
anh mà phát hiện ra mọi chuyện còn thảm hơn. Còn nếu chị nói ra anh và gia
đình sẽ nhìn chị với con mắt như thế nào, một người phụ nữ lẳng lơ, bẩn thỉu,
không giữ tiết đợi chồng, liệu anh có bỏ chị không? Chị rất yêu chồng, chị luôn
muốn giữ hình ảnh đẹp của một người phụ nữ, hiền lành, ngoan ngoãn, yêu
thương chồng và gia đình, có đạo đức tốt.. nên hiện tại chị rất đau khổ, ám ảnh về
hành vi của mình, bản thân chị bị khủng hoảng tâm lý, mất ngủ hay gặp ác mộng,
nhiều lúc muốn phát điên nên đã tìm đến nhà tham vấn để trợ giúp.
3.2. Tiến trình tham vấn.
Tại phòng tham vấn

Giai đoạn tạo lập mối quan hệ
Có tiếng gõ cửa, nhà tham vấn ra mở cửa và mời thân chủ vào phòng làm việc
- Ntv: chào bạn, mời bạn vào ( Mỉm cười)( Kỹ năng giao tiếp: thể hiện sự lịch
sự, nhiệt tình, tạo không khí thân thiện và luôn sẵn lòng hỗ trợ thân chủ, từ đó
thân chủ sẽ cảm thấy thoải mái và đỡ căng thẳng hơn khi chia sẻ câu chuyện.)
- Tc: vâng, em cảm ơn chị ạ.( có chút lo lắng, ái ngại)
- Ntv: Mời bạn uống nước.( Kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ. Mục đích để tạo
sự quan tâm và cảm tình với thân chủ, tiện cho quá trình hỗ trợ. Thuận lợi: Văn
phòng có không gian, nội thất đầy đủ để tiếp khách)
- TC: em cảm ơn chị!
- NTV: tôi xin phép được giới thiệu tôi tên là Huyền, hiện tôi đang làm việc tại
trung tâm Thanh Tâm. Hôm nay tôi rất hân hạnh được trung tâm giới thiệu làm
tham vấn cho bạn. ( Kỹ năng giao tiếp. Mục đích giới thiệu bản thân cho hai bên
dễ nói chuyện. Thuận lợi: Nhà tham vấn là người có kinh nghiệm nên đang đi
đúng tiến trình và dần bắt quen với thân chủ)
- TC: Dạ vâng ạ.
- Ntv: Bạn có thể cho tôi biết một số thông tin cá nhân của bạn không.
- TC: Em là Hà. Năm nay em 27 tuổi, đang là giáo viên tiểu học, đã kết hôn được
ba năm chị ạ
- Ntv: Bạn biết đến trung tâm qua hình thức nào?
-TC: Vâng ạ! Em cũng có biết trung tâm qua bạn bè, nhưng chuyện của em là
chuyện riêng tư nên em rất băn khoăn có nên nói hay không..


- NTV: Ừm, có lẽ bạn đã biết ít nhiều về tham vấn tuy nhiên tôi có thể chia sẻ
thêm cho bạn về một số nguyên tắc, bản chất của của nghề để bạn hiểu rõ hơn.
Về nguyên tắc nghề nghiệp, bất kì thông tin bạn chia sẻ với tôi thì đó là bí mật
chỉ có tôi và bạn biết. Tôi sẽ cam kết giữ bí mật cho bạn, trừ khi vấn đề của bạn
có liên quan tới pháp luật, và nếu phải nói tôi vẫn sẽ hỏi ý kiến của bạn.
- TC: Vâng, em đã đến trung tâm lần này là lần thứ hai, lần đầu đến không làm

được gì nên em lại về. Giờ em không biết phải làm gì.
- NTV: Bạn ra về có phải bạn cảm thấy không hài lòng vời cách làm việc với
đồng nghiệp của tôi hay chất lượng của các dịch vụ không tốt, hay là do bản thân
bạn chưa sẵn sàng để chia sẻ mọi chuyện. Bạn có thể cho tôi biết để tôi có thể
làm tốt hơn công việc cua mình không? ( Kỹ năng khuyến khích làm rõ ý để hiểu
nguyên nhân vì sao thân chủ bỏ về và tìm cách khắc phục)
- TC: Không phải vì đồng nghiệp của chị làm không tốt mà em không biết phải
nói gì và bắt đầu từ đâu, em cảm thấy mặc cảm, tự ty và xấu hổ về mình chị ạ
- Ntv: Tôi muốn chia sẻ một chút về kinh nghiệm của bản thân và công việc để
bạn hiểu và an tâm hơn khi chia sẻ câu chuyện của mình nhé.
- TC: Dạ, vâng ạ.
- Ntv: Tôi đã từng có kinh nghiệm tham vấn về lĩnh vực hôn nhân và gia đình,
người nhiễm HIV,...tôi đã từng làm cho rất nhiều ca và đã rất thành công. Công
việc của tôi sẽ là cùng khách hàng của mình tìm ra cốt lõi của vấn đề mà khách
hàng đang gặp phải. Về phía khách hàng, khách hàng có thể mở lòng mình chia
sẽ tất cả những gì mà khách hàng đang giữ trong lòng cho tôi biết, tôi luôn luôn
sẳn sàng lắng nghe những điều mà khách hàng nói. Tôi sẽ cùng với khách hàng
ngồi lại với nhau đưa ra các giải pháp và cùng khách hàng lên kế hoạch thực hiện
giải pháp. Tôi sẽ là người giám sát định hướng cho khách hàng.( Kỹ năng chia sẻ
kinh nghiệm của bant thân để thân chủ cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn vào
nhà tham vấn. Thuận lợi: nhà tham vấn là người có chuyên môn, kinh nghiệm
nên dễ đạt được lòng tin từ thân chủ. Khó khăn; trình bày nhiều quá lại có thể
khiến thân chủ hiểu nhầm mình đang khoe khoang)
- TC: Dạ vâng ạ.
- NTV: Vậy bạn có thể cho tôi biết điều gì đã khiến bạn đến với trung tâm chúng
tôi không? ( Kỹ năng đặt câu hỏi để khai thác thông tin.)
- Tc: Dạ, em…
- Ntv: (im lăng cùng thân chủ và quan sát thái độ, vẻ mặt của thân chủ, sau đó
vỗ nhẹ lên vai thân chủ) (Kỹ năng xử lý im lặng, giao tiếp phi ngôn ngữ:. Mục
đích: giúp thân chủ bình tĩnh lại, khó khăn: thân chủ khóc và nhà tham vấn

chưa biết có chuyện gì sảy ra với thân chủ nên chưa biết phải xử lý như thế
nào.Thuận lợicó không gian và đia điểm phù hợp, nhẹ nhàng, yên tĩnh để thân
chủ dễ dàng chia sẻ.)
(nhà tham vấn tiếp tục nói) tôi hiểu bạn có điều gì rất khó nói, chúng ta cùng
thỏa thuận nhé, những gì bạn nói với tôi, tôi sẽ không nói lại với ai, hoặc khi
cần phải nói thì tôi sẽ hỏi ý kiến của bạn, bạn đồng ý chứ?


- Tc: vâng, em mong em nói ra chị sẽ không coi thường, chê bai hay đánh giá
nhân cách của em chị nhé.
- Ntv: Bạn yên tâm, tôi sẽ không bao giờ như vậy. Tôi có mặt ở đây là lắng
nghe và hỗ trợ cho bạn. Tôi luôn tôn trọng và chấp nhận giá trị của mỗi cá
nhân, chấp nhận vấn đề của thân chủ và sẽ cố gắng hỗ trợ hết mình bạn nhé.
Giai đoạn xác định vấn đề
- TC: Em đang rất hoang mang và lo lắng chị ạ, em không biết nên làm như thế
nào nữa, em rất yêu chồng em, em không phản bội anh ấy, đó chỉ là một lần sơ
xuất ngoài ý muốn thôi, em..
- Ntv: Bạn uống chút nước, rồi hít thở sâu và bình tĩnh kể lại câu chuyện để tôi
hiểu rõ hơn được không?
- TC: Dạ vâng.( im lặng 1 lúc) tháng trước cơ quan em tổ chức đi du lịch cho cán
bộ, giảng viên của trường, em uống say và có quan hệ bất chính với một thầy
giáo khác. Thầy này là một người ít nói, tính tình lạnh lùng, đang góa vợ. Thầy đã
nhận lỗi với em và mong chị tha thứ và hứa sẽ không nói chuyện này với ai. Sau
khi mọi chuyện xảy ra, em cảm thấy mình rất dơ bẩn và tội lỗi, em không biết
nên nói với chồng hay không. Nếu không nói, em cảm thấy cắn rứt lương tâm, lo
lắng, sợ hãi, sợ anh mà phát hiện ra mọi chuyện còn thảm hơn. Còn nếu chị nói ra
anh và gia đình sẽ nhìn em với con mắt như thế nào, một người phụ nữ lẳng lơ,
bẩn thỉu, không giữ tiết đợi chồng, liệu anh có bỏ em không? em rất yêu chồng,
em luôn muốn giữ hình ảnh đẹp của một người phụ nữ, hiền lành, ngoan ngoãn,
yêu thương chồng và gia đình, có đạo đức tốt.. nên hiện tại em rất đau khổ, ám

ảnh về hành vi của mình chị ạ, em nên làm gì bây giờ?
- Ntv: Quan hệ bất chính ý bạn đang ám chỉ là quan hệ tình dục phải không. ( Kỹ
năng khuyến khích làm rõ ý. Mục đích để hiểu sâu hơn vấn đề. Thuận lợi: Có
nắm được những nội dung mà thân chủ trình bày. Khó khăn: nhấn mạnh như vậy
sẽ khiến thân chủ có chút xấu hổ)
- TC: Dạ vâng. Bây giờ em đau khổ lắm chị ạ, sao em lại có thể dễ dãi như vậy,
tại sao lại uống đến không biết trời đất là gì không biết, giá mà hôm đó em không
đi thì bây giờ em đã không tự dằn vặt bản thân như thế chị ạ. Có phải chị thấy em
là người phụ nữ dễ dãi, đáng trách không?
- Ntv: Không bạn ạ, đấy chỉ là một lần sơ suất ngoài ý muốn, chứ bản thân bạn
không muốn như vậy. Tôi thật sự chia sẻ và thông cảm với những gì mà bạn đang
phải chịu đựng. Tôi biết bạn đang rất dằn vặt và trách móc mình vì đã không tỉnh
táo để xảy ra chuyện như vừa rồi. Nhưng dù gì thì mọi chuyện đã xảy ra rồi
không thế thay đổi được sự thật đó bạn ạ. ( Kỹ năng thấu hiểu: Mục đích để thân
chủ thấy mình hiểu những lo lắng, băn khăn, bất an của thân chủ, thân chủ
không chịu đựng nó một mình. Thuận lợi: thân chủ cảm thấy được đồng cảm nên
chia sẻ nhiều hơn. Khó khăn: vì nhà tham vấn chưa từng trải và rơi vào hoàn
cảnh đó nên việc thấu hiểu cũng chưa được nhiều)
- TC: Dạ vâng ạ.
Giai đoạn lựa chọn giải pháp.


- Ntv: Thế bạn hiện giờ có sống cùng với gia đình nhà chồng không?
- TC: Dạ, vợ chồng em ở riêng chị ạ.
- Ntv: Chồng của bạn hiện đang đi làm hay công tác ở đâu.
- TC: Chồng em bây giờ vẫn đang đi xuất khẩu lao động chị ạ. Gần 1 năm nữa
anh ấy mới về.
- Ntv: Ở xa nhau như vậy, hai bạn có thường xuyên liên lạc không?
- TC: Dạ có, chúng em vẫn rất tình cảm như hồi mới yêu chị ạ, mỗi năm đến tết
anh ấy mới về, mà mỗi lần về cũng chỉ 3,4 hôm. Mặc dù vậy nhưng em vẫn rất

thương và yêu anh ấy, chưa bao giờ có ý định phản bội anh ấy cả.
- Ntv: Qua những gì bạn chia sẻ, tôi có thể nhìn ra tình yêu sâu đậm mà bạn dành
cho chồng. Tuy nhiên, từ lúc xảy ra chuyện đến bây giờ anh ấy có phát hiện bạn
có điểm gì khác thường không?
- TC: Dạ, từ lúc xảy ra chuyện đến bây giờ em không giám nói chuyện với anh
ấy nhiều, cứ thấy anh hỏi han, quan tâm, là em lại tự trách mình nhiều hơn chị ạ.
- Ntv: Sau khi vụ việc xảy ra, mối quan hệ và thái độ của bạn với người đồng
nghiệp đó như thế nào?
- TC: Dạ, mặc dù anh ấy đã xin lỗi, hứa giữ bí mật và em cũng đã tha thứ cho
anh ấy vì trong chuyện này một phần lỗi cũng là do em, nhưng mỗi khi gặp vẫn
thấy bất tiện, ái ngại, hay trách mặt nhau chị ạ
- Ntv: Vậy, sau lần đó, bạn có uống thuốc tránh thai không.
- TC: Dạ, em có ạ
- Ntv: Như vậy tôi cũng yên tâm phần nào. Thế bạn có ý định nói cho anh ấy biết
không?
- TC: Dạ em cũng không biết nên nói hay không, vì ngoài em và anh đồng
nghiệp kia ra cũng chẳng có ai biết cả. Nhưng em thấy làm như vậy là không
công bằng với anh ấy, em sinh ra và lớn lên trong một gia đình nề nếp, gia giáo,
nên em không thể tha thứ cho hành vi sai trái của bản than được. Nhưng em rất
yêu chồng em, em luôn muốn trong mắt chồng em là một người phụ nữ đẹp ở cả
cốt cách lẫn tâm hồn, em lo anh biết chuyện sẽ không tha thứ cho em, thậm chí
còn ly hôn với em nữa chị ạ
- Ntv: Bạn có thể chia sẻ cho tôi đôi chút về tính cách của chồng bạn không?
- TC: Dạ, chồng em là một người rất yêu thương gia đình và vợ, anh ấy rất chăm
chỉ, có trách nhiệm, tuy không lãng mạn cho lắm, nhưng được cái là rất tâm lý,
hiểu được lòng người, nói ít làm nhiều nên được rất nhiều người yêu quý ạ.
- Ntv: Bạn đã bao giờ đặt câu hỏi hay thử tưởng tưởng nếu bạn nói ra sự thật anh
ấy sẽ có phản ứng như thế nào không?
- TC: Anh ấy rất yêu và thương em, chắc anh ấy sẽ rất đau khổ, buồn, giận, anh
ấy không có tính bạo lực và sống nội tâm nên em cũng không đoán được nhiều

chị ạ
- Ntv: Vậy bạn dự định sẽ giấu anh ấy đến bao giờ? 1 tháng, 1 năm hay cả đời?
- TC: Em cũng chưa biết nữa, nhưng bây giờ em cũng chưa có can đảm để nói ra.
Hay em sẽ giữ bí mật này suốt đời chị nhỉ. Đêm nào em cũng mơ chuyện bị bại lộ
rồi anh ấy không cần em nữa chị à. Có lúc em như muốn phát điên lên vậy.


- Ntv: Chị rất thông cảm và hiểu cho hoàn cảnh của em.Vấn đề hiện tại của em
bây giờ là cần bình tĩnh và sáng suốt để giải quyết chuyện của mình một cách hợp
tình hợp lý phải không nào?( Kỹ năng an ủi, động viên thân chủ)
- TC: Dạ vâng ạ.
- Ntv: Bây giờ bạn đang phân vân giữa hai lựa chọn. Thứ nhất là sẽ nói thật cho
chồng biết và xin chồng tha thứ. Thứ hai là giấu nhẹm chuyện này đi coi như
không có gì xảy ra phải không nào.
- TC: Vâng.
- Ntv: Vậy, bây giờ chị sẽ phân tích cho em những điều được và mất của mỗi giải
pháp nhé.
- TC: Dạ vâng ạ.
- Ntv: Tôi biết bạn đang muốn chọn giải pháp nào tốt nhất và không gây đau khổ
cho bạn và chồng. Tuy nhiên tôi nghĩ sẽ không có giải pháp nào mà không gây
đau khổ cả, hay tổn thương cả, chỉ là đau khổ ít hay nhiều mà thôi. Nếu bạn xác
định sẽ nói cho chồng biết thỳ bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, không hổ thẹn với
lòng và với tình cảm của anh ấy, tuy nhiên chồng bạn sẽ rất buồn, đau khổ, anh
ấy có thể vẫn sẽ chấp nhận, bỏ qua tất cả và sống hạnh phúc với em đến hết cuộc
đời, nếu tình yêu đó đủ lơn. Hoặc là anh ấy sẽ phản ứng gay gắt, đánh mắng, xua
đuổi và bỏ bạn. Còn một trường hợp có thể xảy ra đó là anh ấy vẫn sống với bạn,
những lúc bình thường thì không sao, nhưng khi gia đình vất vả, uống rượu say,
hay vô tình bạn bè lấy chuyện này ra bàn tán, chồng bạn sẽ nghĩ đến bạn, và hận
bạn, trong những lúc không làm chủ được bản thân, anh ấy có thể sẽ làm tổn
thương bạn.. Bạn cần xem xét xem với cá tính của anh ấy nếu biết chuyện có đủ

mạnh mẽ để vượt qua và coi như không có chuyện gì không nhé. ( Kỹ năng phân
tích để thân chủ biết được những mặt nên và không nên cũng như hậu quả của
từng giải pháp mang lại. Thuận lợi: Thân chủ là người có kiến thức, hiểu biết.
Khó khăn: Nói nhiều như vậy sẽ làm thân chủ mung lung và rối hơn)
- TC: Dạ vâng ạ. Còn cách giải quyết thứ hai, giấu chuyện này đến khi xuống mồ
thì sao ạ?
-Ntv. Còn giải pháp thứ hai mà bạn đưa ra đó là giấu kín chuyện này coi như
chưa từng xảy ra thì cũng là một lựa chọn dùng được bởi có thể nó sẽ giảm bớt sự
đau khổ và sốc cho anh ấy hơn là biết sự thật. Hai bạn vẫn có thể sống hạnh phúc
với nhau. Nhưng một câu hỏi đặt ra là, lieuj bạn có thể vui vẻ được không khi
phải cất giấu một bí mật rất lớn. Rồi liệu người đồng nghiệp đó có thực sự sẽ
giúp bạn giấu chuyện này đến cuối đời không? Chồng bạn không biết thì không
sao. Nhưng nếu mọi chuyện bại lộ hậu quả sẽ khôn lường, anh ấy thật sự hận bạn,
mất hết niềm tin vào tình yêu, con người, hai bạn có thể sẽ không còn ở bên nhau
được nữa. Bạn nên cân nhắc cho kỹ trước khi lựa chọn nhé.
- TC: Dạ vâng ạ.Chị nói đúng, em nghĩ mình nên thành thật nói với anh ấy. Dù
có sốc nhưng sự thẳng thắn và chân thành của em biết đâu cũng có thể giúp anh
ấy đỡ đau khổ phần nào, mà bản thân em có thể được nhẹ nhõm hơn, dù cho kết
quả ra sao, em cũng chấp nhận và cầu xin anh ấy tha thứ chị ạ.
- Ntv: Nếu bạn quyết định lựa chọn giải pháp này, bạn nên chuẩn bị tâm lý thật
kỹ, vì có thể nó sẽ khó hơn so với việc giấu chuyện này đi, nhưng đổi lại lương
tâm bạn không bị cắn rứt, tâm lý bạn được thoải mái hơn.


- TC: Dạ vâng, em quyết định lựa chọn này chị ạ
Giai đoạn triển khai giải pháp
- Ntv: Vậy bạn định cho chồng biết sự thật vào lúc nào? ( Kỹ năng đặt câu hỏi để
thân chủ tự thân suy nghĩ cách triển khai các hoạt động, trình tự cho giải
phápmình đã lựa chọn)
- TC: Em nghĩ bây giờ chồng em đang ở xa, nên rất thiếu thốn tình cảm người

thân gia đình, bây giờ em mà nói thì tàn nhẫn quá. Em định đợi anh ấy về rồi hãy
nói chị ạ
- Ntv: Vậy trong thời gian chờ anh ấy về bạn có định có các hoạt động gì vun vén
tình cảm với anh ấy không?
- TC: Dạ em có, em sẽ cố bù đắp cho anh ấy nhiều hơn, quan tâm anh hơn, nếu
lỡ sau này anh ấy không cần em nữa thì ít ra chúng em cũng có những kỷ niệm
đẹp với nhau chị ạ.
- Ntv: Tôi thấy bạn chia sẻ là bạn cảm thấy áp lực, hay gặp ác mộng, nhiều lúc
muốn phát điên luôn, bạn nghĩ mình có nên có các hoạt động thư giãn tinh thần,
thoải mái đầu óc chút không?
- TC: Dạ vâng, chắc em nên tham gia các hoạt động thể dục thể thao, để bận rộn
và ít có thời gian suy nghĩ, ngày đi làm rồi đi tập, về sẽ ngủ sâu và ngon giấc hơn
chị ạ.
- Ntv: Bây giờ tôi giả xử nếu chồng em về sau khi biết sự thật sẽ ly hôn với bạn
thì sao?
- TC: Dạ, em đã xác định nói sự thật thì em sẽ chuẩn bị tốt tâm lý cho mọi tình
huống xảy ra ạ.
- Ntv: Tôi đồng ý với cách suy nghĩ và triển khai này, chúc bạn sớm giải quyết
được những khúc mắc của mình và tìm được sự bình an trong tâm hồn. Tôi tin
chồng bạn sẽ hiểu và thông cảm cho bạn thôi.
- TC: Dạ vâng, em cảm ơn chị ạ.
- Ntv: Thời gian đầu có thể mọi chuyện sẽ rất khó khăn, nhưng bạn đừng quên là
bạn không chiến đấu một mình, bên cạnh bạn còn có tôi, tôi sẽ luôn hỗ trợ bạn
trong suốt quá trình, vậy nên nếu có khó khăn gì cứ alo cho tôi nhé, tôi sẽ cố gắng
hết sức trong phạm vi năng lực và quyền hạn của mình.
- TC: Dạ vâng ạ.
Giai đoạn kết thúc.
Tại phòng làm việc
- TC: Em chào chị ạ
- Ntv: Chào bạn, trông sắc mặt hôm nay của bạn rất tốt, có chuyện gì khiến bạn

vui như vậy à? ( Kỹ năng quan sát. Nhằm đánh giá sự thay đổi của thân chủ, có
cách nói chuyện phù hợp. Thuận lợi: Có không gian, vị trí thuận lợi cho thân chủ
chia sẻ.)
- TC: Dạ, hai tuần trước chồng em về nước, em đã thành thật nói với anh ấy rồi.
Em cứ nghĩ anh ấy nổi trận lôi đình với em, nhưng sự thật hoàn toàn khác chị ạ.
- Ntv: Bạn có thể chia sẻ cụ thể hơn không?
- TC: Thì ra là chồng em đã biết chuyện, vì nhà nghỉ hôm cơ quan em đi du lịch
lại là của bạn anh ấy, mà anh bạn đó có đến dự đám cưới của chúng em, nên biết


em, mà em lại không biết anh bạn đó. Thế là người đó kể cho chồng em, bấy lâu
nay chồng em đã biết và ân thầm chịu đựng, định về nhà sẽ làm cho ra lẽ. Nhưng
may nhờ sự thành khẩn khai báo của em và ăn năn hối lỗi nên chồng em đã tha
thứ cho em chị ạ.
- Ntv: Thật vậy à, nghe bạn kể mà cứ như xem phim ngôn tình vậy. Thế phản ứng
hai tuần vừa rồi của anh xã bạn như thế nào.( Kỹ năng đặt câu hỏi để đánh giá
thái độ của ông chồng xem có điều gì lạ không, để chuẩn bị kế hoạch khác cho
thân chủ)
- TC: Chồng em vẫn rất yêu thương em, quan tâm em, thấy bản thân em ngại,
mặc cảm, anh còn chủ động an ủi chị ạ.
- Ntv: Nghe bạn chia sẻ như vậy tôi cũng thấy mừng thay cho bạn, chúc mừng
bạn nhé.
- TC: Dạ, trong thời gian qua, em cảm ơn chị đã luôn lắng nghe và hỗ trợ em ạ.
- Ntv: Tôi có giúp gì cho bạn được đâu, tất cả là nhờ sự thành thật, lòng dũng
cảm và mạnh mẽ của bạn, đã giúp bạn vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân chia sẻ sự
thật cho chồng biết và đạt được những kết quả như ngày hôm nay em ạ. Hiện tại
chồng bạn cũng rất yêu thương và quan tâm đến bạn, tôi nghĩ đã đến lúc chị em
mình phải nói lời kết thúc ở đây rồi.
- TC: Hihi, dạ vâng ạ, .em không biết nói gì ngoài câu em cảm ơn chị ạ.
- Ntv: Không có gì đâu, mặc dù kết thúc, nhưng nếu bạn có vướng mắc hay khó

khăn gì thì tôi vẫn luôn sẵn sàng giúp đỡ.
- TC: Dạ vâng ạ, em chúc chị công tác tốt, ngày càng trẻ đẹp ạ. Thôi cũng muộn
rồi, em xin phép chị em về đây ạ.
- Ntv: Cảm ơn bạn, chào bạn
Giai đoạn theo dõi
Sau một thời giạn kết thúc thông qua trao đổi qua điện thoại cũng không thấy
thân chủ có biểu hiện buồn hay có khó khăn gì cần hỗ trợ cả. Khi trao đổi chỉ
thấy thân chủ chia sẻ những niềm vui, các hoạt động bên gia đình. Do vậy nhà
tham vấn quyết định chấm dứt hoạt động hỗ trợ tại đây và không cần phải chuyển
giao
3.3. Đánh giá khả năng tham vấn, rút ra bài học kinh nghiệm và đưa ra đề
xuất kiến nghị.
3.3.1. Đánh giá khả năng tham vấn.
a, Kiến thức:
Trong quá trình tham vấn nhà tham vấn đã sử dụng các kiến thức liên quan đến
tham vấn cá nhân như:
- Trong quá trình tham vấn đã thực hiện được đúng theo tiến trình ( Đánh giá
9/10)
- Tạo lập được mối quan hệ thân thiết với thân chủ và gia đình để từ đó thân chủ
cảm thấy an tâm chia sẻ câu chuyện của mình. ( 8/ 10)
- Tuân thủ theo đúng các nguyên tắc trong tham vấn như tôn trọng thân chủ, đảm
bảo tính bí mật và dành quyền tự quyết cho thân chủ. ( 7/10)
- Xác định được vấn đề và nguyên nhân của nó. ( 8/10)


- Nâng cao được nhận thức cho thân chủ và khuyến khích họ tự quyết định và tự
triển khai giải pháp để giải quyết vấn đề của mình.( 7/10)
b, Kỹ năng:
Trong quá trình tham vấn có sử dụng kết hợp nhiều kỹ năng như :
- Kỹ năng đặt câu hỏi : Đánh giá 9/10

- Kỹ năng thấu hiểu: Đánh giá: 7/10
- Kỹ năng giao tiếp: 8/10
- Kỹ năng lắng nghe: 8/10
- Kỹ năng tóm lược: 7/10.
- Kỹ năng lắng nghe tích cực: 8/ 10
- Kỹ năng phản hồi và kỹ năng khai thác suy nghĩ, cảm xúc, hành vi: 7/10
3.3.2. Bài học kinh nghiệm:
Trong quá trình tham vấn, nhà tham vấn cần nhận thức rõ năng lực của bản thân.
Mở lòng để giúp đỡ thân chủ. Coi thân chủ là trọng tâm, không phán xét về nhân
cách hay vấn đề của họ. Không được đặt định kiến, ác cảm khi giải quyết vấn đề.
Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn chia sẻ.
3.3.3. Đề xuất kiến nghị
-Nhà trường:
+ Cần cho sinh viên nghiên cứu nhiều hơn về các lý thuyết tiếp cận trong tham
vấn.
+ Cung cấp nhiều video liên quan đến việc thực hành của nhà tham vấn với thân
chủ.
+ Tạo điều kiện để sinh viên được đi thực tập lâu hơn để trải nghiệm và tích lũy
được nhiều kinh nghiệm hơn.
- Sinh viên:
+ Không ngừng học tập trau dồi kiến thức.
+ Có thái độ học tập tích cực, học từ thầy cô và bạn bè.
+ Biết vận dụng những điều đã học và cuộc sống.


KẾT LUẬN
Tham vấn với tư cách là một ngành khoa học, một nghề chuyên môn đã ra đời
nhằm đáp ứng nhu cầu cần trợ giúp những vấn đề tâm lý của con người. Tham
vấn hiện nay đã rất phát triển trên thế giới nhưng vẫn còn là một ngành nghề khá
mới mẻ ở Việt Nam. Trong mươi năm trở lại đây, cùng với sự phát triển nhanh

chóng của nền kinh tế do chính sách mở cửa của nhà nước, đời sống vật chất và
tinh thần của người dân đều được nâng cao. Nhiều trung tâm, dịch vụ tham vấn
(ở nước ta thường gọi là tư vấn) đã được thành lập và đi vào hoạt động, mang đến
một dịch vụ trợ giúp mới mẻ cho người dân. Trên đây là toàn bộ bài tiểu luận của
em. Nhân bài viết này em xin đượ gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cán bộ giảng
viên khoa công tác xã hội đã cho em được học môn học bổ ích như thế này. Đặc
biệt, em xin gửi lời cảm ơn, lời chúc sức khỏe đến giảng viên Lê Thị Thủy- người
đã hướng dẫn, truyền đạt cho em những kinh nghiệm bổ ích đó.
Em xin chân thành cảm ơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình thực hành tham vấn cơ bản– Chủ biên: T.S.Nguyễn Thị Xuân
Mai– NXB Lao động – Xã hội.
2. Các trang mạng xã hội khác



×