Lời mở đầu
“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” đó là khẩu hiệu mà các quốc gia và cộng đồng
quốc tế hướng tới nhằm mục đích chăm sóc, bảo vệ tương lai của mỗi quốc gia và nhân
loại. Việt Nam cũng là một đất nước để cao khẩu hiệu này. Tuy nhiên , hiện nay trẻ em
cũng là một đối tượng bị tác động mạnh mẽ nhất trước những biến đổi của nền kinh tế
thị trường. Hiên tại, cấu trúc gia đình bị phá vỡ với tỷ lệ ly hôn, ly thân ngày càng tăng
và hậu quả của nó là có hàng trăm trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn,các em
đang phải chịu rất nhiều khó khăn và thiệt thòi.Đây là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội,
đòi hỏi phải có sự quan tâm chăm sóc với phương pháp chuyên môn đặc thù và tính
chuyên môn cao của người làm công tác xã hội, nhằm hỗ trợ các em và cộng đồng giải
quyết những vấn đề đó.
Công tác xã hội cá nhân đóng vai trò đặc biệt trong đời sống xã hội như bảo vệ
quyền con người ,quyền trẻ em, bảo vệ nhân phẩm và giá trị con người, công bằng và
bình đẳng xã hội ,thúc đẩy xây dựng một xã hội vì hạnh phúc của tất cả mọi người. Đặc
biệt công tác xã hội đối với trẻ em lại càng có ý nghĩa to lớn hơn nữa .Bởi trẻ em là
những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tinh thần, nhân cách, chưa có đủ khả
năng đánh giá hành vi và tư định hướng phát triển, các em chưa có khả năng bảo vệ
mình trước những tác động xấu của môi trường, trước những nguy cơ bị xâm hại. Do
vậy ,công tác xã hội với trẻ em là vô cùng cần thiết để giúp các em thoát khỏi những
nguy cơ cùng những nguy cơ trong cuộc sống vươn lên hòa nhập cộng đồng sống có ích
xã hội.
Do vậy em đã chọn đề tài: “Công tác xã hội với trẻ em bị khủng hoảng về tâm lý và
có vấn đề về giao tiếp”. Đề tài này hoàn thành nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của Thạc sĩ Bùi
Thị Chớm-Giảng viên của Trường Đại học Lao Động Xã Hội. Do còn nhiều hạn chế
trong quá trình tìm tài liệu và viết bài nên em mong nhận được sự góp ý từ phía thầy cô
và các bạn để bài viết của em hoàn thiện hơn.
Em xin trân thành cảm ơn !
I.Cơ sở lý luận
1.Khái niêm công tác xã hội cá nhân.
Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp của công tác xã hội nhằm hỗ trợ giúp
đỡ cá nhân vượt qua khó khăn thông qua mối quan hệ làm việc 1-1, giúp cá nhân đối
tượng đánh giá phát hiện vấn đề tìm kiếm tiềm năng và những điểm mạnh tiến tới
nâng cao năng lực tự giải quyết vấn đề.Quá trình giúp đỡ cá nhân là quá trình nhân
viên công tác xã hội dụng kiến thức , kĩ năng , đạo đức nghề nghiệp sát cánh cùng đối
tượng giải quyết vấn đề khó khăn và ngăn ngừa những khó khăn có thể xảy đến.
2.Mục đính công tác xã hội cá nhân .
Mục đính của phương pháp công tác xã hội cá nhân là nhằm thiết lập mối quan
hệ tốt với đối tượng , giúp cho họ hiểu rõ về chính bản thân họ hoặc hoàn cảnh của
họ ,xác định mối tương quan với những người xung quanh, giúp họ tăng khả năng huy
động và vận dụng các nguồn lực của bản thân và xã hội nhằm tạo sự thay đổi cho chính
mình.
Nói một cách khác, công tác xã hội cá nhân nhằm phục hồi, củng cố và phát
triển các chức năng xã hội của cá nhân vá gia đình thông qua sự tham gia tích cực của
cá nhân và xã hội trong quá trình giải quyết vấn đề.
Công tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng quát nhiều hơn ,tức là
nhấn mạnh đến sức mạnh của đối tượng nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó khăn
của họ . Vì khi đối tượng gặp khó khăn họ thường bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của
mình và có cái nhìn tiêu cực về bản thân cũng như bối cảnh xung quanh mình.Do vậy
chỉ khi nào họ nhìn thấy được , nhờ sự phân tích của nhân viên xã hội, các mặt tích
cực của mình và của nhữnh người xung quanh thì hộ mới có thêm động lực vượt khó
và đó cũng là cơ sở để xây dựng phương hướng cho cách giải quyết vấn đề.
3. Lý thuyết tiếp cận.
a.Nội dung chính của thuyết hệ thống:
- Hệ thống là một tập hợp gồm rất nhiều thành phần khác nhau, cùng loại, cùng thực
hiện một chức năng và có mối quan hệ tương tác với nhau.
- Có hai loại hệ thống
+Hệ thống đóng: là hệ thống không có sự trao đổi thông tin và năng lượng với bên
ngoài.
+Hệ thống mở: là hệ thống có đường biên giới có sự trao đổi thông tin và năng lượng
bên ngoài qua vách ngăn của chính nó.
- Gia đình là một hệ thống bao gồm các hệ thống nhỏ là các thành viên, nhưng gia
đình lại là phần tử của một hệ thống lớn hơn đó là làng xã
- Hệ thống trong thực tế là hệ thống mở, có sự tương tác với nhau và tương tác với
môi trường xã hội. Mỗi hệ thống có sự tiến hóa liên tục.
- Hệ thống là sự tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ, tác động vào phần tử này
trong hệ thống sẽ làm ảnh hưởng đến các phần tử khác trong hệ thống.
- Mỗi cá nhân ta cũng có thể coi là một hệ thống bao gồm: sinh lý, tâm lý, xã hội
* Những đặc tính của hệ thống
+ Tính phụ thuộc trong hệ thống: Các phần tử trong cùng một hệ thống không bao giờ
đứng riêng lẻ và có mối quan hệ tương hỗ, thay đổi phần tử này sẽ làm ảnh hưởng đến
những phần tử khác trong hệ thống
+ Tính phụ thuộc giữa các hệ thống: Mọi hệ thống đều có tương tác với hệ thống khác
và mỗi hệ thống đều tìm sự cân bằng với hệ thống khác
+ Mọi hệ thống đều phụ thuộc vào năng lực từ môi trường để tồn tại.
* Tính tương tác vòng
Một thành viên này tác động vào thành viên khác sẽ nhận được sự phản hồi. Sự phản
hồi tác động lại thành viên ban đầu. Sự tác động ngược trở lại này được gọi là sự
tương tác vòng trong hệ thống.
* Biên giới
Biên giới là vách ngăn để phân biệt hệ thống bên trong và bên ngoài hệ thống. Biên
giới được coi là mờ nếu là hệ thống mở và ngược lại.
* Hệ thống nhỏ hơn sẽ chịu tác động của hệ thống lớn hơn: Những thuộc tính của hệ
thống lớn sẽ nhiều hơn tổng cộng thuộc tính của các hệ thống con.
* Một hệ thống luôn bao gồm các hệ thống con.
+ Mọi hệ thống đều được chia thành các hệ thống nhỏ hơn.
+Mỗi hệ thống con lại có nguyên tắc riêng và có biên giới và đặc tính thống nhất.
+Mỗi hệ thống lại đều bao gồm 3 yếu tố sau: vật thể, thuộc tính và các mối quan hệ.
b.Ứng dụng của thuyết hệ thống trong công tác xã hội.
* Ứng dụng trong phân tích ca : Mỗi con người đều nằm trong hệ thống gia đình,gia
đình lại nằm trong hệ thống xã hội. Do vậy khi xem xét giúp đỡ cá nhân ta phải xem
xét các mối quan hệ của cá nhân đó với các thành viên khác trong gia đình,mối quan
hệ giữa các thành viên khác gia đình với môi trường, mối quan hệ tốt sẽ tạo lên các
hành vi tốt ở cá nhân và ngược lại.
Khi dựa vào thuyết hệ thống cần xác định:
+ Xác định cá nhân nằm trong hệ thống nào?
+ Vấn đề của họ là gì?
+Vấn đề của họ có liên quan đến ai?
Đặc biệt khi làm việc với trẻ em, nhân viên công tác xã hội cần phải chú ý đến các
điểm sau:
+ Chú ý đến các trường hợp trường hợp trẻ em không thuộc hệ thống nào cả như : trẻ
em mồ côi không nơi nương tựa
+ Trẻ em nằm trong các hệ thống có vấn đề như : trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em
trong gia đình có bố mẹ ly hôn, phụ nữ nuôi con một mình, trẻ em trong gia đình có
bạo lực
+ Trẻ em trong hệ thống khép kín như: những gia đình biệt lập không có mối quan hệ
với cộng đồng.
+ Trẻ em rơi vào một phần của hệ thống mà hệ thống đó lại có những hành vi mà xã
hội không chấp nhận như bán ma túy,mại dâm
*Ứng dụng thuyết hệ thống trong vai trò cầu nối trong công tác xã hội cá nhân.
- Hệ thống không chính thức(gia đình, bạn bè )
- Hệ thống chính thức là những hệ thống có quyết định thành lập như: trường học.
- Hệ thống xã hội như cộng đồng ,làng xã
Úng dụng:Con người đều dựa vào hệ thống gần cận của mình để sinh sống.
+ Những hệ thống này có thể không tồn tại và không phù hợp với vấn đề của họ.
+ Những người có nhu cầu có thể không biết tới hệ thống dịch vụ co thể đáp ứng nhu
cầu của họ.
+Có một số trường hợp hệ thống gây khó khăn để thân chủ tiếp cận như thủ tục hành
chính rườm rà.
+ Hê thống này mâu thuẫn với hệ thống khác
Vai trò của nhân viên công tác xã hội :
+ Tìm ra điểm yếu của hệ thống trong việc kết nối giữa con người và hệ thống.
+ Tìm ra những khó khăn của đối tượng để có phương pháp giúp đỡ họ tiếp cận với
nguồn lực.
+ Nhân viên công tác xã hội cần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Giúp cá nhân phát huy tối đa khả năng của mình để giải quyết các vấn đề của chính
họ.
+ Xây dựng mối quan hệ giữa thân chủ và hệ thống trợ giúp.
+ Cải tạo mối quan hệ giữa con người trong cùng một hệ thống bằng cách tham vấn
cho các thành viên trong gia đình.
+ Cung cấp các dịch vụ khác khi cần thiết
+ Giúp phát triển và thay đổi chính sách xã hôi.
4. Một số khái niệm có liên quan.
* Khái niệm công tác xã hội với trẻ em :là việc nhân viên công tác xã hội sử dụng
các kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ nhằm giúp các trẻ em đó vượt qua những khó
khăn trở ngại của mình để vươn lên hòa nhập cuộc sống.Đồng thời phát huy các
nguồn lực để giup đỡ các em.
* Khái niệm trẻ em: Theo quy định của Luật bảo vệ , chăm sóc và giáo dục trẻ em
thì:”Trẻ em là công dân Việt nam dưới 16 tuổi”.
II.Phân tích ứng dụng lý thuyết vào quá trình trợ giúp thân chủ
1.Mô phỏng ngắn gọn về ca được chọn .Giới thiệu thân chủ và tình hình thân chủ
Trong một lần đến chùa Lang Khê cùng với những người bạn của mình, tôi đã gặp
một nhóm bạn nhỏ đang chơi đùa ở một góc sân chùa, tôi đã đứng xem các em chơi.
Tôi rất tò mò khi thấy một câu bé rất xinh xắn ,có nước da trắng trẻo và một mái tóc
đen nhánh, nhưng khuôn mặt của em lại phảng phất nỗi buồn ,em rất ít nói và không
tham gia chơi cới các bạn. Chính điều đó đã khiến tôi muốn tìm hiểu về em.
Qua việc trao đổi với các bạn của em tôi được biết. Em tên là Nguyễn Văn Mừng
năm nay em 15 tuổi, em đang làm bí thư của lớp 9A trường trung học cơ sở An Lâm.
Em là một cậu bé có hoàn cảnh đặc biệt. Lúc còn nhỏ, em cũng có một gia đình hạnh
phúc như bao gia đình khác. Nhưng cuộc sống êm đềm đó chẳng kéo dài được bao lâu
thì một tai họa bất ngờ đã giáng xuống gia đình em. Năm em 7 tuổi, mẹ em mắc phải
căn bệnh hiểm nghèo, bố em là ông Nguyễn Văn Báu đã phải xoay sở tìm mọi cách để
chạy chữa cho vợ. Đồ đạc trong gia đình cứ dần ra đi nhưng bệnh tình của mẹ em thì
vẫn không hề thuyên giảm, bà qua đời không đầy một năm sau đó. Chớ trêu thay cảnh
“gà trống nuôi con”, từ ngày mẹ em mất kinh tế gia đình nhà em càng trở lên khó
khăn ,công việc làm nông nghiêp không thể đủ để trang trải cuộc sống và nuôi nấng
các con ăn học. Vì thế mà bố Mừng đã xin làm công nhân của nhà máy đường Kim
Liên, nhà máy ở trong trung tâm thành phố cách nhà em 60 km, nên một tháng ông
mới về thăm các em một lần.
Không như bao bạn bè cùng chăng lứa, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Mừng đã
sớm có tính tự lập. Bố em đi làm xa, em phải tự chăm sóc bản thân và em trai em năm
nay học lớp 2. Em rất ngoan ngoãn, hiếu thảo nhưng khuôn mặt em lúc nào cũng
đượm buồn, em sống khép kín và ngại giao tiếp với mọi người.Ông bà bên nội và bên
ngoại của em đã mất từ khi em còn nhỏ, em chỉ có một người bác đang sống ở Thanh
Hóa nên rất ít về thăm em. Mặt khác từ khi mẹ mất, họ hàng bên ngoại tỏ ra rất lạnh
nhạt đặc biệt là chú và dì của em.
Bên cạnh đó tuy là bí thư của lớp nhưng em lại học yếu môn văn.
Từ đó tôi quyết định tìm cách giúp đỡ em.
2.Qúa trình giúp đỡ thân chủ
2.1. Tiếp nhận ca và xác định vấn đề ban đầu.
Phúc trình lần 1:
Thân chủ: Nguyễn Văn Mừng .
+Thời gian: 7h30_9h ngày 20/5/2009 .
+Địa điểm: Tại sân chùa Lang Khê gần trung tâm văn hóa khu Đồng Khê.
+Mục đích: Làm quen và tạo lập mối quan hệ với thân chủ.
Nội dung vấn đàm Nhận xét
của sinh
viên.
Các kĩ
năng
được sử
dụng
Nhận
xét của
giảng
viên
Theo kế hoạch đã định ,tôi có mặt tại sân chùa
Lang Khê vào lúc 7h30 để tiền hành công việc
là quen và tạo lập mối quan hệ bước đầu với
thân chủ của mình.Tôi chủ động bắt chuyện
với thân chủ và tao sự thân thiện với em.
NVXH: Chị chào em !
TC: Em chào chị ạ !
NVXH: Sao em không ra chơi cùng các bạn
cho vui?
TC: Ngập ngừng không trả lời
NVXH: Thế hôm nay em không phải đi học à?
TC: Vâng, hôm nay là thứ 7 mà chị !
NVXH: Sinh viên chỉ đứa bé bên cạnh em và
hỏi :”Đây là ai vậy ,có phải là em của em
không?”
TC:Vâng
NVXH:Thảo nào chị trông hai anh em giống
nhau y lột .
TC:Vậy hả chị !
NVXH:Hai anh em có vẻ hay ra đây chơi phải
không?chị đã gặp em ở đây mấy lần mà vẫn
chưa biết tên của hai anh em em có thể nói cho
chị nghe được không?
TC: Đúng thế chị ạ !
Hằng ngày cứ làm xong việc nhà là 2 anh em
em lại ra đây chơi, Em tên là Mừng,em trai em
tên là Vui.
NVXH:Cười tươi và nói:”cái tên hay đó , chắc
là bố mẹ em rất vui mừng khi sinh được hai
Thân chủ
ngồi im
lặng và
hướng ra
phía các
bạn đang
chơi.
Thân chủ
không nhìn
vào mắt tôi
khi nói
chuyện, em
rụt rè và tỏ
ra lo lắng
khi tôi bắt
chuyện với
em.
-Thân chủ
-Kĩ
năng
quan
sát.
-Kĩ
năng
giao
tiếp và
kĩ năng
hỏi.
-Kĩ
năng
phản
hồi.
Kĩ năng
lắng
nghe.
Kĩ năng
giao
tiếp
em lên mới đặt tên như vậy, đúng không?
TC:Em cũng nghĩ thế chi a!
Thế chị tên là gì?
NVXH:Chị tên là Ngân, chị cũng có một em
trai xấp xỉ tuổi em nó tên là Hải.
TC: Vậy ạ !Thế chị học trường gì vậy ?
NVXH:Chị đang học Trường Đại Học Lao
Đông Xã Hội. Thế em học lớp mấy rùi? Cả em
em nữa?
TC:Em học lớp 9A Trường trung học cơ sở An
Lâm. Còn em em đang học lớp 2 chị ạ !
NVXH:Chị thấy em có dáng vẻ rất thông
minh, nhanh nhẹn, và có tướng làm lãnh đạo
đấy, thế ở lớp em có làm chức gì không?
TC:Thật hả chị !Em đang làm bí thư của lớp
chi ạ !
NVXH: Thật lạ trùng hợp,chị cũng là một bí
giỏi của lớp đấy(NVXH cười tươi).
TC: Vậy à ! Em hay thấy chi đi cùng anh
Hoàng con nhà bác Hoa
NVXH: Ừ, anh ấy là bạn cùng lớp với chị,
nghỉ hè nên anh ấy dẫn chị về nhà anh ấy chơi
cho biết nhà ấy mà.
TC: Ra là thế !
NVXH:À, nhà em có gần đây không?
TC :Cách đây một cái ngõ thôi chị ạ !
NVXH: Ù, chị biết rồi. Sáng mai chị đến nhà
đã tỏ ra
vui vẻ và
cởi mở
hơn.
-Thân chủ
đã chủ
động chia
sẻ hơn
Thân chủ
vui vẻ,hồ
hở hơn khi
được khen.
Thân chủ
cảm thấy
hiệu
quả.
em chơi được chứ ?Còn bây giờ em có phải về
nấu cơm không?
TC:Vâng, tí nữa thì em quên. Thui hẹn gặp chị
ngày mai nhé !
Em chào chị !
NVXH:Ừ,chị chào em! hẹn gặp em ngày mai
nhé !
thoải mái
khi NVXH
hẹn gặp lại
em vào
sáng hôm
sau.
Lượng giá:
*Kết quả đạt được:
_Trong lần phúc trình này đã đạt được mục đích đề ra là tạo lập mối quan hệ thân
thiện trong giao tiếp. Thân chủ bước đầu có sự hợp tác, chia sẻ chân thành và cởi mở
_ Bước đầu thu được những thông tin cơ bản của thân chủ
_Tạo được ấn tượng ban đầu với thân chủ giúp cho quá trình giúp đỡ thân chủ sau này
_Tạo ra sự tin tưởng bước đầu của thân chủ vào NVXH
*Mặt tồn tại
_Thân chủ chưa thực sự cởi mở trong giao tiếp và chưa hoàn toàn tin tưởng vào
NVXH
_Nhân viên xã hội còn chưa biết cách gợi chuyện
*Kế hoạch lần sau:
Tiếp tục tạo lập mối quan hệ tích cựa với thân chủ
Tiếp tục thu thập thông tin từ các nguồn
2.2. Thu thập thông tin
Phúc trình lần 2:
+Thân chủ Ngyễn Văn Mừng
+Địa điểm: tại nhà Mừng
+Thời gian: từ 15h30 – 17h ngày 21\5\2009
+Mục tiêu: tìm hiểu hoàn cảnh gia đình và tình hình học tập của em, đồng thời tiếp tục
tạo sự tin tưởng cho thân chủ
Nội dung vấn đàm Nhận xét
của sinh
viên
Kỹ năng
được sử
dụng
Nhận
xét của
giảng
viên
Theo kế hoạch của mình,hôm nay là buổi thứ 2
tôi tiếp xúc với thân chủ để tìm hiểu hoàn cảnh
gia đình và việc học tập của em. Đồng thời qua
buổi nói chuyện tôi cũng muốn rút ngắn khoảng
cách giữa tôi và thân chủ.
NVXH: Chào Mừng nhé!
TC: Em chào chị ạ !
NVXH: Em vừa làm gì đúng không?
TC: Vâng em vừa mới giặt quần áo
NVXH: Thế em đã giặt xong chưa để chị giúp
em 1 tay nhé !
Em có mệt lắm không?
TC: Không mệt đâu chị ạ. Nhà em chỉ có 2 anh
em ở nhà, bố em đi làm xa 1 tháng mới về 1 lần
nên chỉ giặt một lúc là xong ngay ý ma. Chị vào
nhà em chơi.
NVXH: Thế em em đâu? Em ở nhà 1 mình thôi
à?
Mừng
ngạc nhiên
khi thấy
tôi.
Em đã cởi
mở hơn
lần gặp
lần trước.
Kĩ năng
quan sát
và kĩ
năng
giao tiếp.
TC: Vâng em em đi học chưa về.
NVXH: Thế hàng ngày ai nấu nướng , giặt giũ
và chăm sóc 2 anh em ?
TC: Chẳng có ai chị ạ, em phải tự làm tất cả mọi
viêc( giọng thân chủ trầm xuống)
NVXH: Thật vậy sao! Em cũng đảm ghê !
TC: Em đâu có muốn như vậy nhưng hoàn cảnh
gia đình em
NVXH: Sao em không sang ở với ông bà hay
các cô các bác cho vui?
TC: Ông bà em mất hết cả rùi chị ạ. Em có một
người bác nhưng bác ở tận Thanh hóa xa lắm
cơ!
NVXH: Vậy à? Ông bà của chị cũng mất từ khi
chị còn rất nhỏ.
TC: Buồn không nói gì.
NVXH: Thế em còn người thân nào nữa không?
TC:Em còn có chú và dì nữa, nhưng họ hay
mắng mỏ và lạnh nhạt với em.
NVXH:Chị hiểu, chị em mình nói sang chuyện
khác nhé!
Thế em thích học môn nào nhất?
TC: Em thích nhất là môn vật lý. Sau đó là môn
toán và cả môn hóa nữa.
NVXH:Chắc là em học siêu nhưng môn đâý
lắm phải không?
TC:Cũng được chị à !Em toàn được 9,10 những
Thân chủ
tỏ vẻ băn
khoăn và
hơi buồn.
Thân chủ
tỏ vẻ tức
giận và
ngập
ngừng
không
muốn nói
Kĩ năng
lắng
nghe và
kĩ năng
thấu
hiểu.
-Kĩ năng
phản hồi
để tạo sự
đồng
cảm với
thân chủ.
Kĩ năng
gợi mở
chuyển
môn đó thui!
NVXH: Em giỏi ghê !thế còn môn văn thì sao?
TC:Em chẳng thích nó tẹo nào, em phát gán
việc đọc nhũng bài văn dài lê thê, đọc xong em
chẳng thể nào nhớ nổi các chi tiết.
NVXH: Vậy à !thế ai là người học giỏi văn nhất
lớp em?
TC : Để xem nào, chắc là cái Hoa chị ạ !
NVXH: Thế em đã bao giờ hỏi bạn chưa?
TC: Không, ai lại đi hỏi con gái chứ !Em ngại
lắm.
NVXH: Ừ ,chị hiểu.Thế bao giờ em em đi học
về?
TC:Chắc là khoảng 5h.Chết! em phải đi nấu
cơm đây kẻo nó về lại kêu đói ầm lên thì mệt
lắm chị ạ!
NVXH:Ù, chị cũng về đây, lúc khác chị em
mình nói chuyện sau nhé !Tạm biệt em!
TC: Em chào chị , chị về cẩn thận nhé!
Thân chủ
đã vui vẻ
trở lại và
trò chuyện
cởi mở.
Thân chủ
tỏ ra ngập
ngừng
không
muốn nói
tiếp.
sang chủ
đề khác.
Kĩ năng
hỏi
Kĩ năng
giao tiếp
hiệu quả
Lương giá:Trong lần tiếp xúc lần thứ hai:
*Mặt đạt được:
_Tạo lập được mối quan hệ thân thiện hơn với thân chủ và có được sự tin tưởng từ
thân chủ.
_ Thông qua việc trò chuyện với em, tôi khai thác thêm dược nhiều thông tin về em và
gia đình em. Đồng thời tôi cũng hiều hơn về vấn đề của em và biết được một số
nguyên nhân dẫn đến vấn đề của em.
*Hạn chế:_Tham vấn chưa được sâu.
_Chưa đi sâu vào nội tâm của thân chủ.
Phúc trình lần 3:
Đối tượng :Thầy giáo Nguyễn Văn Tuấn là giáo viên chủ nhiệm của em Mừng.
+ Địa điểm :Tại Trường trung học phổ thông An Lâm
+ Thời gian: 8h30-9h30 ngày 25\5\2009
+ Mục tiêu: Tìm hiểu thêm thông tin về Mừng và tình hình học tập của em tại trường.
Nội dung vấn đàm Nhận xét của
sinh viên
Kĩ năng
được sử
dụng
Nhận
xét của
giảng
viên
Với mục đích tìm hiểu rõ hơn về thân
chủ.Ngày hôm nay tôi đã đến gặp thầy
Tuấn để chia sẻ với thầy về vấn đề của
em Mừng.
NVXH: Em chào thầy ạ !
ĐT: Thâỳ chào em,có chuyện gì thế em?
NVXH:Dạ thưa thầy ,như đã trao đổi
với thầy qua điện thoại. Em đã nói với
thầy việc em mong muốn được giúp đỡ
em Mừng trong học tập và trong cuộc
sống. Cho nên hôm nay em đến đây
mong thầy có thể cung cấp cho em một
vài thông tin về việc học tập của em
Thầy gật đầu
và tỏ ra rất thân
thiện , cởi mở.
Kĩ năng
giao tiếp
Mừng ở lớp được không ạ!
ĐT: Tưởng chuyện gì,chứ chuyện ấy tôi
rất sẵn lòng.Tôi là thầy chủ nhiệm của
em nên việc giúp đỡ em cũng là trách
nhiệm của tôi mà.
NVXH:Dạ cảm ơn thầy rất nhiều
Thầy ạ! Em đã tiếp xúc với Mừng một
thời gian ,em thấy Mừng là một cậu bé
ngoan ngoãn,hiếu thảo và có tính tự lập
cao,tuy nhiên em ấy hơi sống khép kín
và ngại giao tiếp với mọi người.
ĐT: Tôi cũng thấy như vậy!Em ấy là bí
thư của lớp đã 3 năm rùi đấy.
NVXH:Vâng, thầy có thể cho em biếtt
thêm về tình hình học tập và mối quan
hệ bạn bè của em ấy ở trên lớp được
không?
ĐT:Mừng là một học sinh thông minh
và tiếp thu nhanh, em học rất tốt các
môn tự nhiên nhưng môn văn lại hơi
yếu.Em ấy ít chơi với bạn bè,thường hay
ngồi một mình,hơi lầm lì. Nhìn chung
em ấy là một học sinh ngoan.
NVXH:Thế ở trên lớp Mừng thân với
bạn nào nhất hả thầy?
ĐT:Với thằng Nam con cô Liên là hàng
xóm của em, hai đứa học cùng với nhau
Thầy tỏ ra rất
nhiệt tình và
sẵn sàng giúp
đỡ tôi.
Kĩ năng
lắng nghe
và kĩ năng
phản hồi
tíh cực.
Kĩ năng
hỏi tập
trung vào
vấn đề.
từ hồi lớp 1.
NVXH: Thế gia đình em thì sao hả
thầy?họ có hay hỏi han tình hình học tập
của em không thầy?
ĐT: Có lần tôi đến thăm nhà Mừng thì
được biết,mẹ em mất sớm,bố em phải đi
làm xa,không có thời gian chăm sóc đến
em nhiều,và em cũng có lời nhờ tôi
quan tâm đến em hơn.
NVXH: Thế hả thầy?
ĐT: Bây giờ tôi phải lên lớp đây, có gì
khó khăn em cứ gọi cho tôi, nếu giúp
được gì tôi sẽ giúp.
NVXH:Vâng em cảm ơn thầy rất
nhiều.Nhất định là em sẽ còn phải nhờ
thầy giúp rất nhiều nữa. Em chào thầy !
ĐT: Ừ , thầy chào em !
Thầy tỏ ra rất
xúc động khi
kể về hoàn
cảnh của em.
Thầy tỏ ra rất
vội vàng
Kĩ năng
quan sát
Kĩ năng
giao tiếp
Lượng giá:
*Mặt đạt được: Thông qua cuộc trò chuyên với thầy chủ nhiệm của em, tôi đã biết
được những thông tin về việc học tập và mối quan hệ của em với bạn bè trên lớp.Đồng
thời có được sự sẵn sàng giúp đỡ từ phía thầy giáo chủ nhiệm của em.
Đã thực hành khá tốt kĩ năng giao tiếp và quan sát.
*Hạn chế: chưa có thời gian để lượng giá sự giúp đỡ của thầy.
Phúc trình lần 4:
+ Đối tượng: cô Liên hàng xóm bên cạnh nhà Mừng(ĐT1) và ngườii bạn thân nhất
của em tên là Nam(cũng đồng thời là con cô Liên)(ĐT2)
+ Đia điểm: tại nhà cô Liên
+ Thời gian: từ 15h -16h30 ngày 25\5\2009
+Mục đích: tìm hiểu thêm thông tin về tình hình sinh hoạt hàng ngày của em và mối
quan hệ của em với họ hàng.
Nội dung vấn đàm Nhận xét của
sinh viên
Kĩ năng
được sử
dụng
Nhận xét
của giảng
viên
Sau khi trò chuyện với thấy chủ nhiệm
của em, tôi quyết định buổi chiều sẽ đến
nhà cô Liên để tìm hiểu thêm những
thông tin cần thiết. Đúng 15h tôi có mặt
ở nhà cô ấy.
NVXH:Cháu chào cô ạ !
ĐT1:Chào cháu !
NVXH: Dạ thưa cô, cháu tên là Ngân,
cháu đang là sinh viên của Trường Đại
Học Lao Động Xã Hội.
ĐT1:Ù, có phải cháu hay vào nhà thằng
Mừng đúng không?
NVXH: Vâng, cháu đang muốn giúp em
ấy học tập tốt hơn và tự tin hơn.Hôm
nay cháu đên đây muốn nhờ cô cung cấp
thêm cho cháu một số thông tin về hoàn
cảnh của Mừng,cô có thể dành cho cháu
một chút thời gian được không ạ !
Cô Liên rất cởi
mở và sẵn sàng
chia sẻ cho tôi
những thông
tin cần thiết
Kĩ năng
giao tiếp
ĐT1:Tất nhiên là được chứ, có gì thắc
mắc cháu cứ hỏi.
NVXH:Vâng , cháu cảm ơn cô! Cô thấy
Mừng là người như thế nào?
ĐT1:Mừng à! Nó thật là một thằng bé
đáng thương ,mẹ nó mất sớm, bố thì đi
làm xa, một mình nó phải tự lo cơm
nước và chăm sóc cho em. Được cái
thằng bé rất ngoan, hiếu thảo, lại học
giỏi nữa nên ai cũng quý nó.
NVXH:Qua trao đổi với em, cháu được
biết ông bà em đã mất hết cả rồi, em có
một người bác nhưng ở xa nên không có
điều kiện quan tâm đến em,con chú và
dì của em lai rất lạnh nhạt với bố con
Mừng, cô có biết tại sao lại như vậy
không?
ĐT1: Từ ngày mẹ nó mất, chú và dì của
thăng bé đâm ra mâu thuẫn với bố nó,
nghe đâu là do dì của cháu nghe người
ta đồn rằng bố thằng bé bán hết đồ đạc
đi đánh đề nên mẹ nó mới đâm bệnh ,
ốm nặng và chết.
NVXH: Vâng , cháu hiểu.
À, cô ơi qua trao đổi với thầy giáo chủ
nhiệm của Mừng cháu được biết, em
Nam là bạn thân nhất của Mừng phải
Cô Liên rất xúc
động.
Cô Liên cởi
mở cung cấp
cho tôi nhưng
thông tin mà cô
biết.
Kĩ năng
hỏi, Kĩ
năng
lắng
nghe và
kĩ năng
quan sát
không cô?
ĐT1:Ù, hai chúng nó chơi với nhau từ
hồi còn cửi truồng mà.
NVXH:Vâng, thế hôm nay em ấy đi đâu
rùi ạ !
ĐT1:Nó đi đá bóng, kia nó về rồi. Hai
chị em nói chuyện với nhau nhé !Cô
phải ra đằng này có chút việc.
NVXH:Vâng cháu cám ơn cô, cháu
chào cô ạ !
Chào em!
ĐT2:Em chào chị!
NVXH: Chị tên là Ngân, chị đang muốn
giúp đỡ Mừng, nghe nói em là bạn thân
nhất của Mừng nên chị đến đây mong
em sẽ cho chi biết một vài thông tin về
Mừng
ĐT2 :Vậy à! Em thấy thằng Mừng nhắc
đến chị suốt.Em vói nó thân lắm chị ạ !
có gì nó cũng nói với em, bọn em coi
nhau như anh em ruột.
NVXH: Thế thì tốt rồi, chị nghĩ em rất
gần gũi với Mừng và cũng mong giúp
đỡ bạn đúng không? Chị thấy Mừng có
vẻ sống khép kín, ít giao tiếp với bạn bè
đúng không em?
ĐT 2: Nó có vẻ hơi khó gần, nhưng nếu
Nam tỏ ra rất
ngạc nhiên
Nam tỏ ra thân
thiện và cởi mở
trong lúc noi
chuyện với tôi
Kĩ năng
giao tiếp
Kĩ năng
đặt câu
hỏi
khích lệ
sống gần nó chị sẽ thấy nó là một đứa
rất giàu tình cảm.
NVXH: Chị cũng nghĩ vậy. Thế Mừng
có sở thích gì đặc biệt không em?
ĐT 2:Mừng rất thông minh và ham học
hỏi chị ạ!Nó rất chịu khó tìm tòi học
cách sửa chữa những đồ điện tử trong
nhà. Nhà em có đồ gì hỏng cũng gọi nó
sang sửa giúp. Em cứ trêu nó là Anh
Tanh tái sinh.
NVXH:Vậy sao, thôi gần tối rồi chị phải
về đây, lúc khác chị em mình nói
chuyện tiếp nha! Chị cảm ơn em rất
nhiều, tạm biệt em !
ĐT 2: Vâng , em chào chị!
Tỏ ra rất vui
khi nói về
Mừng
Kĩ năng
giao tiếp
Lương giá: Thông qua buổi chuyện với cô Liên và em Nam tôi đã khẳng định lại
những thông tin đã thu thập được, và biết thêm các thông tin về sinh hoạt hằng ngày,
mối quan hệ họ hàng và biết được sở thích và năng khiếu của em.
2.3. Chuẩn đoán
*Vẽ Cây vấn đề.
Nhận xét : Qua cây vấn đề ta thấy được những khó khăn cũng như những nguyên
nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến vấn đề mà thân chủ đang gặp phải.
Tâng 1 Là vấn đề chính mà thân chủ đang gặp phải
Tâng 2. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến vân đề của Mừng
Tâng 3 Nguyên nhân gián tiếp dẫn đến vấn đề của Mừng
Qua việc phân tích ở trên em đưa ra kế hoạch giúp đỡ thân chủ bằng cách giải quyết
từng nguyên nhân một. Để từ đó giúp thân chủ thóat khỏi tình trạng khủng hoảng tâm
lý ,tự tin hơn trong giao tiếp.
*Sơ đồ phả hệ.
Nhìn vào biểu đồ ta thấy gia đình Mừng là gia đình mở rộng.
+Về phía ông bà ngoại của em sinh được 3 người bác em, mẹ em và dì của em.
Hiên tại ông bà ngoại của em đã mất, bác em thì ở xa, dì và chú lạnh nhạt với em.
+Về đằng nội, ông bà em chỉ sinh được bố em, hiện nay ông bà đã mất.
+Về gia đình hạt nhân của em, mẹ em đã mất, bố em đi làm xa, em có một em
trai. Chính hoàn cảnh gia đình cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vấn
đề của em.
*Biểu đồ sinh thái
Qua biểu đồ sinh thái ta thấy
-Gia đình hạt nhân của Mừng gồm: Mừng, bố Mừng , em trai Mừng và mẹ của
Mừng đã qua đời từ khi em còn nhỏ. Hiện tại bố em đi làm xa không có nhiều
thời gian để quan tâm đến em. Do vậy em bị thiếu thốn tình cảm và sống khép
mình.
-Ông bà nôi ngoại của em đã mất, bác ở xa nên không có điều kiện quan tâm đến
em, chú và dì lại ghẻ lạnh với em.
-Nhà trường và thầy chủ nhiệm là nguồn lực quan trọng có thể giúp em học tập
tốt hơn.
-Bạn bè trong lớp đặc biệt là Nam có thể giúp em học tập ,chia sẻ với em mọi ván
đè trong học tập cũng như trong cuộc sống để em xóa bỏ tự ti và sống hòa đồng
hơn với mọi người.
-Hàng xóm, cộng đồng có thể giúp đỡ em về vật chất để giúp em giảm bớt những
khó khăn trong cuộc sống và giúp em tự tin hơn trong cuộc sống.
Mừng Bố của Mừng Bác của
Mừng
Dì và Chú
của Mừng
Cộng đồng
Tích cực
+Học lực khá
tốt
+Ngoan
ngoãn, lễ phép
+Thương
bố,thương em
sống tình cảm.
+Tính tự lập
cao
+Có năng
khiếu về điện
tử
+Yêu thương 2 con
+Có nghề nghiệp,có
thu nhập
+Cố gắng cho 2 con
đi học
+Có sự quan tâm
đến các con.
Thương
cháu
Có thể
thay đổi
tình cảm
+Hàng xóm tốt
+Nhà trường và
thầy chủ nhiệm
quan tâm
+Bạn bè cũng có
sự quan tâm chia
sẻ
Tiêu cực
+Khủng
hoảng tâm lý
+Mặc cảm.tự
ti
+Ngại giao
tiếp,sống khép
kín
+Học kém
+Sống xa các
con nên không
có điều kiện
quan tâm
chăm sóc
+Thu nhập
thấp phải lo
cho cả gia
Ở xa nên
không có điều
kiện quan tâm
giúp đỡ các
cháu
Có thái độ
lạnh nhạt,
chưa quan tâm
đến cháu
+Sự quan tâm
từ cộng đồng
còn hạn chế.
+Chưa có
phương pháp
giúp đỡ hiệu
quả
môn văn đình
2.4. Lập kế hoạch trị liệu
Phúc trình lần 5
Thân chủ: Nguyễn Văn Mừng
Địa điểm :Tại sân chùa Lang Khê
Thời gian từ 8h -9h ngày 27/5/2009
Mục tiêu : Giúp thân chủ xác định lại mấu chốt vấn đề và lập kế hoạch hành động.
Nội dung vấn đàm Nhận xét
của sinh
viên
Kĩ năng
được sử
dụng
Nhận
xét của
giáo
viên
NVXH: Như đã hẹn với Mừng, em chờ tôi ở sân
chùa Lang Khê
Chào em ! Em chờ chị lâu chưa?
TC: Em cũng vừa mới đến chị ạ!
NVXH: Hôm nay chị trông em có gì đó khang
khác, hình như em có áo mới phải không?
TC: Chị nhận ra à! Bố em mới về và mua cho
em đấy, chị thấy nó có đẹp không?
NVXH: Đẹp lắm, nó rất hợp với em. Bây giờ
chị em mình vào chuyện chính nha!
Mừng này,bây giờ em mong muốn điều gì nhất?
TC: Điều mà em mong muốn nhất bây giờ là
được ở gần bố em, em thương bố lắm chị ạ!
NVXH:Chị hiểu là em rất yêu thương và muốn
ở gần bố. Thế còn mong muốn thứ hai thì sao?
Thân
chủ rất
vui và
trò
chuyện
cởi mở
Em rất
xúc động
và tỏ ra
hơi buồn
Kĩ năng
giao tiếp
và khơi
chuyện
hiệu quả
Kĩ năng
phản hồi
TC: Em mong chú và dì sẽ không lạnh nhạt với
bố con em nữa, mẹ mất nên bố em đã phải buồn
và khổ sở lắm rồi! Em bật khóc.
NVXH: Đưa khăn cho em và cầm tay em an ủi,
dành thời gian để em bình tĩnh lại mới hỏi tiếp
Vậy em có giận chú và dì không?
NVXH:Em có giận gì đâu! Em biết là chú và dì
chỉ hiểu lầm bố con em thôi chị ạ!
TC:Em hiểu được như vậy là tốt.Chị tin nếu chú
và dì của em biết được sự thật và tấm lòng của
em dành cho họ thì họ sẽ hiểu bố con em và
quan tâm đến hai anh em em hơn.
TC: Vâng, em cũng mong là như vậy!
NVXH: Em cứ tin là như vậy đi! Thế em cón có
mong muốn gì nữa không?
TC:Em mong em sẽ học tốt môn văn để xứng
đáng là một bí thư giỏi của lớp chị ạ!
NVXH:Chị hiểu, nó không chỉ giúp em tự tin
hơn với cương vị là một bí thư của lớp mà còn
rất tốt cho kì thi lên cấp 3 của em nữa đấy.
TC:Vâng, em muốn thi vào trường công, tiền
học phí sẽ ít hơn và bố em sẽ đỡ vất vả hơn chị
ạ!
NVXH:Chắc bố em sẽ rất vui khi có một đứa
con hiếu thảo như em đấy!Chị tin là mọi chuyện
rồi sẽ tốt đẹp.
TC: Thật hả chị ?
Em đã
tin tưởng
hơn ở tôi
và bản
thân
mình
Kĩ năng
giao tiếp
không
lời và kĩ
năng
thấu cảm
Kĩ năng
hỏi
khích lệ
động
viên